V. KẾT CẤU LUẬN VĂN
3.3.1.2. Các giải pháp chủ yếu
- Chương trình đào tạo của Trường được xây dựng trên cơ sở chương trình khung do Bộ GD&ĐT ban hành, phù hợp với sứ mạng, mục tiêu giáo dục và chức năng nhiệm vụ của Trường, đồng thời tiếp cận chuẩn khu vực, quốc tế và phù hợp với
điều kiện của vùng ĐBSCL.
- Phối hợp chặt chẽ với đơn vị sử dụng sản phẩm đào tạo, tìm hiểu nhu cầu lao động tại khu vực ĐBSCL nhằm đáp ứng sát thực hơn yêu cầu phát triển KT-XH, góp phần tăng cơ hội tìm việc làm phù hợp đối với người học.
- Liên kết với các trường đại học ở Pháp, Úc đào tạo đại học theo hình thức bán du học (học 2 năm ở Việt Nam và 2 năm ở nước ngoài).
- Áp dụng rộng rãi các phương pháp đào tạo tiên tiến (phương pháp dạy, học, kiểm tra đánh giá tiên tiến; kết hợp chặt chẽ NCKH với đào tạo). Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong đào tạo.
- Tăng cường xây dựng môi trường thực hành, thực tập, tiếp cận thông tin; đảm bảo cho sinh viên, học viên có đủ điều kiện tự học, tự nghiên cứu thêm và có thể thử
nghiệm các ý tưởng sáng tạo.
- Có qui định cụ thể, thiết thực để thực hiện việc tích hợp đào tạo và nghiên cứu khoa học đối với sinh viên.
- Đẩy mạnh việc cải tiến phương pháp học tập của sinh viên bằng cách cải tiến phương pháp giảng dạy của giảng viên, khuyến khích sinh viên đọc sách và tham khảo tài liệu nước ngoài, trên mạng.
- Tổ chức kiểm định chất lượng đào tạo theo các tiêu chuẩn quốc gia, khu vực và quốc tế.
3.3.2. Nguồn nhân lực
3.3.2.1. Các chỉ tiêu chính
- Hàng năm, tuyển mới từ 25 đến 35 CBGD, có thêm 1-3 tiến sĩ, 15-20 thạc sĩ, 20- 35 cao học. Đến năm 2015, Trường Đại học Tiền Giang có 70% CBGD có trình độ
sau đại học, trong đó có 20% là tiến sĩ và nghiên cứu sinh và 70% có khả năng giao tiếp bằng tiếng nước ngoài.
- Giảm dần tỉ lệ sinh viên/giảng viên, đảm bảo tỉ lệ sinh viên/giảng viên theo chuẩn quy định.
- Mỗi chuyên ngành đào tạo có ít nhất một cán bộ chuyên gia đầu ngành có học vị
tiến sĩ, trong đó 50% có chức danh GS, PGS làm hạt nhân củng cố và phát triển đội ngũ CBGD có chất lượng cao của Trường.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ viên chức, đặc biệt CBGD đủ về số lượng, đảm bảo về
chất lượng, có kinh nghiệm thực tế, có khả năng tiếp cận với các kiến thức hiện đại và nghiên cứu khoa học để nâng cao kiến thức và vận dụng vào công tác giảng dạy, có đủ phẩm chất và trách nhiệm của nhà giáo.
3.3.2.2. Các giải pháp chủ yếu
- Xây dựng và thực hiện chính sách thu hút nhân tài, đặc biệt là đối với các cán bộ đầu ngành, cũng như cán bộ khoa học trẻ tài năng vào làm việc ở các đơn vị thuộc Trường; tạo điều kiện huy động và khai thác mọi nguồn lực để đội ngũ cán bộ có
điều kiện học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ và tin học. - Tận dụng các nguồn tài trợ, tìm học bổng, tuyển chọn CBGD để gửi đi đào tạo ở
các trung tâm đào tạo lớn trong nước và nước ngoài, ưu tiên cho các chuyên ngành mũi nhọn, cán bộ khoa học đầu đàn, cán bộ trẻ .... nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực nghiên cứu khoa học. Hàng năm, tạo điều kiện cho CBGD luân phiên nghỉđịnh kỳđể tập trung nghiên cứu khoa học hoặc đi nước ngoài thâm nhập thực tế, bồi dưỡng kiến thức, học hỏi kinh nghiệm giảng dạy ở các nước.
