1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020

99 1K 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 864,79 KB

Nội dung

Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020

Trang 1

-

LÊ THỊ KIM PHƯỢNG

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÂM ĐỒNG

ĐẾN NĂM 2020

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

TP Hồ Chí Minh – Năm 2010

Trang 2

-

LÊ THỊ KIM PHƯỢNG

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÂM ĐỒNG

ĐẾN NĂM 2020

Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TS ĐẶNG NGỌC ĐẠI

TP Hồ Chí Minh – Năm 2010

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này do chính tôi thực hiện, mọi số liệu sử dụng trong luận văn đều là số liệu thật, có nguồn gốc rõ ràng

Lê Thị Kim Phượng

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

1.2 Vai trò của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế của đất nước 7

1.2.1 Ảnh hưởng của du lịch đến kinh tế 7

1.2.2 Ảnh hưởng của du lịch đến xã hội 8

1.2.3 Ảnh hưởng của du lịch đến văn hoá 9

1.2.4 Ảnh hưởng của du lịch đến môi trường 9

1.2.5 Ảnh hưởng của du lịch đến an ninh, chính trị 10

1.3 Môi trường kinh doanh của ngành du lịch 10

1.3.1 Môi trường vĩ mô 10

1.3.2 Môi trường vi mô 11

1.4 Kinh nghiệm phát triển du lịch của một số nước 13

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÂM ĐỒNG 17

2.1 Tiềm năng phát triển du lịch Việt Nam 17

2.1.1 Tình hình du lịch Việt Nam 17

2.1.2 Tiềm năng phát triển du lịch Việt Nam 19

2.1.3 Thách thức 21

Trang 5

2.2.2 Tài nguyên nhân văn 28

2.3.6 Nguồn nhân lực du lịch Lâm Đồng 51

2.3.7 Hoạt động Marketing của du lịch Lâm Đồng 53

2.3.8 Hệ thống quản lý nhà nước về du lịch 55

2.4 Nhận định điểm mạnh, điểm yếu của du lịch Lâm Đồng 55

2.4.1 Những điểm mạnh của du lịch Lâm Đồng 55

2.4.2 Những điểm yếu của du lịch Lâm Đồng 56

2.4.3 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) 56

2.5 Những tác động của môi trường đến hoạt động du lịch tỉnh Lâm Đồng 57

2.6 Nhận định những cơ hội và nguy cơ 58

2.6.1 Những cơ hội (O) 58

2.6.2 Những nguy cơ (T) 59

2.6.3 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) 60

2.7 Tóm tắt cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu 61

Trang 6

3.1 Định hướng phát triển du lịch Lâm Đồng 71

3.2 Mục tiêu phát triển du lịch đến năm 2020 72

3.2.1 Mục tiêu chung 72

3.2.2 Mục tiêu cụ thể 73

3.3 Hình thành các giải pháp qua phân tích ma trận SWOT 75

3.4 Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020 76

3.4.1 Mở rộng thị trường 76

3.5 Kiến nghị 84

3.5.1 Đối với địa phương 84

3.5.2 Đối với nhà kinh doanh du lịch 87

3.5.3 Đối với cơ quan Trung Ương 88 KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

1 Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Lâm Đồng: Sở VH – TT & DL Lâm Đồng 2 Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng : UBND Tỉnh Lâm Đồng 3 Hội đồng nhân dân : HĐND

4 Chính phủ : CP 5 Quyết định : QĐ 6 Trung Ương : TƯ 7 Thành phố Hồ Chí Minh : TP.HCM 8 Kinh tế - xã hội : KT – XH

Trang 8

Hình 1.1 Tổng thể sản phẩm du lịch 6

Bảng 2.1 Giá trị gia tăng GDP toàn tỉnh 35

Bảng 2.2 Bảng tổng hợp kết quả ngành du lịch Lâm Đồng từ năm 2006 – 2009 36

Bảng 2.3 Tình hình khách du lịch đến Lâm Đồng năm 2008, 2009 37

Bảng 2.4 Thời gian lưu trú bình quân của khách du lịch 38

Bảng 2.5 Doanh thu xã hội từ ngành du lịch Lâm Đồng từ 2006 – 2009 39

Bảng 2.6 Thống kê cơ sở lưu trú du lịch năm 2006 – 2009 43

Bảng 2.7 Phân loại cơ sở lưu trú 44

Bảng 2.8 Kết quả khảo sát về cơ sở phục vụ ăn uống tại Đà Lạt 48

Bảng 2.9 Đầu tư du lịch Lâm Đồng giai đoạn 2006 – 2009 50

Bảng 2.10 Lao động trực tiếp trong ngành du lịch giai đoạn 2006 – 2009 51

Bảng 2.11 Thu nhập bình quân/ tháng của lao động ngành dịch vụ du lịch Lâm Đồng năm 2008 52

Bảng 2.12 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong 57

Bảng 2.13 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài 60

Bảng 2.14 Kết quả điều tra phần thông tin đối tượng 64

Bảng 2.15 Kết quả điều tra về đối tượng lựa chọn đi cùng 65

Bảng 2.16 Kết quả điều tra về lựa chọn thời gian du lịch 65

Bảng 2.17 Kết quả điều tra về thời gian lưu trú 66

Bảng 2.18 Kết quả điều tra về sự thu hút khách tới Lâm Đồng 66

Bảng 2.19 Kết quả điều tra về sự thỏa mãn của du khách 67

Bảng 2.20 Tổng hợp kết quả điều tra 68

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã hội

hóa cao Du lịch không những là một ngành có khả năng tạo ra nguồn thu nhập rất lớn cho xã hội mà còn góp phần thực hiện chính sách mở cửa, giao lưu văn hóa, thúc đẩy sự đổi mới và phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, giải quyết nhiều vấn đề xã hội, tạo thêm nhiều việc làm cho mọi người

Với tiềm năng phong phú, đất nước ta đã định hướng phát triển mạnh về du lịch nhằm phát triển nền kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng của Đảng và Nhà nước, “phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn” trên cơ sở khai thác những tiềm năng sẵn có

Lâm Đồng từ lâu đã được xác định là một trong những trung tâm du lịch của cả nước Với những đặc trưng đặc sắc của mình, tiềm năng Lâm Đồng được đánh giá rất cao, là trung tâm du lịch của khu vực Tây Nguyên và miền Đông Nam bộ

Tuy nhiên, kinh tế du lịch của địa phương trong thời gian qua phát triển chậm, chất lượng và hiệu quả thấp, chưa phát huy được những tiềm năng và lợi thế của mình để tạo bước phát triển rõ nét Thực lực kinh tế và cơ sở vật chất còn hạn chế, sản phẩm du lịch đơn điệu, trùng lắp, nghèo nàn; chất lượng các dịch vụ còn yếu kém; các điểm, tuyến du lịch hầu hết chỉ mới được đầu tư ở mức quản lý và khai thác các địa danh du lịch sẵn có Quy mô và chất lượng các loại hình du lịch chưa ngang tầm với tiềm năng, lợi thế đặc thù của địa phương, phát triển du lịch chưa gắn liền với phát huy bản sắc văn hóa dân gian và lễ hội truyền thống của địa phương Nhìn chung, hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành du lịch rất thấp, chưa quảng bá được hình ảnh của Lâm Đồng rộng khắp để thu hút du khách, đặc biệt việc thu hút khách quốc tế thiếu chủ động

Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi chọn đề tài “Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020” với mong muốn góp phần cùng chính quyền địa phương quảng bá hình ảnh của mình trong nhận thức của du khách, đáp ứng nhu

Trang 10

cầu ngày càng tốt hơn của khách du lịch, nâng cao lợi thế cạnh tranh của địa phương nhằm phát triển du lịch một cách chủ động, toàn diện và bền vững, tạo dựng thương hiệu Lâm Đồng ngày càng có uy tín trên thị trường du lịch trong nước và nước ngoài

2 Mục đích nghiên cứu

Đề tài nhằm mục đích nghiên cứu hệ thống lý luận về du lịch và kinh doanh du lịch Trên cơ sở phân tích thực trạng, tiềm năng phát triển, phân tích những tác động của môi trường đến hoạt động du lịch tỉnh Lâm Đồng, để nhận định những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như nguy cơ đối với sự phát triển của ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng trong thời gian tới, để từ đó đưa ra một số giải pháp góp phần phát triển du lịch ở Lâm Đồng

3 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: được giới hạn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Phạm vi thời gian: sử dụng số liệu thống kê của ngành du lịch Lâm Đồng từ 2006 – 2009

4 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài bao gồm:

Nghiên cứu tại hiện trường (thông tin sơ cấp): tiếp xúc trực tiếp với khách hàng để thu thập thông tin, xử lý thông tin đó để phục vụ cho mục đích nghiên cứu Nghiên cứu tại bàn (thông tin thứ cấp): thu thập số liệu từ các báo cáo của Sở Văn hóa - Thể thao Du lịch Tỉnh Lâm Đồng, những thông tin này đã có sẵn như lượng khách du lịch đến Lâm Đồng qua các năm, doanh thu xã hội từ du lịch, thời gian lưu trú bình quân, số cơ sở lưu trú, đầu tư về du lịch

Nghiên cứu cơ bản: nhằm mở rộng kiến thức về vấn đề cần nghiên cứu, bằng cách tìm hiểu các khái niệm, các thuật ngữ liên quan đến ngành du lịch

Nghiên cứu mô tả: dùng để mô tả thị trường, thông qua việc thu thập thông tin du khách như độ tuổi, giới tính, thu thập tháng Nghiên cứu này cũng được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu tại hiện trường

Trang 11

Phương pháp nghiên cứu định tính (phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm tập trung)

Phương pháp nghiên cứu điền dã (quan sát, gặp gỡ và trò chuyện không chính thức với du khách, lãnh đạo các công ty lữ hành và lãnh đạo các khoa ban của các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp)

5 Kết cấu của luận văn

Kết cấu của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cở sở lý luận

Chương 2: Phân tích môi trường kinh doanh và thực trạng phát triển du lịch Lâm Đồng

Chương 3: Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020

Trang 12

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Một số khái niệm 1.1.1 Du lịch

Theo pháp lệnh du lịch Việt Nam ngày 20/02/1999: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”

Theo định nghĩa của hiệp hội Quốc tế các tổ chức du lịch chính thức IOOTO (International Of Official Travel Organizations): “Du lịch là một hoạt động có tính thường xuyên hay bất thường của một cá nhân hay một nhóm tạm thời rời xứ sở đang cư trú bằng một phương tiện ôn hòa để đến một vùng hoặc một quốc gia khác nhằm mục đích thăm viếng, giải trí, tìm hiểu, nghỉ ngơi… và sẽ hồi cư sau một thời gian dự định”

Có khá nhiều khái niệm về du lịch, nhưng cho đến nay khái niệm được xem là đầy đủ nhất là khái niệm của tổ chức du lịch thế giới (WTO) như sau: “Du lịch là tập hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ cuộc hành trình và lưu trú của cá thể ở bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ với khoảng thời gian không quá một năm với mục đích hòa bình, nơi đến cư trú không phải là nơi đến làm việc.”

Như vậy, du lịch còn được hiểu là một hoạt động văn hóa xã hội và kinh tế phát triển, là ngành thu hút ngoại tệ mạnh không xuất khẩu Du lịch là một hoạt động văn hóa cao cấp, có mối quan hệ với nền kinh tế, văn hóa, xã hội và mang tính phong phú trong quá trình quốc tế hóa du lịch và phân công hợp tác quốc tế trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay vì du lịch không chỉ giải trí thưởng ngoạn mà còn tìm hiểu, học tập, nghiên cứu, trao đổi, hợp tác khi thực hiện tham quan thắng cảnh, di tích lịch sử, nền văn hóa địa phương

Trang 13

1.1.2 Các loại hình du lịch

Du lịch chữa bệnh: dành cho khách có nhu cầu điều trị bệnh, phục hồi sức khỏe Ngày nay, một số nước phát triển đã biết kết hợp có hiệu quả việc khai thác sử dụng nước khoáng, khí hậu miền núi, miền biển…với mục đích kinh doanh và phục vụ khách du lịch

Du lịch nghỉ ngơi: dành cho khách có nhu cầu nghỉ ngơi phục hồi sức khỏe, gần gũi thiên nhiên và thay đổi không khí, môi trường sống hàng ngày, loại du lịch này cũng mang ít nhiều đặc biệt của du lịch chữa bệnh

Du lịch khoa học, văn hóa: dành cho khách du lịch có nhu cầu mở rộng sự hiểu biết của mình Khách du lịch loại này thường tham quan các di tích lịch sử, kiến trúc, kinh tế xã hội, phong tục tập quán của nước mà họ đến du lịch

Du lịch thể thao: khách du lịch là các vận động viên đến để thi đấu, các cổ động viên đi xem và ủng hộ

Du lịch công vụ: khách du lịch là những người đi dự hội nghị, hội thảo, chuyên đề, lễ kỷ niệm

Như vậy, các loại hình du lịch tựu trung thể hiện kết hợp dưới hai dạng tổng quát chủ yếu là:

- Du lịch vật chất (hình thể): ăn uống, ngủ nghỉ, hướng dẫn, giải trí, tham quan, vận chuyển, dịch vụ giải trí

- Du lịch phi vật chất (phi hình thể): sự niềm nở của đơn vị địa phương, kỹ năng quản lý và thực hiện của nhân sự, truyền thống văn hóa địa phương, sự nổi tiếng của các sản phẩm địa phương…

Trang 14

Hình 1.1 Tổng thể sản phẩm du lịch.

của kinh tế Sản phẩm du lịch là một hàng hóa đặc biệt, có thuộc tính chung của hàng hóa mang giá trị và giá trị sử dụng Sản phẩm du lịch không có tính dự trữ, không tồn tại trong quá trình sản xuất độc lập, kết quả sản xuất không biểu hiện bằng hiện vật cụ thể mà chuyển dịch từng bước trong quá trình qua mỗi lần tiêu thụ sản phẩm Sản phẩm du lịch có tính đồng thời trong sản xuất và tiêu thụ, đích của du lịch là du khách và khi du khách tiếp nhận dịch vụ du lịch thì quá trình sản xuất của nhà cung cấp bắt đầu và du khách là đối tượng tiêu thụ sản phẩm dịch vụ được cung cấp trong cùng một quá trình, cùng một lúc Sản phẩm du lịch thường bị mất cân đối do tính thời vụ và chịu ảnh hưởng của các yếu tố như chính trị, kinh tế, xã hội và thiên nhiên Sản phẩm du lịch cần phải được bán ngay khi có cơ hội vì nhu cầu của du khách đối với sản phẩm du lịch dễ bị thay đổi Sản phẩm du lịch dễ bị dao động do quá trình sản xuất và tiêu thụ đồng thời chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, thiếu một điều kiện làm ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình tạo ra sản phẩm du lịch

Từ những đặc tính trên của sản phẩm du lịch quyết định đến đặc tính ngành du lịch là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế ở nhiều quốc gia Phát triển du lịch là cần được định danh các sản phẩm du lịch, phân loại và tìm ra giải pháp, phân công quản lý một cách hợp lý và hiệu quả

Ngoài ra sản phẩm du lịch là tổng thể của các tài nguyên du lịch tạo ra:

Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên nhân văn

Cơ sở vật chất kỹ thuật

Lao động

Môi trường KT - XH

Sản phẩm du

Thị trường du lịch

Trang 15

1.1.4 Du khách

Du khách bao gồm khách du lịch quốc tế và khách du lịch trong nước - Khách du lịch quốc tế: là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đến Việt Nam không quá 12 tháng với mục đích tham quan, nghỉ dưỡng, hành hương, thăm người thân, bạn bè, tìm hiểu cơ hội đầu tư, kinh doanh…

- Khách du lịch nội địa: là công dân Việt Nam rời khỏi nơi ở của mình không quá 12 tháng tham quan, nghỉ dưỡng, hành hương, thăm người thân, bạn bè, kinh doanh… trên lãnh thổ Việt Nam.(1)

Nhu cầu đáp ứng sản phẩm du lịch của du khách là du khách được đáp ứng các nhu cầu hưởng thụ, nhu cầu hiểu biết ở nơi chốn du khách đến

1.2 Vai trò của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế của đất nước 1.2.1 Ảnh hưởng của du lịch đến kinh tế

Du lịch đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế của đất nước Tốc độ tăng trưởng hơn 14%/năm gần gấp hai lần tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế Hoạt động du lịch đã mang lại doanh thu hàng tỉ USD và nộp vào ngân sách nhà nước hàng ngàn tỉ đồng Hàng năm các ngành cố gắng xuất khẩu hàng hoá để thu ngoại tệ về cho đất nước và du lịch là hoạt động xuất khẩu có hiệu quả nhất Bởi du lịch là một ngành “xuất khẩu tại chỗ” những hàng hoá công nghiệp, tiêu dùng… được trao đổi qua con đường du lịch, các hàng hoá được xuất khẩu mà không phải chịu hàng rào thuế quan mậu dịch quốc tế Mặt khác, du lịch còn là ngành “xuất khẩu vô hình” hàng hoá du lịch Đó là cảnh quan thiên nhiên, khí hậu, giá trị của di tích lịch sử, văn hoá…

Quy luật có tính phổ biến của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên thế giới hiện nay là giá trị ngành dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng sản phẩm xã hội và trong số người có việc làm Để đi tìm hiệu quả của đồng vốn thì du lịch là một lĩnh vực kinh doanh hấp dẫn so với nhiều ngành kinh tế khác Du lịch đem lại tỷ suất lợi nhuận cao, vì vốn đầu tư vào du lịch tương đối ít so với ngành

(1)(Theo Tổng cục du lịch – quy chế quản lý lữ hành 29/04/1995)

Trang 16

công nghiệp nặng, giao thông vận tải mà khả năng thu hồi vốn lại nhanh, kỹ thuật không phức tạp Do đó phát triển du lịch là việc cần thiết

1.2.2 Ảnh hưởng của du lịch đến xã hội

Ngoài những lợi ích về mặt kinh tế mà du lịch đem lại, du lịch còn có ý nghĩa về mặt xã hội Du lịch có vai trò giữ gìn, phục hồi sức khoẻ và tăng cường sức sống cho người dân Trong một chừng mực nào đó du lịch có tác dụng hạn chế bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và khả năng lao động của con người Mặt khác, qua những chuyến du lịch mọi người có điều kiện tiếp xúc với nhau, gần gũi nhau hơn nhờ đó mọi người hiểu nhau hơn và làm tăng thêm tình đoàn kết trong cộng đồng

Bên cạnh đó do tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, hàng loạt máy móc đã được tạo ra thay thế con người trong quá trình lao động sản xuất, dẫn đến một lượng người bị thất nghiệp và gây sức ép lên nền kinh tế của đất nước Nhờ có sự phát triển của du lịch và dịch vụ mà một lượng lớn những người này đã có công ăn việc làm, có thu nhập ổn định Bởi các ngành dịch vụ liên quan đến du lịch đều cần một lượng lớn lao động Du lịch đã tạo ra nguồn thu nhập cho người lao động, giải quyết các vấn đề xã hội Chính du lịch đã góp phần làm giảm gánh nặng cho nền kinh tế của đất nước, góp phần đưa nền kinh tế của nước nhà phát triển ổn định và nhanh chóng

Phát triển du lịch sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác, vì sản phẩm du lịch mang tính liên ngành có quan hệ đến nhiều lĩnh vực khác trong nền kinh tế Khi một khu vực trở thành điểm du lịch, du khách ở mọi nơi đổ về sẽ làm cho nhu cầu về mọi hàng hoá dịch vụ tăng lên, xuất phát từ nhu cầu này, ngành kinh tế du lịch không ngừng mở rộng hoạt động của mình thông qua mối quan hệ liên ngành trong nền kinh tế, đồng thời làm biến đổi cơ cấu ngành trong nền kinh tế quốc dân Hơn nữa, các hàng hoá, vật tư cho du lịch đòi hỏi phải có chất lượng cao, phong phú về chủng loại, hình thức đẹp, hấp dẫn Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng sáng tạo cải tiến, phát triển các loại hàng hoá Muốn vậy, các doanh nghiệp bắt buộc phải đầu tư trang thiết bị hiện đại, tuyển chọn và sử dụng công nhân có tay nghề cao đáp ứng được nhu cầu của du khách

Trang 17

Trên bình diện chung, hoạt động du lịch có tác dụng làm biến đổi cán cân thu chi của đất nước Du khách quốc tế mang ngoại tệ vào đất nước có địa điểm du lịch, làm tăng thêm nguồn thu ngoại tệ của đất nước đó Ngược lại, phần chi ngoại tệ sẽ tăng lên đối với những quốc gia có nhiều người đi du lịch ở nước ngoài Trong phạm vi một quốc gia, hoạt động du lịch làm xáo trộn hoạt động luân chuyển tiền tệ, hàng hoá, điều hoà nguồn vốn từ vùng kinh tế phát triển sang vùng kinh tế kém phát triển hơn, kích thích sự tăng trưởng kinh tế ở các vùng sâu, vùng xa…

1.2.3 Ảnh hưởng của du lịch đến văn hoá

Một trong những chức năng của du lịch là giao lưu văn hoá giữa các cộng đồng Khi đi du lịch, du khách luôn muốn được xâm nhập vào các hoạt động văn hoá của địa phương qua đó du khách có thêm những hiểu biết mới Du lịch còn góp phần cho việc phục hồi và phát triển văn hóa dân tộc Nhu cầu về nâng cao nhận thức văn hoá trong chuyến đi của du khách thúc đẩy các nhà cung ứng chú ý, yểm trợ cho việc khôi phục, duy trì, các di tích, lễ hội, sản phẩm làng nghề… Du lịch góp phần đưa hình ảnh đất nước đến với bạn bè quốc tế đồng thời giúp con người có cái nhìn rộng hơn bên ngoài mà qua đó làm cho đời sống tinh thần trở nên phong phú và đầy đủ hơn

1.2.4 Ảnh hưởng của du lịch đến môi trường

Mục đích chủ yếu của du khách khi đi du lịch là được tiếp xúc với thiên nhiên, được cảm nhận sự hùng vĩ, trong lành, tươi mát và nên thơ của các cảnh quan thiên nhiên, tạo điều kiện hiểu biết sâu sắc hơn về tự nhiên, thấy được giá trị của thiên nhiên đối với đời sống Nghĩa là, du lịch đã góp phần rất tích cực vào sự nghiệp giáo dục môi trường

Nhu cầu du lịch nghỉ ngơi tại những khu vực có nhiều cảnh quan thiên nhiên đã kích thích việc tôn tạo, bảo vệ môi trường Để đáp ứng nhu cầu du lịch phải dành những khoảng đất đai có môi trường ít bị xâm phạm, xây dựng các công viên bao quanh thành phố, thi hành các biện pháp bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, không khí nhằm tạo nên môi trường sống phù hợp với nhu cầu của du khách Để gia

Trang 18

tăng thu nhập từ du khách phải có chính sách maketing, chính sách tu bổ bảo vệ tự nhiên để điểm du lịch ngày càng hấp dẫn

1.2.5 Ảnh hưởng của du lịch đến an ninh, chính trị

Du lịch là chiếc cầu nối hoà bình giữa các dân tộc trên thế giới Hoạt động du lịch giúp cho các dân tộc xích lại gần nhau hơn, hiểu hơn về giá trị văn hoá của đất nước bạn

Ngoài những mặt tích cực mà du lịch đem lại thì còn có những tác động tiêu cực từ du lịch Do đó chúng ta cần phải nhận thức rõ để có hướng phát triển đúng đắn Với những gì du lịch đem lại cho kinh tế, xã hội, văn hoá, môi trường… thì việc phát triển du lịch là điều rất cần thiết để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của một đất nước

1.3 Môi trường kinh doanh của ngành du lịch 1.3.1 Môi trường vĩ mô

Những tác động của môi trường vĩ mô bao gồm những yếu tố bên ngoài phạm vi doanh nghiệp nhưng có thể gây ra ảnh hưởng lớn đối với hoạt động của doanh nghiệp, và doanh nghiệp khó có thể kiểm soát được mà chỉ có thể tận dụng nó nếu là cơ hội và né tránh nếu là những nguy cơ Môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố sau:

Kinh tế

Phản ánh sự phát triển, thu nhập nền kinh tế của một nước và điều kiện kinh tế được xem là một trong những nhân tố tác động mạnh đến thị trường Các yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến doanh nghiệp bao gồm: Tổng thu nhập quốc dân (GDP), lạm phát, lãi suất, chính sách tiền tệ, thất nghiệp…

Văn hóa

Môi trường văn hóa thường ảnh hưởng đến nhận thức, tính cách và giá trị của các cá nhân trong xã hội, điều này tác động đến hành vi tiêu dùng của cá nhân Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có những giá trị văn hóa và các yếu tố xã hội đặc trưng, và những yếu tố này là đặc điểm của người tiêu dùng tại các khu vực đó Những giá trị văn hóa là những giá trị làm lên một xã hội, có thể vun đắp cho xã hội

Trang 19

đó tồn tại và phát triển Chính vì thế các yếu tố văn hóa thông thường được bảo vệ hết sức quy mô và chặt chẽ, đặc biệt là các văn hóa tinh thần

Chính trị pháp luật

Các yếu tố về pháp luật như: hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị định, văn bản pháp luật, các chính sách nhà nước liên quan đến doanh nghiệp… quy định hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh của mình và tạo sân chơi công bằng cho các doanh nghiệp trong kinh doanh Các yếu tố về chính trị như sự ổn định về chính trị, thể chế, quan hệ chính trị với các nước và tổ chức quốc tế… có thể kìm hãm, thúc đẩy phát triển kinh tế của quốc gia

Kỹ thuật công nghệ

Các yếu tố về kỹ thuật công nghệ bao gồm: tiến bộ sinh học, đồ dùng điện tử, công nghệ thông tin… Ngày nay nhờ sự tiến bộ của công nghệ thông tin, du khách có thể tìm hiểu các hoạt động du lịch, văn hóa của các quốc gia khác nhau trên thế giới

Yếu tố hội nhập

Không ai phủ nhận toàn cầu hóa đang là xu thế, và xu thế này không tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, các quốc gia trong việc phát triển sản xuất, kinh doanh Toàn cầu hóa tạo ra các sức ép cạnh tranh, các đối thủ đến từ mọi khu vực Quá trình hội nhập sẽ khiến các doanh nghiệp phải điều chỉnh phù hợp với các lợi thế so sánh, phân công lao động của khu vực và của thế giới

Điều quan trọng là khi hội nhập, các rào cản về thương mại sẽ dần dần được gỡ bỏ, các doanh nghiệp có cơ hội buôn bán với các đối tác ở cách xa khu vực địa lý, khách hàng của các doanh nghiệp lúc này không chỉ là thị trường nội địa nơi doanh nghiệp đang kinh doanh mà còn các khách hàng đến từ khắp nơi

1.3.2 Môi trường vi mô

Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố tác động tương đối trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp như: khách hàng, các đối thủ cạnh tranh, những nhà cung cấp, công chúng, trung gian

Đối thủ cạnh tranh

Trang 20

Trong môi trường hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp đều có những đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực của mình M Porter đã đưa ra 5 thế lực cơ bản trong môi trường cạnh tranh trực tiếp của doanh nghiệp:

Sự thâm nhập thị trường của các doanh nghiệp: các doanh nghiệp mới thâm nhập vào thị trường sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh của các doanh nghiệp đang hoạt động Sự cạnh tranh diễn ra hầu hết các lĩnh vực từ phân chia thị trường, tới các nguồn cung cấp, các hoạt động khuyến mãi

Thế lực (sức ép) của các nhà cung cấp: các nhà cung cấp có thể tác động đến tương lai và lợi nhuận của doanh nghiệp Họ có thể tăng giá bán hoặc hạ thấp chất lượng để đạt được lợi nhuận cao hơn

Thế lực của người mua: người mua có thể dùng các biện pháp như ép giá, giảm khối lượng mua, hoặc đòi hỏi chất lượng cao hơn

Cường độ cạnh tranh giữa các đối thủ: mức độ cạnh tranh giữa các đối thủ ngày càng tăng, thể hiện ở những cuộc cạnh tranh về giá, các chiến dịch khuyến mãi, các sản phẩm mới liên tục được tung ra

Khả năng của các sản phẩm thay thế: các sản phẩm có khả năng thay thế sản phẩm của doanh nghiệp sẽ làm ảnh hưởng tới mức giá, thị trường của các sản phẩm hiện có của doanh nghiệp

Khách hàng

Là yếu tố sống còn của doanh nghiệp, mỗi khách hàng có thái độ, động cơ, hành vi khác nhau làm ảnh hưởng đến cách thức doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu của khách hàng sẽ khác nhau

Các nhà cung ứng

Các doanh nghiệp bao giờ cũng liên kết với những nhà cung cấp, để được cung cấp những tài nguyên khác như: nguyên vật liệu, nhân công, vốn Các nhà cung ứng có thể gây áp lực lên các doanh nghiệp, cho nên việc nghiên cứu để hiểu biết về những người cung ứng các nguồn lực cho doanh nghiệp là không thể bỏ qua trong quá trình nghiên cứu môi trường

Các trung gian

Trang 21

Đó là các đơn vị cá nhân giúp công ty trong việc xúc tiến bán hàng và phân phối hàng hóa và dịch vụ đến khách hàng Họ là những người trung gian, những đơn vị phân phối, những công ty dịch vụ Marketing và các trung gian tài chính

Nhóm công chúng

Theo Philip Kotler, các công chúng có thể chia làm 7 loại: giới tài chính, các tổ chức truyền thông đại chúng, các cơ quan chính quyền, các tổ chức quần chúng trực tiếp, quần chúng địa phương, quần chúng nói chung, cán bộ viên chức doanh nghiệp Doanh nghiệp cần tranh thủ tình cảm của công chúng dành cho sản phẩm doanh nghiệp, điều đó giúp doanh nghiệp tăng lợi thế trên thị trường

1.4 Kinh nghiệm phát triển du lịch của một số nước

Hơn 40 năm phát triển và đổi mới ngành du lịch đã cho những kinh nghiệm quý báu:

Một là: Từ định hướng đúng đắn của Đảng, việc quán triệt đầy đủ vai trò và

tác dụng nhiều mặt của du lịch, cũng như những mặt trái, những hiện tượng tiêu cực có thể phát sinh và đi liền với hoạt động du lịch ở mọi cấp, mọi ngành hiện nay là rất cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn Trong tình hình thế giới hiện nay với xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá và xã hội hoá du lịch, quan hệ về mọi mặt giữa các nước vừa hợp tác, vừa đấu tranh và cạnh tranh thì phát triển du lịch là hướng chiến lược, yếu tố góp phần trực tiếp vào sự phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước

Hai là: Du lịch chỉ phát triển nhanh, bền vững khi có một chiến lược quốc

gia về phát triển du lịch và được cụ thể hoá bằng chương trình hành động quốc gia Cần có một sự chỉ đạo tập trung thống nhất, đúng hướng và nhanh chóng từ cấp cao trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đến các cấp thừa hành ở các bộ, ngành trung ương và địa phương, tạo môi trường cho du lịch phát triển đúng hướng và hiệu quả

Ba là: Quản lý Nhà nước về du lịch cần tăng cường trên tất cả các lĩnh vực:

cơ chế chính sách ưu tiên phát triển, phù hợp với điều kiện đất nước và hợp với thông lệ quốc tế và xu thế phát triển du lịch thế giới; phải đầu tư ban đầu bằng ngân

Trang 22

sách nhà nước và huy động nhiều nguồn vốn khác; có bộ máy tổ chức tương ứng nhiệm vụ chính trị, đảm bảo ổn định, quan tâm đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch và giáo dục du lịch toàn dân; phối hợp đồng bộ, thường xuyên liên ngành, địa phương ở tất cả hoạt động liên quan đến du lịch trong và ngoài nước

Bốn là: Ngành du lịch phải đi đầu làm nòng cốt trong nghiên cứu, triển khai

chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển du lịch và thể chế hoá thành các luật lệ, biện pháp và chương trình cụ thể Thường xuyên nghiên cứu thông tin, kinh nghiệm phát triển du lịch thế giới, tổng kết thực tiễn kịp thời để phát huy thế mạnh và tiềm năng to lớn về du lịch của các ngành, các địa phương

Ngành du lịch của các quốc gia trong khu vực luôn có xu hướng mới và biến đổi Các nước có nhiều kinh nghiệm phát triển du lịch như: Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia… có thể làm bài học cho Việt Nam nói chung và Lâm Đồng nói riêng Môi trường không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của con người, do đó việc bảo vệ môi trường được nhiều nước quan tâm như Singapore, Nhật Bản… Nhờ đó, du lịch ở những nước này đã phát triển mạnh, đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế nói chung

Kinh nghiệm phát triển du lịch của Trung Quốc

Trung Quốc là một trong những nước đã đạt được thành tựu lớn trong việc bảo vệ môi trường để phát triển du lịch Từ năm 1997, chính phủ Trung Quốc đã 7 năm liền tổ chức toạ đàm trong thời gian họp quốc hội để nghe báo cáo về môi trường Qua đó chính phủ Trung Quốc có những biện pháp cụ thể để cải tạo và bảo vệ môi trường Các cơ chế chính sách về bảo vệ môi trường được thiết lập, tăng vốn đầu tư bảo vệ môi trường, khuyến khích mọi người dân bảo vệ môi trường Với sự cố gắng của chính phủ, của toàn dân Trung Quốc nạn ô nhiễm môi trường đã được kiểm soát tạo thuận lợi cho du lịch phát triển một cách bền vững Chính phủ Trung Quốc không ngừng tăng vốn đầu tư vào bảo vệ môi trường, nhờ đó Trung Quốc đã xây dựng và bảo vệ hơn 1227 khu bảo tồn thiên nhiên, hàng triệu hecta rừng với nhiều chủng loại động thực vật phong phú rất phù hợp cho phát triển du lịch sinh

