Bài giảng 0809_Lichsu9__hsgh.doc

4 192 0
Bài giảng 0809_Lichsu9__hsgh.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO HUYỆN BUÔN ĐÔN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI BẬC THCS CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2008-2009 Môn: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1 (3 điểm): Thời Hậu Lê ở nước có những danh nhân văn hoá nào? Họ có đóng góp gì đối với lịch sử dân tộc? Câu 2 (7 điểm): Phong trào giải phóng dân tộc từ năm 1945 đến nay diễn ra như thế nào? Đặc điểm chính của phong trào giải phóng dân tộc từ sau năm 1945? Câu 3 (4 điểm): Hãy phân tích ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam? Câu 4 (6 điểm): Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ hai Mĩ thực hiện “Chiến tranh lạnh”? Cuộc “Chiến tranh lạnh” diễn ra như thế nào? Hậu quả của “Chiến tranh lạnh”? Ghi chú: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. ĐỀ CHÍNH THỨC HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GỈOI BẬC THCS CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2008-2009 Môn: LỊCH SỬ Câu 1 (3 điểm): * Thời Hậu L ê ở nước ta có những danh nhân văn hoá tiêu biểu là: 1. Nguyễn Trãi (1380 - 1442) 2. Lê Thánh Tông (1442 - 1497) 3. Ngô Sĩ Liên (thế kỷ XV) 4. Lương Thế Vinh (1442-?) * Những đóng góp đối với lịch sử dân tộc là: 1) Nguyễn Trãi: Ông không những là một nhà chính trị, quân sự tài ba, một anh hùng dân tộc mà còn là một danh nhân văn hoá thế giới. Ông đã để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị lớn về văn học, sử học, địa lý học như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Chí Linh sơn phú, Quốc Âm thi tập, Dư địa chí … 2) Lê Thánh Tông: Ông không những là vị vua anh minh, một tài năng xuất sắc trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự mà còn là một nhà văn, nhà thơ lớn nổi tiếng tài ba của dân tộc ta ở thế kỷ XV. Ông đã để lại cho đời một di sản thơ văn phong phú, đồ sộ. 3) Ngô Sĩ Liên: Ông là nhà sử học nổi tiếng của nước ta ở thế kỷ XV. Ông đỗ tiến sĩ năm 1442, từng được đảm nhận các chức vụ ở Hàn Lâm viện …Ông là một trong những tác giả của bộ “Đại Việt sử ký toàn thư” biên chép một cách có hệ thống lịch sử dân tộc từ thời Hồng Bàng đến năm 1427. 4) Lương Thế Vinh: Ông đỗ trạng nguyên năm 1463, nổi tiếng là thần đồng học rộng tài cao, khoáng đạt, bình dị được vua và dân coi trọng. Ông còn là nhà toán học nổi tiếng của nước ta thời Lê sơ. Ông có công trình Đại thành toán pháp, Thiền môn giáo khoa. Ông được người đương thời ca ngợi là nhân vật “tài hoa, danh vọng bậc nhất ”đến nay còn gọi ông là “Trạng Lường ”. Câu 2 (7 điểm): Sau chiến tranh thế giới thứ hai phong trào giải phóng dân tộc diễn ra sôi nổi ở châu Á, châu Phi và Mỹ La Tinh, làm cho hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc sụp đổ. Phong trào giải phóng dân tộc đã phát triển qua những giai đoạn sau: - Giai đoạn từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỷ XX: + Phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ sớm nhất ở Đông Nam Á. Tiêu biểu ở Inđônêxia ngày 17/8/1945 nhân dân đã nổi dậy khởi nghĩa vũ trang, thành lập chính quyền cách mạng. + Tiếp đó ở Việt Nam, Đảng Cộng Sản Đông Dương đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam tổng khởi nghĩa, đánh đổ đế quốc, phong kiến thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hồ 2/9/1945. + Nhân dân Lào đã nổi dậy giành chính quyền vào ngày 12/10/1945. Nước Lào tuyên bố độc lập. + Từ Đông Nam Á phong trào đấu tranh lan nhanh sang các nước Nam Á, Bắc Phi. + Nhiều nước ở hai khu vực này liên tiếp nổi dậy giành độc lập như Aán Độ (1946 - 1950), Ai Cập (1952), Angiêri (1954 - 1962) . + Lúc này thực dân Anh, Pháp, Hà Lan lần lượt phát động các cuộc chiến tranh xâm lược trở lại các thuộc địa trước đây: Inđônêxia (11/1945), Malaixia (12/1945) ba nước Đông Dương (12/1946) . Phong trào giải phóng dân tộc bước vào một thời kỳ khó khăn, quyết liệt để bảo vệ nền độc lập dân tộc. + Chiến thắng Điện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam (5/1945) đã cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của dân tộc trên thế giới phát triển mạnh mẽ khắp các châu lục. Nhiều nước ở Châu Á, Châu Phi và Mỹ La Tinh đã giành được độc lập ở những mức độ khác nhau. Ngày 1/1/1959 cách mạng Cu Ba thắng lợi chế độ độc tài thân Mĩ bị lật đổ. Năm 1960 có 17 nước Châu Phi giành độc lập. Như vậy tới giữa những năm 60 của thế kỷ XX hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc - Thực dân về căn bản bị sụp đổ. Đến năm 1967, hệ thống thuộc địa chỉ còn lại 5.2 triệu Km 2 với 35 triệu dân, tập trung chủ yếu ở Miền Nam Châu Phi. - Giai đoạn từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỷ XX: Nhân dân các nước Ang-gô-la, Mô-dăm-bích, Ghinê Bit- xao đấu tranh nhằm