- Có chính sách ưu đãi thích đáng cho các cán bộđầu ngành, thực sự có năng lực, có tâm huyết cống hiến cho Trường.
- Ký kết hợp đồng hợp tác với các nhà khoa học có tên tuổi ở trong nước và quốc tế. Tranh thủ sự hợp tác quốc tế trong đào tạo và NCKH, triển khai các đề tài, dự án. - Lập kế hoạch và định kỳ tổ chức cho cán bộ quản lý tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực quản lý nhằm giúp cán bộ quản lý làm việc có hiệu quả hơn.
- Tổ chức, sắp xếp cán bộ cho phù hợp với năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá việc thực hiện công việc rõ ràng, chính xác. - Tìm hiểu đặc điểm, tâm tư nguyện vọng, mong đợi của CBVC đối với Trường để đáp ứng cho CBVC và kích thích tinh thần làm việc của họ.
- Tổ chức các buổi sinh hoạt, vui chơi ngoài trời, tuyên truyền về những giá trị, quan điểm, triết lý mà Trường theo đuổi, từ đó xây dựng các giá trị văn hóa tinh thần và tạo sự gắn kết các thành viên với nhau.
3.3.3. Cơ sở vật chất
3.3.3.1. Các chỉ tiêu chính
- Đáp ứng theo tiêu chuẩn Việt Nam về xây dựng cơ sở vật chất trường đại học. - Luôn đảm bảo đủ phòng học, phòng thí nghiệm, thực hành, thư viện; tổ chức môi trường Internet không dây (wireless) phủ khắp các khối nhà học tập trong trường;
đảm bảo máy móc thiết bị, vật tư để việc dạy và học đạt chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu lao động xã hội.
- Tiếp tục tăng cường cơ sở vật chất phục vụ dạy và học. Tập trung xây dựng trường tại cơ sở Thân Cửu Nghĩa. Phấn đấu đến năm 2015 hoàn tất và đưa cơ sở mới vào sử dụng hiệu quả.
- Phấn đấu đến cuối năm 2010 có 100% viên chức hành chính mỗi người được trang bị một máy vi tính để phục vụ cho công việc được phân công; 100% giảng đường và phòng học có trang bị máy tính cốđịnh, máy chiếu.
3.3.3.2. Các giải pháp chủ yếu
- Lập kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư máy móc thiết bị, nhà xưởng và dự
- Đảm bảo tổ chức đấu thầu công bằng, minh bạch và hiệu quả. - Nâng cao khả năng xây dựng các dự án đầu tư có chất lượng.
- Căn cứ vào quy mô và yêu cầu đào tạo của các chuyên ngành vào mỗi giai đoạn, lập kế hoạch và xây dựng, trang bị đầy đủ các phòng, thiết bị thí nghiệm cho các chuyên ngành, đặc biệt phần mềm mô phỏng hoạt động cho các chuyên ngành thuộc kinh tế - xã hội đểđảm bảo nhu cầu thực hành của sinh viên, học viên, đảm bảo nhu cầu nghiên cứu khoa học của giảng viên, sinh viên.
- Cải thiện hệ thống mạng nội bộđảm bảo băng thông và mức độ ổn định phục vụ
cho việc truy cập trao đổi thông tin nội bộ giữa các cơ sở, đồng thời đảm bảo việc truy cập thông tin từ internet.
- Hoàn thiện Trung tâm thông tin thư viện: hệ thống hóa tài liệu để thuận tiện cho việc tra cứu cũng như quản lý, trang bị máy vi tính ở thư viện để sinh viên tiện tra cứu; xây dựng hệ thống thư viện điện tử đảm bảo lưu trữ và khai thác tất cả các tài liệu, thông tin phục vụ giảng dạy, nghiên cứu của Trường.
3.3.4. Tài chính
3.3.4.1. Các chỉ tiêu chính
- Gia tăng và đa dạng hóa các nguồn thu bổ sung từ các hoạt động của trường. - Cải thiện chính sách chếđộ cho giảng viên được cửđi đào tạo trong và ngoài nước bảo đảm đủ chi phí học tập, sinh hoạt đời sống, khuyến khích đào tạo tiến sĩ ngoài nước.
- Đảm bảo thực hiện tốt chính sách về tiền lương, phụ cấp theo lương, tiền lương làm thêm giờ của giảng viên đúng theo quy định hiện hành. Cải tiến chếđộđãi ngộ
cho giảng viên theo năng lực thực sự nhằm khuyến khích giảng viên nâng cao thu nhập, tạo động lực cho giảng viên nâng cao trình độ, thu hút giảng viên giỏi nơi khác về Trường công tác, bảo đảm thu nhập để giảng viên có thểổn định cuộc sống bản thân và gia đình.
