1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Tổng Cty Hàng khụng VN

149 626 11
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Tổng Cty Hàng Không VN
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Kế Toán
Thể loại Luận Văn
Định dạng
Số trang 149
Dung lượng 2,05 MB

Nội dung

Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Tổng Cty Hàng khụng VN

Trang 1

Từ viết tắt và thuật ngữ sử dụng trong luận văn

- ADM (Agent Debit Memo): Bảng kê báo nợ đại lý, điểm bán trực tiếp trong trờng hợp ápdụng sai chính sách giá, phải thu thêm tiền.

- ACM (Agent Credit Memo): Bảng kê báo có cho đại lý, điểm bán trực tiếp trong trờng hợpsố báo cáo bán vé nhiều hơn so với số phải thu.

- FIM (Flight Interuption Manifest): Danh sách chuyển đổi hành trình bắt buộc Trong trờnghợp chuyến bay vì lý do nào đó không thực hiện đợc khách hàng sẽ đợc chuyển đổi sangmột hành trình vận chuyển mới để đến đợc điểm đến theo dự kiến.

- PTA (Prepaid Ticket Advanced): Thông báo bằng điện văn trên hệ thống máy tính hoặcmột bức điện thơng mại rằng một ngời ở một thành phố này thực hiện trả tiền và đề nghịxuất chứng từ vận tải cho một ngời khác ở một thành phố khác.

- VPCN: Văn phòng chi nhánh- VPKV: Văn phòng khu vực

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong xu hướng phát triển để hội nhập quốc tế, Hàng không Việt Nam đãđược Chính phủ định hướng xây dựng thành một ngành kinh tế kỹ thuật mũi nhọn.Tổng công ty Hàng không Việt Nam phải là một tập đoàn kinh tế vững mạnh, có đủsức cạnh tranh với các Hãng hàng không quốc tế trong khu vực và trên thế giới.Trong cơ chế quản lý kinh tế mới, để kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp cầnphải đưa ra những đối sách, những quyết định kinh doanh đúng đắn và thích hợp.Muốn vậy, doanh nghiệp cần phải có một hệ thống thông tin đáp ứng đầy đủ cácyêu cầu cơ bản là: chính xác, kịp thời, toàn diện và khách quan Là một phân hệthông tin trong hệ thống quản lý, hạch toán kế toán cũng cần luôn có sự đổi mới,hoàn thiện để đáp ứng những yêu cầu quản lý kinh tế và từng bước hoà nhập thônglệ, chuẩn mực quốc tế về kế toán.

Vận tải Hàng không là sản phẩm của một nền kinh tế phát triển ở trình độ cao,dựa trên nền tảng sử dụng kỹ thuật công nghệ hiện đại, tiên tiến Với quy mô ngày cànglớn, tổ chức kinh doanh đa dạng, hệ thống cung cấp dịch vụ Hàng không trải rộng khôngnhững chỉ trong nội địa mà còn triển khai tới nhiều quốc gia trên thế giới, để tồn tại vàphát triển đòi hỏi Tổng công ty Hàng không Việt Nam phải thực hiện phân cấp quản lýtài chính khoa học và hợp lý Trên cơ sở đó nâng cao hơn nữa quyền tự chủ tài chínhgắn liền với trách nhiệm của từng đơn vị trong việc sử dụng, quản lý vốn và tài sản củaNhà nước Gắn liền với một hệ thống phân cấp quản lý tài chính khoa học và hợp lýphải là một tổ chức hạch toán kế toán phù hợp và hiệu quả.

Từ những đặc điểm như vậy, để kế toán thực sự là công cụ quan trọng và hữuhiệu trong việc cung cấp thông tin cho công tác quản lý và kinh doanh thì việc nghiên

cứu đề tài “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Tổng công ty Hàng không Việt

Nam” là hết sức cấp bách và cần thiết.

2 Mục đích nghiên cứu đề tài

- Nghiên cứu và làm rõ những vấn đề thuộc về cơ sở lý luận của tổ chức công tác kếtoán trong các doanh nghiệp thuộc mô hình Tổng công ty.

Trang 3

- Nghiên cứu thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Tổng công ty HKVN, từ đó rútra những ưu điểm và những mặt còn tồn tại trong tổ chức công tác kế toán

- Vận dụng lý luận và thực tiễn đề xuất những quan điểm có tính nguyên tắc cho việchoàn thiện tổ chức công tác kế toán và đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm hoànthiện tổ chức công tác kế toán tại Tổng công ty HKVN.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về tổchức công tác kế toán trong doanh nghiệp thuộc mô hình Tổng công ty Phạm vinghiên cứu của đề tài được giới hạn ở tổ chức công tác kế toán tại Tổng công tyHàng không Việt Nam.

4 Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng một số phương pháp như: Phương phápduy vật biện chứng, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh kết hợpvới phương pháp điều tra thực tế đồng thời gắn với các chế độ chính sách về quản lýkinh tế - tài chính mà Nhà nước ban hành Từ đó, vận dụng vào nghiên cứu tổ chứccông tác kế toán tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam.

5 Dự kiến những đóng góp của luận văn

Trên cơ sở hệ thống, khái quát hoá những vấn đề lý luận chung về tổ chức côngtác kế toán, làm sáng tỏ các đặc thù của công tác kế toán, thông qua khảo sát, đánh giáthực trạng tổ chức công tác kế toán tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam, dự kiếnluận văn sẽ có những đóng góp chủ yếu sau:

+ Làm rõ về mặt lý luận về tổ chức kế toán trong các doanh nghiệp thuộc môhình Tổng công ty nói riêng và lý luận về tổ chức công tác kế toán trong các doanhnghiệp nói chung.

+ Phân tích, đánh giá xác đáng thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Tổngcông ty Hàng không Việt Nam.

+ Đưa ra phương hướng và giải pháp khắc phục những tồn tại, góp phần hoànthiện tổ chức công tác kế toán tại Tổng công ty Hàng không Việt nam.

Trang 4

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kếtcấu thành ba chương:

+ Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức công tác kế toán trong cácdoanh nghiệp thuộc mô hình Tổng công ty.

+ Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Tổng công ty Hàng khôngViệt Nam.

+ Chương 3: Giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Tổng công tyHàng không Việt Nam.

Trang 5

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN

TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC MÔ HÌNH TỔNG CÔNG TY

1.1 CÁC YÊU CẦU VÀ NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN CƠ BẢN1.1.1 Vai trò và nhiệm vụ của kế toán trong doanh nghiệp

Theo điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước Việt Nam thì “kế toán là công việc ghichép, tính toán bằng con số dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động, chủyếu dưới hình thức giá trị để phản ánh kiểm tra tình hình vận động của các loại tài sản,quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn và kinh phí của Nhànước, cũng như từng tổ chức, xí nghiệp”

Theo luật kế toán Việt Nam thì “kế toán là việc thu thập xử lý, kiểm tra, phântích và cung cấp thông tin kinh tế tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thờigian lao động”.

a) Vai trò của kế toán

- Đối với doanh nghiệp

+ Kế toán giúp doanh nghiệp theo dõi thường xuyên tình hình hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp như việc sản xuất sản phẩm, bán sản phẩm, cung cấpnguyên vật liệu…, giúp theo dõi thị trường để sản xuất, tích trữ hàng hoá nhằm kịpthời cung cấp cho thị trường theo nhu cầu và thị hiếu của người tiêu thụ Như vậy nhờkế toán mà người quản lý điều hành trôi chảy các hoạt động của đơn vị, nhờ nó tạo chosự quản lý lành mạnh, tránh những hiện tượng thâm lạm tài sản vì qua nó thực hiệnviệc kiểm soát nội bộ.

+ Kế toán cung cấp tài liệu cho doanh nghiệp làm cơ sở hoạch định chương trìnhhành động cho từng giai đoạn, từng thời kỳ để doanh nghiệp tiến tới hay lùi bước Nhưvậy nhờ có kế toán ma người quản lý tính được hiệu quả công việc mình làm đồng thờicũng qua đó vạch ra hướng hoạt động cho tương lai.

+ Kế toán giúp cho người quản lý điều hoà tài chính của doanh nghiệp

Trang 6

+ Kế toán là cơ sở để giải quyết tranh tụng khiếu tố, được toà án chấp nhận là bằngchứng về hành vi thương mại

+ Kế toán là cơ sở đảm bảo vững chắc trong giao dịch buôn bán+ Kế toán cho biết một kết quả tài chính rõ rệt không ai chối cãi được.- Đối với nhà nước:

+ Thông qua kế toán, Nhà nước theo dõi được sự phát triển của các ngành sản xuấtkinh doanh để từ đó tổng hợp được sự phát triển của nền kinh tế quốc gia.

+ Nhờ số liệu kế toán, Nhà nước làm trọng tài giải quyết sự tranh chấp về quyền lợigiữa các doanh nghiệp

+ Nhờ kế toán, Nhà nước tìm ra cách tính thuế tốt nhất, hạn chế thất thu thuế, hạnchế sai lầm trong chính sách thuế.

+ Kế toán cung cấp các dữ kiện hữu ích cho các quyết định về kinh tế, chính trị, xãhội, … xác định được khả năng trách nhiệm, cương vị quản lý và cung cấp các dữ kiệnhữu ích cho việc đánh giá khả năng tổ chức và lãnh đạo.

+ Đối với nền kinh tế quốc gia, kế toán lưu ý với chính quyền trong việc soạn thảovà ban hành những luật lệ về thuế, thiết lập những chính sách kinh tế cho phù hợp vớitình hình thương mại và kinh tế nước nhà Qua kết quả tổng hợp các báo cáo tài chínhcủa ngành, chính quyền có thể biết được tình hình thịnh suy của nền kinh tế nước nhà,biết được sự thành công hay thất bại của các ngành, các doanh nghiệp đồng thời biếtđược nguồn lợi về thuế sẽ thu được cho Ngân sách Nhà nước.

b) Nhiệm vụ của kế toán

Kế toán thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kếtoán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán.

- Kiểm tra giám sát các khoản thu, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm traviệc quản lý và sử dụng tài sản, nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa cáchành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.

- Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêucầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.

Trang 7

- Cung cấp thông tin, số liệu kế toán cho người sử dụng thông tin theo quy định củapháp luật

1.1.2 Các yêu cầu và nguyên tắc kế toán cơ bản

a) Các yêu cầu đối với kế toán

- Yêu cầu trung thực

Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo trên cơ sở cácbằng chứng đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế về hiện trạng, bản chất nội dungvà giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

- Yêu cầu khách quan

Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo đúng thực tế,không bị xuyên tạc, không bị bóp méo.

- Yêu cầu đầy đủ

Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến kỳ kế toán phải đượcghi chép và báo cáo đầy đủ, không bỏ sót.

- Yêu cầu kịp thời

Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo kịp thời, đúngthời hạn quy định, không được chậm trễ.

- Yêu cầu dễ hiểu

Các thông tin và số liệu kế toán trình bày trong báo cáo tài chính phải rõ ràng,dể hiểu đối với người sử dụng Người sử dụng ở đây được hiểu là người có hiểu biếtvề kinh doanh, về kinh tế, tài chính, kế toán ở mức trung bình Thông tin về những vấnđề phức tạp trong báo cáo tài chính phải được giải trình trong phần thuyết minh.

- Yêu cầu có thể so sánh được

Các thông tin và số liệu kế toán giữa các kỳ kế toán trong một doanh nghiệp vàgiữa các doanh nghiệp chỉ có thể so sánh được khi tính toán và trình bày nhất quán.Trường hợp không nhất quán thì phải trình bày trong phần thuyết minh để người sửdụng báo cáo tài chính có thể so sánh thông tin giữa các kỳ kế toán, giữa các doanhnghiệp hoặc giữa thông tin thực hiện với thông tin dự toán, kế hoạch.

Trang 8

Các yêu cầu kế toán nói trên phải được thực hiện đồng thời Yêu cầu trung thựcđã bao hàm yêu cầu khách quan; yêu cầu kịp thời nhưng phải đầy đủ, dễ hiểu và có thểso sánh được.

b) Các nguyên tắc kế toán cơ bản

- Nguyên tắc cơ sở dồn tích.

Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợphải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thờiđiểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặctương đương tiền Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phản ánh tình hình tàichính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai.

- Nguyên tắc hoạt động liên tục.

Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạtđộng liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần,nghĩa là doanh nghiệp không có ý định cũng như không buộc phải ngừng hoạt độnghoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình Trường hợp thực tế khác vớigiả định hoạt động liên tục thì báo cáo tài chính phải lập trên một cơ sở khác và phảiđược giải thích cơ sở đã sử dụng để lập báo cáo tài chính.

- Nguyên tắc giá gốc

Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc Giá gốc của tài sản được tính theo sốtiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tàisản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận Giá gốc của tài sản không được thay đổitrừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể.

- Nguyên tắc phù hợp

Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau Khi ghi nhận mộtkhoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việctạo ra doanh thu đó Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanhthu và chi phí của kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳđó.

Trang 9

- Nguyên tắc nhất quán

Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được ápdụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm Trường hợp có thay đổi chính sáchvà phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do ảnh hưởng của sự thay đổi đótrong phần thuyết minh báo cáo tài chính.

- Nguyên tắc thận trong

Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kếtoán trong các điều kiện không chắc chắn Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:

+ Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn.

+ Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập.+ Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí.

+ Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khảnăng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng vềkhả năng phát sinh chi phí.

- Nguyên tắc trọng yếu

Thông tin được coi là trong yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếuchính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnhhưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính Tính trọng yếu phụthuộc vào độ lớn và tính chất của thông tin hoặc các sai sót được đánh giá trong hoàncảnh cụ thể Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét trên cả phương diện địnhlượng và định tính.

1.2 MỐI QUAN HỆ GIỮA TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN VÀ PHÂN CẤPQUẢN LÝ TÀI CHÍNH

1.2.1 Quan điểm về tổ chức công tác kế toán

Tổ chức công tác kế toán là một trong những nội dung quan trọng trong tổ chứccông tác quản lý doanh nghiệp Với chức năng cung cấp thông tin và kiểm tra các hoạtđộng kinh tế - tài chính trong doanh nghiệp nên công tác kế toán ảnh hưởng trực tiếpđến chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý ở một doanh nghiệp Hơn thế nữa, nó

Trang 10

còn ảnh hưởng đến việc đáp ứng các yêu cầu quản lý khác nhau của các đối tượng cóquyền lợi trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp, trong đó có các cơquan chức năng của Nhà nước.

Hiện nay có rất nhiều quan điểm về tổ chức công tác kế toán, mỗi quan điểmthể hiện những cách tiếp cận khác nhau khi nghiên cứu tổ chức công tác kế toán Cóthể khái quát các khái niệm cơ bản sau:

Quan điểm thứ nhất cho rằng: “Tổ chức công tác kế toán được hiểu là nhữngmối liên hệ giữa các yếu tố cấu thành bản chất của công tác kế toán: chứng từ kế toán,đối ứng tài khoản, tính giá, tổng hợp - cân đối kế toán”.

Thực chất, quan điểm này xuất phát từ bản chất của công tác kế toán là sự cấuthành các yếu tố công tác kế toán Điều đó thể hiện sự vận dụng một cách khoa họccác phương pháp kế toán vào thực tế Song nếu chỉ chấp nhận tổ chức công tác kế toánvề phương diện phương pháp thì vô hình dung đã hạ thấp vai trò của nó.

Quan điểm thứ hai cho rằng: “Tổ chức công tác kế toán phải giải quyết trên haiphương diện: Tổ chức thực hiện các phương pháp kế toán, các nguyên tắc kế toán vàcác phương tiện tính toán nhằm đạt được mục đích của nghiên cứu khoa học kế toánvà tổ chức bộ máy kế toán nhằm liên kết các cán bộ, nhân viên kế toán ở đơn vị đểthực hiện tốt công tác kế toán ở đơn vị”.

Quan điểm thứ hai xuất phát từ nội dung công việc kế toán là thu nhận, hệthống hoá, xử lý và cung cấp thông tin toàn diện về hoạt động sản xuất kinh doanhphục vụ quản lý kinh tế - tài chính của đơn vị Ở đây, các nhân viên kế toán trên cơ sởđược phân công, phân nhiệm kết hợp sử dụng các phương pháp kế toán thực hiện khốilượng công tác kế toán Tuy nhiên, vấn đề nảy sinh là các nguyên tắc kế toán tạo nềntảng đảm bảo thực hiện tổ chức công tác kế toán khoa học, hợp lý và hiệu quả chứnhiệm vụ của tổ chức công tác kế toán không phải để thực hiện các nguyên tắc kế toán.

Tóm lại, tổ chức công tác kế toán là việc tổ chức thực hiện hạch toán ban đầu,phân loại, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế - tài chính bằng các phương pháp kế toánđúng với nguyên tắc, chế độ, chuẩn mực, thể lệ kế toán do Nhà nước ban hành và phùhợp với đặc điểm, điều kiện của doanh nghiệp Tổ chức công tác kế toán bao hàm tổ

Trang 11

chức hệ thống chứng từ, sổ sách, tài khoản, báo cáo kế toán áp dụng trong từng loạihình doanh nghiệp cụ thể.

Tổ chức công tác kế toán giúp cho các nhà quản lý nắm được những thông tinvề tài sản, nguồn vốn, chi phí, doanh thu và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh củatoàn đơn vị, từng bộ phận, từng sản phẩm và dịch vụ một cách thường xuyên, liên tục.Khi đó, nhà quản lý có thể điều hành trôi chảy các hoạt động của đơn vị, xác địnhđược chính xác hiệu quả của kỳ hoạt động và tình hình tài chính của đơn vị, lập kếhoạch kinh doanh cho tương lai.

Tổ chức công tác kế toán còn giúp Nhà nước có thể theo dõi được sự phát triểncủa ngành sản xuất kinh doanh, tiến tới tổng hợp sự phát triển của nền kinh tế quốcgia Đồng thời còn giúp Nhà nước trong việc hoạch định chính sách, soạn thảo và banhành luật lệ về thuế, thiết lập những chính sách kinh tế phù hợp với tình hình thươngmại và kinh tế nước nhà.

Để tổ chức công tác kế toán trong một doanh nghiệp được khoa học và hợp lýcần căn cứ vào quy mô hoạt động, đặc điểm của ngành và lĩnh vực hoạt đông; địa điểmvề tổ chức sản xuất và quản lý cũng như tính chất của quy trình sản xuất trong doanhnghiệp đồng thời phải căn cứ vào các chính sách, chế độ, luật lệ được Nhà nước banhành Tổ chức công tác kế toán phù hợp với tình hình hoạt động của doanh nghiệpkhông chỉ tiết kiệm được chi phí mà còn đảm bảo cung cấp thông tin nhanh chóng, đầyđủ, có chất lượng phù hợp với các yêu cầu quản lý khác nhau.

Như vậy, với chức năng tổ chức thực hiện khối lượng công tác kế toán và sắpxếp nhân sự kế toán, tổ chức công tác kế toán ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng vàhiệu quả của công tác kế toán nói riêng và công tác quản lý nói chung

1.2.2 Mối quan hệ giữa tổ chức công tác kế toán và phân cấp quản lý tài chính

Khi quy mô kinh doanh càng lớn, lĩnh vực hoạt động trở nên đa dạng đòi hỏi tổchức phải được phân chia thành những cấp quản lý khác nhau tương ứng với mỗi cấpquy định rõ quyền hạn và trách nhiệm cụ thể Điều đó đồng nghĩa với việc phân quyền.Song việc phân quyền không phải bao giờ cũng có lợi, nguy cơ tiềm ẩn là cạnh tranhtrong nội bộ tổ chức, thiếu nhất quán trong chính sách, cấp trên khó kiểm soát đối với

Trang 12

cấp dưới, hay cũng có thể dẫn tới tình trạng trùng lắp chức năng Trong trường hợpngược lại, nếu quá tập trung, độc quyền trong quản lý thì hậu quả là giảm chất lượngcủa các quyết định mang tính chiến lược khi các nhà quản trị cấp cao bị sa lầy trongcác quyết định tác nghiệp, do đó không có khả năng xử lý hết thông tin, tất yếu raquyết định kém chính xác; hoặc trong nhiều trường hợp xử lý được hết thông tin thì lạinảy sinh thêm các thông tin mới do đó quyết định đề ra đã trở nên lạc hậu

Cả hai xu hướng quá tập trung hay quá phân quyền đều không tốt Vấn đề đặt ralà cần phối hợp cân bằng giữa tập trung và phân quyền đảm bảo hiệu quả trong quảnlý.

Cụ thể: tập trung ở cấp cao quyền ra các quyết định, chính sách chung tạokhuôn khổ thống nhất cho hoạt động của toàn đơn vị; quản trị tác nghiệp sẽ được uỷquyền cho cấp dưới (mỗi bộ phận, cá nhân chịu trách nhiệm trong việc nỗ lực hoạtđộng để đạt mục tiêu mà cấp trên đặt ra trong phạm vi quyền hạn được giao) Khi đó,các bộ phận, cá nhân được quyền quyết định đối với những vấn đề cụ thể trong giớihạn phạm vi quy định Những vấn đề cụ thể này thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, mộttrong số đó là lĩnh vực tài chính Theo đó, cấp dưới được phân quyền trong việc quảnlý tài chính hay còn gọi là phân cấp quản lý tài chính.

Thực hiện phân cấp quản lý tài chính làm cho vốn của doanh nghiệp được phânbổ gắn với yêu cầu và khả năng quản lý sử dụng vốn của từng cấp, từng bộ phận trongđơn vị; nâng cao hiệu quả quản lý ở cấp trên, phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự chịutrách nhiệm của người quản lý ở các đơn vị cấp dưới.

Với ý nghĩa như vậy, phân cấp quản lý tài chính sẽ làm căn cứ quan trọng thựchiện tổ chức công tác kế toán Tuỳ thuộc vào mức độ phân cấp quản lý tài chính nhiềuhay ít mà mô hình tổ chức công tác kế toán được xác lập phù hợp Xu hướng chung làdoanh nghiệp nào thực hiện phân cấp quản lý tài chính càng cao, càng hoàn chỉnh thìtổ chức công tác kế toán ở các đơn vị thành viên càng đầy đủ.

Phân cấp quản lý tài chính đảm bảo sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của cơ quanquản lý Nhà nước, của doanh nghiệp cấp trên trong công tác quản lý kinh tế – tài chínhcủa toàn bộ đơn vị thành viên Đến lượt nó, phân cấp quản lý tài chính tạo điều kiện

Trang 13

thực hiện tổ chức công tác kế toán hợp lý, hiệu quả, đảm bảo cung cấp thông tin chínhxác, kịp thời cho việc ra các quyết định quản lý của Ban giám đốc cũng như hệ thốngcác đơn vị thành viên.

1.3 NỘI DUNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆPTHUỘC MÔ HÌNH TỔNG CÔNG TY

1.3.1 Phân cấp quản lý tài chính trong doanh nghiệp thuộc mô hình Tổng công ty

Giá trị và hiệu quả đích thực của hoạt động kinh doanh phụ thuộc không nhỏvào mức độ phân cấp quản lý tài chính Thực hiện phân cấp quản lý tài chính trên cơsở dựa vào những đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp bao gồm quy mô,cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh, mạng lưới phân bố các đơn vị thành viên cũngnhư trình độ, năng lực quản lý của các đơn vị thành viên.

Hiện nay, Tổng công ty là mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức quảnlý có quy mô lớn, được thành lập theo quyết định 90/TTg và 91/TTg ngày 7/3/1994của Thủ tướng Chính phủ Phân cấp quản lý tài chính trong các Tổng công ty dựa trênquy chế tài chính mẫu của Tổng công ty Nhà nước ban hành theo quyết định số838TC/QĐ/TCDN ngày 28/8/1996 của Bộ tài chính.

