1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Gián án Giáo án lớp 4-Tuần 20

32 315 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trường tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 4B Thứ sáu ngày 22 tháng 1 năm 2010 Tập đọc BỐN ANH TÀI (Tiếp theo) (Truyện cổ dân tộc Tày) I. Mục đích yêu cầu - Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết thuật lại sinh động cuộc chiến đấu của bốn anh tài chống yêu tinh. Biết đọc diễn cảm bài văn, chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến câu chuyện: hồi hộp ở đoạn đầu; gấp gáp, dồn dập ở đoạn tả cuộc chiến đấu quyết liệt chống yêu tinh; chậm rãi, khoan thai ở lời kết. - Hiểu các từ mới: núc nác, núng thế. Hiểu ý nghĩa xâu chuyện: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu chống yêu tinh của bốn anh em Cẩu Khây. II. Đồ dùng D-H - Đoạn văn cần luyện đọc. - Tranh minh hoạ bài tập đọc. III. Các hoạt động D-H A. Bài cũ - HS 1: Đọc thuộc lòng bài thơ Chuyện cổ tích về loài người và trả lời câu hỏi: Sau khi trẻ sinh ra, vì sao cần có ngay người mẹ? - HS 2: Đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi: Bố giúp trẻ những gì? - T: Nhận xét, ghi điểm cho từng HS. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a. Luyện đọc - T chia đoạn bài đọc: 3 đoạn - HS: Nối tiếp đọc 3 đoạn trước lớp, T kết hợp hướng dẫn HS. + Luyện đọc những từ ngữ khó: Cẩu Khây, vắng teo, giục, sầm, khoét. + Tìm hiểu giọng đọc bài văn: Giọng hồi hộp, đoạn 2, 3 đọc với giọng gấp gáp, dồn dập. Nhấn giọng ở những từ ngữ: vắng teo, lăn ra ngủ, hé cửa, thò đầu, lè lưỡi, đấm một cái, gãy gần hết, quật túi bụi . + Chú giải từ: núc nác, núng thế. - HS đọc theo cặp. - HS đọc toàn bài. - T: Đọc diễn cảm toàn bài b. Tìm hiểu bài. - HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi. + Tới nơi yêu tinh ở, anh em Cẩu Khây gặp ai và đã được giúp đỡ như thế nào? + Yêu tinh có phép gì đặc biệt? - HS đọc đoạn 2, 3 trao đổi và trả lời câu hỏi. + Thuật lại cuộc chiến đấu của bốn anh em chống yêu tinh? + Vì sao anh em Cầu Khẩy chiến thắng được yêu tinh? Giáo viên: Trần Minh Việt Trang 1 Trường tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 4B c. Đọc diễn cảm. - HS đọc nối tiếp 3 đoạn của bài. - T: Hướng dẫn HS tìm hỉêu cách đọc đoạn (từ Cầu Khẩy hé cửa .tối sầm lại) trên bảng phụ. - HS: Luyện đọc diễn cảm trong nhóm đôi. - HS: Thi đọc diễn cảm trước lớp. - Lớp: Bình chọn bạn đọc tốt nhất, T tuyên dương, cho điểm. 3. Củng cố, dặn dò. - Câu chuyện nói về điều gì? (Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu chống yêu tinh của bốn anh em Cẩu Khây). - T nhận xét tiết học. HS về nhà tiếp tục luyện tập thuật lại thật hấp dẫn câu chuyện bốn anh tài cho người thân nghe. ------------------------------------------------------------ Kĩ thuật (GV chuyên dạy) ------------------------------------------------------------ Toán PHÂN SỐ I. Mục tiêu - Bước đầu nhận biết về phân số, về tử số và mẫu số. - Biết đọc, biết viết phân số. II. Đồ dùng D-H - Bộ đồ dùng DH. - Các hình minh hoạ như trong SGK trang 106, 107. III. Các hoạt động D-H 1. Giới thiệu bài 2. Giới thiệu phân số - T treo lên bảng hình tròn được chia thành 6 phần bằng nhau, trong đó có 5 phần được tô màu như phần bài học của SGK. + Hình tròn được chia thành mấy phần bằng nhau ? + Có mấy phần được tô màu ? - T: Chia hình tròn thành 6 phần bằng nhau, tô màu 5 phần. Ta nói đã tô màu năm phần sáu hình tròn. Năm phần sáu viết là 6 5 . (Viết 5, kẻ vạch ngang dưới 5, viết 6 dưới vạch ngang và thẳng với 5). - HS đọc và viết 6 5 . T ta gọi 6 5 là phân số. Phân số 6 5 có tử số là 5, có mẫu số là 6. - T: Khi viết phân số 6 5 thì mẫu số được viết ở trên hay ở dưới vạch ngang? - Mẫu số của phân số 6 5 cho em biết điều gì? Giáo viên: Trần Minh Việt Trang 2 Trường tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 4B - Ta nói mẫu số là tổng số phần bằng nhau được chia ra. Mẫu số luôn luôn phải khác 0. - Khi viết phân số 6 5 thì tử số được viết ở đâu ? Tử số cho em biết điều gì? - T lần lượt đưa ra hình tròn, hình vuông, hình zích zắc như phần bài học của SGK, yêu cầu HS đọc phân số chỉ phần đã tô màu của mỗi hình. - T đưa ra hình tròn và hỏi: Đã tô màu bao nhiêu phần hình tròn ? Hãy giải thích? + Nêu tử số và mẫu số của phân số 2 1 ? - T: Đưa ra hình vuông và hỏi: Đã tô màu bao nhiêu phần hình vuông ? Hãy giải thích. + Nêu tử số và mẫu số của phân số 4 3 ? * Đưa ra hình zích zắc và hỏi: Đã tô màu bao nhiêu phần hình zích zắc ? Hãy giải thích. - T nhận xét: 6 5 ; 2 1 ; 4 3 ; 7 4 là những phân số. Mỗi phân số có tử số và mẫu số. Tử số là số tự nhiên viết trên vạch ngang. Mẫu số là số tự nhiên viết dưới gạch ngang. 3. Luyện tập *Bài 1: - HS nêu yêu cầu bài tập. - HS tự làm bài, sau đó lần lượt gọi 6 HS đọc, viết và giải thích về phân số ở từng hình. *Bài 2: - HS nêu yêu cầu bài tập. - T treo bảng phụ có kẻ sẵn bảng số như trong BT, gọi 2 HS lên bảng làm bài và yêu cầu HS cả lớp làm bài vào VBT. Phân số Tử số Mẫu số Phân số Tử số Mẫu số 11 6 6 11 8 3 3 8 10 8 8 10 25 18 18 25 12 5 5 12 55 12 12 55 - HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn. *Bài 3: (Nếu còn thời gian) - HS nêu yêu cầu bài tập. - 3 HS lên bảng, sau đó lần lượt đọc các phân số cho HS viết (có thể đọc thêm các phân số khác). HS dưới lớp đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. *Bài 4: (Nếu còn thời gian) - 2 HS ngồi cạnh nhau chỉ các phân số bất kì cho nhau đọc. - T viết lên bảng một số phân số, sau đó yêu cầu HS đọc. 4. Củng cố: Giáo viên: Trần Minh Việt Trang 3 Trường tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 4B - T nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà làm các bài tập luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. ------------------------------------------------------------ Buổi chiều Luyện từ và câu LUYỆN TẬP VỀ CÂU KỂ AI LÀM GÌ? I. Mục tiêu: - HS nắm chắc những đặc điểm của câu kể Ai làm gì? để xác định cho đúng trong các văn cảnh cụ thể. - Viết được những đoạn văn có nhiều câu kể Ai làm gì? theo yêu cầu cho trước. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ ghi nội dung bài tập 1. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Những dấu hiệu nào giúp ta nhận biết câu kể Ai làm gì? - Câu kể ai làm gì có tác dụng gì? B. Dạy học bài mới: 1. Hướng dẫn HS luyện tập: *Bài 1: Tìm câu kể Ai làm gì? trong đoạn trích sau. Dùng gạch chéo để tách chủ ngữ, vị ngữ của từng câu tìm được. Cá chuối mẹ/ lại bơi về phía bờ, rạch lên rìa nước, nằm chờ đợi. Bỗng nhiên nghe như có tiếng bước rất nhẹ, cá chuối mẹ/ nhìn ra thấy hai con mắt xanh lè của mụ mèo đang lại gần. Chuối mẹ/ lấy hết sức định nhảy xuống nước. Mụ mèo/ đã nhanh hơn, lao phấp tới cắn vào cổ chuối mẹ. ở dưới nước, đàn cá chuối con/ chờ đợi mãi không thấy mẹ. Cá chuối út/ bơi tách đàn ra và òa lên khóc . Xuân Quỳnh - HS đọc và nêu yêu cầu của bài. - Tổ chức cho HS trao đổi nhóm để tìm những câu kể Ai làm gì? có