Trang 23

thái - một loại hình du lịch có xu thế tăng trong thời gian gần đây Để bảo vệ sự phong phú của sinh vật, Trung Quốc là một trong những nước tham gia ký kết rất sớm “công ước tính đa dạng sinh vật” Đồng thời chính phủ Trung Quốc tập trung sửa đổi và đưa ra luật mở để nâng cao hiệu quả trong việc bảo vệ môi trường Tính đến nay, đã có 6 bộ luật, hơn 30 đạo luật về bảo vệ môi trường đã được ban hành, do đó môi trường Trung Quốc đã được kiểm soát và cải tạo đáng kể

Kinh nghiệm phát triển du lịch của Thái Lan

Kế hoạch phát triển từ năm 2001 – 2005 với chủ đề “ Vùng đất cho một cuộc sống trọn vẹn” với mục đích “Thủ phủ của du lịch Châu Á”, vào năm 2005 du lịch Thái Lan đứng đầu về chất lượng bảo vệ môi trường, an toàn và bền vững bằng cách:

Cải tạo các khu nghỉ dưỡng đạt tiêu chuẩn quốc tế thông qua một chương trình phát triển toàn diện và cụ thể Bảo vệ có hệ thống các di sản và di tích lịch sử thành “Bảo tàng sống” tức là tái hiện nếp sống cổ xưa bằng người thật Bảo vệ các khu rừng và khu bảo tồn thiên nhiên, nhằm đảm bảo yêu cầu bảo tồn và phát triển bền vững Triển khai một số dịch vụ cụ thể như: chăm sóc sức khỏe, thể thao, mua sắm, nghệ thuật nấu ăn và quản lý hội nghị Có kế hoạch xây dựng các công viên chủ đề và các hoạt động vui chơi giải trí như công viên voi Thái Lan hợp tác với các nước trong chiến dịch quản bá như: “Hai quốc gia một điểm đến” kết hợp với Việt Nam, “Hai vương quốc một điểm đến” kết hợp với Campuchia

Kinh nghiệm phát triển du lịch của Indonesia

Đẩy mạnh công tác tiếp thị, tăng cường khuyến mãi ở nước ngoài các sản phẩm du lịch Indonesia Thường xuyên làm phong phú thêm các sản phẩm du lịch về mọi mặt, đồng thời làm mới hoặc sửa chữa giao thông đến các điểm du lịch Phát triển mạnh du lịch nội địa Kiện toàn mối quan hệ liên ngành giữa du lịch với Bộ giao thông vận tải, an ninh quốc phòng và giáo dục đào tạo Nâng cao nghiệp vụ tay nghề cho nhân viên trong ngành du lịch, tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích tư nhân tham gia đầu tư vào ngành du lịch Bảo tồn văn hóa cổ truyền và bản sắc riêng Giáo dục cho người dân hiểu tầm quan trọng của du lịch đối với nền kinh tế

Trang 24

Kinh nghiệm phát triển du lịch của Singapore

Singapore đã cố gắng tạo ra hình ảnh du lịch hấp dẫn du khách trong điều kiện thiếu những cái hấp dẫn của tài nguyên thiên nhiên, ví dụ như: “Singapore đất nước sạch và xanh”, “Sân bay Changi là một trong những sân bay tốt nhất thế giới”, “Sở thú Night Safari hàng đầu thế giới”, “Đài phun nước thịnh vượng lớn nhất thế giới”, “Mecca – Thiên đường mua sắm của du khách”… Một đất nước không rộng, không dồi dào tài nguyên du lịch nhưng họ đã làm tốt công tác bảo vệ môi trường, trên cơ sở nâng cao trình độ dân trí, rèn luyện ý thức nghiêm túc chấp hành pháp luật cho người dân, bên cạnh đó cũng xử lý nghiêm ngặt các trường hợp vi phạm, kể cả người nước ngoài Ví dụ: vứt tàn thuốc lá nơi công cộng phạt 50 SGD, có cầu vượt cho người đi bộ nhưng nếu đi băng qua đường vi phạm phạt 500 SGD

Trên đây là một số kinh nghiệm phát triển du lịch của Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia và Singapore, nhìn chung họ thành công là nhờ họ có những chiến lược phát triển du lịch lâu dài, rõ ràng và đặc biệt là có được sự đồng thuận của toàn xã hội, nhờ đó ngành du lịch của họ ngày càng phát triển

Việt Nam với truyền thống lịch sử lâu đời, có nhiều tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú, nhiều di sản thế giới và đặc biệt có nhiều tài nguyên thiên nhiên phong phú Đây là những điều kiện rất thuận lợi để Việt Nam phát triển du lịch , trên cơ sở đó chúng ta cần phải học hỏi kinh nghiệm phát triển du lịch của các nước trong khu vực, tham khảo ý kiến của các chuyên gia, từ đó xây dựng, tiếp thị hình ảnh Việt Nam ra thế giới được ấn tượng hơn, thu hút hơn, để đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước

Trang 25

Hoạt động du lịch của nước ta phát triển với chiều hướng tích cực trong thời gian vừa qua Việc tổ chức một loạt các sự kiện quốc tế như Seagames 22, Paragames 2, ASEM 5 tại Việt Nam một cách thành công cùng với sự hợp tác toàn diện hơn với khối ASEAN và các nước khác trên thế giới đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho du lịch Việt Nam phát triển

Về môi trường pháp lý, Chính phủ đã rất quan tâm và chỉ đạo sát sao việc phát triển ngành du lịch vì đây là một ngành có khả năng đóng góp vô cùng to lớn vào công cuộc xây dựng đất nước Hiệp hội du lịch được thành lập, Luật du lịch được ban hành, tạo cơ sở pháp lý ổn định cho các hoạt động trong ngành

Sau hiểm họa dịch SARS, ngành du lịch Việt Nam đã thực sự phục hồi, đang lấy lại đà tăng trưởng nhanh và vươn lên mạnh mẽ Tình hình an ninh thế giới và khu vực những năm gần đây bất ổn Trong khi đó, tình hình chính trị Việt Nam ổn định, an ninh được đánh giá thuộc loại tốt nhất thế giới Điều kiện này có tác động làm giảm nhu cầu du lịch của du khách các nước, tuy nhiên lại nâng cao sức thu hút của du lịch Việt Nam Sự an toàn của điểm đến được nhấn mạnh hơn trong các nội dung quảng bá đã tạo ra một lợi thế cạnh tranh ở khía cạnh này

Trang 26

Sau khi Luật du lịch được thông qua và Việt Nam gia nhập WTO thì du lịch Việt Nam đã vươn lên, tham gia chủ động dần trong hội nhập du lịch quốc tế, tiếp tục thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác du lịch nhiều mặt với các nước láng giềng, các nước trong khu vực và trên thế giới Du lịch nước ta là thành viên của Tổ chức du lịch thế giới, Hiệp hội du lịch Châu Á – Thái Bình Dương, Hiệp hội du lịch Đông Nam Á và phát huy được vai trò, quyền lợi hội viên Nhờ thế đã tranh thủ được vốn, kinh nghiệm, công nghệ, nguồn khách để phát triển, đồng thời tham gia đầu tư ra nước ngoài, chủ yếu là kinh doanh ăn uống ở các nước láng giềng, Nhật Bản, Đức và Hoa Kỳ Việc Tổng cục du lịch được nâng lên cấp Bộ, mở ra cho du lịch Việt Nam một tương lai mới

Năm 2006 là năm đầu thực hiện Kế hoạch 5 năm giai đoạn 2006 – 2010, du lịch Việt Nam có nhiều sự kiện quan trọng như: Năm du lịch quốc gia 2006 với chủ đề “Quảng Nam: một điểm đến, hai di sản thế giới”, tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng du lịch trong khuôn khổ APEC, Festival Huế, … Mức tăng trưởng tăng 20%, ước khoảng 36 nghìn tỷ đồng, lượng khách quốc tế ước đạt 3,6 triệu lượt, tăng 3% so với năm 2005 Các thị trường chính đưa khách đến Việt Nam: Hàn Quốc tăng 29,4%; Nhật Bản tăng 14,3%; Mỹ tăng 16,8%; Canada tăng 15%; Đức tăng 10,6%

Năm 2007 được coi là năm thành công của du lịch Việt Nam, lượng khách du lịch đến với Việt Nam mục đích đơn thuần là du lịch tăng 26%, khách thương mại 16%, khách thăm người thân tăng 9%, khách đến với mục đích khác giảm 10% Tổng cộng khách du lịch quốc tế đạt 4,2 triệu lượt (tăng 18% so với năm 2006) cụ thể, lượng khách Tây Âu: Pháp tăng 42%, Đức tăng 32%, Anh xấp xỉ 28%; thị trường Đông Bắc Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan với tổng lượng khách 1,2 triệu lượt chiếm 30% tổng lượng khách du lịch quốc tế Khách nội địa tăng 9,7% so với năm 2006 (19,2 triệu lượt) Trong năm, nhiều hoạt động du lịch đã được diễn ra: Năm Du lịch quốc gia Thái Nguyên với chủ đề “Về thủ đô gió ngàn – chiến khu Việt Bắc”, tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng 3 nước Việt Nam – Lào – Campuchia bên lề hội chợ du lịch quốc tế tại TP.Hồ Chí Minh, lần đầu tiên du lịch

Trang 27

Việt Nam được quảng bá chính thức trên kênh truyền hình CNN, Vịnh Hạ Long được nhiều người bình chọn vào nhóm “kì quan thiên nhiên thế giới”, Festival Hoa Đà Lạt được tổ chức thành công Thu nhập xã hội về du lịch ước đạt 56 nghìn tỷ đồng (tăng 9,8%), đưa mức tăng trưởng du lịch lên từ 16% lên 18% đổi với khách quốc tế, 11% với khách trong nước

Năm 2008, Ngành du lịch tiếp tục phát triển, nhưng do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nên lượng khách quốc tế có phần chững lại Khách du lịch đến Việt Nam vì công việc tăng mạnh (trên 34% so với cùng kì năm 2007), lượng khách đến với mục đích du lịch tăng nhẹ (2,71% so với cùng kì năm 2007) Du khách tại các thị trường gần như Philipin, Trung Quốc vẫn chọn Việt Nam làm điểm đến, một số thị trường xa lại có xu hướng giảm xuống, trong đó: Hàn Quốc tăng 0,49%; Tây Ban Nha giảm 9,4%; Italia giảm 8,8%; Pháp giảm 2,5%; Hà Lan giảm 26% (so với cùng kì năm 2007) Trong 9 tháng đầu năm 2008, lượng khách quốc tế ước đạt 3,3 triệu lượt, tăng 5,8% so với cùng kì năm 2007 Năm 2008, ngành du lịch Việt Nam tổ chức nhiều sự kiện đặc sắc, hấp dẫn như năm Du lịch quốc gia “Miệt vườn sông nước Cửu Long”, chương trình “Du lịch về cội nguồn 2008” tổ chức tại Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai, Festival Huế với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”, lần đầu tiên cuộc thi hoa hậu hoàn vũ thế giới được tổ chức tại Nha Trang – Khánh Hòa và cuộc thi hoa hậu du lịch Việt Nam được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh,…

