III. Đóng góp mới của Đề tài
4.2.1.1. Thành phần loài
Đối với các thảm cỏ tự nhiên ven sông Hồng chúng tôi tiến hành làm ở 3 ô điểm nghiên cứu, số 13, số 15 và số 17. Mỗi ô nghiên cứu cách nhau 130m, kết quả nghiên cứu về thành phần tại 3 điểm đƣợc chúng tôi thốn g trong bảng 4.13. Tổng số loài có mặt trong thảm cỏ ven sông Hồng là 43 loài thuộc 13 họ khác nhau.
Bảng 4.13: Thành phần loài tại các điểm nghiên cứu xã Đại Tự
TT Tên khoa học Tên địa phƣơng Điểm NC số DS
13 15 17
1 2 3 4 5 6 7
LYCOPODIOPHYTA
(1) Schizaeaceae HỌ BÕNG BONG
1 Lygodium flexuosum (L.) SW Bòng bong + + + 11
2 Lygodium scandens (L.) SW Bòng bong leo + + 11
ANGIOSPERMAE
DICOTYLEDONEAE
(2) Apiaceae HỌ RAU MÁ
1 Centella asiatica (L.) Urb. Rau má + + + 15
(3) Asteraceae HỌ CÖC
1 Ageratum conyzoides L. Cỏ cứt lợn + + + 16
2 Artemisia japonica Thunb Ngải cứu dại + + 10
3 Aster ageratoides Turez Cúc sao + + + 6
4 Blumea balsamifera (L.) DL. Đại bi + + + 6
5 Chromolaena odorata (L.)R.King&H.Robins Cỏ lào + + + 6
6 Elephantopus scaber L. Cúc chỉ thiên + + 10
7 Sigesbeckia orientalis L. Cỏ dĩ + + + 16
(4) Boraginaceae HỌ VÕI VOI
1 Heliotropium indicum L. Vòi voi + + + 16
(5) Commelinaceae HỌ THÀI LÀI
1 Commelina communis L. Thài lài + + + 11
(6) Euphorbiaceae HỌ THẦU DẦU
1 Breynia fruticosa (L.) Hook.f. Bồ cu vẽ + + 2
2 Glochidion arnottianum Amell-Arg Bọt ếch + + 2
3 Ph.reticulata Poir Phèn đen + + 2
4 Phyllanthus urinaria L. Chó đẻ + + + 4
(7) Fabaceae HỌ ĐẬU
1 Sesbania cannabina (Retz) Pers Muồng hoa vàng + + + 4
2 Uraria logopodiodes DC. Đậu 3 lá + + + 16
(8) Malvaceae HỌ BÔNG
1 Sida rhombifolia L. Ké hoa vàng + + + 6
2 Urena lobata L. Ké hoa đào + + + 6
(9) Mimosaceae HỌ TRINH NỮ
1 Mimosa pudica L. Trinh nữ + + + 1
(10) Solanaceae HỌ CÀ
1 Solanum indicum Cà gai + + + 6
(11) Verbenaceae HỌ CỎ ROI NGỰA
1 Callicarpa rubella Lindl Trứng ếch cuốn + + + 4
2 Clerodendron cyrtophyllum Turcz Bọ mảy + + + 8
MONOCOTYLEDONEAE
(12) Cyperaceae HỌ CÓI
1 Carex brunnea Thunb Cói túi nhụy nâu + + + 14
2 Cyperus cephalotus Vall Cỏ lác + + + 18
3 Cyperus esculentus L. Củ gấu + + 10
4 C.rotundus L Hƣơng phụ + + + 10
5 Fimbristylis annua Cỏ lông lợn + + + 10
(13) Poaceae HỌ LÖA
1 Chrysopogon aciculatus Cỏ mây + + 10
2 Cynodon dactylon (L.) Pers. Cỏ gà + + + 18
3 D.Violascens Link Túc hình tím + + + 12
4 Digitaria abludens (Roem ex Sth) Cỏ chân nhện + + + 12
5 E.unioloides Nees Cỏ bông + + 13
