1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạch định chiến lược phát triển Trường Đại học Tiền Giang đến năm 2015

108 1,2K 15
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 855,39 KB

Nội dung

Hoạch định chiến lược phát triển Trường Đại học Tiền Giang đến năm 2015

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

ĐẾN NĂM 2015

TP HỒ CHÍ MINH 2009

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH



Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Quý Thầy, Cô Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu, giúp tôi tiếp cận tư duy khoa học, nâng cao trình độ phục vụ cho công tác và cuộc sống

Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn thực hiện luận văn - PGS.TS Đào Duy Huân Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn của mình, dưới sự hướng dẫn tận tình, nghiêm túc, có bài bản khoa học của PGS.TS Đào Duy Huân, tôi đã được trang bị thêm những kiến thức và phương pháp nghiên cứu khoa học bổ ích

Tôi vô cùng cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tận tình giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn nghiên cứu của mình

Người viết Lê Hồng Phượng

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực Nội dung của nghiên cứu này chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào

LÊ HỒNG PHƯỢNG

Trang 5

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

I TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 12

II MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 13

III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13

IV ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 14

V NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN 14

V KẾT CẤU LUẬN VĂN 14

Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC 15

1.1 KHÁI NIỆM CHIẾN LƯỢC VÀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC 15

1.1.1 Khái niệm 15

1.1.2 Vai trò của hoạch định chiến lược 15

1.2 CÁC BƯỚC NGHIÊN CỨU HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC 16

1.2.1 Nghiên cứu môi trường hoạt động 16

1.2.1.1 Môi trường bên ngoài 16

1.2.1.1.1 Môi trường vĩ mô 16

1.2.1.1.2 Môi trường vi mô 18

1.2.1.2 Môi trường bên trong 20

1.2.2 Xác định mục tiêu của tổ chức 22

1.2.3 Xây dựng chiến lược, lựa chọn chiến lược then chốt 22

1.3 CÁC CÔNG CỤ HỖ TRỢ CHO VIỆC XÁC ĐỊNH, LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC 22

1.3.1 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài – EFE 23

1.3.2 Ma trận hình ảnh cạnh tranh 24

1.3.3 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong – IFE 24

1.3.4 Ma trận SWOT (Strengths – Weaknesses – Opportunities – Threats) 25

1.3.5 Ma trận QSPM (Quantitative Strategic Planning Matrix) 26

KẾT LUẬN CHƯƠNG I 28

Trang 6

Chương II: PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG TÁC

ĐỘNG ĐẾN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG 29

2.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG 29

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Trường Đại học Tiền Giang 29

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Trường Đại học Tiền Giang 32

2.1.2.1 Chức năng của Trường Đại học Tiền Giang 32

2.1.2.2 Nhiệm vụ của Trường Đại học Tiền Giang 32

2.1.3 Ngành nghề đào tạo của Trường Đại học Tiền Giang 32

2.2 HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG.33 2.2.1 Về công tác đào tạo 33

2.2.2 Về công tác đào tạo, bồi dưỡng GV và CBQL 36

2.2.3 Về công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ 37

2.2.4 Về hợp tác quốc tế 38

2.2.5 Về công tác quản lý học sinh, sinh viên 39

2.3 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI VÀ BÊN TRONG TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG ĐẾN NĂM 2015 39 2.3.1 Phân tích môi trường bên trong của Trường Đại học Tiền Giang 39

2.3.1.1 Tuyển sinh - đào tạo 39

Trang 7

2.3.2 Phân tích môi trường vĩ mô 46

2.3.3.5.2 Các mối đe dọa 53

2.3.3.6 Phân tích ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài – EFE 53

3.1.3 Mục tiêu của Trường ĐHTG đến năm 2015 57

3.2 XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2015 58

3.2.1 Xây dựng chiến lược thông qua ma trận SWOT 58

3.2.2 Lựa chọn chiến lược thông qua ma trận QSPM 60

3.3 GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 201573 3.3.1 Đào tạo 73

3.3.1.1 Các chỉ tiêu chính 73

Trang 8

3.4.1 Kiến nghị đối với Bộ Giáo dục – Đào tạo 78

3.4.2 Kiến nghị đối với UBND tỉnh Tiền Giang 79

KẾT LUẬN CHƯƠNG III 80

Trang 9

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

CB : Cán bộ

CBGD : Cán bộ giảng dạy CBQL : Cán bộ quản lý CBVC : Cán bộ viên chức CĐ : Cao đẳng

CĐCĐ : Cao đẳng Cộng đồng CĐSP : Cao đẳng Sư phạm CH : Cao học

CNKT : Công nhân kỹ thuật CSVS : Cơ sở vật chất

ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long ĐH : Đại học

ĐHTG : Đại học Tiền Giang

EFE : Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài GV : Giảng viên

GD : Giáo dục

GDĐH : Giáo dục đại học GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo HS : Học sinh

HS-SV : Học sinh – sinh viên

IFE : Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong KT-XH : Kinh tế - xã hội

NCKH : Nghiên cứu khoa học NCS : Nghiên cứu sinh

PPGD : Phương pháp giảng dạy

QSPM : Quantitative Strategic Planning Matrix SĐH : Sau đại học

Trang 11

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Sự gia tăng số lượng CBVC theo trình độ từ 2005 – 2009

Bảng 2.2: Các đề tài NCKH, sáng kiến kinh nghiệm, tập bài giảng và chương trình giáo dục nghiệm thu giai đoạn 2006 -2009

Bảng 2.3: Ma trận đánh giá nội bộ (IFE) Trường Đại học Tiền Giang

Bảng 2.4: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) Trường Đại học Tiền Giang Bảng 3.1: Ma trận SWOT và các chiến lược

Bảng 3.2: Ma trận QSPM cho nhóm S/O Bảng 3.3: Ma trận QSPM cho nhóm S/T Bảng 3.4: Ma trận QSPM cho nhóm W/O Bảng 3.5: Ma trận QSPM cho nhóm W/T Bảng 3.6: Quy mô đào tạo đến năm 2015

Hình 1.1: Mô hình quản trị chiến lược toàn diện của Fred R David Hình 1.2: Các lực lượng điều khiển cuộc cạnh tranh trong ngành Hình 1.3: Ma trận SWOT

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Trường Đại học Tiền Giang Hình 2.2: Cơ cấu nhân lực Trường ĐHTG

Hình 2.3: Cơ cấu CBGD theo chức danh Hình 2.4: Cơ cấu CBGD theo trình độ

Trang 12

PHẦN MỞ ĐẦU I TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất trù phú ở tận cùng phía Nam tổ quốc, là phần cuối cùng của lưu vực sông Mêkong, với diện tích tự nhiên 3,96 triệu hecta, bao gồm 13 tỉnh, đó là Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau So với cả nước, diện tích ĐBSCL chiếm 12%, trong số đó diện tích nông nghiệp chiếm 33% (diện tích trồng lúa chiếm 48,8%), diện tích nuôi trồng thuỷ sản chiếm 53% Dân số vùng ĐBSCL là 17,4 triệu người, chiếm 21,3% dân số của cả nước, với 1,3 triệu đồng bào dân tộc Khơ me [2] Tuy nhiên, giáo dục và đào tạo nơi đây vẫn còn là vùng trũng của cả nước, chất lượng nguồn nhân lực, mặt bằng dân trí còn thấp, lao động qua đào tạo chỉ chiếm 20%, (trong khi cả nước là 26% - năm 2006) Do đó, vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho vùng đồng bằng sông Cửu Long là thực sự cấp thiết Việc thành lập và phát triển Trường Đại học Tiền Giang đã góp một phần nhỏ vào sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực cho đồng bằng sông Cửu Long nói chung và khu vực Bắc sông Tiền nói riêng Trường Đại học Tiền Giang đã nỗ lực phát huy nội lực của mình, từng bước đổi mới nội dung chương trình phù hợp với nhu cầu xã hội, bồi dưỡng giảng viên, xây dựng có sở vật chất, tích cực góp phần vào sự nghiệp giáo dục cho khu vực Bắc sông Tiền

Tuy nhiên, trong điều kiện môi trường thay đổi nhanh chóng như hiện nay, các tổ chức thành công là các tổ chức sẵn sàng ứng phó với những điều kiện thay đổi và có định hướng chiến lược phát triển phù hợp với sự thay đổi đó Chỉ những tổ chức có hoạch định chiến lược đúng đắn thì mới có thể tồn tại và phát triển lâu dài Chiến lược đúng đắn giúp tổ chức phát huy điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu của mình, đồng thời tận dụng tốt các cơ hội và hạn chế các rủi ro có thể xảy ra Điều này cũng không ngoại lệ đối với các trường đại học Việc quản lý của các trường đại học cũng không thể có kết quả nếu chỉ tập trung vào những hoạt động bên trong nhà trường Để đối phó với những áp lực thay đổi hàng ngày của

