Một số đặc điểm tự nhiên xã hội xã Dƣơng Quang, Phƣơng Linh

Một phần của tài liệu Đánh giá một số mô hình khai thác thức ăn chăn nuôi bò (Trang 38 - 43)

III. Đóng góp mới của Đề tài

2.1. Một số đặc điểm tự nhiên xã hội xã Dƣơng Quang, Phƣơng Linh

xã Hà Hiệu tỉnh Bắc Kạn

2.1.1. Xã Dương Quang

2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Vị trí địa lý: Dƣơng Quang nằm ở phía Bắc của thị xã Bắc Kạn, có tổng diện tích tự nhiên 2.593,70ha, chiếm 19,66% diện tích đất tự nhiên của thị xã. Phía bắc giáp xã Huyền Tụng và huyện Bạch Thông. Phía nam giáp phƣờng Sông Cầu, phía đông giáp phƣờng Nguyễn Thị Minh Khai, phía tây giáp huyện Bạch Thông.

Địa hình địa mạo: Dƣơng Quang là xã miền núi, có độ cao trung bình 200 - 500m, với nhiều đỉnh núi cao trên 700m nhƣ núi: Thiềng Phu, Thôm Toóng, Khau Lang... Nhìn chung, địa hình của xã thấp dần từ tây bắc xuống đông nam với độ dốc lớn, hiểm trở, thảm thực vật chủ yếu là rừng tự nhiên, giao thông đi lại rất khó khăn.

Khí hậu: Dƣơng Quang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa do vậy khí hậu đƣợc chia ra làm hai mùa rõ rệt, mùa mƣa và mùa khô.

Mùa mƣa: Đƣợc bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, lƣợng mƣa chiếm tới 80% lƣợng mƣa của cả năm, lũ lụt thƣờng xảy ra với tốc độ nhanh mạnh, nhiệt độ trung bình 26 - 270c, chế độ gió chủ yếu là gió đông nam.

Mùa khô: Đƣợc hình thành từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ giảm dần, thƣờng có sƣơng mù và sƣơng muối. Nhiệt độ bình quân là 220c. Lƣợng mƣa từ 1.470mm đến 1.650mm, độ ẩm trung bình 65%. Chế độ gió chủ yếu là gió đông bắc. Tổng tích ôn bình quân cả năm là 8.3000c.

Thủy văn: Sông Cầu chảy qua địa bàn xã có chiều rộng 40m, chiều dài gần 7km, là con sông có chế độ thủy văn khá phức tạp, đặc biệt vào mùa mƣa lũ thƣờng ảnh hƣởng đến khu vực dân cƣ ở hai bên bờ.

Ngoài ra, còn có suối Nặm Cắt và một số suối khác, có độ dốc lớn bị bồi lắng do đất đá ở thƣợng nguồn trôi về làm cho dòng chảy của sông suối bị thu hẹp lại, mùa mƣa gây ngập úng.

2.1.1.2. Đặc điểm xã hội

Theo số liệu thống kê năm 2005, xã Dƣơng Quang hiện có 2762 nhân khẩu với 624 hộ, bình quân 4,42 ngƣời/ hộ, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,25%. Trong những năm gần đây, do ảnh hƣởng của quá trình đô thị hóa, diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm dần. Hiện tại trên địa bàn xã có 1994,71ha đất nông lâm nghiệp (chiếm 76,91% diện tích tự nhiên). Phần lớn diện tích đất nông lâm nghiệp của xã là đất lâm nghiệp (1716,99ha), diện tích đất sản xuất nông nghiệp 277,72ha bao gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm trong đó chủ yếu là diện tích đất trồng lúa một phần còn lại hiện tại đang trồng sắn, ngô lai, rau màu, đỗ, mƣớp đắng, cây khoai...

Chăn nuôi của xã chủ yếu là chăn thả dê, trâu bò, lợn và gia cầm, những năm gần đây đàn gia súc, gia cầm có tăng nhƣng không đáng kể do nhu cầu sức kéo giảm cùng với dịch cúm gia cầm đã làm cho ngành chăn nuôi hiện tại phát triển ở mức trung bình cả về số lƣợng và trọng lƣợng.

