1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ nước ngoài tại Việt Nam

94 517 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 887,48 KB

Nội dung

Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ nước ngoài tại Việt Nam

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá (CNH - HĐH) mà toàn Đảng toàn dân ta tiến hành chỉ có thể thành công khi chúng ta thực sự tạo cho mình một trình độ sản xuất tiên tiến hiện đại

Để có một trình độ sản xuất tiên tiến hiện đại, trước tiên chúng ta phải phát triển khoa học công nghệ Cùng với giáo dục và đào tạo, khoa hoc - công nghệ sẽ là quốc sách hàng đầu trong quá trình đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) nói chung và trong công cuộc CNH - HĐH hiện nay nói riêng

Để nâng cao trình độ khoa học công nghệ trong nước đòi hỏi chúng ta phải đồng thời kết hợp giữa vấn đề tự nghiên cứu phát triển khoa học trong nước với việc du nhập tiến bộ khoa học công nghệ trên thế giới Với điều kiện thực tế Việt Nam hiện nay chuyển giao công nghệ (CGCN) từ nước ngoài vào trong nước sẽ được ưu tiên trước một bước trong trọng tâm phát triển khoa học công nghệ

Để đáp ứng yêu cầu thực tế đặt ra, đã có rất nhiều những công trình tài liệu nghiên cứu đề cập đến lĩnh vực CGCN từ nước ngoài vào trong nước ở những góc độ, mức độ khác nhau Với mong muốn góp một tiếng nói chung vào việc nâng cao hoạt động CGCN nước ngoài vào Việt Nam, và góp phần hoàn thiện hơn một bước những kiến thức liên quan hoạt động CGCN nước ngoài vào Việt

Nam, khoá luận tốt nghiệp có đề tài : “Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả

hoạt động chuyển giao công nghệ nước ngoài tại Việt Nam” với những kiến

thức về lý luận và thực tế liên quan đến hoạt động CNCG, người viết hy vọng rằng đây sẽ là một tài liệu phản ánh chân thực về tình hình CGCN và những giải pháp để nâng cao hiệu quả

Khoá luận này đi vào nghiên cứu những lý luận chung nhất về công nghệ và CGCN trên cơ sở kết hợp phân tích đánh giá thực trạng về công nghệ và CGCN cũng như điều kiện thực tế của Việt Nam từ đó đi đến xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu phản ánh một giải pháp công nghệ thích hợp với Việt Nam

Trang 2

Và tiếp đó là chú trọng hướng vào việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hoạt động CGCN trong mỗi doanh nghiệp

Phương pháp nghiên cứu của khoá luận là kết hợp giữa nghiên cứu lý luận và thực nghiệm thực tế dựa trên quan điểm duy vật biện chứng

Khoá luận này được xây dựng trên cơ sở đánh giá phân tích tổng hợp các tài liệu, số liệu, thông tin thực tế liên quan đến CGCN cùng với việc tham khảo những kiến thức lý luận trong chương trình giảng dạy ở trường Đại học Ngoại thương qua các môn học như: Kinh tế ngoại thương; Quan hệ kinh tế Quốc tế; Đầu tư nước ngoài; Chuyển giao công nghệ; Thanh toán quốc tế; Kỹ thuật nghiệp vụ Ngoại thương; Phân tích hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và các môn học cơ bản, chuyên ngành khác Khoá luận này còn xây dựng trên cơ sở tham khảo những định hướng của Đảng và Nhà nước về phát triển khoa học công nghệ

Ngoài lời nói đầu và kết luận ra khoá luận được chia làm 3 chương sau:

Chương I: Vai trò của hoạt động CGCN với sự phát triển kinh tế của Việt nam

Chương II: Tình hình hoạt động CGCN tại Việt Nam trong thời gian qua Chương III: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam

Do trình độ và thời gian có hạn nên khoá luận này không tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn

Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn Thạc sỹ Bùi Thị Lý, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong việc hoàn thành khoá luận này

Hà Nội, tháng 5 năm 2003 Người viết

Học viên Vũ Thế Anh

Trang 4

1.1 Khái niệm về công nghệ

Công nghệ là gì? Có nhiều định nghĩa khác nhau về công nghệ Mỗi định nghĩa đề cập đến công nghệ ở những phương diện khác nhau

 Công nghệ theo cách hiểu của các nhà khoa học thì “công nghệ” là hệ

thống các giải pháp được tạo nên bởi sự ứng dụng các tri thức khoa học để giải quyết một vấn đề thực tiễn

 Theo các nhà quản lý và các nhà kinh tế học nói một cách tổng quát

“công nghệ” là hệ thống kiến thức về quy trình và kỹ thuật chế biến vật chất

hoặc chế biến thông tin nhằm biến đổi các nguồn lực tự nhiên thành các nguồn lực sử dụng

 Theo tổ chức phát triển công nghiệp liên hiệp quốc UNIDO (United Nations Industrial Development Orgnization) “công nghệ” là việc áp dụng khoa học

vào công nghệ bằng cách sử dụng những nghiên cứu và xử lý có một hệ thống và có phương pháp

 Theo Uỷ ban kinh tế xã hội Châu Á - Thái Bình Dương ESCAP (Economic and Social Commision for Asia and Pacific), “công nghệ” bao gồm tất cả

các kỹ năng, kiến thức, thiết bị và phương pháp sử dụng trong sản xuất, chế tạo hoặc dịch vụ công nghiệp, dịch vụ quản lý, công nghệ luôn luôn gắn liền với quá trình sản xuất trực tiếp Định nghĩa này đã được mở rộng khái niệm ứng dụng của công nghệ vào các lĩnh vực quản lý và dịch vụ Định nghĩa này được áp dụng rộng rãi, đánh dấu một bước ngoặt lịch sử của quan niệm về công nghệ

Trang 5

 Về phương diện kinh doanh khái niệm “công nghệ” được định nghĩa như sau: “Công nghệ” là hệ thống các giải pháp mà con người sử dụng trong quá

trình thực hiện, như chế tạo một sản phẩm, xây dựng một công trình hay thực hiện một dịch vụ

Như chúng ta điều biết, khoa học và công nghệ khác nhau về bản chất mặc dù có quan hệ ngày càng mật thiết Khoa học nhằm đạt đến sự tiến bộ của nhận thức trong khi đó công nghệ áp dụng nhận thức nhằm tìm cách biến đổi thực tại Khoa học thường gắn với các khám phá, công nghệ gắn với hàng hoá dịch vụ Công nghệ luôn là loại hàng hoá vô hình được mua bán trên thị trường thông qua hoạt động chuyển giao công nghệ

1.2 Các yếu tố cấu thành công nghệ 1.2.1 Hình thái vật chất của công nghệ

Hình thái vật chất của công nghệ được gọi là phần cứng (hardware) hay gọi tắt là trang thiết bị (technoware) bao gồm máy móc thiết bị, công cụ, hạ tầng kỹ thuật (các giải pháp đã được vật chất hoá)

1.2.2 Thông tin (informware)

Thông tin là các sơ đồ, bản vẽ, thuyết minh, quy trình, phương pháp dự án, mô tả sáng chế, chỉ dẫn kỹ thuật… được thể hiện trong các ấn phẩm và các phương tiện lưu trữ thông tin khác

Phần thông tin rất quan trọng nó quyết định phần lớn sự thành công hay thất bại của chuyển giao công nghệ Nó được tiến hành tìm kiếm trong một thời gian dài và được hoàn thiện trước thời gian ký hợp đồng

1.2.3 Thiết chế (Orgaware)

Thiết chế là cơ cấu tổ chức, quản lý, là động lực quan trọng thúc đẩy chuyển giao công nghệ bao gồm sự liên hệ, bố trí sắp xếp, đào tạo đội ngũ… cho

Trang 6

các hoạt động như phân chia nguồn lực, tạo mạng lưới, lập kế hoạch, kiểm tra, tiến hành

1.2.4 Yếu tố con người (Humanware)

Yếu tố con người bao gồm kiến thức, kỹ năng công nghệ, kinh nghiệm sản xuất, kỷ luật sản xuất và tính sáng tạo

Ba yếu tố thông tin, thiết chế, yếu tố con người gộp lại gọi là phần mềm của công nghệ (Software)

1.3 Phân loại công nghệ

1.3.1 Căn cứ vào mức độ tiên tiến của công nghệ

Căn cứ vào mức độ tiên tiến của công nghệ chia làm 3 loại công nghệ chính: - Công nghệ cao

- Công nghệ thường - Công nghệ thấp

 Những chỉ tiêu đối với một công nghệ cao là:

+ Tiêu hao một lượng lớn về chi phí (R&D) công nghệ

+ Áp dụng những giải pháp hoặc kiến thức khoa học mới nhất, sử dụng nhiều phát minh sáng chế mới

+ Trình độ tự động hoá cao

+ Vận dụng phức hợp nhiều giải pháp công nghệ

+ Có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghệ khác

Tuy nhiên, khái niêm công nghệ cao chỉ có ý nghĩ tương đối, khái niệm này biến đổi theo thời gian, và được hiểu không giống nhau ở các nước có trình độ công nghệ khác nhau

Một công nghệ cao được hiểu theo những tiêu chí ở trên quá thiên về mặt kỹ thuật, nó chưa tính đến khía cạnh thương mại, bởi lẽ có công nghệ cao chưa hẳn đã đảm bảo thành công về mặt thương mại vì nó phụ thuộc và sự chấp nhận của thị trường Do đó đứng trên góc độ doanh nghiệp, khi đánh giá công nghệ

Trang 7

không thể tách rời các yếu tố kỹ thuật ra khỏi các yếu tố thương mại Tóm lại một công nghệ được coi là công nghệ cao hiện đại còn cho phép nhà đầu tư đạt được hiệu quả kinh doanh tương ứng thể hiện ở mức độ sinh lợi, giá trị gia tăng, năng suất cao hơn các công nghệ tương tự

1.3.2 Căn cứ vào mức độ hàm lượng các nguồn lực trong công nghệ

Chia làm 3 loại công nghệ chính:

- Công nghệ có hàm lượng lao động cao (Labour intensive): may mặc, dệt, lắp ráp

- Công nghệ có hàm lượng vốn cao (Capital intensive): đóng tàu cơ khí, khai khoáng

- Công nghệ có hàm lượng tri thức cao (Knowledge intensive): phần mềm, công nghệ sinh học

Các nước phát triển thuộc tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đều

đã trải qua một cách tuần tự trong những “bậc thang công nghệ” đó là chuyển

dần từ công nghệ có hàm lượng lao động cao sang công nghệ có hàm lượng vốn

và tri thức cao Tuy nhiên việc giải bài toán “nhảy cóc công nghệ” (thực hiện

chu trình công nghệ đứt đoạn: nhảy từ chu trình công nghệ hiện có sang một chu trình công nghệ cao hơn, tiên tiến hơn của các nước phát triển) là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đặt ra với các nước đang phát triển trong thời đại ngày nay để rút ngắn khoản cách về trình độ và năng suất của nền sản xuất so với nền sản xuất của các nước phát triển

1.4 Xu hướng phát triển của công nghệ thế giới hiện nay

Hiện nay, trên thế giới theo OECD, những ngành mũi nhọn công nghệ cao đang được phát triển mạnh mẽ ở những nước công nghiệp như Mỹ, Nhật, EU và đặc biệt các nước công nghiệp mới (NICs) ở Châu Á; đó là những ngành công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ gia công chính xác trong chế tạo máy, tự động hoá, năng lượng mới, công nghệ hàng

Trang 8

không vũ trụ Đây là những ngành thể hiện những xu thế phát triển chủ yếu hiện nay của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ thế giới Nó đưa vai trò của các lợi thế so sánh cạnh tranh có tính truyền thống như tài nguyên, vốn, sức lao động xuống hàng thứ yếu sau trình độ công nghệ Tổ chức hoạt động khoa học có tính sáng tạo sẽ là nền tảng của sự phát triển thịnh vượng và giàu có của mỗi quốc gia và xã hội

Điện tử tin học, công nghệ sinh học và vật liệu mới là ba nội dung cơ bản nhất của cách mạng công nghệ, của hệ thống công nghệ thời đại Nói đến cách mạng công nghệ tất nhiên là còn phải đề cập tới các hướng phát triển khác như: công nghệ vũ trụ, công nghệ đại dương, công nghệ tổng hợp hạt nhân nhưng đó là những hướng công nghệ đặc trưng cho một số ít siêu cường về kinh tế và khoa học kỹ thuật không mang tính phổ cập Hơn nữa những tiến bộ trong các hướng này phần lớn do những thành tựu mới của điện tử tin học, công nghệ sinh học và vật liệu mới quyết định Ba hướng công nghệ cơ bản nói trên phát triển không tách rời nhau và thâm nhập vào nhau tạo điều kiện cho nhau phát triển Cách mạng công nghệ càng phát triển lên cao thì sự thâm nhập vào nhau của các hướng công nghệ ấy càng mật thiết Không có những thành tựu mới của điện tử và tin học thì không thể có các loại vật liệu có tính năng theo đơn đặt hàng, không thể tạo ra các cơ thể sống có tình trạng mong muốn, ngược lại không có vật liệu mới thì cũng không thể có những thành tựu hiện nay của điện tử và tin học Sinh điện tử trong tương lai sẽ là một sự lai ghép thực sự giữa công nghệ sinh học và vi điện tử với sự tham gia của các vật liệu sinh học

Điện tử tin học, công nghệ sinh học và vật liệu mới là ba hướng công nghệ

mang tính “generic”có khả năng thâm nhập vào hầu hết các lĩnh vực công nghệ

khác nhau của nền kinh tế quốc dân Đó là cơ sở công nghệ để thực hiện sự nghiệp tái công nghiệp hoá tại các nước một mặt vừa tạo những ngành công nghiệp mới có tốc độ phát triển rất cao từ 17% - 25% (như công nghiệp điện tử và công nghiệp sinh học) một mặt góp phần hiện đại hoá và nâng cao hiệu quả

Trang 9

nghiệp ô tô) mang lại cho các nước một mức sống mới, những giá trị kinh tế - kỹ thuật mới

2 Chuyển giao công nghệ

2.1 Khái niệm chuyển giao công nghệ

Trong nền kinh tế thị trường, công nghệ luôn được coi là hàng hoá, mà đã là hàng hoá thì tất yếu sẽ có mua và bán, trao đổi và có thị trường tiêu thụ hàng hoá đó Việc mua và bán đó được gọi chung bằng thuật ngữ CGCN, như vậy 4 yếu tố cấu thành CGCN chính là máy móc (machine), thị trường (market), quản lý (management), tiền (money) gọi tắt là 4 M

CGCN được hiểu đơn giản là mang kiến thức kỹ thuật vượt qua một giới hạn trong hay ngoài nước Thực ra CGCN là việc tiếp nhận công nghệ nước ngoài và là quá trình vật lý, trí tuệ, một quá trình đi tìm kiếm với việc huấn luyện toàn diện của một bên về sự hiểu biết học hỏi của một bên khác

Bên bán là: “bên giao công nghệ” là một bên gồm một hay nhiều tổ chức

kinh tế, khoa học, công nghệ và tổ chức có tư cách pháp nhân hoặc cá nhân ở nước ngoài có công nghệ chuyển giao vào nước khác Do xuất phát từ nhu cầu đổi mới và cải tiến công nghệ của các nước chủ công nghệ, các nước thường xuyên chuyển giao công nghệ và thiết bị đã bắt đầu bão hoà trên thị trường chứ không phải chuyển giao công nghệ mới nhất

“Bên nhận công nghệ” là một hay nhiều tổ chức kinh tế, khoa học, công

nghệ khác nhau có tư cách pháp nhân hay cá nhân tiếp nhận công nghệ Bên mua công nghệ phải có thông tin, có hiểu biết, có nghiệp vụ kỹ năng cần thiết, mặt khác cũng cần định hướng, hỗ trợ của các cấp quản lý và sự phối hợp của các doanh nghiệp cùng ngành nghề Trong xu thế thời đại hiện nay, khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, công nghệ liên tục được cải tiến và đổi mới Do đó, CGCN góp vốn bằng công nghệ thực chất là một cuộc mua bán, xuất nhập hàng

Trang 10

hoá đặc biệt, có những yếu tố lượng hoá được, có những yếu tố không thể lượng hoá được, có những ảnh hưởng trực tiếp của tương lai Tuy nhiên, theo thông lệ

quốc tế, hai bên “mua” và “bán” công nghệ bị ràng buộc lẫn nhau bằng hợp

đồng chuyển giao công nghệ Trong hợp đồng CGCN, việc xác định giá cả và phương thức thanh toán hết sức quan trọng Cần được xem xét và tiếp nhận một cách có hệ thống Việc nhận dạng đánh giá và phân tích công nghệ phải đặt trong tổng thể: Phân tích thị trường, phân tích tài chính và kinh tế của dự án Chỉ có như vậy mới đánh giá được công nghệ một cách hợp lý, bảo đảm tính cạnh tranh và lợi nhuận cho dự án

2.2 Nội dung chuyển giao công nghệ

2.2.1 Chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp

Đối tượng sở hữu công nghiệp bao gồm các đối tượng sau:

- Sáng chế (invention): là một giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kĩ thuật thế giới, có tính sáng tạo, có khả năng áp dụng vào thực tiễn sản xuất kinh doanh và trong các lĩnh vực kinh tế xã hội khác

- Giải pháp hữu ích: là các giải pháp kĩ thuật mới so với trình độ kĩ thuật ở Việt Nam và có khả năng áp dụng vào thực tế sản xuất kinh doanh ở Việt Nam

- Kiểu dáng công nghiệp (industrial design): là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu đó, có tính mới so với thế giới và dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp hay thủ công nghiệp và để phân biệt sản phẩm này với sản phẩm khác cùng loại

- Nhãn hiệu hàng hoá (trade mark): Nhãn hiệu hàng hoá có thể là dấu hiệu, biểu tượng, tên gọi, màu sắc, từ ngữ, hình ảnh hay sự kết hợp các yếu tố đó để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau

Trang 11

- Tên gọi xuất xứ hàng hoá (Origin): là tên gọi của một loại hàng hoá gắn liền với một địa danh nổi tiếng mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra với các tính chất, chất lượng đặc thù dựa trên điều kiện địa lí độc đáo và ưu điểm bao gồm các yếu tố tự nhiên, con người hoặc kết hợp cả hai yếu tố đó

2.2.2 Chuyển giao thông qua việc mua bán, cung cấp đối tượng sau:

- Phương án công nghệ, quy trình công nghệ - Tài liệu thiết kế sơ bộ và thiết kế kỹ thuật - Công thức, bản vẽ sơ đồ, bản biểu

- Thông số kỹ thuật hoặc kiến thức kỹ thuật chuyên môn khác

- Bí quyết kỹ thuật - công nghệ (có thể hoặc không có thiết bị kèm theo) Bí quyết kỹ thuật là những kinh nghiệm hoặc kiến thức kỹ thuật để sản xuất những sản phẩm nhất định hoặc để áp dụng một quy trình công nghệ nào đó một cách tốt nhất hoặc để nâng cao chất lượng một sản phẩm kỹ thuật nào đó mà nếu không có kinh nghiệm và kiến thức này thì không thể sản xuất được sản phẩm hoặc không thể tiến hành việc sản xuất một cách chính xác và hiệu quả kinh tế như thế

2.2.3 Thực hiện các hình thức dịch vụ và tư vấn sau:

- Hỗ trợ trong việc lựa chọn công nghệ, hướng dẫn lắp đặt thiết bị, vận hành thử các dây chuyền thiết bị nhằm áp dụng công nghệ được chuyển giao

- Tư vấn quản lý công nghệ, tư vấn quản lý kinh doanh, hướng dẫn thực hiện các quy trình công nghệ được chuyển giao

- Đào tạo huấn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn, quản lý công nhân, cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý để nắm vững công nghệ được chuyển giao

- Nghiên cứu, phân tích, đánh giá, nghiên cứu cơ hội, nghiên cứu tiền khả thi và khả thi các dự án đầu tư và đổi mới công nghệ

- Thực hiện dịch vụ về thu nhập, xử lý và cung cấp thông tin về thị trường công nghệ, pháp lý, tài nguyên và môi trường

Trang 12

Các hoạt động thuần tuý nhập khẩu máy móc, thiết bị, thông thường không được coi là CGCN

2.3 Các hình thức và các dòng chuyển giao công nghệ 2.3.1 Các hình thức chuyển giao công nghệ

Chuyển giao công nghệ thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài

Đây là hình thức đang được thực hiện ồ ạt nhất hiện nay và quy mô ngày càng tăng dần do đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nhất là vào các nước ASEAN, đang tăng rõ rệt

Các trường hợp CGCN thuộc hình thức này có đặc điểm chung là:

- Công nghệ được đưa vào cùng với hợp đồng đầu tư trực tiếp từ nước chuyển giao

- Nhà đầu tư nước ngoài đồng thời là người nắm công nghệ và sử dụng công nghệ

- Công nghệ được sử dụng để thực hiện dự án mà nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn dưới một hình thức và mức độ nào đó

Hỗ trợ kỹ thuật và nhượng quyền (license)

Hỗ trợ kỹ thuật và nhượng quyền thực chất là hình thức mua bán loại hàng hoá đặc biệt - đó là công nghệ Tham gia vào quá trình này là hai bên hoàn toàn độc lập nhau, không bị ràng buộc về tài chính Đây chỉ là hình thức CGCN điển hình và phổ biến nhất

Hợp đồng “chìa khoá trao tay”

Hợp đồng chìa khoá trao tay là thoả thuận giao cho nhà thầu (bên giao công nghệ) thực hiện mọi bước từ đầu đến cuối của một dự án đầu tư (kể cả các dịch vụ tư vấn, quản lý, thiết kế kỹ thuật và các dịch vụ khác) cho đến khi dự án sẵn sàng đi vào sản xuất thương mại hoặc được sử dụng ngay

Trang 13

Hợp tác nghiên cứu cùng phát triển công nghệ là hình thức chuyển giao công nghệ mà hai bên cùng xây dựng một dự án công nghệ trên cơ sở thế mạnh vốn có của mỗi bên, các bên cùng tiến hành nghiên cứu phát triển dự án công nghệ đó theo nguyên tắc cùng đầu tư cùng chịu rủi ro để tạo ra một giải pháp công nghệ mới

Đây là hình thức các công ty nước sở tại, các chính phủ rất kỳ vọng và tạo mọi điều kiện ưu đãi, vì nó thể hiện đầy đủ tính tích cực của một cuộc CGCN theo đúng nghĩa:

- Thực hiện đúng nguyên tắc: cùng đầu tư, cùng chịu rủi ro

- Tận dụng được thế mạnh của mỗi bên, tạo ra thế mạnh chung mà trước đó mỗi bên không hề có

- Mỗi bên đều tham gia tích cực vào quá trình tạo ra công nghệ, học hỏi lẫn nhau

2.3.2 Các dòng chuyển giao công nghệ chủ yếu trên thị trường thế giới

Dòng chuyển giao công nghệ giữa các nước phát triển sang các nước đang phát triển (chuyển giao công nghệ Bắc - Nam)

Dòng CGCN Bắc - Nam là dòng CGCN được thực hiện chủ yếu từ các nước công nghiệp phát triển ở Bắc bán cầu sang các nước đang phát triển ở Nam bán cầu

Dòng CGCN này được diễn ra ồ ạt từ đầu những năm 70 của thế kỉ 20, khi mà các nước công nghiệp phát triển như Mỹ và các nước Tây Âu chuyển một số bộ phận công nghiệp gây ô nhiễm môi trường, tiêu tốn nhiều tài nguyên như: khai khoáng, khai thác dầu khí sang các nước đang phát triển để tập trung đi vào nghiên cứu phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn có trình độ kỹ thuật cao Hơn nữa, vào những năm 70 các nước đang phát triển đang trong giai đoạn đầu của quá trình CNH - HĐH nên rất cần CGCN từ các nước phát triển Vì vậy dòng CGCN này càng có điều kiện phát triển Cho đến nay dòng CGCN này vẫn còn tiếp tục phát triển mạnh mẽ bởi lẽ nhu cầu nhập khẩu công nghệ hiện đại từ

Trang 14

các nước phát triển để phát triển nền kinh tế đối với các nước phát triển vẫn còn thiết yếu và tất yếu Dòng chuyển giao công nghệ này chủ yếu được thực hiện thông qua hình thức FDI

Có thể đơn cử một số trường hợp điển hình trong dòng CGCN này như: đầu tư của tập đoàn IBM, Motorola của Mỹ vào Trung Quốc, đầu tư của tập đoàn dầu khí BP vào các nước dầu lửa Nam Mỹ, vào các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam

Chuyển giao công nghệ giữa các nước đang phát triển (chuyển giao Nam - Nam)

Với nguồn tín dụng của chính phủ Italia, một hệ thống công nghệ pilot về thông tin (TIPS) đã được hình thành với mạng lưới thông tin phát triển đa ngành, trong đó thông tin khoa học kỹ thuật cần cho sự phát triển kinh tế của các nước tham gia được trao đổi thông qua mạng lưới liên lạc bằng vệ tinh Mười thành viên ban đầu tham gia vào hệ thống TIPS là: Trung Quốc, Kênia, Peru, Hy Lạp, Philipin, Mehico, Braxin, Pakistan, ấn Độ Zimbabuê Mục tiêu của TIPS là thúc đẩy CGCN và hợp tác kinh tế nhằm khai thác các nguồn lực và khả năng của các ngành công nghệ thuộc các khu vực của chính phủ, công cộng và tư nhân, các tổ chức nghiên cứu, các tổ chức tài chính, các cơ quan chuyên ngành về phát triển TIPS cũng nhằm vào việc phát triển các cơ hội hợp tác và nâng cao công nghệ, khuyến khích đầu tư và các chương trình phối hợp Hiện nay TIPS bao gồm các lĩnh vực sau: máy nông nghiệp sinh khối, công nghệ sinh học, điện tử, nghề cá, máy dệt, năng lượng mặt trời

Từ cuối những năm 60 của thế kỷ 20 đến nay dòng CGCN Nam - Nam bắt đầu xuất hiện và có xu hướng gia tăng Tuy nhiên khối lượng CGCN theo dòng Nam - Nam vẫn chưa nhiều, và chủ yếu tập trung vào các nước NICs

Dòng chuyển giao công nghệ giữa các nước công nghiệp phát triển với nhau

Dòng chuyển giao công nghệ này được đánh giá là dòng chuyển giao công

Trang 15

các nước công nghiệp phát triển chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực công nghệ cao chưa bao giờ nhỏ hơn 60%, tỷ lệ tương ứng của Anh là 80% và của Pháp là 70% so với tổng giá trị đầu tư ra nước ngoài của các nước này

Dòng chuyển giao công nghệ thông qua hình thức mua lại và sáp nhập các công ty

Ngày nay cạnh tranh giữa các công ty lớn diễn ra ngày một gay gắt và khốc liệt, để tồn tại trong điều kiện cạnh tranh thì việc nắm bắt những công nghệ tiên tiến nhất, những trình độ hoàn hảo nhất đang trở thành yếu tố then chốt chi phối chiến lược hoạt động và phát triển của mỗi công ty Vì vậy trong xu thế thời đại ngày nay việc các công ty, các tập đoàn sáp nhập, liên kết nhau để cùng nhau đầu tư nghiên cứu tìm ra công nghệ mới nhất nhằm duy trì lợi thế cạnh tranh và giữ vững thị phần cùng nhau hưởng lợi là một xu hướng phổ biến

Vào những năm 90 xu hướng này đã bắt đầu xuất hiện ở Mỹ và phổ biến trong ngành điện tử với các công ty AT&T, Nortel, IBM, Compaq, Lucent, Ericsson

Dòng chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển sang các nước NICs và tới các nước đang và chậm phát triển theo mô hình “đàn sếu bay”

Do sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình đổi mới cơ cấu kinh tế của các nước phát triển, cũng như chu kỳ sống của công nghệ và sản phẩm của các nước này ngày càng rút ngắn Do đó để khắc phục được tình trạng lão hoá sản phẩm, các nước tư bản phát triển đã di chuyển một bộ phận sản xuất công nghiệp, phần lớn là máy móc ở giai đoạn lão hoá sang các nước kém phát triển hơn để tiếp tục sử dụng, kéo dài thêm chu kỳ sống của sản phẩm Vào những năm 70 khi những cuộc khủng hoảng cơ cấu nổ ra, trong chiến lược tái triển khai công nghiệp lúc đó, các nước tư bản phát triển đã di chuyển một bộ phận công nghiệp có kỹ thuật đơn giản dùng nhiều lao động và gây ô nhiễm môi trường bao gồm các ngành như: quần áo, giầy dép, đồ chơi, hàng điện tử đơn giản công nghiệp khai khoáng sang các nước NICs Châu Á như (Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông) Và các nước tư bản

Trang 16

phát triển tiếp tục đầu tư vào ngành mới kỹ thuật cao hơn như: điện tử, tin học, sinh học, vật liệu mới, tự động hoá Vào cuối thập kỷ 70 đến thập kỷ 90 của thế kỷ 20, làn sóng CGCN thứ hai được bắt đầu từ các nước NICs sang các nước đang phát triển như Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia tới Philipines, Trung Quốc, Việt Nam

2.4 Giá cả và phương thức thanh toán trong chuyển giao công nghệ 2.4.1 Giá cả trong chuyển giao công nghệ

2.4.1.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến giá cả chuyển giao công nghệ

Công nghệ là một loại hàng hoá đặc biệt nên không có giá cả quốc tế hay giá cả quốc gia cho mỗi công nghệ như hàng hoá thông thường khác Việc mua bán công nghệ hầu như phụ thuộc vào người bán hay nước chuyển giao định đoạt phần nhiều Do vậy nước được chuyển giao hay nước mua công nghệ phải xem xét những yếu tố sau đây để thoả thuận:

- Lợi nhuận do công nghệ được chuyển giao mang lại - Tính mới của sản phẩm

- Khả năng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm sản xuất theo hợp đồng CGCN

- Thời hạn hiệu lực của các đối tượng sở hữu công nghiệp

- Các điều kiện liên quan đến độc quyền, lãnh thổ áp dụng, phạm vi thị trường

- Phương thức thanh toán, đồng tiền dùng để thanh toán

Trang 17

- Các luật lệ về thuế, các phí tổn do luật pháp của nước thuộc bên bán và bên mua qui định

- Số người muốn bán công nghệ tương tự và số người muốn mua

2.4.1.2 Cơ sở đánh giá và định giá công nghệ

Đánh giá công nghệ là việc định lượng, phân tích và xem xét công nghệ trên ba khía cạnh: Đồng bộ - tiến bộ - thích hợp để từ đó quyết định Việc lựa chọn và đánh giá công nghệ là công việc hết sức phức tạp nhưng hết sức quan trọng

Tính đồng bộ: Công nghệ có tính mục tiêu cụ thể, công nghệ nào sản

phẩm đó, ứng với mỗi công nghệ có một sản phẩm nhất định do vậy sự đồng bộ của công nghệ thể hiện khía cạnh vật chất của công nghệ, đảm bảo cho công nghệ có đầy đủ các giải pháp để đạt được mục tiêu đã định

Tính tiến bộ (hay tính hiện đại): Tính tiến bộ hay tính hiện đại của công

nghệ được thể hiện qua sản phẩm của công nghệ Đánh giá mức độ tiên tiến của sản phẩm hay đánh giá công nghệ ở quá trình sản xuất biểu hiện ở thế hệ thiết bị, thời hạn hiệu lực của các đối tượng sở hữu công nghệ có liên quan, tuổi thọ, việc giảm đầu vào hay tăng đầu ra

Tính thích hợp: Tính thích hợp của công nghệ khá phức tạp Nó đòi hỏi

phải xem xét nhiều tiêu chuẩn liên quan tới hàng loạt tác nhân như: sự thích ứng với môi trường xung quanh, khả năng đáp ứng kế hoạch hoá theo chiều ngang và bao quát mục tiêu ngắn hạn đã được đề ra Ngoài ra tính thích hợp của bất kỳ công nghệ nào còn được xác định bởi chiến lược phát triển quốc gia - một sự phát triển mang tính tự sáng tạo (tự lực và tự trị) Công nghệ là một yếu tố cơ bản của cơ cấu kinh tế mà nó trực thuộc, thí dụ: đối với các nước đang phát triển có lực lượng lao động dư thừa, không có trình độ cao, không có khả năng sử dụng công nghệ cao cần nhiều vốn tri thức Tính thích hợp của công nghệ phụ thuộc rất nhiều vào việc sử dụng công nghệ, nó mang tính năng động Hôm nay công nghệ này còn thích hợp, nhưng ngày mai thì không, hoặc ngược lại, hôm nay nó không thích hợp thì ngày mai nó lại thích hợp Vì thế trước khi lựa chọn

Trang 18

công nghệ cần quyết định xem loại hàng hoá nào, dịch vụ nào sẽ được sản xuất, tiêu thụ và buôn bán, ai sẽ sản xuất chúng và việc sản xuất, lưu thông chúng sẽ được tổ chức như thế nào

Ngoài ra còn phải căn cứ vào các chỉ tiêu sau để đánh giá: - CN sử dụng nhiều trí thức (Knowledge intensive)

- CN sử dụng nhiều vốn (Capital intensive)- CN sử dụng nhiều lao động (Labour intensive)

2.4.1.3 Phương pháp tính giá công nghệ

Có thể dựa vào doanh thu hoặc lợi nhuận thu được để tính giá công nghệ theo các tỷ lệ sau:

- Tỷ lệ % của giá trị khối lượng sản phẩm được sản xuất ra hàng năm - Tỷ lệ % của giá trị khối lượng sản phẩm được tiêu thụ hàng năm - Tỷ lệ % của lợi nhuận thu được hàng năm

Tuy nhiên, do công nghệ là một đối tượng rất trừu tượng, việc định lượng chính xác giá trị tăng thêm của sản phẩm do công nghệ đem lại là khó khăn và vô cùng phức tạp do đó người ta loại bỏ các yếu tố không mang tính công nghệ trong tính doanh thu đạt được Để đạt được điều này người ta đưa ra khái niệm

“gá bán tịnh” (Net selling price).

Giá bán tịnh là tổng giá bán sản phẩm dịch vụ mà trong quá trình tạo ra chúng có áp dụng công nghệ được chuyển giao, tính theo hoá đơn bán hàng sau khi trừ đi các khoản sau:

- Chiết khấu thương mại - Thuế gián thu

Trang 19

- Giá nhập khẩu CIF và thuế nhập khẩu cán bán thành phẩm, bộ phận chi tiết, linh kiện, phụ tùng

Để có một đánh giá và tính được giá công nghệ thật chuẩn xác đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu kết hợp trên nhiều chỉ số định lượng khác nhau

2.4.2 Phương pháp thanh toán

Khi đề cập đến các phương pháp tính giá, thì phương pháp thanh toán cũng nên được đưa ra vì nó cũng có ảnh hưởng rất quan trọng đến hiệu quả, tính thực thi của hợp đồng CGCN

Trong hợp đồng, các bên có thể lựa chọn một trong các phương thức sau:

Góp vốn bằng công nghệ: Giá trị công nghệ được tính thành một số tiền

nhất định và số tiền này được coi là phần góp vốn của bên giao trong liên doanh

Trả gọn (Lump - sum): Phương thức trả gọn là phương thức theo đó hai bên

thoả thuận định giá của công nghệ bằng một khoản tiền nhất định Bên mua có thể trả gọn một hoặc nhiều lần trong một thời hạn nhất định (thông thường bắt đầu từ khi ký xong hợp đồng và kết thúc lúc bên mua sản xuất được sản phẩm đầu tiên)

Phương thức trả kỳ vụ (Royalty): là phương thức theo đó bên mua trả dần

cho bên bán một khoản tiền tính bằng tỷ lệ theo chỉ số nhất định trong một thời gian nhất định do hai bên thoả thuận Đối với CGCN từ nước ngoài vào và CGCN trong nước, giá thanh toán cho việc CGCN bao gồm các đối tượng đã nêu ở điều 4 của Nghị định 45/1998 NĐ-CP, trong đó không kể giá trị máy móc thiết bị kèm theo, phải tuân theo một thời hạn:

- Từ 0-5% giá bán tịnh (net selling price) trong thời gian hiệu lực của hợp đồng

- Hay từ 0-25% lợi nhuận sau thuế thu được từ việc tiêu thụ sản phẩm được chuyển giao trong thời gian hiệu lực hợp đồng

- Hay từ 0-8% tổng vốn đầu tư trong trường hợp góp vốn bằng công nghệ không quá 20% vốn pháp định đối với việc chuyển giao từ nước ngoài vào Việt

Trang 20

Nam và chuyển giao trong nước, giá thanh toán cho việc CGCN không kể giá trị máy móc thiết bị kèm theo, có thể đến 8% giá bán tịnh hay đến 30% lợi nhuận sau thuế, hoặc trong trường hợp góp vốn bằng giá trị công nghệ đến 10% tổng số vốn đầu tư đối với công nghệ hội đủ tiêu chuẩn:

+ Công nghệ chuyển giao thuộc công nghệ cao (theo danh mục của Bộ Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường công bố trong từng thời kỳ)

+ Công nghệ được chuyển giao có ý nghĩa lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hội của vùng sâu vùng xa và miền núi hải đảo

+ Phần lớn sản phẩm được xuất khẩu (hoặc phí được trả cho công nghệ ở mức cao đối với sản phẩm được xuất khẩu)

+ Đối với những công nghệ đặc biệt, có mức phê duyệt thanh toán cho việc CGCN cao hơn quy định nêu trên Bộ Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường sẽ xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ

Kết hợp trả gọn một phần, phần còn lại trả theo kỳ vụ

Theo kinh nghiệm của một số nước phát triển cho thấy họ không khuyến khích phương thức trả gọn hay góp vốn bằng công nghệ (trả gọn chỉ áp dụng khi bên nhận có thể tiếp thu được toàn bộ công nghệ trong thời gian ngắn xác định), mà họ khuyến khích trả kỳ vụ nhằm gắn quyền lợi và trách nhiệm của bên giao và hiệu quả sử dụng công nghệ trong suốt thời gian áp dụng công nghệ (doanh thu càng cao, sử dụng càng nhiều nhiên liệu, bán thành phẩm và nhân công trong nước thì phí kỳ vụ sẽ tăng tương ứng) Chính sách này cũng nhằm thúc đẩy bên giao liên tục thông báo và chuyển giao những cải tiến, đổi mới công nghệ để duy trì lợi thế cạnh tranh của bên nhận hòng thu được những khoản phí kỳ vụ như mong muốn

III VAI TRÕ CỦA HOẠT ĐỘNG CGCN

1 Tính tất yếu của chuyển giao công nghệ

Trang 21

1.1 Chuyển giao công nghệ là con đường tất yếu để không ngừng đổi mới, nâng cao trình độ lực lượng sản xuất

Trong thời đại ngày nay, khoa học và công nghệ đang phát triển với một tốc độ vũ bão, là động lực trực tiếp thúc đẩy lực lượng sản xuất mỗi quốc gia phát triển Chính sự phát triển kỳ diệu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đang tác động sâu sắc đến mọi mặt kinh tế xã hội của mỗi quốc gia Sự phát triển ở mỗi quốc gia dù là quốc gia phát triển hay đang phát triển cũng như chậm phát triển không thể nằm ngoài xu thế phát triển của khoa học và công nghệ Mỗi một trình độ khoa học công nghệ nhất định tạo ra một nền sản xuất tương ứng, song cái đích phát triển của mỗi quốc gia đều hướng tới là sự giàu có phồn vinh, không ngừng nâng cao trình độ khoa học, công nghệ của nước mình Tuy nhiên luôn có sự chênh lệch về trình độ khoa học, công nghệ giữa các quốc gia bởi quy luật phát triển không đều tạo ra Vì vậy dù là nước tư bản chủ nghĩa phát triển hay các nước đang và chậm phát triển đều phải học hỏi tiếp thu công nghệ của nước ngoài thông qua con đường chuyển giao công nghệ để rút ngắn khoảng cách về trình độ khoa học công nghệ của nước mình so với nước khác, cũng như phát huy triệt để lợi thế của người đi sau

1.2 Chuyển giao công nghệ là con đường tất yếu để mỗi quốc gia giải quyết tốt các vấn đề khoa học nằm ngoài khả năng của mình

Do nhu cầu thực tế sản xuất đặt ra, cũng như các vấn đề có liên quan đến đời sống hàng ngày của mỗi dân tộc mỗi quốc gia đang gặp phải vô cùng rộng lớn, mà bản thân nền khoa học và công nghệ của các quốc gia riêng rẽ không có thể tự mình giải quyết mọi vấn đề đó, do vậy việc hợp tác trong nghiên cứu khoa học, cũng như chuyển giao công nghệ giữa các quốc gia là tất yếu

1.3 Chuyển giao công nghệ là cần thiết để mỗi quốc gia phát huy triệt để lợi thế so sánh tương đối của mình

Trang 22

Ngày nay khi mà mỗi quốc gia đã ý thức được rằng, nguồn tài nguyên của mỗi quốc gia là có hạn, cũng như mỗi nước chỉ có những lợi thế so sánh tương đối trong sản xuất một số lĩnh vực cụ thể, do vậy họ luôn luôn tìm tòi con đường khoa học và công nghệ tiên tiến và hợp lý nhất để khai và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên của quốc gia mình, cũng như tăng tính cạnh tranh về lợi thế so sánh tương đối của mình, trong đó con đường chuyển giao công nghệ từ nước ngoài luôn được các quốc gia cân nhắc tới

1.4 Chuyển giao công nghệ là con đường cần thiết để các công ty tăng năng lực cạnh tranh, đồng thời tránh hàng rào bảo hộ kỹ thuật ngày càng tinh vi trên các thị trường

Ngày nay cùng với xu hướng phát triển mạnh mẽ của thương mại thế giới, thì sự cạnh tranh giữa các tập đoàn, các công ty diễn ra ngày càng khốc liệt, cũng như sự bảo hộ của các thị trường dân tộc và khu vực ngày càng tinh vi hơn Đứng trước xu thế đó, các công ty, các tập đoàn, các quốc gia phải tính đến khả năng đầu tư nước ngoài và CGCN Đối với các nước đang và chậm phát triển thì việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài và CGCN từ nước ngoài sẽ giúp họ nâng cao năng lực sản xuất và năng lực cạnh tranh của hãng Với các nước phát triển, các công ty, các tập đoàn họ luôn xác định rằng việc khai thác các thị trường tiềm năng ở nước ngoài bằng cách chuyển các kỹ thuật cơ bản, bí quyết chế tạo và thiết bị sản xuất ra nước ngoài, và tiến hành sản xuất ngay tại nước nhận CGCN với mức giá thành rẻ do tận dụng được chi phí nhân công và nguyên vật liệu rẻ song tạo ra hàng hoá có chất lượng cao hơn hẳn các sản phẩm bản địa giúp họ vừa có thể cạnh tranh với hàng hoá của nước bản địa, vừa tránh được hàng rào bảo hộ của nước bản địa

Việc di chuyển các cơ sở sản xuất cũng như CGCN ra nước ngoài, chính là việc tạo nguồn hàng xuất khẩu sang các nước thứ ba, cạnh tranh với hàng hoá của đối thủ khác trên thị trường các nước thứ ba, cũng như ngay trên thị trường

Trang 23

việt về công nghệ cao của các nước phát triển hoặc của các TNCs với lợi thế so sánh về giá thành các yếu tố sản xuất do việc sản xuất ở nước ngoài và sự quản lý chặt chẽ và hiệu quả của các công ty tập đoàn đã đem lại cho hàng hoá của các công ty một sức cạnh tranh cao trên thị trường

Qua những phân tích ở trên, qua các cách nhìn nhận khác nhau về chuyển giao công nghệ, chúng ta đã thấy được tính tất yếu của chuyển giao công nghệ trong thời đại ngày nay Một khi mà sự chênh lệch và trình độ công nghệ về mức sống giữa các quốc gia các khu vực khác nhau trên thế giới còn tồn tại thì CGCN còn tồn tại

2 Vai trò của chuyển giao công nghệ với nền kinh tế và doanh nghiệp

Năng lực công nghệ của mỗi công ty, mỗi quốc gia không tự nhiên mà có, mà là quá trình tích luỹ sàng lọc và không ngừng đào thải CGCN quốc tế là cơ hội quý hiếm không những giúp cho các nước phát triển không ngừng cách tân để tạo cho mình có công nghệ tiên tiến nhất, mà nó còn giúp cho các nước đang và chậm phát triển có đựơc công nghệ cần thiết mà tiết kiệm được chi phí và thời gian

Thật vậy, đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, thì công nghệ luôn là đối tượng nghiên cứu phân tích để lý giải những thành bại của doanh nghiệp này so với doanh nghiệp khác, luôn là yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh trên thị trường của mỗi doanh nghiệp

Đối với các nước phát triển và các TNCs, từ trước đến nay vẫn theo đuổi

chiến lược “dẫn đầu về công nghệ”, sự dẫn đầu về công nghệ cho phép duy trì lợi thế cạnh tranh ngay cả khi chênh lệch đã giảm đi, tuy nhiên vị thế “dẫn đầu về công nghệ” chỉ có ý nghĩa tương đối theo thời gian, do vậy để duy trì vị trí

dẫn đầu công nghệ buộc các nước phát triển và các TNCs phải tính đến CGCN CGCN giúp cho các quốc gia và các công ty này luôn luôn có thể hấp thụ và học hỏi, và cập nhật được công nghệ mới nhất của đối thủ cạnh tranh Hơn thế nữa khi áp dụng công nghệ mới, các nước phát triển và các TNCs sẽ thay thế dần các

Trang 24

công nghệ và thiết bị lạc hậu (kể cả thiết bị mới chưa sử dụng nhưng đã cũ về nguyên lý công nghệ) Khi đó mong muốn chuyển giao các công nghệ cũ sang các nước khác là tất yếu để có thể tiếp tục thu lợi từ công nghệ đáng ra phải bỏ đi từ đó lại tạo điều kiện cho các nước phát triển và các TCNs tăng thêm khả năng tài chính để cách tân công nghệ mới của mình Một chi phí để duy trì một nhà máy hoạt động cầm chừng (do đã cũ về nguyên lý công nghệ) lớn hơn nhiều chi phí dỡ bỏ nó, và tất nhiên nếu có người chịu bỏ tiền để tháo dỡ và mua lại nhà máy đó, công nghệ đó thì lại càng tốt cho các nước phát triển

Đối với các nước đang và chậm phát triển, CGCN sẽ mang lại cho các nước này những lợi ích cơ bản như:

- Thu hút được vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài kèm theo chuyển giao công nghệ

- Tiết kiệm được chi phí lớn về R&D

- Tiếp cận và sử dụng được ngay những công nghệ tiên tiến hơn những công nghệ đang có trong nước

- Khai thác và sử dụng hữu hiệu nguyên vật liệu trong nước - Tạo công ăn việc làm cho người lao động có trình độ cao

- Thay thế nhập khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu, tăng thu nhập ngoại tệ

CGCN quốc tế đã và đang tạo cho các nước đang và chậm phát triển những lợi thế cạnh tranh tương đối bền vững trong một khoảng thời gian nhất định trên thị trường thế giới về một số sản phẩm đặc trưng của mình (theo lợi thế so sánh) trên cơ sở đó có thể đạt được sự tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao và từng bước nâng cao mức sống của nhân dân Cho dù trình độ công nghệ của các nước đang và chậm phát triển chỉ đang ở trong giai đoạn đầu CNH - HĐH thấp hơn nhiều so với các nước công nghiệp phát triển nhưng nếu có chính sách nhập khẩu công

nghệ “thích hợp”, khai thác triệt để lợi thế “của kẻ đi sau”, tích cực tham gia vào

phân công lao động quốc tế cũng như có chính sách ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo giáo dục, nghiên cứu và triển khai, thì chắc chắn dần dần sẽ khắc

Trang 25

phục được “nguy cơ tụt hậu” về công nghệ so với các nước công nghiệp phát

triển

Trang 26

1 Khái quát chung về thực trạng công nghệ Việt Nam hiện nay

1.1 Mức độ tiên tiến của công nghệ

Về toàn cảnh công nghệ Việt Nam có thể khái quát như sau: “Công nghệ Việt Nam ở mức trung bình kém, cố gắng đến 2005 đạt trình độ trung bình khá của khu vực”[1]

Theo đánh giá của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường đăng trên tạp

chí “Kinh tế Việt Nam và thế giới” số 71 xuất bản tháng 6 / 1999, và cũng theo

báo cáo của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường trình Chính phủ cho thấy một tổng quan về công nghệ Việt Nam Công nghệ Việt Nam lạc hậu so với các nước trên thế giới khoảng 50 đến 100 năm So với mức trung bình của thế giới thì thiết bị của ta hiện nay lạc hậu từ 2-3 thế hệ hoặc 4-5 thế hệ tuỳ từng lĩnh vực chuyên ngành cụ thể Kết quả điều tra thực trạng máy móc thiết bị và công nghệ ở 2.292 Doanh nghiệp nhà nước cho thấy hiện có 1.217 doanh nghiệp có các loại máy móc thiết bị hỗn tạp, có xuất xứ từ gần 20 nước trên thế giới khác nhau Trên 11.000 doang nghiệp có 50% máy móc thiết bị đã quá cũ

Theo một báo cáo khác của Bộ công nghiệp cũng cho hay qua khảo sát ở 727 thiết bị và dây chuyền công nghệ tại 42 nhà máy thì có tới 70% thiết bị mới nhập thuộc thế hệ những năm 50- 60 thế kỷ 20, trên 70% thiết bị đã hết khấu hao, 50% thiết bị được tân trang lại Trình độ công nghệ kỹ thuật và thiết bị máy móc ở các doanh nghiệp nhỏ còn yếu kém hơn Trên 1/2 doanh nghiệp này mua máy móc cũ, điều này dẫn đến sản phẩm kém chất lượng, doanh nghiệp không

Trang 27

có khả năng đổi mới và sáng tạo ra sản phẩm mới Trong 2.733 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đóng trên điạ bàn Hà Nội có 90-92% thuộc loại này[2].

Và theo những đánh giá gần đây nhất cũng cho thấy trình độ đổi mới công nghệ của nước ta còn nhiều hạn chế Về chỉ tiêu đánh giá trình độ tự động hoá mới chỉ có 3% doanh nghiệp công nghiệp nhà nước sử dụng thiết bị tự động hoá, 39% doanh nghiệp nhà nước sử dụng thiết bị bán cơ khí Chỉ có 40% số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt trình độ tự động hoá và 45% số doanh nghiệp này đạt trình độ bán tự động[3]

Với tốc độ đổi mới công nghệ như hiện nay (8-10%/năm) thì sau 10 năm chúng ta mới đổi mới được một thế hệ công nghệ

Bảng 1: Đánh giá Công nghệ 10 nước ASEAN

(Qua ý kiến của 24 công ty Nhật Bản đang hoạt động ở 10 nước ASEAN, thang điểm tối đa là 5)

Nguồn: Danh Sơn, Đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp Nhà Nước

ở Việt Nam - thực trạng, vấn đề và giải pháp - T/c Nghiên cứu kinh tế số

264-5/2000, tr 4

nghệ Việt Nam đang đứng ở đâu - Thời báo kinh tế Việt Nam ngà y 22/3/1995, Tr.12

nền kinh tế - Luận văn thạc sĩ - Trường Đại học Ngoại thương

nước - Tạp chí kinh tế và dự báo số 11/2002

Trang 28

Việc huy động và khai thác công nghệ - thiết bị lạc hậu đã qua sử dụng làm cho khoảng cách tụt hậu về công nghệ so với thế giới ngày càng xa Trong các lĩnh vực lắp ráp điện, lắp ráp xây dựng, thuỷ sản đông lạnh lạc hậu 1-2 thế hệ; điện, giấy sửa chữa, máy lâm nghiệp, đường mía lạc hậu 2-3 thế hệ; đường sắt đường bộ, đóng tàu cơ khí là 3-5 thế hệ So với các nước trong khu vực công nghệ của ta lùi xa về thế hệ khoảng 15-20 năm trong ngành điện tử, 20 năm trong ngành cơ khí; 3-5 thập kỉ đối với công nghiệp sản xuất giấy in, giấy bao bì 70% công nghệ dệt, sợi, nhuộm đã sử dụng trên 20 năm; công nghệ sản xuất phân bón đã sử dụng từ 25-30 năm[4]

Do công nghệ lạc hậu dẫn đến năng suất ở Việt Nam rất thấp, mức hao phí năng lượng nguyên vật liệu trên một đơn vị sản phẩm ở mức cao từ đó làm hạn chế tính cạnh tranh hàng hoá Việt Nam Cụ thể năng suất ở Việt Nam chỉ bằng 30% mức trung bình của thế giới Tiêu hao phí năng lượng so với các nước trên thế giới ở ngành cơ khí bằng 120%, ngành quần áo may mặc sản xuất xuất khẩu 127%, ngành giấy 126%, dệt 110%, ngành than 175%, xăm lốp cao su 204%, hoá chất cơ bản 138%, luyện kim đen 250%, luyện kim màu 148%, các sản phẩm kim loại 170%, quạt điện 246% Chi phí đầu vào của công nghệ hiện có khá cao so với công nghệ tiên tiến, ví dụ như tiêu hao điện năng trên đơn vị công suất ở thiết bị sản xuất xi măng cao gấp 1,4 lần; gạch chịu lửa 2,5 lần; trong luyện thép 1,7 lần[5]

Chính do yếu tố công nghệ lạc hậu sẽ gây ra một phản ứng dây chuyền đó là nền kinh tế chỉ có thể sản xuất ra sản phẩm có chất lượng trung bình thậm chí thấp, giá thành cao, và sản phẩm sản xuất ra không theo kịp thay đổi về nhu cầu thị trường

[4], [5] Nguyễn Mạnh Hùng - Giảm chi phí sản xuất nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm công

nghiệp Việt Nam - Tạp chí kinh tế và dự báo số 11/2002

Trang 29

Để có thể đánh giá sát thực hơn nữa về mức độ tiên tiến và năng suất của công nghệ Việt Nam hiện nay, dưới đây người viết sẽ trình bày cụ thể hơn về thực trạng của một số ngành, một số lĩnh vực chủ chốt của Việt Nam hiện nay:

Ngành công nghệ thông tin

So với các ngành khác, ngành công nghệ thông tin được xem là ngành có công nghệ hiện đại nhất ở Việt Nam hiện nay

Với công nghệ hoàn toàn nhập khẩu, Việt Nam liên lạc trực tiếp với thế giới qua vệ tinh viễn thông, song dung lượng truyền còn thấp, tốc độ mới trên 34 Mbit/ giây, trong khi thế giới đạt tốc độ 2 Gbit/ giây Việc khai thác tính năng của cách mạng thông tin vào mục đích thương mại ở nước ta cho đến nay chưa

được bao nhiêu Thậm chí khái niệm “thương mại điện tử” còn rất mơ hồ và xa

lạ với nhiều doanh nghiệp Hiện nay ở Việt Nam mới có khoảng 27% doanh nghiệp sử dụng Internet Qua khảo sát ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ cho thấy

chỉ có khoảng 3% số doanh nghiệp này tỏ ý quan tâm tới “thương mại điện tử”, 7% mới bắt đầu triển khai và tới 90% không có khái niệm gì về “thương mại điện tử” Đó là chưa kể đến một số doanh nghiệp vừa và nhỏ không có cả máy

Fax lẫn máy vi tính[6]

Hiện nay chỉ có khoảng 2% (gần 3.000 doanh nghiệp) trong tổng số doanh nghiệp Việt Nam có Website riêng, và khoảng 8% số doanh nghiệp tham gia có tính phong trào hoặc mới bắt đầu đi vào thử nghiệm Đã thế số doanh nghiệp

tham gia “thương mại điện tử” chủ yếu dừng lại ở giai đoạn 1 và 2 của quy trình giao dịch “thương mại điện tử” nên hiệu quả còn thấp Có tới 97% số doanh

nghiệp chưa thực hiện thanh toán qua ngân hàng Với 90% số doanh nghiệp

chưa tham gia “thương mại điện tử”, đây thực sự là một vấn đề đáng lo ngại[7]

kiện số quý I/2002, Tr.16

số 50 ngà y 12/12/2002, Tr.12

Trang 30

Cho đến nay mới có khoảng chục sản phẩm điện tử - tin học mang thương hiệu Việt Nam do các công ty trong nước thiết kế, chế tạo như (Vietronics, Gvec, VTB, VTD, Setro, Jec ), máy tính cá nhân (CMT, Genpacific, FPT, Green Mekong, VTB ) số doanh nghiệp tham gia tăng nhanh, nhưng doanh số không lớn, không đứng vững trên thị trường và không có sức mạnh cạnh tranh ngay cả với các sản phẩm điện tử nước ngoài sản xuất tại Việt Nam

Ngành sinh học

Dựa trên công nghệ sinh học để thực hiện chiến lược công nghiệp hoá là một bước quan trọng để thúc đẩy công nghiệp hoá ở nông thôn Vì nước ta là một nước nông nghiệp, 80% số dân ở nông thôn, sản xuất nông nghiệp chiếm 27,2%[8] Công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn liền với công nghiệp hiện đại hoá nông thôn đúng theo tinh thần văn kiện Đại hội lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của ngành sinh học

Công nghệ sinh học bao gồm từ kỹ thuật chọn, lai tạo giống truyền giống, công nghệ vi sinh, công nghệ mô, công nghệ tế bào đến công nghệ di truyền, công nghệ ADN có ý nghĩa rất lớn đối với phát triển toàn diện ở Việt Nam một cách bền vững, với sự bảo vệ và cải thiện môi trường thiên nhiên và môi trường sinh thái

Về công nghệ sinh học, trên thực tế Việt Nam mới dừng lại ở 2 sản phẩm là rượu cồn và bia Những sản phẩm hết sức quan trọng khác của công nghệ sinh học như kháng sinh, axit amin, axit hữu cơ, dung môi hữu cơ có mặt trên thị trường Việt Nam đều là sản phẩm nhập ngoại Công nghiệp nhẹ, chế biến thực phẩm không đủ sức cạnh tranh với các nước trong khu vực, đang chao đảo do thiếu vốn, thiếu vốn thiếu công nghệ

Trang 31

Thành tựu của chúng ta trong áp dụng công nghệ sinh học mới chỉ là những bước sơ khai, do chúng ta ít sáng tạo, mới chỉ ứng dụng máy móc, dập khuôn thành tựu khoa học kỹ thuật nước ngoài, thiếu đầu tư chiều sâu

UNESCO đã có sáng kiến giúp cho các nước đang phát triển đi vào công nghệ sinh học và nước ta về danh nghĩa là thành viên của trung tâm công nghệ gen, công nghệ sinh học quốc tế, nhưng trên thực tế cho đến nay còn ít tham gia vào các hoạt động CGCN quốc tế về lĩnh vực này

Ngành thiết bị vật liệu

Có thể nói rằng, Việt Nam chưa thiết lập được nền công nghiệp chế tạo vật liệu mới, như vật liệu thông minh, vật liệu phi tuyến Các loại vật liệu gốm kỹ thuật, vật liệu composit gần đây mới phát triển ở nước ta chỉ chiếm 5% tổng số các loại vật liệu Các loại vật liệu này chỉ là vật liệu của giai đoạn tiền công nghiệp hoá Trong khi đó công nghiệp chế biến và sử dụng nguyên liệu khoáng sản truyền thống lạc hậu so với thế giới từ 30-100 năm.

Ngành cơ khí chế tạo

Ngành cơ khí chế tạo của Việt Nam lạc hậu từ 3-5 thế hệ (khoảng 50-100 năm) so với thế giới Hệ số cơ giới hoá trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp của Việt Nam đạt khoảng 50% (còn ở giai đoạn đầu của cơ khí hoá), tỷ lệ tự động hoá không đáng kể, nhiều khâu lao động còn thủ công

Cả nước hiện nay có khoảng 39.000 máy công cụ thì trong đó hơn 10.000 chiếc là do Việt Nam tự chế tạo từ những năm 50 của thế kỷ 20, số còn lại nhập từ Liên Xô (cũ) và Đông Âu đã lạc hậu ngay từ lúc lắp đặt, chỉ có 1% là máy hiện đại mới nhập gần đây Những minh chứng sau cho thấy sự yếu kém của ngành cơ khí nước ta: Việt Nam mới chỉ đóng được tàu đi biển trọng tải lớn nhất là 6,5 vạn tấn song động cơ chủ yếu là nhập khẩu (tàu Vĩnh Thuận do nhà máy đóng tàu Bạch Đằng thực hiện) Trong khi đó các nước trên thế giới đã đóng tàu chở hàng có trọng tải 20 vạn tấn, tàu chở dầu 1 triệu tấn

Trang 32

Theo ông Nguyễn Xuân Chuẩn, Thứ trưởng Bộ công nghiệp chủ tịch hội kỹ sư ô tô Việt Nam cho biết: “ngành công nghiệp ô tô Việt Nam mới được hình

thành song công nghệ không tương xứng với trình độ thế giới, công nghệ còn nghèo nàn lạc hậu, 70% số lượng công nghệ cần phải được thay thế tính từ năm 1995 đến năm 2000 Chúng ta mới chế tạo hoàn chỉnh động cơ diezel 50 ml còn các nước tiên tiến khác đã chế tạo hoàn chỉnh động cơ diezel 20.000-30.000 ml”

Trong ngành đường sắt tổng sức kéo sử dụng trong đường sắt Việt Nam không lớn (250.000 CV) gồm 11 chủng loại khác nhau do hơn 20 nước chế tạo Đặc biệt loại đầu máy TY-7 do Liên Xô (cũ) chế tạo chiếm quá nửa số lượng đầu máy hiện có chế tạo từ những năm 70 làm nhiệm vụ kéo gỗ trong các lâm trường ở Liên Xô được chuyển sang Việt Nam từ trong thời kỳ chống chiến tranh phá hoại và hiện nay vẫn còn kéo trong đoàn tàu chính tuyến Số đầu máy còn lại đều thuộc loại công suất nhỏ Nếu năng suất đầu máy của ta là 100% thì của Trung Quốc là 153,5%, Indonexia 444,58%, Thái Lan 656,85%, Malaixia 249,17%, Ấn Độ 973,65% Số toa xe sử dụng trước năm 1970 là 29,3%; trước 1980 là 58,5%; số thích hợp với nhu cầu hiện tại chỉ có 4,1%[9]

Ngành công nghiệp thép và luyện kim

Ngành công nghiệp thép và luyện kim sẽ đánh giá trình độ phát triển nền công nghiệp mỗi quốc gia, nó là công nghiệp nền tảng để phát triển các ngành công nghiệp cơ khí và các ngành có trình độ kỹ thuật cao hơn

Chưa thể nói là Việt Nam đã có công nghiệp luyện kim một cách cơ bản bởi lẽ công nghệ của ngành luyện kim ở ta lạc hậu so với thế giới tới hơn 50 năm Chúng ta chỉ có mỗi khu gang thép Thái Nguyên ở miền Bắc và chỉ sản xuất được 20% nhu cầu về phôi thép là nguyên liệu chính phục vụ luyện và cán thép thành phẩm, số còn lại phải nhập từ nước ngoài Ở miền Nam mới chỉ có nhà máy luyện và cán thép, chưa có quá trình luyện quặng thành gang

Trang 33

Công suất trung bình của các nhà máy ước tính chỉ khoảng 10 ngàn tấn thép một năm so với 500 ngàn tấn thép một năm của các nhà máy sản xuất thép ở khu vực Đông Nam Á Ngành thép Việt Nam mới chỉ cán được các sản phẩm dài cỡ nhỏ và vừa với các mác phổ biến là Cacbon thấp Xét về thực chất vẫn chỉ là gia công thép cho nhu cầu vừa và thấp, còn các sản phẩm thép hình, thép chất lượng cao phải nhập khẩu 100 %[10]

Việt Nam đang chế tạo lò điện luyện thép 40 tấn / mẻ, trong khi thế giới có lò sản suất 500 tấn / mẻ Dung tích của lò cao Thái Nguyên, con chim đầu đàn của ngành luyện kim Việt Nam là 100m3

tức là bằng 1/50-1/20 lần so với thế giới (2000-5000m3) Công nghệ cũ nát này đã ngốn rất nhiều nguyên liệu Lò điện ở Việt Nam tiêu hao điện năng 900-1000 kw / tấn thép so với 400-500 kw / tấn của thế giới.Theo ông Nguyễn Hữu Thơ - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty

thép Việt Nam cho biết: “hiện nay nước ta có 35 doanh nghiệp sản xuất thép, 40 cơ sở cán thép Nếu tính tổng sản lượng thép sản xuất ra của các nhà máy sản xuất thép (Công ty thép Đà Nẵng, Công ty thép Miền Nam, Công ty gang thép Thái Nguyên) hiện nay sản lượng thép của cả nước ước khoảng 3,454 triệu tấn thép năm”[11]

Trang 34

Ngành sản xuất xi măng

Hiện cả nước có tất cả 65 nhà máy xi măng, trong đó chỉ có 10 nhà máy lò quay hiện đại với tổng công xuất thiết kế là 15,2 triệu tấn / năm, 55 nhà máy xi măng lò đứng công nghệ lạc hậu với công suất thiết kế 3 triệu tấn / năm Ngoài ra còn có 40 trạm nghiền xi măng với tổng công suất thiết kế 43,35 triệu tấn / năm Do công nghệ lạc hậu nên chủng loại xi măng sản xuất hiện nay còn nghèo, chủ yếu là PCB 30, PCB 40, xi măng Puzôla[12]

Ngành dệt

Trong ngành dệt may do trình độ về công nghệ còn thấp từ đó dẫn tới năng suất lao động của ngành này thấp chỉ bằng 30 - 50% so với các nước trong khu vực Cụ thể trong ngành kéo sợi năng suất lao động được biểu hiện qua số cọc sợi trên một lao động Ở các nước khác với một dây truyền hiện đại chỉ tiêu này là 300 - 400 cọc sợi trên một người Nhưng ở Việt Nam chỉ có một vài xưởng sợi hiện đại, một công nhân quản lý từ 200 - 350 cọc sợi Còn đa số các dây chuyền sợi do dây chuyền công nghệ cũ, một công nhân chỉ quản lý được 70 - 80 cọc sợi

Đối với ngành dệt thoi, hiện đa số các nước trong khu vực và trên thế giới chuyên sản xuất vải cung cấp cho ngành may đều sử dụng máy dệt không thoi với tốc độ 700 - 900 vòng / phút và một công nhân có thể quản lý được 30 - 50 máy dệt, hiệu suất thiết bị đạt từ 90 - 98% Trong khi đó ở Việt Nam máy dệt thoi chỉ có tốc độ 140 - 170 vòng / phút và một người công nhân chỉ đứng được 8 - 10 máy Có một số ít máy dệt không thoi vừa được trang bị nhưng cũng chỉ đạt tốc độ 500 - 600 vòng/ phút, một công nhân đứng được 10 - 12 máy Hiệu suất thiết bị chỉ đạt được 70 - 80%[13]

44 ngà y 31/10 - 6/11/2002

Trang 35

Chất lượng vải của ngành dệt Việt Nam còn nhiều hạn chế Trong một lô hàng đưa vào may thì khổ vải phải đồng đều, màu sắc phải đúng mẫu, các lỗi chỉ cho phép bình quân 30 - 40m một lỗi Tuy nhiên các công ty dệt trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu này, nguyên nhân chính là do công nghệ trong ngành dệt của ta còn nhiều lạc hậu

1.2 Giá cả của công nghệ

Giá cả của công nghệ được biểu hiện bằng tiền của giá trị công nghệ Thông thường với những công nghệ có trình độ kỹ thuật hiện đại, có hiệu quả thương mại cao sẽ có giá cao Tuy nhiên điều này lại không hoàn toàn đúng với thực tế của hoạt động CGCN nước ngoài vào Việt Nam

Do thiếu những thông tin về thị trường CGCN trên thế giới, cũng như các thông tin có liên quan tới đối tượng công nghệ chuyển giao, phía Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn trong việc xác định đúng giá cả công nghệ Mặt khác do thiếu kinh nghiệm, kiến thức liên quan đến CGCN cùng với những biểu hiện yếu kém về phẩm chất của một số cán bộ thực hiện CGCN đã làm cho phía Việt Nam chịu thua thiệt lớn về giá cả khi CGCN Giá cả của công nghệ được chuyển giao trong các dự án thường bị khai khống rất nhiều so với giá trị thực có của nó, và đặc biệt là đối với các dự án liên doanh Song vì các lý do khác nhau, mà rất ít người và các cơ quan ban hành có thể biết được những thua thiệt về giá cả của các công nghệ nước ngoài chuyển giao vào trong nước

Để minh chứng cho những nhận định trên, xin đưa ra một số ví dụ điển hình về các trường hợp khai khống giá công nghệ được chuyển giao:

 Trong dự án liên doanh gia cầm giữa Việt Nam và Thái Lan, phía Thái Lan thực hiện góp vốn bằng dây chuyền giết mổ gia súc, tuy nhiên qua thẩm định cho thấy phía Thái Lan đã khai khống giá của dây chuyền này lên tới 600.000 USD

 Trong dự án liên doanh giữa công ty du lịch thành phố Hồ Chí Minh và Vinagroup, phía Vinagroup thực hiện góp vốn bằng giá trị thiết bị Tổng trị giá

Trang 36

của số dây chuyền thiết bị được hai bên quyết toán là 4.340.000 USD nhưng sau khi được một công ty quốc tế giám định lại thì giá trị thực còn lại là 2.990.000 USD

 Công ty kiểm toán SGS được Nhà nước uỷ nhiệm thí điểm thẩm định ở 12 đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài Kết quả cho thấy có tới 6 đơn vị có chênh lệch về giá mua thiết bị, số chênh lệch này lên tới 14.000.000 USD

 Qua một cuộc khảo sát của Bộ Công nghiệp cho thấy 42 liên doanh của Bộ có vốn FDI, do mua phải thiết bị cũ đã qua tân trang con số thiệt hại lên tới 50.000.000 USD[14] Việc giá tài sản cố định bị nâng lên cao làm tăng khấu hao tài sản cố định và có lợi cho việc thu hồi vốn của phía nước ngoài Phía Việt Nam thiệt hại về tỷ lệ chia lãi, ngành thuế thiệt về thuế thu nhập doanh nghiệp Cũng tương tự như tài sản cố định hữu hình, giá trị của tài sản cố định vô hình (nhãn hiệu, bản quyền…) do phía nước ngoài xác định thường rất cao, từ đó làm tăng khấu hao, giảm lợi tức chịu thuế

1.3 Mức độ gây ô nhiễm môi trường của công nghệ

CGCN và nhập máy móc thiết bị cũ lạc hậu vào Việt Nam đã gây tác động xấu tới môi trường và sức khoẻ của người lao động cũng như người dân

Máy móc không hiện đại, không sử dụng công nghệ sạch đã gây nên lượng chất thải lớn Tại các nhà máy chế biến thuỷ sản ở Hải Phòng, Nha Trang, T.P Hồ Chí Minh do khí Freon và NH3từ hệ thống máy cấp đông, kho đông lạnh, xe phát lạnh bị rò rỉ cộng với khí CO, SO2 bốc lên từ các bể dầu để chế biến các sản phẩm đông lạnh đã gây ô nhiễm không khí ở mức rất cao

Tại khu công nghiệp Biên Hoà gồm 65 nhà máy phân bổ trên 1 diện tích 382 ha có phần lớn thiết bị công nghệ thuộc thế hệ năm 1970 nên vừa tiêu hao năng lượng nhiều vừa dẫn đến chất thải công nghiệp có tỷ lệ cao Trung bình mỗi ngày đêm khu công nghiệp Biên Hoà thải ra hơn 26.000m3

nước thải xả trực tiếp vào sông Đồng Nai (cung cấp 90% lượng nước cho 3 khu vực dân cư:

Trang 37

Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và một phần tỉnh Bình Dương) Nước tại đây thải nhiều chất hữu cơ, nhiều dầu mỡ, kim loại nặng và vượt quá mức cho phép Tải lượng nhiễm BODS lên đến 15.091 kg ngày đêm Nồng độ bụi Oxit Ni tơ trong khu công nghiệp cao hơn nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép (TCCP) Đặc biệt là tại các nhà máy hoá chất ở Biên Hoà nồng độ khí Clo cao gấp 15 - 30 lần so với mức cho phép

Tại nhà máy phân lân Văn Điển lượng bụi lên tới 1.100mg / m3

chiếm trên 90% lượng thải vào không khí Xí nghiệp hoá chất sơn Hà Nội bụi chì vượt nồng độ cho phép tới hàng ngàn lần Nhà máy cao su Hà Nội có nồng độ ô nhiễm cao, vượt quá TCCP 40 lần Qua điều tra nồng độ khí độc trong các liên doanh về hoá chất vượt quá 11 lần so với tiêu chuẩn quy định; nồng độ bụi vượt quá 28 lần cho phép và có tới 10 % dây chuyền thiết bị gây ô nhiễm quá mức quy định.[15]

Nhà máy xi măng Hà Tiên 1, nhập máy nghiền 90 tấn của Pháp: Nồng độ bụi vượt quá TCCP từ 3 - 138 lần, Nhà máy luyện kim cán thép VICASA Biên Hoà nhập lò hồ quang của Trung Quốc và dây chuyền đúc thép liên tục của Ấn Độ có độ bụi vượt quá 3,4 lần so với TCCP và tiếng ồn vượt cao nhất 10dB, nhà máy cao su Việt Hưng với toàn bộ dây chuyền nhập của ITALIA có nồng độ bụi vượt TCCP 18 lần

Công ty dệt Việt Thắng với máy dệt thế hệ mới nhất của Nhật Bản song tiếng ồn vẫn vượt quá TCCP từ 6,7 - 12dB Nhà máy bột ngọt Vedan do không có hệ thống xử lý nước thải công nghiệp nên đã thải nước thải công nghiệp không xử lý có lẫn độc tố ra sông Thị Vải làm sông bị ô nhiễm nặng, làm chết hàng loạt tôm nuôi trên diện tích hàng trăm ha

Chính yếu tố công nghệ lạc hậu đã tác động trực tiếp tới môi trường xung quanh, và đặc biệt hơn là nó đã tác động xấu đến sức khỏe của người lao động

tế - Trường Đại học Ngoại thương, Tr.101

Trang 38

Đợt điều tra toàn diện từ trước đến nay về môi trường lao động do Viện nghiên cứu kỹ thuật thuộc Bộ Lao động thương binh xã hội cho thấy công nhân phải làm việc với các yếu tố độc hại mà không ý thức được Ô nhiễm, hơi độc, phóng xạ đã tăng lên hàng năm tới 19,6 % Ở các công ty liên doanh mức độ độc hại còn cao hơn nhiều, số người mắc bệnh nghề nghiệp tăng vọt từ năm này qua năm khác; ốm tăng 22,5%; bệnh nghề nghiệp tăng 6% một năm[16] Theo tin từ Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam trong số hàng trăm dự án đầu tư công nghiệp vào Việt Nam từ 1991- 1995, hầu hết không có dự án công nghiệp sạch, và hầu hết là công nghệ gây ô nhiễm lớn

1.4 Tình hình nhân lực và tài chính phục vụ cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong nước

1.4.1 Về nhân lực

Về đội ngũ nhân lực cho khoa học và công nghệ không phải là ít song chưa mạnh, lại có những nhược điểm cơ bản Theo thống kê hiện nayViệt Nam có 800.000 cán bộ có trình độ đại học, gần 9.000 tiến sỹ, gần 3.000 giáo sư, phó giáo sư Riêng trong các cơ quan nghiên cứu và triển khai có hơn 45.000 cán bộ khoa học công nghệ của hơn 300 viện nghiên cứu, 30.000 nhà khoa học vừa nghiên cứu vừa giảng dạy trong 105 trường đại học, cao đẳng, có 12 trường và viện đào tạo cao học, 74 viện và trường đào tạo nghiên cứu sinh[17] Chất lượng đào tạo cán bộ khoa học công nghệ còn thấp, chưa được cập nhật tri thức hiện đại của thế giới, bị hổng nhiều về hiểu biết công nghệ, quản trị kinh doanh, tiếp thị, ngoại ngữ, thiếu cán bộ đầu đàn có khả năng tổ chức thực hiện những

Trang 39

chương trình nghiên cứu có tính đột phá cao Lực lượng chuyên gia giỏi ở các ngành rất mỏng, phần đông chỉ nắm lý thuyết thiếu kinh nghiệm thực tế

Trong các cơ quan nghiên cứu và triển khai số lượng cán bộ nghiên cứu bậc cao còn quá thấp, số tiến sĩ khoa học mới chiếm 0,4%, số phó tiến sĩ (tiến sĩ chuyên ngành khoa học) mới có 5,1% Mục đích đào tạo trên đại học là phục vụ cho công tác nghiên cứu và triển khai nhưng hiện nay lực lượng đó trong khu vực nghiên cứu và triển khai chỉ có 25% trong tổng số chung trong cả nước Trong những năm vừa qua lực lượng nghiên cứu khoa học có tăng, song so với tốc độ gia tăng của các nước khác thì ở Việt Nam tỷ lệ cán bộ nghiên cứu trên 1 triệu dân còn quá thấp, mới trên 300 người Đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ của chúng ta so với trước có phát triển, nhưng so với số dân hiện nay có khoản 4 cán bộ khoa học công nghệ trên 10.000 dân (chỉ tiêu này ở Singapo là 40, Hàn Quốc là 47, Nhật Bản là 81) vào loại thấp trên thế giới nhưng thuộc mức trung bình khá so với các nước đang phát triển (Ấn Độ: 1,1, Thái Lan: 2,5, Malaysia: 4, Trung Quốc: 2,5) Đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ thiếu nhiều cán bộ đầu ngành, những chuyên gia giỏi, đặc biệt là những chuyên gia về công nghệ Tỷ trọng cán bộ khoa học công nghệ hoạt động nghiên cứu và triển khai trong khu vực doanh nghiệp ở Việt Nam còn thấp khoảng 32% (Thái Lan con số này là 58,2%, Sinh-ga-po: 44%, Hàn Quốc: 48%) Số cán bộ được đào tạo về ngành công nghệ còn thấp, chỉ chiếm 15,4% trong tổng số đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ[18]

Về độ tuổi, hiện tượng “lão hoá” trong đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ

là đáng kể Theo số liệu điều tra, có trên 63% tiến sĩ, trên 32% phó tiến sĩ và trên 20%đại học đã trên 50 tuổi Tuổi bình quân của cán bộ có học vị cao (tiến sĩ, phó tiến sĩ) là 48,5, trong đó tiến sĩ là 52,1 và phó tiến sĩ là 48,1[19]

Trang 40

Kinh phí sự nghiệp khoa học chi cho nghiên cứu khoa học hàng năm cũng thấp so với thu nhập quốc dân, chỉ chiếm 0,3 - 0,4% Ngày 30 / 3 / 1991 BộChính trị đã ra Quyết định 26NQ/TW về khoa học và công nghệ trong sự nghiệp đổi mới, trong đó có đưa ra mục tiêu ngân sách dành cho sự nghiệp khoa học công nghệ mỗi năm đạt 2% trong tổng ngân sách Đến năm 2000, Quốc hội đã phê duyệt 2% tổng chi ngân sách dành cho khoa học và công nghệ trị giá trên 1.350 tỷ VND Nhưng trên thực tế trong những năm vừa qua chúng ta mới chỉ dành cho chi phí khoa học công nghệ khoảng 1% trong tổng chi, như vậy chúng ta mới đạt 50% nhu cầu chi phí Với mức đầu tư tài chính trên, ước tính bình quân cho mỗi cán bộ khoa học công nghệ ngân sách nhà nước đạt mức dưới 1.000 USD / năm Con số này rất thấp so với mức bình quân của thế giới là 55.000 USD Một số nước trong khu vực con số này là: Thái Lan 18.000 USD; Xinh-ga-po 53.000 USD; Hàn Quốc 56.000 USD; Nhật Bản 134.000 USD Trong những năm qua, mặc dù Nhà nước đã dành 1% vốn xây dựng cơ bản của nền kinh tế quốc dân để đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ quan khoa học và công nghệ, nhưng chỉ mới đạt 50 USD cho một cán bộ khoa học và công nghệ trong một năm So với các nước, đầu tư của Việt Nam quá thấp, chỉ bằng 1/500 của Sinh-ga-po, 1/240 của Hàn Quốc, 1/300 của Nhật Bản, 1/450 của Ấn Độ, 1/40 của Thái Lan, chỉ đủ duy trì mức tối thiểu tồn tại của cơ quan khoa học công nghệ[20]

Tài

nguyên Vốn độ lao Trình động

Độ rộng thị trường

Thể chế

Dân tộc tính

Ngày đăng: 08/11/2012, 15:48

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Đánh giá Công nghệ 10 nước ASEAN - Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ nước ngoài tại Việt Nam
Bảng 1 Đánh giá Công nghệ 10 nước ASEAN (Trang 27)
Bảng 2: Đánh giá khả năng bắt kịp các nước láng giềng của Việt Nam - Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ nước ngoài tại Việt Nam
Bảng 2 Đánh giá khả năng bắt kịp các nước láng giềng của Việt Nam (Trang 40)
Trong ngành công nghiệp, đa số các nhà máy được hình thành tại Việt Nam luôn phải trải qua các công đoạn sau: xây dựng nhà máy, lắp đặt các trang thiết  bị máy móc, vận hành bảo trì, tuyển nhân lực và đào tạo nhân lực, tổ chức sản  xuất.. - Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ nước ngoài tại Việt Nam
rong ngành công nghiệp, đa số các nhà máy được hình thành tại Việt Nam luôn phải trải qua các công đoạn sau: xây dựng nhà máy, lắp đặt các trang thiết bị máy móc, vận hành bảo trì, tuyển nhân lực và đào tạo nhân lực, tổ chức sản xuất (Trang 41)
Hình 3: Các giai đoạn của chu trình nghiên cứu Khoa học - Triển khai công nghệ - Sản xuất - Tiêu thụ - Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ nước ngoài tại Việt Nam
Hình 3 Các giai đoạn của chu trình nghiên cứu Khoa học - Triển khai công nghệ - Sản xuất - Tiêu thụ (Trang 88)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w