2.1.2 Tiềm năng phát triển du lịch Việt Nam

Việt Nam không phải là một quốc gia nằm sâu trong nội lục mà nước ta tựa lưng vào một khối lục địa lớn nhất thế giới, ngoảnh ra một đại dương rộng lớn nhất hoàn cầu, khách du lịch từ nước ngoài có thể tới Việt Nam từ nhiều phía với nhiều phương tiện khác nhau

Lịch sử kiến tạo địa chất qua nhiều niên đại đã chạm khắc nên bộ mặt lãnh thổ nước ta nhiều đường nét hình khối độc đáo và không đơn điệu là núi trẻ và núi già, núi đất và núi đá, cao nguyên cổ, đồng bằng phù sa mới, các vết đứt gãy và hang động, thềm lục địa và hải đảo Đặc biệt địa hình Việt Nam với 3/4 là đồi núi

Trang 28

và địa hình bờ nước là những tài nguyên có giá trị Địa hình đá vôi phân bố rộng khắp từ vĩ tuyến 160 trở lên với nhiều hệ thống hang động như: Phong Nha, Hương Tích, Bích Động, Đặc biệt hơn cả là địa hình núi và hang động ngập nước nhiệt đới điển hình ở Vịnh Hạ Long mà giá trị của nó đã góp phần làm cho địa danh này được ghi tên vào danh sách các di sản thiên nhiên thế giới

Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có khí hậu ổn định, chênh lệch nhiệt độ trong ngày và giữa các mùa không cao, dồi dào tiềm năng về du lịch chữa bệnh nên được du khách rất ưa thích Đặc biệt những du khách đến từ xứ lạnh hay đến Việt Nam để tránh rét, những du khách đến từ xứ nóng tìm đến các “phòng lạnh thiên nhiên” như Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo,…

Việt Nam là quốc gia đứng thứ 27 trong số 106 quốc gia có biển trên thế giới với 125 bãi tắm biển, trong đó hầu hết là các bãi tắm đẹp và thuận lợi cho khai thác du lịch Ngoài ra, theo các nhà địa chất thủy văn Việt Nam, ở nước ta có trên 400 điểm nước khoáng có giá trị du lịch như Kim Bôi (Hòa Bình), Quang Hanh (Quảng Ninh), suối nước nóng Bình Châu (Bà Rịa – Vũng Tàu), Tháp Bà (Nha Trang),

Việt Nam có hơn 40000 di sản văn hóa vật thể và bất động sản (đình chùa, miếu đền, thành quách, lăng mộ,…) Tính đến tháng 4/2004, Việt Nam có 2741 di tích, thắng cảnh được xếp hạng quốc gia (trong đó có 1322 di tích lịch sử, 1263 di tích kiến trúc nghệ thuật, 54 di tích khảo cổ và 102 di tích thắng cảnh) Đặc biệt, Việt Nam có 6 di sản được UNESCO công nhận di sản thế giới, đó là: Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh, 2 lần công nhận), vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình), cố đô Huế, phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam) Tính đến năm 2007, Việt Nam được UNESCO công nhận 6 “khu dự trữ sinh quyển thế giới” đó là Cát Bà (Hải Phòng), khu dự trữ sinh quyển Châu thổ sông Hồng trên địa bàn 2 huyện Tiền Hải (Thái Bình) và Giao Thủy (Nam Định), Cần Giờ (TPHCM), vườn quốc gia Cát Tiên thuộc địa bàn tỉnh Đồng Nai, biển Kiên Giang và khu vực Tây Nghệ An Việt Nam là 1 trong hơn 20 quốc gia có vịnh “đẹp nhất thế giới”, đó là: Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và vịnh Nha Trang (Khánh Hòa)

Trang 29

Việt Nam được xem là một trong những nước có điều kiện an ninh chính trị và an toàn xã hội được đảm bảo Chính phủ dành nhiều ngân sách và ưu tiên cho việc phát triển du lịch Tính riêng năm 2007, nhà nước đã hỗ trợ đầu tư 750 tỷ đồng cho 59 tỉnh, thành phố phát triển hạ tầng du lịch

Nhìn chung, du lịch Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển Những năm gần đây, ngành du lịch đã và đang thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước, góp phần quan trọng trong cơ cấu thu nhập quốc dân Mặt khác, bên cạnh những nỗ lực trong việc xây dựng thêm nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn, ngành du lịch đang cố gắng nhằm tạo ra thuận lợi để ngày càng nhiều du khách có dịp khám phá các điểm đến của non nước Việt Nam

Thiếu nguồn nhân lực hoạt động trong ngành du lịch một cách trầm trọng, chưa kể đến trình độ, kĩ năng chuyên môn của nguồn nhân lực này Đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên vừa thiếu vừa yếu trong kĩ năng giao tiếp, ngoại ngữ, hiểu biết kiến thức về văn hóa – xã hội, tâm lí khách hàng Trong đó trình độ ngoại ngữ là yếu nhất, năm 2006, 32% lao động dịch vụ trực tiếp biết tiếng Anh ở mức độ khác nhau, tiếng Pháp 3,2%; Trung Quốc 3,6%; hướng dẫn viên ở 2 thị trường khá lớn là Nhật Bản và Hàn Quốc chưa tương xứng Ngành du lịch Việt Nam mới bắt đầu hội nhập, vừa hợp tác vừa tìm hiểu cơ chế và luật chơi quốc tế nên khả năng chủ động

Trang 30

đưa ra các dự án hợp tác còn nhiều hạn chế Chính vì vậy, các doanh nghiệp du lịch Việt Nam, nhất là các đơn vị lữ hành dễ rơi vào tình trạng phụ thuộc và trở thành “người làm thuê” cho các doanh nghiệp nước ngoài Đa phần các doanh nghiệp du lịch nước ta thuộc loại vừa và nhỏ, nên khi hòa mình vào sân chơi mới cùng thế giới, các doanh nghiệp phải gánh trên vai áp lực nặng nề

Luật du lịch Việt Nam vừa mới được ban hành và có hiệu lực, do vậy Luật chưa thể “đáp ứng” được so với tình hình thực tế luôn thay đổi Thủ tục hành chính và hệ thống hạ tầng yếu kém vẫn là rào cản với các nhà đầu tư bất động sản du lịch, cộng với việc lãi suất ngân hàng Việt Nam cao nhất nhì thế giới cũng là một bất lợi cho các nhà đầu tư

Những đợt quảng bá, xúc tiến du lịch Việt Nam tại các thị trường ngoài nước ít có hiệu quả do thiếu trọng tâm và quá trình khảo sát, nghiên cứu thị trường trước đó chưa liên tục, ít đổi mới, sáng tạo về hình thức, do vậy dễ chìm khuất, không gây ấn tượng; sản phẩm du lịch của Việt Nam còn nghèo nàn Ngành du lịch chưa khai thác hết tiềm năng của điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa Nguy cơ hủy hoại môi trường và cảnh quan du lịch cao nếu không có sự quan tâm đúng mức và những biện pháp quản lí có hiệu quả từ phía nhà nước

Đầu tư du lịch một cách tràn lan, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ làm theo ý mình mà không xin ý kiến chuyên gia, khiến khách du lịch thất vọng Các doanh nghiệp làm du lịch chỉ quan tâm đến lợi ích mà họ có được, thiếu ý thức, hiểu biết, kém năng động, chỉ có xu hướng moi tiền khách mà không thích cung cấp hay phục vụ

Du lịch Việt Nam bên cạnh những cái thiếu đã nêu, gặp phải một cái thiếu cơ bản của nền kinh tế là vốn Thiếu vốn, các doanh nghiệp du lịch Việt Nam không đủ năng lực tài chính, dẫn đến khả năng khai thác thị trường trong nước, khu vực và thế giới còn yếu

2.1.4 Tóm tắt các cơ hội và nguy cơ

Trong thế kỷ XXI, tình hình thế giới có những biến đổi sâu sắc với những bước nhảy vọt chưa từng thấy về khoa học và công nghệ Kinh tế tri thức sẽ có vai

Trang 31

trò ngày càng nổi bật trong phát triển lực lượng sản xuất Toàn cầu hoá là một xu thế khách quan, ngày càng có nhiều nước tham gia, hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là một xu thế lớn phản ánh nguyện vọng và đòi hỏi của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc Trong bối cảnh đó, nhu cầu du lịch tăng mạnh, du lịch thế giới phát triển nhanh với xu thế chuyển dần sang khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á Đây thực sự là cơ hội tốt cho du lịch Việt Nam phát triển

Chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập của Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế đối ngoại, trong đó có du lịch, phát triển Đảng và Nhà nước quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sát sao sự nghiệp phát triển du lịch của đất nước Du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Bên cạnh đó, Việt Nam là đất nước có tiềm năng lớn về du lịch, ngoài những danh thắng đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới như vịnh Hạ Long, cố đô Huế, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bảng, chúng ta còn thu hút khách du lịch nước ngoài bằng hàng loạt địa điểm du lịch sinh thái kéo dài khắp ba miền tổ quốc với những bờ biển đẹp Ngoài những thắng cảnh đẹp, Việt Nam còn có rất nhiều các làng nghề với các lễ hội mang đậm truyền thống văn hoá dân tộc

Cùng với đó, Việt Nam ngày càng thu hút nhiều du khách nước ngoài do giá cả sinh hoạt rẻ, do chính sách đối ngoại mở cửa của nhà nước, do kết quả của hoạt động tuyên truyền quảng bá sản phẩm du lịch Việt Nam tới bạn bè thế giới Đặc biệt, nước ta có tình hình chính trị ổn định và an ninh trật tự đảm bảo nên đã tạo được sự an tâm cho du khách khi đến với Việt Nam Sau hàng loạt các sự kiện quốc tế như sự kiện 11-9 ở Mỹ, vụ đánh bom ở khu du lịch Bali (Indonesia), và hàng loạt các vụ đánh bom khủng bố ở nhiều nước trên thế giới…gây hoang mang cho du khách nên những điểm đến an toàn là lựa chọn số một của khách du lịch Trong khi đó Việt Nam vẫn tiếp tục được nhiều cơ quan nghiên cứu du lịch và thông tấn phương tây thừa nhận là “điểm du lịch an toàn và thân thiện nhất khu vực Châu Á- Thái Bình Dương” Đảng và nhà nước ta đã không ngừng giữ vững an

Trang 32

ninh, ổn định chính trị, có những chính sách đúng đắn để phát triển nền kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là một nước nghèo đang từ từ khôi phục nền kinh tế sau chiến tranh Kinh tế Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn và tụt hậu rất xa so với các nước trên thế giới Ngành du lịch Việt Nam còn non kém, trong thời điểm đó du lịch thế giới đã phát triển ở một trình độ cao về nhiều mặt Nhiều du khách đến những nơi của các nước có nền du lịch phát triển cao bởi ở đó nhiều nhu cầu của khách được đáp ứng Ngành du lịch Việt Nam - một ngành còn non trẻ lại mở ra vào lúc thế giới có nhiều biến động như nguồn viện trợ cho Việt Nam giảm, lượng du khách từ thị trường Liên Xô cũ ít đi, Việt Nam còn chịu sự bao vây cấm vận… Dẫu biết tiềm năng du lịch của Việt Nam là lớn nhưng trong điều kiện một nền kinh tế chưa phát triển nên điều kiện để chuyển hoá tiềm năng đó thành sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú còn gặp nhiều khó khăn Nó đòi hỏi phải có thời gian để khắc phục

