1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá một số mô hình khai thác thức ăn chăn nuôi bò

128 790 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 1,56 MB

Nội dung

Đánh giá một số mô hình khai thác thức ăn chăn nuôi bò

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SỸ SINH HỌC

THÁI NGUYÊN, NĂM 2009

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

THÁI NGUYÊN, NĂM 2009

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Luận văn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn ân cần, chu đáo nhưng đầy

tính nghiêm khắc của PGS.TS Hoàng Chung Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc

tới Thày, em xin kính chúc Thày luôn luôn mạnh khoẻ để tiếp tục dìu dắt các thế hệ học trò tiếp bước trên con đường khoa học mà chúng em đã lựa chọn và đam mê

Em cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới các thày cô giáo đã tận tình tham gia giảng dạy lớp Cao học Sinh K15 Các thày cô đã hun đúc thêm cho chúng em lòng đam mê khoa học cũng như ý chí vượt khó để vươn lên Giúp chúng em tiếp thu tốt hơn những thành tựu của khoa học hiện đại, nắm chắc khoa học Bộ môn, để khi trở về cơ quan có thể đóng góp được nhiều hơn cho sự nghiệp phát triển giáo dục nói riêng và sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói chung

Việc học tập sẽ không thể tiến hành được thuận lợi nếu như không có sự giúp đỡ có hiệu quả của Ban giám đốc Đại học Thái Nguyên, Ban giám hiệu, khoa Sau đại học và các Phòng, Ban chức năng của trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên Không biết nói gì hơn, em xin tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới các tổ chức nói trên

Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến anh chị em học viên lớp Cao học Sinh khoá 15 của trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã gắn bó, sẻ chia mọi niềm vui, nỗi buồn với nhau trong suốt thời gian học tập Chúc các anh, chị và các bạn luôn có sức khoẻ dồi dào, có nghị lực to lớn để tiếp tục học tập, chiếm lĩnh các đỉnh cao mới của khoa học

Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cơ quan đang công tác, gia đình, bạn bè, người thân đã luôn động viên, khích lệ em trong quá trình học tập Chính những sự động viên kịp thời và chân thành đó đã giúp em quyết tâm học tập và hoàn thành tốt được việc học tập của mình như hôm nay

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2009

Tác giả

Trang 4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DS: NC: TS: VCK:

Dạng sống Nghiên cứu Tổng số Vật chất khô

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Trang Bảng 1.1: Số lượng đàn bò trên thế giới 4

Bảng 1.2: Tiêu thụ sữa ở các khu vực trên thế giới 5

Bảng 1.3: Sản lượng sữa trên thế giới cho từng giống vật nuôi năm 2001 6

Bảng 1.4: Sản lượng sữa trên thế giới phân theo vùng năm 2001 7

Bảng 1.5: Tiêu thụ thịt bò trên thế giới 7

Bảng 1.6: Số lượng đàn bò 1996 - 2004 8

Bảng 1.7: Sản lượng thịt bò 1996 - 2004 9

Bảng 1.8: Sự biến động đàn bò sữa giai đoạn 1996 - 2004 9

Bảng 1.9: Biến động sản lượng sữa của các giống bò qua các năm 10

Bảng 1.10: Tình hình sản xuất sữa và tiêu dùng sữa trong nước giai đoạn 1995 - 2003 10

Bảng 1.11: Sản lượng Vật chất khô và chất lượng những loài cỏ trên vùng đất thấp vào 45 ngày cắt 14

Bảng 1.12: Sản lượng VCK của cỏ Ghinê tía cắt sau 30 ngày 14

Bảng 1.13: Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của một số loài cỏ 20

Bảng 2.1: Khí tượng thủy văn tỉnh Bắc Kạn 33

Bảng 2.2: Số lượng đàn gia súc, gia cầm xã An Tường 36

Bảng 2.3: Khí tượng thủy văn tỉnh Vĩnh Phúc 37

Bảng 4.1: Thành phần loài tại các điểm nghiên cứu xã Dương Quang 49

Bảng 4.2: Thành phần loài tại các điểm nghiên cứu xã Phương Linh 56

Bảng 4.3: Thành phần loài tại các điểm nghiên cứu xã Hà Hiệu 62

Bảng 4.4: Những dạng sống chính của thực vật trong thảm cỏ tự nhiên 72

Bảng 4.5: Những dạng sống chính của thực vật trong thảm cỏ tự nhiên 76

Bảng 4.6: Những dạng sống chính của thực vật trong thảm cỏ tự nhiên 80

Bảng 4.7: Sinh khối của thảm tại xã Dương Quang 87

Bảng 4.8: Sinh khối của thảm cỏ tại xã Phương Linh 88

Trang 6

Bảng 4.9a: Sinh khối của thảm cỏ trên các đồi cỏ tự nhiên xã Hà Hiệu 89

Bảng 4.9b: Sinh khối của thảm cỏ dưới rừng 90

Bảng 4.10: Thành phần hóa học của một số loài cỏ chính 91

Bảng 4.11: Kết quả phân tích mẫu đất 93

Bảng 4.12: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của một số loài cỏ trồng 94

Bảng 4.13: Thành phần loài tại các điểm nghiên cứu xã Đại Tự 96

Bảng 4.14: Sinh khối của thảm cỏ vùng ven sông Hồng 99

Bảng 4.15: Thành phần hóa học của một số loại cỏ 99

Bảng 4.16: Kết quả phân tích mẫu đất 100

Bảng 4.17: Thành phần hóa học cỏ 101

Trang 7

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

I Đặt vấn đề 1

II Mục đích nghiên cứu của Đề tài 2

III Đóng góp mới của Đề tài 3

Chương I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1 Tình hình chăn nuôi bò trên thế giới và ở Việt Nam 4

1.1.1 Tình hình chăn nuôi bò trên thế giới 4

1.1.2 Tình hình chăn nuôi bò ở Việt Nam 8

1.2 Tình hình nghiên cứu cây thức ăn gia súc trên thế giới và Việt Nam 11

1.2.1 Tình hình nghiên cứu cây thức ăn gia súc trên thế giới 12

1.2.2 Tình hình nghiên cứu cây thức ăn gia súc Việt Nam 15

1.3 Những nghiên cứu về đồng cỏ tự nhiên 16

1.3.1 Nghiên cứu về thành phần loài 16

1.3.2 Nghiên cứu về năng suất 17

Trang 8

1.6 Nhận xét chung 27

CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN - XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU 28

2.1 Một số đặc điểm tự nhiên - xã hội xã Dương Quang, Phương Linh và xã Hà Hiệu tỉnh Bắc Kạn 28

Trang 9

3.1 Đối tượng và nội dung nghiên cứu 38

3.2 Phương pháp nghiên cứu 38

3.2.1 Phương pháp nghiên cứu ngoài thiên nhiên 38

3.2.1.1 Lập tuyến điều tra 38

3.2.1.2 Điều tra nghiên cứu theo ô tiêu chuẩn 38

3.2.1.3 Phương pháp điều tra trong dân 39

3.2.2 Các phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm 40

3.2.2.1 Xác định tên khoa học của các mẫu thực vật 40

3.2.2.2 Nghiên cứu năng suất 40

3.2.2.3 Xác định dạng sống 40

3.2.2.4 Đánh giá chất lượng cỏ 40

3.2.2.5 Phân tích mẫu đất 47

CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 49

4.1 Thực trạng nguồn thức ăn gia súc tại các địa phương của Bắc Kạn 49

4.1.1 Các thảm cỏ tự nhiên trong vùng nghiên cứu 49

4.1.1.1 Điểm nghiên cứu xã Dương Quang 49

4.1.1.2 Điểm nghiên cứu xã Phương Linh 56

4.1.1.3 Điểm nghiên cứu xã Hà Hiệu 62

4.1.2 Thành phần dạng sống 71

4.1.2.1 Điểm nghiên cứu xã Dương Quang 71

4.1.2.2 Điểm nghiên cứu xã Phương Linh 76

4.1.2.3 Điểm nghiên cứu xã Hà Hiệu 80

4.1.3 Năng suất và chất lượng cỏ ở các điểm nghiên cứu 87

4.1.4 Kết quả điều tra và phân tích mẫu đất 93

4.1.5 Các thảm cỏ trồng trong vùng nghiên cứu 94

4.2 Các thảm cỏ tự nhiên và cỏ trồng tại Vĩnh Phúc 95

4.2.1 Các bãi cỏ vùng ven sông Hồng 95

4.2.1.1 Thành phần loài 95

Trang 10

4.2.1.2 Năng suất và chất lượng đồng cỏ ven sông Hồng 99

4.3.2 So sánh các mô hình chăn nuôi 103

4.3.3 Đánh giá và đề xuất phương hướng 104

Kết luận và đề nghị 107

Danh mục các công trình của tác giả 109

Tài liệu tham khảo 110 Phụ lục

Trang 11

MỞ ĐẦU I Đặt vấn đề

Đã từ lâu, ngành chăn nuôi đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp nước ta Đặc trưng của ngành chăn nuôi là biến đổi nguồn prôtêin trong các loài thực vật mà con người ít hoặc không sử dụng, thành nguồn prôtêin động vật có giá trị cao Để đạt được hiệu quả cao trong chăn nuôi nhân dân ta thường dùng nhiều cách để tăng năng suất trong đó phổ biến nhất là tăng năng suất bằng thức ăn [19]

Để đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính, thì người làm công tác chăn nuôi phải biết khai thác tiềm năng đất đai và cây làm thức ăn cho vật nuôi ở vùng đất đó Tuy nhiên ở Việt Nam người làm công tác chăn nuôi chủ yếu dựa vào kinh nghiệm sẵn có của bản thân và vừa làm vừa học, đặc biệt là người dân các tỉnh trung du, miền núi Mặt khác, ngành chăn nuôi chưa được coi là ngành sản xuất độc lập của gia đình, địa phương, mà họ coi chăn nuôi là nghề thứ yếu Chủ yếu tận dụng sản phẩm thừa của nông nghiệp, trẻ em lao động dư thừa của gia đình làm công tác chăn nuôi đặc biệt là nuôi bò

Chăn nuôi trâu, bò ở nước ta từ trước đến nay chủ yếu để cung cấp sức kéo cho nông nghiệp và lâm nghiệp Đàn bò thường làm động lực kéo ở những vùng đất cát nhẹ, phân bố khắp cả nước nhưng tập trung nhiều nhất từ Thanh Hóa dọc quốc lộ số 1 đến các tỉnh miền Đông Nam Bộ Do nuôi bò lấy sức kéo làm mục tiêu, nên đàn bò không phát triển hoặc phát triển rất chậm Trong khi đó thịt bò là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, hàng năm thế giới tiêu thụ một khối lượng khá lớn khoảng 45- 50 triệu tấn thịt, giá trung bình một kg thịt bò từ 5- 6 USD/ kg

Nền kinh tế nước ta đang phát triển, nhu cầu về thịt bò ngày càng lớn, tuy vậy thịt bò bày bán trên thị trường nước ta vẫn chưa nhiều, thịt bò bày bán hầu hết là bò cày kéo, bò thải loại hoặc bò già chất lượng thịt không cao, người tiêu dùng chưa thật ưa thích [33]

