II. CÁC GIẢI PHÁP LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ THÍCH HỢP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
2. Xây dựng chính sách nhất quán mang tầm chiến lược về ưu tiên phát triển công nghệ
ngắn khoảng cách tụt hậu so với thế giới về khoa học và công nghệ. Tuy nhiên về lâu dài việc nâng cao năng lực công nghệ quốc gia là giải pháp quan trọng xuyên suốt quá trình CNH - HĐH. Thành công trong CGCN được chứng tỏ bằng cách làm chủ công nghệ thông qua những nỗ lực liên tục về tiếp thu công nghệ, thích nghi hoá và cuối cùng là phải sản sinh ra những công nghệ mới. Sự hoàn toàn lệ thuộc vào công nghệ nước ngoài sẽ kìm hãm việc đuổi bắt trình độ khoa học - công nghệ của các nước phát triển.
- CGCN từ nước ngoài vào Việt Nam chỉ thực sự phát huy vai trò của nó nếu như các điều kiện về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực để tiếp nhận và khai thác công nghệ được chuyển giao thích ứng được yêu cầu mà công nghệ đó yêu cầu. Điều này có nghĩa công nghệ được chuyển giao vào nội địa phải phù hợp với điều kiện thực tế của nơi tiếp nhận có như vậy công nghệ được chuyển giao mới phát huy tối đa hiệu quả trên cơ sở kết hợp tính ưu việt về tính năng khai thác của công nghệ đó với lợi thế tương đối về nguồn lực trong nước.
2. Xây dựng chính sách nhất quán mang tầm chiến lược về ưu tiên phát triển công nghệ công nghệ
Trên cơ sở những nhận thức đúng đắn về vai trò của CGCN tới nền kinh tế, chúng ta phải đưa ra hệ thống chính sách nhất quán mang tầm chiến lược về ưu tiên phát triển công nghệ.
Hệ thống chính sách đòi hỏi phải mang tính nhất quán, bởi vì nếu không có sự nhất quán trong chính sách chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình đổi mới công nghệ, đó là tình trạng “trên nói dưới không nghe”, “mạnh ai người
ấy làm”. Kết quả CGCN sẽ không đem lại cái đích mà chúng ta hướng tới, thậm
chí phải gánh chịu những hậu quả nặng nề do chính sách không nhất quán về CGCN đem lại.
Hệ thống chính sách về ưu tiên phát triển công nghệ và CGCN bao gồm: Chính sách ưu tiên phát triển lĩnh vực chuyển giao, và chính sách hỗ trợ cho hoạt động chuyển giao công nghệ .
2.1. Về lĩnh vực ưu tiên chuyển giao công nghệ
Qua việc căn cứ và phân tích đánh giá thực tế về tiềm năng và nhu cầu về công nghệ trong nước chúng ta có thể đưa ra một số lĩnh vực ưu tiên CGCN như sau:
- Bằng mọi khả năng có thể tranh thủ CGCN tiên tiến trên thế giới để thực hiện “đi tắt đón đầu” trong các ngành (viễn thông, điện tử, tin học, sinh học, vật liệu mới).
- Đặc biệt coi trọng và đẩy mạnh CGCN phục vụ CNH - HĐH nông nghiệp và nông thôn.
- Chú trọng CGCN nhằm phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản phục vụ xuất khẩu và công nghiệp hàng tiêu dùng.
- CGCN một cách có chọn lọc cho các ngành công nghiệp nặng (năng lượng, vật liệu xây dựng, cơ khí luyện kim, hoá chất).
2.2. Về chính sách hỗ trợ cho phát triển công nghệ và CGCN 2.2.1. Chính sách về vốn cho CGCN
Văn kiện hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VIII chỉ rõ: “Để
công nghiệp hoá, hiện đại hoá cần huy động nhiều vốn, sử dụng vốn có hiệu quả”. Nguồn vốn trong nước là quyết định nguồn vốn nước ngoài là quan trọng.
Điều then chốt là huy động vốn bằng cách nào, sử dụng nguồn vốn như thế nào để có hiệu quả.
Chúng ta có thể huy động tối đa nguồn tích luỹ tiết kiệm từ dân cư đang tạm nhàn rỗi để đầu tư cho phát triển nói chung và cho hoạt động CGCN nói riêng. Để thu hút được nguồn vốn này Nhà nước cần có biện pháp giảm thủ tục phiền hà, có chính sách lãi suất thích hợp có lợi cho người dân đồng thời xây dựng chế độ bảo hiểm tiền gửi đối với những tài khoản trong ngân hàng nội địa ở Việt Nam. Bên cạnh đó dần tạo ra một môi trường lành mạnh hấp dẫn trong hoạt động thị trường mở.
Huy động vốn từ nước ngoài (chủ yếu thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và nguồn viện trợ phát triển chính thức ODA) là hai nguồn vốn lớn có tính khả thi cao. Để huy động nguồn vốn FDI Nhà nước phải không ngừng hoàn thiện về những chính sách ưu đãi, cơ sở hạ tầng cho việc thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Bên cạnh đó phải triệt tiêu nạn quan liêu hành chính, giảm thiểu rườm rà trong việc tạo các nguồn vốn đối ứng cho các dự án ODA.
Trên cơ sở đã có nguồn vốn cần thiết, Nhà nước thông qua hệ thống ngân hàng trang trải vốn cho hoạt động đổi mới công nghệ và CGCN theo nguyên tắc sau:
- Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vay vốn để đổi mới công nghệ như cho vay với lãi suất thấp, chỉ với điều kiện phương án có tính khả thi chứ không cần thế chấp; cho vay để thanh toán nợ trước khi đổi mới công nghệ; có thể trả nhiều lần.
- Đối với các lĩnh vực công nghệ mà Việt Nam cần “đi tắt đón đầu”, còn mới lạ với các doanh nghiệp, mà chỉ có các trung tâm nghiên cứu và triển khai
năng của họ, ngân hàng có thể cấp vốn với mức lãi suất thấp thậm chí bằng không với điều kiện bảo lãnh của Nhà nước.
Tuy nhiên cần lưu ý rằng cho dù có sự hỗ trợ hoặc ưu đãi trong các biện pháp tài chính, tín dụng song dứt khoát không thực hiện chế độ bao cấp.
2.2.2. Về chính sách thuế
Những ưu đãi về thuế đối với những hoạt động đổi mới và CGCN vào Việt Nam được thể hiện trên các phương diện sau:
- Phải làm cho các sắc thuế của Việt Nam có tính thuyết phục nội dung các sắc thuế phải thông suốt rõ ràng và ít thay đổi nhất.