Bên cạnh đó, công tác tổ chức và quản lý du lịch trong một thời gian dài không ổn định Đội ngũ cán bộ ngành du lịch có mặt bằng kiến thức chưa cao, vừa làm, vừa học, do đó không tránh được những sai sót Kinh nghiệm về quản lý, tổ chức trong du lịch kém Cơ sở vật chất cho du lịch còn thiếu, khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế không nhiều, thiếu đồng bộ không tạo được sự thoải mái cho du khách

2.2 Tiềm năng phát triển du lịch Lâm Đồng 2.2.1 Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý

Lâm Đồng là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ, phía Nam Tây Nguyên, có độ cao trung bình từ 1.000 — 1.500m so với mặt nước biển với diện tích tự nhiên 9.772 km2; địa hình chủ yếu là bình sơn nguyên, núi cao đồng thời cũng có những thung lũng nhỏ bằng phẳng đã tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng, thực động vật… và những cảnh quan kỳ thú

Trang 33

Lâm Đồng nằm trên 3 cao nguyên và là khu vực đầu nguồn của 7 hệ thống sông lớn; nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam - là khu vực năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và là thị trường có nhiều tiềm năng Toàn tỉnh có thể chia thành 3 vùng với 5 thế mạnh: phát triển cây công nghiệp dài ngày, lâm nghiệp, khoáng sản, du lịch - dịch vụ và chăn nuôi gia súc

- Phía Đông giáp các tỉnh Khánh Hoà và Ninh Thuận - Phía Tây nam giáp tỉnh Đồng Nai

- Phía Nam – Đông Nam giáp tỉnh Bình Thuận - Phía Bắc giáp tỉnh Đắc Lắc

Toàn tỉnh hiện có 12 đơn vị hành chính gồm: Thành phố Đà lạt, thành phố Bảo Lộc và 10 huyện với 145 xã, phường, thị trấn; trong đó có 106 xã vùng sâu, vùng xa, vùng trọng điểm nằm trong danh sách các xã đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05/03/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Thành phố Đà lạt là trung tâm hành chính — kinh tế — xã hội của tỉnh, cách trung tâm kinh tế lớn của vùng và khu vực không xa, hướng Nam cách thành phố Hồ Chí Minh 300 km, Biên Hoà 270 km, Vũng tàu 340 km, hướng Đông cách cảng biển Nha Trang 210 km

Địa chất

Tham gia vào cấu trúc địa chất tỉnh Lâm Đồng bao gồm các đá trầm tích, phun trào, xâm nhập có tuổi từ Jura giữa đến Đệ Tứ Các trầm tích, phun trào được phân ra 14 phân vị địa tầng có tuổi và thành phần đá khác nhau Các đá xâm nhập trong phạm vi tỉnh Lâm Đồng thuộc 4 phức hệ: Định Quán, đèo Cả, Cà Ná, Cù Mông

Địa phận tỉnh Lâm Đồng nằm ở phía Đông Nam đới Đà Lạt Đới này là một khối vỏ lục địa Tiền Cambri bị sụt lún trong Jura sớm – giữa và phần lớn diện tích đới bị hoạt hoá magma kiến tạo mạnh mẽ trong Mesozoi muộn và Kainozoi

Địa hình

Đặc điểm chung của Lâm Đồng là địa hình cao nguyên tương đối phức tạp, chủ yếu là bình sơn nguyên, núi cao đồng thời cũng có những thung lũng nhỏ bằng

Trang 34

phẳng đã tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng, thực động vật và những cảnh quan kỳ thú cho Lâm Đồng Đặc điểm nổi bật của địa hình tỉnh Lâm Đồng là sự phân bậc khá rõ ràng từ Bắc xuống Nam

Phía Bắc tỉnh là vùng núi cao, vùng cao nguyên LangBian với những đỉnh cao từ 1.300m đến hơn 2.000m như Bi Đúp (2.287m), Lang Bian (2.167m)

Phía Đông và Tây có dạng địa hình núi thấp (độ cao 500 – 1.000m)

Phía Nam là vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Di Linh – Bảo Lộc và bán bình nguyên

Khí hậu

Lâm Đồng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, biến thiên theo độ cao, trong năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau Nhiệt độ trung bình từ 18 - 250C, thời tiết ôn hòa và mát mẻ quanh năm Lượng mưa trung bình từ 1.750 - 3.150 mm/năm, độ ẩm tương đối trung bình cả năm là 85 - 87%, số giờ nắng trung bình cả năm là 1.890 - 2.500 giờ, thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng và phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc ôn đới Đặc biệt Lâm Đồng có khí hậu ôn đới ngay trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình và nằm không xa các trung tâm đô

thị lớn và vùng đồng bằng đông dân

Thủy văn

Lâm Đồng là tỉnh nằm trong hệ thống sông Đồng Nai, có nguồn nước rất phong phú, mạng lưới suối khá dày đặc, tiềm năng thuỷ điện rất lớn, với 73 hồ chứa nước, 92 đập dâng Sông suối trên địa bàn Lâm Đồng phân bố khá đồng đều, mật độ trung bình 0,6km/km2 với độ dốc đáy nhỏ hơn 1% Phần lớn sông suối chảy từ hướng đông bắc xuống tây nam Do đặc điểm địa hình đồi núi và chia cắt mà hầu hết các sông suối ở đây đều có lưu vực khá nhỏ và có nhiều ghềnh thác ở thượng nguồn Các sông lớn của tỉnh thuộc hệ thống sông Đồng Nai Ba sông chính ở Lâm Đồng là: Sông Đa Dâng (Đạ Đờng), Sông La Ngà, Sông Đa Nhim

Sinh vật

Trang 35

Lâm Đồng có 617.815ha rừng với độ che phủ 63% diện tích toàn Tỉnh, trong đó có 355.357ha rừng gỗ, 80.446 rừng tre nứa, 27.326 rừng trồng … Do mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt và đất đai phù hợp nên các loài tre, nứa, lồ ô có tốc độ tái sinh rất nhanh sau khi khai thác Rừng Lâm Đồng mang nhiều nét điển hình của thảm thực vật Việt Nam, rất đa dạng, có trên 400 loại gỗ khác nhau, trong đó có một số loại gỗ quý như pơmu xanh, cẩm lai, gõ thông 2 lá, 3 lá … và nhiều loại lâm sản khác, tiềm năng phát triển du lịch sinh thái

Tài nguyên thiên nhiên

9 Tài nguyên đất — vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến

Lâm Đồng có 8 nhóm đất khác nhau Đất có độ dốc dưới 25° chiếm trên 50%, đất dốc trên 25° chiếm gần 50% Chất lượng đất đai của Lâm Đồng rất tốt, khá màu mỡ, toàn tỉnh có khoảng 255.400 ha đất có khả năng sản xuất nông nghiệp, trong đó có 200.000 ha đất bazan tập trung ở cao nguyên Bảo Lộc — Di Linh thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp dài ngày, trồng rau, hoa cao cấp để xuất khẩu có giá trị kinh tế cao như cà phê: diện tích 118.000 ha, sản lượng 212.000 tấn/năm (đứng thứ 2 sau ĐắkLăk; Chè: diện tích 26.000 ha, sản lượng 162.000 tấn/năm (đứng nhất cả nước);dâu tằm: diện tích 6.165 ha, sản lượng 48.964 tấn/năm (đứng nhất cả nước); Điều: diện tích 13.000 ha, sản lượng 4.800 tấn/năm(một trong 10 tỉnh đứng đầu); Hơn 35.000 ha rau, hoa (đứng nhất cả nước); 622.000 ha rừng (tỷ lệ che phủ đạt 61,2%)

9 Tài nguyên khoáng sản

Theo kết quả điều tra thăm dò, Lâm Đồng có 25 loại khoáng sản, trong đó bauxite, bentonite, cao lanh, đá Granít, thiếc, sét, diatomite và than bùn trữ lượng lớn, có khả năng khai thác ở quy mô công nghiệp

Quặng bauxite ở Lâm Đồng có trữ lượng khoảng 1.234 triệu tấn, chất lượng quặng khá tốt, điều kiện khai thác và vận chuyển khá dễ dàng Cao lanh có trữ lượng khoảng 520 triệu tấn, chất lượng tốt Loại cao lanh này có khả năng sử dụng làm sứ điện tử, sứ bền nhiệt cơ, sứ dân dụng cao cấp, gạch samot chịu lửa, chất độn cho công nghiệp chế biến giấy, sản xuất sunfat alumin, Sét bentonite có trữ lượng

Trang 36

trên 4 triệu tấn, chất lượng rất tốt, sau khi được hoạt hóa với soda để chuyển sang bentonit kiềm có thể sử dụng trong kỹ nghệ làm khuôn đúc, chất tẩy rửa trong công nghiệp dầu mỡ, công nghiệp thực phẩm, chất phụ gia trong sản xuất phân bón tổng hợp, sản xuất dung dịch bùn khoan dầu khí và khoan cọc nhồi theo tiêu chuẩn của Mỹ và châu Âu Than nâu và diatomite được phát hiện tại nhiều điểm, nhưng mỏ Đại Lào (Bảo Lộc) là có khả năng khai thác công nghiệp với trữ lượng 8,5 triệu m3, có thể sử dụng làm chất đốt, chất cách nhiệt, phụ gia trong sản xuất phân bón hoặc phụ gia sản xuất xi măng…

2.2.2 Tài nguyên nhân văn Dân tộc và dân cư

Dân số toàn tỉnh có đến cuối năm 2008 là 1.216.618 người, trong đó lao động trong độ tuổi là 699.400 người, lao động có việc làm là 649.000 người, lao động được đào tạo là 167.856 người, lao động công nghiệp là 91.000 người Lâm Đồng là miền đất hội tụ nhiều dân tộc anh, em trong cả nước với trên 40 dân tộc khác nhau cư trú và sinh sống, trong đó đông nhất người Kinh chiếm khoảng 77%, đến người K’Ho chiếm 12%, Mạ chiếm 2,5%, Nùng chiếm gần 2%, Tày chiếm 2%,

Hoa chiếm 1,5%, Chu-ru 1,5% ,

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 02 trường Đại học, 04 trường cao đẳng (Cao đẳng Sư phạm, Cao đẳng nghề Đà Lạt, Cao đẳng kinh tế kỹ thuật Lâm Đồng và Cao đẳng y tế Lâm Đồng), 01 trường Trung cấp Du lịch, hàng năm cung cấp hàng nghìn lao động có tay nghề cho địa phương Ngoài ra còn có nhiều trung tâm nghiên cứu của Trung Ương đóng trên địa bàn như: Viện nghiên cứu hạt nhân, Phân viện sinh học, đã góp phần đáng kể trong việc ứng dụng nghiên cứu khoa học kỹ thuật vào sản xuất của tỉnh

Hàng năm lực lượng lao động được bổ sung thêm khoảng 5.000 người từ các trường Kỹ thuật, dạy nghề, Đại học và Cao đẳng đóng trên trên địa bàn tỉnh và gần 50% trong số 10.000 học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học hàng năm

Quy mô dân số tăng lên hàng năm kéo theo tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động ngày càng tăng, tạo điều kiện bổ sung lực lượng lao động cho xã hội

Trang 37

Tài nguyên du lịch nhân văn

9 Nhóm các di sản văn hóa

Năm 2005, sau Nhã nhạc Cung đình Huế, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và văn hóa phi vật thể của nhân loại Đây có thể được coi là sự kiện văn hóa lớn của người dân Tây Nguyên nói chung và Lâm Đồng nói riêng Hiện nay tại các bản dân tộc Mạ, Churu ở Lâm Đồng còn khoảng 2700 bộ cồng chiêng với những nét riêng so với cồng chiêng Tây Nguyên Đây được coi là tài nguyên du lịch quý giá của Lâm Đồng, là tiền đề xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn khách du lịch tham quan, tìm hiểu

9 Nhóm các di tích lịch sử văn hóa và khảo cổ

Cho đến nay, theo số liệu chưa đầy đủ, toàn tỉnh Lâm Đồng có khoảng 100 di tích Mật độ bình quân 1 di tích/100km2, trong khi mật độ bình quân của cả nước là hơn 2,2 di tích/100km2 Tuy nhiên cao hơn mật độ di tích trong 4 tỉnh còn lại của Tây Nguyên là Gia Lai, Kon Tum (0,3%), Đắc Lắc, Đắc Nông (0,5%) Những di tích khảo cổ có giá trị về mặt du lịch là: Khu thánh địa Bà La Môn Cát Tiên, khu mộ cổ của dân tộc Mạ

9 Nhóm các công trình kiến trúc nghệ thuật

Một trong những tài nguyên du lịch độc đáo của Lâm Đồng nói chung và Đà Lạt nói riêng là kiến trúc cảnh quan của thành phố cao nguyên Thiên nhiên Đà Lạt vốn đã là một cảnh quan tự nhiên đẹp nhưng khi được kết hợp với những công trình sáng tạo của con người thì nó thật sự trở nên hoàn mỹ và có sức hấp dẫn đặc biệt

Từ khi người Pháp đặt chân lên miền đất cao nguyên này vào năm 1893 thì thành phố Đà Lạt đã được quy hoạch, mang những đường nét nghệ thuật kiến trúc cảnh quan đặc sắc Giữa cảnh thiên nhiên hùng vỹ là những nét chấm phá của các công trình kiến trúc ở những vị trí đồi cao mà từ đó có thể quan sát được hầu như toàn bộ thành phố

Có thể kể đến những công trình được xây dựng vào nửa đầu của thế kỷ XX, theo phong cách Châu Âu, chủ yếu là phong cách Pháp, như các Biệt điện 1,2 của

Trang 38

toàn quyền Pháp tại Đông Dương và của vua Bảo Đại trước kia; Ga xe lửa Đà Lạt, trường Đại học Đà Lạt, Nha địa dư, hiện nay trên thành phố có khoảng 2000 biệt thự lớn nhỏ mà mỗi biệt thự đều có những nét độc đáo riêng, tạo nên một phong cách kiến trúc lấy thiên nhiên thơ mộng của Đà Lạt làm bối cảnh nên đã có sức hấp dẫn lớn đối với du khách

Có thể nhận thấy một số phong cách kiến trúc sau đây của Lâm Đồng:

- Kiến trúc vùng Normadie: Là kiến trúc miền Tây nước Pháp, với kiểu nhà mái ngoài lớn có phần đuôi được bẻ gốc, tường xây đá chẻ đến bệ cửa sổ, phần trên xây gạch để lộ các khung sườn gỗ

- Kiến trúc vùng Bretagne: Là kiến trúc đặc trưng vùng phía Tây nước Pháp với kiểu nhà mái lợp bản thạch, tường xây đá chẻ

- Kiến trúc vùng PaysBasque: Là kiến trúc của vùng Tây Nam nước Pháp có tường lồi quay ra mặt tiền với khung sườn nổi và có mái rộng ra khỏi tường

- Kiến trúc vùng Savoie: Là kiến trúc của vùng Tây Nam nước Pháp mà nét đặc trưng là tầng xây ở dưới, tầng trên làm bằng gỗ có ban công rộng

Có thể coi Đà Lạt như một thành phố bảo tàng kiến trúc độc đáo của Việt Nam, một sự kết hợp hài hòa giữa ý tưởng về phong cách và bàn tay tài hoa của người Đà Lạt đã tạo dựng nên một tài nguyên quý giá trên miền đất cao nguyên, một sản phẩm du lịch đặc sắc cần được quan tâm nâng cấp, gìn giữ

Ngoài ra còn phải kể đến một số công trình kiến trúc tôn giáo, như chùa Linh Sơn, chùa Linh Quang, Nhà thờ Chánh tòa, nhà thờ Domain de Maria, tu viện Dòng chúa cứu thế, Thiền viện Trúc Lâm, lăng Nguyễn Hữu Hào Những công trình kiến trúc trên đây đều rất đa dạng về mặt bố cục và dáng vẻ kiến trúc đan xen hài hòa với khung cảnh thiên nhiên Đà Lạt, tạo nên nét hấp dẫn rất riêng của thành phố cao nguyên

9 Lễ hội văn hóa dân gian

Ngoài các thắng cảnh thiên nhiên kỳ thú và các di tích lịch sử, kiến trúc, Lâm Đồng còn có một kho tàng văn hóa dân gian đặc sắc với tập quán sinh hoạt và lao

Trang 39

động truyền thống của nhân dân các dân tộc ít người ở Lâm Đồng có giá trị đối với phát triển du lịch

Cũng như đa số các cư dân nông nghiệp khác, do sống trong điều kiện hầu như hòa nhập vào tự nhiên nên nhân dân các dân tộc ít người ở Lâm Đồng còn lưu giữ được nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa, lễ hội truyền thống phản ánh quan niệm về thế giới tự nhiên và tín ngưỡng của họ Đây là các lễ nghi với tập quán canh tác nông nghiệp còn mang đậm nét sơ khai

Trong quan niệm của người Mạ, người K’Ho, Mnông hay Churu, tự nhiên không phải là vô tri, mà là một thế giới hữu linh cũng có những tình cảm và lối ứng xử như thế giới loài người và hai bên hoàn toàn có thể hiểu được nhu và đối thoại được với nhau Do vậy, trước khi làm việc gì tác động đến thế giới tự nhiên người ta phải cúng lễ theo một nguyên tắc nghiêm ngặt Tiêu biểu là lễ cúng cơm mới, lễ hội cồng chiêng và lễ hội đâm trâu, hội nghệ nhân ngành thêu, Festival hoa Đà Lạt

9 Các nghề thủ công truyền thống

Lâm Đồng cũng là nơi có các nghề thủ công truyền thống có giá trị phục vụ du lịch cao Tiêu biểu là các nghề dệt vải thổ cẩm từ sợi bông của người Mạ ở Đa Đơng, người Lạch ở Lạc Dương, đan len ở Đà Lạt Ngoài ra, nghề rèn của người Mạ cũng rất độc đáo, chủ yếu là rèn các công cụ lao động và vũ khí phục vụ săn bắn Nghề làm gốm bằng tay cũng là một nghề thủ công độc đáo của cư dân các dân tộc ít người ở Lâm Đồng Tiêu biểu là một số làng người dân tộc Churu ở Đơn Dương như Bkăn, Krang gõ, Krang Chớ

Thành phố Đà Lạt cũng là nơi tập trung các nghệ nhân có nghề chạm khắc gỗ tinh xảo đặc biệt là nghề thêu (XQ), nghề trồng hoa nên đã tạo ra hàng trăm loại sản phẩm lưu niệm có giá trị mà bất cứ ai lên Đà Lạt cũng muốn mua để kỷ niệm cho một chuyến đi đến một thành phố đáng nhớ

9 Tài nguyên nhân văn khác

Chợ Đà Lạt với dáng vẻ vừa bề thế vừa thanh nhã, mỹ thuật nằm ngay khu vực trung tâm thành phố Đà Lạt, là địa danh du lịch hấp dẫn, là đối tượng của khách

Trang 40

du lịch thập phương để mua bán hàng lưu niệm, sản vật Lâm Đồng trước khi kết thúc cuộc hành trình du lịch của mình

Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng là nơi trưng bày và giới thiệu các nghiên cứu, phát hiện về khảo cổ học, dân tộc học và kháng chiến qua hai thời kỳ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, là một trong những điểm dừng chân quan trọng của du khách khi đến Lâm Đồng để tham quan nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử

2.2.3 Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch Giao thông

9 Đường bộ

Lâm Đồng đã nỗ lực trong việc thiết lập hệ thống đường bộ có chất lượng tương đối tốt và phân bố đều khắp các vùng trong tỉnh, một mặt đảm bảo giao thông thuận lợi trong nội tỉnh, mặt khác đặt Lâm Đồng vào vị trí cầu nối giữa các tỉnh Tây Nguyên với Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Nam Bộ Hơn nữa, với hệ thống quốc lộ chạy qua và việc nối tuyến với quốc lộ 1A, Lâm Đồng có thể dễ dàng giao lưu với các tỉnh khác trong cả nước Hiện nay, hệ thống đường bộ của Lâm Đồng tương đối dày và phân bố khá đều khắp trong tỉnh, cho phép các phương tiện giao thông có thể đến được hầu hết các xã và đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân Nếu chỉ tính riêng các tuyến quốc lộ, đường tỉnh và đường huyện, đến nay, mạng lưới đường bộ ở Lâm Đồng có tổng chiều dài 1.744km, trong đó: Hệ thống quốc lộ có tổng chiều dài 412,15km, gồm 264,85km đường nhựa, 65,3km đường cấp phối, 82km đường đất, trên dọc tuyến có 54 cầu với 1.551,89m dài và 533 cống Hệ thống đường tỉnh có tổng chiều dài 346,25km, gồm 23,13km đường nhựa, 134,18km đường cấp phối, 130,4km đường đất và 58,54km đường nữa dự kiến sẽ khai thông xây dựng trong các thời kỳ quy hoạch Trên toàn tuyến đường tỉnh có 45 cầu với 867,1m dài và 162 cống Hệ thống đường huyện có tổng chiều dài 985,69km, trong đó 171,32km đường nhựa, 282,32km đường cấp phối và 532,05km đường đất, trên toàn tuyến có 82 cầu với 1.271,9m dài và 487 cống

9 Đường sắt

Ngày đăng: 09/11/2012, 08:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Văn Đỉnh - Trần Thị Minh Hoà - Giáo trình Kinh tế Du lịch - NXB Lao động - xã hội Khác
2. Trần Đức Thanh - Nhập môn Khoa học Du lịch - NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội Khác
3. Vũ Đức Minh - Tổng quan về Du lịch - NXB Giáo dục 1999 Khác
4. Phạm Văn Hậu – NXB ĐH Quốc gia Hà Nội 2001 – Quản trị chất lượng dịch vụ khách sạn – du lịch Khác
5. Lục Bội Minh – NXB Chính trị Quốc gia 1998 – Quản lý khách sạn hiện đại Khác
6. Thủ tướng CP – Quyết định 97/2002/QĐ-TTg – Phê duyệt chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001-2010 Khác
7. Thủ tướng CP – Quyết định 121/2006/QĐ-TTg – Phê duyệt chương trình hành động quốc gia về du lịch Khác
8. Thủ tướng CP – Quyết Định 194/2005/QĐ-TTg – Phê duyệt đề án, phương hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch khu vực miền Trung – Tây Nguyên Khác
9. Tổng cục trưởng Cục du lịch – Quyết định số 217/QĐ-TCDL 15/06/2009 hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn Quốc gia về phân loại, xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch của Tổng cục du lịch Khác
10. Tổng cục du lịch – Quyết định 217/QĐ-TCDL về tiêu chuẩn quốc gia về xếp loại, phân hạng cơ sở lưu trú du lịch 15/06/2009 Khác
11. Tiêu chuẩn xếp hạng chung các nước về tiểu vùng MêKông: Việt Nam – Lào – Campuchia Khác
13. Tổng cục thống kê – kết quả điều tra chi tiêu của khách du lịch 2005, 2006 Khác
15. UBND tỉnh Lâm Đồng – Quyết định 1444/QĐ-UBND 29/05/2008 ban hành kế hoạch thực hiện chương trình hành động số 55/CTr-TU 08/05/2008 của Tỉnh ủy Khác
16. Phòng nghiệp vụ du lịch – Sở Văn hóa Thể thao Du lịch 03/12/2008 – báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ du lịch năm 2008 và kế hoạch công tác năm 2009 Khác
17. Sở Du lịch và Thương mại – báo cáo tình hình hoạt động du lịch tỉnh Lâm Đồng năm 2007 và kế hoạch năm 2008 Khác
18. Sở Du lịch và Thương mại 01/2007 – báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2006 và phương hướng năm 2007 Khác
19. Sở Du lịch và Thương Mại – 10/2005 – báo cáo tổng hợp điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch giai đaọn 1996-2004 và định hướng đến 2020.Dồng Khác
20. Hội thảo chuyên đề tìm kiếm giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng – Nhiều tác giả - 2010 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1 Tổng thể sản phẩm du lịch. - Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020
Hình 1.1 Tổng thể sản phẩm du lịch (Trang 14)
Hình 1.1 Tổng thể sản phẩm du lịch. - Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020
Hình 1.1 Tổng thể sản phẩm du lịch (Trang 14)
Bảng 2.1 Giá trị gia tăng GDP toàn tỉnh - Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020
Bảng 2.1 Giá trị gia tăng GDP toàn tỉnh (Trang 43)
2.3 Thực trạng phát triển du lịch Lâm Đồng 2.3.1 Tình hình du lịch Lâm Đồng  - Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020
2.3 Thực trạng phát triển du lịch Lâm Đồng 2.3.1 Tình hình du lịch Lâm Đồng (Trang 43)
Bảng 2.1 Giá trị gia tăng GDP toàn tỉnh - Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020
Bảng 2.1 Giá trị gia tăng GDP toàn tỉnh (Trang 43)
Bảng 2.2 Bảng tổng hợp kết quả ngành du lịch Lâm Đồng từn ăm 2006 – 2009. NĂM  - Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020
Bảng 2.2 Bảng tổng hợp kết quả ngành du lịch Lâm Đồng từn ăm 2006 – 2009. NĂM (Trang 44)
Bảng 2.2 Bảng tổng hợp kết quả ngành du lịch Lâm Đồng từ năm 2006 – 2009. - Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020
Bảng 2.2 Bảng tổng hợp kết quả ngành du lịch Lâm Đồng từ năm 2006 – 2009 (Trang 44)
Bảng 2.3 Tình hình khách du lịch đến Lâm Đồng năm 2008, 2009. - Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020
Bảng 2.3 Tình hình khách du lịch đến Lâm Đồng năm 2008, 2009 (Trang 45)
Bảng 2.3 Tình hình khách du lịch đến Lâm Đồng năm 2008, 2009. - Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020
Bảng 2.3 Tình hình khách du lịch đến Lâm Đồng năm 2008, 2009 (Trang 45)
Bảng 2.4 Thời gian lưu trú bình quân của khách du lịch - Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020
Bảng 2.4 Thời gian lưu trú bình quân của khách du lịch (Trang 46)
Bảng 2.4 Thời gian lưu trú bình quân của khách du lịch - Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020
Bảng 2.4 Thời gian lưu trú bình quân của khách du lịch (Trang 46)
Bảng 2.5 Doanh thu xã hội từ ngành du lịch Lâm Đồng từ 2006-2009 NĂM  - Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020
Bảng 2.5 Doanh thu xã hội từ ngành du lịch Lâm Đồng từ 2006-2009 NĂM (Trang 47)
Bảng 2.5 Doanh thu xã hội từ ngành du lịch Lâm Đồng từ 2006-2009  NĂM - Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020
Bảng 2.5 Doanh thu xã hội từ ngành du lịch Lâm Đồng từ 2006-2009 NĂM (Trang 47)
Bảng 2.6 Thống kê cơ sở lưu trú du lịch năm 2006 – 2009. NĂM  - Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020
Bảng 2.6 Thống kê cơ sở lưu trú du lịch năm 2006 – 2009. NĂM (Trang 51)
Bảng 2.6 Thống kê cơ sở lưu trú du lịch năm 2006 – 2009. - Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020
Bảng 2.6 Thống kê cơ sở lưu trú du lịch năm 2006 – 2009 (Trang 51)
LOẠI HÌNH SỐ CƠ SỞ TỶ LỆ (%) - Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020
LOẠI HÌNH SỐ CƠ SỞ TỶ LỆ (%) (Trang 52)
Bảng 2.7 Phân loại cơ sở lưu trú - Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020
Bảng 2.7 Phân loại cơ sở lưu trú (Trang 52)
Bảng 2.7 Phân loại cơ sở lưu trú - Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020
Bảng 2.7 Phân loại cơ sở lưu trú (Trang 52)
Bảng 2.8 Kết quả khảo sát về cơ sở dịch vụ phục vụ ăn uống tại Đà Lạt Yêu cầu Nhóm A Nhóm B Nhóm C Toàn cục  - Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020
Bảng 2.8 Kết quả khảo sát về cơ sở dịch vụ phục vụ ăn uống tại Đà Lạt Yêu cầu Nhóm A Nhóm B Nhóm C Toàn cục (Trang 56)
Bảng 2.8 Kết quả khảo sát về cơ sở dịch vụ phục vụ ăn uống tại Đà Lạt - Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020
Bảng 2.8 Kết quả khảo sát về cơ sở dịch vụ phục vụ ăn uống tại Đà Lạt (Trang 56)
Bảng 2.9 Đầu tư du lịch Lâm Đồng giai đoạn 2006-2009 NĂM  - Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020
Bảng 2.9 Đầu tư du lịch Lâm Đồng giai đoạn 2006-2009 NĂM (Trang 58)
Bảng 2.9 Đầu tư du lịch Lâm Đồng giai đoạn 2006 - 2009  CHỈ TIÊU  ĐVT  NĂM - Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020
Bảng 2.9 Đầu tư du lịch Lâm Đồng giai đoạn 2006 - 2009 CHỈ TIÊU ĐVT NĂM (Trang 58)
nhưng hình như đó chỉ là nhưng con số không vận động, chỉ một vài dự án nhỏ - Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020
nh ưng hình như đó chỉ là nhưng con số không vận động, chỉ một vài dự án nhỏ (Trang 59)
Bảng 2.10 Lao động trực tiếp trong ngành du lịch giai đoạn 2006 - 2009  CHỈ TIÊU  ĐVT  NĂM - Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020
Bảng 2.10 Lao động trực tiếp trong ngành du lịch giai đoạn 2006 - 2009 CHỈ TIÊU ĐVT NĂM (Trang 59)
TT Loại hình doanh nghiệ p  - Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020
o ại hình doanh nghiệ p (Trang 60)
Bảng 2.11 Thu nhập bình quân/tháng của lao động ngành dịch vụ du lịch Lâm Đồng năm 2008  - Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020
Bảng 2.11 Thu nhập bình quân/tháng của lao động ngành dịch vụ du lịch Lâm Đồng năm 2008 (Trang 60)
Bảng 2.11 Thu nhập bình quân/tháng của lao động ngành dịch vụ du  lịch Lâm Đồng năm 2008 - Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020
Bảng 2.11 Thu nhập bình quân/tháng của lao động ngành dịch vụ du lịch Lâm Đồng năm 2008 (Trang 60)
Bảng 2.12 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong Yếu tố chủ yếu  - Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020
Bảng 2.12 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong Yếu tố chủ yếu (Trang 65)
Bảng 2.12 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong  Yếu tố chủ yếu - Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020
Bảng 2.12 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong Yếu tố chủ yếu (Trang 65)
Bảng 2.13 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài Yếu tố chủ yếu  - Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020
Bảng 2.13 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài Yếu tố chủ yếu (Trang 68)
Bảng 2.13 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài - Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020
Bảng 2.13 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (Trang 68)
Bảng 2.14 Kết quả điều tra phần thông tin đối tượng - Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020
Bảng 2.14 Kết quả điều tra phần thông tin đối tượng (Trang 72)
Bảng 2.14 Kết quả điều tra phần thông tin đối tượng - Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020
Bảng 2.14 Kết quả điều tra phần thông tin đối tượng (Trang 72)
Bảng 2.15 Kết quả điều tra về đối tượng lựa chọn đi cùng - Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020
Bảng 2.15 Kết quả điều tra về đối tượng lựa chọn đi cùng (Trang 73)
Bảng 2.16 Kết quả điều tra về lựa chọn thời gian du lịch - Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020
Bảng 2.16 Kết quả điều tra về lựa chọn thời gian du lịch (Trang 73)
Bảng 2.15 Kết quả điều tra về đối tượng lựa chọn đi cùng - Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020
Bảng 2.15 Kết quả điều tra về đối tượng lựa chọn đi cùng (Trang 73)
Bảng 2.16 Kết quả điều tra về lựa chọn thời gian du lịch - Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020
Bảng 2.16 Kết quả điều tra về lựa chọn thời gian du lịch (Trang 73)
Bảng 2.18 Kết quả điều tra về sự thu hút khách tới Lâm Đồng II. Phần khảo sát về sự thỏa mãn của du khách  - Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020
Bảng 2.18 Kết quả điều tra về sự thu hút khách tới Lâm Đồng II. Phần khảo sát về sự thỏa mãn của du khách (Trang 74)
Bảng 2.17 Kết quả điều tra về thời gian lưu trú - Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020
Bảng 2.17 Kết quả điều tra về thời gian lưu trú (Trang 74)
Bảng 2.17 Kết quả điều tra về thời gian lưu trú - Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020
Bảng 2.17 Kết quả điều tra về thời gian lưu trú (Trang 74)
Bảng 2.19 Kết quả điều tra về sự thỏa mãn của du khách - Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020
Bảng 2.19 Kết quả điều tra về sự thỏa mãn của du khách (Trang 75)
Bảng 2.19 Kết quả điều tra về sự thỏa mãn của du khách - Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020
Bảng 2.19 Kết quả điều tra về sự thỏa mãn của du khách (Trang 75)
Bảng 2.20 Tổng hợp kết quả điều tra - Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020
Bảng 2.20 Tổng hợp kết quả điều tra (Trang 76)
Bảng 2.20 Tổng hợp kết quả điều tra - Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020
Bảng 2.20 Tổng hợp kết quả điều tra (Trang 76)
3.3 Hình thành các giải pháp qua phân tích ma trận SWOT - Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020
3.3 Hình thành các giải pháp qua phân tích ma trận SWOT (Trang 83)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w