Nội dung phân cấp quản lý tài chính bao gồm các vấn đề phân cấp về quyền vàtrách nhiệm trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản; doanh thu và chi phí kinh doanh; lợinhuận và trích lập các quỹ cũng như nghĩa vụ về tài chính đối với cấp trên, với Nhànước và các bên có liên quan của đơn vị thành viên.

a) Phân cấp quản lý tài chính của Tổng công ty đối với các doanh nghiệp thànhviên hạch toán độc lập

Trên cơ sở nguồn vốn Nhà nước cấp, các đơn vị thành viên được Tổng công tygiao vốn quản lý và sử dụng phù hợp với quy mô và nhiệm vụ kinh doanh được Hộiđồng quản trị phê duyệt Các đơn vị thành viên chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốcvề hiệu quả sử dụng, bảo toàn và phát triển phần vốn được giao.

Về công tác quản lý vốn, đơn vị được huy động vốn ngoài số vốn Tổng công tygiao để tiến hành hoạt động kinh doanh nhưng việc huy động vốn không những phải

Trang 14

tuân theo quy định của pháp luật mà còn phải đảm bảo phù hợp với sự phân cấp, uỷquyền của Tổng công ty Riêng việc vay vốn để đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm máymọc thiết bị phải lập phương án báo cáo Tổng giám đốc trình Hội đồng quản trị phêduyệt trước khi thực hiện.

Đơn vị có thể chủ động thay đổi cơ cấu vốn theo yêu cầu kinh doanh và hiệuquả sử dụng vốn Đồng thời chịu sự điều động vốn của Tổng công ty theo phương ánđược Hội đồng quản trị phê duyệt Trong trường hợp Tổng công ty huy động theo hìnhthức vay, đơn vị được thu lãi theo lãi suất Hội đồng quản trị quy định

Trong việc quản lý tài sản, Tổng công ty uỷ quyền cho các đơn vị thực hiện cáchoạt động nhượng bán, cho thuê, cầm cố, thế chấp và thanh lý những tài sản thuộcquyền quản lý của doanh nghiệp để phục vụ hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc bảotoàn, phát triển vốn và phân cấp của Tổng công ty.

Trong trường hợp vốn và tài sản tổn thất hay công nợ khó đòi, đơn vị toànquyền xử lý theo phân cấp, uỷ quyền của Tổng công ty và theo quy định của pháp luật.Sau đó phải báo cáo bằng văn bản với Tổng công ty và các cơ quan chức năng trựctiếp quản lý.

Về lợi nhuận, sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về thuế và các khoản trích nộptheo quy định về Tổng công ty, các đơn vị thành viên được phân phối, trích lập cácquỹ tương tự như các doanh nghiệp độc lập khác.

Trên cơ sở kế hoạch kinh doanh, đơn vị chủ động lập kế hoạch tài chính trìnhTổng công ty phê duyệt Sau khi thông qua, đơn vị tiến hành tổ chức thực hiện, địnhkỳ báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch tài chính năm về Tổng công ty.

b) Phân cấp quản lý tài chính của Tổng công ty đối với các doanh nghiệpthành viên hạch toán phụ thuộc.

Đối với các đơn vị hạch toán phụ thuộc, tuỳ thuộc vào mức độ phân cấp quản lýcủa mỗi Tổng công ty quy định cụ thể đối với các đơn vị thành viên của mình

Các đơn vị hạch toán phụ thuộc có quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp củaTổng công ty, chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với Tổng công ty Tổngcông ty chịu trách nhiệm cuối cùng về các nghĩa vụ tài chính phát sinh do sự cam kếtcủa các đơn vị này.

Trang 15

Được ký kết các hợp đồng kinh tế, được chủ động thực hiện các hoạt động kinhdoanh, hoạt động tài chính, tổ chức nhân sự theo phân cấp của Tổng công ty.

Như vậy, các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc không xác định kết quảkinh doanh, phần lợi nhuận sau thuế của các đơn vị này do Tổng công ty trực tiếp quảnlý.

Thực hiện phân cấp quản lý tài chính hợp lý làm cho nguồn vốn được phân bổgắn với yêu cầu và khả năng quản lý, sử dụng của từng cấp, từng bộ phận trong Tổngcông ty Từ đó nâng cao quyền tự chủ tài chính gắn liền với trách nhiệm của từng đơnvị thành viên trong quá trình sử dụng, quản lý vốn và tài sản được giao; đảm bảo kiểmtra, giám sát chặt chẽ của Tổng công ty cũng như của cơ quan quản lý Nhà nước cóthẩm quyền trong công tác quản lý kinh tế - tài chính Đến lượt nó, phân cấp quản lýtài chính tạo điều kiện thực hiện tổ chức hạch toán kế toán phù hợp và hiệu quả.

1.3.2 Nội dung tổ chức công tác kế toán

1.3.2.1 Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán

Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán là tổ chức việc ban hành, ghi chépchứng từ, kiểm tra, luân chuyển và lưu trữ tất cả các loại chứng từ kế toán sử dụngtrong doanh nghiệp nhằm đảm bảo tính chính xác của thông tin, kiểm tra thông tin đóphục vụ cho ghi sổ kế toán và tổng hợp kế toán.

Tổ chức chứng từ kế toán có ý nghĩa rất quan trọng trong quản lý kế toán Điềuđó được thể hiên ở các mặt sau:

Về phương diện quản lý: Mọi sự biến động tài sản của doanh nghiệp đều đượcghi chép trên chứng từ kế toán Việc ghi chép kịp thời nghiệp vụ kinh tế có ý nghĩaquan trọng trong việc cung cấp thông tin cho lãnh đạo để đưa ra các quyết định quản lýphù hợp Bởi vậy, tổ chức tốt chứng từ kế toán vùa cung cấp thông tin nhanh chóngcho quản lý đồng thời rút ngắn thời gian luân chuyển chứng từ là tạo điều kiện tốt chohoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Về phương diện kế toán: Chứng từ kế toán là căn cứ ghi sổ kế toán, mọi nghiệpvụ kinh tế phát sinh phải được chứng từ hợp lệ, hợp lý, hợp pháp chứng minh mới cógiá trị ghi sổ, đồng thời tổ chức chứng từ kế toán tạo điều kiện cho việc mã hoá thôngtin và áp dụng máy vi tính trong công tác kế toán Lập chứng từ kế toán là khởi điểm

Trang 16

của tổ chức công tác kế toán và xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp,không có chứng từ kế toán sẽ không thực hiện được các khâu tiếp theo của công tác kếtoán.

Về phương diện pháp lý: Chứng từ kế toán ghi chép ngay nghiệp vụ kinh tếphát sinh gắn với trách nhiệm vật chất của các cá nhân và đơn vị trong việc xác minhnghiệp vụ kinh tế đó, đồng thời là căn cứ để giải quyết các mối quan hệ kinh tế – pháplý Chứng từ kế toán là căn cứ pháp lý chứng minh cho số liệu kế toán; là căn cứ để kiểntra việc thi hành mệnh lệnh sản xuất kinh doanh, phát hiện các vi phạm pháp luật, hànhvi tham ô, lãng phí; là căn cứ để cơ quan tư pháp giải quyết các tranh tụng khiếu tố; làcăn cứ để thực hiện và kiểm tra tình hình nộp thuế Vì vậy tổ chức chứng từ kế toán sẽnâng cao tính pháp lý và kiểm tra của thông tin kế toán ngay từ giai đoạn đầu của côngtác kế toán.

Xuất phát từ tầm quan trong nêu trên, tổ chức chứng từ kế toán cần tuân thủnhững nguyên tắc sau:

- Tổ chức chứng từ kế toán cần phải căn cứ vào quy mô sản xuất, trình độ tổchức quản lý để xác định số lượng, chủng loại chứng từ thích hợp.

- Tổ chức chứng từ kế toán phải căn cứ vào yêu cầu quản lý tài sản và các thôngtin về tình hình biến động tài sản để tổ chức sử dụng chứng từ thích hợp và luânchuyển giữa các bộ phận liên quan.

- Tổ chức chứng từ phải căn cứ vào nội dung và đặc điểm của từng loại chứngtừ cũng như yêu cầu quản lý tài sản khác nhau mà có quy trình luân chuyển chứng từkhác nhau.

- Tổ chức chứng từ kế toán phải căn cứ vào luật kế toán, chuẩn mực kế toán,các chính sách, chế độ do Nhà nước ban hành, để tăng cường tính pháp lý của chứngtừ, đảm bảo chứng từ là căn cứ pháp lý để ghi sổ kế toán và thông tin kinh tế.

Các chứng từ kế toán có hai hệ thống:

- Hệ thống chứng từ kế toán bắt buộc là những chứng từ kế toán phản ánh quan hệkinh tế giữa các pháp nhân Đối với hệ thống chứng từ này Nhà nước quy định thốngnhất về quy cách, mẫu biểu, chỉ tiêu phản ánh và phương pháp lập Chế độ chứng từ kếtoán hiện hành bao gồm 5 loại chứng từ:

Trang 17

+ Chứng từ kế toán lao động tiền lương (gồm 9 mẫu)+ Chứng từ kế toán về hàng tồn kho (gồm 8 mẫu)+ Chứng từ kế toán về bán hàng (gồm 10 mẫu)+ Chứng từ kế toán về tiền tệ (gồm 7 mẫu)

+ Chứng từ kế toán về tài sản cố định (gồm 5 mẫu)

- Hệ thống chứng từ kế toán hướng dẫn chủ yếu là những chứng từ sử dụng trongnội bộ doanh nghiệp Đối với hệ thống chứng từ kế toán này Nhà nước chỉ hướng dẫncác chỉ tiêu cơ bản Căn cứ vào đặc điểm, điều kiện cụ thể mà các doanh nghiệp khivận dụng có thể thêm, bớt hoặc thay đổi thiết kế mẫu biểu.

Căn cứ vào hệ thống chứng từ bắt buộc và hướng dẫn do Bộ Tài chính banhành, căn cứ vào nội dung kinh tế của các hoạt động trong doanh nghiệp và yêu cầuquản lý, kế toán lựa chọn và xác định những chứng từ cần thiết mà doanh nghiệp phảisử dụng Từ đó hướng dẫn và quy định rõ trách nhiệm đối với các cá nhân, bộ phận cóliên quan trong quá trình sử dụng và luân chuyển chứng từ thích hợp đối với từng loạinghiệp vụ kinh tế - tài chính phát sinh đảm bảo phù hợp với yêu cầu thu nhận thôngtin kế toán Có thể khái quát quá trình luân chuyển và xử lý chứng từ như sơ đồ 1.1.

Chứng từ được lập sẽ là cơ sở cho việc ghi sổ, kiểm tra, kiểm soát Do vậy, tổchức tốt chứng từ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý số liệu, ghi sổ kế toán và đảmbảo tính pháp lý của số liệu Từ đó, nâng cao tính hiệu quả của công tác kế toán vàcông tác quản lý tài chính toàn doanh nghiệp.

Nghiệp vụ kinhtế phát sinh

Lập chứng từ(ghi nghiệp vụ kinh tế

Lưu trữ và bảoquản chứng từ

Ghi sổ kế toán tổnghợp và chi tiết

Phân loại sắp xếpchứng từ

SƠ ĐỒ 1.1: QUY TRÌNH LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ

1.3.2.2 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán

Trang 18

Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát sinh nhiềunghiệp vụ kinh tế, tài chính tại các bộ phận khác nhau, mỗi nghiệp vụ chỉ liên quanđến một vài khoản mục Vì vậy, cần thiết phải sử dụng hệ thống tài khoản kế toán đểphản ánh thường xuyên, liên tục tình hình và sự biến động của từng đối tượng kế toán.

Hệ thống tài khoản kế toán thống nhất áp dụng trong doanh nghiệp là một môhình phân loại đối tượng kế toán được Nhà nước quy định để thực hiện việc xử lýthông tin gắn liền với từng đối tượng kế toán nhằm phục vụ cho việc tổng hợp và kiểmtra, kiểm soát.