trong đoạn văn. - HS trả lời miệng, T nhận xét bổ sung: (Tất cả các câu trên đều là câu kể Ai làm gì?). - HS lên bảng xác định chủ ngữ, vị ngữ của từng câu. *Bài 2: Chọn từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống để tạo thành câu kể Ai làm gì? Sau đó sắp xếp theo một trình tự hợp lý để tạo thành đoạn văn. + Người từ các nơi ùn ùn kéo đến cái làng nhỏ bé này để xem ánh điện phát đi. + Bà cụ phải chống gậy lần mò từng bước trên con đường mười cây số. + Đến một đoạn đường, mệt mỏi, bà cụ dừng chân bên vệ đường thì Ê-đi-sơn đi qua. + Thấy bà cụ ngồi đấm lưng, bóp chân, Ê-đi-sơn dừng lại hỏi thăm cụ. + Bà cụ kể lại cho Ê-đi-sơn biết mục đích chuyến đi khó khăn này. + Sau một thời gian miệt mài nghiên cứu, Ê-đi-sơn đã chế tạo thành công chiếc xe điện đầu tiên trên thế giới. - HS đọc và nêu yêu cầu của bài tập. Giáo viên: Trần Minh Việt Trang 4 Trường tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 4B - HS thảo luận nhóm, sau đó tổ chức cho các em chơi trò tiếp sức. - T nhận xét, chốt lại đáp án đúng. *Bài 3: Viết một đoạn văn ngắn kể lại một hoạt động tập thể của lớp em (VD: một buổi lao động tập thể, một buổi đi thăm giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ, một buổi cắm trại trên sân trường, một buổi lễ kết nạp đội viên mới .). Trong đoạn văn có dùng câu kể Ai làm gì? - T nêu yêu cầu của bài. - HS lần lượt nêu lựa chọn của mình, hình dung, tưởng tượng xem trong buổi đó có hoạt động gì? - HS viết bài vào vở. - T thu bài chấm. 2. Củng cố, dặn dò: - T nhận xét tiết học. - Dặn những HS chưa hoàn thành bài tập về nhà làm cho xong. ------------------------------------------------------------ Toán LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - HS: Ôn tập củng cố về cách viết số theo hàng và lớp. - Củng cố về giải toán Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. - Củng cố về tính giá trị biểu thức. II. Các hoạt động D-H: *T: Ra bài tập, tổ chức cho HS tự làm các bài tập rồi chữa bài. *Bài 1: Viết các số sau: a/ 5 triệu, 6 trăm nghìn, 4 nghìn, 6 chục và 5 đơn vị. b/ 3 chục triệu, 2 triệu, 5 chục nghìn, 6 nghìn, 4 trăm 8 chục và 3 đơn vị. c/ 3 trăm triệu, 5 chục nghìn, 5 nghìn, 9 đơn vị. d/ 7 triệu, 4 trăm nghìn, 4 nghìn và 4 trăm. - HS: Làm vào bảng con. - T: Chữa bài và củng cố cách viết số. *Bài 2: Hai đội trồng được 1375 cây. Đội thứ nhất trồng được nhiều hơn đội thứ hai 285 cây. Hỏi mỗi đội trồng được bao nhiêu cây? - HS: Tự đọc bài, xác định dạng toán và giải vào vở. - T: Tổ chức chữa bài và giúp HS nhớ lại cách giải dạng toán. Bài giải Số cây đội thứ nhất trồng được là: (1375 + 285) : 2 = 830 (cây) Số cây đội thứ hai trồng được là: 830 – 285 =545 (cây) Đáp số: Đội thứ nhất: 830 cây; đội thứ hai: 545 cây *Bài 3: Tính giá trị biểu thức sau: a) 53 500 : 125 – 56 b) 285 120 : 216 x 234 Giáo viên: Trần Minh Việt Trang 5 Trường tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 4B - HS: Tự làm bài vào vở - T: Hướng dẫn thêm cho HS yếu. - T: Tổ chức cho HS cả lớp chữa bài và chốt kết quả đúng. III. Nhận xét dặn dò - T: Nhận xét giờ học, nhắc HSxem kĩ các dạng bài đã ôn tập. ------------------------------------------------------------ Thể dục BÀI 39 I. Mục tiêu - Ôn đi chuyển hướng phải, trái. Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối chính xác. Trò chơi: “Thăng bằng”. Yêu cầu biết cách chơi, tham gia chơi tương đối chủ động. II. Địa điểm, phương tiện Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. Phương tiện: Chuẩn bị còi, kẻ sẵn các vạch, dụng cụ cho tập luyện bài tập “Rèn luyện tư thế cơ bản và trò chơi ”. III. Nội dung và phương pháp lên lớp 1. Phần mở đầu - T phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học. - Khởi động: HS chạy chậm theo một hàng dọc trên địa hình tự nhiên xung quanh sân trường. - Tập bài thể dục phát triển chung. 2. Phần cơ bản: a. Đội hình đội ngũ và bài tập rèn luyện tư thế cơ bản. *Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi đều theo 1 – 4 hàng dọc - Cán sự điều khiển cho các bạn tập, T bao quát, nhắc nhở, sửa sai cho HS. *Ôn đi chuyển hướng phải, trái. - T chia lớp thành các tổ tập luyện theo khu vực đã quy định. Các tổ trương điều khiển tổ của mình tập. - T: Tổ chức cho HS thi đua tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi đều theo 1 – 4 hàng dọc và đi chuyển hướng phải trái Tổ nào tập đều, đúng, đẹp, tập hợp nhanh được biểu dương, tổ nào kém nhất sẽ phải chạy 1 vòng xung quanh các tổ thắng. b. Trò chơi: “Thăng bằng” - T tập hợp HS theo đội hình chơi và cho HS khởi động kĩ khớp cổ chân, đầu gối, khớp hông. - Nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi. - HS: Chơi trò chơi. Sau vài lần chơi T có thể thay đổi hình thức, đưa thêm quy định hoặc cách chơi khác cho trò chơi thêm phần sinh động. 3. Phần kết thúc: - HS đi thường theo nhịp và hát. Đứng tại chỗ thực hiện thả lỏng, hít thở sâu. - T cùng học sinh hệ thống bài học, nhận xét, đánh giá kết quả giờ học. Giáo viên: Trần Minh Việt Trang 6 Trường tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 4B Thứ hai ngày 25 tháng 1 năm 2010 Toán PHÂN SỐ VÀ PHÉP CHIA SỐ TỰ NHIÊN I. Mục tiêu: Giúp HS nhận ra: - Phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên (khác 0) không phải bao giờ cũng được thương là một số tự nhiên. - Thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên (khác 0) có thể viết thành một phân số, tử số là số bị chia và mẫu số là số chia. II. Đồ dùng D-H - Bộ đồ dùng D-H Toán. III. Các hoạt động D-H A. Bài cũ: Kiểm tra 2 HS. - T đọc cho HS viết một số phân số, sau đó viết một số phân số cho HS đọc. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: - Trong thực tế cũng như trong toán học, khi thực hiện chia một số tự nhiên khác 0 thì không phải lúc nào chúng ta cũng tìm được thương là một số tự nhiên. - Vậy lúc đó, thương của các phép chia này được viết như thế nào ? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 2. Phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 *Trường hợp có thương là một số tự nhiên - T: Có 8 quả cam, chia đều cho 4 bạn thì mỗi bạn được mấy quả cam ? - Các số 8; 4; 2 được gọi là các số gì ? - Như vậy khi thực hiện chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0, ta có thể tìm được thương là một số tự nhiên. Nhưng, không thể lúc nào ta cũng có thể thực hiện như vậy. *Trường hợp thương là phân số - T: Có 3 cái bánh, chia đều cho 4 em. Hỏi mỗi em được bao nhiêu phần của cái bánh. - Em có thể thực hiện phép chia 3 : 4 tương tự như thực hiện 8 : 4 được không? - Hãy tìm cách chia đều 3 cái bánh cho 4 bạn. - HS thảo luận và đi đến cách chia: Chia đều mỗi cái bành thành 4 phần bằng nhau sau đó chia cho 4 bạn, mỗi bạn nhận được 3 phần bằng nhau của cái bánh. Vậy mỗi bạn nhận được 4 3 cái. - HS: Có 3 cái bánh, chia đều cho 4 bạn thì mỗi bạn nhận được 4 3 cái bánh. Vậy 3 : 4 = ? T viết lên bảng 3 : 4 = 4 3 - T: Thương trong phép chia 3 : 4 = 4 3 có gì khác so với thương trong phép chia 8 : 4 = 2 ? Như vậy khi thực hiện chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 ta có thể tìm được thương là một phân số. Giáo viên: Trần Minh Việt Trang 7 Trường tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 4B - Em có nhận xét gì về tử số và mẫu số của thương 4 3 và số bị chia, số chia trong phép chia 3 : 4. - T kết luận: Thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên (khác 0) có thể viết thành một phân số, tử số là số bị chia và mẫu số là số chia. 3. Luyện tập *Bài 1: - HS nêu yêu cầu bài tập. - HS tự làm bài, sau đó 1 em chữa bài trước lớp. 7 : 9 = 9 7 ; 5 : 8 = 8 5 ; 6 : 19 = 19 6 ; 1 : 3 = 3 1 * Bài 2: - HS đọc bài mẫu, sau đó tự làm bài. 36 : 9 = 9 36 = 4 ; 88 : 11 = 11 88 = 8; 0 : 5 = 5 0 = 0 ; 7 : 7 = 7 7 = 1 - T nhận xét và cho điểm HS. *Bài 3: - HS đọc đề bài phần a, đọc mẫu và tự làm bài. 6 = 1 6 ; 1 = 1 1 ; 27 = 1 27 ; 0 = 1 0 ; 3 = 1 3 - T: Qua bài tập a em thấy mọi số tự nhiên đều có thể viết dưới dạng phân số như thế nào ? - HS khác nhắc lại kết luận. 4. Củng cố: - HS nêu mối liên hệ giữa phép chia số tự nhiên và phân số. - T tổng kết giờ học, dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. ------------------------------------------------------------ Chính tả Nghe- viết: CHA ĐẺ CỦA CHIẾC LỐP XE ĐẠP I. Mục đích yêu cầu 1. Nghe – viết đúng chính tả, trình bày bài Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp. 2. Phân biệt tiếng có âm, vần dễ lẫn: tr/ch, uôt/uôc. II. Đồ dùng D-H - Phiếu viết nội dung bài tập 2, 3. - Tranh minh hoạ. III. Các hoạt động D-H A. Kiểm tra bài cũ: - 3 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con: sản sinh, sắp xếp, sâu sắc, thân thiết, nhiệt tình, thiết tha. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn nghe – viết. a. Hướng dẫn chính tả. - T đọc bài chính tả. - HS phát hiện từ dễ lẫn, dễ viết sai. b. T đọc cho HS viết. Giáo viên: Trần Minh Việt Trang 8 Trường tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 4B - T đọc từng câu hoặc cụm từ cho HS viết. - T đọc bài chính tả 1 lượt HS dò bài. c. Chấm chữa bài. - T: Chấm 5 – 7 bài của HS. Nhận xét chung. 3. Luyện tập. * Bài tập 2a: Điền vào chỗ trống tr hay ch? - HS làm bài vào VBT và quan sát tranh, nêu ý kiến, lớp cùng T chốt lời giải đúng. *Bài tập 3a: Điền vào chỗ trống có âm đầu ch hoặc tr? - HS đọc yêu cầu của bài tập. - Yêu cầu HS làm bài và quan sát tranh. T phát giấy phô tô bài tập cho HS. - HS trình bày. - T nhận xét và chốt lại lời giải đúng: đãng trí, chẳng thấy, xuất trình. 3. Củng cố, dặn dò: - T nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà kể 2 câu chuyện vui cho người thân nghe. - Những em viết sai chính tả về nhà luyện viết. ------------------------------------------------------------ Mĩ thuật (GV chuyên dạy) ------------------------------------------------------------ Luyện từ và câu LUYỆN TẬP VỀ CÂU KỂ : AI LÀM GÌ? I. Mục đích yêu cầu - Củng cố kiến thức và kỹ năng sử dụng câu Ai làm gì? Tìm được các câu kể Ai làm gì? Trong đoạn văn. Xác định được bộ phận CN, VN trong câu. - Thực hành viết được một đoạn văn có dùng kiểu câu Ai làm gì? II. Đồ dùng D-H - Một số tờ giấy rời + bút dạ. III. Các hoạt động D-H A. Bài cũ - HS 1: Trong các từ sau đây, từ nào có tiếng tài có nghĩa là “có khả năng hơn người bình thường”, tiếng tài nào có nghĩa là tiền của: tài giỏi, tài nguyên, tài nghệ, tài trợ, tài ba, tài đức, tài sản, tài năng, tài hoa . - HS 2: Đọc thuộc lòng 3 câu tục ngữ ở BT3 tiết LTVC trước. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn HS luyện tập. *Bài tập 1: - HS đọc yêu cầu của bài tập. - HS trao đổi theo cặp – tìm câu kể Ai làm gì? Có trong đoạn văn. - HS phát biểu ý kiến. - T nhận xét, chốt lại lời giải đúng: Trong đoạn văn có 4 câu kể là câu 3; 4; 5; 7. Giáo viên: Trần Minh Việt Trang 9 Trường tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 4B *Bài tập 2: - HS đọc bài tập. - T giao việc: Các em gạch 1 gạch dưới bộ phận CN, 2 gạch dưới bộ phận VN. - HS làm bài. - T dán 3 phiếu đã viết sẵn 4 câu văn. - HS: Làm bài cá nhân. + Câu 3: CN: Tàu chúng tôi đi. VN: buông neo trong vùng biển Trường Sa. + Câu 4: CN: Một số chiến sĩ VN: thả câu. + Câu 5: CN: Một số khác VN: quây quần trên boong sau ca hát, thổi sáo. + Câu 7: CN: Cá heo VN: gọi nhau quây đến bên tàu như để chia vui. *Bài tập 3: - HS đọc yêu cầu của BT. - T giao việc: Các em chỉ viết một đoạn văn ở phần thân bài. Trong đoạn văn phải có một số câu kể Ai làm gì? - HS làm bài. - T phát giấy và bút dạ cho 3 HS làm bài. - HS trình bày đoạn văn. - T nhận xét, khen ngợi những em viết hay. 3. Củng cố, dặn dò: - T nhận xét tiết học. HS viét đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại. ------------------------------------------------------------ Kể chuyện KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ, ĐỌC I. Mục đích yêu cầu 1. Rèn kỹ năng nói: - HS biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) em đã nghe, đã đọc nói về một người có tài. - Hiểu truyện, trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện. 2. Rèn kỹ năng nghe: HS chăm chú nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn. II. Đồ dùng D-H - Một số truyện viết về người có tài (T và HS sưu tầm). - Sách truyện đọc lớp 4. - Giấy khổ to viết dàn ý kể chuyện. - Bảng phụ viết tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện. III. Các hoạt động D-H A. Kiểm tra bài cũ: 1 HS kể chuyện và nêu ý nghĩa của câu chuyện: Bác đánh cá và gã hung thần. - T nhận xét và ghi điểm cho HS. B. Bài mới: Giáo viên: Trần Minh Việt Trang 10 [...]... Minh Việt Trang 28 Trường tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 4B - Đánh giá, nhận xét tình hình tuần học 20 - Một số kế hoạch cho tuần học tiếp theo II Nội dung sinh hoạt 1 Đánh giá tình trong tuần 1 Đánh giá của cán bộ lớp 2 Đánh giá của GVCN a Nề nếp: - Sĩ số: 22 em duy trì tốt, đi học đúng giờ - Đã có sự tăng cường hơn trong nề nếp học tập, vệ sinh, ra vào lớp: các em đều ngoan, có ý thức tập thể - Duy... tiết, tránh rơi vãi + Khi lắp ghép, vị trí của vít ở mặt phải, ốc ở mặt trái của mô hình 3 Hoạt động : Đánh giá kết quả học tập - HS: Trưng bày sản phẩm thực hành Giáo viên: Trần Minh Việt Trang 30 Trường tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 4B - T: Nêu các tiêu chuẩn đánh giá + Các chi tiét lắp đúng kĩ thuật và đúng qui trình + các chi tiết lắp chắc chắn, không xộc xệch - HS: Dựa vào các tiêu chuẩn đểtự đánh... thì bên nào có nhiều cam hơn ? Vì sao ? - Hãy so sánh 5 4 và 1.so sánh tử số và mẫu số của phân số 5 4 - Kết luận 1: Những phân số có tử số lớn hơn mẫu số thì lớn hơn 1 + Hãy viết thương của phép chia 4 : 4 dưới dạng phân số và dưới dạng số tự nhiên - Vậy 4 4 = 1 Giáo viên: Trần Minh Việt Trang 14 Trường tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 4B + Hãy so sánh tử số và mẫu số của phân số 4 4 - Kết luận 2:... rắn rỏi, rắn chắc, săn chắc, chắc nịch, cường tráng, dẻo dai, nhanh nhẹn *Bài tập 2: - HS đọc bài tập 2 - HS thi tiếp sức: T dán lên bảng 3 tờ giấy và bút dạ cho HS - T nhận xét và chốt lại tên các môn thể thao HS tìm đúng Giáo viên: Trần Minh Việt Trang 18 Trường tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 4B *Bài tập 3: - HS đọc yêu cầu của bài tập 3 - HS làm bài T dán lên bảng giấy đã viết sẵn bài tập *Bài tập... Phân công từng thành viên của nhóm vẽ hoặc viết từng phần của bức tranh Giáo viên: Trần Minh Việt Trang 24 Trường tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 4B - HS: Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc như đã hướng dẫn Trình bày và đánh giá Các nhóm trình bày sản phẩm của nhóm Các nhóm khác nhận xét, bổ sung để hoàn thiện - T nhận xét, đánh giá và tuyên dương từng nhóm 3 Hoạt động nối tiếp - HS nhắc lại nội... cả lớp làm một câu mẫu sau đó lớp cùng làm bài vào vở - 2 HS chữa bài ở bảng lớp - Lớp cùng T nhận xét, chốt ý đúng 2 Bài ra thêm cho HS khá, giỏi: *Bài 3: Viết đoạn văn ngắn kề về một hoạt động tập thể của lớp em trong đoạn văn có dùng câu kể Ai làm gì? - HS nêu yêu cầu bài tập - HS làm bài vào vở - HS nối tiếp đọc bài viết của mình - Lớp cùng T nhận xét, chốt ý đúng Giáo viên: Trần Minh Việt Trang... Lăn bóng bằng tay ” III Nội dung và phương pháp lên lớp 1 Phần mở đầu - T phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học - HS: Khởi động - Trò chơi : “Quả gì ăn được” 2 Phần cơ bản: Giáo viên: Trần Minh Việt Trang 11 Trường tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 4B a) Đội hình đội ngũ và bài tập rèn luyện tư thế cơ bản: * Ôn tập đi đều theo 1 – 4 hàng dọc - Cán sự điều khiển cho các bạn tập, T bao quát chung... rất phong phú đa dạng, với hoa văn rất đặc sắc, là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam) - T: Nhận xét tiết học - HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn và kể về những nét đặc sắc của trống đồng Đông Sơn cho người thân nghe - -Toán Giáo viên: Trần Minh Việt Trang 13 Trường tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 4B PHÂN SỐ VÀ PHÉP CHIA SỐ TỰ NHIÊN (Tiếp theo) I Mục tiêu: Giúp... Đồ dùng D-H - Hai băng giấy như bài học SGK III Các hoạt động D-H Giáo viên: Trần Minh Việt Trang 22 Trường tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 4B 1 Nhận biết hai phân số bằng nhau - T đưa ra hai băng giấy như nhau, đặt băng giấy này lên trên băng giấy kia và cho HS thấy 2 băng giấy này như nhau Em có nhận xét gì về 2 băng giấy này ? - T dán 2 băng giấy lên bảng + Băng giấy thứ nhất được chia thành mấy phần... biểu thức a) 18 : 3 = 6 b) 81 : 9 = 9 (18 x 4) : (3 x 4) = 72 : 12 = 6 (81 : 3) : (9 : 3) = 27 : 3 = 9 - 18 : 3 = (18 x 4) : 3 x 4) - Hãy so sánh giá trị của : 18 : 3 và (18 : 3) : (3 x 4) ? Giáo viên: Trần Minh Việt Trang 23 Trường tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 4B *Vậy khi ta thực hiện nhân cả số bị chia và số chia của một phép chiacho cùng một số tự nhiên khác 0 thì thương có thay đổi không ? - HS . nhận xét, đánh giá kết quả giờ học. Giáo viên: Trần Minh Việt Trang 6 Trường tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 4B Thứ hai ngày 25 tháng 1 năm 201 0 Toán PHÂN. sau: a) 53 500 : 125 – 56 b) 285 120 : 216 x 234 Giáo viên: Trần Minh Việt Trang 5 Trường tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 4B - HS: Tự làm bài vào vở - T:

Ngày đăng: 28/11/2013, 20:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w