Hiện nay, chăn nuôi bò sữa ở nước ta đang trên đà phát triển mạnh Giải

Trang 12

năng suất, chất lượng và hiệu quả của chăn nuôi bò sữa Trong 10 năm gần đây đàn bò sữa của nước ta phát triển khá mạnh năm 1992 cả nước có 13.080 con, năm 1999 đã lên đến 24.401 con, năm 2000 tăng lên 34.982 con và năm 2001 đạt 41.241 con Từ khi thực hiện Quyết định số 167/2001/QĐ-TTg ngày 26/10/2001 về một số giải pháp phát triển chăn nuôi bò sữa, đàn bò sữa năm 2002 đã tăng lên 54.000 con Như vậy trong vòng 1 năm đàn bò sữa đã tăng lên 20.000 con, bằng cả giai đoạn 20 năm (1973-1992) Có được những thành công trên, ngoài các yếu tố quản lý, thú y thì yếu tố quyết định vẫn là giải quyết tốt, đầy đủ thức ăn cho bò, nhất là thức ăn thô xanh (cỏ trồng, phụ phẩm nông nghiệp) Có thể khẳng định rằng: chỉ có trồng cỏ mới có thể nuôi được bò sữa Bên cạnh đó, các gia đình chăn nuôi bò thịt vẫn còn thói quen chăn thả là chính, không trồng cỏ hoặc ít dùng, vì thực tế hiệu quả đem lại là rất thấp Các thảm cỏ tự nhiên bị thoái hóa cao, ngày càng không đáp ứng nhu cầu thức ăn cho chăn nuôi [26]

Để có thể nâng cao đời sống và đảm bảo an toàn về môi trường sinh thái cần có sự chuyển đổi phương hướng sản xuất, đặc biệt là với chăn nuôi đại gia súc Với mục đích xác lập đàn gia súc ổn định lâu dài cho chiến lược phát triển kinh tế và tìm các phương án sử dụng hợp lý loại hình đồng cỏ, cây cỏ tự nhiên,

cỏ và các cây trồng khác, chúng tôi đã chọn nghiên cứu Đề tài: "Đánh giá một

số mô hình khai thác thức ăn cho chăn nuôi bò tại hai tỉnh Bắc Kạn và Vĩnh Phúc" Đề tài nhằm đánh giá thực trạng các loài cây cỏ được dùng làm thức ăn

gia súc ở các xã và mức độ sử dụng hiện tại của người dân địa phương với các loài này Từ đó có thể rút ra kết luận khoa học nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản, cần thiết cho việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên tại địa phương, đem lại

hiệu quả kinh tế cao mà không gây ảnh hưởng gì đến môi trường sống

II Mục đích nghiên cứu của Đề tài

- Điều tra về khí hậu, đất đai, thủy văn, thực trạng các thảm thực vật tự nhiên và cây trồng phục vụ cho chăn nuôi Từ đó đánh giá thực trạng và khả năng đáp ứng thức ăn cho gia súc của từng địa phương

Trang 13

- Đánh giá một số mô hình khai thác thức ăn và đề xuất mô hình sử dụng hợp lý (trồng cây cỏ loại nào), sơ bộ cho biết hiệu quả kinh tế của từng mô hình đó và đề xuất phương hướng phát triển cho từng địa phương

III Đóng góp mới của Đề tài

- Xác định được thực trạng, tình hình và mức độ sử dụng tài nguyên thiên

nhiên trong một số vùng sinh thái hiện nay, hiệu quả của từng vùng - Xác định được hiệu quả kinh tế của một số mô hình chăn nuôi

- Đề xuất khả năng phát triển chăn nuôi ở một số địa phương và mô hình sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, có hiệu quả kinh tế cao

Trang 14

Chương I

TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Tình hình chăn nuôi bò trên thế giới và ở Việt Nam

1.1.1 Tình hình chăn nuôi bò trên thế giới

Ngành chăn nuôi trâu, bò đã tạo ra loại sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao là thịt và sữa Bên cạnh đó người ta sử dụng chúng như một phương tiện giao thông để cày kéo, thồ hàng, mà bò là vật nuôi cần mẫn tham gia tích cực nhất trên thế giới so với những vật nuôi khác Nó được sử dụng nhiều ở Trung Đông, Ấn Độ, Bănglađét, Trung Quốc, Đông Nam Á, châu Phi và Mỹ La Tinh Số lượng đàn bò trên thế giới trong những năm qua được thể hiện thông qua bảng 1.1

Trang 15

Châu Đại dương

Australia26.852.000 26.578.000 27.588.000 27.721.000 27.870.000 27.215.000

NewZealand8.873.000 8.778.000 9.015.000 9.281.000 9.637.000 9.656.267

Tổng số36.085.000 35.717.000 36.964.000 37.343.000 37.850.308 37.214.267

Tiểu vùng Mê Công

(Nguồn: Theo FAO: http://www.fao.org/ag/aga/glipha/index.jsp)

Tiềm năng cho sữa của bò so với các vật nuôi khác là lớn, cho nên sản lượng sữa bò của thế giới phát triển tương đối ổn định và tăng nhẹ Tình hình sản xuất sữa bò trên thế giới được thể hiện qua bảng 1.2

Bảng 1.2: Tiêu thụ sữa ở các khu vực trên thế giới

(Đơn vị: kg/ người)

CHÂU PHI

Ai cập 20.6 20,7 20,7 20,7 24,0 24,2 27,1 26,9 Ethiopia 14,3 15,7 15,5 15,2 15,0 19,7 21,6 21,0 Morocco 31,9 32,1 44,5 37,3 40,6 40,7 38,3 41,1 Nigeria 3,8 3,7 3,3 3,4 3,5 3,6 3,7 3,6 Bình quân 15,64 15,69 16,18 16,05 16,58 16,97 16,83 16,81

CHÂU MỸ

Canada 269,8 266,1 270,5 271,2 267,6 262,9 261,3 254,7 Cuba 58,2 58,1 58,8 58,9 55,4 54,8 55,2 52,3 Mexico 83,7 84,4 85,8 86,8 91,1 94,1 94,3 94,7 Achentina 252,3 259,5 262,6 272,2 290,8 273,0 262,9 223,8 Braxin 105,8 117,2 116,6 115,2 116,0 118,6 121,5 126,6 Bình quân 112,64 105,77 107,565 111,005 112,235 111,65 117,96 117,385

CH ÂU Á

Trung Quốc 14,0 16,2 15,5 16,4 17,2 17,9 18,5 19,4 Ấn Độ 1,6 1,6 1,6 1,7 1,7 1,7 1,8 1,9 Nhật Bản 20,3 20,4 20,4 20,1 20,0 20,0 19,8 19,7 Malaysia 18,1 17,9 18,1 18,1 18,0 17,4 18,0 18,5 Singapore 5,5 5,4 4,9 4,5 4,4 4,3 4,2 4,1

Trang 16

Bình quân 71,74 68,17 67,69 69,62 71,85 71,40 72,68 74,87 CHÂU ÂU

Pháp 437,5 430,1 425,2 422,2 421,5 421,6 418,1 421,0 Đức 350,3 351,4 349,7 345,4 344,6 344,3 342,3 338,2 Italy 196,5 201,7 204,5 205,8 206,8 213,9 196,0 197,2 Bình quân 386,05 366,26 364,65 365,33 357,62 376,87 379,74 376,69

CHÂU ĐẠI DƯƠNG

Ôxtrâylia 468,1 491,1 503,0 519,4 553,8 583,9 561,8 594,6 Niu Dilân 2.576,3 2.744,7 3.000,8 3.060,0 2.900,2 3.233,5 3.438,9 3.605,3 Bình quân 513,65 545,63 590,13 602,65 581,70 642,08 672,40 705,47

TIỂU VÙNG MÊ CÔNG

Campuchia 1,7 1,6 1,6 1,6 1,6 1,6 1,5 1,5 Lào 1,2 1,2 1,1 1,2 1,1 1,1 1,1 1,1 Thái Lan 5,3 5,9 6,5 7,3 7,7 8,5 9,2 10,2 Việt Nam 0,6 0,6 0,4 0,4 0,5 0,7 0,8 1,0 Bình quân 2,2 2,33 2,4 2,63 2,73 2,98 3,15 3,45

(Nguồn: Theo FAO: http:// www.fao.org/ag/aga/glipha/index.jsp) Qua bảng 1.2 ta nhận thấy lượng sữa tiêu thụ cao nhất là châu Âu, đặc biệt là Pháp: 421kg/ người/ năm, trong khi đó thấp nhất là Việt Nam, Lào, Campuchia chỉ tiêu thụ 1-1,5kg/ người/ năm

Toàn thế giới, năm 2001 sản xuất được 585,3 tỉ lít sữa Trong đó sữa bò là chủ yếu, đạt 494,6 tỉ lít, chiếm 84,6% tổng lượng sữa toàn thế giới, được thể hiện ở bảng 1.3

Bảng 1.3: Sản lượng sữa trên thế giới cho từng giống vật nuôi năm 2001

Trang 17

Bảng 1.4: Sản lượng sữa trên thế giới phân theo vùng năm 2001

Bảng 1.5: Tiêu thụ thịt bò trên thế giới

(Đơn vị: kg/ người)

CHÂU PHI

Angiêri 3,6 3,5 3,5 3,5 3,9 4,4 3,4 3,7 Camơrun 5,4 5,3 5,4 5,3 6,2 6,2 6,1 6,0 Ai Cập 3,5 3,9 3,9 3,9 3,5 3,8 3,6 3,5 Bình quân 5,0 5,25 4,92 4,98 4,62 4,99 4,95 4,89

CHÂU MĨ

Canada 31,6 34,3 36,4 39,1 41,4 41,4 40,7 41,4 Cuba 6,1 6,5 6,4 6,7 6,8 6,8 6,7 5,8 Mêhicô 15,5 14,3 14,2 14,4 14,4 14,2 14,4 14,4 Achentina 77,3 76,5 76,0 68,3 74,3 73,3 65,3 71,1 Braxin 35,6 38,0 35,9 34,6 37,8 38,1 40,4 41,5 Bình quân 19,65 19,625 20,04 19,555 19,77 19,57 17,43 18,605

CHÂU Á

Trung Quốc 6,7 6,7 7,7 8,5 8,8 9,6 9,6 9,8 Ấn Độ 0,6 0,7 0,7 0,7 0,8 1,1 1,2 1,3 Nhật Bản 10,0 9,8 9,8 9,6 9,6 9,4 9,6 9,6 Malaixya 34,7 34,8 35,0 34,5 33,9 33,5 33,2 33,7 Singapore 18,9 18,3 20,2 19,5 19,3 18,9 18,4 18,0

Trang 18

CH ÂU ÂU

Croatia 5,8 4,9 6,0 5,8 6,2 6,3 5,8 6,0 Pháp 29,0 29,8 29,3 27,7 27,2 25,8 26,3 27,4 Đức 17,2 18,1 17,6 16,6 16,7 15,8 16,5 16,0 Hungary 5,6 4,9 5,5 4,7 5,1 6,7 5,2 5,0 Italy 20,6 20,6 20,2 19,3 20,2 20,1 19,7 19,7 Bình quân 20,11 20,68 20,64 20,31 20,97 20,71 20,75 20,33

CHÂU ĐẠI DƯƠNG

Ôxtrâylia 99,8 95,3 97,7 104,4 106,1 103,8 109,5 103,8 Niu Dilân 172,9 173,6 175,4 170,5 149,6 151,1 154,8 149,8 Bình quân 52,73 52,23 52,68 52,63 49,62 49,03 49,92 48,0

TIỂU VÙNG MÊ CÔNG

Campuchia 3,4 3,5 3,4 3,3 3,3 4,3 4,3 3,9 Lào 2,8 2,5 2,8 2,9 3,6 3,1 3,2 3,7 Thái Lan 4,4 4,0 3,5 3,1 2,8 2,7 2,8 2,9 Việt Nam 1,1 1,1 1,0 1,0 1,1 1,2 1,2 1,3 Bình quân 2,93 2,78 2,68 2,58 2,7 2,83 2,88 2,95