Hệ thống tài khoản áp dụng cho doanh nghiệp được ban hành theo quyết địnhsố 1141/TC/CĐKT ngày 01/11/1995, đã được chỉnh lý bổ sung theo Thông tư89/2002/TT-BTC ban hành ngày 09/10/2002, Thông tư 105/2003/TT-BTC ban hànhngày 04/11/2003 và Thông tư 23/2005/TT-BTC ban hành ngày 30/03/2005 của Bộtrưởng Bộ tài chính, gồm 9 loại tài khoản trong bảng với 75 tài khoản cấp I và 7 tàikhoản ngoài bảng cân đối kế toán Tuỳ theo yêu cầu quản lý một tài khoản cấp 1 có thểcó nhiều tài khoản cấp II, từ tài khoản cấp III trở đi thì ngành hoặc doanh nghiệp dựavào đặc điểm quản lý của mình điểm ở cho phù hợp và thuận lợi cho việc theo dõi(ngoại trừ một số tài khoản cấp 3 được Nhà nước quy định thống nhất) Các nội dungcơ bản được quy định trong hệ thống tài khoản bao gồm: loại tài khoản, tên gọi tàikhoản, số lượng tài khoản, số hiệu tài khoản, công dụng và nội dung phản ánh vàotừng tài khoản, một số quan hệ đối ứng chủ yếu giữa các tài khoản có liên quan.

Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp do Nhà nước ban hành được quy địnhchung cho nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau Vì vậy, căn cứ vào chức năng,nhiệm vụ và tính chất hoạt động của doanh nghiệp, đặc điểm tổ chức sản xuất kinhdoanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp, kế toán trưởng phải nghiên cứu, lựa chọn,xây dựng danh mục tài khoản kế toán áp dụng ở doanh nghiệp và quy định rõ phươngpháp vận dụng các tài khoản này

Các chỉ tiêu kinh tế, tài chính mà kế toán sử dụng để hệ thống hoá thông tin baogồm các chỉ tiêu tổng hợp và các chỉ tiêu chi tiết Đối với các chỉ tiêu tổng hợp, kếtoán xác định căn cứ vào các tài khoản cấp I trong hệ thống tài khoản kế toán thống

Trang 19

nhất do Nhà nước ban hành Điều này đảm bảo tính thống nhất về nội dung các chỉtiêu kinh tế, tài chính tổng hợp dùng để hệ thống hoá thông tin kế toán.

Để có thông tin kế toán chi tiết phục vụ cho yêu cầu quản lý kinh tế, tài chínhnội bộ, doanh nghiệp cần thiết phải xây dựng danh mục và phương pháp ghi chép cáctài khoản chi tiết (tài khoản cấp II, cấp III) Nếu số lượng tài khoản cấp I được mở làhữu hạn và theo quy định thống nhất thì khả năng mở tài khoản chi tiết trong hạch toánkế toán là vô hạn Song vấn đề quan tâm ở đây là việc tổ chức xây dựng danh mục cáctài khoản chi tiết cần phải dựa trên những cơ sở khoa học để đảm bảo phục vụ tốt côngtác hạch toán chi tiết, cũng như yêu cầu đúng, đủ các thông tin kế toán đáp ứng yêucầu quản lý, kiểm tra, kiểm soát nội bộ một cách thuận lợi, hiệu quả.

Số lượng các tài khoản kế toán tổng hợp và chi tiết được xác định sẽ hìnhthành nên hệ thống tài khoản kế toán của từng doanh nghiệp cụ thể Đặc biệt, trongmô hình Tổng công ty, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh phát sinh rấtnhiều các nghiệp vụ giao dịch nội bộ, do đó việc vận dụng hệ thống tài khoản đểphản ánh các giao dịch nội bộ, đối chiếu tổng hợp số liệu như thế nào là vấn đề cầnđược quan tâm.

Vận dụng đúng đắn hệ thống tài khoản kế toán trên cơ sở phù hợp với tình hìnhthực tế của doanh nghiệp cho phép thực hiện phản ánh và giám đốc một cách thườngxuyên, liên tục và có hệ thống từng đối tượng kế toán riêng biệt trong quá trình hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

1.3.2.3 Tổ chức lựa chọn vận dụng hệ thống sổ sách kế toán

Để phản ánh một cách liên tục và có hệ thống sự biến động của từng tài sản,từng nguồn vốn và quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thì kế toán phải sử dụnghệ thống sổ kế toán bao gồm nhiều loại sổ khác nhau Xây dựng hệ thống sổ kế toánmột cách khoa học sẽ đảm bảo cho việc tổng hợp số liệu được kịp thời, chính xác vàtiết kiệm được thời gian công tác.

Tổ chức hệ thống sổ kế toán tổng hợp và chi tiết để xử lý thông tin từ các chứngtừ kế toán nhằm phục vụ cho việc xác lập báo cáo tài chính và quản trị cũng như phụcvụ cho việc kiểm tra, kiểm soát từng loại tài sản, từng loại nguồn vốn cũng như từng

Trang 20

quá trình hoạt động của doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiệncác chức năng của kế toán.

Theo hướng dẫn của Nhà nước thì có 4 hình thức tổ chức hệ thống sổ kế toántheo (gọi là hình thức kế toán): Hình thức kế toán Nhật ký chung; Hình thức kế toánChứng từ ghi sổ; Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ; Hình thức kế toán Nhật ký sổcái Với các doanh nghiệp thuộc mô hình Tổng công ty, có thể vận dụng 1 trong 3 hìnhthức kế toán sau:

a) Hình thức kế toán nhật ký chung

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung là tất cả các nghiệp vụkinh tế tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhậtký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán của nghiệp vụ đó, sauđó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.

Ưu điểm: Nhật ký chung là hình thức kế toán đơn giản, thích hợp với mọi đơnvị hạch toán, rất thuận lợi cho việc ghi chép, đối chiếu, kiểm tra, tránh được nhiều tiêucực, đặc biệt có nhiều thuận lợi khi ứng dụng máy vi tính trong xử lý thông tin kế toántrên sổ do khối lượng sổ không nhiều, trình tự ghi chép đơn giản, có thể thực hiện songsong do đó thuận lợi cho việc lập trình ứng dụng.

Nhược điểm: Ghi chép trùng lặp nhiều trên sổ kế toán (sổ nhật ký thu tiền, sổnhật ký chi tiền - Sổ cái TK tiền mặt, sổ Nhật ký mua hàng - Sổ cái TK mua hàng )

Đối với điều kiện kế toán thủ công, hình thức kế toán này phù hợp với cácdoanh nghiệp có quy mô hoạt động vừa và nhỏ, loại hình hoạt động đơn giản, thuậntiện cho việc phân công và yêu cầu phân công lao động kế toán Trong điều kiện kếtoán bằng máy, hình thức Nhật ký chung phù hợp với mọi loại hình quy mô của doanhnghiệp.

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung được thể hiệnthông qua phụ lục 1.1

b) Hình thức kế toán “Chứng từ ghi sổ”

Trang 21

Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ được hình thành sau các hình thức: Nhật kýchung và Nhật ký sổ cái, thể hiện bước phát triển cao hơn trong lĩnh vực thiết kế hệthống sổ đạt được mục tiêu hợp lý hoá cao nhất trong hạch toán kế toán trên các mặt:

- Tách việc ghi nhật ký với việc ghi sổ cái thành hai bước công việc độc lập, kếthừa để thuận cho phân công lao động kế toán, khắc phục những hạn chế của hình thứcNhật ký Sổ cái.

- Sử dụng phổ biến sổ Nhật ký tài khoản để hạch toán hàng ngày theo cả haihướng: thông tin về thời gian phát sinh nghiệp vụ và thông tin phân loại cho từng đốitượng: (loại nghiệp vụ - loại chứng từ gốc; loại chỉ tiêu; loại tài khoản … )

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán này là: căn cứ trực tiếp để ghi sổ kếtoán tổng hợp là “chứng từ ghi sổ” Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm: ghi theotrình tự thời gian trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ; ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái.Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ có ưu điểm cơ bản là ghi chép đơn giản, kếtcấu sổ dễ ghi, thống nhất cách thiết kế sổ Nhật ký và Sổ cái, số liệu kế toán dễ đốichiếu, dễ kiểm tra, sổ nhật ký tờ rời cho phép thực hiện chuyên môn hoá được laođộng kế toán trên cơ sở phân công lao động

Mặc dù vậy, hình thức kế toán này vẫn chưa khắc phục được nhược điểm ghichép trùng lắp, dễ nhầm lẫn của các hình thức kế toán ra đời được sử dụng trước nó.Mặt khác, số lượng sổ nhiều, khối lượng ghi chép lớn nên việc lập báo cáo thườngchậm trễ, không kịp thời.

Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ phù hợp với mọi quy mô đơn vị sản xuất –kinh doanh và đơn vị quản lý cũng như đơn vị hành chính sự nghiệp Kết cấu đơn giảnnên phù hợp với cả điều kiện lao động thủ công và lao động kế toán bằng máy.

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ được thể hiệnthông qua phụ lục 1.2.

c) Hình thức kế toán Nhật ký Chứng từ

Hình thức Nhật ký chứng từ có đặc điểm như sau:

Trang 22

- Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên có của tàikhoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứngnợ.

- Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tựthời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế (theo tài khoản).

- Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng mộtsổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép.

- Sử dụng các mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lýkinh tế tài chính và lập báo cáo tài chính.

Ưu điểm: Hình thức kế toán nhật ký chứng từ kế thừa các ưu điểm của các hìnhthức kế toán ra đời trước nó, đảm bảo tính chuyên môn hoá cao của sổ kế toán, thựchiện chuyên môn hoá và phân công chuyên môn hoá lao động kế toán; hầu hết sổ kếtcấu theo 1 bên của tài khoản (trừ một số tài khoản thanh toán) nên giảm 1/2 khối lượngghi sổ Mặt khác các sổ của hình thức này kết cấu theo nguyên tắc bàn cờ, nên tínhchất đối chiếu kiểm tra cao Mẫu sổ in sẵn quan hệ đối ứng và ban hành thống nhất tạonên kỷ cương cho việc thực hiện ghi chép sổ sách Nhiều chỉ tiêu quản lý được kết hợpghi sẵn trên sổ kế toán Nhật ký Chứng từ, đảm bảo cung cấp thông tin tức thời choquản lý và lập báo cáo định kỳ kịp thời hạn.

Hạn chế lớn nhất của bộ sổ Nhật ký Chứng từ là phức tạp về kết cấu, quy mô sổlớn về số lượng và chủng loại, đa dạng kết cấu giữa các đối tượng trên loại sổ Nhật kýchính và phụ (bảng kê, phân bổ…) nên khó vận dụng phương tiện máy tính vào xử lýsố liệu kế toán; đòi hỏi trình độ kế toán cao và quy mô hoạt động doanh nghiệp lớn

Bởi vậy điều kiện để sử dụng có hiệu quả hình thức kế toán Nhật ký Chứng từlà: Doanh nghiệp sản xuất hoặc doanh nghiệp thương mại có quy mô lớn; Đội ngũnhân viên kế toán đủ nhiều, đủ trình độ để thao tác nghiệp vụ đúng trên sổ; Đơn vị chủyếu thực hiện kế toán bằng lao động thủ công.

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chứng từ được thể hiệnthông qua phụ lục 1.3.

Mỗi hình thức kế toán có một đặc điểm riêng, hệ thống sổ riêng, ưu và nhượcđiểm khác nhau Tuỳ vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, phương tiện vật

Trang 23

chất kỹ thuật của doanh nghiệp để lựa chọn vận dụng một hình thức kế toán phù hợp,đảm bảo phát huy được ưu điểm và khắc phục được nhược điểm mà doanh nghiệp lựachọn.

1.3.2.4 Tổ chức cung cấp thông tin qua hệ thống báo cáo kế toán

Báo cáo kế toán của doanh nghiệp được lập với mục đích tổng hợp và trình bàymột cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, công nợ, nguồn vốn, tình hình và kếtquả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ hạch toán; Cungcấp các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình và kết quả hoạtđộng của doanh nghiệp, đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong kỳ hoạtđộng dã qua và dự đoán trong tương lai Thông tin của báo cáo kế toán là căn cứ quantrọng cho việc đề ra các quyết định về quản lý, điều hành hoạt động sản xuất, kinhdoanh, hoặc đầu tư vào doanh nghiệp của các chủ doanh nghiệp, chủ sở hữu, các nhàđầu tư, các chủ nợ hiện tại và tương lai của doanh nghiệp.