Trang 13

môi trường bên ngoài, các trường đại học cần đầu tư vào lập kế hoạch chiến lược, nhấn mạnh việc duy trì các mục tiêu và chức năng chính của nhà trường trên cơ sở khai thác những cơ hội mới xuất hiện và tìm cách giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của môi trường bên ngoài Ngày nay, việc xây dựng và thực hiện các chiến lược là một phần quan trọng trong hoạt động quản lý trường đại học Các trường đại học phải xác định hướng đi, mục tiêu phù hợp với yêu cầu sinh viên, người sử dụng lao động, nhanh chóng thích ứng với những thay đổi của đời sống kinh tế xã hội và huy động có hiệu quả các nguồn lực có giới hạn

Xuất phát từ những nguyên nhân trên, chúng tôi nhận thấy, Trường Đại học Tiền Giang cần phải xác định cho mình một hướng đi đúng đắn, một kế hoạch chiến lược phù hợp mới có thể tồn tại, phát triển lâu dài và góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội cho đồng bằng sông Cửu Long cũng như sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Do đó, chúng tôi chọn đề tài “Hoạch định chiến lược phát triển Trường Đại học Tiền Giang đến năm 2015” để làm luận văn tốt nghiệp cho mình

II MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là nhằm định hướng, xây dựng chiến lược phát triển và đề ra giải pháp thực hiện chiến lược cho Trường Đại học Tiền Giang đến năm 2015 Từ đó, giúp Trường thích ứng được với những biến động của môi trường, sử dụng hiệu quả các nguồn lực của mình và đạt được mục tiêu đề ra, đảm bảo giữ vững vị thế cạnh tranh của mình và ngày càng phát triển ổn định, bền vững

III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Phương pháp hệ thống: để nghiên cứu đầy đủ các đối tượng khác nhau, có mối liên hệ qua lại với nhau cùng tác động đến một tổ chức là trường đại học

- Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến của các chuyên gia về những yếu tố tác động và mức độ tác động của các yếu tố đó đối với tổ chức là trường đại học - Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh và suy luận logic: để tổng hợp số liệu, dữ liệu nhằm xác định mục tiêu cũng như lựa chọn phương án, giải pháp chiến lược

Trang 14

IV ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Trường Đại học Tiền Giang

- Luận văn nghiên cứu hoạt động của Trường Đại học Tiền Giang, cụ thể là hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học

V NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

- Về mặt khoa học, luận văn trình bày một phương pháp tiếp cận để hoạch định chiến lược phát triển một tổ chức phi lợi nhuận và vận dụng vào điều kiện cụ thể của Trường Đại học Tiền Giang Từ đó, góp phần mang lại những kinh nghiệm hoạch định chiến lược phát triển cho các trường đại học Việt Nam

- Về mặt thực tiễn, vận dụng quy trình hoạch định chiến lược, xác định những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ đối với hoạt động của Trường Đại học Tiền Giang Sau đó, định hướng chiến lược và đề ra giải pháp thực hiện chiến lược phát triển Trường Đại học Tiền Giang

V KẾT CẤU LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm ba chương:

Chương I: Lý luận cơ bản về chiến lược, hoạch định chiến lược hoạt động Chương II: Phân tích môi trường hoạt động của Trường Đại học Tiền Giang

Chương III: Hoạch định chiến lược phát triển của Trường Đại học Tiền Giang đến năm 2015

Trang 15

Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC 1.1 KHÁI NIỆM CHIẾN LƯỢC VÀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC

1.1.1 Khái niệm

Tùy quan điểm của tác giả, có nhiều cách định nghĩa chiến lược khác nhau: - Theo Fred R David, chiến lược là những phương tiện đạt tới những mục tiêu dài hạn [4]

- Theo Hofer và Schendel, chiến lược thể hiện những đặc trưng của sự phù hợp giữa nhiệm vụ của tổ chức với môi trường thực hiện xung quanh nó Chiến lược, do vậy, được coi là công cụ chính để đương đầu với những thay đổi của môi trường bên ngoài và bên trong [8]

Chiến lược giữ vai trò rất quan trọng trong các tổ chức Bất kỳ tổ chức nào cũng cần hoạch định chiến lược Theo Ford T.M., hoạch định chiến lược là quá trình ra quyết định dựa trên những sự kiện thực tế và những nghiên cứu phân tích mà nó cung cấp những định hướng và những trọng tâm cơ bản cho một doanh nghiệp [8] Hoạch định chiến lược là một quy trình có hệ thống nhằm đi đến xác định các chiến lược kinh doanh được sử dụng để tăng cường vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp Nó bao gồm từ việc phân tích môi trường để xác định các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ, xác định các mục tiêu dài hạn và xây dựng, triển khai thực hiện các chiến lược kinh doanh trên cơ sở phát huy đầy đủ những điểm mạnh, khắc phục tối đa những điểm yếu, tận dụng nhiều nhất những cơ hội và giảm thiểu những nguy cơ

1.1.2 Vai trò của hoạch định chiến lược

Hoạch định chiến lược giữ các vai trò quan trọng sau:

- Hoạch định chiến lược giữ vai trò quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của tổ chức, giúp các nhà quản trị nhận biết các cơ hội và nguy cơ đối với tổ chức Từ đó, đưa ra các quyết định kịp thời thích ứng với sự thay đổi của môi trường

Trang 16

- Hoạch định chiến lược giúp các nhà quản trị xác định rõ mục tiêu và phương hướng của tổ chức

- Hoạch định chiến lược giúp các nhà quản trị nắm vững các nhiệm vụ cơ bản của tổ chức, tạo mối quan hệ hợp tác tốt trong việc thực hiện mục tiêu của tổ chức

- Hoạch định chiến lược giúp tổ chức sử dụng hiệu quả các nguồn lực, phát triển hữu hiệu các tiêu chuẩn kiểm tra nhằm làm cho hoạt động của tổ chức đi đúng mục tiêu

1.2 CÁC BƯỚC NGHIÊN CỨU HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC

Mô hình quản trị chiến lược được áp dụng rộng rãi là mô hình quản trị chiến lược toàn diện của Fred R David (hình 1.1) Mô hình này thể hiện một phương pháp rõ ràng thông qua ba giai đoạn: hình thành, thực thi và đánh giá chiến lược Trong đó, giai đoạn hình thành chiến lược gồm các bước sau:

1.2.1 Nghiên cứu môi trường hoạt động

Nghiên cứu môi trường là việc rất quan trọng trong hoạch định chiến lược Kết quả nghiên cứu môi trường sẽ là cơ sở để lựa chọn chiến lược Căn cứ theo phạm vi, môi trường bao gồm môi trường bên ngoài và môi trường bên trong

1.2.1.1 Môi trường bên ngoài

Việc đánh giá môi trường bên ngoài cho chúng ta thấy những cơ hội và đe dọa chủ yếu đối với tổ chức để có thể đề xuất chiến lược nhằm tận dụng cơ hội và né tránh đe dọa Môi trường bên ngoài bao gồm hai cấp độ: môi trường vĩ mô và môi trường vi mô

1.2.1.1.1 Môi trường vĩ mô

Môi trường vĩ mô được phân tích thông qua các yếu tố sau: - Các yếu tố kinh tế:

• Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): cho các quản trị gia thấy được tổng quan về sự tăng trưởng của nền kinh tế, nó ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động sản

Trang 17

xuất kinh doanh của các ngành trong nền kinh tế, đồng thời còn là đòn bẩy thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

• Thu nhập bình quân đầu người: thu nhập bình quân đầu người tăng lên sẽ kéo theo sự gia tăng về nhu cầu, số lượng, chất lượng hàng hoá, làm thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng

• Yếu tố lạm phát, tỷ giá ngoại hối, chính sách tài chính tiền tệ cũng ảnh hưởng lớn đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

Xác định

nhiệm

vụ, mục

tiêu và chiến

Thiết lập

những

mục tiêu

hàng năm

sách Xét lại

mục tiêu

kinh doanh

Phân phối các

nguồn

tài nguyên

Đo

lường và đánh giá

thành tích

Thông tin phản hồi

Hình thành

chiến lược chiThến lược ực thi chiĐánh giá ến lược

Hình 1.1: Mô hình quản trị chiến lược toàn diện của Fred R David [4]

Trang 18

- Các yếu tố chính phủ, chính trị, và pháp luật:

Bao gồm hệ thống quan điểm, đường lối chính sách, pháp luật, các xu hướng chính trị, đối ngoại Sự thay đổi các yếu tố này có thể tạo ra các cơ hội hoặc nguy cơ cho doanh nghiệp Các doanh nghiệp cần tìm hiểu những thay đổi này để kịp thời thích ứng

- Các yếu tố xã hội:

Các yếu tố xã hội thường thay đổi chậm, đôi khi rất khó nhận ra Sự thay đổi một trong số các yếu tố xã hội dẫn đến sự thay đổi xu hướng doanh số, khuôn mẫu tiêu khiển, khuôn mẫu hành vi xã hội, ảnh hưởng phẩm chất đời sống dân cư và cả doanh nghiệp Do đó, các doanh nghiệp cần phải phân tích những yếu tố xã hội để xác định những cơ hội, đe dọa tiềm ẩn

- Yếu tố tự nhiên:

Bao gồm vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, đất đai, sông biển, các nguồn tài nguyên khoáng sản trong lòng đất, tài nguyên rừng, biển, sự trong sạch của môi trường nước không khí, … Đây là yếu tố quan trọng trong cuộc sống của con người và cũng là yếu tố rất quan trọng đối với một số ngành kinh tế Ngày nay, vấn đề bảo vệ môi trường, khai thác hợp lý và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên đã tạo áp lực rất lớn cho các doanh nghiệp

- Yếu tố công nghệ:

Công nghệ mới, tiên tiến ra đời tạo ra các cơ hội cũng như nguy cơ đối với doanh nghiệp Công nghệ mới ra đời có thể tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt hơn, có nhiều tính năng vượt trội, giá thành hạ Điều này làm tăng lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm thay thế nhưng lại đe dọa các sản phẩm hiện hữu trong ngành; tạo điều kiện thuận lợi cho những người xâm nhập mới nhưng lại làm tăng áp lực cho các doanh nghiệp hiện hữu trong ngành, làm cho công nghệ hiện hữu bị lỗi thời và tạo áp lực đòi hỏi các doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ …

1.2.1.1.2 Môi trường vi mô

Môi trường vi mô hay còn gọi là môi trường ngành, bao gồm các yếu tố trong ngành và là các yếu tố ngoại cảnh đối với doanh nghiệp, quyết định tính chất

Trang 19

và mức độ cạnh tranh trong ngành sản xuất kinh doanh đó [5] Theo Michael E Porter, năm lực lượng cạnh tranh trong ngành là: nguy cơ nhập cuộc của các đối thủ mới, mối đe dọa của các sản phẩm thay thế, quyền lực của người mua, quyền lực của người cung ứng, và cuộc cạnh tranh giữa các đối thủ hiện thời [9]

Porter chỉ ra rằng các lực lượng này càng mạnh, càng hạn chế khả năng của các công ty hiện tại trong việc tăng giá và có lợi nhuận cao hơn Một lực lượng cạnh tranh mạnh có thể xem như một sự đe dọa, bởi vì nó sẽ làm giảm thấp lợi nhuận Sức mạnh của năm lực lượng có thể thay đổi theo thời gian, khi các điều kiện ngành thay đổi Nhiệm vụ của các nhà quản trị là phải nhận thức về những cơ hội và nguy cơ mà sự thay đổi của năm lực lượng sẽ đem lại, qua đó xây dựng các chiến lược thích ứng [6]

- Nguy cơ đe dọa từ những người mới nhập cuộc: khi có đối thủ mới tham gia vào ngành sẽ làm giảm thị phần, lợi nhuận của doanh nghiệp Để bảo vệ vị thế cạnh

Nguy cơ đe dọa từ

lượng của người

Hình 1.2: Các lực lượng điều khiển cuộc cạnh tranh trong ngành [9]

Trang 20

tranh của mình, doanh nghiệp phải tăng rào cản xâm nhập ngành thông qua các biện pháp như đa dạng hóa sản phẩm, tăng lợi thế theo quy mô, hạn chế khả năng tiếp cận các kênh phân phối hoặc muốn gia nhập ngành đòi hỏi phải có chi phí đầu tư ban đầu lớn, chi phí chuyển đổi mặt hàng cao

- Quyền lực thương lượng của người cung ứng: khi nhà cung cấp có ưu thế, họ có thể gây áp lực tạo bất lợi đối với doanh nghiệp

- Quyền lực thương lượng của người mua: sự tín nhiệm của người mua là tài sản có giá trị hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp Tuy nhiên, khi người mua có ưu thế họ có thể làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp bằng cách ép giá hoặc đòi hỏi chất lượng cao hơn

- Nguy cơ đe dọa từ sản phẩm, dịch vụ thay thế: sản phẩm thay thế làm hạn chế mức lợi nhuận tiềm năng của ngành bằng cách đặt ngưỡng tối đa cho mức giá mà các công ty trong ngành có thể kinh doanh có lãi [9]

- Đối thủ cạnh tranh trong ngành: sức mạnh của áp lực cạnh tranh trong ngành sẽ quyết định mức độ đầu tư, cường độ cạnh tranh và mức lợi nhuận của ngành Khi các áp lực cạnh tranh càng mạnh thì khả năng sinh lời và tăng giá hàng của các công ty cùng ngành càng bị hạn chế, ngược lại khi áp lực cạnh tranh yếu thì đó là cơ hội cho các công ty trong ngành thu được lợi nhuận cao Các công ty cần phải nghiên cứu hiện trạng và xu hướng của các áp lực cạnh tranh, căn cứ vào những điều kiện bên trong của mình để quyết định chọn một vị trí thích hợp trong ngành nhằm đối phó với các lực lượng cạnh tranh một cách tốt nhất hoặc có thể tác động đến chúng theo cách có lợi cho mình [7]

1.2.1.2 Môi trường bên trong

Môi trường bên trong bao gồm các yếu tố nội tại mà doanh nghiệp có thể kiểm soát được như yếu tố marketing, quản trị, tài chính kế toán, nguồn nhân lực, nghiên cứu phát triển, sản xuất và tác nghiệp, hệ thống thông tin Phân tích các yếu tố bên trong doanh nghiệp sẽ xác định được những điểm mạnh và điểm yếu của mình để từ đó vạch ra chiến lược hợp lí nhằm khai thác điểm mạnh và khắc phục điểm yếu

Trang 21

- Quản trị: phân tích hoạt động quản trị thông qua các chức năng hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát

- Marketing: marketing được mô tả là quá trình xác định, dự báo, thiết lập và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ Những nội dung cơ bản của marketing là nghiên cứu và phân tích khả năng của thị trường, phân khúc thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu, định vị thương hiệu, xây dựng thương hiệu, đánh giá thương hiệu và các hoạt động hậu mãi

- Tài chính kế toán: phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua các chỉ số tài chính như: khả năng thanh toán, đòn cân nợ, các tỉ số doanh lợi, chỉ số tăng trưởng,… để xác định điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp về tài chính - Nguồn nhân lực: nguồn nhân lực có vai trò hết sức quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp Cho dù doanh nghiệp có được chiến lược đúng đắn như thế nào đi nữa nhưng nếu không có nguồn nhân lực phù hợp để triển khai thực hiện thì cũng không thể mang lại hiệu quả Các công việc chủ yếu của quản trị nguồn nhân lực của một doanh nghiệp là tuyển dụng, đào tạo, đánh giá và phân bổ hợp lí đúng người, đúng việc

- Sản xuất và tác nghiệp: phân tích quá trình sản xuất- tác nghiệp thông qua năm loại quyết định là quy trình sản suất, công suất, hàng tồn kho, lực lượng lao động, chất lượng sản phẩm

- Nghiên cứu và phát triển (R&D): hoạt động nghiên cứu và phát triển nhằm phát triển sản phẩm mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến quy trình sản xuất, kiểm soát tốt giá thành và cuối cùng là giúp cho doanh nghiệp nâng cao vị thế cạnh tranh - Hệ thống thông tin: Hệ thống thông tin được xem xét bao gồm tất cả những phương tiện để tiếp nhận, xử lí và truyền thông những dữ liệu, thông tin cả bên trong lẫn bên ngoài trong doanh nghiệp nhằm hỗ trợ cho việc thực hiện, đánh giá và kiểm soát chiến lược thực hiện của doanh nghiệp Trong quá trình thực hiện chiến lược nhằm đạt được mục tiêu dài hạn, doanh nghiệp có thể chia thành nhiều mục tiêu ngắn hạn tương ứng với từng giai đoạn thời gian ngắn hơn

Trang 22

1.2.2 Xác định mục tiêu của tổ chức

Mục tiêu của tổ chức là kết quả mong muốn của tổ chức được đề ra trong một thời gian tương đối dài Mục tiêu của tổ chức là sự cụ thể hoá nội dung, là phương tiện để thực hiện thành công sứ mạng của tổ chức Mục tiêu được hoạch định phụ thuộc vào những điều kiện bên trong và bên ngoài của tổ chức trong mỗi giai đoạn và thống nhất với sứ mạng của tổ chức

Nghiên cứu mục tiêu là tiền đề, là cơ sở cho việc hình thành chiến lược Mục tiêu đặt ra không được xa rời thực tế Các mục tiêu chỉ rõ điểm kết thúc của nhiệm vụ chiến lược, là căn cứ để xác định thứ tự ưu tiên trong việc phân bổ các nguồn lực

