luận văn
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI --------------- NGUYỄN THỊ NGA NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN THỊT HUYỆN GIA LỘC - TỈNH HẢI DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Mã số : 60.31.10 Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN VĂN ĐỨC HÀ NỘI - 2008 i Lời cam đoan Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Nga ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận đuợc sự giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể và cá nhân. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến: Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi về thời gian, tinh thần, vật chất để học tập và nghiên cứu; Ban lãnh đạo và tập thể anh, chị em các phòng: Tài chính – KH, Nông nghiệp& PTNT, Phòng thống kê, Phòng tài nguyên – Môi trường động viên tôi trong quá trình nghiên cứu. Tập thể các thầy, cô giáo Khoa Kinh tế Nông nghiệp, Khoa Sau Đại học, Trường Đại học Nông nghiệp đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Trần Văn Đức – người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn; PGS.TS. Nguyễn Văn Song đã trực tiếp đóng góp ý kiến quý báu và giúp tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin cảm ơn các tập thể, cơ quan, ban, ngành đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập tài liệu và nghiên cứu. Đặc biệt tôi xin cảm ơn tập thể lớp Cao học kinh tế khoá 15A đã cùng chia sẻ với tôi trong suốt quá trình học tập; bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi trong qúa trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu của các tập thể và cá nhân đã dành cho tôi. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn. iii MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt v Danh mục các bảng vi 1. Mở đầu 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài 3 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3 2. Nghiên cứu phát triển chăn nuôi lợn thịt cơ sở lý luận và thực tiễn 5 2.1 Cơ sở lý luận 5 2.2 Cơ sở thực tiễn 26 2.3 Các bài học kinh nghiệm rút ra từ cơ sở lý luận và thực tiễn hệ thống công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 35 3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 37 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 37 3.2 Phương pháp nghiên cứu 52 3.3 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 59 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 63 4.1 Thực trạng phát triển chăn nuôi lợn thịt huyện Gia Lộc 63 4.1.1 Vài nét về phát triển chăn nuôi lợn của huyện 63 4.1.2 Các hình thức chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện 64 4.1.3 Quy mô chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện 65 4.1.4 Thực trạng chăn nuôi lợn thịt ở các hộ điều tra 67 4.2 Thị trường tiêu thụ sản phẩm thịt lợn và kênh tiêu thụ sản phẩm 98 iv 4.3 Định hướng và giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt huyện Gia Lộc 101 4.3.1 Định hướng, mục tiêu phát triển chăn nuôi lợn thịt 101 4.3.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển chăn nuôi lợn thịt huyện Gia Lộc 105 5. Kết luận - Kiến nghị 114 5.1 Kết luận 114 5.2 Kiến nghị 117 Tài liệu tham khảo 119 v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNH-HĐH Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá HTX Hợp tác xã ĐBSH Đồng bằng Sông Hồng KTXH Kinh tế xã hội TTCN Tiểu thủ công nghiệp SXNN Sản xuất nông nghiệp QML Quy mô lớn QMN Quy mô vừa QMN Quy mô nhỏ vi DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 2.1. Khối lượng và giá thịt lợn xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2005 - 2007 27 2.2. Tốc độ tăng trưởng đàn lợn ở Việt Nam năm 2005-2007 26 2.3. Sản lượng tiêu thụ nội địa thị trường thịt lợn một số nước trên thế giới 32 2.4. Lượng xuất nhập khẩu thị trường thịt lợn trên thế giới 33 3.1. Tình hình đất đai của huyện Gia Lộc qua 3 năm 40 3.2. Tình hình hộ, nhân khẩu và lao động của huyện qua 3 năm (2005 - 2007) 44 3.3. Một số chỉ tiêu thể hiện giá trị sản xuất qua 3 năm (2005-2007) huyện Gia Lộc 48 3.4. Cơ cấu ngành huyện Gia lộc năm 2005-2007 49 3.5. Tốc độ tăng trưởng GDP huyện Gia Lộc từ năm 2005-2007 50 3.6. Đối tượng và mẫu điều tra hộ chăn nuôi lợn thịt 55 4.1. Số lợn thịt (kể cả lợn nội, lợn hướng nạc, lợn ngoại) 66 4.2. Những thông tin cơ bản về hộ điều tra tại 4 xã 67 4.3. Khái quát tình hình thu nhập bình quân một số chỉ tiêu về SXNN của các hộ điều tra năm 2007 70 4.4. Tình hình chăn nuôi lợn trong các hộ điều tra năm 2007 73 4.5. Tình hình sử dụng chuồng trại chăn nuôi của các hộ điều tra 76 4.6. Tình hình đầu tư vốn cho chăn nuôi lợn của các hộ điều tra 78 4.7. Tình hình sử dụng thức ăn trong chăn nuôi lợn các hộ điều tra 80 4.8. Tình hình dịch bệnh trong chăn nuôi lợn tại 4 xã điều tra huyện gia lộc năm 2007 82 4.9. Nguồn cung cấp lợn giống trong chăn nuôi lợn 84 vii 4.10. Tình hình tiêu thụ sản phẩm thịt lợn của các hộ điều tra 87 4.11. Một số kết quả của ngành chăn nuôi lợn huyện Gia Lộc 88 4.12. Đóng góp của ngành chăn nuôi lợn đối với GDP của huyện 89 4.13. Năng suất chăn nuôi lợn của các hộ điều tra năm 2007 90 4.14. So sánh một số chỉ tiêu hiệu quả trong chăn nuôi lợn của các hộ điều tra năm 2007 93 4.15. Giá cả đầu vào và đầu ra của ngành chăn nuôi lợn thịt 99 4.16. Kế hoạch phát triển đàn lợn của huyện tới năm 2010 104 4.17. Cơ cấu chất lượng đàn lợn đến năm 2010 105 4.18. Kế hoạch tiêm phòng đàn lợn trong năm tới 109 1 1. MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Nền nông nghiệp Việt Nam đã được hình thành từ lâu đời với 2 ngành sản xuất chính là trồng trọt và chăn nuôi, cả 2 ngành sản xuất chính này luôn gắn bó mật thiết với nhau, cùng thúc đẩy lẫn nhau trong quá trình phát triển. Để đưa nền nông nghiệp trên tầm cao mới, cần phải kết hợp phát triển đồng thời cả 2 ngành một cách cân đối và có kế hoạch. Đi cùng với sự phát triển của trồng trọt, chăn nuôi cũng đã khẳng định vị thế của mình trong cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung. Chăn nuôi lợn nói chung và chăn nuôi lợn thịt nói riêng là nghề cổ truyền ở Việt Nam, gắn với nền văn minh lúa nước trong lịch trình tiến hoá của các cộng đồng dân tộc Việt Nam. Thực tế nước ta đâu đâu cũng nuôi lợn, từ vùng thấp đến vùng cao, từ đồng bằng đến trung du miền núi. Bởi vì chăn nuôi lợn là ngành sản xuất đem lại lợi nhuận cao do chu kỳ sản xuất ngắn, giá trị sản phẩm ngành chăn nuôi lại cao, giá trị lao động ngành này có điều kiện tăng nhanh hơn so với trồng trọt, việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi có thể tiến hành nhanh chóng và đem lại kết quả, hiệu quả kinh tế xã hội cao. Chăn nuôi lợn nói chung và chăn nuôi lợn thịt nói riêng còn tận dụng phế phụ phẩm trong nông nghiệp; làm giảm chi phí đầu vào trong chi phí thức ăn; giải quyết việc làm; nâng cao thu nhập cho hộ nông dân. Do vậy chăn nuôi lợn nói chung có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông dân, nông thôn cũng như đối với nền kinh tế. Gia Lộc là một địa phương có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển chăn nuôi một cách toàn diện. Đó là nguồn nguyên liệu tại chỗ để chế biến thức ăn gia súc như gạo, ngô, đậu tương, bột cá và sản phẩm thuỷ sản rất lớn 2 và đa dạng. Đặc biệt, huyện Gia lộc nằm giữa khu kinh tế phía Bắc Hà Nội- Hải Phòng-Quảng Ninh, là cửa ngõ phía Nam của Thành phố Hải Dương nên có nhiều điều kiện để phát triển chăn nuôi như: thị trường tiêu thụ rộng lớn; có tuyến giao thông thuận lợi do vậy mà hàng năm, sản lượng thịt lợn của huyện xuất chuồng đạt trên 10.023 tấn, một lượng thịt xuất chuồng không hề nhỏ so với các huyện lân cận. Tuy có nhiều lợi thế nhưng huyện còn rất nhiều khó khăn trong việc phát triển chăn nuôi lợn thịt như; qui mô sản xuất nhỏ lẻ, trình độ thâm canh chăn nuôi còn thấp. Chăn nuôi chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, chưa phát huy và tận dụng tiềm năng sẵn có của địa phương, sản phẩm thịt lợn chất lượng thấp, tốn nhiều công sức, giá trị hàng hoá không cao, cơ sở vật chất phục vụ cho chăn nuôi còn yếu do thiếu vốn sản xuất. Thị trường đầu vào và đầu ra cho chăn nuôi không ổn định đã gây nên những trở ngại cho ngành. Những vấn đề cần giải quyết trong chăn nuôi như con giống, thức ăn, vốn, kỹ thuật còn chưa tốt, chưa đồng bộ, dịch bệnh nhiều gây thiệt hại cho hộ chăn nuôi nhất là dịch bệnh lợn tai xanh hiện nay đang hoành hành trong phạm vi rộng cả nước gây nên tình trạng lợn chết hàng loạt khiến nhiều hộ chăn nuôi bỏ cuộc, đây là dấu hiệu không tốt và điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển chăn nuôi của huyện Gia Lộc nói riêng và của cả nước nói chung. Chất thải cũng là vấn đề được quan tâm, nó không những gây ô nhiễm lớn đến môi trường mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của hộ chăn nuôi. Đứng trước tình hình đó, câu hỏi đặt ra cần được nghiên cứu giải quyết là; Phát triển chăn nuôi lợn thịt ở huyện có những bất cập gì? Tại sao ngành chăn nuôi lợn thịt của huyện Gia Lộc phát triển không bền vững như vậy? Cần có những giải pháp nào để phát triển chăn nuôi lợn thịt của huyện trong những năm tới tốt hơn, bền vững hơn? Để giải đáp được những câu hỏi trên, được sự đồng ý của Khoa kinh tế &PTNT, Khoa sau đại học của trường Đại học nông nghiệp Hà Nội và UBND