(Nguồn: Theo FAO: http:// www.fao.org/ag/aga/glipha/index.jsp) Từ số liệu bảng 1.5 ta thấy mức tiêu thụ thịt bò trên thế giới rất chênh lệch giữa các khu vực, các quốc gia Ở châu Đại Dương bình quân 48kg (cao nhất là Niu Dilan 149,8kg), trong khi đó ở Việt Nam là thấp nhất, chỉ 1,3 kg thịt bò/ người/ năm

1.1.2 Tình hình chăn nuôi bò ở Việt Nam

Theo Niên giám Thống kê 1996 - 2004, số lượng đàn bò trong những năm qua ở Việt Nam được trình bày trong bảng 1.6

Bảng 1.6: Số lượng đàn bò 1996 - 2004 Số lượng đàn bò

Trang 19

Qua bảng 1.6 ta nhận thấy tốc độ tăng đàn của đàn bò cao, năm 2004 so với năm 2003 đàn bò của cả nước tăng 11,7% (miền Nam tăng 13,9%, miền Bắc tăng 9,5%) Năm 2004 so sánh đàn bò với năm 1996 tăng 129,15% Sản lượng thịt bò hơi tăng đều hàng năm Năm 2004 sản lượng thịt bò đạt 119.189 tấn, tăng 1,69 lần so với năm 1996 Đàn bò tập trung chủ yếu ở vùng miền Trung và Tây Nguyên, chiếm 50,03% đàn bò của cả nước Nhà nước đang có chương trình về giống bò thịt và bò sữa nhằm phát triển chăn nuôi bò trong thời gian tới Sản lượng thịt bò của Việt Nam trong những năm qua được trình bày ở bảng 1.7

lượng hàng năm (%) 2,27 9,72 12,03 6,01 4,22 4,78 4,96 10,83

(*Nguồn: Niên giám thống kê 1996 – 2004)

Tốc độ phát triển đàn bò sữa trong thời gian qua là 35%/ năm Từ 23 nghìn con (1996) lên 100 nghìn con (2004) Sản lượng sữa từ 27.800 tấn (1996) lên 156.000 tấn (2004) Tình hình phát triển chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam được trình bày bảng 1.8

Bảng 1.8: Sự biến động đàn bò sữa giai đoạn 1996 - 2004

(Nguồn: Cục Nông nghiệp - Bộ N2

&PTNT)

Trang 20

Mỗi giống bò khác nhau, cho sản lượng sữa khác nhau Sản lượng sữa bình quân/ chu kỳ của các giống bò đều tăng đáng kể Năng suất sữa bình quân toàn quốc là 3450 kg/chu kỳ, phía nam đạt 3600kg/chu kỳ Sản lượng sữa /chu kỳ của năm 2003 so với năm 1996 đạt 136,8%, được trình bày ở bảng 1.9

Bảng 1.9: Biến động sản lượng sữa của các giống bò qua các năm

(Đơn vị: 1000 kg)

Bò lai HF 2,5 3,0 3,3 3,35 3,4 3,42 Bò HF 3,4 3,6 4,0 4,2 4,5 4,6

(Nguồn: Cục Nông nghiệp - Bộ N2

&PTNT)

Nhu cầu tiêu thụ sữa tươi trong nước bình quân đầu người năm 2003 gấp 4,14 lần so với năm 1995 Lượng sữa phải nhập ngoại là 84% Sữa tươi sản xuất trong nước năm 2003 tăng 6,09 lần so với năm 1995 nhưng mới chỉ đạt 16% so với nhu cầu tiêu thụ trong nước được thể hiện trong bảng 1.10

Bảng 1.10:

Tình hình sản xuất sữa và tiêu dùng sữa trong nước giai đoạn 1995 - 2003

(Đơn vị: kg/ người/ năm)

Sữa tươi tự sản xuất 0,23 0,42 0,45 0,53 0,69 0,80 1,0 1,4 Sữa tiêu thụ 2,05 3,70 5,00 6,00 6,50 7,00 8,00 8,50 % sữa tự sản xuất/ nhu cầu 11,20 11,30 9,00 8,30 10,60 11,00 12,50 16,00

(Nguồn: Cục Nông nghiệp - Bộ N2

&PTNT)

Phương hướng phát triển chăn nuôi bò ở Việt Nam đến năm 2010

Đến năm 2010 tổng đàn bò sữa đạt 200 nghìn con, sản xuất được 350.000 tấn sữa đáp ứng 40% nhu cầu tiêu dùng

Phát triển đàn bò sữa năng suất cao phù hợp với điều kiện Việt Nam

Chuyển đổi cơ cấu giống vật nuôi, tăng thu nhập và tạo việc làm cho nhân dân Sản lượng thịt và sữa do Việt Nam sản xuất vẫn còn thấp so với nhu cầu Tiêu thụ thịt bò trong 10 năm qua chiếm tỷ lệ 7- 8% Mặc dù chương trình cải tạo đàn bò đã được triển khai tích cực ở nhiều tỉnh, nhiều địa phương, nhưng tốc độ

Trang 21

tăng sản lượng thịt chỉ ở mức 2- 4% Giá thịt bò cao (gấp hơn 2 lần so với thịt lợn) Nhiều nhà hàng, khách sạn vẫn phải nhập khẩu thịt bò chất lượng cao từ nước ngoài vào Vịêt Nam (năm 2002 và 2003 mỗi năm nhập gần 160 nghìn tấn thịt trị giá 1,3 triệu USD)

Về sản phẩm thịt bò và sữa tươi, chúng ta chưa chịu sự cạnh tranh lớn vì các nước trong khu vực không phải là những nước có tiềm năng phát triển chăn nuôi đại gia súc, không có thế mạnh về chăn nuôi bò và bò sữa nhưng cũng có thể sản phẩm này từ một số nước khác như: Niu Dilân, Úc thông qua một số nước trong khu vực để vào Việt Nam

Để hội nhập vào WTO, thách thức lớn đối với chăn nuôi bò là năng suất, chất lượng và giá thành sản phẩm Để có thể cạnh tranh về sản lượng thịt bò, cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc cải tạo đàn bò vàng Việt Nam nhằm tăng thể trọng, tầm vóc, sản lượng thịt và hạ giá thành Đối với đàn bò sữa, ngoài việc tăng số lượng đầu con phải chú ý nhiều hơn nữa vấn đề tăng năng suất sữa thông qua công tác giống, thức ăn, thu mua, và chế biến sản phẩm [25]

1.2 Tình hình nghiên cứu cây thức ăn gia súc trên thế giới và Việt Nam

Cây thức ăn xanh bao gồm sản phẩm cây mùa vụ còn lại, cây cỏ hoà thảo, cây đậu, cây thân thảo hay thân gỗ mà có thể được sử dụng là thức ăn cho gia súc Những cây này cũng có thể được sử dụng vào những mục đích khác nhau như bảo vệ đất, chống xói mòn, làm tăng độ màu mỡ của đất và hạn chế cỏ dại [1]

Cỏ là loại thức ăn chủ yếu của trâu bò, vì trong cỏ có đầy đủ chất dinh dưỡng, như bột, đường, đạm, khoáng, vitamin mà các loại gia súc nhai lại có khả năng sử dụng và hấp thụ tốt Mặt khác, các chất dinh dưỡng trong cỏ không những rất cần thiết mà lại có tỉ lệ thích hợp đối với nhu cầu sinh lý của trâu bò Ví dụ: nếu tỉ lệ đường - đạm thích hợp nhất cho khẩu phần thức ăn của bò sữa là 1:1 thì tỉ lệ đó trong cỏ non thay đổi từ 1:1 đến 1,4:1 [2] Cỏ còn là loại cây thức ăn dễ sản xuất, có năng suất cao, tương đối ổn định và là nguồn thức ăn rẻ tiền góp phần làm giảm giá thành sản phẩm chăn nuôi, chưa kể ưu thế của các giống cỏ lâu năm là thường chỉ cần gieo trồng một lần mà sử dụng được nhiều năm [12]

Trang 22

Họ Hoà thảo quan trọng không những vì nó phân bố rộng rãi chiếm tỉ lệ cao trong số thực vật trên đồng cỏ, mà còn có giá trị dinh dưỡng cao, nhất là lượng hydratcacbon và đặc biệt là các chất dinh dưỡng được bảo tồn, ít hao hụt khi thu hoạch Các cây họ Đậu tuy chiếm tỉ lệ ít hơn trong số cây cỏ làm thức ăn gia súc nhưng có vai trò quan trọng vì giá trị dinh dưỡng cao, nhất là lượng protein và khoáng thích hợp cho việc chế biến thức ăn tinh bổ xung [27]

Theo Meilroy (1972) cần chọn cỏ để làm thức ăn gia súc là khi thu hoạch dưới dạng này hay dạng khác phải đảm bảo các yêu cầu sau [39]:

- Cỏ phải có khả năng tái sinh qua mầm chồi còn lại sau mỗi lần thu hoạch - Các tế bào sinh trưởng phải tập trung phần lớn ở các gốc là nơi khi thu hoạch ít bị ảnh hưởng tới

- Cần sinh trưởng liên tục với khả năng chịu hạn và chịu lạnh cao - Cần có thân ngầm để tạo điều kiện phát triển cả trên và dưới mặt đất

- Có hệ thống rễ phát triển để cho phép chịu đựng sự thu hoạch và đảm bảo lấy được dinh dưỡng đã được giải phóng hay phân huỷ từ dưới

Tuy nhiên, để chọn làm cỏ chăn thả hay thu cắt cần phải dựa vào các nhân tố sau để xét và quyết định hướng sử dụng cho từng loại cỏ như: độ ngon miệng cao, nhất là cỏ thu cắt; phải có giá trị dinh dưỡng cao để đáp ứng nhu cầu gia súc về các mặt; có khả năng cạnh tranh điều kiện sinh tồn và khả năng được trồng kết hợp; có khả năng chịu đựng sự dẫm đạp liên tục của gia súc và cỏ thu cắt phải chịu được sự cắt và nén của máy thu hoạch; cỏ chăn và cỏ cắt đều phải có năng suất cao để đảm bảo nhu cầu gia súc và giảm diện tích gieo trồng

1.2.1 Tình hình nghiên cứu cây thức ăn gia súc trên thế giới

Trên thế giới, ở các nước có nền chăn nuôi đại gia súc phát triển, vấn đề thức ăn rất được quan tâm và đầu tư nghiên cứu như: Úc, Mỹ, Brazin,… Chăn nuôi là một bộ phận quan trọng trong hệ thống sản xuất vùng đồi núi ở vùng Đông Nam Á, nên cũng đã có những quan tâm đầu tư cho lĩnh vực này

- Ở Inđonêxia, trong tình hình thức ăn của trâu, bò chiếm 56% là cỏ tự nhiên, 21% là rơm, 16% là cây lá khác và 7% là phụ phẩm thì trong 4 giải pháp để giải quyết thức ăn là thâm canh, trồng giống cỏ tốt ( như cỏ Voi và cây họ Đậu) [38]

Trang 23

- Ở Thái Lan, với 70% dân số làm việc liên quan đến sản xuất nông nghiệp, trong khi đó sản phẩm trồng trọt có giá trị thấp, thịt bò và sữa chưa đủ cung cấp theo nhu cầu tiêu dùng Theo FAO, Chính phủ Thái Lan có chủ trương tăng thu nhập của người nông dân bằng giải pháp: giảm trồng lúa, sắn, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi đặc biệt là gia súc nhai lại Nông dân nuôi bò trong dự án được cấp hạt giống cỏ để trồng

- Ở Trung Quốc, cây thức ăn gia súc được chú ý phát triển ở khu vực phía

Nam Trong quá trình nghiên cứu đã xác định được các giống Brachiaria,

Pennisetum, cỏ Stylo… sử dụng có hiệu quả cho gia súc Hằng năm còn sản xuất

20,5 tấn hạt cỏ cung cấp cho trong và ngoài nước [29]