6 Eleusine indica (L.) Gaertn Cỏ mần trầu + + + 10
7 Echinochloa crus-galli (L.) P.Beauv Cỏ lồng vực + + + 12
8 Imperata cylindrica (L) P.Beauv Cỏ tranh + 14
9 P.scrobiculatum L. Cỏ đắng + + + 12
10 P.orbiculare Forst Cỏ công viên + + + 15
11 Panicum repens L. Cỏ gừng + + + 15
12 Phragmites karka (Retz) Trin Sậy + + 13
13 Setaria viridis (L.) P.Beauv Cỏ sâu dóm + + + 12
Tổng số loài 39 39 39
Họ có số loài nhiều nhất là họ Lúa (Poaceae) với 11 loài chiếm 28,2% tổng số loài trong điểm nghiên cứu nhƣ: Cỏ đắng (P.scrobiculatum), Cỏ công viên (P.orbiculare), Cỏ chân nhện (Digitaria abludens), Cỏ mần trầu (Eleusine indica), Cỏ sâu dóm (Setaria viridis), Cỏ gà (Cynodon dactylon), Cỏ lồng vực (Echinochloa crus-galli), Túc hình tím (D.Violascens), Cỏ mây (Chrysopogon aciculatus), Cỏ gừng (Panicum repens), Sậy (Phragmites karka).
Họ Cúc (Asteraceae) có 6 loài chiếm 15,38% tổng số loài trong điểm nghiên cứu nhƣ: Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides), Cúc sao (Aster ageratoides), Đại bi (Blumea balsamifera), Cỏ lào (Chromolaena odorata), Cúc chỉ thiên (Elephantopus scaber), Cỏ dĩ (Sigesbeckia orientalis).
Họ có 5 loài là họ Cói (Cyperaceae) nhƣ Cói túi nhụy nâu (Carex brunnea), Cỏ lác (Cyperus cephalotus), Củ gấu (Cyperus esculentus), Cỏ lông lợn (Fimbristylis annua), Hƣơng phụ (C.rotundus) chiếm 12,82% tổng số loài trong điểm nghiên cứu.
Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) có 3 loài chiếm 7,69% tổng số loài trong điểm nghiên cứu bao gồm: Phèn đen (Ph.reticulata), Bọt ếch (Glochidion arnottianum), Chó đẻ (Phyllanthus urinaria).
Nhóm họ có 2 loài là họ Bòng bong (Schizaeaceae) nhƣ Bòng bong (Lygodium flexuosum), Bòng bong leo (Lygodium scandens). Họ Đậu (Fabaceae) nhƣ Muồng hoa vàng (Sesbania cannabina), Đậu ba lá (Uraria logopodiodes). Họ Bông (Malvaceae) nhƣ Ké hoa vàng (Sida rhombifolia), Ké hoa đào (Urena lobata). Họ Cà (Solanaceae) gồm Cà gai (Solanum indicum), Cà lông (Solanum torvum) và họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) gồm Trứng ếch cuốn (Callicarpa rubella), Bọ mảy (Clerodendron cyrtophyllum). Chiếm 25,64% tổng số loài trong điểm nghiên cứu.
Họ có 1 loài là họ Trinh nữ (Mimosaceae), họ Thài lài (Commelinaceae), họ Vòi voi (Boraginaceae), họ Rau má (Apiaceae) mỗi họ chiếm 2,56% tổng số loài bao gồm: Rau má (Centella asiatica), Vòi voi (Heliotropium indicum), Thài lài (Commelina communis), Trinh nữ (Mimosa pudica).
Tại 3 điểm nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy về tổng số loài và số loài trong mỗi họ ở mỗi điểm nghiên cứu là tƣơng đƣơng nhau. Nhƣ họ Lúa (Poaceae) có số lƣợng loài nhiều nhất điểm số 15 có 12 loài, điểm 13 và 17 có 11 loài. Tiếp đến là họ Cúc (Asteraceae) có 7 loài ở điểm số 13, điểm 15 và 17 có 6 loài... Nguyên nhân của sự giống nhau về số lƣợng và thành phần loài tại mỗi điểm nghiên cứu là do hàng năm lƣợng phù xa màu mỡ đƣợc bồi đắp trên diện tích lớn thích hợp cho thực vật phát triển đặc biệt là các loại thực vật làm thức ăn cho đại gia súc.
Qua nghiên cứu thành phần loài ta thấy, số loài gia súc ăn đƣợc chiếm tỷ lệ rất cao 32/43, tỷ lệ hòa thảo cũng cao 13/43. Với tỷ lệ thành phần loài nhƣ trên đồng cỏ ven sông Hồng giải quyết rất tốt nguồn thức ăn cho chăn nuôi địa phƣơng.
4.2.1.2. Năng suất và chất lượng đồng cỏ ở ven sông Hồng
Năng suất của thảm cỏ ven sông Hồng đƣợc chúng tôi nghiên cứu vào tháng 2 năm 2009, kết quả đƣợc trình bày trong bảng 4.14.
Bảng 4.14: Sinh khối của thảm cỏ vùng ven sông Hồng (g/m2
)
Địa điểm Tên quần xã
Nhóm cỏ Phần sống tƣơi Phần chết Phần sống khô Vật chất khô %
Sinh khối % Sinh khối %
Đồng cỏ Ven sông Hồng Hòa thảo 397,2 47,46 159,6 157,86 44,5 48,48 Cây thuộc thảo 233,3 27,87 103,66 29,98 26,47 Họ Đậu 144,5 17,26 64,03 18,04 13,12 Họ Cói 61,9 7,39 29,16 8,22 5,96 Tổng cộng 836,9 100 354,71 100 47,97
Từ số liệu thu đƣợc ở bảng 4.14 về năng suất cỏ của thảm ven sông Hồng cho ta thấy, tổng sinh khối trong tháng 2 là 836,9 g/m2. Trong đó hòa thảo chiếm 47,46%, thấp hơn là cây thuộc thảo chiếm 27,87%. Họ Đậu là 17,26%, họ Cói 7,39%. Vật chất khô của tổng số là 47,97%, riêng hòa Thảo là 48,48%. Phần khô cây thuộc thảo giảm không đáng kể, họ Đậu và họ Cói giảm nhiều hơn.
Nhìn chung khối lƣợng thực vật ven sông Hồng trong mùa đông cũng đạt khá cao, trên 8 tấn/ ha, gần 100% là có giá trị chăn thả. Trong mùa sinh trƣởng thảm cỏ sẽ đạt năng suất cao hơn.
Chất lƣợng cỏ: Để đánh giá chất lƣợng cỏ tại vùng ven đê sông Hồng, chúng tôi tiến hành phân tích một số chỉ tiêu cơ bản của các loài cỏ thƣờng gặp. Kết quả thu về đƣợc trình bày trong bảng 4.15.
Bảng 4.15: Thành phần hóa học của một số loại cỏ
TT Tên khoa học Tên Việt Nam VCK % Prôtêin TS Đƣờng TS Chất xơ TS
1 Chrysopogon aciculatus Cỏ mây 21,89 4,06 0,78 12,02 2 Cynodon dactylon Cỏ gà 29,98 4,14 0,88 18,09 3 Panicum repens L Cỏ gừng 19,91 3,03 0,98 9,12 4 Paspalum scrobiculatum Cỏ đắng 28,27 3,21 1,02 12,06
Qua số liệu bảng trên 4.15 ta nhận thấy vật chất khô giữa các loại cỏ có sự dao động từ 19,91% - 29,98%. Hàm lƣợng prôtêin cao nhất là Cỏ gà 4,14%, tiếp đến là Cỏ mây 4,06%, Cỏ đắng 3,21%, thấp nhất là Cỏ gừng 3,03%. Về hàm lƣợng đƣờng cao nhất là Cỏ đắng 1,02%, Cỏ gừng 0,98%, thấp nhất Cỏ mây 0,78%. Chất xơ cao nhất là Cỏ gà 18,09%, thấp nhất là Cỏ gừng 9,12%.