- Thực hiện tiết kiệm chi tiêu ngân sách 10% năm. Phấn đấu thu nhập tăng thêm bình quân CB-VC năm sau cao hơn 20% so với năm trước (không kể tăng lương và
điều chỉnh mức lương tối thiểu). Đảm bảo thực hiện 100% lương tăng thêm theo NĐ 43/CP và phấn đấu giữ mức 20% phụ cấp ưu đãi cho CBVC hành chính.
3.3.4.2. Các giải pháp chủ yếu
- Tiếp tục tăng cường nguồn lực tài chính từ tất cả các nguồn có thể khai thác được như: ngân sách Nhà nước; kinh phí từ các chương trình, dự án của Nhà nước và nước ngoài tài trợ; học phí và nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ tư vấn khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ; sự hỗ trợ của địa phương ...
- Khai thác có hiệu quả nguồn ngân sách khuyến khích việc xây dựng, củng cố và phát triển đại học đa ngành, đa lĩnh vực của Nhà nước và địa phương.
- Tranh thủ nguồn lực tài chính của các Chương trình, Dự án của Nhà nước đầu tư
phát triển giáo dục đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nâng cao năng lực quản lý và điều hành các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học, nâng cấp các phương tiện kỹ
thuật phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu khoa học, các phòng thí nghiệm chuyên sâu và kỹ thuật cao.
- Mở rộng quan hệ quốc tếđể tìm các nguồn tài trợ khác.
- Tập trung mọi nguồn lực của trường cho việc phát triển ngành mũi nhọn và nâng cao chất lượng đào tạo, từng bước khẳng định và nâng cao uy tín của trường trong việc đào tạo nguồn nhân lực lao động có trình độ cao cho nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của địa phương và khu vực.
3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.4.1. Kiến nghịđối với Bộ Giáo dục – Đào tạo
- Bộ Giáo dục – Đào tạo tiếp tục hỗ trợ kinh phí hàng năm để xây dựng Trường Đại học Tiền Giang theo kế hoạch đã được phê duyệt.
- Bộ Giáo dục – Đào tạo có chính sách ưu tiên thực hiện chương trình đào tạo giảng viên có trình độ sau đại học phù hợp với điều kiện các trường mới thành lập sau năm 2005 để giúp các trường tăng cường khả năng cạnh tranh và nâng cao chất lượng đào tạo.
+ Cho phép các trường Đại học chủ động trong liên kết, hợp tác đào tạo với các trường Đại học của nước ngoài, giảm bớt các thủ tục hành chính rườm rà.
+ Cho phép các trường đại học đào tạo liên thông lên cho người học sau khi hoàn tất bậc trung học, cao đẳng.
+ Dần dần xóa bỏ cơ chế chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm trong đào tạo.
+ Không bắt buộc các cơ sở GDĐH phải đào tạo theo chương trình của Bộ
GD&ĐT. Các cơ sở có thể tự xây dựng chương trình hoặc liên kết với các cơ sở
GDĐH trong và ngoài nước để xây dựng chương trình. Bộ GD&ĐT chỉ cần kiểm
định chương trình và thông qua cho các cơ sởđào tạo nếu đạt.
3.4.2. Kiến nghịđối với UBND tỉnh Tiền Giang
- Có kế hoạch ưu tiên đầu tư để Trường Đại học Tiền Giang sớm có đủ cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu đào tạo, đồng thời, tăng thêm biên chếđể từng bước tăng dần
đội ngũ CBGD, hỗ trợ đủ kinh phí và tạo điều kiện để các CBGD an tâm học tập nâng cao trình độ thông qua đào tạo trong nước và gửi đi đào tạo ở nước ngoài. - Hỗ trợ chính sách thu hút nhân tài, vật lực cho việc xây dựng phát triển Trường
Đại học Tiền Giang. Ngoài ra, tỉnh cần có chế độ chính sách về lương bổng, vượt giờ thỏa đáng, điều kiện làm việc hấp dẫn nhằm giữđược nhân tài.
- Các ngành hỗ trợ làm nhanh thủ tục đền bù, xây dựng cơ sở mới tại Thân Cửu Nghĩa, đề nghị bố trí thêm vốn để có thể tăng tốc xây dựng nhiều hạng mục công trình cùng lúc, đẩy nhanh tiến độ xây dựng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG III
Trên cơ sở phân tích môi trường hoạt động của Trường ĐHTG, tác giả đã xây dựng ma trận SWOT và đưa ra các chiến lược phát triển khả thi cho Trường đến năm 2015. Qua đánh giá bằng ma trận QSPM, do tổng số điểm hấp dẫn của các chiến lược trong cùng nhóm chênh lệch nhau không lớn, tác giả đề nghị Trường
ĐHTG nên thực hiện kết hợp các chiến lược sau:
(1) Chiến lược phát triển nguồn nhân lực: xây dựng chính sách thu hút nhân tài, đào tạo, phát triển, tạo động lực cho CBVC và văn hóa cho Trường ĐHTG.
(2) Chiến lược phát triển sản phẩm: thành lập Trung tâm nghiên cứu thị trường lao
động và giới thiệu việc làm, xây dựng chương trình đào tạo linh hoạt theo nhu cầu xã hội, ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp cho sinh viên thực tập nghề nghiệp và
đào tạo nhân lực theo yêu cầu doanh nghiệp, tạo điều kiện cho giảng viên và sinh viên nghiên cứu khoa học, đổi mới và đa dạng hóa phương pháp giảng dạy.
(3) Chiến lược thâm nhập thị trường qua việc đẩy mạnh hoạt động marketing: thực hiện các phóng sự tuyên truyền về điều kiện học tập, cơ sở vật chất, các thành tựu
đạt được của Trường sau 5 năm hoạt động, chi phí học tập, sinh hoạt, đi lại phải chăng
(4) Chiến lược liên kết với các cơ sở GDĐH danh tiếng trong và ngoài nước để học hỏi kinh nghiệm và cải tiến chương trình đào tạo: liên kết các tổ chức quốc tế để
hợp tác đào tạo ngoại ngữ cho giảng viên và sinh viên, gửi giảng viên, sinh viên đào tạo sau đại học ở nước ngoài, mở các chương trình đào tạo đại học, sau đại học theo các tổ chức này và cấp bằng quốc tế, đào tạo ngoại ngữ chất lượng cao; liên kết các trường đại học có uy tín trong nước để đào tạo các chương trình không chính qui, cao học.
(5) Chiến lược tăng trưởng tập trung: tập trung phát triển một vài chương trình đào tạo then chốt để tạo danh tiếng cho Trường: trước mắt tập trung vào ngành công nghệ thực phẩm và một hoặc hai chương trình đào tạo của các tổ chức quốc tế.
Để nâng cao hiệu quả, các chiến lược này phải được kết hợp thực hiện đồng bộ và trong quá trình thực hiện phải thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện, hoản cảnh cụ thể của Trường.
Các giải pháp để thực hiện các chiến lược này cũng được chúng tôi đề xuất, bao gồm các giải pháp về các vấn đề như: đào tạo, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, tài chính.
Chúng tôi kiến nghị đối với Bộ Giáo dục và đào tạo tiếp tục hỗ trợ kinh phí xây dựng Trường, có chính sách ưu tiên đào tạo sau đại học cho giảng viên các trường đại học mới thành lập sau năm 2005, gia tăng mức độ chủ động cho các cơ
sở GDĐH. Đồng thời, chúng tôi cũng kiến nghị với UBND tỉnh Tiền Giang ưu tiên
đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, tăng thêm biên chế, tạo điều kiện tốt cho giảng viên học tập nâng cao trình độ, hỗ trợ chính sách thu hút nhân tài, hỗ trợ vốn để tăng tốc xây dựng cơ sở mới tại Thân Cửu Nghĩa.
Tiếp theo nghiên cứu này, chúng tôi đề nghị rằng, Trường ĐHTG tiếp tục lập các kế hoạch hành động cụ thểở từng phòng ban chức năng, khoa, trung tâm để có thểđạt được mục tiêu chung đã đề ra.
KẾT LUẬN
Tại Hội nghị về giáo dục vùng Đồng bằng sông Cửu Long được tổ chức tại Cần Thơ vào tháng 8/2005, ĐBSCL được ghi nhận là vùng có mặt bằng giáo dục và
đào tạo thấp nhất nước. Sự có mặt của Trường Đại học Tiền Giang sẽ góp phần
đáng kể vào việc cải thiện hình ảnh đó, tạo nên sự chuyển biến tích cực, sâu sắc đến