1.2.3 Xây dựng chiến lược, lựa chọn chiến lược then chốt

Việc xây dựng các chiến lược cho tổ chức được thực hiện trên cơ sở phân tích và đánh giá môi trường hoạt động, nhận biết những cơ hội và nguy cơ tác động đến sự tồn tại của tổ chức, từ đó xác định các phương án chiến lược để đạt được mục tiêu đề ra Việc hình thành chiến lược đòi hỏi phải tạo ra sự hài hoà và kết hợp cho được các yếu tố tác động đến chiến lược

Chiến lược được xây dựng dựa trên việc phân tích, đánh giá môi trường hoạt động và sử dụng những công cụ hỗ trợ cho việc hoạch định chiến lược Trên cơ sở đó, tổ chức lựa chọn các chiến lược then chốt mang tính khả thi cao và tối ưu cho việc phát triển của mình làm mục tiêu để theo đuổi thực hiện

1.3 CÁC CÔNG CỤ HỖ TRỢ CHO VIỆC XÁC ĐỊNH, LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC

Có nhiều công cụ hỗ trợ cho việc xác định, lựa chọn chiến lược Trong khuôn khổ của luận văn này, tác giả chỉ giới thiệu các công cụ được chọn lọc sử dụng để hoạch định chiến lược phát triển Trường Đại học Tiền Giang

Trang 23

1.3.1 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài – EFE

Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài là công cụ đánh giá mức độ tác động chủ yếu của môi trường bên ngoài đến tổ chức Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài được xây dựng theo năm bước:

- Lập danh mục các yếu tố bên ngoài có vai trò quyết định đối với sự thành công như đã nhận diện trong quá trình kiểm tra các yếu tố từ bên ngoài; - Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (ít quan trọng nhất) đến 1,0 (quan trọng nhất)

cho mỗi yếu tố Sự phân loại này cho thấy tầm quan trọng tương ứng của các yếu tố đối với sự thành công trong ngành hoạt động của tổ chức;

- Phân loại từ 1 (phản ứng ít) đến 4 (phản ứng tốt) cho mỗi yếu tố quyết định sự thành công để cho thấy cách thức mà các chiến lược hiện tại của tổ chức phản ứng với các yếu tố này;

- Nhân mức độ quan trọng của mỗi yếu tố với điểm phân loại tương ứng của nó để xác định số điểm về tầm quan trọng;

- Cộng tổng số điểm về tầm quan trọng cho mỗi yếu tố để xác định tổng số điểm quan trọng cho tổ chức

Tổng số điểm quan trọng của một tổ chức cao nhất là 4,0 và thấp nhất là 1,0 Như vậy, nếu tổng số điểm quan trọng là 2,5 cho thấy khả năng phản ứng của tổ chức đối với môi trường là trung bình, nếu tổng số điểm quan trọng nhỏ hơn 2,5 cho thấy khả năng phản ứng của tổ chức đối với môi trường là yếu, nếu tổng số điểm quan trọng lớn hơn 2,5 cho thấy khả năng phản ứng của tổ chức đối với môi trường là tốt hay các chiến lược của tổ chức đã tận dụng có hiệu quả các cơ hội hiện có và tối thiểu hóa các ảnh hưởng tiêu cực có thể có của các mối đe dọa bên ngoài

Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài đã hình thành bức tranh tổng quát về các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của tổ chức Tuy nhiên, việc cho điểm từng yếu tố cũng như xác định mức độ quan trọng của các yếu tố còn mang tính chủ quan

Trang 24

1.3.2 Ma trận hình ảnh cạnh tranh

Ma trận hình ảnh cạnh tranh nhận diện những nhà cạnh tranh chủ yếu cùng với những ưu thế và khuyết điểm đặc biệt của họ Tổng số điểm được đánh giá của các đối thủ cạnh tranh được so với công ty mẫu Ma trận được thực hiện như sau:

- Xếp hạng các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành (quan trọng hạng cao, ít quan trọng hạng thấp), tổng cộng các yếu tố bằng 1,0

- Cho điểm từng yếu tố, điểm này thể hiện phản ứng của tổ chức Trong đó, điểm 4-phản ứng tốt nhất, điểm 3-phản ứng trên mức trung bình, điểm 2-phản ứng ở mức trung bình, điểm 1-kém phản ứng

- Lấy điểm quan trọng của các yếu tố của từng tổ chức nhân với hạng của ngành có được kết quả về năng lực cạnh tranh của các tổ chức

- Đánh giá kết quả: tổ chức nào có tổng số điểm cao nhất là có năng lực cạnh tranh cao nhất so với các tổ chức khác trong ngành

Ma trận hình ảnh cạnh tranh hình thành bức tranh tổng thể sức cạnh tranh của tổ chức so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành Tuy nhiên, việc cho điểm từng yếu tố cũng như xác định mức độ quan trọng của các yếu tố còn mang tính chủ quan

1.3.3 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong – IFE

Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong là công cụ đánh giá mặt mạnh, mặt yếu và quan trọng của các bộ phận chức năng của tổ chức Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong cũng được triển khai theo năm bước như ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài

Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong đã hình thành bức tranh tổng thể về nội bộ tổ chức với các điểm mạnh, điểm yếu đặc thù mà các yếu tố này có ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của tổ chức Tuy nhiên, việc cho điểm từng yếu tố cũng như xác định mức độ quan trọng của các yếu tố còn mang tính chủ quan

Trang 25

1.3.4 Ma trận SWOT (Strengths – Weaknesses – Opportunities – Threats)

Nghiên cứu môi trường cho phép nhận định các đe dọa, cơ hội cũng như các điểm mạnh, điểm yếu mà doanh nghiệp đang và sẽ đối mặt trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lược của doanh nghiệp Kỹ thuật phân tích SWOT là công cụ quan trọng trong việc tổng hợp kết quả nghiên cứu môi trường và đề ra chiến lược

Sau khi đã xác định các yếu tố cơ bản của các điều kiện môi trường bên trong và bên ngoài, cần áp dụng một quy trình gồm các bước sau để tiến hành phân tích và đề xuất các chiến lược:

1 Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu bên trong tổ chức; 2 Liệt kê các điểm yếu bên trong tổ chức;

3 Liệt kê các cơ hội lớn bên ngoài tổ chức;

4 Liệt kê các mối đe dọa quan trọng bên ngoài tổ chức;

5 Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược SO vào ô thích hợp;

6 Kết hợp điểm yếu bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược WO vào ô thích hợp;

7 Kết hợp điểm mạnh bên trong với mối đe dọa bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược ST vào ô thích hợp;

8 Kết hợp điểm yếu bên trong với mối đe dọa bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược WT vào ô thích hợp

Trang 26

O: Những cơ hội

1 2

3 Liệt kê những cơ hội 4

5 6 7 8 9 10

T: Những đe dọa

1 2

3 Liệt kê những đe dọa 4

5 6 7 8 9

10 S: Những điểm mạnh

1 2

3 Liệt kê những điểm mạnh

4 5 6 7 8 9

10

Các chiến lược SO

1 2 3

4 Sử dụng các điểm mạnh để tận dụng cơ hội 5

6 7 8 9

10

Các chiến lược ST

1 2 3

4 Sử dụng điểm mạnh để tránh các mối đe dọa 5

6 7 8 9

10 W: Những điểm yếu

1 2

3 Liệt kê những điểm yếu

4 5 6 7 8 9

10

Các chiến lược WO

1 2 3

4 Khắc phục yếu điểm nhằm tận dụng cơ hội 5

6 7 8 9

10

Các chiến lược WT

1 2 3

4 Tối thiểu hóa các điểm yếu và tránh các mối đe dọa

5 6 7 8 9

10 Hình 1.3: Ma trận SWOT

1.3.5 Ma trận QSPM (Quantitative Strategic Planning Matrix)

Ma trận QSPM cho thấy một cách khách quan các chiến lược thay thế nào là tốt nhất Kết quả phân tích ma trận EFE, ma trận hình ảnh cạnh tranh, ma trận IFE

Trang 27

và ma trận SWOT cung cấp những thông tin cần thiết để thiết lập ma trận QSPM Ma trận QSPM là công cụ cho phép các chiến lược gia đánh giá khách quan các chiến lược có thể thay thế, trước tiên dựa trên các yếu tố thành công chủ yếu bên trong và bên ngoài đã được xác định Ma trận QSPM đòi hỏi sự phán đoán tốt bằng trực giác

Ma trận QSPM được hình thành qua các bước sau:

- Liệt kê các cơ hội, đe dọa bên ngoài và các điểm mạnh, điểm yếu quan trọng bên trong ở cột bên trái của ma trận QSPM;

- Phân loại cho mỗi yếu tố thành công quan trọng bên trong và bên ngoài; - Nghiên cứu các chiến lược được hình thành từ ma trận SWOT và xác định

các chiến lược có thể thay thế mà tổ chức nên xem xét để thực hiện;

- Xác định số điểm hấp dẫn, đó là giá trị bằng số biểu thị tính hấp dẫn tương đối mỗi chiến lược trong nhóm các chiến lược thay thế nào đó Số điểm hấp dẫn được phân từ 1 = không hấp dẫn, 2 = có hấp dẫn đôi chút, 3 = khá hấp dẫn, 4 = rất hấp dẫn;

- Tính tổng số điểm hấp dẫn của từng yếu tố bằng cách nhân số điểm hấp dẫn với mức phân loại;

- Cộng tổng số điểm hấp dẫn trong cột chiến lược của ma trận QSPM Chiến lược nào có tổng số điểm hấp dẫn cao nhất sẽ được ưu tiên chọn

Trang 28

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Chiến lược là những phương tiện để đạt tới những mục tiêu dài hạn Hoạch định chiến lược là một quy trình có hệ thống nhằm xác định các chiến lược hoạt động được sử dụng để tăng cường vị thế cạnh tranh của tổ chức

Các bước cần thiết cho việc hoạch định chiến lược của tổ chức bao gồm: - Nghiên cứu môi trường hoạt động của tổ chức bao gồm môi trường bên trong và bên ngoài

+ Môi trường bên ngoài: gồm có môi trường vĩ mô và môi trường vi mô

Nghiên cứu môi trường bên ngoài giúp xác định cơ hội và nguy cơ mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình

+ Môi trường bên trong: bao gồm các yếu tố nội tại bên trong doanh nghiệp

Nghiên cứu môi trường bên trong giúp xác định điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp

- Xác định mục tiêu doanh nghiệp cần đạt được trong dài hạn

- Xây dựng chiến lược cho doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu dài hạn

Việc xây dựng chiến lược dựa trên việc phân tích môi trường và mục tiêu của tổ chức với các công cụ hỗ trợ như ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài, ma trận hình ảnh cạnh tranh, ma trận đánh giá các yếu tố bên trong, ma trận SWOT, ma trận QSPM và một số phương pháp khác như phương pháp chuyên gia, phương pháp điều tra thăm dò ý kiến khách hàng

Trang 29

Chương II: PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ MÔI

2.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Trường Đại học Tiền Giang

Trường Đại học Tiền Giang được thành lập theo Quyết định số 132/2005/QĐ-TTg ngày 06/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở sáp nhập và nâng cấp từ Trường Cao đẳng Sư phạm Tiền Giang và Trường Cao đằng Cộng đồng Tiền Giang

 Trường Cao đẳng Sư phạm Tiền Giang

Trường CĐSP Tiền Giang là đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Sở Giáo dục – Đào tạo Tiền Giang, có chức năng đào tạo và bồi dưỡng chuẩn hóa giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục trong tỉnh theo quy định và phân cấp của Bộ Giáo dục – Đào tạo

Trường có 5 khoa và 3 bộ môn trực thuộc là: khoa Tiểu học – Mầm non, khoa Ngoại ngữ, khoa Hóa – sinh – Kỹ thuật nông nghiệp, khoa Toán – Lý – Tin – Kỹ thuật công nghiệp, khoa Văn – Sử - địa – Giáo dục công dân với 133 cán bộ viên chức Trong đó, bộ máy hành chính quản lý của trường gồm: Ban Giám hiệu, 3 phòng chức năng và 2 tổ với 38 cán bộ viên chức

Đội ngũ giảng viên và phục vụ giảng dạy trong biên chế của Trường gồm 104 người (không kể giáo viên hợp đồng), trong đó có 1 tiến sĩ, 27 thạc sĩ, 1 nghiên cứu sinh, 4 đang học cao học [11]

 Trường Cao đẳng Cộng đồng Tiền Giang

Trường Cao đẳng Cộng đồng Tiền Giang được thành lập theo Quyết định số 3635/QĐ-BGD&ĐT-TCCB ngày 30/08/2000 của Bộ Giáo dục & Đào tạo trên cơ sở hợp nhất giữa Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng tại chức liên tỉnh Tiền Giang – Long An – Bến Tre và Trường Công nhân Kỹ thuật Tiền Giang Trường CĐCĐ Tiền Giang là đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang và chịu sự quản lý chuyên môn của Bộ Giáo dục – Đào tạo Sứ mạng của Trường là đáp ứng yêu cầu

Trang 30

học tập của người dân trong cộng đồng, đem lại cho họ những cơ hội nghề nghiệp, nâng cao tay nghề để cải thiện cuộc sống, đồng thời góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh Tiền Giang, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Trường luôn coi trọng năng lực thực hành của người học với các tính chất: đa cấp (từ đào tạo nghề bậc 3/7 cho đến cao đẳng, riêng đại học 4 năm trở lên chỉ liên kết đào tạo); đa ngành (công nghiệp – xây dựng, nông nghiệp và dịch vụ); đa hệ (chính quy và không chính quy)

Trường CĐCĐ Tiền Giang có 200 cán bộ viên chức, quy mô, cơ cấu đào tạo phát triển khá ổn định Trường có 4 khoa và 1 trung tâm trực thuộc là: khoa Khoa học cơ bản, khoa Kinh tế - Xã hội, khoa Kỹ thuật – Công nghệ, khoa Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề và Trung tâm Tin học – Ngoại ngữ Bộ máy hành chính quản lý của Trường gồm: Ban Giám hiệu và 6 phòng chức năng với 70 cán bộ viên chức Đội ngũ giảng viên và phục vụ giảng dạy trong biên chế của Trường gồm 117 người, trong đó có 28 thạc sĩ, 5 nghiên cứu sinh và 26 đang theo học cao học [11]

Các cơ sở đào tạo hiện hữu của Trường Đại học Tiền Giang như sau:

- Cơ sở chính : rộng 2,3 ha, tọa lạc tại số 119 - Ấp Bắc – Phường 5 – Mỹ Tho – Tiền Giang

- Cơ sở 1: rộng 3 ha, tọa lạc tại Km 1964 – Quốc lộ 1A – xã Long An – huyện Châu Thành – Tiền Giang

- Cơ sở 2: rộng 0,6 ha, tọa lạc tại số 3 – Ngô Quyền – Phường 7 – Mỹ Tho – Tiền Giang

Ngày 6/5/2009, Trường Đại học Tiền Giang đã làm lễ Động thổ khởi công xây dựng cơ sở mới trên khu đất 57 ha thuộc xã Thân Cửu nghĩa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang Trong tương lai không xa, Trường Đại học Tiền Giang sẽ có cơ sở làm việc khang trang, hiện đại, đáp ứng các tiêu chí về cơ sở vật chất kỹ thuật để nâng cao chất lượng đào tạo

Tính đến tháng 6/2009, Trường Đại học Tiền Giang có 464 CBVC, trong đó Tiến sỹ: 4, Thạc sỹ: 94, Đại học: 220; đang học NCS: 8, Cao học: 56

Trang 31

Hiện nay, tổng số HS-SV đang được đào tạo tại trường là 8.483 HS-SV trong đó, hệ chính quy: 6.458 HS-SV (ĐH: 1981 SV, CĐ: 3.004 SV và TCCN: 1.473 HS) và hệ không chính quy là 2.025 SV

Cơ cấu tổ chức của Trường gồm: 8 phòng chức năng, 8 khoa chuyên ngành, trung tâm

Trưởng

Phòng TC-CB

Trưởng

Phòng TTGD

P HIỆU

TRƯỞNG

(Hành chính – Kế

hoạch-Tài

ụ-TT.TH-NN)

Tr Phòng HC-TH

Tr Phòng KH-TV

Trưởng

Phòng QT-TB

Giám đốc

TT.TH-NN

Giám đốc

Ban QLDAXD

TT.TT-TV

Tr Phòng CTCT&SV

P HIỆU

TRƯỞNG

(NCKH- Công tác CT & SV)

Tr phòng QLKH

& QHQT

Trưởng

Khoa CN Trưởng

Khoa KHCB

Trưởng

K TTHCM

Trưởng

Khoa KT-XH

Trung tâm

ƯDKT

& CGCN

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Trường Đại học Tiền Giang

Trang 32

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Trường Đại học Tiền Giang

2.1.2.1 Chức năng của Trường Đại học Tiền Giang

- Đào tạo nhân lực có trình độ đại học và thấp hơn theo các hình thức chính quy và không chính quy, đáp ứng thiết thực nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội địa phương và các tỉnh khu vực Bắc sông Tiền

- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương khu vực Bắc sông Tiền

- Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho đội ngũ cán bộ, công chức và nhân dân theo yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ và nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn theo yêu cầu công tác

- Kết hợp với các trường đại học trong vùng, trong nước, từng bước phát triển các quan hệ hợp tác quốc tế về đào tạo và nghiên cứu khoa học

2.1.2.2 Nhiệm vụ của Trường Đại học Tiền Giang

- Tổ chức đào tạo trình độ đại học và thấp hơn các ngành, nghề mà địa phương và khu vực có yêu cầu cấp thiết như: sư phạm, nông nghiệp, kinh tế, kỹ thuật, công nghiệp và dịch vụ

- Tổ chức các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ gắn với yêu cầu, đặc điểm của địa phương, góp phần phát triển cộng đồng

- Tổ chức các hình thức giáo dục không chính quy như: bồi dưỡng theo yêu cầu nâng cao trình độ, chuẩn hóa cán bộ cho đội ngũ cán bộ công chức, cập nhật kiến thức mới cho đội ngũ cán bộ các cấp, ngành và nhân dân trong khu vực

- Thực hiện liên kết, hợp tác với các trường đại học, cơ sở nghiên cứu trong nước, các cơ sở đào tạo, nghiên cứu nước ngoài và các tổ chức quốc tế nhằm đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác đào tạo, nghiên cứu của nhà trường

2.1.3 Ngành nghề đào tạo của Trường Đại học Tiền Giang Trình độ đại học: gồm 8 chuyên ngành, trong đó:

- Khối ngành sư phạm: Sư phạm Toán, Sư phạm Ngữ văn, Sư phạm Vật lý và Sư phạm Giáo dục tiểu học

Trang 33

- Khối ngành khác: Tin học, Kế toán, Quản trị kinh doanh và Công nghệ kỹ thuật xây dựng

Trình độ cao đẳng: gồm 22 chuyên ngành, trong đó:

- Khối ngành sư phạm: Sư phạm Toán, Sư phạm Ngữ văn, Sư phạm Vật lý – Kỹ thuật, Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật, Sư phạm Thể dục - Công tác Đội, Sư phạm Giáo dục Công nghệ, Sư phạm Tiếng Anh, Sư phạm Giáo dục tiểu học, Sư phạm Mầm non

- Khối ngành khác: Thông tin - Thư viện, Công nghệ thông tin, Công nghệ thực phẩm, Cơ khí động lực, Kỹ thuật điện & Điện tử, Xây dựng dân dụng và công nghiệp, Công nghệ may, Phát triển nông thôn, Nuôi trồng thủy sản, Kế toán và Quản trị kinh doanh

Trình độ trung cấp: gồm 14 chuyên ngành: Công nghệ thông tin, Công nghệ thực

phẩm, Điện tử dân dụng, Cơ khí động lực, Công nghệ hàn, Kỹ thuật cắt gọt, Cơ khí bảo trì thiết bị điện công nghiệp, Bảo trì điện công nghiệp và dân dụng, Bảo trì điện lạnh dân dụng, Xây dựng dân dụng và công nghiệp, Công nghệ cắt may, Nghiệp vụ du lịch, Cơ khí chế tạo máy và Quản trị nhà hàng khách sạn

Ngoài ra Trường còn liên kết với các trường Đại học có uy tín như Đại học Bách khoa Tp Hồ Chí Minh, Đại học Kinh tế Tp Hồ Chí Minh, Đại học Nông lâm Tp Hồ Chí Minh, Đại học Khoa học tự nhiên Tp Hồ Chí Minh, Đại học Luật Tp Hồ chí Minh, Đại học Luật Hà Nội, Đại học Cần Thơ, Đại học Huế thực hiện đào tạo 6 chuyên ngành cao học và 9 chuyên ngành đại học không chính quy Từ năm 2006-2010, mỗi năm cung cấp cho xã hội khoảng 1.500 cán bộ, chuyên viên và công nhân kỹ thuật có trình độ và tay nghề cao, được nhà tuyển dụng tin dùng

2.2 HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG 2.2.1 Về công tác đào tạo

a) Từng bước thực hiện việc chuyển từ học chế niên chế sang học chế tín chỉ

- Thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo theo học chế tín chỉ, Trường Đại học Tiền Giang thống nhất chuyển sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ

Trang 34

các ngành học trình độ cao đẳng và đại học theo 3 giai đoạn và nhà trường đã hoàn tất giai đoạn 3 là năm học 2008-2009 chuyển 100% SV bậc cao đẳng và đại học sang đào tạo theo học chế tín chỉ Hiện tại có 60 chương trình ĐH, CĐ được chuyển đổi theo hệ thống tín chỉ, trong đó: ĐH (15 chương trình), CĐ (45 chương trình)

- Xây dựng Quy trình chuyển đổi đánh giá kết quả công tác đào tạo từ niên chế sang tín chỉ đối với các SV đã theo học niên chế một cách hợp lý và đúng quy định, đảm bảo được quyền lợi của SV

- Tập trung xây dựng lực lượng CBVC làm cố vấn học tập, ban hành Quy chế Cố vấn học tập giúp cho SV bớt bỡ ngỡ khi chuyển sang học tập theo tín chỉ

- Đưa vào sử dụng phần mềm Quản lý đào tạo của Công ty PSC phục vụ cho công tác đào tạo theo hệ thống tín chỉ bước đầu có những thuận lợi nhất định

- Từng bước đổi mới chương trình đào tạo theo hướng tăng thực hành, giảm lý thuyết

- Đã có chuyển biến tích cực về đào tạo gắn với sử dụng và việc làm “Ngày hội việc làm của SV-HS Trường ĐH Tiền Giang” tổ chức vào ngày 22/7/2009, hình thức sàn giao dịch đã thu hút 26 doanh nghiệp và trên 1000 SV-HS tham gia, đã có khoảng 500 SV-HS đã tham gia phỏng vấn tại chỗ

b) Từng bước thực hiện việc đào tạo liên thông

Qua 2 năm (2007-2008 và 2008-2009) triển khai chương trình đào tạo liên thông từ TCCN lên CĐ, từ CĐ lên ĐH, hiện nay trường có 456 SV đang học chương trình liên thông ở bậc đại học với 5 ngành và có 663 SV đang học chương trình liên thông ở bậc cao đẳng với 5 ngành Các lớp liên thông đáp ứng được nhu cầu của người học, số lượng tăng lên từng năm, hình thức tổ chức dạy và học phù hợp với đặc điểm của người học, nội dung đào tạo có chất lượng và đáp ứng nhu cầu người học

c) Đổi mới hoạt động Dạy và Học, lấy người học làm trung tâm, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông một cách có hiệu quả

* Về đổi mới hoạt động Dạy và Học

Trang 35

- Nhà trường tổ chức Hội thảo khoa học: “Một số hình thức tổ chức dạy học hướng đến người học ở Trường Đại học Tiền Giang”

- Trong năm học 2008-2009, 100% GV tích cực tham gia phong trào đổi mới PPGD Đa số CBGD có nhiều nỗ lực thay đổi PPGD để phù hợp với thời lượng đào tạo theo tín chỉ Có trên 70% CBGD sử dụng 100% bài giảng điện tử trong giảng dạy và có trên 80% giảng viên tổ chức cho sinh viên hoạt động nhóm trong giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu tài liệu trước khi đến lớp

- Nhà trường đã tăng cường đáng kể các phương tiện dạy học hiện đại giúp CBGD tích cực đổi mới PPDH

- Về kiểm tra kết quả học tập: cải tiến việc tổ chức các kỳ kiểm tra, thi học kỳ và thi tốt nghiệp bằng hình thức thi trắc nghiệm hoặc trắc nghiệm - tự luận đúng lịch, đầy đủ và nghiêm túc Việc thực hiện quy chế tổ chức thi và kiểm tra khá tốt giúp cho sinh viên tích cực hơn trong quá trình học tập Bảo mật dữ liệu theo đúng quy chế từ đánh số phách, cắt phách, nhập điểm bài thi, xử lý dữ liệu chính xác và đúng tiến độ

Trang 36

tiếp thu, giải đáp thỏa đáng, có lý, có tình; nhiều đề nghị của HS-SV được Hiệu trưởng ghi nhận và chỉ đạo cho các đơn vị quan tâm thực hiện nhằm tạo điều kiện cho HS-SV học tập và rèn luyện tốt hơn; lãnh đạo các đơn vị và các đoàn thể dành thời gian tham dự và tham gia đối thoại với HS-SV, tạo thêm sự thấu hiểu HS-SV nhiều hơn

d) Hoạt động thông tin - thư viện điện tử

- Đẩy mạnh khai thác Website ĐHTG (www.tgu.edu.vn)

+ Qua 03 năm hoạt động, Website của trường có nội dung ngày càng phong phú hơn phục vụ tích cực cho công tác dạy và học CBVC và HS-SV truy cập thường xuyên liên tục và đây cũng là cầu nối thân thiết, gần gũi hơn giữa HS-SV với nhà trường, số lượng học sinh sinh viên đến thư viện truy cập internet trong năm 2008-2009 có 16.529 lượt Hiện tại thì trường có 02 phòng máy nối internet với khoảng 60 máy phục vụ cho sinh viên Ngoài ra, đã có nhiều HS-SV mang máy tính xách tay vào truy cập mạng không dây trong trường