Với các kết quả thu đƣợc, ta nhận thấy các loài cỏ tự nhiên có chất lƣợng cỏ tốt, hàm lƣợng các chất dinh dƣỡng cao.
4.2.2. Cỏ trồng
Tại xã An Tƣờng nhân dân trồng cỏ Voi (Pennisetum purpureum), VA06 (P.purpureumx) và Ngô (Zea mays) làm thức ăn xanh cho bò. Chúng tôi tiến hành đánh giá năng suất các loài cỏ trên.
4.2.2.1. Năng suất cỏ
Chúng tôi bắt đầu tiến hành nghiên cứu cỏ VA06 (P.americanum) vào ngày 16/05/2008 tại xã An Tƣờng với hộ gia đình anh Lê Văn Ngọt và anh Lê Văn Hải.
Nhà ông Lê Văn Hải cỏ VA06 đƣợc trồng trên đất ruộng ngô. Tại đây đất thuộc loại đất tốt, kết quả phân tích đất đƣợc trình bày trong bảng 4.16.
Bảng 4.16. Kết quả phân tích mẫu đất
Địa điểm lấy mẫu pHKCl N (%) P2O5 (%) K2O (%) OM (%)
Lê Văn Ngọt 5,39 0,112 0,18 0,36 2,82 Lê Văn Hải 5,19 0,187 0,37 0,35 5,06
Cỏ khi trồng bón phân chuồng 1,5 tấn /sào, sau mỗi lứa cắt bón 3- 5kg phân đạm/ sào hay 10 kg phân tổng hợp/ sào. Sau mỗi lần cắt tƣới ƣớt toàn phần. Mùa hè 40 ngày cắt 1 lứa, mùa đông 2 tháng cắt 1 lứa. Tổng cả năm có thể cắt 7 lứa, năng suất mùa hè là 8 - 10kg/m2, mùa đông từ 5 - 8kg/m2
(đây là số liệu cắt thử nghiệm của chúng tôi - hè 2 lần, mùa đông 4 lần). Năng suất trung bình 1 năm trên 500 tấn tƣơi/ ha. Ông Hải còn dùng 1 mẫu đất để trồng 2 vụ ngô và 1 vụ đỗ tƣơng, 2 vụ ngô đạt 28,5 tấn thân lá ngô chín sáp, nếu lấy hạt là 2,5 tấn/ vụ.
Ông Lê Văn Ngọt trồng cỏ Voi (Pennisetum purpureum), cỏ đƣợc trồng trên đất ruộng ngô cũ, khi trồng có bón phân chuồng 1 tấn/ sào, tƣới ngập sau
cắt. Một năm cắt 6 lứa, chúng tôi cắt thử 2 lứa mùa hè năng suất dao động từ 5,3 - 5,8kg/m2, mùa đông 4,8kg/m2
. Năng suất 1 năm trên 300 tấn tƣơi/ ha.
4.2.2.2. Chất lượng cỏ
Để đánh giá chất lƣợng cỏ trồng, chúng tôi lấy mẫu cỏ của 2 gia đình ông Hải và ông Ngọt (tháng 6/ 2008). Kết quả phân tích đƣợc trình bày trong bảng 4.17.
Bảng 4.17: Thành phần hóa học cỏ
Tên cỏ VCK (%) Prôtêin (%) Lipit (%) Đƣờng (%) Xơ (%)
Cỏ VA06 9,53 1,43 0,02 0,03 3,64
Cỏ voi 9,11 1,57 0,07 0,09 3,98
Từ kết quả bảng 4.17 cho thấy, cỏ trồng ở đây có tỷ lệ % vật chất khô rất thấp (9,11- 9,53%). Tỷ lệ % prôtêin, lipit, đƣờng khử đều thấp. Giữa 2 loại cỏ thì cỏ Voi nhà ông Ngọt có tốt hơn cỏ VA06 nhà ông Hải. Xơ trong cỏ 2 gia đình là tƣơng đƣơng.