2.1.1.3. Đánh giá chung

Những thuận lợi, lợi thế: Là xã có vị trí địa lý tƣơng đối thuận lợi, có điều kiện giao lƣu phát triển kinh tế- xã hội với các xã, phƣờng trong thị xã.

Điều kiện khí hậu tƣơng đối thuận lợi, có quỹ đất để mở rộng sản xuất nông - lâm nghiệp theo hƣớng đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, phát triển nền sản xuất nông nghiệp sinh thái và chuyển đổi cơ cấu nền nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa với những sản phẩm có chất lƣợng cao cho tiêu dùng và xuất khẩu.

Có thị trƣờng tiêu thụ lớn là thị xã Bắc Kạn, cùng nguồn lao động dồi dào là nguồn lực lớn để khai thác tiềm năng đất đai, phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới.

Khó khăn thách thức: Điểm xuất phát thấp, nền kinh tế nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao, cơ cấu kinh tế nói chung chậm chuyển đổi và kết cấu hạ tầng kém phát triển.

Số hộ nghèo còn cao, số lao động thiếu việc làm nhiều. Lực lƣợng lao động dồi dào nhƣng phần lớn chƣa qua đào tạo, ảnh hƣởng đến việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới.

Từ thực trạng phát triển kinh tế xã hội của xã trong thời kỳ đẩy mạnh phát triển công nghiệp và hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn nhu cầu về đất cho phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội, các cơ sở công nghiệp, thƣơng mại dịch vụ và

đất ở của nhân dân tăng lên, do đó nhu cầu lựa chọn, khai thác sử dụng đất khoa học, hợp lý, tiết kiệm có hiệu quả trong từng ngành và lĩnh vực, gắn liền với bảo vệ môi trƣờng sinh thái [3].

2.1.2. Xã Phương Linh

2.1.2.1. Đặc điểm tự nhiên

Vị trí địa lý: Xã Phƣơng Linh nằm ở phía bắc huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn, có tổng diện tích tự nhiên 2088,35 ha. Phía bắc giáp xã Mỹ Phƣơng và xã Lãng Ngâm. Phía nam giáp xã Tú Trĩ và xã Tân Tiến. Phía đông giáp xã Sỹ Bình. Phía tây giáp xã Vi Hƣơng.

Địa hình địa mạo: Phƣơng Linh là xã miền núi vùng cao, có đồi núi cao, độ dốc lớn, bình quân từ 26- 300, diện tích đồi núi chiếm khoảng 90% tổng diện tích tự nhiên, diện tích đất bằng chiếm khoảng 10%. Đất nông nghiệp chủ yếu là ruộng bậc thang và các bãi bồi dọc theo hệ thống sông suối.

Khí hậu: Phƣơng Linh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có hai mùa rõ rệt, mùa mƣa và mùa khô.

Mùa mƣa: Đƣợc bắt đầu từ tháng 4 cho đến tháng 10. Lƣợng mƣa trung bình là 1.586mm, phân bố không đều giữa các tháng trong năm, mƣa tập trung vào các tháng 5, 6, 7, 8. Vào tháng 11 lƣợng mƣa không đáng kể, hàng năm trên địa bàn xã xuất hiện mƣa đá từ 1 đến 3 lần.

Mùa khô: Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình hàng năm 220c. Tháng nóng nhất trong năm là tháng 7 và tháng 8 nhiệt độ trung bình là 27,90c, thấp nhất là tháng 12 đến tháng 1 năm sau, nhiệt độ trung bình là 16,40

c.

Thủy văn: Hệ thống thủy văn trên địa bàn xã phụ thuộc chủ yếu vào các con suối đƣợc phân bố khá dầy đặc, song hầu hết đều ngắn, lƣu vực nhỏ, độ dốc dòng chảy lớn.

2.1.2.2. Đặc điểm xã hội

Theo số liệu thống kê, năm 2005 toàn xã Phƣơng Linh có 382 hộ với 1670 nhân khẩu. Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên là dƣới 1%. Hiện tại trên địa bàn xã có 154,73 ha đất sản xuất nông nghiệp chiếm 8,74%, đất lâm nghiệp 1611,56 ha chiếm 91% (tổng diện tích đất tự nhiên). Trong những năm qua cơ cấu và tốc độ tăng

trƣởng kinh tế của xã có những chuyển biến tích cực, ngày càng tăng, đáp ứng đƣợc những mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra. Năm 2005 tổng sản lƣợng lƣơng thực đạt 809,7 tấn, tăng 46,5% so với năm 2000. Đời sống chủ yếu của nhân dân là lao động nông- lâm nghiệp, chăn nuôi và dịch vụ nhỏ chiếm trên 90% lao động của toàn xã.

2.1.2.3. Đánh giá chung

Những thuận lợi, lợi thế: Đƣợc sự quan tâm chỉ đạo sát sao của huyện ủy, ủy ban nhân dân huyện. Ngƣời dân trong xã đƣợc chuyển giao khoa học kỹ thuật về cách chăm sóc và nuôi dƣỡng vật nuôi, cây trồng. Cung ứng kịp thời phân bón, giống mới có năng suất cao đƣợc gieo trồng trên diện rộng, nhằm tăng thu nhập kinh tế của nhân dân.

Khó khăn thách thức: Điểm xuất phát thấp, nền kinh tế nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao, cơ cấu kinh tế chung chậm chuyển đổi và giao thông đi lại còn khó khăn.

Số hộ nghèo còn cao, số lao động thiếu việc làm nhiều. Lực lƣợng lao động dồi dào nhƣng phần lớn chƣa qua đào tạo, ảnh hƣởng đến việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất [4].

2.1.3. Xã Hà Hiệu

2.1.3.1. Đặc điểm tự nhiên

Vị trí địa lý: Hà Hiệu là một xã miền núi thuộc huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn, ở 22023' đến 22039' độ vĩ bắc và 105048' đến 105053' kinh đông, nằm dọc trục đƣờng từ Nà Phặc đi Phúc Lộc. Phía bắc và tây bắc giáp xã Phúc Lộc, phía nam giáp xã Chu Hƣơng, phía đông giáp xã Ngân Tùng (huyện Ngân Sơn).

Địa hình, địa mạo: Xã có tổng diện tích đất tự nhiên 4.006,57 ha, trong đó đất nông nghiệp 462,56 ha (chiếm 11,54% tổng diện tích đất tự nhiên), đất phi nông nghiệp 2.638,80 ha (chiếm 65,88%), đất chƣa sử dụng có diện tích 905,21 ha (chiếm 22,16%). Đất Hà Hiệu là loại đất feralit đỏ vàng trên đá sét hay đá biến chất, vùng thấp nhất là các thung lũng hay các cánh đồng ven suối thì có đất bồi tụ hay phù sa, bãi cát và hàng năm vẫn đƣợc bồi đắp thêm.

Khí hậu: Hà Hiệu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang đặc điểm chung của khí hậu vùng núi phía bắc có mùa đông lạnh và mùa hè nóng có mƣa.

Mùa mƣa: Mùa mƣa nóng ẩm, mƣa nhiều kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, đặc điểm mùa này là mƣa nhiều, tập trung chủ yếu vào tháng 6, 7, 8 chiếm trên 70% lƣợng mƣa cả năm. Lƣợng mƣa của các tháng này dao động từ 144,0 đến 309,5mm. Mƣa tập trung nên thƣờng gây lũ lụt cục bộ. Nhiệt độ trung bình ngày mùa này là 27,50C, số giờ nắng trung bình 7,3 giờ/ ngày, tổng tích ôn toàn mùa là 5748,50

C. Mùa khô: Bắt đầu từ tháng 10 và kết thúc vào tháng 4 năm sau, mùa này có nhiệt độ trung bình ngày là 18,50C, lƣợng mƣa ít, số giờ nắng trung bình là 3,8 giờ/ ngày, tổng tích ôn toàn mùa là 2873,30

C.