- Ở Philippiin, với 90% gia súc nhai lại nuôi tại vườn nhà hoặc ở các trang trại

nhỏ được trồng các giống Stylo 184, Panicum maxinum, Paspalum atratum,…đều

phát triển tốt cung cấp nguồn thức ăn cho gia súc Ngoài ra, các giống cỏ trên còn được trồng theo đường đồng mức ở đất dốc, cải tạo đất trống đồi núi trọc, trồng dưới tán cây ăn quả Hằng năm sản xuất được trên 1 tấn hạt cỏ

Một số nước khác như Malaysia, Lào,… cũng đã chú trọng đầu tư phát triển cây thức ăn cho gia súc từ những năm 1985 Cho đến nay một số giống cỏ Hoà thảo và cỏ họ Đậu được chọn lọc, đang phát huy hiệu quả cao trong sản xuất Hằng năm sản xuất được 2-3 tấn hạt cỏ các loại Như vậy, phong trào trồng cây thức ăn xanh để chăn nuôi gia súc đang được nhiều nước quan tâm Nó thực sự là động lực thúc đẩy ngành chăn nuôi đại gia súc phát triển

* Kết quả nghiên cứu về nâng cao năng suất cây thức ăn gia súc trên thế giới

Trên thế giới hiện nay ngoài việc tuyển chọn, lai tạo, di nhập các giống cỏ tốt từ vùng này sang vùng khác, người ta còn tập trung giải quyết vấn đề năng suất, chất lượng cỏ

Ở Thái Lan, sản lượng vật chất khô của các giống cỏ Digitaria decumbens,

Paspalum atratum, Brachiaria mutica và Paspalum plicatulum khoảng từ 15-20,

18-25, 9-15 và 6-10 tấn /ha được trình bày trong bảng 1.11

Trang 24

Bảng 1.11: Sản lượng Vật chất khô và chất lượng những loài cỏ trên vùng đất thấp vào 45 ngày cắt

Brachiaria mutica Cỏ lông Para 9 - 15 6 - 10

Digitaria decumbens Pangola 15 – 20 7 - 11

(Nguồn: Division of Animal Nutrition, Anon (2000)

Ngoài ra, hai giống cỏ là cỏ đắng (Paspalum atratum) và Paspalum

plicatulum là những loài cho sản lượng hạt giống lớn, có thể tới trên 600kg/ha

Do vậy, hai giống này đã được phân bố rộng rãi ở Thái Lan [35]

Trung tâm nghiên cứu nuôi dưỡng động vật tỉnh Petchaburi (Thái Lan) cỏ Ghinê tía được trồng và cắt 30 ngày một lần, với mật độ trồng là 50 x 50cm và được bón phân hỗn hợp (15-15-15) trước khi trồng ở mức 300 kg/ha tương đương 18 tấn phân bón /1ha Lượng cỏ thu hoạch khoảng 8,9 tấn/ha ở lứa đầu (70 ngày sau trồng) và khoảng 2,6 đến 7,1 tấn/ha cắt sau 30 ngày [36] Sản lượng này được thể hiện ở bảng 1.12

Bảng 1.12: Sản lượng VCK của cỏ Ghinê tía cắt sau 30 ngày

(Nguồn: Annual Report on Animal Nutrition Division (2001)

Theo Quilichao (Colombia CIAT, 1978), giống Brachiaria decumbens có thể

đạt năng suất chất khô trên 42.000 kg/ha/năm với thí nghiệm không bón đạm nhưng bón đủ lân và nó là một giống cỏ tốt nhất trong điều kiện bón lân và đạm

Trang 25

thích hợp Thí nghiệm cắt hàng năm cho năng suất chất khô đạt 36.700 kg/ha, kết

quả này cao hơn so với cỏ Pangola (Digitaria decumbens), Para (Brachiaria

mutica) và Ghinê (Panicum maximum) [37]

Đối với giống cỏ Setaria sphacelata các kết quả nghiên cứu của Riveros và

Wilson (1970) [40] tại Redlanbay, Queensland, thông báo năng suất đạt từ 23.500- 28.000 kg/ha qua mùa sinh trưởng 6 tháng trong điều kiện cỏ được tưới nước và cung cấp 225 kg đạm /ha /năm trên nền đất đỏ Bazan mầu mỡ

1.2.2 Tình hình nghiên cứu cây thức ăn gia súc Việt Nam

Việt Nam, trong thời gian 10 năm trở lại đây, thông qua hoạt động hợp tác quốc tế và từ nhiều nguồn khác nhau, chúng ta đã nhập trên 100 giống cây thức ăn gia súc như hoà Thảo và họ Đậu có nguồn gốc nhiệt đới (Philippin, Inđônêsia, Thái Lan ), nhằm phát triển khả năng sản xuất thức ăn xanh cho chăn nuôi Một số giống cỏ nhập nội đã được đánh giá kết quả tốt và ứng dụng vào sản xuất ở một số vùng Tuy nhiên, do không có sự quản lý, chỉ đạo thống nhất cho nên một số giống sau khi đánh giá đã bị thất lạc, mất đi hoặc chưa có điều kiện thử nghiệm ở các vùng khác để có cơ sở chắc chắn mở rộng ra sản xuất

Qua kết quả những công trình nghiên cứu về cây thức ăn chăn nuôi cũng chưa nhiều Những năm gần đây, một số nhà khoa học mới tập trung vào nghiên cứu một số giống cây thức ăn hòa thảo, họ đậu nhập nội ở một số vùng như:

Phan Thị Phần, Lê Hòa Bình và các cộng sự (1999), [22]; Vũ Thị Kim Thoa, Khổng Văn Đĩnh (2001), [28] khi nghiên cứu cỏ Ghinê TD58 ở khu vực miền Nam và miền Bắc cho kết quả:

+ Khu vực miền Nam, địa điểm nghiên cứu tại vùng đất xám tỉnh Bình Dương với 20 tấn phân chuồng, 80 kg P2O5, 80 kg K2O và 500 kg vôi/ ha /năm

Lượng phân đạm bón từ 60 - 90 kg N /ha /năm, năng suất chất xanh cỏ Panicum

maximum TD 58 đạt 64,59 - 83,33 tấn /ha /năm Tỷ lệ lá cao 51,48- 60,44%, năng

suất hạt 287-323 kg /ha /năm Khoảng cách lứa cắt thích hợp là 40 ngày/ lứa + Khu vực miền Bắc trên 2 loại đất của vùng đồng bằng và vùng đất đồi trong điều kiện trung tính, đất tốt, đất chua nghèo lân và kali cỏ đều có tốc độ sinh

Trang 26

trưởng khá tốt (1,96 - 2,01 cm/ngày) Năng suất chất xanh đạt 90 - 100 tấn/ ha/ năm Cỏ Ghinê có khả năng cho thu hạt, năng suất đạt 450 kg/ha, tỷ lệ sử dụng của gia súc đối với cỏ cao: Trâu 94%, bò sữa 77% và ngựa 85%

Tỷ lệ tiêu hóa của dê đối với cỏ Panicum maximum TD 58 cao, khả năng sử

dụng của gia súc đều tốt từ 86 - 100%

Ở Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi Thái Nguyên, tác giả Nguyễn Văn Quang (2002) khi nghiên cứu so sánh về tốc độ sinh trưởng, năng suất, chất lượng, tính ngon miệng của 5 giống cỏ nhập nội cho biết: Cả 5 giống cỏ đều có tốc độ sinh trưởng khá cao từ 1,45-1,82 cm/ ngày Trong đó 2 giống cỏ

Paspalum astratum và Panicum maximum TD 58 có tốc độ sinh trưởng cao nhất

(1,82 và 1,70 cm /ngày) [23]

1.3 Những nghiên cứu về đồng cỏ tự nhiên

1.3.1 Nghiên cứu về thành phần loài

Nghiên cứu về thành phần loài là một trong những nghiên cứu được tiến hành từ lâu trên thế giới Người ta có thể nghiên cứu thành phần loài ở từng vùng hay trên từng thảm thực vật khác nhau Đối với loại hình đồng cỏ, thảo nguyên, ở Liên Xô (cũ), có nhiều công trình nghiên cứu về thành phần loài thực vật trong đồng cỏ, thảo nguyên đã công bố như: Alekhin (1904), Vưsotxki (1915), Graxits (1927), Sennhicop (1938), Creepva (1978), … Nói chung, theo các tác giả thì ở mỗi một vùng sinh thái xác định sẽ hình thành các thảm thực vật đặc trưng, cơ sở để phân biệt sự khác nhau giữa chúng là thành phần loài và dạng sống, đó là chỉ tiêu quan trọng của các công trình nghiên cứu về thực vật

Việt Nam, những nghiên cứu về thành phần loài trong đồng cỏ, savan hoặc một số loại hình thuộc thảo khác mới chỉ được tiến hành từ những năm 1950 trở

về đây Các tác giả đã tiến hành nghiên cứu thành phần loài trong đồng cỏ như:

Hoàng Chung (1980) nghiên cứu thành phần loài và dạng sống của đồng cỏ vùng núi Bắc Việt Nam đã đưa ra bảng phân loại các kiểu đồng cỏ, savan, thảo nguyên Tác giả đã công bố thành phần loài thu được là 233 loài thuộc 54 họ và 44

chi Trong cuốn “Đồng cỏ vùng núi phía Bắc Việt Nam” năm 2004 là 79 họ, 402

loài [11]

Trang 27

Dương Hữu Thời (1981) đã công bố công trình “Đồng cỏ Bắc Việt Nam”,

tác giả đã đề cập khá đầy đủ về loại hình đồng cỏ của vùng này với sự phân chia 5 vùng đồng cỏ bắc Việt Nam [31]

Dương Hữu Thời, Nguyễn Ngọc Chất, Hoàng Chung, Phạm Quang Anh (1969), khi nghiên cứu thành phần loài đồng cỏ Ngân Sơn (Bắc Kạn) đã gọi đây là đồng cỏ [30]

Khi nghiên cứu về loại hình sa van, các tác giả: Nguyễn Đình Ngỗi, Võ Văn Chi (1964), đã nghiên cứu thành phần loài của thảm thực vật ở Hữu Lũng (Lạng Sơn) đã gọi loại hình này là Savan cỏ [17]

Nguyễn Thế Hưng, Hoàng Chung (1995), khi nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái, sinh vật học của savan Quảng Ninh và các mô hình sử dụng, đã phát hiện được 60 họ với 131 loài thực vật khác nhau [14]

Lê Ngọc Công, Hoàng Chung (1997), nghiên cứu thành phần loài, dạng sống của savan bụi ở vùng đồi trung du Bắc Thái đã phát hiện được 123 loài thuộc 47 họ khác nhau [13]…

1.3.2 Nghiên cứu về năng suất

Nghiên cứu về năng suất sinh vật học của các thảm thực vật đã bắt đầu từ thế kỷ XIX, ban đầu chủ yếu là những công trình nghiên cứu có tính chất thống kê trong nông nghiệp Sang đầu thế kỷ XX, những công trình nghiên cứu về năng suất sinh vật học của các quần xã cỏ tự nhiên và cỏ cho chăn nuôi đã được nghiên cứu nhiều hơn, với những thí nghiệm trên nhiều kiểu đất khác nhau

Cuối thế kỷ XX, những công trình nghiên cứu tập trung chủ yếu vào nghiên cứu phần trên mặt đất, hoặc là số lượng các chất hữu cơ ở trạng thái sống và chết, sự tăng trưởng của nó, phần chết hàng năm, thảm mục