Báo cáo kế toán là kết quả công tác kế toán trong doanh nghiệp, là nguồn thôngtin quan trong cho các nhà quản trị doanh nghiệp cũng như các đối tượng khác bênngoài doanh nghiệp trong đó có các cơ quan chức năng của Nhà nước.

Báo cáo kế toán gồm hai phân hệ: hệ thống báo cáo tài chính và hệ thống báocáo quản trị.

Báo cáo tài chính bao gồm những báo cáo được Nhà nước quy định thống nhất,mang tính chất bắt buộc mà doanh nghiệp phải có trách nhiệm lập theo đúng mẫu quyđịnh, đúng phương pháp và phải gửi, nộp cho các nơi theo quy định đúng thời hạn.Báo cáo tài chính có tính pháp lý cao, chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quanquản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước Báo cáo tài chính phản ánh một cách tổngquát và toàn diện tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và công nợ cũng như kết quả kinhdoanh trong kỳ của doanh nghiệp nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho các nhà quảntrị và các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp có lợi ích liên quan nhận biết được tìnhhình kinh tế - tài chính, quá trình và kết quả hoạt động của đơn vị và đề ra các quyếtđịnh cần thiết

Trang 24

Theo quyết định 1141/TC-QĐ-CĐ kế toán ngày 1-11-1995 của Bộ trưởng Bộtài chính và quy định trong luật k toán, Báo cáo tài chính quy định cho các doanhnghiệp bao gồm 4 biểu mẫu báo cáo:

+ Bảng cân đối kế toán - Mẫu số B01-DN

+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Mẫu số B02-DN+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Mẫu số B03-DN

+ Bảng thuyết minh báo cáo tài chính - Mẫu số B09-DN

Tổ chức lập áo cáo tài chính là quá trình phân công, phân nhiệm, hướng dẫn cácbộ phận liên quan trong việc phối hợp tổng hợp số liệu trên các sổ kế toán nhằm tínhtoán, xác định các chỉ tiêu kinh tế quy định trong hệ thống biểu mẫu báo cáo tài chínhquy định của Nhà nước.

Báo cáo kế toán quản trị bao gồm các báo cáo được lập để phục vụ cho yêu cầuquản trị doanh nghiệp ở các cấp độ khác nhau Tuỳ theo yêu cầu quản lý mà báo cáokế toán quản trị có những nội dung cụ thể khác nhau Báo cáo kế toán quản trị là cácbáo cáo phản ánh số liệu chi tiết về từng loại tài sản, nguồn vốn, từng quá trình sảnxuất kinh doanh, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từng bộ phận, từng sản phẩm,dịch vụ một cách liên tục, thường xuyên Thông tin trên báo cáo kế toán quản trị chỉphục vụ cho yêu cầu quản trị kinh doanh nội bộ doanh nghiệp Như vậy, báo cáo thuộcloại này không theo những quy định bắt buộc của Nhà nước, tuỳ theo yêu cầu quản trịcủa mỗi doanh nghiệp mà quy định cụ thể về số lượng các loại báo cáo quản trị và đốitượng thực hiện.

Hệ thống báo cáo kế toán của doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn không những đốivới các cơ quan, đơn vị và cá nhân bên ngoài doanh nghiệp mà nó còn có ý nghĩatrong việc chỉ đạo, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Ýnghĩa của nó được thể hiện qua một số điểm cơ bản sau:

- Cung cấp các thông tin quan trọng cần thiết cho việc kiểm tra, đánh giá mộtcách toàn diện và có hệ thống tình hình sản xuất, kinh doanh, tình hình thực hiện cácchỉ tiêu kinh tế - tài chính của doanh nghiệp, tình hình chấp hành các chế độ kinh tế -tài chính của doanh nghiệp.

Trang 25

- Cung cấp thông tin cho nhà quản trị doanh nghiệp về tiềm lực của doanhnghiệp, tình hình công nợ, tình hình thu chi tài chính, khả năng tài chính, khả năngthanh toán, nhu cầu về vốn của doanh nghiệp để có các quyết định phù hợp tronghoạt động sản xuất kinh doanh của chính bản thân doanh nghiệp.

- Cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư, các chủ nợ, ngân hàng, đại lý và cácđối tác kinh doanh về thực trạng tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh, triển vọng thunhập, khả năng thanh toán, nhu cầu về vốn để quyết định hướng đầu tư, quy mô đầutư và các quyết định quan trọng khác.

- Cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý nhà nước đểkiểm soát tình hình kinh doanh của doanh nghiệp theo đúng chính sách chế độ, đúngPháp luật, để thu thuế và ra những quyết định cho những vấn đề kinh tế – xã hội Để đáp ứng được vai trò quan trọng của hệ thống báo cáo kế toán, việc tổ chứchệ thống báo cáo kế toán phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Các báo cáo phải được lập theo đúng biểu mẫu quy định Các nội dung, cácphương pháp xác định các chỉ tiêu trên các báo cáo phải thống nhất Có đảm bảođược yêu cầu này, việc lập các báo cáo mới có thể đáp ứng được yêu cầu thông tincho các đối tượng sử dụng khác nhau, có thể so sánh được giữa các kỳ và giữa cácdoanh nghiệp với nhau.

- Báo cáo kế toán phải trung thực, chính xác, đảm bảo tính khách quan về tìnhhình thực tế của doanh nghiệp.

- Các chỉ tiêu trên báo cáo phải liên hệ chặt chẽ với nhau, cơ sở của nhau, bổsung cho nhau và ước chế lẫn nhau Có như vậy mới có thể đánh giá được tính hợp lý,khách quan, trung thực của báo cáo.

- Báo cáo tài chính phải được lập và gửi đúng hạn.

1.3.2.5 Tổ chức phần hành kế toán và bộ máy kế toán

a) Tổ chức phần hành kế toán

Khối lượng công tác kế toán là căn cứ để xây dựng bộ máy kế toán thích hợp.Khối lượng công tác kế toán bao gồm hai hệ thống:

Trang 26

- Kế toán tài chính: Kế toán các sự kiện đã xảy ra, trên cơ sở chứng từ pháp lý - hệthống hoá xử lý và cung cấp thông tin cho nội bộ và cho người bên ngoài doanh nghiệp.

- Kế toán quản trị: Chủ yếu dựa vào nguồn số liệu đã phản ánh trên chứng từ,kết hợp phương pháp phân tích xử lý dự báo cho việc ra các quyết định ngắn hạn, dàihạn, định hướng tới tương lai và phục vụ cho quản trị nội bộ mà không phục vụ chongười bên ngoài doanh nghiệp.

Phần hành kế toán là thuật ngữ dùng để chỉ ra khối lượng công tác kế toán bắtbuộc cho một đối tượng hạch toán Mỗi phần hành kế toán là sự cụ thể hoá nội dunghạch toán gắn với đặc trưng của đối tượng hạch toán Mỗi loại hình doanh nghiệp (sảnxuất, lưu thông, phân phối, dịch vụ …) sẽ có các phần hành kế toán chủ yếu khácnhau Phần hành chủ yếu thường đặc trưng cho loại hình hoạt động của doanh nghiệp,nó thể hiện qua nhiều dấu hiệu mà dấu hiệu trước hết là mật độ phát sinh nghiệp vụdày đặc, hoạt động hoặc đối tượng được phản ánh ở phần hành chủ yếu có tính chấtquyết định tới hiệu quả kinh doanh Các phần hành kế toán có mối liên hệ với nhaunên việc phân công cần đảm bảo khoa học và có sự tác động qua lại để cùng thực hiệntốt các nhiệm vụ kế toán của doanh nghiệp Quan hệ giữa các kế toán phần hành làquan hệ ngang, mang tính chất tác nghiệp.

Trong một doanh nghiệp, khối lượng các phần hành kế toán tài chính thườngbao gồm:

+ Phần hành kế toán lao động tiền lương+ Phần hành kế toán Vật tư - Tài sản cố định

+ Phần hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm+ Phần hành kế toán công nợ

+ Phần hành kế toán thành phẩm, tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ

+ Phần hành kế toán tổng hợp (các phần hành kế toán còn lại và lập báo cáotài chính)

+ Ngoài ra nếu công tác tài chính chưa được tổ chức riêng thì cơ cấu thành mộtbộ phận độc lập nằm trong bộ máy kế toán thống kê của doanh nghiệp để thực hiện các

Trang 27

chức năng tài chính của doanh nghiệp như lập kế hoạch tài chính, tổ chức huy động vàsử dụng vốn, tổ chức thanh toán công nợ.

Khối lượng kế toán quản trị thường gồm những phần hành sau:

+ Phần hành về chi phí sản xuất và kết quả tiêu thụ theo từng loại sản phẩm,từng ngành, từng công tác dịch vụ

+ Phần hành xây dựng các khoản dự toán ngân sách cho các mục tiêu hoạt động+ Phần hành về phân tích thông tin cho việc ra các quyết định đầu tư ngắn, dàihạn.

Việc xác định và khái niệm rõ phần hành kế toán trong khối lượng công táckế toán của một đơn vị kế toán là căn cứ để hình thành bộ máy nhân sự của kế toán.Cơ sở của khái niệm phần hành kế toán là đối tượng hạch toán với những đặc trưngcơ bản của nó.

b) Tổ chức bộ máy kế toán

Việc tổ chức thực hiện các chức năng nhiệm vụ hạch toán kế toán trong mộtđơn vị kế toán do bộ máy kế toán đảm nhiệm Do vậy, cần thiết phải tổ chức hợp lý bộmáy kế toán cho doanh nghiệp - trên cơ sở định hình được khối lượng cần phải đạt vềhệ thống thông tin kế toán.

Bộ máy kế toán của một doanh nghiệp trên góc độ tổ chức lao động kế toánlà tập hợp những người làm kế toán tại doanh nghiệp với các phương tiện trangthiết bị dùng để ghi chép, tính toán xử lý toàn bộ thông tin liên quan đến công táckế toán tại doanh nghiệp từ khâu thu nhận, kiểm tra, xử lý đến khâu tổng hợp, cungcấp những thông tin kinh tế về các hoạt động của doanh nghiệp Các nhân viên kếtoán trong một bộ máy kế toán có mối liên hệ chặt chẽ qua lại xuất phát từ phâncông lao động phần hành trong bộ máy Mỗi cán bộ, nhân viên đều được quy địnhrõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, để từ đó tạo thành mối liên hệ có tính vịtrí, lệ thuộc, chế ước lẫn nhau Guồng máy kế toán hoạt động có hiệu quả là do sựphân công, tạo lập mối liên hệ chặt chẽ giữa các loại lao động kế toán theo tính chấtkhác nhau của khối lượng công tác kế toán.

Trang 28

Trong bộ máy kế toán, mỗi kế toán viên phần hành và kế toán tổng hợp đều cóchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn riêng về khối lượng công tác kế toán được giao.