Thủy văn: Mạng lƣới thuỷ văn của xã có 33,39 ha sông suối, có con suối chính là suối Hà Hiệu chảy theo hƣớng từ đông bắc sang tây nam. Ngoài ra trên địa bàn xã còn có các suối nhỏ nhƣ suối Khuổi Duồng, Khuổi Liên, Khuổi Hiu, Khuổi Vài và các khe rạch phân bố khá đều cùng với hệ thống ao hồ, đập lớn nhỏ là những nguồn nƣớc quý phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất. Mặc dù có nguồn nƣớc dồi dào nhƣ vậy, nhƣng do địa hình dốc nên việc tƣới tiêu cho cây trồng vẫn còn gặp nhiều khó khăn nhất là những khu ruộng bậc thang hay khu ruộng cao.

2.1.3.2. Đặc điểm xã hội

Hà Hiệu là nơi tập trung phần đa dân số làm nông nghiệp. Xã có 543 hộ với 2739 khẩu, mật độ dân cƣ ở mức trung bình so với các xã khác trong huyện, bình quân là 66,16 ngƣời/ 1 km2, số lao động xã Hà Hiệu là 1215 ngƣời, chiếm 45,83 % tổng dân số. Số dân làm nông nghiệp là 1191 ngƣời chiếm 98,02% tổng số lao động toàn xã. Kinh tế chủ yếu là tự cung tự cấp, sản xuất và canh tác lạc hậu, chƣa có tƣ duy và thói quen sản xuất hàng hóa, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất rất hạn chế. Thu nhập bình quân đầu ngƣời 4,5 triệu đồng/ ngƣời/ năm.

2.1.3.3. Đánh giá chung

Hà hiệu là một xã miền núi có địa hình phức tạp, hệ thống giao thông chƣa thật phát triển. Hà Hiệu có nguồn tài nguyên thiên nhiên khá phong phú và đa dạng, mật độ dân số không cao, nhƣng bình quân đất nông nghiệp thì thấp. Trên 97% dân địa phƣơng sống bằng nghề nông, bình quân thu nhập thấp. Thực trạng về sản xuất và mức độ khai thác tài nguyên thiên nhiên còn yếu và chƣa hợp lý. Để nâng cao mức

sống của ngƣời dân trong xã cần phải có cơ cấu chuyển đổi sản xuất và tập quán làm nông nghiệp của ngƣời dân [5].

Bảng 2.1: Khí tƣợng thủy văn tỉnh Bắc Kạn Nhiệt độ (độ C) Số giờ nắng (giờ) Lƣợng mƣa (mm) Độ ẩm không khí (%) Năm 2007 2008 2007 2008 2007 2008 2007 2008 Tháng 1 14,7 13,5 65,0 68,0 4,3 6,8 74,0 83,0 Tháng 2 20,8 12,4 104,0 23,0 68,5 44,4 80,0 78,0 Tháng 3 20,4 19,8 42,0 82,0 22,0 28,2 85,0 85,0 Tháng 4 22,1 23,5 90,0 81,0 81,7 133,2 81,0 87,0 Tháng 5 25,2 25,6 158,0 140,0 159,7 68,8 81,0 85,0 Tháng 6 28,3 26,9 205,0 108,0 249,4 359,2 84,0 88,0 Tháng 7 28,1 27,2 194,0 139,0 297,1 416,3 85,0 89,0 Tháng 8 27,1 27,3 157,0 150,0 287,5 299,0 89,0 89,0 Tháng 9 25,3 25,6 149,4 184,0 147,6 278,2 86,0 87,0 Tháng 10 23,9 24,6 143,0 126,0 3,8 137,4 82,0 88,0 Tháng 11 18,1 18,6 181,0 148,0 8,2 141,1 79,0 84,0 Tháng 12 18,1 15,5 54,0 110,0 13,6 3,2 86,0 83,0 Cả năm - - 1542,4 1359,0 1343,4 1.915,8 - - TB năm 22,7 21,8 - - - - 82,7 85,5

(Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn 2008, Nhà xuất bản Thống kê - 2009)

Một phần của tài liệu Đánh giá một số mô hình khai thác thức ăn chăn nuôi bò (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)