V. KẾT CẤU LUẬN VĂN
2.2. HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG
a) Từng bước thực hiện việc chuyển từ học chế niên chế sang học chế tín chỉ
- Thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo vềđào tạo theo học chế tín chỉ, Trường Đại học Tiền Giang thống nhất chuyển sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ
các ngành học trình độ cao đẳng và đại học theo 3 giai đoạn và nhà trường đã hoàn tất giai đoạn 3 là năm học 2008-2009 chuyển 100% SV bậc cao đẳng và đại học sang đào tạo theo học chế tín chỉ. Hiện tại có 60 chương trình ĐH, CĐ được chuyển đổi theo hệ thống tín chỉ, trong đó: ĐH (15 chương trình), CĐ (45 chương trình).
- Xây dựng Quy trình chuyển đổi đánh giá kết quả công tác đào tạo từ niên chế sang tín chỉ đối với các SV đã theo học niên chế một cách hợp lý và đúng quy định, đảm bảo được quyền lợi của SV.
- Tập trung xây dựng lực lượng CBVC làm cố vấn học tập, ban hành Quy chế Cố
vấn học tập giúp cho SV bớt bỡ ngỡ khi chuyển sang học tập theo tín chỉ.
- Đưa vào sử dụng phần mềm Quản lý đào tạo của Công ty PSC phục vụ cho công tác đào tạo theo hệ thống tín chỉ bước đầu có những thuận lợi nhất định.
- Từng bước đổi mới chương trình đào tạo theo hướng tăng thực hành, giảm lý thuyết.
- Đã có chuyển biến tích cực về đào tạo gắn với sử dụng và việc làm. “Ngày hội việc làm của SV-HS Trường ĐH Tiền Giang” tổ chức vào ngày 22/7/2009, hình thức sàn giao dịch đã thu hút 26 doanh nghiệp và trên 1000 SV-HS tham gia, đã có khoảng 500 SV-HS đã tham gia phỏng vấn tại chỗ.
b) Từng bước thực hiện việc đào tạo liên thông
Qua 2 năm (2007-2008 và 2008-2009) triển khai chương trình đào tạo liên thông từ TCCN lên CĐ, từ CĐ lên ĐH, hiện nay trường có 456 SV đang học chương trình liên thông ở bậc đại học với 5 ngành và có 663 SV đang học chương trình liên thông ở bậc cao đẳng với 5 ngành. Các lớp liên thông đáp ứng được nhu cầu của người học, số lượng tăng lên từng năm, hình thức tổ chức dạy và học phù hợp với đặc điểm của người học, nội dung đào tạo có chất lượng và đáp ứng nhu cầu người học.
c) Đổi mới hoạt động Dạy và Học, lấy người học làm trung tâm, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông một cách có hiệu quả
- Nhà trường tổ chức Hội thảo khoa học: “Một số hình thức tổ chức dạy học hướng
đến người học ở Trường Đại học Tiền Giang”.
- Trong năm học 2008-2009, 100% GV tích cực tham gia phong trào đổi mới PPGD. Đa số CBGD có nhiều nỗ lực thay đổi PPGD để phù hợp với thời lượng đào tạo theo tín chỉ. Có trên 70% CBGD sử dụng 100% bài giảng điện tử trong giảng dạy và có trên 80% giảng viên tổ chức cho sinh viên hoạt động nhóm trong giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu tài liệu trước khi đến lớp.
- Nhà trường đã tăng cường đáng kể các phương tiện dạy học hiện đại giúp CBGD tích cực đổi mới PPDH.
- Về kiểm tra kết quả học tập: cải tiến việc tổ chức các kỳ kiểm tra, thi học kỳ và thi tốt nghiệp bằng hình thức thi trắc nghiệm hoặc trắc nghiệm - tự luận đúng lịch, đầy
đủ và nghiêm túc. Việc thực hiện quy chế tổ chức thi và kiểm tra khá tốt giúp cho sinh viên tích cực hơn trong quá trình học tập. Bảo mật dữ liệu theo đúng quy chế từ đánh số phách, cắt phách, nhập điểm bài thi, xử lý dữ liệu chính xác và đúng tiến
độ.
* Về hoạt động học tập của HS-SV
- Nền nếp học tập của HS-SV có nhiều tiến bộ, đa số SV biết lựa chọn chương trình học tập khi chuyển sang đào tạo theo tín chỉ.
- Phương pháp học tập của HS-SV cũng có những tiến bộ đáng kể, nhất là việc học tập theo nhóm và tự nghiên cứu trước bài học ở nhà.
- Đa số HS-SV tham gia các kỳ kiểm tra nghiêm túc, đánh giá khá chính xác chất lượng đào tạo.
- Tổ chức đối thoại giữa Hiệu trưởng với đại diện HS-SV các khóa về Dạy và Học, chế độ chính sách, công tác phục vụ HS-SV. Tại các buổi đối thoại có khoảng 83 câu hỏi HS-SV đặt ra, tập trung vào các vấn đề: đồng phục, nền nếp học tập, chương trình đào tạo, CSVC phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học và các chế độ
chính sách liên quan đến HS-SV… Nhìn chung, không khí đối thoại thẳng thắn, trách nhiệm, chân tình vì quyền lợi học tập của HS-SV; nhiều ý kiến của HS-SV bày tỏ tâm tư, nguyện vọng với nhà trường một cách chính đáng, được Hiệu trưởng
tiếp thu, giải đáp thỏa đáng, có lý, có tình; nhiều đề nghị của HS-SV được Hiệu trưởng ghi nhận và chỉ đạo cho các đơn vị quan tâm thực hiện nhằm tạo điều kiện cho HS-SV học tập và rèn luyện tốt hơn; lãnh đạo các đơn vị và các đoàn thể dành thời gian tham dự và tham gia đối thoại với HS-SV, tạo thêm sự thấu hiểu HS-SV nhiều hơn.
d) Hoạt động thông tin - thư viện điện tử
- Đẩy mạnh khai thác Website ĐHTG (www.tgu.edu.vn)
+ Qua 03 năm hoạt động, Website của trường có nội dung ngày càng phong phú hơn phục vụ tích cực cho công tác dạy và học. CBVC và HS-SV truy cập thường xuyên liên tục và đây cũng là cầu nối thân thiết, gần gũi hơn giữa HS-SV với nhà trường, số lượng học sinh sinh viên đến thư viện truy cập internet trong năm 2008- 2009 có 16.529 lượt. Hiện tại thì trường có 02 phòng máy nối internet với khoảng 60 máy phục vụ cho sinh viên. Ngoài ra, đã có nhiều HS-SV mang máy tính xách tay vào truy cập mạng không dây trong trường.
+ Có 352/472 đề cương chi tiết học phần được đưa lên phần mềm quản lý đào tạo,
đạt 95,76%. Ngoài ra, giảng viên và HS-SV thường xuyên khai thác tài liệu mở
phục vụ giảng dạy và học tập. - Về hoạt động thư viện
Trong năm học 2008-2009, nguồn giáo trình và tài liệu phục vụ cho công tác dạy và học được đầu tư và tăng lên đáng kể: số lượng giáo trình hiện có là 160.118 giáo trình các chuyên ngành đào tạo, tăng 18,15% (năm 2008 là 135.520 bản); sách tham khảo và tài liệu là 48.035 bản, tăng 52,66% (năm 2008 là 22.760); 74 loại báo và tạp chí.
Tổng số lượt bạn đọc đến phòng đọc ở 02 cơ sở là 245 lượt/ngày, mượn sách là 37.200 lượt (từ tháng 9/2008 đến tháng 6/2009).