Các kế toán phần hành có thể chuyên môn hoá sâu theo từng phần hành hoặc cóthể kiêm nhiệm một số phần hành theo nguyên tắc chung của tổ chức khoa học laođộng kế toán Kế toán phần hành phải có trách nhiệm quản lý trực tiếp, phản ánh thôngtin kế toán, thực hiện sự kiểm tra qua ghi chép phản ánh tổng hợp đối tượng kế toánphần hành được đảm nhiệm từ: Giai đoạn hạch toán ban dầu (trực tiếp ghi chứng từhoặc tiếp nhận và kiểm tra) tới các giai đoạn kế toán tiếp theo: Ghi sổ kế toán phầnhành, đối chiếu kiểm tra số liệu trên sổ với thực tế tài sản, tiền vốn và hoạt động… lậpbáo cáo phần hành được giao Các kế toán phần hành đều có trách nhiệm liên hệ với kếtoán tổng hợp để hoàn thành ghi sổ tổng hợp để hoàn thành ghi sổ tổng hợp hoặc lậpbáo cáo định kỳ chung ngoài báo cáo phần hành

Tuỳ theo tình hình cụ thể của từng doanh nghiệp về vấn đề phân cấp quản lý tàichính, số lượng nhận viên kế toán, điều kiện cơ giới hoá công tác kế toán mà Kế toántrưởng thực hiện điều hành mọi hoạt động trong bộ máy kế toán của một cấp cụ thể,chỉ đạo về nghiệp vụ, hướng dẫn chấp hành quy chế, chế độ đối với toàn bộ công táckế toán ở bộ máy kế toán cấp dưới (nếu có) theo một trong các phương thức tổ chức bộmáy kế toán sau đây sao cho phù hợp:

+ Bộ máy kế toán tổ chức theo phương thức trực tuyến

Theo kiểu quan hệ trực tuyến, bộ máy kế toán hoạt động theo phương pháp trựctiếp, nghĩa là kế toán trưởng trực tiếp điều hành các nhân viên kế toán phần hành thôngqua khâu trung gian nhận lệnh Với cách tổ chức bộ máy kế toán trực tuyến, mối quanhệ phụ thuộc trong bộ máy kế toán trở nên đơn giản, thực hiện trong một cấp kế toántập trung, sản xuất kinh doanh và hoạt động quy mô nhỏ.

+ Bộ máy kế toán tổ chức theo phương thức trực tuyến tham mưu

Theo kiểu tổ chức này, bộ máy kế toán được hình thành bởi mối liên hệ trựctuyến như phương thức trực tuyến trên và mối liên hệ có tính chất tham mưu giữa kếtoán trưởng với các kế toán phần hành (quan hệ chỉ đạo nghiệp vụ trực tiếp) và giữa kếtoán trưởng với các bộ phận tham mưu Trong điều kiện bộ máy kế toán phải đảm bảonhận thêm các chức năng trong mảng công việc chuyên sâu phức tạp về kỹ thuật

Trang 29

(thanh tra, kỹ thuật máy tính ứng dụng trong kế toán …), thì cần phải sử dụng mối liênhệ tham mưu trong sự chỉ đạo trực tuyến của kế toán trưởng.

+ Bộ máy kế toán tổ chức theo phương thức chức năng

Bộ máy kế toán theo phương thức tổ chức này được chia thành những bộ phậnđộc lập đảm nhận những hoạt động riêng rẽ, thường gọi là ban, phòng kế toán Kế toántrưởng của đơn vị chỉ đạo kế toán nghiệp vụ thông qua các trưởng ban (phòng) kếtoán Đầu mối liên hệ chỉ đạo từ kế toán trưởng trong phương thức tổ chức bộ máy nàygiảm nhiều và tập trung so với các phương thức trực tuyến và trực tuyến tham mưu.

+ Bộ máy kế toán tổ chức theo phương thức liên hợp

Tổ chức bộ máy kế toán theo phương thức này là sự kết hợp hai trong số baphương thức trên cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế của doanh nghiệp.

Ngoài ra, trong trường hợp đơn vị kế toán chưa bố trí được người làm kế toánhoặc kế toán trưởng thì phải cử người phụ trách kế toán hoặc thuê người làm kế toán,Kế toán trưởng Việc thuê người làm kế toán và kế toán trưởng phải đảm bảo đúngtheo luật kế toán hiện hành.

Trong tổ chức bộ máy kế toán quản trị, các nhân viên kế toán có thể vừa đảmnhận các phần hành kế toán tài chính kết hợp phần hành kế toán quản trị, hoặc có thểtổ chức bộ máy kế toán quản trị độc lập với bộ máy kế toán tài chính.

1.3.2.6 Tổ chức kiểm tra và kiểm toán nội bộ

a) Tổ chức kiểm tra kế toán

Tổ chức kiểm tra kế toán là một trong những mặt quan trọng trong tổ chức côngtác kế toán nhằm đảm bảo cho tổ chức công tác kế toán được thực hiện đúng quy định,có hiệu quả và cung cấp được thông tin phản ánh đúng thực trạng của doanh nghiệp.Về lâu dài, tổ chức kiểm tra kế toán sẽ được thực hiện thông qua hệ thống kiểm toánmà trong đó kiểm toán nội bộ có ý nghĩa và vị trí hết sức quan trọng.

Nhiệm vụ của kiểm tra kế toán là kiểm tra tính hợp pháp của các nghiệp vụkinh tế tài chính phát sinh; kiểm tra việc tính toán, ghi chép, phản ánh của kế toán vềcác mặt chính xác, kịp thời đầy đủ, trung thực rõ ràng; kiểm tra việc chấp hành chếđộ, luật lệ kế toán, chuẩn mực kế toán, và kết quả công tác của bộ máy kế toán.

Trang 30

Thông qua việc kiểm tra kế toán mà kiểm tra tình hình chấp hành ngân sách, chấphành kế hoạch sản xuất kinh doanh, thu chi tài chính, kỷ luật thu nộp, thanh toán;kiểm tra việc giữ gìn, sử dụng các loại vật tư và vốn bằng tiền; phát hiện và ngănngừa các hiện tượng vi phạm chính sách, chế độ kinh tế tài chính Qua kết quả kiểmtra kế toán mà đề xuất các biện pháp khắc phục những khuyết điểm trong công tác kếtoán, trong công tác quản lý của doanh nghiệp

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trên, công việc kiểm tra kế toán cần đảm bảo cácyêu cầu sau: Phải thận trọng, nghiêm túc, trung thực, khách quan trong quá trình kiểmtra; các kết luận kiểm tra phải rõ ràng, chính xác, chặt chẽ trên cơ sở đối chiếu với chếđộ, luật kế toán cũng như các chính sách chế độ quản lý kinh tế, tài chính hiện hành.Qua đó vạch rõ những thiếu sót, tồn tại cần khắc phục; Phải có báo cáo kịp thời lên cấptrên và các cơ quan tổng hợp kết quả kiểm tra Những kinh nghiệm tốt về công táckiểm tra kế toán, cũng như các vấn đề cần bổ sung, sửa đổi về chế độ kế toán và chínhsách, chế độ kinh tế, tài chính; Các đơn vị được kiểm tra phải thực hiện đầy đủ,nghiêm túc trong thời gian quy định các kiến nghị của cơ quan kiểm tra về việc sửachữa những thiếu sót đã được phát hiện qua kiểm tra kế toán

Kiểm tra kế toán bao gồm hình thức kiểm tra thường kỳ và kiểm tra bất thường:+ Kiểm tra thường kỳ trong nội bộ doanh nghiệp là trách nhiệm của thủ trưởngvà kế toán trưởng nhằm đảm bảo cung chấp hành các chế độ, luật lệ kế toán, đảm bảotính chính xác, đầy đủ, kịp thời các số liệu, tài liệu kế toán, đảm bảo cơ sở cho việcthực hiện chức năng giám đốc của kế toán Kiểm tra thường kỳ trong nội bộ doanhnghiệp bao gồm kiểm tra trước, kiểm tra trong và kiểm tra sau Kiểm tra thường kỳthường được tổ chức ít nhất mỗi năm một lần của đơn vị cấp trên đối với các đơn vịtrực thuộc, của các cơ quan tài chính, cơ quan được Nhà nước giao trách nhiệm chỉđạo công tác kế toán đối với các doanh nghiệp .

+ Kiểm tra bất thường: Trong những trường hợp cần thiết, theo đề nghị của cơquan tài chính đồng cấp, thủ trưởng các bộ, tổng Cục, chủ tịch UBND tỉnh và thànhphố có thể ra lệnh kiểm tra kế toán bất thường ở các đơn vị thuộc ngành mình hoặc địaphương mình quản lý.

Trang 31

Nội dung kiểm tra kế toán bao gồm: Nội dung kiểm tra kế toán bao gồmkiểm tra việc thực hiện các công việc kế toán chủ yếu và kiểm tra các nội dung chủyếu của kế toán như kế toán TSCĐ, vật tư, hàng hoá, lao động tiền lương, chi phísản xuất và tính giá thành sản phẩm, thành phẩm và hàng hoá, thanh toán, vốn bằngtiền… Kiểm tra kế toán còn bao gồm việc vận dụng các chế độ, kiểm tra chứng từkế toán, kiểm tra việc ghi chép sổ kế toán, kiểm tra việc lập, nộp báo cáo tài chính,kiểm tra việc tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán, kiểm tra các tổ chứcquản lý và hoạt động nghề nghiệp kế toán

b) Kiểm toán nội bộ

Để thực hiện yêu cầu kiểm soát trong nội bộ doanh nghiệp nhằm mục đích tăngcường chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý nói chung và quản lý hoạt động tàichính kế toán nói riêng thì kiểm toán nội bộ được xác định như là một công cụ hết sứccần thiết và có ý nghĩa quan trọng

Thông qua kiểm toán nội bộ sẽ giúp cho các nhà quản trị có được những căn cứcó tính chất xác thực và có đủ độ tin cậy để xem xét, đánh giá các hoạt động trong nộibộ, tính đúng đắn của các quyết định cũng như tình hình chấp hành và thực hiện cácquyết định đã được ban hành với các bộ phận và cá nhân thừa hành.

Kiểm toán nội bộ được xác định là một hệ thống được dùng trong việc kiểm tra,đo lường và đánh giá tính xác thực của các thông tin tài chính kế toán và tính khả thicủa các quyết định quản lý nhằm phục vụ cho yêu cầu quản trị trong nội bộ doanhnghiệp.

Mục tiêu của kiểm toán nội bộ hướng vào các vấn đề: xem xét, kiểm tra tínhtuân thủ các bộ phận nhằm hướng các hoạt động khác nhau trong doanh nghiệp phùhợp với các chính sách khác nhau đã được doanh nghiệp ban hành; xác định độ tin cậyvà tính xác thực của các thông tin tài chính để phục vụ cho yêu cầu ra quyết định vàđánh giá tính hiệu quả của các quyết định.

Kiểm toán nội bộ được thực hiện theo quy trình chung: lập kế hoạch kiểm toán,thu thập các bằng chứng kiểm toán để thực hiện công việc kiểm toán; lập báo cáo kiểmtoán trình bày các kết quả và ý kiến

Trang 32

Để thực hiện kiểm toán nội bộ, doanh nghiệp cần tổ chức một bộ phận độc lậptrực thuộc giám đốc hoặc hội đồng quản trị nhằm tạo cho bộ phận này có được sứcmạnh cần thiết để thực hiện và phát huy được chức năng giám sát của mình Bộ phậnnày có thể bao gồm một vài người hoặc đông hơn tuỳ theo quy mô hoạt động củadoanh nghiệp.

Nói chung, với hệ thống kiểm toán nội bộ được tổ chức chu đáo, có quy chếhoạt động được xác lập hợp lý và khoa học sẽ là cơ sở vững chắc để thực hiện chứcnăng kiểm tra có đủ uy lực và hiệu quả.

1.4 CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG DOANHNGHIỆP THUỘC MÔ HÌNH TỔNG CÔNG TY

Kế toán trưởng phải căn cứ vào đặc điểm về quy mô, trình độ và tổ chức sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp, tình hình phân cấp và yêu cầu quản lý của doanhnghiệp, điều kiện trang thiết bị, phương tiện, kỹ thuật tính toán, ghi chép, trình độnghiệp vụ của nhân viên kế toán để lựa chọn hình thức tổ chức công tác kế toán phùhợp Có 3 hình thức tổ chức bộ máy kế toán để các doanh nghiệp lựa chọn áp dụng:Mô hình tổ chức bộ máy kế toán kiểu tập trung; Mô hình tổ chức bộ máy kế toán kiểuphân tán; Mô hình tổ chức bộ máy kế toán kiểu vừa tập trung, vừa phân tán, Đối vớicác doanh nghiệp thuộc mô hình Tổng công ty, có thể lựa chọn áp dụng 1 trong 2 môhình sau:

1.4.1 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán phân tán

Theo mô hình này, công tác kế toán không những được thực hiện ở phòng kếtoán doanh nghiệp mà còn được thực hiện ở các đơn vị trực thuộc Kế toán doanhnghiệp -và kế toán đơn vị trực thuộc đều có sổ sách kế toán và bộ máy nhân sự tươngứng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của kế toán phân cấp Kế toán cơ sở trực thuộcphải mở sổ kế toán, thực hiện toàn bộ khối lượng kế toán phần hành từ giai đoạn hạchtoán ban đầu đến giai đoạn lập báo cáo kế toán trong phạm vi của bộ phận mình theoquy định của kế toán trưởng và gửi về phòng kế toán doanh nghiệp

Phòng kế toán doanh nghiệp thực hiện việc tổng hợp số liệu từ báo cáo của cácbộ phận gửi đến, phản ánh các nghiệp vụ phát sinh ở văn phòng doanh nghiệp, lập báo

Trang 33

cáo kế toán của toàn doanh nghiệp theo quy định của Nhà nước đồng thời thực hiệnviệc hướng dẫn kiểm tra công tác kế toán của các bộ phận trong toàn doanh nghiệp.