lật đổ ách thống trị của Bồ Đào Nha. Cuối cùng thực dân Bồ Đào Nha đã trao trả độc lập cho Ghinê Bit- xao (9/1974), Mô-dăm-bích (6/1975) và Aêng-gô-la (11/1975). + Cũng trong năm 1975 lịch sử nhân dân ba nước Đông Dương đánh bại đế quốc Mĩ, hồn thành cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ. - Giai đoạn từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 80 của thế kỉ XX: + Từ cuối những năm 70, chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình thức cuối cùng của nó là chế độ phân biệt chủng tộc tập trung ở ba nước miền nam Châu Phi là Rôđê- đi-a, Tây Nam Phi và Cộng hòa Nam Phi. + Sau nhiều thập niên đấu tranh bền bỉ, tới đầu năm 1980 nhân dân Rôđêdia đã giành thắng lợi đổi tên nước là Cộng hồ Dimbabuê và ở Tây Nam Phi năm 1990 (Nay là Cộng hồ Namibia) năm 1993 chế độ phân biệt chủng tộc đã bị xố bỏ ở Cộng hồ Nam Phi. Như vậy, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, thực dân đã bị sụp đổ hồn tồn. Lịch sử các dân tộc Á, Phi, Mĩ la tinh đã sang trang mới với những nhiệm vụ mới: Bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế xã hội. * Đặc điểm chính của phong trào giải phóng dân tộc. - Phong trào diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ khởi đầu từ Đông Nam Á, Nam Á, Châu Phi, tới Mĩ la tinh. - Đông đảo các giai cấp, tầng lớp nhân dân tham gia: Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc . - Giai cấp lãnh đạo: Ở một số nước phong trào diễ ra dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân. Phân lớn ở các nước là giai cấp tư sản dân tộc. - Hình thức đấu tranh đa dạng, phong phú như biểu tình, bãi công, nổi dậy . Câu 3 (4 điểm): Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam: - Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời ngày 3/2/1930 là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp trongthời đại mới. Đảng là sản phẩm của sự kết hợp giũa chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam trong những thập niên đầu của thế kỉ XX. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời có ý nghĩa vô cùng to lớn. (1 điểm) - Đảng Cộng sản Việt Nam ta đời, là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Nó chứng tỏ rằng, giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng.Từ đây cách mạng Việt Nam đi theo con dường cách mạng vô sản. (1 điểm) - Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, đã chấm dứt thời kì khủng hoảng về vai trò lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam, mở đầu thời kì cách mạng nước ta có đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo tuyệt đối. Từ đây cách mạng Việt Nam thực sự trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới, đồng thời cũng góp phần mình cho cách mạng thế giới. (1 điểm) - Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của dân tộc Việt Nam, đó là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Câu 4 (6 điểm): * Sau chiến tranh thế giới thứ hai phong trào cách mạng ở các nước chiến bại và các nước chiến thắng đều phát triển mạnh mẽ: - Các nước Đông Âu và Liên Xô hợp thành hệ thống XHCN ngày càng hùng mạnh, ảnh hưởng của CNXH ngày càng to lớn. - Phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ hai phát triển mạnh mẽ. - Vào tháng 3.1947 Tổng thống Mĩ Tơruman chính thức phát động “Chiến tranh lạnh” nhằm chống lại Liên Xô và các nước XHCN, chống lại phong trào giải phóng dân tộc nhằm đi đến thực hiện chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mĩ. * Mĩ cho xây dựng khối quân sự và căn cứ xây dựng khắp nơi trên thế giới nhằm bao vây Liên Xô và các nước XHCN: - Mĩ và phương Tây cho chạy đua vũ trang với khoản chi tiêu quân sự khổng lồ, chuẩn bị phát động “chiến tranh tổng lực” chống Liên Xô và các nước XHCN. Bao vây kinh tế, cô lập chính trị, đảo chính, lật đổ…chống các nước XHCN. - Cuộc chiến tranh lạnh đã dẫn tới cuộc chạy đua vũ trang, gây ra tình trạng đối đầu giữa hai khối quân sự NATO và VACSAVA làm cho quan hệ quốc tế luôn căng thẳng. * Hậu quả của “chiến tranh lạnh ”: Thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, có lúc đứng trước nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới. Các cường quốc phải chi một khối lượng lớn tiền của và sức người, để chế tạo và sản xuất vũ khí huỷ diệt, xây dựng căn cứ quân sự. Đời sống nhân dân nhiề nước bị giảm sút, tình hình xã hội bất ổn do sự đầu tư quá lớn về tiền của và sức người vào cuộc chạy đua vũ trang, phục vụ cho tham vọng của giới cầm quyền 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,75 0,75 2,0 . HỌC SINH GIỎI BẬC THCS CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2008-2009 Môn: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1 (3 điểm): Thời Hậu Lê ở nước

Ngày đăng: 26/11/2013, 07:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan