THẾ NÀO LÀ CÔNG NGHỆ THÍCH HỢP VỚI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ nước ngoài tại Việt Nam (Trang 62 - 67)

1. Khái niệm

Các đặc điểm của công nghệ thể hiện qua bản chất của sản phẩm mà nhờ áp dụng công nghệ đó sản xuất ra cũng như việc sử dụng các nguồn lực cho việc áp dụng công nghệ đó.

Nhân tố quan trọng quyết định bản chất công nghệ là mức thu nhập quốc dân trên đầu người, nguồn lực hiện có, hệ thống tổ chức sản xuất và công nghệ hiện đang sử dụng cùng với chi phí tạo ra công nghệ. Mỗi một trong các yếu tố đó ở các nước khác nhau thì khác nhau và đặc biệt là có sự chênh lệnh lớn giữa các nước tiên tiến với các nước đang và chậm phát triển. Do vậy công nghệ được tạo ra để thích hợp với các nước tiên tiến lại thường khó được chấp nhận hay không thích hợp với điều kiện hiện tại các nước đang và chậm phát triển. Công nghệ tạo ra tại các nước tiên tiến hiện đại có khuynh hướng sản xuất ra các sản phẩm đòi hỏi người tiêu dùng phải có thu nhập cao, yêu cầu nguồn lực đầu tư trên một nhân công cũng như trình độ kỹ thuật của nhân công phải ở mức cao. Do đó những công nghệ này khi chuyển giao sang các nước đang và chậm phát triển mà không có những thay đổi điều chỉnh cho thích hợp, kết quả là một sự tập trung lớn về các nguồn lực song chỉ được đầu tư vào một phần nhỏ của nền kinh tế dẫn đến không hiệu quả về mặt tổng thể. Một công nghệ nghệ thích hợp với một quốc gia do đó có thể được hiểu như là công nghệ mà nguồn nhân, vật lực sử dụng cho nó phù hợp với điều kiện của các quốc gia đó.

Trong điều kiện Việt Nam hiện nay công nghệ thích hợp là công nghệ

phẩm) và khai thác (công nghệ); tận dụng được các nguồn tài nguyên phong phú giá rẻ; phù hợp quy mô sản xuất nhỏ và trung bình ở Việt Nam; từng bước nâng cao năng lực công nghệ nội sinh và không tách rời vấn đề bảo vệ môi trường.

Thật khó có thể đưa ra một mối quan hệ có tính chất hàm số giữa công nghệ thích hợp với các yếu tố quyết định nó bởi vì có những yếu tố không thể lượng hoá được cũng như rất khó khăn trong việc gán cho chúng những trọng số thích hợp. Vì vậy chỉ có thể lựa chọn được công nghệ thích hợp trên cơ sở căn cứ vào những tiêu chuẩn cụ thể sau đó đánh giá công nghệ theo chỉ tiêu đó dựa trên các quan điểm và mục đích khác nhau.

2. Những tiêu chí cụ thể của một công nghệ thích hợp với Việt Nam

2.1. Công nghệ được chuyển giao vào Việt Nam phải có tính hiện đại

Một công nghệ hiện đại với Việt Nam không có nghĩa phải là công nghệ tiên tiến nhất hiện có trên thế giới song nó vẫn phải đảm bảo tính hiện đại tương đối so với mặt bằng chung thế giới. Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, một công nghệ ngoại nhập hiện đại phải đáp ứng được những tiêu chí sau:

- Có tính năng ưu việt hơn hẳn công nghệ hiện có trong nước. - Vận dụng phức hợp nhiều giải pháp công nghệ khác nhau. - Đảm bảo thành công về mặt thương mại.

Một công nghệ hiện đại đối với Việt Nam không có nghĩa là công nghệ hoàn toàn “mới một cách xa lạ”. Tính năng hiện đại của công nghệ được thể hiện trong tính năng ưu việt của nó, chứ không phải tính hiếm có, xa lạ, mơ hồ với người Việt Nam trong quá trình nhận biết sử dụng khai thác và làm chủ công nghệ.

2.2. Phù hợp với điều kiện thực tế Việt Nam

Trong quá trình CGCN từ nước ngoài vào Việt Nam, ngoài việc đánh giá tính hiện đại của công nghệ đó ra chúng ta không thể không đề cập đến sự phù

hợp của công nghệ đó với điều kiện thực tế Việt Nam. Sự phù hợp của công nghệ được chuyển giao với thực tế Việt Nam được đặc biệt chú ý ở hai khía cạnh đó là tính thích nghi hoá của công nghệ và mức giá hợp lý của công nghệ đó.

2.2.1. Tính thích nghi hoá

Bởi vì mỗi công nghệ luôn có tính đặc thù riêng, đặc biệt là tính đặc thù theo địa phương. Nếu chỉ dừng lại ở những tiêu chí trên để đánh giá tính hiện đại của công nghệ trong quá trình chọn công nghệ thì còn phiến diện xa thực tế. Rất nhiều công nghệ mặc dù trước khi nhập vào Việt Nam trên cơ sở tính toán sẽ cho ta những lợi ích trông thấy, nhưng sau khi nhập và tiến hành triển khai ứng dụng thì kết quả lại khác xa tính toán ban đầu, mà lý do chính đó là công nghệ đó không có “tính địa phương hoá” và “thích nghi hóa”.

Một ví dụ cho thấy, một công nghệ sản xuất Tivi tiên tiến ở những nước có khí hậu ôn đớn hoặc hàn đới cho ra những sản phẩm hoàn toàn đáp ứng yêu cầu thiết kế ban đầu, nhưng cũng sản phẩm đó công nghệ đó khi được sử dụng tại các nước có khí hậu nhiệt đới như ở Việt Nam thì độ nét rất kém mà lý do chính là công nghệ sản xuất Tivi ở trên chưa tính tới yếu tố “nhiệt đới hoá”.

Như vậy “tính thích nghi hoá” của công nghệ chuyển giao vào Việt Nam trước hết nó phải thích nghi được điều kiện tự nhiên của Việt Nam, và tiếp đó quá trình khai thác sử dụng, “Việt Nam hoá” công nghệ đó không vượt quá khả năng của người Việt Nam.

2.2.2. Giá cả của công nghệ được chuyển giao vào Việt Nam phải hợp lý

Trong điều kiện còn eo hẹp về nguồn lực tài chính như hiện nay, khi CGCN chúng ta phải cân nhắc kỹ lưỡng tới yếu tố giá cả công nghệ trong mối quan hệ với tính hiện đại của nó.

Chúng ta không nhất thiết cứ phải bỏ ra một khoản tiền quá cao để tiếp nhận công nghệ tiên tiến nhất bởi lẽ, thứ nhất với khoản tiền quá cao như thế chưa hẳn chúng ta tiếp nhận được công nghệ hiện đại tiên tiến nhất mà nó còn

phụ thuộc vào trình độ nhận biết của phía Việt Nam và thiện chí của phía nước ngoài. Thứ hai, công nghệ quá cao không những giá chuyển giao rất cao, mà chi phí vận hành công nghệ đó cũng rất cao, trong khi vốn của ta không nhiều, hơn nữa trình độ khoa học kỹ thuật của ta còn yếu kém chưa cho phép tiếp thu một cách có hiệu quả nhất công nghệ hiện đại đó, như thế sẽ gây lãng phí thậm chí còn phá hỏng cả những trang thiết bị đã được trang bị trước đó. Thứ ba, trong điều kiện vốn còn eo hẹp song rất nhiều ngành sản suất của nền kinh tế cũng như các bộ phận sản xuất trong một đơn vị sản xuất đều có nhu cầu bức thiết về đổi mới công nghệ, do vậy chúng ta không thể bỏ ra một sự đầu tư quá lớn vào CGCN quá cao trong vài bộ phận mà bỏ qua một nhu cầu cấp thiết của phần lớn nền kinh tế, như vậy sẽ không có hiệu quả về tổng thể.

Tóm lại trong quá trình CGCN, khi tính tới yếu tố hiện đại và giá cả công nghệ, chúng ta luôn phải xem xét chúng một mối quan thống nhất với cùng mục tiêu là đổi mới công nghệ trong nước, từng bước CNH - HĐH nền kinh tế. Phải tuỳ từng khâu, từng ngành mà đưa ra sự tính toán hợp lý giữa hai vấn đề là tính hiện đại và giá cả của công nghệ được chuyển giao.

Việc chúng ta lựa chọn mức độ hiện đại của một công nghệ và mức giá của nó ngoài việc căn cứ vào vai trò nội tại của nó và giá trị nội tại của nó ra còn phải xét vai trò phức hợp của công nghệ. Thông thường với cùng một tính năng kỹ thuật cùng mức độ hiện đại, song công nghệ nào mà có tác dụng thúc đẩy sự phát triển nhiều ngành sản xuất có liên quan, thì công nghệ đó dễ được chấp nhận hơn dù rằng giá có cao hơn công nghệ cùng loại khác.

2.3. Góp phần tăng năng suất lao động và giải quyết tốt việc làm

Trong khi năng suất lao động của Việt Nam chỉ bằng 30% so với thế giới, thì việc tăng năng suất lao động luôn là yêu cầu bức thiết đặt ra với mỗi doanh nghiệp. Năng suất lao động được tính bằng số đơn vị sản phẩm trên một đơn vị thời gian hoặc số lao động trên một đơn vị sản phẩm trong một kỳ sản xuất. Do vậy để tăng năng xuất lao động chúng ta có thể đưa ra các phương án:

- Thứ nhất giảm thời gian lao động trung bình kết tinh trong một đơn vị sản phẩm.

- Giảm số lượng lao động trên một đơn vị sản phẩm trong một kỳ sản xuất.

- Tăng quy mô sản xuất với tốc độ lớn hơn tốc độ tăng của số lao động dựa trên nguyên tắc “hiệu quả tăng theo quy mô”.

Để thực hiện bất kỳ một phương án nào trong ba phương án nêu trên, chúng ta cũng phải nhờ tới sự trợ giúp của một công nghệ sản suất ưu việt hơn với những công nghệ chúng ta đã có trước đó. Tuy nhiên trong phương án hai, để thực hiện được, trong thời điểm ngắn hạn chúng ta có thể bỏ qua yếu tố đổi mới công nghệ nhưng bắt buộc phải tăng cường độ lao động của mỗi người lao động. Xét về lâu dài việc tăng cường độ lao động của người lao động kéo dài liên tục sẽ không đem lại hiệu quả mong muốn và chỉ giới hạn ở một vài ngành có kỹ thuật giản đơn. Xét về mặt hiệu quả việc tăng năng suất lao động theo phương án hai sẽ kém hiệu quả, bởi một chi phí cho một giờ lao động làm thêm sẽ lớn hơn rất nhiều so với chi phí một giờ lao động bình thường, trong khi năng suất lao động cận biên của người lao động giảm dần.

Vì vậy trong lâu dài, phương án thứ hai sẽ khó được chấp nhận nếu như chúng ta muốn đi lên CNH - HĐH, nó chỉ là một phương án phụ trợ áp dụng trong một điểm ngắn hạn nhất định mà thôi. Như vậy để đi vào quá trình CNH - HĐH nhất thiết chúng ta phải nâng cao năng suất lao động của nền sản xuất, thông qua việc “tăng hiệu quả sản suất theo quy mô” hoặc giảm số thời gian lao động trung bình kết tinh trong mỗi đơn vị sản phẩm kết tinh theo sản phẩm. Để làm được điều đó, phải tính tới yếu tố đổi mới công nghệ. Một công nghệ chúng ta cần trước hết nó phải đảm bảo được những tiêu chí hiện đại, phù hợp như đã nêu ở trên, ngoài ra công nghệ đó phải có tác dụng trực tiếp tới tăng năng lực cạnh tranh và giải quyết thoả đáng vấn đề việc làm.

Năng lực cạnh tranh của sản phẩm được quyết định bởi tính ưu việt về tính năng kỹ thuật so với sản phẩm cùng loại và có hiệu quả về thương mại tương

phải có sự trợ giúp của các nguồn lực vận hành và sử dụng công nghệ đó trong quá trình sản xuất, đặc biệt là nguồn nhân lực.

Theo thống kê của Bộ lao động Thương binh xã hội (LĐTB&X H) đến năm 1997 cả nước có hơn 40 triệu lao động chiếm 55% dân số ước tính, năm 2000 là 45,1 triệu. Trong giai đoạn 1996 - 2000 nguồn lao động cả nước mỗi năm tăng khoảng 1,24 triệu. Về cơ cấu, phần lớn lực lượng lao động Việt Nam là lao động trẻ. tập trung vào nhóm tuổi 15-24; 25-34 và 35-44 trong nhóm đó tuổi 25-34 chiếm tỷ lệ cao nhất[32]

.

Với nguồn lao động dồi dào như trên, chúng ta nhất thiết phải cân nhắc một giải pháp công nghệ có kết hợp hài hoà giữa tính ưu việt về kỹ thuật và sử dụng tối đa lao động, và phát huy được thế mạnh về nguồn lao động của mình để tạo ra một sức sản xuất và năng lực cạnh tranh lớn, tận dụng tối đa lợi thế so sánh tương đối của nền kinh tế.

2.4. Tiết kiệm nguồn tài nguyên

Khi lựa chọn một công nghệ ngoài việc đánh giá trình độ hiện đại về tính năng kỹ thuật của chúng, cũng như vấn đề giải quyết việc làm do công nghệ đó đem lại, chúng ta không thể bỏ qua vấn đề tiết kiệm nguồn tài nguyên của mỗi giải pháp công nghệ. Bởi vì bất cứ một nguồn tài nguyên nào cũng chỉ là hữu hạn, do vậy trong khi sản xuất ngày hôm nay chúng ta không thể không tính tới tương lai. Thông thường một công nghệ hiện đại sẽ luôn giúp cho người khai thác công nghệ đó tiết kiệm được đầu vào trong quá trình ứng dụng công nghệ cho sản xuất. Tuy nhiên theo cách đó còn phiến diện bởi lẽ sự phân bổ các nguồn tài nguyên khác nhau ở các nước hoàn toàn khác nhau, cùng một loại tài nguyên là đầu vào sản xuất cho một sản phẩm nhất định ở các nước luôn khác nhau.

[32] TS Bùi Anh Tuấn - Tạo việc làm cho người lao động qua đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ nước ngoài tại Việt Nam (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)