4.3. Thực trạng về khai thác thức ăn hiện nay của từng địa phƣơng
4.3.1. Thực trạng về khai thác
Gia đình ông Trịnh Đình Hòa xã Dƣơng Quang thị xã Bắc Kạn nuôi bò từ năm 2003, mới đầu nuôi có 8 con. Phƣơng thức chăn nuôi của gia đình là thả bò vào rừng (rừng mỡ, bạch đàn, keo) chiều tối đƣa về chuồng. Trong mùa đông cho ăn thêm rơm, và một số loại cây cỏ khác nhƣ thân chuối, lá chít, lau, lá vầu, lá nứa... Đến năm 2006 trồng 0,6 ha cỏ voi và là thức ăn bổ sung thêm trong mùa đông, mùa hè không dùng đến. Những con đẻ, con ốm đƣợc ăn thêm cháo.
Về hiệu quả kinh tế: Đến năm 2008, tổng số bò gia đình mua vào 11 con (gồm 1 con đực 15 triệu đồng + 2 nái 14 triệu đồng mua 2007), tổng số tiền mua là 53 triệu. Số con đã bán đến 2008 là 11 con (thu 33 triệu), hiện còn 12 con giá trị khoảng 56 triệu (29tr
+ 9con x 3tr). Nhƣ vậy bình quân trong 6 năm chăn nuôi gia đình đã thu là: 56tr + 33tr - 53tr = 36 triệu, mỗi năm thu từ chăn nuôi là 6 triệu. Theo ông Hòa, bò từ khi đẻ ra đến khi bán là 3 tuổi, đạt khoảng 110 - 120kg hơi, nhƣ vậy bình quân mỗi năm một con tăng đƣợc 38kg.
Gia đình ông Lê Văn Hỏa xã Phƣơng Linh huyện Bạch Thông, bắt đầu nuôi bò từ 2005, khởi đầu nuôi 3 con, phƣơng thức chăn nuôi cũng là thả bò trên đồi và
trong rừng phục hồi tự nhiên (suốt cả mùa hè và mùa đông) tối cho về chuồng. Gia đình đã trồng cỏ voi từ cuối 2004 với diện tích 0,7 ha, chỉ sử dụng trong mùa đông khi thiếu cỏ. Mùa đông còn cho ăn thêm rơm, thân chuối.
Về hiệu quả kinh tế: mua vào 3 con năm 2005, đến 2008 đã bán 2 con, chết 1 con và hiện còn 7 con. Giá bán mỗi con là 3 triệu. Nhƣ vậy tổng thu của gia đình về mô hình chăn nuôi bò là tăng lên 7 con trong 4 năm, với giá địa phƣơng 3 triệu đồng/ con thì thu đƣợc 21 triệu đồng, mỗi năm thu hơn 5 triệu.
Gia đình ông Hoàng Văn Toán xã Hà Hiệu huyện Ba Bể, nuôi bò từ năm 2005, số lƣợng lúc đầu là 3 con, đến 2006 mua thêm 4 con, tổng số là 7 con. Phƣơng thức nuôi cũng là thả lên đồi, rừng quanh năm. Hàng ngày bò có thể đi xa tới 4km (với độ dốc của rừng là 30- 350), tối cho về chuồng. Mùa đông cho ăn thêm rơm, thân lá ngô, thân chuối, ít cỏ voi. Năm 2007 trồng cỏ voi với diện tích khoảng 1000m2
, chỉ cho con ốm hoặc đẻ ăn thêm.
Hiệu quả kinh tế: Đến cuối 2008, gia đình đã bán 7 con thu 21 triệu (đủ trả vốn mua ban đầu) hiện còn 7 con (trong đó 3 con sắp đẻ). Tổng số tiền thu đạt khoảng 24 triệu đồng, mỗi năm thu khoảng 6 triệu đồng.
Gia đình ông Đặng Văn Hải xã Đại Tự tỉnh Vĩnh Phúc. Bắt đầu nuôi bò từ năm 1984, số lƣợng lúc đầu là 26 con. Thƣờng xuyên mua vào và bán ra mỗi năm trung bình 23 con. Phƣơng thức nuôi là chăn thả quanh năm ngoài bãi ven sông Hồng, tối cho về chuồng. Nguồn thức ăn dồi dào do thiên nhiên ƣu đãi (phù xa hàng năm của sông Hồng, rất thuận lợi cho cây cỏ làm thức ăn cho gia súc phát triển). Mùa đông cho ăn thêm thức ăn dạng bột trị giá 2000 đồng/ con/ ngày. Bình quân nếu cho ăn thêm tăng 15 kg/ con/ tháng, không cho ăn thêm thức ăn bổ sung tăng 10 kg/ con / tháng.
Hiệu quả kinh tế: Tháng 10/ 2008 bán 23 con lãi 80 triệu đồng, bình quân lãi 300.000 đồng /tháng /con.
Gia đình ông Lê văn Hải xã An Tƣờng, Vĩnh Phúc nuôi bò sữa từ 2006, nay có 21 con, có 6 con bê + bò tơ, 15 con cho sữa trong đó 10 đang cho sữa, 5 con cạn. Tổng sữa hàng ngày là 150 kg, thức ăn bình quân 30kg cỏ tƣơi, mùa đông 15kg cỏ
tƣơi và 10 kg cỏ khô hay ủ ƣớp, bã bia 7kg/ con / ngày. Bột cho bò sữa là 4kg/ 10 bò sữa, bò cạn là 2kg/ con. Tổng chi trong 1 ngày của đàn bò nhà ông Hải là:
Thức ăn bột: Bò sữa = 349.600đ/ ngày Bò cạn 2 x 5 x 4600đ /kg = 46.000đ/ ngày Bã bia: 7kg x 21con x 1000đ = 147.000đ/ ngày Cỏ (tính cỏ tƣơi): 30kg x 21con
x 250đ / kg = 157.500đ/ ngày Tổng chi là: 349.600đ + 46.000đ + 147.000đ + 157.500đ = 700.100đ / ngày Tổng thu từ sữa là: 150kg x 7.500đ = 1.125.000đ/ ngày Lãi hàng ngày: 1.125.000đ - 700.100đ = 424.900đ / ngày Nếu bò sữa 1 năm cho 300 ngày có sữa thì tổng thu 1 năm sẽ là:
424.900đ / ngày x 300 ngày = 127.470.000đ /năm (chƣa trừ vốn mua bò, chuồng trại, thú y, trang thiết bị phục vụ và công lao động).
Tổng nhu cầu cỏ 1 năm là: 30kg
x 21bò x 365ngày = 229,9tấn Giá thành cỏ: 229,9tấn x 250đ /kg = 57,5triệu
Nếu trồng cỏ VA06 với năng suất khoảng 500 tấn/ ha thì cần 0,5ha đất trồng cỏ là đủ, gia đình sẽ không phải mua thêm cỏ. Tổng thu sẽ là: 127.470.000 + 57,5triệu = 184,9 triệu/ năm. Trên cơ sở tính toán nhƣ trên thì đây là mô hình tối ƣu của chăn nuôi và cũng là tối ƣu sử dụng đất.
4.3.2. So sánh các mô hình chăn nuôi
Để tìm ra phƣơng thức và mô hình chăn nuôi tối ƣu, chúng tôi tiến hành so sánh 3 mô hình bò thịt Bắc Kạn và 1 mô hình bò thịt, 1 mô hình bò sữa Vĩnh Phúc.