Sau đó nhiều công trình nghiên cứu phần trên mặt đất được tiến hành cùng với phần dưới đất trong sự phụ thuộc từ những điều kiện tạo thành nó của các kiểu thực bì khác nhau: Salưt (1950), Andreev, Lapverenko và Leonchiev (1955); Badilevich (1958), Xưrokomskaia và Ponhiatopkaia (1960), Xemen-Nova-Chiansianskaia (1966), Alekxenko (1967), Hoàng Chung (1974), Uchekhin (1977) Nghiên cứu

Trang 28

riêng phần trên mặt đất có các tác giả: Kalininna (1954); Sanskia (1966)

Xemennôva-Chian-Nghiên cứu riêng phần dưới mặt đất có các tác giả: Xemennop (1966); Kharitonốp (1967); IgonachenKo, Kirillova và Ponhiatopskaia (1968); Hoàng Chung (1980)

Ivannop (1941), Odum (1968) và Rodin (1968); Mantranop và Siminop (1967) có những công trình nghiên cứu quá trình tích luỹ vật chất hữu cơ, cũng như sự chuyển đổi sản phẩm là năng lượng trong các thực vật quần hay hệ sinh thái Nhật Bản có các công trình nghiên cứu về năng suất sinh học của các thảm cỏ của các tác giả như: Iwaki (1979); Ogawa và cộng sự (1961); Iwaki và cộng sự (1964, 1966) Tại Thái Lan, Ấn Độ đã có một số nghiên cứu về năng suất của các quần xã cỏ trong rừng thường xanh vùng ôn đới

Ở Việt Nam, đến 1955 hầu như không có công trình nào nghiên cứu về năng suất đồng cỏ Từ 1960 đến nay nhiều công trình nghiên cứu về năng suất đã được tiến hành trong các quần xã cỏ tự nhiên và cỏ trồng (chăn thả hay đồng cỏ cắt) Dương Hữu Thời (1981); Nguyễn Hữu Hiến (1985), chỉ nghiên cứu một số cây có giá trị kinh tế cao trên đồng cỏ tự nhiên và chủ yếu tính sản lượng cỏ trong một số vùng nhằm phục vụ cho kế hoạch phát triển chăn nuôi đại gia súc của một số vùng đó Hoàng Chung (2004) đã tiến hành nghiên cứu năng suất các quần xã cỏ của vùng Việt Bắc và vùng Tây Bắc trên hai đai (nhiệt đới và á nhiệt đới) Trong công trình nghiên cứu của ông đã đề cập đến những chỉ tiêu về khí hậu, thổ nhưỡng, phần trên mặt đất, phần dưới mặt đất và đi đến kết luận về sự biến đổi năng suất trên đồng cỏ vùng núi phía Bắc Việt Nam

1.3.3 Nghiên cứu về chất lượng cỏ

Chất lượng của các giống cỏ được đánh giá bằng thành phần hoá học có trong giống cỏ đó Thành phần dinh dưỡng của thức ăn xanh phụ thuộc vào giống cây trồng, điều kiện khí hậu, kỹ thuật canh tác, giai đoạn sinh trưởng Đây là một chỉ tiêu hết sức quan trọng không thể thiếu khi nghiên cứu, đánh giá một giống cây thức ăn, trên cơ sở đó giúp các nhà chăn nuôi tính toán khẩu phần ăn cho gia súc một cách hợp lý, để chúng sinh trưởng và phát triển tốt cho năng suất cao

Trang 29

- Độ ăn được:

Những loài trong đồng cỏ Việt Nam có giá trị chăn thả khá tốt, theo thành phần loài thì trên 95% là thuộc nhóm hoà thảo, trong đồng cỏ tồn tại một số loài cây bụi và cây thuộc thảo khác, phần lớn những loài này cũng được gia súc ăn Tuy nhiên, giá trị chăn thả của đồng cỏ cũng thay đổi theo thời gian và theo từng kiểu thảm, điều này có quan hệ mật thiết với đặc điểm sinh thái, với các giai đoạn sinh trưởng, với thành phần thực vật, với chiều cao thảm cỏ và thành phần hoá học của nó cùng các hình thức tác động của con người vào thảm cỏ

Ở một số loài giá trị chăn thả hầu như không thay đổi trong suốt cả thời kì

sinh dưỡng như: Ischaemum indicum, Paspalum scrobiculatum, Paspalum

conjugatum và một số loài một năm Một số loài khác thì giá trị chăn thả giảm

dần theo thời gian, ở những loài này tuổi càng tăng thì tỉ lệ phần thân tăng và phần trăm chất xơ trong thân và lá tăng lên Lá nhiều loài trở nên cứng và sắc như cỏ Tranh, Chè vè,

Thành phần cây họ Đậu trong đồng cỏ Việt Nam rất ít, một số loài trong đó

giá trị chăn thả kém, lá cứng, có nhiều lông cứng như: Desmodium triquetum,

một số loài khác thì năng suất lại rất thấp, sinh khối tập trung chủ yếu ở phần

thân như: Desmodium microphyllum Trong thành phần cỏ của một số quần xã có nhiều cây họ Cói, những loài này lá cứng và sắc như Carex, Rhynchospora,

một vài loài khác năng suất rất thấp [11]

- Thành phần hoá học của thực vật:

Giá trị dinh dưỡng của các loài cây cỏ quan hệ mật thiết với thành phần hoá học của nó và với hàm lượng của các chất chứa trong chúng, đó là những chất rất cần thiết cho sự hoạt động bình thường của động vật, cũng như sự vắng mặt của các chất có hại đến sức khỏe của động vật

Thành phần hoá học có trong các giống cỏ tập trung chủ yếu vào 4 chỉ tiêu đó là: vật chất khô, protein, đường, chất béo và xơ Hoàng Chung và cộng sự (2004) đã tiến hành nghiên cứu và theo dõi một số chỉ tiêu về thành phần hoá học của một số loài chính trong đồng cỏ Bắc Việt Nam Kết quả được thể hiện ở bảng 1.13 [11]

Trang 30

Những giống cây thức ăn tốt là giống cho năng suất vật chất khô, protein, đường cao, tỉ lệ xơ trong thức ăn thấp, tỉ lệ lá /thân cao, trong đó chỉ tiêu protein được chú ý nhiều hơn cả

Bảng 1.13: Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của một số loài cỏ

Việt Nam

Nước %

Đạm %

Prôtêin %

Lipit %

Chất xơ

1 Ischaemum indicum Cỏ lông 76.7 1.954 7.86 1 8.8 0.19 2 Arundinella nepalensis Cỏ xương 77.4 1.976 9.94 0.3 7.9 0.18 3 Cymbopogon caesius Cỏ sả 70.4 2.306 9.61 1.9 9.3 0.25 4 Imperata cylindrica Cỏ Tranh 74 1.945 9.747 1.1 8.8 0.25 5 Setaria viridis Cỏ sâu róm 67.5 2.1 1.6 10.3 0.27 6 Chrysopogon aciculatus Cỏ may 64.4 3.1 0.6 8.3 0.3 7 Digitaria longiflora Cỏ chỉ 73.6 3.4 0.5 7.4 0.21 8 Fimbristylis annua Họ cói 0.979 4.288

Trong thực tế khi chăn thả bình thường giá trị thức ăn cao nhất trong thời gian đầu khi cỏ mọc nhanh ra nhiều lá mới, giá trị thức ăn giảm khi cỏ bắt đầu đâm bông và tiếp tục giảm khi cỏ già Khi chăn thả liên tục theo những khoảng thời gian liên tiếp gần nhau, giá trị dinh dưỡng của cỏ có thể ở mức tương đối cao nhưng năng suất giảm nhiều

1.4 Vấn đề sử dụng và thoái hoá đồng cỏ

Trong thực tế hiện nay đồng cỏ luôn luôn bị thay đổi do tác động thường xuyên của con người, vì đồng cỏ đã và đang là đối tượng hoạt động kinh tế nông nghiệp của loài người Làm sáng tỏ nguồn gốc của đồng cỏ và những quy luật biến đổi của nó do tác động của loài người, là điều kiện cần thiết làm cơ sở cho những biện pháp sử dụng hợp lý đồng cỏ

Hiện nay, trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề thoái hoá của đồng cỏ do chăn thả cũng như thảo nguyên của các vùng khác nhau Ở Liên bang Nga đã tích luỹ khá nhiều tư liệu của đới thảo nguyên và bán hoang mạc: G.I.Vusoxki (1915) đã xác định 4 giai đoạn thoái hoá của thực bì thảo nguyên dưới tác động của chăn thả Patrôtxki (1917) nghiên cứu đới nam của thảo

nguyên Stipa longifolia, ông phân chia một số giai đoạn thoái hoá khác nhau Nó

bao gồm cả giai đoạn chăn thả hay không chăn thả được

Trang 31

G.I.Popov (1931) khi nghiên cứu thảm thực vật trong đới phụ thảo nguyên

Stipa, thuộc thảo nguyên nam Varonhet cho thấy các giai đoạn thoái hoá của

thảm thực vật do chăn thả

B.D.Andreev (1958) khi nghiên cứu các giai đoạn hình thành và thoái hoá của thực bì thảo nguyên ở nam Nga đã chia thành 8 giai đoạn: Giai đoạn đầu là sự chặt hạ và cuối cùng là sự hình thành thảm bào tử thực vật

A.V.Abramtruk; P.L Gortriakopski (1980) khi đánh giá mức độ thoái hoá của các quần xã cỏ do tác động của con người ông đã đề ra bảng thang bậc riêng gồm có 3 mức, sự khác nhau giữa các mức là phụ thuộc vào mức độ thoái hoá do con người tạo ra (1 - ít; 2 - trung bình; 3 - nhiều)

Sự biến đổi các thảm thực vật (đồng cỏ) dước tác động của yếu tố do con người tạo ra ở vùng nhiệt đới đã từ lâu trở thành vấn đề nóng bỏng cho nền kinh tế và cho chăn nuôi ở xứ nhiệt đới Nhưng những nghiên cứu về vấn đề này cho đến nay vẫn còn rất ít: Cooper I.P; Taiton N.M và Pleming G (1968); Dương Hữu Thời (1981); Hoàng Chung (1981, 1983)

Đồng cỏ vùng núi phía bắc Việt Nam là loại hình đồng cỏ thứ sinh Đặc biệt trong điều kiện khí hậu nhiệt đới đồng thời đồng cỏ ở đây phân bố chủ yếu ở vùng núi, các sườn đồi có độ dốc khá lớn (15- 400), nên vấn đề thoái hoá của đồng cỏ do chăn thả là một trong những vấn đề nan giải hiện nay của các nhà nghiên cứu đồng cỏ bắc Việt Nam

Những nghiên cứu về sự thoái hoá của đồng cỏ do chăn thả ở Việt Nam

hiện nay đã được Dương Hữu Thời (1981) đề cập trong cuốn “Đồng cỏ Bắc Việt

Nam” khi phân tích thành phần loài và các điều kiện sinh thái của đồng cỏ đã đề

cập đến 2 nguyên nhân của sự thoái hoá đồng cỏ Bắc Việt Nam là do cường độ chăn thả và điều kiện khí hậu

Hoàng Chung (1981, 1983, 2003) sau hơn 10 năm nghiên cứu tại đồng cỏ ở vùng Thôm Luông (Ngân Sơn) đã phân tích ảnh hưởng của sự chăn thả không có kế hoạch trên sự thay đổi thành phần loài, cấu trúc và năng suất của thảm cỏ và đã đưa ra kết luận về quá trình thoái hoá đồng cỏ Bắc Việt Nam như sau:

“Những thay đổi đầu tiên của lớp phủ thực vật đã dẫn đến sự hình thành các

Trang 32

quần xã cỏ ở đây, những thảm cỏ này dưới sự tác động thường xuyên nhưng không thật nặng nề của con người như chăn thả, đốt nương rẫy, sẽ dẫn tới hình thành loại hình đồng cỏ khô, á thảo nguyên và đồng cỏ Khi chăn thả nặng nề hơn sẽ dẫn đến sự thay đổi phức tạp của thành phần loài ở từng quần xã, đó là sự thay đổi các loài đang mọc bằng những loài từ ngoài đi vào, loài bản địa bị thay thế bởi loài phổ biến rộng rãi, đồng thời đơn giản hoá cấu trúc quần xã, giảm bớt khoảng không phân bố của lớp phủ thực vật, giảm năng suất của nó.”

Trên cơ sở đó đã chia qúa trình thoái hoá đồng cỏ do sử dụng thành 5 giai đoạn: Bắt đầu từ trạng thái đồng cỏ đến giai đoạn hình thành savan cây bụi [11]

1.5 Các loại thức ăn và đặc điểm thành phần dinh dưỡng của cỏ, cây trồng làm thức ăn cho bò

1.5.1 Các loại thức ăn

Thức ăn cho bò rất đa dạng về chủng loại và biến động về giá trị dinh dưỡng: thông thường chúng được phân thành 3 nhóm lớn: Thức ăn thô, thức ăn tinh và thức ăn bổ sung Gần đây do áp lực về đất đai, rất nhiều phế phụ phẩm công nông nghiệp đã được sử dụng làm thức ăn cho bò Vì lí do này có thêm một nhóm thức ăn nữa là các phế phụ phẩm công nông nghiệp

1.5.1.1 Thức ăn thô

Là những thức ăn chứa ít chất dinh dưỡng trong một đơn vị thể tích Chúng thường là những thức ăn có khối lượng và thể tích lớn, cồng kềnh chứa nhiều chất xơ, ít prôtêin, tỷ lệ tiêu hóa dao động từ thấp đến vừa phải Thức ăn thô gồm cỏ tự

nhiên (cỏ tự nhiên cắt dọc bờ sông, bờ đê, bãi đất hoang ), cỏ trồng (Pennisetum

purpureum, Tripsacum laxum, Brachiaria ruziziensis, ), các loại cây thức ăn khác

như cây ngô Thức ăn thô cũng bao gồm các dạng cỏ khô, cây cỏ ủ chua

Trang 33

- Các phế phụ phẩm của công nghiệp chế biến ngũ cốc làm thức ăn cho con người (cám gạo, cám mì, bã bia, rỉ mật mía, ) có hàm lượng cacbonhydrate cao Các loại bột có nguồn gốc động vật hoặc có nguồn gốc từ thủy hải sản (bột cá) có hàm lượng prôtêin cao

1.5.2 Đặc điểm thành phần dinh dưỡng của cỏ, cây trồng làm thức ăn

1.5.2.1 Cỏ hòa thảo

Khí hậu nhiệt đới gió mùa của nước ta ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng, phát triển của cỏ hòa thảo Hầu hết cỏ hòa thảo đều sinh trưởng nhanh vào mùa hè, ra hoa kết quả vào mùa thu và gần như ngừng sinh trưởng vào mùa đông Đến mùa xuân lại phát triển nhanh và cho nhiều lá Cỏ hòa thảo có ưu điểm là sinh trưởng nhanh, năng suất cao nhưng nhược điểm cở bản là hàm lượng xơ cũng tăng nhanh khi cây cỏ già, do đó giá trị dinh dưỡng theo đó cũng giảm nhanh

Lượng prôtêin thô tính trong chất khô của cỏ hòa thảo ở nước ta trung bình 9,8% (75 -145 g/kg chất khô), tương tự với giá trị trung bình của cỏ hòa thảo ở nhiệt đới Hàm lượng xơ khá cao (269 - 372g/ kg chất khô) Khoáng đa lượng và vi lượng đều thấp, đặc biệt là nghèo canxi và phôtpho Trong 1kg chất khô, lượng khoáng trung bình ở cỏ hòa thảo là Ca: 4,7 ± 0,4g; P:2,6 ± 0,1g; Mg:2,0 ± 0,1g; K:19,5 ± 0,7g; Zn:24 ± 1,8mg; Mn:110 ± 9,9mg; Cu: 8,3 ± 0,07mg; Fe:450 ± 45mg

Một số giống cỏ hòa thảo chính:

* Cỏ Voi (Pennisetum purpureum Schumach):

Cỏ Voi có nguồn gốc ở Nam Phi, phân bố rộng ở các nước nhiệt đới trên thế giới Ở miền nam Việt Nam được Nguyên Văn Tuyền (1973) coi là 1 trong 4 loài cỏ tốt

Cỏ Voi là cỏ lâu năm, thân đứng có thể cao 4 - 6m, thuộc nhóm cây tổng hợp

Trang 34

chuỗi 4 cacbon (C4) có khả năng thâm canh cao Trong điều kiện thuận lợi có thể đạt 25 -30 tấn chất khô /ha; một năm cắt 6 - 7 lứa Đôi khi có thể đạt năng suất cao hơn nếu đáp ứng đủ phân bón và nước Hàm lượng prôtêin thô ở cỏ Voi trung bình 100g /kg chất khô Khi thu hoạch ở 30 ngày tuổi, hàm lượng prôtêin thô đạt tới 127g/kg chất khô, lượng đường trung bình 70 -80 g/kg chất khô Thường thì cỏ Voi thu hoạch 28 - 30 ngày tuổi làm thức ăn xanh cho lợn và thỏ; khi sử dụng cho bò có thể thu hoạch ở 40 - 45 ngày tuổi; trong trường hợp làm nguyên liệu ủ chua có thể cắt ở 50 ngày tuổi Việt Nam thường sử dụng các giống cỏ voi thân mềm như Solection I, cỏ Voi Đài Loan

* Cỏ Ghinê (Panicum maximum jacq):

Cỏ Ghinê có nguồn gốc châu Phi nhiệt đới, khả nang chịu hạn tốt, thích hợp với nhiều loại đất Cỏ thu hoạch 6-7 lứa /năm với năng suất từ 10 -14 tấn chất khô/ ha, có thể trồng để chăn thả hay thu cắt cho ăn tại chuồng Nếu thu hoạch ở 30 ngày tuổi giá trị dinh dưỡng cao (139g prôtêin thô, 303g chất xơ và 1920-2000 kcal/ kg chất khô) Cỏ Ghinê nhanh ra hoa và ra hoa nhiều lần trong năm, vì vậy nếu để cỏ già giá trị dinh dưỡng giảm mạnh Việt Nam hiện có tập đoàn cỏ Ghinê khá phong phú: dòng K280 chịu hạn tốt, dòng I429 lá to thích hợp với chế độ thu cắt trong vườn gia đình chăn nuôi nhỏ

1.5.2.2 Cây họ Đậu

Điều kiện khí hậu, đất đai nhiệt đới nhìn chung ít thuận lợi cho các giống đậu đỗ ôn đới có giá trị dinh dưỡng cao Còn các giống đậu đỗ nhiệt đới tuy thích hợp với điều kiện khí hậu nhưng năng suất và giá trị dinh dưỡng không cao Trên đồng cỏ tự nhiên tỉ lệ đậu đỗ rất thấp chỉ chiếm 4- 5% về số lượng loài, có nơi còn ít hơn và hầu như không đáng kể về năng suất

Đậu đỗ thức ăn gia súc ở nước ta thường giàu prôtêin, vitamin, khoáng Ca, Mg, Mn, Zn, Cu, Fe, nhưng ít phốtpho, kali hơn cỏ hòa thảo Tuy vậy, hàm lượng prôtêin thô ở thân lá cây đậu đỗ trung bình 167g/ kg chất khô, xấp xỉ giá trị trung bình của đậu đỗ nhiệt đới, thấp hơn giá trị của đậu đỗ ôn đới (175g /kg chất khô), hàm lượng chất khô 200 - 260g/kg thức ăn, giá trị năng lượng cao hơn cỏ hòa thảo [32] Ưu điểm của đậu đỗ thức ăn gia súc là khả năng cộng sinh với vi

Trang 35

sinh vật trong nốt sần ở rễ có thể sử dụng được nitơ trong không khí tạo ra thức ăn giàu prôtêin, giàu vitamin, khoáng đa lượng và vi lượng dễ hấp thu Nhược điểm cơ bản của đậu đỗ thức ăn gia súc là thường chứa chất ức chế men tiêu hóa hay độc tố làm cho gia súc không ăn được nhiều Bởi vậy, nhất thiết phải sử dụng phù hợp với cỏ hòa thảo để nâng cao hiệu suất sử dụng thức ăn Hiện nay, nước ta

chưa có nhiều giống đậu đỗ thức ăn xanh, giống Stylô và keo dậu (Leucaena

leucocephala) được chú ý hơn cả 1.5.2.3 Cây trồng khác

Bao gồm rơm, thân cây ngô già, cây lạc,… loại thức ăn này thường có hàm lượng xơ cao (20 - 35 % tính trong chất khô) và tương đối nghèo chất dinh dưỡng

* Rơm (Orysa sativa L):

Việt Nam là nước sản xuất lúa gạo lớn thứ hai trên thế giới với sản lượng thóc trên 30 triệu tấn/ năm Nếu tính mỗi kg lúa gạo sản xuất ra sẽ đi kèm 0,8 - 1 kg rơm thì Việt Nam có khoảng 25 - 30 triệu tấn rơm mỗi năm, đây là nguồn thức ăn có tiềm năng lớn Ở nước ta, rơm chiêm được thu hoạch vào tháng 5-6, rơm mùa vào tháng 9-10, rơm lúa xuân vào tháng 3 - 4 và rơm lúa vụ thu vào tháng 7- 8 Trong đó rơm mùa là phổ biến nhất, vì thời vụ này dễ dàng phơi và dự trữ tốt nhất cho bò Cả nước ta có khoảng 40 triệu tấn rơm để làm thức ăn cho gia súc Rơm thường chứa ít chất dinh dưỡng, hàm lượng prôtêin có khoảng 2 -3%, chất béo từ 1 -2%, vitamin và khoáng thường cũng nghèo nhưng xơ cao (từ 31- 33%) song nó rất cần cho gia súc khi cỏ tươi và cỏ khô ít hoặc không có Bởi vậy, rơm là nguồn thức ăn cần thiết cho trâu bò vào mùa cây cỏ xanh hiếm (đông xuân)

* Ngô (Zea mays L):

Có thể toàn bộ sản phẩm của cây ngô được sử dụng cho bò Tuy nhiên có thể tận dụng lá, thân, vì người ta có thể thu bắp khi còn non (ngô bao tử), khi hạt chín sáp (ngô nếp để luộc), khi hạt đã chín khổ (ngô già) Trong 1kg thân lá ngô đã thu bắp có 600- 700g chất khô, 60-70g prôtêin, 280 - 300g xơ Ngô là cây thức ăn quan trọng ở Việt Nam, dùng làm lương thực cho người, thức ăn tinh cho gia súc; là cây hằng năm, thân thẳng và đơn độc Sinh trưởng nhanh có thể thu hoạch trong thời

Trang 36

gian ngắn Ngô thích nghi với điều kiện nhiệt đới nóng ẩm, có thể sống ở một số loại đất, nhưng tốt nhất là đất tốt, thoát nước Năng suất chất xanh của ngô thường thay đổi tùy theo mục đích sử dụng và mật độ gieo trồng Nếu thu hoạch làm thức ăn xanh sau 40 - 50 ngày cho năng suất 12,6 tấn /ha Sau 4 - 5 tháng cho 25 - 40 tấn/ ha và nếu đất tốt tới 100 - 200 tấn /ha xanh hay hơn, nhưng ở vùng nhiệt đới nằm trong khoảng 8 - 70 tấn /ha xanh hay 2 - 20 tấn chất khô /ha [26]

* Phụ phẩm dứa (Ananas sativa schult):

Phụ phẩm dứa bao gồm chồi và ngọn của quả dứa, vỏ cứng bên ngoài, vụn nát trong quá trình chế biến, bã dứa ép 1 tấn dứa đưa vào chế biến có 0,25 tấn chính phẩm, 0,75 tấn phụ phẩm; dứa đưa vào đóng hộp cho 0,35 tấn chính phẩm, 0,65 tấn phụ phẩm, hiện nay chưa được sử dụng rộng rãi

Đặc điểm của loại sản phẩm này là chất xơ cao, nghèo prôtêin, hàm lượng đường dễ tan cao nên thuận lợi cho quá trình lên men, có thể ủ chua

* Ngọn lá mía (Saccharum officinarum L):

Khi thu hoạch, phần ngọn lá còn xanh chiếm 10- 12% tổng sinh khối của cây mía Ước tính hiện nay có khoảng 1,5 triệu tấn, có tỷ lệ xơ cao 40 - 43%, nhưng chứa dẫn xuất không đạm thích hợp cho quá trình ủ chua

* Cây lá lạc (Arachis hypogea L):

Khi thu hoạch lạc củ, cây lá vẫn còn xanh và giàu chất dinh dưỡng, tỷ lệ prôtêin từ 15 - 16% Bình quân một sào lạc có thể thu 300 - 400kg thân, lá Đây là nguồn thức ăn lớn có giá trị cho vật nuôi, có thể phơi khô, nghiền nhỏ kết hợp với các loại thức ăn khác để chăn nuôi lợn, có thể ủ chua hoặc sử dụng tươi cho trâu bò Tuy nhiên vụ thu hoạch vào khoảng tháng 6 - 7 âm lịch có nhiều mưa nên rễ bị hỏng

* Ngọn lá sắn (Manihot esculanta Crantz):

Ước tính hàng năm nước ta có khoảng 1 triệu tấn ngọn lá sắn tươi, sau thu hoạch củ chỉ có một số ít được sử dụng Ngọn lá sắn giàu prôtêin, có từ 18 - 20% vật chất khô, nhưng lại chứa độc tố xyanoglucozit làm chậm lớn hoặc có thể gây chết khi hàm lượng này cao, tuy nhiên ủ chua có thể loại bỏ gần như hoàn toàn

Trang 37

độc tố này Bình quân một sào sắn có thể thu được 200 - 250kg ngọn sắn lá tươi Đây cũng là nguồn thức ăn có giá trị cho chăn nuôi

1.6 Nhận xét chung

Chăn nuôi là một ngành quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam Để tạo ra nhiều sản phẩm chăn nuôi có chất lượng tốt đáp ứng ngày càng tăng của thị trường, thì việc cung cấp thức ăn đủ, có chất lượng cao và ổn định là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong chăn nuôi Song nguồn thức ăn xanh tự nhiên ngày càng cạn kiệt do đồng cỏ chăn thả dần bị thu hẹp lại nhường chỗ cho cây trồng khác Ở những nước nhiệt đới, nhận thức về vấn đề trồng cỏ để chăn nuôi còn mới, điều đó giải thích tại sao nhiều công trình nghiên cứu còn chưa hoàn chỉnh, phần lớn mới ở giai đoạn mô tả, thêm vào đó là những lý do thiếu phòng thí nghiệm chưa có đầy đủ trang thiết bị; chính vì thế, theo những tiêu chuẩn đơn giản để đánh giá năng suất chẳng hạn, không phải bao giờ cũng có những tài liệu về chất khô và thường chỉ thấy đánh giá tổng quát về năng suất đối với việc chăn nuôi Ngày nay cùng với những nghiên cứu nhằm nâng cao năng xuất và chất lượng đồng cỏ, nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích thì nhiều vấn đề mới cũng đặt ra, đó là cơ cấu kinh tế hợp lý từng vùng, vấn đề an toàn lương thực và phát triển bền vững về mặt sinh thái, nhằm đáp ứng nhu cầu cuộc sống ngày càng cao của toàn xã hội

Trang 38

CHƯƠNG II

ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN - XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU

2.1 Một số đặc điểm tự nhiên - xã hội xã Dương Quang, Phương Linh và xã Hà Hiệu tỉnh Bắc Kạn

2.1.1 Xã Dương Quang

2.1.1.1 Đặc điểm tự nhiên

Vị trí địa lý: Dương Quang nằm ở phía Bắc của thị xã Bắc Kạn, có tổng diện

tích tự nhiên 2.593,70ha, chiếm 19,66% diện tích đất tự nhiên của thị xã Phía bắc giáp xã Huyền Tụng và huyện Bạch Thông Phía nam giáp phường Sông Cầu, phía đông giáp phường Nguyễn Thị Minh Khai, phía tây giáp huyện Bạch Thông

Địa hình địa mạo: Dương Quang là xã miền núi, có độ cao trung bình 200 -

500m, với nhiều đỉnh núi cao trên 700m như núi: Thiềng Phu, Thôm Toóng, Khau Lang Nhìn chung, địa hình của xã thấp dần từ tây bắc xuống đông nam với độ dốc lớn, hiểm trở, thảm thực vật chủ yếu là rừng tự nhiên, giao thông đi lại rất khó khăn

Khí hậu: Dương Quang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa do vậy khí

hậu được chia ra làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô

Mùa mưa: Được bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm tới 80% lượng mưa của cả năm, lũ lụt thường xảy ra với tốc độ nhanh mạnh, nhiệt độ trung bình 26 - 270c, chế độ gió chủ yếu là gió đông nam

Mùa khô: Được hình thành từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ giảm dần, thường có sương mù và sương muối Nhiệt độ bình quân là 220c Lượng mưa từ 1.470mm đến 1.650mm, độ ẩm trung bình 65% Chế độ gió chủ yếu là gió đông bắc Tổng tích ôn bình quân cả năm là 8.3000c

Thủy văn: Sông Cầu chảy qua địa bàn xã có chiều rộng 40m, chiều dài gần

7km, là con sông có chế độ thủy văn khá phức tạp, đặc biệt vào mùa mưa lũ thường ảnh hưởng đến khu vực dân cư ở hai bên bờ

Ngoài ra, còn có suối Nặm Cắt và một số suối khác, có độ dốc lớn bị bồi lắng do đất đá ở thượng nguồn trôi về làm cho dòng chảy của sông suối bị thu hẹp lại, mùa mưa gây ngập úng

Trang 39

2.1.1.2 Đặc điểm xã hội

Theo số liệu thống kê năm 2005, xã Dương Quang hiện có 2762 nhân khẩu với 624 hộ, bình quân 4,42 người/ hộ, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,25% Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa, diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm dần Hiện tại trên địa bàn xã có 1994,71ha đất nông lâm nghiệp (chiếm 76,91% diện tích tự nhiên) Phần lớn diện tích đất nông lâm nghiệp của xã là đất lâm nghiệp (1716,99ha), diện tích đất sản xuất nông nghiệp 277,72ha bao gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm trong đó chủ yếu là diện tích đất trồng lúa một phần còn lại hiện tại đang trồng sắn, ngô lai, rau màu, đỗ, mướp đắng, cây khoai

Chăn nuôi của xã chủ yếu là chăn thả dê, trâu bò, lợn và gia cầm, những năm gần đây đàn gia súc, gia cầm có tăng nhưng không đáng kể do nhu cầu sức kéo giảm cùng với dịch cúm gia cầm đã làm cho ngành chăn nuôi hiện tại phát triển ở mức trung bình cả về số lượng và trọng lượng

2.1.1.3 Đánh giá chung

Những thuận lợi, lợi thế: Là xã có vị trí địa lý tương đối thuận lợi, có điều kiện

giao lưu phát triển kinh tế- xã hội với các xã, phường trong thị xã

Điều kiện khí hậu tương đối thuận lợi, có quỹ đất để mở rộng sản xuất nông - lâm nghiệp theo hướng đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, phát triển nền sản xuất nông nghiệp sinh thái và chuyển đổi cơ cấu nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa với những sản phẩm có chất lượng cao cho tiêu dùng và xuất khẩu

Có thị trường tiêu thụ lớn là thị xã Bắc Kạn, cùng nguồn lao động dồi dào là nguồn lực lớn để khai thác tiềm năng đất đai, phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới

Khó khăn thách thức: Điểm xuất phát thấp, nền kinh tế nông nghiệp vẫn chiếm tỷ

trọng cao, cơ cấu kinh tế nói chung chậm chuyển đổi và kết cấu hạ tầng kém phát triển Số hộ nghèo còn cao, số lao động thiếu việc làm nhiều Lực lượng lao động dồi dào nhưng phần lớn chưa qua đào tạo, ảnh hưởng đến việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới

Từ thực trạng phát triển kinh tế xã hội của xã trong thời kỳ đẩy mạnh phát triển công nghiệp và hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn nhu cầu về đất cho phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội, các cơ sở công nghiệp, thương mại dịch vụ và

Trang 40

đất ở của nhân dân tăng lên, do đó nhu cầu lựa chọn, khai thác sử dụng đất khoa học, hợp lý, tiết kiệm có hiệu quả trong từng ngành và lĩnh vực, gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái [3]

2.1.2 Xã Phương Linh

2.1.2.1 Đặc điểm tự nhiên

Vị trí địa lý: Xã Phương Linh nằm ở phía bắc huyện Bạch Thông tỉnh Bắc

Kạn, có tổng diện tích tự nhiên 2088,35 ha Phía bắc giáp xã Mỹ Phương và xã Lãng Ngâm Phía nam giáp xã Tú Trĩ và xã Tân Tiến Phía đông giáp xã Sỹ Bình Phía tây giáp xã Vi Hương

Địa hình địa mạo: Phương Linh là xã miền núi vùng cao, có đồi núi cao, độ

dốc lớn, bình quân từ 26- 300, diện tích đồi núi chiếm khoảng 90% tổng diện tích tự nhiên, diện tích đất bằng chiếm khoảng 10% Đất nông nghiệp chủ yếu là ruộng bậc thang và các bãi bồi dọc theo hệ thống sông suối

Khí hậu: Phương Linh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có

hai mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô

Mùa mưa: Được bắt đầu từ tháng 4 cho đến tháng 10 Lượng mưa trung bình là 1.586mm, phân bố không đều giữa các tháng trong năm, mưa tập trung vào các tháng 5, 6, 7, 8 Vào tháng 11 lượng mưa không đáng kể, hàng năm trên địa bàn xã xuất hiện mưa đá từ 1 đến 3 lần

Mùa khô: Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình hàng năm 220c Tháng nóng nhất trong năm là tháng 7 và tháng 8 nhiệt độ trung bình là 27,90c, thấp nhất là tháng 12 đến tháng 1 năm sau, nhiệt độ trung bình là 16,40

c

Thủy văn: Hệ thống thủy văn trên địa bàn xã phụ thuộc chủ yếu vào các con

suối được phân bố khá dầy đặc, song hầu hết đều ngắn, lưu vực nhỏ, độ dốc dòng chảy lớn

2.1.2.2 Đặc điểm xã hội

Theo số liệu thống kê, năm 2005 toàn xã Phương Linh có 382 hộ với 1670 nhân khẩu Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên là dưới 1% Hiện tại trên địa bàn xã có 154,73 ha đất sản xuất nông nghiệp chiếm 8,74%, đất lâm nghiệp 1611,56 ha chiếm 91% (tổng diện tích đất tự nhiên) Trong những năm qua cơ cấu và tốc độ tăng