Mô hình tổ chức bộ máy kế toán phân tán áp dụng thích hợp với các doanhnghiệp quy mô lớn, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn phân tán, cácđơn vị trực thuộc hoạt động tương đối độc lập Với mô hình tổ chức bộ máy kế toánphân tán, việc kiểm tra chỉ đạo sản xuất kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc nhạy bén,kịp thời Song mô hình này lại có hạn chế việc chỉ đạo, kiểm tra của kế toán trưởng vàlãnh đạo doanh nghiệp đối với công tác kế toán cũng như hoạt động sản xuất kinhdoanh.

Mô hình tổ chức công tác kế toán theo kiểu phân tán được thể hiện thông quaphụ lục 1.4.

1.4.2 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán

Bộ máy tổ chức theo hình thức này gồm phòng kế toán trung tâm doanh nghiệp,các bộ phận kế toán và nhân viên kế toán ở các đơn vị thành viên

Đối với những đơn vị thành viên hoạt động tương đối toàn diện, độc lập đượcphân cấp quản lý sẽ tổ chức bộ máy kế toán riêng, hạch toán các nghiệp vụ phát sinh ởđơn vị mình, định kỳ lập báo cáo gửi về phòng kế toán doanh nghiệp Những đơn vịnày thực hiện hạch toán mang tính chất phân tán, mức độ phân cấp kế toán tuỳ thuộcvào từng đơn vị.

Đối với những đơn vị thành viên phụ thuộc không được phân cấp quản lý sẽkhông có tổ chức kế toán riêng, chỉ bố trí một số nhân viên kinh tế làm nhiệm vụ hạchtoán ban đầu, thu thập, xử lý, kiểm tra chứng từ sau đó gửi về phòng kế toán doanhnghiệp Những đơn vị này thực hiện hạch toán mang tính chất tập trung.

Phòng kế toán doanh nghiệp có nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ phát sinh ởvăn phòng doanh nghiệp, các nghiệp vụ phát sinh ở các đơn vị phụ thuộc không tổchức kế toán riêng, tổng hợp báo cáo của các đơn vị phụ thuộc có tổ chức kế toánriêng, lập báo cáo tài chính toàn doanh nghiệp, hướng dẫn kiểm tra toàn bộ công tác kếtoán, kiểm tra kế toán toàn doanh nghiệp.

Trang 34

Mô hình tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán là mô hình tối ưucho các doanh nghiệp có quy mô lớn, có các đơn vị phụ thuộc quy mô khác nhau, tìnhhình phân cấp quản lý và hạch toán khác nhau, trình độ quản lý ở các đơn vị phụ thuộckhông đều nhau và nhiều đặc điểm, điều kiện cụ thể khác nhau Mô hình này có thể tạođiều kiện thuận lợi trong việc phân công lao động kế toán, thực hiện chuyên môn hoá,bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên kế toán và thuận tiện cho việcứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong tổ chức công tác kế toán.

Mô hình tổ chức công tác kế toán theo kiểu vừa tập trung vừa phân tán được thểhiện thông qua phụ lục 1.5.

1.5 LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN THEO QUAN ĐIỂM KẾTOÁN CÁC NƯỚC

1.5.1 Tổ chức công tác kế toán theo quan điểm kế toán Mỹ

Hiệp hội kế toán Mỹ định nghĩa kế toán là “ quá trình nhận biết, đo lường vàtruyền đạt các thông tin kinh tế, cho phép người sử dụng thông tin đánh giá và đưa raquyết định kinh doanh” Những thông tin này được diễn đạt bằng đơn vị tiền tệ Bởivậy, kế toán là quá trình đo lường và truyền đạt những thông tin về quá trình hoạt độngtrong các đơn vị kinh doanh, những tổ chức phi lợi nhuận bằng đơn vị tiền tệ, từ đó, kếtoán cho phép người sử dụng thông tin có thể đánh giá và đưa ra các quyết định kinhdoanh phù hợp.

Mục tiêu cuối cùng của hoạt động kế toán là cung cấp các thông tin kế toán chongười ra quyết định Hoạt động kế toán được thực hiện thông qua nhiều bước nhiềuhoặc các hoạt động được yêu cầu phải thực hiện nhằm lập các báo cáo tài chính vàđược gọi là một chu kỳ kế toán Chu kỳ kế toán bao gồm các bước sau:

+ Bước 1: Phân tích, bước này xem xét các chứng từ ban đầu để xác định ảnhhưởng của các nghiệp vụ kinh tế tới tình trạng tài chính doanh nghiệp.

+ Bước 2: Ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào hệ thống sổ sách kếtoán

+ Bước 3: Phân loại và tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế vào tài khoản Bước nàycho phép tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã được phản ánh trên các tài khoản

Trang 35

riêng biệt để từ đó tính ra số dư trên các tài khoản, trên cơ sở đó để kiểm tra tính cânđối của các cặp số liệu.

+ Bước 4: Thực hiện bút toán điều chỉnh cuối kỳ Trong bước này kế toán điềuchỉnh chi phí, doanh thu trên các tài khoản để phản ánh chính xác hơn về tình trạng tàichính của doanh nghiệp cuối kỳ.

+ Bước 5: Lập báo cáo kế toán tài chính Bước này là quá trình sử dụng số dưđã đã được điều chỉnh trên các tài khoản để lập các báo cáo tài chính cần thiết cungcấp cho nhà quản lý trong doanh nghiệp cũng như cho các đối tượng bên ngoài doanhnghiệp.

+ Bước 6: Kết chuyển số dư trên các tài khoản tạm thời Bước này thường đượcgọi là khoá sổ kế toán, được thực hiện mỗi năm sau khi các báo cáo tài chính được lập.Công việc này đã dẫn đến các tài khoản tạm thời sẽ được loại trừ, và sự tác động thuầncảu chúng được đưa vào tài khoản “Thu nhập giữ lại”.

Hệ thống tài khoản: Hệ thống kế toán Mỹ không có một hệ thống tài khoản

thống nhất về tên gọi và số hiệu bắt buộc sử dụng trong tất cả các doanh nghiệp Thựctế, các doanh nghiệp căn cứ vào các lĩnh vực kinh doanh, quy mô của doanh nghiệp vàyêu cầu quản lý để lựa chọn các tài khoản sử dụng riêng cho doanh nghiệp mình.Doanh nghiệp cũng tự đặt tên và ký hiệu cho tài khoản của doanh nghiệp mình.

Hệ thống sổ sách kế toán: Hình thức sổ kế toán áp dụng của kế toán Mỹ là hình

thức Nhật ký chung, theo hình thức này, các sổ sách sử dụng bao gồm: Sổ nhật kýchung, sổ cái, và bảng cân đối thử Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trước hết được ghivào sổ Nhật ký chung, sau đó thông tin được chuyển từ nhật ký chung vào sổ cái theocác tài khoản đã được xác định Nợ - Có ở trên nhật ký, định kỳ xác định số dư tài khoảntrên sổ cái và kiểm tra tính cân đối của tổng Nợ và tổng Có bằng cách sử dụng bảng cânđối thử.

Hệ thống báo cáo kế toán: Báo cáo tài chính là những báo báo cáo tổng hợp

nhất về tình hình tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu, công nợ phải trả cũng như thực trạngtài chính, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Theo chế độ kế toán Mỹ, các báo cáotài chính của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng bao gồm các báo cáo bắt buộc sau: báo cáokết quả kinh doanh; báo cáo nguồn vốn chủ sở hữu; bảng cân đối kế toán; báo cáo lưu

Trang 36

chuyển tiền tệ Ngoài các báo cáo kế toán tài chính này, các doanh nghiệp có thể lậpcác báo cáo kế toán quản trị tuỳ theo yêu cầu quản lý.

Tổ chức bộ máy kế toán: Hầu hết các hoạt động kế toán hiện nay ở Mỹ đều

được điện toán hoá, do đó tổ chức bộ máy kế toán (nhân sự kế toán) không thực sựđược chú trọng, hầu hết các doanh nghiệp thuê người làm kế toán cho doanh nghiệpmình Kế toán được xem như là một nghề, các kế toán viên công chứng được cấp giấyphép hành nghề như luật sư và bác sỹ, các công ty dịch vụ kế toán sẽ cung cấp cácdịch vụ về kế toán như kế toán công cộng, kế toán quản trị, dịch vụ thuế khoá…chocác doanh nghiệp.

1.5.2 Tổ chức công tác kế toán theo quan điểm kế toán Pháp

Trong hầu hết các nước Tây âu (tiêu biểu là hệ thống kế toán Pháp), kế toánđược chia thành kế toán tổng quát và kế toán phân tích Kế toán tổng quát như là mộtthực thể duy nhất bắt buộc đối với mọi loại hình doanh nghiệp Số liệu của kế toántổng quát là cơ sở để lập bảng tổng kết tài sản, các báo cáo tài chính khác, cung cấptình hình tài chính của doanh nghiệp cho các cơ quan quản lý Nhà nước Kế toánphân tích phản ánh tình hình chi phí, doanh thu, kết quả của từng loại hàng, từngngành hoạt động, giá phí, giá thành của từng loại sản phẩm sản xuất… kế toán phântích là phương tiện giúp cho ban giám đốc kiểm soát một cách có hiệu quả tình hìnhhoạt động của doanh nghiệp mình.

Hệ thống tài khoản kế toán: Hệ thống tài khoản kế toán Pháp được chia thành 9

loại, trong đó tài khoản loại 1 đến loại 8 thuộc về kế toán tổng quát, tài khoản loại 9thuộc về kế toán phân tích Trong công tác kế toán, mỗi doanh nghiệp phải sử dụngmột hệ thống tài khoản kế toán bao gồm nhiều phân hệ với nhiều loại tài khoản khácnhau Số lượng tài khoản sử dụng nhiều hay ít phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất kinhdoanh của mỗi doanh nghiệp.

Hệ thống sổ sách kế toán: Là toàn bộ các sổ sách, các báo biểu để ghi các số

liệu tổng hợp và chi tiết về tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp.Tuỳ theo cách thức tổ chức kế toán của mỗi doanh nghiệp, có thể mở nhiều sổ hay ítsổ, tuy nhiên, hệ thống kế toán Pháp có 2 loại sổ sau:

Trang 37

+ Sổ sách pháp định: Là sổ sách tổng hợp mà Luật Thương mại quy định chocác doanh nghiệp phải giữ gìn, bao gồm sổ nhật ký, sổ cái, sổ kiểm kê, các tài liệutổng hợp khác.

+ Sổ sách mở theo nhu cầu kế toán: Là các sổ chi tiết doanh nghiệp cần mởthêm để theo dõi chi tiết từng nghiệp vụ theo nhu cầu công tác kế toán thực tế cần phảicó, bao gồm sổ chi tiết hàng tồn kho, sổ chi tiết theo dõi về thanh toán với nhà cungcấp, với khách hàng…

Hệ thống báo cáo kế toán: Báo cáo kế toán là những bản phúc trình về hoạt

động của doanh nghiệp cho các cơ quan có thẩm quyền: Hội đồng quản trị (các côngty), các cơ quan thuế, các cơ quan chủ quản ngành… Báo cáo kế toán được lập theođịnh kỳ quý, 6 tháng, 9 tháng, cuối năm tài chính hoặc bất thường khi cần có số liệukiểm tra Theo chế độ kế toán Pháp, báo cáo kế toán có 2 loại biểu mẫu chủ yếu:

+ Bảng tổng kết tài sản (trình bày tình hình tài sản và nguồn tài trợ)+ Bảng kết quả niên độ (trình bày tình hình thu nhập, chi phí và lãi, lỗ).

