Lựa chọn công nghệ thích hợp trong một số ngành cụ thể

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ nước ngoài tại Việt Nam (Trang 73 - 75)

- NXB Thống kê HàN ội 2000.

3.Lựa chọn công nghệ thích hợp trong một số ngành cụ thể

Trong tất cả các cuộc chuyển giao dù ở lĩnh vực nào tiêu chí hiện đại luôn là tiêu chí quan trọng hàng đầu và không thể bỏ qua trong việc đưa ra quyết định lựa chọn một giải pháp công nghệ.

Đối với ngành công nghiệp mà Việt Nam có thể thành công cao và có độ hấp dẫn cao (công nghệ phần mềm tin học, sản phẩm chế biến từ nông

sản...), trong quá trình chuyển giao thứ tự ưu tiên của các tiêu chí là: hiện đại phù hợp với thực tế Việt Nam; thúc đẩy phát triển khoa học trong nước tăng cường khả năng làm chủ và ứng dụng tiến bộ khoa học trên thế giới; góp phần tăng năng suất giải quyết tốt việc làm; có khả năng tái chuyển giao và tiếp theo là các tiêu chí còn lại.

Với ngành công nghiệp Việt Nam có khả năng thành công cao, song độ hấp dẫn của nó thấp (máy móc thiết bị nhỏ; nhóm linh kiện và sản phẩm điện tử; dệt may; da dày; đồ chơi; đóng tàu chuyên dụng vừa và nhỏ) khi chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam thứ tự các tiêu chí được ưu tiên là góp phần tăng năng suất lao động giải quyết việc làm; hiện đại phù hợp với thực tế Việt Nam; bảo vệ môi trường sinh thái...

Với các ngành công nghiệp độ hấp dẫn cao, song khả năng thành công thấp (công nghệ vật liệu mới; dược phẩm; năng lượng mới; truyền thông...) trong quá trình chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào, tiêu chí quan trọng hàng đầu là hiện đại phù hợp thực tế Việt Nam; thúc đẩy nền khoa học trong nước phát triển tăng cường khả năng làm chủ và ứng dụng tiến bộ khoa học trên thế giới; bảo vệ môi trường sinh thái và tiếp theo là các tiêu chí còn lại.

Với các ngành công nghiệp mà độ hấp dẫn thấp, khả năng thành công thấp tiêu tốn nhiều tài nguyên ảnh hưởng tới môi trường trên phạm vi lớn

(hoá chất cơ bản, sản suất xi măng, thép, lọc dầu) khi du nhập công nghệ thứ tự ưu tiên là tiêu chí hiện đại phù hợp với thực tế Việt Nam; bảo vệ môi trường sinh thái; tiết kiệm nguồn tài nguyên; góp phần tăng năng suất lao động giải quyết việc làm và tiếp theo là các tiêu chí còn lại.

Bảng 3: Việt Nam và sự lựa chọn cho các ngành công nghiệp

Tiêu chí

Việt Nam có khả năng thành công

Cao Thấp

Độ

hấp Cao - Công nghệ tin học (phần mềm)

-Công nghệ vật liệu mới - Năng lượng mới

dẫn - Công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp nhiệt đới

- Công nghiệp dịch vụ tầm xa (kiểm toán, bảo hiểm, tài chính)

- Công nghiệp du lịch - Sản phẩm chế biến từ nông sản -Truyền thông - Dược phẩm Thấp - Máy móc thiết bị nhỏ

- Nhóm linh kiện và sản phẩm điện tử

- Dệt may da dày đồ chơi

- Đóng tàu chuyên dụng vừa và nhỏ - Sản xuất đồ gia dụng

- Hoá chất cơ bản - Lọc dầu

-Sản xuất thép - Xi măng

Tuy nhiên sự phân luồng cho các lựa chọn ở trên chỉ mang tính tương đối và có ý nghĩa tham chiếu, và có thể thay đổi theo mục tiêu phát triển khác nhau ở các thời kỳ khác nhau.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ nước ngoài tại Việt Nam (Trang 73 - 75)