+ Có 352/472 đề cương chi tiết học phần được đưa lên phần mềm quản lý đào tạo, đạt 95,76% Ngoài ra, giảng viên và HS-SV thường xuyên khai thác tài liệu mở phục vụ giảng dạy và học tập

- Về hoạt động thư viện

Trong năm học 2008-2009, nguồn giáo trình và tài liệu phục vụ cho công tác dạy và học được đầu tư và tăng lên đáng kể: số lượng giáo trình hiện có là 160.118 giáo trình các chuyên ngành đào tạo, tăng 18,15% (năm 2008 là 135.520 bản); sách tham khảo và tài liệu là 48.035 bản, tăng 52,66% (năm 2008 là 22.760); 74 loại báo và tạp chí

Tổng số lượt bạn đọc đến phòng đọc ở 02 cơ sở là 245 lượt/ngày, mượn sách là 37.200 lượt (từ tháng 9/2008 đến tháng 6/2009)

2.2.2 Về công tác đào tạo, bồi dưỡng GV và CBQL

- Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TƯ ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư về việc “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” và Quyết

Trang 37

định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-2010”, CBVC tính đến 6/2009: 464

Bảng 2.1: Sự gia tăng số lượng CBVC theo trình độ từ 2005 - 2009

(Nguồn: Phòng Tổ Chức – cán bộ, Trường Đại học Tiền Giang)

Như vậy, sau hơn 3 năm hoạt động, đội ngũ giảng viên của Trường tăng nhanh về số lượng và chất lượng, tổng số lượng CBVC tăng 114 (32,6%), trong đó: tiến sĩ tăng 1 (33,3%), thạc sĩ tăng 58 (131,8%), đại học tăng 39 (16,5%) so với số lượng lúc Trường mới thành lập Trung bình mỗi năm có từ 15-20 thạc sĩ bổ sung vào đội ngũ giảng dạy của Trường và từ 15-20 giảng viên đi học cao học

2.2.3 Về công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ

Các đề tài NCKH, sáng kiến kinh nghiệm, tập bài giảng và chương trình giáo dục nghiệm thu giai đoạn 2006 -2009 được trình bày trong bảng 2.2

Trang 38

Bảng 2.2: Các đề tài NCKH, sáng kiến kinh nghiệm, tập bài giảng và chương trình giáo dục nghiệm thu giai đoạn 2006 -2009

XẾP LOẠI

1 NCKH cấp tỉnh 4 1 3 0 2 NCKH cấp trường 9 7 1 1 3 Sáng kiến kinh nghiệm 15 5 9 1

Nhìn chung, các đề tài nghiên cứu có giá trị về mặt khoa học và thực tiễn, thuộc các lĩnh vực đổi mới dạy và học, nâng cao chất lượng Dạy-Học Tuy nhiên, việc thực hiện các đề tài NCKH chưa tương xứng với tiềm năng NCKH của trường, việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu còn một số hạn chế, một số giảng viên chưa có nhận thức đúng mức tầm quan trọng của việc NCKH , chưa tạo ra hiệu quả kinh tế cao

2.2.4 Về hợp tác quốc tế

Trường ký kết hợp tác với các tổ chức quốc tế như: Đại học Griffith (Úc), tổ chức tình nguyện viên Quốc tế (Úc), tổ chức Giáo dục toàn cầu (Hoa kỳ), Viện công nghệ Châu Á (AIT), Viện ĐH công nghệ Amiaens(Pháp), tổ chức “ Vì sự phát triển Giáo dục Việt Nam” (Hội ADEV) Công tác quan hệ quốc tế đã thu được kết quả tốt Trường đã liên kết với Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF- Hoa Kỳ) tổ chức hội thảo khoa học, gởi một số giảng viên đi học sau đại học ở Úc, thực hành chuyên môn ở Pháp, được các tổ chức hỗ trợ đào tạo về phương pháp giảng dạy tiếng Anh, tiếp nhận 3 tình nguyện viên dạy tiếng Anh cho SV, 2 tình nguyện viên tiếng Pháp, đã xây dựng được “không gian Pháp ngữ”, ký kết thỏa thuận hợp tác với Hội Thiện nguyện Hùng về việc tài trợ học bổng cho sinh viên, v.v… Công tác này đã góp

Trang 39

phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên Qua đó, vị thế của trường ngày càng được nâng cao

2.2.5 Về công tác quản lý học sinh, sinh viên

- Hàng năm, Trường tổ chức đối thoại giữa Hiệu trưởng với đại diện HS-SV các khóa về chất lượng giảng dạy, chế độ chính sách, công tác phục vụ HS-SV

- Trường đã tổ chức được rất nhiều câu lạc bộ để sinh viên sinh hoạt: câu lạc bộ nói tiếng Anh, câu lạc bộ văn học, câu lạc bộ tin học, bóng đá…

- Trường ĐH Tiền Giang tham gia Hội thao sinh viên các trường đại học, cao đẳng khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long lần thứ XVII năm 2009 tại Cần Thơ, kết quả: đạt hạng 3 toàn đoàn (3 vàng, 4 bạc và 4 đồng)

- Tổ chức “Ngày hội văn hóa, văn nghệ liên trường Trường Đại học Tiền Giang - Cao đẳng Bến Tre - Cao đẳng Sư phạm Long An”, kết quả toàn đoàn: Trường ĐHTG (giải Nhất), Trường CĐ Bến Tre (giải Nhì) và Trường CĐSP Long An (giải Ba)

2.3 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI VÀ BÊN TRONG TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG ĐẾN NĂM 2015

2.3.1 Phân tích môi trường bên trong của Trường Đại học Tiền Giang

2.3.1.1 Tuyển sinh - đào tạo

Theo thống kê, số lượng thí sinh trúng tuyển ngày càng tăng qua 3 năm: 1.808 (2006-2007), 2608 (2007-2008), 2871 (2008-2009) đạt hơn 95% so với kế hoạch Chỉ tiêu tuyển sinh không đạt 100%, nguyên nhân có thể là do công tác dự báo chưa chính xác, chưa có nhiều thông tin đáng tin cậy về nhu cầu xã hội

Về mặt đào tạo, chương trình đào tạo còn nặng về kiến thức, còn ít chú trọng rèn kỹ năng, nhất là kỹ năng mềm Nhà trường đang từng bước điều chỉnh nội dung chương trình cho phù hợp với yêu cầu người học và nhà tuyển dụng Bên cạnh đó, nhà trường đã chuyển đổi 100% chương trình ĐH, CĐ sang học chế tín chỉ, đã xây dựng và đưa vào sử dụng phần mềm quản lý đào tạo bước đầu có những thuận lợi

Trang 40

nhất định Đa số CBGD đã đổi mới PPGD theo hướng lấy người học làm trung tâm và ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy

2.3.1.2 Nguồn nhân lực

Sau khi thành lập, Trường đã rà soát, sắp xếp và điều động CBVC giữa các đơn vị cho phù hợp năng lực chuyên môn và nhu cầu công tác theo hướng tinh gọn, hiệu quả Nhà trường còn tổ chức tuyển dụng theo chỉ tiêu biên chế do Sở Nội vụ tỉnh Tiền Giang giao hàng năm, đảm bảo đáp ứng kịp thời qui mô đào tạo Hàng năm, Trường lập và triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBVC, đặc biệt là CBGD nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chất lượng nguồn nhân lực Ngoài ra, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang cũng có chính sách khuyến khích CBVC đi học và thu hút nhân tài Tuy nhiên, chế độ chính sách chưa đủ sức vực dậy có tính đột phá cho giảng viên đi học Tiến sĩ, Thạc sĩ trong và ngoài nước Nhìn chung, chính sách động viên nhân viên cũng chưa được quan tâm nhiều

Hiện tại, Trường ĐHTG có tổng số 464 CBVC Trong đó, CBQL và phục vụ là 165 (35,56%), CBGD là 299 (64,44%) (hình 2.2) Cơ cấu CBGD theo chức danh bao gồm: 25 GVC (8,36%), 274 GV (91,64%), không có giáo sư và phó giáo sư (hình 2.3) Theo trình độ, CBGD có: 4 tiến sĩ (1,34%), 102 thạc sĩ (34,11%), 185 đại học (61,87%), trình độ khác 8 (2,68%) (hình 2.4) So với qui mô đào tạo, số lượng CBGD còn thiếu, tỉ lệ sinh viên/giảng viên còn cao, trung bình 22 sinh viên/giảng viên

Đặc điểm chung của đội ngũ giảng viên Trường là còn rất trẻ (64% dưới 40 tuổi), chủ yếu được đào tạo trong nước, thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau: kinh tế, kỹ thuật, công nghệ, khoa học cơ bản, xã hội… Tỉ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ thấp, chiếm 1,34%, chưa có giảng viên đầu ngành, Giáo sư, Phó Giáo sư Tỉ lệ giảng viên còn mất cân đối giữa các ngành kinh tế, kỹ thuật, công nghệ với các ngành xã hội Lực lượng giảng viên trẻ thiếu thực tiễn và kinh nghiệm trong giảng dạy, chưa có điều kiện học tập bồi dưỡng chuyên môn hay ngoại ngữ ở nước ngoài để tiếp cận nền giáo dục tiên tiến của thế giới, chưa có công trình nghiên cứu khoa học công nghệ tầm cỡ, một số giảng viên còn thiếu tự tin, e ngại, chưa an tâm công

Ngày đăng: 09/11/2012, 08:09

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Mô hình quản trị chiến lược toàn diện của Fred R. David [4] - Hoạch định chiến lược phát triển Trường Đại học Tiền Giang đến năm 2015
Hình 1.1 Mô hình quản trị chiến lược toàn diện của Fred R. David [4] (Trang 17)
Hình 1.1: Mô hình qu ả n tr ị  chi ế n l ượ c toàn di ệ n c ủ a Fred R. David [4] - Hoạch định chiến lược phát triển Trường Đại học Tiền Giang đến năm 2015
Hình 1.1 Mô hình qu ả n tr ị chi ế n l ượ c toàn di ệ n c ủ a Fred R. David [4] (Trang 17)
Hình 1.2: Các lực lượng điều khiển cuộc cạnh tranh trong ngành [9] - Hoạch định chiến lược phát triển Trường Đại học Tiền Giang đến năm 2015
Hình 1.2 Các lực lượng điều khiển cuộc cạnh tranh trong ngành [9] (Trang 19)
Hình 1.2: Các l ự c l ượ ng  đ i ề u khi ể n cu ộ c c ạ nh tranh trong ngành [9] - Hoạch định chiến lược phát triển Trường Đại học Tiền Giang đến năm 2015
Hình 1.2 Các l ự c l ượ ng đ i ề u khi ể n cu ộ c c ạ nh tranh trong ngành [9] (Trang 19)
Hình 1.3: Ma tr ậ n SWOT - Hoạch định chiến lược phát triển Trường Đại học Tiền Giang đến năm 2015
Hình 1.3 Ma tr ậ n SWOT (Trang 26)
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Trường Đại học Tiền Giang - Hoạch định chiến lược phát triển Trường Đại học Tiền Giang đến năm 2015
Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Trường Đại học Tiền Giang (Trang 31)
Hình 2.1: S ơ đồ  c ơ  c ấ u t ổ  ch ứ c Tr ườ ng  Đạ i h ọ c Ti ề n Giang - Hoạch định chiến lược phát triển Trường Đại học Tiền Giang đến năm 2015
Hình 2.1 S ơ đồ c ơ c ấ u t ổ ch ứ c Tr ườ ng Đạ i h ọ c Ti ề n Giang (Trang 31)
Bảng 2.2: Các đề tài NCKH, sáng kiến kinh nghiệm, tập bài giảng và chương trình giáo d ục nghiệm thu giai đoạn 2006 -2009  - Hoạch định chiến lược phát triển Trường Đại học Tiền Giang đến năm 2015
Bảng 2.2 Các đề tài NCKH, sáng kiến kinh nghiệm, tập bài giảng và chương trình giáo d ục nghiệm thu giai đoạn 2006 -2009 (Trang 38)
Hình 2.4: Cơ cấu CBGD theo trình độ - Hoạch định chiến lược phát triển Trường Đại học Tiền Giang đến năm 2015
Hình 2.4 Cơ cấu CBGD theo trình độ (Trang 41)
Hình 2.4: C ơ  c ấ u CBGD theo trình  độ - Hoạch định chiến lược phát triển Trường Đại học Tiền Giang đến năm 2015
Hình 2.4 C ơ c ấ u CBGD theo trình độ (Trang 41)
-V ăn hóa tổ chức đang trong quá trình hình thành. - Hoạch định chiến lược phát triển Trường Đại học Tiền Giang đến năm 2015
n hóa tổ chức đang trong quá trình hình thành (Trang 45)
Bảng 2.4: Matr ận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) Trường Đại học Tiền Giang Các y ếu tố bên ngoài Mức độ - Hoạch định chiến lược phát triển Trường Đại học Tiền Giang đến năm 2015
Bảng 2.4 Matr ận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) Trường Đại học Tiền Giang Các y ếu tố bên ngoài Mức độ (Trang 54)
Bảng 3.2: Matr ận QSPM cho nhóm S/O - Hoạch định chiến lược phát triển Trường Đại học Tiền Giang đến năm 2015
Bảng 3.2 Matr ận QSPM cho nhóm S/O (Trang 60)
trình hình thành. 2 24 Bất lợi - Hoạch định chiến lược phát triển Trường Đại học Tiền Giang đến năm 2015
tr ình hình thành. 2 24 Bất lợi (Trang 61)
Bảng 3.3: Matr ận QSPM cho nhóm S/T - Hoạch định chiến lược phát triển Trường Đại học Tiền Giang đến năm 2015
Bảng 3.3 Matr ận QSPM cho nhóm S/T (Trang 62)
trình hình thành. 2 24 Bất lợi - Hoạch định chiến lược phát triển Trường Đại học Tiền Giang đến năm 2015
tr ình hình thành. 2 24 Bất lợi (Trang 63)
Bảng 3.4: Matr ận QSPM cho nhóm W/O - Hoạch định chiến lược phát triển Trường Đại học Tiền Giang đến năm 2015
Bảng 3.4 Matr ận QSPM cho nhóm W/O (Trang 64)
AS TAS AS TAS - Hoạch định chiến lược phát triển Trường Đại học Tiền Giang đến năm 2015
AS TAS AS TAS (Trang 64)
trong quá trình hình thành. 22 4 24 Bất lợi 9.  Các  ho ạt động  marketing  - Hoạch định chiến lược phát triển Trường Đại học Tiền Giang đến năm 2015
trong quá trình hình thành. 22 4 24 Bất lợi 9. Các ho ạt động marketing (Trang 65)
Bảng 3.5: Matr ận QSPM cho nhóm W/T - Hoạch định chiến lược phát triển Trường Đại học Tiền Giang đến năm 2015
Bảng 3.5 Matr ận QSPM cho nhóm W/T (Trang 66)
AS TAS AS TAS - Hoạch định chiến lược phát triển Trường Đại học Tiền Giang đến năm 2015
AS TAS AS TAS (Trang 66)
trong quá trình hình thành. 22 4 24 Bất lợi 9.  Các  ho ạt động  marketing  - Hoạch định chiến lược phát triển Trường Đại học Tiền Giang đến năm 2015
trong quá trình hình thành. 22 4 24 Bất lợi 9. Các ho ạt động marketing (Trang 67)
Bảng 3.6: Quy mô đào tạo đến năm 2015 - Hoạch định chiến lược phát triển Trường Đại học Tiền Giang đến năm 2015
Bảng 3.6 Quy mô đào tạo đến năm 2015 (Trang 74)
Bảng 1: Đánh giám ức độ tác động của các yếu tố bên ngoài trường đại học - Hoạch định chiến lược phát triển Trường Đại học Tiền Giang đến năm 2015
Bảng 1 Đánh giám ức độ tác động của các yếu tố bên ngoài trường đại học (Trang 102)
Bảng 2: Đánh giám ức độ tác động của các yếu tố bên trong Trường ĐHTG - Hoạch định chiến lược phát triển Trường Đại học Tiền Giang đến năm 2015
Bảng 2 Đánh giám ức độ tác động của các yếu tố bên trong Trường ĐHTG (Trang 103)
Bảng 3: Đánh giám ức độ tác động các yếu tố bên ngoài S ố phiếu  - Hoạch định chiến lược phát triển Trường Đại học Tiền Giang đến năm 2015
Bảng 3 Đánh giám ức độ tác động các yếu tố bên ngoài S ố phiếu (Trang 104)
Bảng 4: Phân loại mức độ tác động các yếu tố bên ngoài - Hoạch định chiến lược phát triển Trường Đại học Tiền Giang đến năm 2015
Bảng 4 Phân loại mức độ tác động các yếu tố bên ngoài (Trang 105)
Bảng 5: Đánh giám ức độ tác động các yếu tố bên trong S ố phiếu  - Hoạch định chiến lược phát triển Trường Đại học Tiền Giang đến năm 2015
Bảng 5 Đánh giám ức độ tác động các yếu tố bên trong S ố phiếu (Trang 106)
Bảng 6: Phân loại mức độ tác động các yếu tố bên trong - Hoạch định chiến lược phát triển Trường Đại học Tiền Giang đến năm 2015
Bảng 6 Phân loại mức độ tác động các yếu tố bên trong (Trang 107)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w