Tổ chức bộ máy kế toán: Cũng như kế toán Mỹ, hệ thống kế toán Pháp không

chú trọng vào tổ chức nhân sự mà người làm kế toán chủ yếu đi thuê qua các công tycung cấp dịch vụ kế toán.

Nhìn chung, tổ chức công tác kế toán tại các nước tiên tiến mang tính mở vàlinh hoạt, tạo thế chủ động cho các doanh nghiệp trong việc xây dựng hệ thống tàikhoản và sổ sách kế toán gọn nhẹ, phù hợp với điều kiện hoạt động của từng doanhnghiệp.Vai trò của tổ chức tư vấn và dịch vụ kế toán được đề cao, kế toán được xemnhư là một nghề, kế toán viên có thể hành nghề độc lập khi có chứng chỉ hành nghề.Đây cũng là hướng mà tổ chức công tác kế toán ở nước ta cần nghiên cứu và triểnkhai.

Trang 38

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC

KẾ TOÁN TẠI TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

2.1 TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY HKVN2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Ngày 15/1/1956, Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã raNghị định số 666/TTg thành lập Cục HKVN Đây là mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời vàphát triển của ngành Hàng không dân dụng Việt Nam, theo nghị định này, Cục Hàngkhông dân dụng Việt Nam là cơ quan trực thuộc Phủ Thủ tướng, có nhiệm vụ tổ chứcchỉ đạo vận chuyển hàng không phục vụ công cuộc phát triển kinh tế và văn hoá của đấtnước

Căn cứ vào nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội ngày 11/2/1976, Thủtướng Chính phủ đã ra nghị định số 28/CP thành lập Tổng Cục Hàng không dân dụngViệt Nam trên cơ sở Cục hàng không dân dụng được tổ chức theo nghị định số666/TTg, Tổng Cục hàng không dân dụng đã nhanh chóng tổ chức bộ máy, cơ quangiúp việc theo nề nếp của một đơn vị quân đội, bao gồm các cơ quan tham mưu, chínhtrị, hậu cần, kỹ thuật cùng các đơn vị sản xuất kinh doanh như: Đoàn bay 919; Hệthống sân bay ở ba miền Bắc, Trung, Nam; Quản lý, điều hành bay; Xưởng bảo dưỡngvà sửa chữa máy bay; Cơ sở huấn luyện và đào tạo

Ngày 31/3/1990 Hội đồng Nhà nước ra Quyết định số 224/NQ-HĐNN8 giaocho bộ Giao thông vận tải và Bưu điện đảm nhận chức năng quản lý Nhà nước vềHàng không dân dụng Việt Nam Sau hơn hai năm thực hiện cơ chế tách chức năngquản lý Nhà nước (do vụ Hàng không quản lý) và chức năng sản xuất kinh doanh vậntải Hàng không (do Cục Hàng không đảm nhiệm) cho thấy cơ chế tổ chức này chưaphù hợp nên ngày 30/6/1992 Hội đồng Bộ trưởng đã ra nghị định số 242-HĐBT giảithể vụ Hàng không, đồng thời thành lập Cục Hàng không dân dụng Việt Nam trựcthuộc Bộ Giao thông vận tải và Bưu điện

Tiếp nối sự phát triển của ngành Hàng không dân dụng Việt Nam, tháng 4/1993Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) được thành lập, là doanh nghiệpnhà nước trực thuộc Cục hàng không dân dụng Việt Nam Trước yêu cầu của sự nghiệp

Trang 39

đổi mới và mục đích xây dựng HKVN sớm trở thành một tập đoàn kinh tế vững mạnh, cóđủ sức cạnh tranh trên trường quốc tế Ngày 22/5/1995, Thủ tướng Chính phủ ký quyếtđịnh 328/TTg thành lập Tổng công ty HKVN (Vietnam Airlines Corporation) theo môhình Tổng công ty 91, trên cơ sở liên kết 20 đơn vị Hàng không gồm 12 đơn vị hạch toánđộc lập, 1 đơn vị sự nghiệp, 5 công ty liên doanh và 2 công ty cổ phần, trong đó VietnamAirlines đóng vai trò nòng cốt

Ngày 04/4/2003 Thủ tưởng Chính phủ ra quyết định số 372/QĐ-TTg phê duyệtđề án thí điểm mô hình tổ chức công ty mẹ - công ty con tại Tổng công ty HKVN.Công ty mẹ là Tổng công ty HKVN, là doanh nghiệp mà nhà nước sở hữu 100% vốn.Công ty mẹ chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước tại công ty và phầnvốn đầu tư vào các công ty con Nhằm từng bước xây dựng Tổng công ty HKVN thànhmột tập đoàn kinh tế vững mạnh, lấy kinh doanh vận tải Hàng không làm nòng cốt, đadạng hoá ngành nghề kinh doanh, kinh doanh có hiệu quả, phát huy vai trò của mộtngành kinh tế kỹ thuật mũi nhon, phục vụ nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước

2.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh

Ngày 27/01/1996 Chính phủ ra nghị định số 04/CP phê chuẩn điều lệ tổ chức vàhoạt động của Tổng công ty HKVN là Tổng công ty Nhà nước có quy mô lớn bao gồm:17 cơ quan tham mưu giúp việc và 03 tổ chức chính trị xã hội; 12 đơn vị hạch toán độclập; 06 đơn vị hạch toán phụ thuộc, 10 đơn vị trực thuộc Hãng và 26 VPCN tại nướcngoài; 01 đơn vị sự nghiệp; trong đó Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (VietnamAirlines) là bộ phận nòng cốt của Tổng công ty HKVN Ngoài ra, Tổng công ty có vốngóp tại 04 công ty liên doanh và 03 công ty cổ phần Tổng công ty được quản lý bởiHội đồng quản trị và được điều hành bởi Tổng giám đốc Giúp việc cho Tổng giámđốc có 06 phó tổng giám đốc và các Ban ngành chuyên môn.

Khối khai thác chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo Tổng công ty về các vấn đề liênquan đến khai thác bay và khai thác mặt đất như: quản lý và điều hành các vấn đề vềdịch vụ mặt đất theo các tiêu chuẩn của tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế, quản lývà điều hành khai thác các chuyến bay của HKVN theo kế hoạch bay thường lệ hoặc bấtthường, quản lý và phát triển đội ngũ người lái và tiếp viên Hàng không đảm bảo phục

Trang 40

vụ tốt hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty, hoạch định các chiến lược vềđào tạo nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân viên của Tổng công ty.

Khối kỹ thuật, chịu trách nhiệm về kỹ thuật máy bay, vật tư khí tài phục vụ chocông tác bảo dưỡng, sửa chữa máy bay định kỳ và bất thường của Tổng công ty.

Khối thương mại, chịu trách nhiệm tham mưu cho Lãnh đạo Tổng công ty cácvấn đề về khai thác thương mại như lập kế hoạch đường bay, thăm dò đánh giá thịtrường, hoạch định chiến lược và điều hành các chính sách giá cước vận chuyển hànhkhách, hành lý, hàng hoá, bưu kiện, các chính sách về phân phối quản lý chỗ, tải vậnchuyển, quản lý chuyến bay, các vấn đề về mạng lưới và kênh phân phối, kỹ thuật vàkhuyến mại bổ trợ bán.

Khối tài chính kế toán, chịu trách nhiệm tham mưu cho Lãnh đạo Tổng công tytrong việc thực hiện các chính sách về quản lý tài chính của Nhà nước đối với Doanhnghiệp, giúp Tổng giám đốc xây dựng các định hướng chiến lược của công tác quản lýtài chính kế toán, thống kế và thông tin kinh tế trong Tổng công ty bao gồm kế hoạchhàng năm, kế hoạch trung hạn và chiến lược dài hạn Thực hiện công tác tổ chức bộmáy kế toán thống kê và tài chính trong toàn Tổng công ty.

Theo mô hình Tổng công ty hiện nay, bộ máy quản lý của Tổng công ty cũngchính là bộ máy quản lý của Vietnam Airlines Như vậy, mô hình này đã làm mất đi tổchức của Vietnam Airlines - đơn vị được xác định là nòng cốt của Tổng công ty Trênthực tế Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam chỉ tồn tại như là một tên gọi mà khôngcó bộ máy quản lý riêng của mình.

(Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty HKVN theo Nghịđịnh 04)

(Sơ đồ 2.2: Sơ đồ Tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty HKVN Quyết định

372)

Ngày đăng: 08/11/2012, 15:54

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

SƠ ĐỒ 1.1: QUY TRÌNH LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ - Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Tổng Cty Hàng khụng VN
SƠ ĐỒ 1.1 QUY TRÌNH LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ (Trang 17)
Hình thức kế toán Nhật ký - Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Tổng Cty Hàng khụng VN
Hình th ức kế toán Nhật ký (Trang 62)
SƠ ĐỒ 3.1: SƠ ĐỒ HOÀN THIỆN LUÂN CHUYỂN CHỨNG VẬN TẢI                   HÀNG KHÔNG TẠI TỔNG CÔNG TY  HKVN - Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Tổng Cty Hàng khụng VN
SƠ ĐỒ 3.1 SƠ ĐỒ HOÀN THIỆN LUÂN CHUYỂN CHỨNG VẬN TẢI HÀNG KHÔNG TẠI TỔNG CÔNG TY HKVN (Trang 86)
Bảng cân đối  số phát sinh - Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Tổng Cty Hàng khụng VN
Bảng c ân đối số phát sinh (Trang 115)
Bảng tổng hợp  chứng từ gốc - Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Tổng Cty Hàng khụng VN
Bảng t ổng hợp chứng từ gốc (Trang 116)
Bảng kê Nhật ký chứng  từ - Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Tổng Cty Hàng khụng VN
Bảng k ê Nhật ký chứng từ (Trang 117)
SƠ ĐỒ 2.2: TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA  TCT HKVN THEO QUYẾT ĐỊNH 372 - Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Tổng Cty Hàng khụng VN
SƠ ĐỒ 2.2 TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA TCT HKVN THEO QUYẾT ĐỊNH 372 (Trang 139)
Sơ đồ 2.3: Tổ chức bộ máy kế toán tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Tổng Cty Hàng khụng VN
Sơ đồ 2.3 Tổ chức bộ máy kế toán tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Trang 142)
Sơ đồ 2.4: Sơ đồ tổ chức phòng kế toán tổng hợp - Ban TCKT - TCTHKVN - Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Tổng Cty Hàng khụng VN
Sơ đồ 2.4 Sơ đồ tổ chức phòng kế toán tổng hợp - Ban TCKT - TCTHKVN (Trang 143)
Sơ đồ 2.4: Tổ chức bộ máy phòng kế toán tổng hợp - Ban TCKT   Tổng công ty – - Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Tổng Cty Hàng khụng VN
Sơ đồ 2.4 Tổ chức bộ máy phòng kế toán tổng hợp - Ban TCKT Tổng công ty – (Trang 144)
SƠ ĐỒ 3.4: HOÀN THIỆN TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI TỔNG CÔNG TY HKVNKế - Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Tổng Cty Hàng khụng VN
SƠ ĐỒ 3.4 HOÀN THIỆN TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI TỔNG CÔNG TY HKVNKế (Trang 145)
Sơ đồ 2.3: tổ chức bộ máy kế toán tại Tổng công ty hàng không Việt Nam Sơ đồ 2.4: tổ chức bộ máy phòng kế toán tổng hợp - Ban TCKT - TCTHKVN - Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Tổng Cty Hàng khụng VN
Sơ đồ 2.3 tổ chức bộ máy kế toán tại Tổng công ty hàng không Việt Nam Sơ đồ 2.4: tổ chức bộ máy phòng kế toán tổng hợp - Ban TCKT - TCTHKVN (Trang 146)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w