Ngày đăng: 09/11/2012, 16:13

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ MÔ HÌNH   - Đánh giá một số mô hình khai thác thức ăn chăn nuôi bò
ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ MÔ HÌNH (Trang 1)
ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ MÔ HÌNH  - Đánh giá một số mô hình khai thác thức ăn chăn nuôi bò
ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ MÔ HÌNH (Trang 2)
- Đánh giá một số mô hình khai thác thức ăn và đề xuất mô hình sử dụng hợp  lý (trồng cây cỏ loại nào), sơ bộ cho biết hiệu quả kinh tế của từng mô hình đó và  đề xuất phƣơng hƣớng phát triển cho từng địa phƣơng - Đánh giá một số mô hình khai thác thức ăn chăn nuôi bò
nh giá một số mô hình khai thác thức ăn và đề xuất mô hình sử dụng hợp lý (trồng cây cỏ loại nào), sơ bộ cho biết hiệu quả kinh tế của từng mô hình đó và đề xuất phƣơng hƣớng phát triển cho từng địa phƣơng (Trang 13)
1.1.1. Tình hình chăn nuôi bò trên thế giới   - Đánh giá một số mô hình khai thác thức ăn chăn nuôi bò
1.1.1. Tình hình chăn nuôi bò trên thế giới (Trang 14)
Bảng 1.2: Tiêu thụ sữa ở các khu vực trên thế giới  - Đánh giá một số mô hình khai thác thức ăn chăn nuôi bò
Bảng 1.2 Tiêu thụ sữa ở các khu vực trên thế giới (Trang 15)
Bảng 1.3:  Sản lƣợng sữa trên thế giới cho từng giống vật nuôi năm 2001  - Đánh giá một số mô hình khai thác thức ăn chăn nuôi bò
Bảng 1.3 Sản lƣợng sữa trên thế giới cho từng giống vật nuôi năm 2001 (Trang 16)
Bảng 1.4: Sản lƣợng sữa trên thế giới phân theo vùng năm 2001  - Đánh giá một số mô hình khai thác thức ăn chăn nuôi bò
Bảng 1.4 Sản lƣợng sữa trên thế giới phân theo vùng năm 2001 (Trang 17)
1.1.2. Tình hình chăn nuôi bò ở Việt Nam  - Đánh giá một số mô hình khai thác thức ăn chăn nuôi bò
1.1.2. Tình hình chăn nuôi bò ở Việt Nam (Trang 18)
Qua bảng 1.6 ta nhận thấy tốc độ tăng đàn của đàn bò cao, năm 2004 so với  năm 2003 đàn bò của cả nƣớc tăng 11,7% (miền Nam tăng 13,9%, miền Bắc tăng  9,5%) - Đánh giá một số mô hình khai thác thức ăn chăn nuôi bò
ua bảng 1.6 ta nhận thấy tốc độ tăng đàn của đàn bò cao, năm 2004 so với năm 2003 đàn bò của cả nƣớc tăng 11,7% (miền Nam tăng 13,9%, miền Bắc tăng 9,5%) (Trang 19)
Bảng 1.9: Biến động sản lƣợng sữa của các giống bò qua các năm  - Đánh giá một số mô hình khai thác thức ăn chăn nuôi bò
Bảng 1.9 Biến động sản lƣợng sữa của các giống bò qua các năm (Trang 20)
1.2.1. Tình hình nghiên cứu cây thức ăn gia súc trên thế giới  - Đánh giá một số mô hình khai thác thức ăn chăn nuôi bò
1.2.1. Tình hình nghiên cứu cây thức ăn gia súc trên thế giới (Trang 22)
Bảng 1.11 :  Sản lƣợng V ật  chất khô và chất lƣợng những loài cỏ  trên vùng đất thấp vào 45 ngày cắt  - Đánh giá một số mô hình khai thác thức ăn chăn nuôi bò
Bảng 1.11 Sản lƣợng V ật chất khô và chất lƣợng những loài cỏ trên vùng đất thấp vào 45 ngày cắt (Trang 24)
1.2.2. Tình hình nghiên cứu cây thức ăn gia súc Việt Nam  - Đánh giá một số mô hình khai thác thức ăn chăn nuôi bò
1.2.2. Tình hình nghiên cứu cây thức ăn gia súc Việt Nam (Trang 25)
Khi nghiên cứu về loại hình sa van, các tác giả: Nguyễn Đình Ngỗi, Võ Văn  Chi (1964), đã nghiên cứu thành phần loài của thảm thực vật ở Hữu Lũng (Lạng  Sơn) đã gọi loại hình này là Savan cỏ [17] - Đánh giá một số mô hình khai thác thức ăn chăn nuôi bò
hi nghiên cứu về loại hình sa van, các tác giả: Nguyễn Đình Ngỗi, Võ Văn Chi (1964), đã nghiên cứu thành phần loài của thảm thực vật ở Hữu Lũng (Lạng Sơn) đã gọi loại hình này là Savan cỏ [17] (Trang 27)
Bảng 1.13: Thành phần hoá học và giá trị dinh dƣỡng của một số loài cỏ   - Đánh giá một số mô hình khai thác thức ăn chăn nuôi bò
Bảng 1.13 Thành phần hoá học và giá trị dinh dƣỡng của một số loài cỏ (Trang 30)
Đồng cỏ vùng núi phía bắc Việt Nam là loại hình đồng cỏ thứ sinh. Đặc biệt  trong  điều  kiện  khí  hậu  nhiệt  đới  đồng  thời  đồng  cỏ  ở  đây  phân  bố  chủ  yếu  ở  vùng  núi,  các  sƣờn  đồi  có  độ  dốc  khá  lớn  (15-  400 ),  nên  vấn  đề  thoái  - Đánh giá một số mô hình khai thác thức ăn chăn nuôi bò
ng cỏ vùng núi phía bắc Việt Nam là loại hình đồng cỏ thứ sinh. Đặc biệt trong điều kiện khí hậu nhiệt đới đồng thời đồng cỏ ở đây phân bố chủ yếu ở vùng núi, các sƣờn đồi có độ dốc khá lớn (15- 400 ), nên vấn đề thoái (Trang 31)
Địa hình địa mạo:  Dƣơng Quang là xã miền núi, có độ cao trung bình 200  -  500m, với nhiều đỉnh núi cao trên 700m nhƣ núi: Thiềng Phu, Thôm Toóng, Khau  Lang.. - Đánh giá một số mô hình khai thác thức ăn chăn nuôi bò
a hình địa mạo: Dƣơng Quang là xã miền núi, có độ cao trung bình 200 - 500m, với nhiều đỉnh núi cao trên 700m nhƣ núi: Thiềng Phu, Thôm Toóng, Khau Lang (Trang 38)
Địa hình địa mạo : Phƣơng Linh là xã miền núi vùng cao, có đồi núi cao, độ  dốc lớn, bình quân từ 26- 300 , diện tích đồi núi chiếm khoảng 90% tổng diện tích tự  nhiên, diện tích đất bằng chiếm khoảng 10% - Đánh giá một số mô hình khai thác thức ăn chăn nuôi bò
a hình địa mạo : Phƣơng Linh là xã miền núi vùng cao, có đồi núi cao, độ dốc lớn, bình quân từ 26- 300 , diện tích đồi núi chiếm khoảng 90% tổng diện tích tự nhiên, diện tích đất bằng chiếm khoảng 10% (Trang 40)
Địa hình, địa mạo:  Xã có tổng diện tích đất tự nhiên 4.006,57 ha, trong đó đất  nông  nghiệp  462,56  ha  (chiếm  11,54%  tổng  diện  tích  đất  tự  nhiên),  đất  phi  nông  nghiệp  2.638,80  ha  (chiếm  65,88%),  đất  chƣa  sử  dụng  có  diện  tích  905 - Đánh giá một số mô hình khai thác thức ăn chăn nuôi bò
a hình, địa mạo: Xã có tổng diện tích đất tự nhiên 4.006,57 ha, trong đó đất nông nghiệp 462,56 ha (chiếm 11,54% tổng diện tích đất tự nhiên), đất phi nông nghiệp 2.638,80 ha (chiếm 65,88%), đất chƣa sử dụng có diện tích 905 (Trang 41)
C.    Mùa khô: Bắt đầu từ tháng 10 và  kết thúc vào tháng 4 năm sau, mùa này có  - Đánh giá một số mô hình khai thác thức ăn chăn nuôi bò
a khô: Bắt đầu từ tháng 10 và kết thúc vào tháng 4 năm sau, mùa này có (Trang 42)
Bảng 2.1:  Khí tƣợng thủy văn tỉnh Bắc Kạn  - Đánh giá một số mô hình khai thác thức ăn chăn nuôi bò
Bảng 2.1 Khí tƣợng thủy văn tỉnh Bắc Kạn (Trang 43)
Đất đai, địa hình:  Đại Tự là xã có địa bàn tƣơng đối bằng phẳng, đất đai đƣợc  chia  thành  hai  phần  riêng  biệt:  đất  trong  đê  và  đất  ngoài  đê - Đánh giá một số mô hình khai thác thức ăn chăn nuôi bò
t đai, địa hình: Đại Tự là xã có địa bàn tƣơng đối bằng phẳng, đất đai đƣợc chia thành hai phần riêng biệt: đất trong đê và đất ngoài đê (Trang 44)
Địa hình, đất đai:   An Tƣờng có địa hình tƣơng đối bằng phẳng và có hƣớng  dốc dần từ đông bắc xuống tây nam - Đánh giá một số mô hình khai thác thức ăn chăn nuôi bò
a hình, đất đai: An Tƣờng có địa hình tƣơng đối bằng phẳng và có hƣớng dốc dần từ đông bắc xuống tây nam (Trang 45)
Bảng 2.2: Số lƣợng đàn gia súc, gia cầm xã An Tƣờng  - Đánh giá một số mô hình khai thác thức ăn chăn nuôi bò
Bảng 2.2 Số lƣợng đàn gia súc, gia cầm xã An Tƣờng (Trang 46)
Bảng 2.3: Khí tƣợng thủy văn tỉnh Vĩnh Phúc  - Đánh giá một số mô hình khai thác thức ăn chăn nuôi bò
Bảng 2.3 Khí tƣợng thủy văn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 47)
Chúng tôi phân chia vùng nghiên cứu ra làm nhiều điểm căn cứ vào địa hình,  thủy  văn,  thảm  thực  vật,  mức  độ  sử  dụng  khác  nhau,  để  xác  định  các  sinh  cảnh  chính cần giám sát, đánh giá và thu mẫu (cắt phần ở trên mặt đất mà gia súc có thể  s - Đánh giá một số mô hình khai thác thức ăn chăn nuôi bò
h úng tôi phân chia vùng nghiên cứu ra làm nhiều điểm căn cứ vào địa hình, thủy văn, thảm thực vật, mức độ sử dụng khác nhau, để xác định các sinh cảnh chính cần giám sát, đánh giá và thu mẫu (cắt phần ở trên mặt đất mà gia súc có thể s (Trang 48)
nhiều  Độ phủ (%  hình chiếu)  cao (cm)  Chiều  Vật  - Đánh giá một số mô hình khai thác thức ăn chăn nuôi bò
nhi ều Độ phủ (% hình chiếu) cao (cm) Chiều Vật (Trang 49)
Bảng 4.1: Thành phần loài tại các điểm nghiên cứu xã Dƣơng Quang  - Đánh giá một số mô hình khai thác thức ăn chăn nuôi bò
Bảng 4.1 Thành phần loài tại các điểm nghiên cứu xã Dƣơng Quang (Trang 59)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN