1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp thiện quản trị nguồn nhân lực của Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Cao su

89 996 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 2 MB

Nội dung

Một số giải pháp thiện quản trị nguồn nhân lực của Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Cao su

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ NGỌC LÝ

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆNQUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP

VÀ XUẤT NHẬP KHẨU CAO SU

Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số : 60 34 05

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS HUỲNH THANH TÚ

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2008

Trang 3

LỜI CÁM ƠN

Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này cho phép tôi được gửi lời cám ơn trân trọng đến :

Tiến sỹ Huỳnh Thanh Tú Trường Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, người đã hướng dẫn khoa học của luận văn giúp tôi hình thành ý tưởng, các nội dung cần nghiên cứu từ thực tiễn để hoàn thành đề tài này.

Qúy thầy, cô khoa Quản trị kinh doanh Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã có những hướng dẫn quý báu trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài.

Qúy thầy, cô khoa sau Đại học Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã đóng góp ý kiến quan trọng từ lúc đăng ký đề tài cho đến khi hoàn thành luận văn này

Lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Lãnh đạo Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Cao su giúp tôi định hướng và chiến lược phát triển của ngành Cao su và Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Cao su giai đoạn 2006-2010 và 2010 -2015.

Phòng Tổ chức-Hành chánh, Phòng Tài chính- Kế toán, Phòng Kế hoạch-Thị trường Công ty và các Xí nghiệp trực thuộc Công ty đã giúp tôi tiếp cận với các báo cáo nhân sự, báo cáo tài chính và các tài liệu phản ảnh quá trình hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Cao su trong những năm qua làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá và đưa ra những giải pháp

Xin chân thành cám ơn sự giúp đở quý báu mà các thầy, cô, quý vị lãnh đạo đã dành cho tôi trong suốt thời gian học và hoàn thành luận văn này

Tác giả : Lê Thị Ngọc Lý

Trang 5

MỤC LỤC- Lời mở đầu

Chương 1 : Cơ sở lý luận về quản trị nguồn nhân lực Trang 01

1.1 Nguồn nhân lực đối với các Doanh nghiệp Trang 011.1.1 Khái niệm Trang 011.1.2.Các yếu tố của nguồn nhân lực .Trang 021.1.3 Phát triển nguồn nhân lực .Trang 041.1.4 Hoạch định nguồn nhân lực .Trang 061.2 Nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay .Trang 071.2.1 Về dân số .Trang 071.2.2 Trình độ học vấn và dân trí .Trang 091.2.3 Trình độ chuyên môn nghiệp vụ .Trang 101.3 Những quan điểm về phát triển lực lượng lao động ngành công nghiệp hiện nay .Trang 121.3.1 Thực trạng ngành công nghiệp Việt Nam .Trang 121.3.2 Tình hình chung về lực lượng lao động của ngành công nghiệp Việt Nan .Trang 131.3.3 Một số quan điểm về phát triển lực lượng lao động trong ngành công nghiệp .Trang 151.4 Tình hình chung về xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam Trang 171.5 Kinh nghiệm và bài học về quản trị nguồn nhân lực của một số nước trên thế giới .Trang 191.5.1 Kinh nghiệm .Trang 191.5.2 Bài học .Trang 20

Tóm tắt chương 1 Trang 21Chương II : Phân tích thực trạng nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Cao su Trang 23

2.1 Tổng quan về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Cao su Trang 232.1.1 Giới thiệu về Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Cao su Trang 23

Trang 6

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Cao su Trang 282.1.2.1.Qui mô hoạt động của Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Cao su Trang 282.1.2.2.Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Cao su Trang 292.1.2.3 Ưu điểm và nhược điểm Trang 312.1.3 Vai trò của con người Trang 312.1.3.1 Vai trò của con người đối với sự phát triển kinh tế-xã hội Trang 312.1.3.2 Vai trò của Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Cao su trong sản xuất kinh doanh Trang 332.1.4 / Đặc trưng của Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Cao su Trang 352.2 Phân tích thực trạng lao động tại Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Cao su Trang 362.2.1 Các tiêu chí được chọn để làm cơ sở phân tích Trang 362.2.2 Công cụ nghiên cứu chọn mẫu Trang 382 3 Đánh giá chung Trang 502.4 Dự báo nhu cầu lao động của Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Cao su Trang 512.4.1 Những căn cứ dự báo Trang 512.4.2 Dự báo Trang 53

Tóm tắt chương 2 Trang 55Chương 3 : Một số giải pháp nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Cao su Trang 57

3.1 Định hướng phát triển Trang 573.2 Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Cao su Trang 583.2.1 Nhóm giải pháp trực tiếp Trang 583.2.1.1 Giải pháp chuyển đổi cơ cấu và nâng cao chất lượng sản phẩm

Trang 583.2.1.2 Đầu tư phát triển công nghệ chế biến Trang 603.2.1.3 Giải pháp tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực Trang 61

Trang 7

3.2.1.4 Giải pháp các chính sách đối với người lao động Trang 653.2.2 Nhóm giải pháp gián tiếp .Trang 693.2.2.1 Giải pháp thực hiện việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp Trang 693.2.2.2 Chế độ hổ trợ nơi ở và phương tiện đi lại Trang 703.2.2.3 Đánh giá năng lực nhân viên Trang 713.3 Một số kiến nghị Trang 723.3.1 Đối với Trung ương Trang 723.3.2 Đối với địa phương Trang 733.4 Tự đánh giá Trang 73

Tóm tắt chương 3 Trang 74Kết luận Trang 75

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Cao su là một trong các đơn vị sản xuất công nghiệp của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam với 1.280 lao động Ngành nghề sản xuất chính là: Chế biến các sản phẩm gia dụng từ gỗ cao su và gỗ rừng trồng khác, đế giày thể thao, các sản phẩm bằng cao su phục vụ cho công nghiệp xây dựng, trang trí nội thất, giao thông vận tải, thiết bị dùng trong nhà trường trong nước, mua bán mủ cao su và kinh doanh bất động sản

Quá trình liên tục đổi mới và hoàn thiện của Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Cao su phù hợp với phương hướng phát triển của ngành Cao su Việt Nam, việc xây dựng một lực lượng lao động ổn định, có chất lượng trong hiện tại và tương lai là một trong những vấn đề trọng tâm cần phải được nghiên cứu và thực thi một cách hữu hiệu Tính cấp thiết của đề tài đươc thể hiện rõ ở các điểm sau:

+ Trong những năm gần đây, Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Cao su đã có bước phát triển nhảy vọt về kết quả và hiệu quả trong sản xuất- kinh doanh Công ty cũng đã góp phần giải quyết những vấn đề bức xúc của xã hội đó là việc làm, thu nhập của người làm lao động nhất là đối với lao động xa quê, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ổn định chính trị - trật tự an toàn xã hội, gắn lợi ích doanh nghiệp với lợi ích xã hội là một vấn đề có ý nghĩa rất lớn trong giai đoạn hiện nay.

Tuy nhiên Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Cao su đang đứng trước những thách thức to lớn với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của thị trường trong nước và quốc tế, đòi hỏi Công ty phải ra sức cải tiến tổ chức quản lý hoạt động sản xuất- kinh doanh nhằm đứng vững và phát triển.

Trong các yếu tố cấu thành nên hiệu quả sản xuất- kinh doanh như vốn, công nghệ, thiết bị, vật tư… thì con người được xem là yếu tố quyết định nhất Các lý thuyết về

Trang 10

quản trị kinh doanh hiện nay đều khẳng định quản trị nguồn nhân lực là chức năng cốt lõi và quan trọng nhất của tiến trình quản trị chung Hơn nữa, Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Cao su đang đứng trước thực trạng với sự biến động thường xuyên của lực lượng lao động, do sự cạnh tranh thu hút nguồn nhân lực của các doanh nghiệp, việc ra đời các khu công nghiệp ngày càng nhiều ở khắp vùng miền trong cả nước.

Do đó, việc xây dựng đội ngũ lao động tại Công ty cổ phần Công Nghiệp và Xuất nhập khẩu Cao su cả về số lượng lẫn chất lượng và sự ổn định của nó phải được quan tâm hàng đầu, đây là vấn đề cấp thiết cần phải được nghiên cứu để sớm thực thi.

+Góp phần vào việc xây dựng ổn định đội ngũ lao động cho ngành công nghiệp cao su Việt Nam.

+ Thực hiện mục tiêu chiến lược của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam giai

đoạn 2011-2015 là nâng lợi nhuận trong sản xuất công nghiệp và xuất khẩu tăng

lên 15 – 20% so với giai đoạn 2006-2010, phát triển toàn diện để Tập đoàn Công

nghiệp Cao su Việt Nam sớm trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh.

+ Những năm đầu thế kỷ 21, với dự báo là trình độ khoa học kỹ thuật thế giới sẽ phát triển như vũ bão và đất nước ta cũng đang trên đường công nghiệp hoá hiện đại hoá Để giành được nhiều thành quả, có lẽ một trong những việc ưu tiên đầu tư đó là xây dựng nguồn nhân lực Trong đó, cần trang bị và không ngừng nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động, xem đó là điểm tựa của đòn bẩy để thực hiện các chương trình phát triển kinh tế xã hội đất nước

Đối với các doanh nghiệp thì công tác quản trị nhân sự phải đặt lên hàng đầu Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Cao su muốn đứng vững và phát triển trong thời gian tới thì việc phân tích thực trạng tình hình lao động nhằm đề ra những giải pháp để ổn định và phát triển lực lượng lao động là vấn đề cần thiết và cấp bách cần phải được nghiên cứu và thực thi

Trang 11

1.2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Đề tài này đã được nghiên cứu trên diện rộng chứa các nội dung về những giải pháp thu hút, quản lý nguồn nhân lực một cách chung nhất trong lĩnh vực công nghiệp nói chung, chưa có đề tài nào nghiên cứu cho riêng lĩnh vực công nghiệp cao su, đặc biệt là cho Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Cao su

1.3 Tính khả thi của người nghiên cứu

Bản thân người nghiên cứu đã công tác trong ngành công nghiệp cao su nên có điều kiện tiếp cận và đã thực hiện các công tác liên quan đến việc quản lý lao động nên

mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài “ Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn

nhân lực của Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Cao su ” làm luận

văn tốt nghiệp nhằm góp phần thiết thực cho việc hoạch định công tác quản lý nguồn nhân lực tại đơn vị công tác

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Đề tài nghiên cứu nhằm đạt được những mục tiêu sau :

+Đánh giá thực trạng về tình hình quản lý sử dụng nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Cao su

+Đề xuất một số giải pháp nhằm ổn định và phát triển lực lượng lao động của Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Cao su

3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

+Xác định cơ sở lý luận về sự ổn định và phát triển nguồn nhân lực trong đơn vị sản xuất công nghiệp.

+Phân tích các đặc trưng về tình hình lao động của Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Cao su

+Đề xuất các giải pháp để ổn định và phát triển đội ngũ lao động của Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Cao su

4 Đối tượng- khách thể

Trang 12

+Đối tượng nghiên cứu: Lực lượng lao động của Công ty cổ phần Công nghiệp

và Xuất nhập khẩu Cao su

+Khách thể nghiên cứu: Lực lượng lao động trong một số doanh nghiệp ngành

chế biến gỗ, giày da tại Khu công nghiệp Bình Dương và Khu công nghiệp Đồng Nai.

5 Giới hạn nghiên cứu

Do điều kiện về thời gian nên đề tài chỉ nghiên cứu trong giới hạn :

- Khảo sát phân tích thực trạng tình hình lao động của Công ty từ năm 2005 đến 2010 và đề xuất giải pháp cho giai đoạn 2011-2015.

- Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp cơ bản để xây dựng lực lượng lao động cho Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Cao su

6 Phương pháp nghiên cứu 6.1 Về lý luận

- Nghiên cứu tài liệu liên quan đến các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phương hướng phát triển lực lượng lao động trong xản xuất công nghiệp.

- Nghiên cứu tài liệu liên quan đến lý luận quản trị nguồn nhân lực, các mô hình quản trị nhân lực trong các đơn vị sản xuất, đặc trưng lao động nghề nghiệp và các yêu cầu lao động trong công nghiệp, trong ngành sản xuất gỗ và giày dép của Việt Nam - Những quan điểm về phát triển lực lượng lao động trong ngành công nghiệp chế biến hiện nay.

7 Cấu trúc luận văn

Nội dung đề tài gồm có 3 chương không kể phần mở đầu và kết thúc :

Trang 13

Chương 1 : “Cơ sở lý luận về quản trị nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Công nghiệp

và Xuất nhập khẩu Cao su “ phần này gồm các nội dung giải quyết các vấn đề mang tính chất lý luận về quản trị nguồn nhân sự

Chương 2 : “Phân tích thực trạng quản trị nguồn nhân lực Công ty cổ phần Công

nghiệp và Xuất nhập khẩu Cao su “ phần này trình bày khái quát giới thiệu Công ty trong việc sử dụng nguồn nhân lực , từ đó phấn tích và đánh giá những thành tựu cũng như các vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý nhân sự để có hướng chấn chỉnh và khắc phục

Chương 3 : “ Một số giải pháp nhằm ổn định và phát triển lực lượng lao động Công ty

cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Cao su “ đề tài đưa ra các giải pháp từ nội bộ công ty sau đó có một số kiến nghị từ phía Nhà nước,Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và các trung tâm đào tạo dạy nghề

Trang 15

Qua từng thời kỳ phát triển của nền kinh tế- xã hội, Việt Nam cũng đã xác định “ con người là mục tiêu, là động lực phát triển kinh tế - xã hội ” (năm 1991-1995), “ Phát triển văn hoá, xây dựng con người toàn diện trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hoá ” (năm 1996-2000) và chương trình “ Phát triển văn hoá và nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hoá ” ( năm 2001-2005).

Nguồn lực con người là tổng thể tiềm năng của con người bao hàm tổng hoà năng lực về thể lực, trí lực, nhân cách của con người Tiềm năng này hình thành năng lực xã hội của con người và ở trạng thái tĩnh Nguồn lực này phải chuyển sang trạng thái động, nghĩa là phải được phân bố hợp lý và sử dụng có hiệu quả, tức là thông qua cách thức và các khâu quản lý mà nâng cao hiệu suất sử dụng nguồn nhân lực Có như vậy, mới trở thành vốn con người, vốn nhân lực (Human Capital)

Theo tiến sĩ Trần Kim Dung thì quản trị nguồn nhân lực là hệ thống các triết lý, chính sách và hoạt động chức năng về thu hút, đào tạo - phát triển và duy trì con người của một tổ chức nhằm đạt được kết quả tối ưu cho cả tổ chức lẫn nhân viên.

Trang 16

Quản trị nguồn nhân lực nghiên cứu các vấn đề về quản trị con người trong các tổ chức ở tầm vi mô và có hai mục tiêu cơ bản :

* Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực nhằm tăng năng suất lao động và nâng cao tính hiệu quả của tổ chức.

* Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân viên, tạo điều kiện cho nhân viên được phát huy tối đa các năng lực cá nhân, được kích thích, động viên nhiều nhất tại nơi làm việc và trung thành tận tâm với doanh nghiệp.

- Nguồn nhân lực xã hội bao gồm những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động và mong muốn có việc làm Như vậy, theo quan điểm này thì những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động nhưng không muốn có việc làm thì không được xếp vào nguồn nhân lực xã hội ( Theo từ điển thuật ngữ của Pháp 1977-1985).

- Còn một số quốc gia khác, lại xem nguồn nhân lực là toàn bộ những người bước vào tuổi lao động, có khả năng lao động Trong quan niệm này không có giới hạn trên về tuổi của nguồn nhân lực

- Ở Việt Nam, nguồn nhân lực xã hội bao gồm những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, có tính thêm cả lao động trẻ em và lao động cao tuổi [theo cách xác định của Tổng cục Thống kê 19, trang 14, 15].

Để không ngừng nâng cao năng lực khai thác mọi tiềm năng của con người để biến nguồn lực con người thành vốn con người Nghĩa là, phải kết hợp thống nhất, hữu cơ giữa năng lực xã hội và sự chuyển dịch tích cực, triệt để từ trạng thái tĩnh sang trạng thái động mọi tiềm năng của con người.

1.1.2 Các yếu tố của nguồn nhân lực :

Vốn có thể vay, máy móc có thể mua Nhưng nguồn nhân lực thì không thể tìm đâu khác là ở chính chúng ta Và vì vậy, đặt hàng cho ngành giáo dục ngay từ bây giờ các sản phẩm con người cho sự công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ không là quá sớm nếu

Trang 17

không muốn nói là quá trễ Con người là vốn quí của xã hội, do đó việc lấy con người làm vốn tức là lấy con người làm thành yếu tố giàu tính năng động và tính sáng tạo nhất trong tổ chức, lấy con người làm vốn thì phải tôn trọng con người, phải xây dựng lý tưởng phục vụ con người Con người là nguồn vốn thứ nhất, quyết định đến việc tồn tại và phát triển của xã hội

Các yếu tố của nguồn nhân lực gồm có:

- Quy mô, cơ cấu dân số, toàn bộ lực lượng lao động, số lượng lao động hữu ích, tỉ lệ dân số giữa lực lượng trẻ và già ( trẻ là dân số ở lứa tuổi lao động cộng với dưới tuổi lao động so với những người không còn lao động được).Thomas Robert Malthus đã từng quan niệm rằng “ nguồn gốc của sự nghèo đói là dân số ”.

- Trình độ dân trí và chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực Đây là trách nhiệm của giáo dục, ngành giáo dục có nhiệm vụ giáo dục và đào tạo cho xã hội những con người có một kiến thức nhất định để dễ thích nghi với xã hội, để có một năng lực cần thiết có thể tiếp thu mọi nền văn minh của nhân loại và trình độ kỹ thuật - công nghệ ngày một phát triển của thế giới

- Các thể chế, chính sách, pháp luật của quốc gia tạo một môi trường năng động, tối ưu để khuyến khích sự phát huy tối đa tài năng và sự sáng tạo của lực lượng lao động nói riêng và con người trong một xã hội nói chung

Ngoài ra, truyền thống lịch sử và nền văn hoá của một quốc gia cũng tạo nên bản lĩnh, ý chí, tác phong…của con người trong lao động và rèn luyện, tạo một nền tảng vững chắc trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của một quốc gia.

Lấy nhân lực làm vốn, đó là cách nhìn tích cực năng động Coi con người là vốn thì tập trung chú ý tiết kiệm chi phí, tiền công thấp, phúc lợi ít, tăng trưởng chậm, dùng người ít; còn lấy nhân lực làm vốn thì sẽ tập trung chú ý làm thế nào để nhân lực phát

Trang 18

huy tác dụng lớn hơn, tạo ra hiệu quả và lợi ích lớn hơn, sẽ lấy việc nâng cao chất lượng và phát huy tiềm năng của con người làm cơ bản.

Vốn nhân lực là một lĩnh vực có đầu tư với lợi nhuận rất cao Lợi ích của việc đầu tư vào nhân lực không hề bị giảm giá trị trong quá trình sử dụng mà có giá trị lợi nhuận tích lũy lâu dài và khả năng thu hồi vốn rất cao Nghĩa là, đầu tư vào nguồn nhân lực có chi phí tương đối không cao, trong khi đó, khoảng thời gian sử dụng lại lớn, thường là khoảng thời gian làm việc của một đời người Bên cạnh đó, đầu tư vào con người không chỉ là phương tiện để đạt thu nhập mà còn là mục tiêu phát triển xã hội toàn diện về mọi mặt, là sự hướng đến một xã hội phát triển trong tương lai.

1.1.3 Phát triển nguồn nhân lực :

Bước vào thế kỷ 21, khi đất nước tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hoá, chủ động mở cửa và hội nhập với khu vực và quốc tế, thì hàng loạt thách thức đã nẩy sinh xung quanh việc xử lý vấn đề con người, phát huy vai trò nhân tố con người Đối mặt với những vấn đề của xã hội hiện đại, hình như mọi vấn đề đặt ra trong hoạt động xã hội đều có cái gì đó thuộc về con người Nói cách khác, hầu hết các vướng mắc trên đường phát triển, đều có nguyên nhân thuộc về con người Phát triển nguồn nhân lực chính là góp phần tạo ra những ưu thế quyết định lợi thế so sánh lớn nhất hiện nay của đất nước so với các nước trong khu vực.

Trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay, chúng ta ngày càng nhận thức rõ vai trò quyết định của nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao vốn là yếu tố vật chất quan trọng đối với sự phát triển lực lượng sản xuất và tốc độ tăng trưởng kinh tế Chiến lược phát triển nguồn nhân lực thường bắt đầu từ công tác quản lý dân số Qui mô và chất lượng dân số vừa phản ảnh tiềm năng, sức mạnh về nguồn nhân lực, vừa là tiêu chí để xác định các chỉ tiêu phát triển của quốc gia

Một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh và bền vững, cần dựa vào ba yếu tố cơ bản là :

Trang 19

Con người được xem như một tài nguyên quý giá, một nguồn lực dồi dào Nên con người trở thành đối tượng, là lĩnh vực vô cùng phong phú phải được nghiên cứu một cách nghiêm túc, kỹ lưỡng nhằm góp phần vào nhiệm vụ phát triển các loại nguồn lực cho xã hội.Trong các loại nguồn lực ( vật lực, tài lực, nhân lực) thì phát triển nguồn nhân lực giữ vai trò trung tâm và đặc biệt quan trọng.

Để phát triển nhân lực một cách toàn diện, đòi hỏi phải có một sự hợp tác động bộ của các ngành, lĩnh vực trong xã hội nhằm nâng cao chất lượng về mọi mặt: Sức khoẻ, trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, nhất là những nhà quản lý, công nhân lành nghề… để đi ngay vào kinh tế tri thức Riêng về phát triển trí tuệ thì giáo dục giữ vai trò rất quan trọng, chịu trách nhịêm chính trong việc giáo dục, đào tạo kỹ năng và khả năng thích ứng trong mọi hoàn cảnh của con người trong xã hội

Chúng ta thấy rằng, việc phát triển nguồn nhân lực đã trở thành nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quản lý nguồn nhân lực Đưa việc phát triển nguồn nhân lực lên hàng đầu không có nghĩa là không coi trọng việc sử dụng quản lý nguồn nhân lực Sử dụng là mục đích, còn bồi dưỡng, phát triển là phương tiện, bồi dưỡng phát triển để sử dụng nguồn nhân lực tốt hơn, có hiệu quả hơn, cũng là nhằm tạo ra hiệu quả và lợi ích lớn hơn cho xã hội.

Vốn con người quyết định sự phát triển của mọi vốn khác Ta thấy rằng quy mô, cơ cấu dân số, lao động và sức trẻ của nguồn lực ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển

Trang 20

kinh tế của một quốc gia Nó vừa là điều kiện vừa là nhân tố hàng đầu của phát triển Với dân số phần lớn là trẻ và có học vấn sẽ là nguồn nhân lực dễ tiếp thu kỹ thuật và công nghệ mới, nếu phát huy tốt sẽ là nguồn phát triển lớn Nếu trình độ kiến thức và chuyên môn kỹ thuật thấp lại thiếu việc làm thì lao động trở thành một gánh nặng cho nền kinh tế Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực luôn là yếu tố tiên quyết, quyết định tính sống còn và tồn tại của mỗi quốc gia Kỹ năng, kiến thức, văn hoá, các giá trị và thái độ của người dân là tài sản vô giá cho bất kỳ một quốc gia nào nhằm đạt được sự ổn định xã hội và phát triển bền vững.

1.1.4 Hoạch định nguồn nhân lực :

Công tác hoạch định nguồn nhân lực giúp cho doanh nghiệp thấy rõ được phương hướng, cách thức quản trị nguồn nhân lực của mình, đảm bảo cho doanh nghiệp bố trí đúng người đúng việc, đúng thời điểm cần thiết và linh hoạt đối phó với những thay đổi thị trường Hoạch định nguồn nhân lực là quá trình nghiên cứu, xác định nhu cầu nguồn nhân lực, đưa ra các chính sách và thực hiện các chương trình, hoạt động đảm bảo cho doanh nghiệp có đủ nguồn nhân lực với các phẩm chất, kỹ năng phù hợp để thực hiện việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao

Nhìn chung yếu tố con người đóng vai trò hết sức quan trọng, góp phần không

nhỏ vào việc làm giảm sức cạnh tranh của các mặt hàng công nghiệp Việt Nam và khả năng nắm bắt các cơ hội thị trường của các doanh nghiệp trong nước Vấn đề đặt ra đối với các nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà kinh doanh là làm thế nào để tận dụng được những cơ hội và thời gian một cách có hiệu quả, định hướng cơ cấu công nghiệp và mặt hàng kinh doanh như thế nào cũng như phải phát triển lực lượng lao động cả về số lượng lẫn chất lượng để có thể phát huy được lợi thế so sánh của Việt nam trong phân công lao động khu vực, tạo cơ hội trong quá trình hội nhập quốc tế

Thông thường quá trình hoạch định nguồn nhân lực được thực hiện theo các bước sau :

• Phân tích môi trường, xác định mục tiêu và chiến lược cho doanh nghiệp.

Trang 21

• Phân tích hiện trạng quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.

• Dự báo khối lượng công việc

• Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực

• Phân tích quan hệ cung cầu nguồn nhân lực

• Thực hiện các chính sách, kế hoạch chương trình quản trị nguồn nhân lực.

• Kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện.

Văn hóa đóng vai trò quan trọng vì đó là một trong những yếu tố quyết định sự thu hút của một công ty đối với công tác hoạch định và tuyển dụng Chẳng hạn, nếu văn hóa công ty cực kỳ thoải mái, công ty có thể gặp khó khăn trong việc thu hút và duy trì những nhân viên có tính cách nghiêm nghị vì họ có thể cho rằng đó là nơi làm việc thiếu “ nghiêm túc “ và gây bất lợi cho nghề nghiệp lâu dài Nếu văn hóa công ty quá nghiêm trang và quy củ, thì những người trẻ tuổi và sáng tạo có thể cảm thấy gò bó và muốn thoát khỏi nơi làm việc Nếu văn hóa công ty không mặn mà với người phụ nữ và người thiểu số, các cá nhân tài năng thuộc những thành phần này sẽ đi tìm việc làm ở nơi làm khác.Và sẽ chẳng có ai nhiệt tình làm việc cho một công ty có môi trường văn hóa đầy mâu thuẩn, đấu đá lẫn nhau, cấp quản lý hoạt động không ra gì hoặc hệ thống cấp bậc trong công ty quá phức tạp.

1.2 Nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay

1.2.1 Về dân số :

Việt Nam có qui mô dân số vào loại lớn đó là vốn quý, là tiềm năng rất lớn phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay và ngay cả trong tương lai Dân số lớn và ngày càng tăng vẫn là những cản trở lớn đối với sự phát triển đất nước Qui mô và chất lượng dân số là tiềm năng và sức mạnh của nguồn nhân lực, nó ảnh hưởng và có tính quyết định đến sự phát triển của một quốc gia.

Trang 22

Dân số Việt Nam vào thời điểm 01/4/1999 là 76,3 triệu người, Việt Nam là quốc gia có qui mô dân số lớn thứ hai ở Đông Nam Á và thứ 13 trên thế giới Tiềm năng gia tăng dân số còn lớn do cơ cấu dân số trẻ và tỷ lệ phụ nữ 15-49 tuổi vẫn tăng ở mức độ cao, từ 21,1 triệu năm 2000 lên 25,5 triệu năm 2010 Mặc dù tỷ lệ sinh đã giảm nhanh trong thập niên qua và tiếp tục giảm trong các năm về sau, nhưng trong 10 năm tới, dân số nước ta vẫn tăng thêm trung bình mỗi năm khoảng 1 triệu đến 1,1 triệu Điều đó có thể ảnh hưởng lớn đến tính bền vững và tốc độ phát triển kinh tế - xã hội Hằng năm, Việt Nam có một số lượng lớn người đến độ tuổi lao động với 1,5-1,7 triệu thanh niên bước vào độ tuổi lao động, tạo thành đội ngũ dự bị hùng hậu bổ sung liên tục vào lực lượng lao động vốn đã đông đảo này

Nhân ngày dân số Việt Nam năm 2007, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nhấn mạnh, mục tiêu của công tác dân số thời gian tới là giảm tỷ lệ sinh, không để mất cân bằng về giới tính, nâng cao chất lượng công tác dân số và quản lý dân số cũng như đảm bảo quy mô dân số không để quy mô dân số vượt quá 89 triệu người vào năm 2010

Theo dự báo đến 2010 thì qui mô dân số của Việt Nam như sau :

Bảng 1.1 Dự báo quy mô dân số đến 2010

Chỉ tiêu199920052010

Trong đó :

( Nguồn : chiến lược phát triển dân số đến năm 2010 )

Hệ số phụ thuộc có khuynh hướng giảm từ 0,72 (năm 2000) còn 0,55 năm (2010).

Trang 23

Năm 1989 tuổi thọ trung bình của nam là 65 tuổi và của nữ 67,5 tuổi, tuổi thọ chung là 66 tuổi, năm 1998 tăng lên 68 tuổi và đến tháng 8 năm 2006 là 72 tuổi Việt Nam được Liên Hiệp Quốc đánh gía là một trong 10 nước có tuổi thọ tăng nhanh nhất trong thời kỳ 1950- 2000.

Đặc biệt, tháp dân số Việt Nam vào loại trẻ Số trẻ em từ 0 đến 16 tuổi chiếm tới 40% tổng dân số Nhiều nhà kinh tế thế giới cho rằng dân số Việt Nam có “cơ cấu vàng”, nếu được khai thác triệt để sẽ là yếu tố quan trọng cho phát triển kinh tế đất nước.

1.2.2 Trình độ học vấn và dân trí:

Trình độ học vấn và dân trí của nguồn nhân lực Việt Nam khá cao, nhờ phát triển mạnh mẽ nền giáo dục quốc dân như là quốc sách hàng đầu Đó là chìa khoá quan trọng để tiếp thu khoa học, kỹ thuật, khoa học quản lý tiên tiến của thế giới, tạo ra đầu tàu cho tăng trưởng kinh tế và phát triển đất nước.

Thời kỳ 1996-2000, tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế thường xuyên (lực lượng lao động) biết chữ có xu hướng tăng và chiếm tỉ lệ cao, đạt 96,42% năm 2000 Đặc biệt, đến năm 2000, toàn quốc đạt tiêu chuẩn quốc gia về xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học Số năm đi học trung bình của dân cư là 7,3 năm, được xếp vào các nước có trình độ dân trí khá trên thế giới và khu vực.

Bảng 1.2 Trình độ văn hóa của nguồn nhân lực Việt Nam đến năm 2007 (%)

Trang 24

Đã tốt nghiệp cấp 3 13,50 14,10 16,00 18,97 19,75

( Nguồn: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội )

1.2.3 Trình độ chuyên môn nghiệp vụ:

Với thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay, chúng ta nhận thấy, nguồn nhân lực còn ở trình độ thấp, và có khoảng cách khá xa so với trình độ của nguồn nhân lực theo yêu cầu của nền kinh tế tri thức.

 Tỉ lệ lao động qua đào tạo của Việt Nam còn ít và không cân đối, Tính đến năm 2007, toàn quốc có 21,13% lao động có chuyên môn kỹ thuật gồm các trình độ đào tạo từ sơ cấp đến sau đại học So với tổng số lao động trong cả nước, lao động có chuyên môn kỹ thuật chỉ chiếm 5,98%.

Cơ cấu lực lượng lao động chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật năm 2007:

- Lao động không có chuyên môn kỹ thuật : 78,78 %

(Nguồn : Tổng hợp số liệu lao động – việc làm, Nxb Lao động-Xã hội, Hà Nội )

Cơ cấu đào tạo của đội ngũ lao động tính theo tỷ lệ giữa lao động trình độ đại học,

trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật là 1: 1,75 : 2.3 vẫn là một cơ cấu bất

hợp lý và để kéo dài, dẫn đến tình trạng thừa thầy, thiếu thợ, kỹ sư làm công việc của trung cấp kỹ thuật.

 Chất lượng đào tạo nhân lực, nhất là ở bậc đại học, nhìn chung còn thấp so với mục tiêu giáo dục, với yêu cầu nhân lực phục vụ phát triển kinh tế – xã hội và với trình độ các nước trong khu vực có mặt còn kém Nội dung, phương pháp dạy đại học chưa đáp ứng tốt yêu cầu chuẩn nhân lực cho công nghiệp hóa rút ngắn và trình độ chưa theo

Trang 25

kịp sự phát triển khoa học công nghệ hiện đại Công tác bồi dưỡng và sử dụng nhân tài như là đầu tàu của đội ngũ nhân lực chưa được quan tâm đúng mức

 Chất lượng lao động qua đào tạo không đáp ứng tốt các yêu cầu công việc mang tính chuyên nghiệp cao Theo đánh giá của tổ chức Liên hiệp Quốc: “Chất lượng đào tạo trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động Việt Nam chỉ đạt 17,86 /60 điểm (60 điểm là điểm tối đa), trong khi của Singapore là 42,16 điểm, Trung Quốc 31,5 điểm, Thái Lan 18,46 và Philipin 29,85 điểm” Vì vậy, trong quá trình tham gia vào các hoạt động sản xuất mang tính chuyên nghiệp, lao động Việt Nam đã thể hiện rất rõ những yếu kém của họ.

 Chất lượng đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ còn nhiều vấn đề, tỷ lệ cán bộ khoa học phát huy tốt khả năng của mình chỉ chiếm khoảng 30-35 %, tỉ lệ phát huy yếu chiếm tới 26-27 %

Bảng 1.3 Khả năng phát huy tác dụng của cán bộ khoa học công nghệ (đơn vị %)

Đối tượng Khả năng

phát huy

Lãnh đạoCán bộ có học vị cao

Chuyên môn nghiên cứu

(Nguồn : Đánh giá tiềm năng khoa học công nghệ, NXB Thống kê, Hà Nội, 2005)

Nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên là do “ nền kinh tế ở nước ta bây giờ chủ yếu vẫn còn là nền kinh tế sức người (kinh tế nông nghiệp) với một số yếu tố của kinh tế tri thức” và hiện nay chỉ số phát triển kinh tế tri thức của Việt Nam so với quốc tế và khu vực còn rất thấp (1,9/10) Thực tế này đặt ra cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Trang 26

rút ngắn, từng bước phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam gặp nhiều khó khăn, thách thức

1.3 Những quan điểm về phát triển lực lượng lao động ngành công nghiệp hiện nay

1.3.1 Thực trạng ngành công nghiệp Việt Nam

Sự tham gia của các thành phần kinh tế đã tạo sản xuất công nghiệp đa dạng hơn về cả qui mô sản xuất, trình độ công nghệ, chủng loại và chất lượng sản phẩm, đáp ứng những yêu cầu khác nhau của các tầng lớp dân cư cũng như yêu cầu của từng thị trường xuất khẩu

Điểm qua sơ nét về tình hình tăng trưởng các mặt trong ngành công nghiệp Việt

Nam tính từ năm 2001 - 2007 như sau :

- Ngành điện : Tăng từ 92,99% lên 94,69% sản lượng điện toàn ngành.

- Ngành than : Tỷ trọng khai thác than lộ thiên cũng giảm dần, thay vào đó là

tăng dần tỷ trọng than khai thác hầm lò.

- Ngành thép : Nhờ chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư, các thành phần kinh tế tham

gia sản xuất và điều tiết nền kinh tế thị trường đã làm sản lượng các chủng loại sản phẩm thép đều tăng.

- Hóa chất : Cơ cấu giữa các nhóm sản phẩm hoá chất ngày càng hợp lý

- Sản phẩm cao su : Phát triển mạnh các loại xăm lốp xe đạp, xe máy, ô tô, máy

kéo, các loại jont phớt nhờ đầu tư đúng hướng nên đã có sự gia tăng mạnh về tỷ trọng, đáp ứng nhu cầu trong nước và một phần tham gia xuất khẩu Bên cạnh đó, ngành giày dép cũng có dấu hiệu cải thiện, nhất là trong hai năm 2004 và 2005 Tỷ trọng xuất khẩu tăng cao so với các năm 2001 – 2003 Tuy nhiên, khi EU áp dụng lệnh chống phá giá thì thị trường các nước châu Âu sẽ bị giảm Bên cạnh đó các sản phẩm cao su khác từ đầu năm 2007 phải chịu áp lực rất lớn về giá nguyên liệu cao su, hoá chất do thị trường dầu thô bị biến động vì ảnh hưởng tình hình chính trị thế giới nhất là khu vực Trung Đông.

Trang 27

- Ngành dệt may: Đang thực hiện chiến lược tăng tốc, đã chuyển dần phương

thức gia công sang phương thức mua đứt, bán đoạn Phương thức này chiếm khoảng từ 30%- 35% tổng kim ngạch xuất khẩu

- Ngành cơ khí: Dần dần có xu hướng chuyên môn hoá, hợp tác hoá giữa các

doanh nghiệp do các Bộ, Ngành khác nhau quản lý đang ngày càng hình thành rõ nét Tốc độ tăng trưởng cao của nhiều sản phẩm như máy bơm công nghiệp, máy kéo và xe vận chuyển, máy xay xát lương thực, máy công cụ Các ngành cơ khí đóng tàu, chế tạo ô tô, cơ khí lắp máy đã đóng được tàu biển 6.500 tấn và 11.500 tấn; hàng nghìn ô tô buýt với tỉ lệ nội địa hóa trên 30% và tham gia chế tạo giàn khoan dầu khí Ngoài ra, còn chế tạo được động cơ diesel không những tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu sang một số nước trong khu vực và Trung Đông.

Mặc dù sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao, trong khi tăng trưởng GDP công nghiệp còn thấp vì còn phải dùng nguyên vật liệu ngoại nhập nên chịu tác động về giá rất lớn, ảnh hưởng nhiều đến năng lực cạnh tranh Thêm vào đó, do thiếu kiến thức và thông tin về các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, quy trình quản lý, cũng như về cách thức tiếp cận thị trường

1.3.2 Tình hình chung về lực lượng lao động của ngành công nghiệp Việt Nam:

Việt Nam đang trong giai đoạn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hóa trong điều kiện hội nhập cùng với sự phát triển của kinh tế tri thức Cơ hội phát triển có nhiều, nhưng sự khó khăn và thử thách cũng không kém phần khắc nghiệt Thực tế đã chứng minh rằng, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển nhân tố con người là con đường ngắn nhất để chiếm lĩnh ưu thế cạnh tranh trong môi trường hội nhập ngày một rộng lớn

Lao động Việt Nam được đánh giá là khéo léo, thông minh, sáng tạo, tiếp thu nhanh những kỹ thuật và công nghệ hiện đại được chuyển giao từ bên ngoài Tuy vậy, trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất thực tế mang tính chuyên nghiệp, thì sự

Trang 28

yếu kém về chất lượng thể hiện rất rõ, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp Khó khăn và thử thách lớn nhất đối với doanh nghiệp Việt Nam hiện nay không phải là thiếu vốn hay trình độ trang bị kỹ thuật chưa hiện đại mà làm thế nào để quản trị nguồn nhân lực có hiệu quả

Theo thống kê và đánh giá của Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội thì hai thách thức về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là:

- Lực lượng lao động nước ta đông đảo (khoảng 40 triệu lao động vào năm 2005), nhưng tỉ lệ lao động qua đào tạo còn rất thấp Một bộ phận lớn thanh niên trong độ tuổi 18 – 23 (khoảng 80%) bước vào thị trường lao động, nhưng chưa qua đào tạo nghề Lao động phổ thông dư thừa lớn, song thiếu lao động kỹ thuật lành nghề, thiếu chuyên gia, doanh nhân, nhà quản lý, cán bộ khoa học công nghệ trình độ cao.

- Lực lượng lao động nước ta còn hạn chế về ý thức, tác phong công nghiệp, thể lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực hành nghề chưa đáp ứng tốt nhu cầu nhân lực của người sử dụng lao động, nên còn một tỷ lệ đáng kể lao động qua đào tạo không tìm kiếm được việc làm thích hợp hoặc không làm đúng với trình độ và ngành nghề được đào tạo So với các nước trong khu vực, thứ bậc xếp hạng về chất lượng nguồn nhân lực nước ta còn thấp (Việt Nam chỉ đạt 3,79/10 so với Trung Quốc là 5,73/10 và Thái Lan là 4,04/10) Nước ta không chỉ thiếu lực lượng cán bộ kỹ thuật, mà còn thiếu trầm trọng cả đội ngũ hành chính, cán bộ quản lý chất lượng cao

Như vậy, để tạo được đội ngũ lao động có chất lượng để phục vụ cho tiến trình hiện đại hóa- công nghiệp hóa nước nhà thì trọng tâm phải dựa vào sự phát triển của hai quốc sách hàng đầu là giáo dục- đào tạo và khoa học công nghệ Các chương trình đào tạo của Việt Nam nói chung nhấn mạnh đào tạo kiến thức lý thuyết chứ chưa quan tâm đến các kỹ năng thực hành Sinh viên ra trường không phải bắt tay ngay vào công việc mà luôn phải qua một thời gian đào tạo lại Chất lượng đào tạo hấp dẫn đến nguồn nhân lực của Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển chung

Trang 29

Bên cạnh đó, việc hướng nghiệp cho học sinh phổ thông ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường cần được đặc biệt quan tâm Đồng thời, cần đưa ra một cơ chế phù hợp tạo điều kiện cho thị trường lao động phát triển Có như thế mới chuẩn bị được cho nền công nghiệp nước nhà một lực lượng lao động đủ sức đáp ứng nhiệm vụ trong quá trình hội nhập.

1.3.3 Một số quan điểm pháttriển lực lượng lao động ngành công nghiệp:

- Trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lấn thứ X của Đảng Cộng Sản Việt Nam chỉ rõ: “Phát triển nhanh hơn công nghiệp và xây dựng theo hướng nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh và hiện đại hóa - phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế, đa dạng hóa hình thức sở hữu và quy mô để phát triển công nghiệp và xây dựng với cơ cấu ngành, nghề phù hợp… Tập trung nguồn lực phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, tạo ra sản phẩm xuất khẩu và thu hút nhiều lao động, như : chế biến nông- lâm- thủy sản, may mặc, giày dép, đồ nhựa, đồ gỗ gia dụng; cơ khí đóng tàu, công nghiệp chế tạo thiết bị đồng bộ, thiết bị điện, thiết bị xây dựng, máy nông nghiệp, phương tiện giao thông, sản xuất và lắp ráp cơ điện tử; công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp công nghệ thông tin, sản phẩm phần mềm… Tăng cường hợp tác liên kết, đưa ngành công nghiệp nước ta hội nhập với khu vực và quốc tế ” ( 9, Tr.196-197 )

Để đạt được kết quả như trên thì việc phát triển lực lượng lao động phải được quan tâm hàng đầu Phải tăng cường chất lượng nguồn nhân lực ở khâu quản lý nhà nước, đặc biệt chú trọng trong lĩnh vực công nghiệp, bảo đảm sự cân đối giữa số lượng và chất lượng cán bộ quản lý doanh nghiệp và các chuyên gia Từng bước đáp ứng đầy đủ số lượng và chất lượng công nhân tại các khu công nghiệp, tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, có chính sách thu hút lao động nhất là lao động kỹ thuật- công nghệ…

- Trong báo cáo “ Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội Thành phố Hồ Chí Minh 5 năm 2006-2010 ” đã chỉ rõ: Tập trung đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân lành nghề, tăng cường năng lực quản lý chiến lược trong

Trang 30

từng ngành Xây dựng cơ chế và hỗ trợ việc liên kết giữa trường đào tạo và các doanh nghiệp lớn trong đào tạo và sử dụng lao động kỹ thuật

Quy hoạch và quản lý đội ngũ nghiên cứu và triển khai (R&D) chuyên nghiệp, đủ về số lượng, đảm bảo yêu cầu chất lượng và đồng bộ về cơ cấu.

Tiếp tục huy động vốn thuộc mọi thành phần kinh tế cho đầu tư mở rộng các hình thức đào tạo, hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tay nghề, kỹ năng với những tiêu chuẩn chất lượng được quy định chặt chẽ nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nâng cao tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề.

-Từ năm 2001 đến nay, ngành công nghiệp Tỉnh Bình Dương có bước phát triển nhanh, hình thành nên một ngành công nghiệp đa dạng về ngành nghề và quy mô với mức tăng trưởng ổn định và đạt gần 34%/năm Số liệu đến cuối năm 2007 sản xuất công nghiệp Tỉnh Bình Dương đạt 66.000 tỷ đồng, điều này chứng tỏ Tỉnh Bình Dương có ngành công nghiệp trẻ đang phát triển Tuy nhiên, nền công nghiệp Tỉnh Bình Dương vẫn còn một số hạn chế Trước hết là công nghiệp sản xuất ở một số ngành hàng cấp độ trung bình nên khó có thể đa dạng hóa được các chủng loại sản phẩm để đáp ứng với nhiều thị trường Hơn nữa ngành hàng có tốc độ tăng trưởng nhanh như may mặc, giày da, chế biến gỗ đã nhập khẩu khoảng 60-90% phụ liệu để sản xuất, dẫn đến giá trị gia tăng xuất khẩu thấp Mặc khác, các ngành hàng này phải sử dụng lượng lao động quá lớn do trong quá trình phát triển chỉ chú trọng phát triển bề rộng quan tâm đầu tư chiều sâu về công nghệ nên năng suất lao động chưa đạt tối ưu Điều này rất dễ bị tác động khi lao động đông về số lượng Nguồn nhân lực có trình độ cao ở một số ngành còn thiếu Đáng lo nữa là việc xây dựng thương hiệu tầm quốc tế chưa được chú trọng, bởi lẽ nhiều doanh nghiệp da giày, chế biến gỗ vẫn còn gia công hàng hóa cho các Tập đoàn nước ngoài nên không thể chủ động phát triển thương hiệu.

( Nguồn : Báo Bình Dương ngày 17 tháng 5 năm 2008 )

1.4 Tình hình chung về xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam:

Trang 31

Hiện nay, hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam không chỉ tăng về giá trị mà cơ cấu có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ trọng hàng xuất khẩu qua chế biến tăng, hàng nguyên liệu chưa qua chế biến giảm Cán cân xuất-nhập về cơ bản đã tương đối cân bằng Hiện nay, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ Nhiều hàng hóa mang nhãn hiệu Việt Nam có mặt trên thị trường thế giới với số lượng ngày càng lớn, chủng loại phong phú, chất lượng ngày càng cao Một số mặt hàng chính yếu Việt Nam xuất khẩu trong thời gian qua như sau :

- Gỗ : Theo Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam, hiện nay sản phẩm gỗ đã thâm

nhập thị trường 80 nước trên thế giới, năm 2007 Việt Nam đã xuất khẩu sản phẩm gỗ với tổng giá trị kim ngạch là 2,4 tỷ USD

- Gạo : Đến cuối tháng 9 năm 2007 cả nước xuất khẩu được 3,7 triệu tấn Điều

đáng nói, lần đầu tiên giá gạo Việt Nam xuất khẩu ngang bằng với giá gạo Thái Lan cùng cấp cùng loại và mới đẩy giá gạo loại 25% tấn của Việt Nam đã trúng thầu cao hơn gạo Thái Lan 8 USD/tấn (Thao SGGP-VnNet)

- May : Trong năm 2007 ngành may đã xuất khẩu trên 1,49 tỉ USD, tăng 19,74%

so với năm 2006.

- Dầu thô: Mặc dầu là nước xuất khẩu dầu, song Việt Nam sẽ phải đối mặt với

nhiều thách thức khi sản lượng dầu thô xuất khẩu đang sụt giảm và nhu cầu nhập khẩu dầu thô để đáp ứng nguyên liệu cho các nhà máy dầu đi vào hoạt động

- Cao su : Việt Nam hiện là nước xuất khẩu cao su lớn thứ 4 thế giới sau Thái

Lan, Indonesia và Malaysia Xuất khẩu cao su của Việt Nam trong năm 2007, đạt khoảng 720 ngàn tấn với trị giá 1,4 tỷ USD, tăng 1,7% về lượng và tăng 8,9% về giá so với cùng kỳ năm 2006.

- Giày dép : Theo số liệu Đảng cộng sản Việt Nam, Thực hiện lộ trình hội nhập,

xu hướng thuế nhập khẩu, giày dép sẽ giảm xuống, các doanh nghiệp trong nước sẽ khó cạnh tranh với giày dép nhập khẩu từ Trung Quốc vốn có lợi thế về

Trang 32

giá rẻ với mẫu mã đa dạng và phong phú.Tuy nhiên, nếu cố gắng, ngành da giày Việt Nam sẽ phấn đấu vượt qua và duy trì tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu tăng 12%-15% so với cùng kỳ năm 2006 để đạt mức 3,9 - 4 tỷ USD trong năm 2007

- Cà phê : Theo số liệu thông tin thương mại Việt Nam, năm 2007 là năm đặc

biệt thành công đối với ngành cà phê của cả nước với lượng cà phê xuất khẩu đạt 1.209 nghìn tấn với kim ngạch 1.878 triệu USD, tăng 23,32% về lượng và tăng 54,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2006( mức cao kỷ lục về lượng và về giá )

Năm 2007, đồ gỗ là sản phẩm đứng thứ 5 trong số 11 nhóm mặt hàng đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất Tuy nhiên với việc Việt Nam chính thức gia nhập WTO là cơ hội lớn để vươn tới các thị trường tiềm năng Các doanh nghiệp sẽ dễ dàng thu hút đầu tư nước ngoài, đầu tư công nghiệp chế biến tiên tiến, hiện đại, được hưởng chế độ ưu đãi từ các nước thành viên… Theo đó, cần lưu ý tới những rào cản về thuế quan, thương mại quy định về kỹ thuật và thuế chống bán phá giá … Bên cạnh lợi thế là không ít khó khăn nếu không có sự chuẩn bị chu đáo Ngành gỗ không nên phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, mà khuyến khích phát triển, sử dụng nguyên liệu trong nước

Theo đó từ nay đến năm 2010, sản lượng gỗ khai thác tự nhiên trong nước không tăng, chính phủ giới hạn sản lượng khai thác Do vậy, có đến 80% nguyên liệu chế biến, sản xuất gỗ dựa vào nguồn nhập khẩu Ngoài ra, việc tập trung phát triển dịch vụ giao nhận kho vận là rất cần thiết.

Tóm lại, trong các nhóm hàng xuất khẩu, nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản chiếm tỷ trọng 32,7% tổng trị giá xuất khẩu, tăng 35,9%, nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp chiếm 40,8%, nhóm hàng nông lâm sản chiếm 17,3% ……

1.5 Kinh nghiệm và bài học về quản trị nguồn nhân lực của một số nước trên thế giới

Trang 33

1.5.1 Kinh nghiệm :

Liên minh Châu Âu (EU) hiện là thị trường nhập khẩu gỗ lớn nhất thế giới Sản phẫm gỗ xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này đang phải cạnh tranh quyết liệt với hàng Trung Quốc, trong khi EU lại đòi hỏi khắt khe về tiêu chuẩn, mẫu mã và giá cả phải cạnh tranh.

Trong số 27 thành viên EU, các nước Đức, Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Italy, Hà Lan, Thụy Điển là những thị trường nội thất lớn nhất châu Âu Năm 2004, các nước trên chiếm 80% tổng tiêu dùng hành nội thất của EU, đạt 70 tỷ USD Nhiều nhất trong số các nước xuất khẩu đồ gỗ vào EU là Trung Quốc

Để xuất khẩu được các sản phẩm gỗ vào EU, sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu phải đáp ứng một số quy định như sau :

Về bộ quy định sản phẩm, gồm có trách nhiệm pháp lý theo quy định 85/343/EEC, nghĩa là phải có đền bù thiệt hại cho cá nhân hoặc tập thể khi sản phẩm không an toàn, gây thiệt hại cho người sử dụng Kế đến, quy định kiểm soát các chất nguy hiểm có thể có trong sản phẩm như: cadmium, PCP bị hạn chế dư lượng, các chất amiang, PCB, PCT bị cấm, hóa chất gây thủng tầng ozon và cho kiểm soát theo chế độ đặc biệt khắt khe từ gỗ gụ, thông chile, gỗ hồng sắc của Braxin Song song đó là các yêu cầu khá chặt chẽ về bao bì, nhãn sản phẩm

Ngoài ra, EU cũng đang có nhiều yêu cầu để bảo vệ người lao động, bảo đảm an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, các yêu cầu về điều kiện môi trường, như : Sản xuất thân thiện với môi trường, nhãn sinh thái và đặc biệt là chương trình phát triển diện tích rừng.

Theo đó, các doanh nghiệp được đòi hỏi phải có chứng chỉ rừng FSC-COC yêu cầu chỉ được khai thác rừng trồng, rừng không có nguy cơ tiệt chủng, phải bảo đảm đa dạng sinh học, chức năng phòng hộ đồng thời phải có biện pháp nâng cao thu nhập của người lao động nghề rừng, chế biến gỗ.

Hết năm 2007, sản phẩm gỗ của Việt Nam đã xuất khẩu được sang 94 thị trường trên thế giới, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của ta sang một số thị trường đã có sự

Trang 34

tăng trưởng cao như: Mỹ, Anh, Đức, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ý, Canada, Áo, Nga… Tuy vậy, kim ngạch xuất khẩu sang một số thị trường đã giảm sút đặc biệt là Malaysia, Singapore, Campuchia….

1.5.2 Bài học

Đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam vào EU hiện đang hưởng thuế suất GSP với mức thuế suất chủ yếu là 0% (một số mã hàng chịu thuế 2,1%) đã giúp Việt Nam có một lợi thế nhất định khi chen chân vào thị trường EU so với Trung Quốc, Indonesia, Braxin, Malaysia…., do các nước này không hưởng GSP.

Kim ngạch xuất khẩu hàng gỗ Việt Nam vào EU trong thời gian qua có mức tăng trưởng 15%/năm, tập trung vào đồ gỗ nội thất và đồ dùng ngoài trời Trong năm 2006 đạt 501,9 triệu USD, chiếm 26,4% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, riêng 3 tháng đầu năm 2007 đạt 200,72% USD.

Tuy nhiên so với tổng lượng nhập khẩu và tiêu dùng của EU thì mức xuất khẩu của Việt Nam còn khiêm tốn và chưa phản ánh đúng tiềm năng Một trong những nguyên nhân đồ gỗ Việt Nam phải cạnh tranh quyết liệt với hàng Trung Quốc, Indonesia, Philippines, Đông Âu….

Mặc khác, đồ gỗ Việt Nam còn mắc một số nhược điểm, như : cơ sở sản xuất nhỏ, còn manh mún, thiếu đầu tư cho sản xuất từ mẫu mã đến chất lượng, công tác xúc tiến thương mại, nghiên cứu thị trường còn thấp, kém hiệu quả, nguồn cung nguyên liệu và phân phối còn chưa đồng bộ, ít nhiều còn manh nha …

Theo khảo sát được Công ty Grant Thornton tiến hành trên 34 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Mỹ, Anh, Nhật, Trung Quốc, Singapore, Philipines, HồngKông….thì 84% doanh nghiệp Việt Nam được khảo sát cho biết họ rất chú ý đến tuyển dụng nhân sự cũng như sử dụng hiệu quả và lâu dài nhân tài, trong khi mức độ quan tâm và chú ý lao động của thế giới chỉ là 59%.

Trung Quốc đứng thứ hai trong cuộc khảo sát với tỷ lệ 81% Kế là Botswana và Ấn Độ cùng tỷ lệ 79%.

Trang 35

Thái Lan, Anh, Đức, Pháp, Singapore… có tỷ lệ quan tâm đến người lao động thấp hơn với mức trung bình Tỷ lệ quan tâm của doanh nghiệp Nhật đến vấn đề này rất thấp chì có 3% trả lời quan tâm đến người lao động so với năm trước

Tóm tắt chương 1

Trong phần trên đã nghiên cứu lý thuyết về nguồn nhân lực của Việt Nam nói chung và doanh nghiệp nói riêng Nguồn nhân lực có một vai trò hết sức quan trọng trong việc tồn tại và phát triển của doanh nghiệp số lượng lao động ở Việt Nam khá dồi dào Đây là một trong những nhân tố thuận lợi nếu chúng ta biết sử dụng một cách hợp lý, triệt để và có hiệu quả Ngược lại, nếu chúng ta không giải quyết tốt số lượng lao động dồi dào này thì đây là nhân tố kìm hãm quá trình phát triển kinh tế đất nước.

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện xem nguồn lao động là một tài sản quý báu Họ chú trọng đến công tác đào tạo và bồi dưỡng cho nhân viên nhiều hơn bao giờ hết, 69% doanh nghiệp Việt Nam nói rằng họ chi cho công tác đào tạo với mức chi phí nhiều hơn so với trước đây, trong khi trung bình của thế giới chỉ có 63% doanh nghiệp làm việc này

Như vậy, khi các doanh nghiệp đã có cùng một sân chơi, cùng một môi trường cạnh tranh bình đẳng vấn đề đặt ra là phải lựa chọn là tùy theo đặc điểm hoạt động của từng doanh nghiệp mà bố trí sử dụng nguồn nhân lực cho phù hợp là một vấn đề hết sức có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn có tính khoa học và khái quát cao Do đó việc nghiên cứu những vấn đề ở Chương 1 là hết sức quan trọng, đặt nền tảng vững chắc để nghiên cứu Chương 2 và Chương 3 của luận văn này

Trang 36

Chương 2

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP VÀ XUẤT NHẬP KHẨU CAO SU

2.1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP VÀ XUẤT NHẬP KHẨU CAO SU

2.1.1 Giới thiệu về Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Cao su

CAO SU

STOCK COMPANY

• Công nghiệp chế biến sản phẩm từ cây cao su

• Gia công, sản xuất, mua bán giày thể thao xuất khẩu

• Mua bán cao su và sản phẩm cao su (giày dép, bao bì), sản phẩm đồ mộc, hàng thủ công mỹ nghệ từ gỗ cao su do công ty sản xuất, máy thiết bị vật tư nguyên liệu phục vụ sản xuất các sản phẩm từ cao su của công ty.

• Mua bán vật tư thiết bị phục vụ cho trồng trọt và chế biến cao su, nông sản, máy móc phương tiện vận tải, phân bón, hóa chất (trừ hóa chất có tính chất độc hại mạnh), vật liệu xây dựng, vật tư cho luyện kim

Trang 37

• Kinh doanh nhà

• Cho thuê kho bãi, văn phòng

Thị trường xuất khẩu chính : Tây Âu, Úc, Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Đài Loan,

Asean.

Đội ngũ công nhân viên : Công ty có 03 cán bộ trên đại học, 156 kỹ sư, hơn 1.121

công nhân có trình độ tay nghề cao, giàu kinh nghiệm, luôn được đào tạo, sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng với hiệu quả cao nhất

Hệ thống các đơn vị trực thuộc

1)Xí nghiệp Chế biến gỗ Đông Hòa :

- Tên gọi : Xí nghiệp Chế biến gỗ Đông Hòa

- Địa chỉ : Ấp Đông, xã Đông Hòa , huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương - Điện thoại : 0650 751313

- Nhiệm vụ : Sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu sản phẩm gỗ và

hàng thủ công mỹ nghệ từ gỗ cao su, gỗ rừng trồng và các

và máy móc thiết bị, vật tư nguyên vật liệu phục vụ sản xuất Thực hiện các nghiệp vụ kinh tế do Công ty ủy quyền

+ Gỗ tinh chế : 500m3/tháng

2) Xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ An:

- Tên gọi : Xí nghiệp Chế biến gỗ Dĩ An

- Địa chỉ : Khu phố Thống Nhất, thị trấn Dĩ An, tỉnh Bình Dương.- Điện thoại : 0650 734363

- Nhiệm vụ : Sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu sản phẩm gỗ

Trang 38

và hàng thủ công mỹ nghệ từ gỗ cao su, gỗ rừng trồng và các loại gỗ khác Kinh doanh xuất nhập khẩu gỗ tròn, gỗ nguyên liệu và máy móc thiết bị, vật tư nguyên vật liệu phục vụ sản xuất

Thực hiện các nghiệp vụ kinh tế do Công ty ủy quyền

+ Gỗ tinh chế : 200m3/tháng.

3) Xí nghiệp Lâm Hòa Phát :

- Tên gọi : Xí nghiệp Lâm Hòa Phát

- Địa chỉ : Đường số 3, Khu công nghiệp Biên Hòa 1,TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

- Điện thoại : 061 3935913- Fax : 061 3935913

- - Nhiệm vụ : Công nghiệp chế biến sản phẩm gỗ ( từ cây cao su ).

Mua bán cao su, sản phẩm đồ mộc, hàng thủ công mỹ nghệ từ gỗ cao su, máy móc thiết bị, vật tư nguyên vật liệu phục vụ sản xuất chế biến gỗ cao su, máy móc phương tiện vận tải, hóa chất ( trừ hóa chất có tính độc hại mạnh ) Kinh doanh nhà

Thực hiện các nghiệp vụ kinh tế do Công ty ủy quyền

+ Gỗ tinh chế : 5.000m3/tháng

4) Xí nghiệp Tam Phước :

- Tên gọi : Xí nghiệp Tam Phước

- Địa chỉ : Lô 34, Đường số 3, Khu công nghiệp Tam Phước, Xã Tam Phước, Huyện Long Thành, Tỉnh Đồng Nai- Điện thoại: 065 3513821

Trang 39

- Fax : 065 3513822

- Nhiệm vụ : Công nghiệp chế biến sản phẩm từ cây cao su Kinh

doanh cao su, sản phẩm đồ mộc, hàng thủ công mỹ nghệ từ gỗ cao su do công ty sản xuất Kinh doanh máy móc thiết bị, vật tư nguyên vật liệu phục vụ sản

xuất chế biến gỗ cao su, máy móc phương tiện vận tải, hóa chất ( trừ hóa chất có tính độc hại mạnh )

Phân bón kinh doanh nhà, cho thuê kho bãi,văn phòng Thực hiện các nghiệp vụ kinh tế do Công ty ủy quyền - Công suất : Gỗ tinh chế : 5.000m3/tháng

Hình 2.1: Bộ bàn ghế ngoài trời

5) Xí nghiệp Cao Su Kỹ thuật Tam Hiệp :

-Tên gọi : Xí nghiệp Cao su Kỹ thuật Tam Hiệp

- Địa chỉ : Đường số 3, Khu công nghiệp Biên Hòa 1, TP Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai

Trang 40

- Điện thoại: 061 836068

- Nhiệm vụ : Sản xuất, gia công chuyển tiếp, mua bán, xuất nhập khẩu đề giày, giày thể thao Mua bán cao su và sản phẩm cao su kỹ thuật, nhựa Mua bán, xuất nhập khẩu hóa chất, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất đế giày

Thực hiện các nghiệp vụ kinh tế do Công ty ủy quyền - Công suất : Đế giày : 100.000 đôi /tháng

Hình 2.2: a) Đế giầy cao su kỹ thuật

b) Tấm đế lót cao su kỹ thuật

6) Công ty TNHH một thành viên Thương mại và Địa ốc Hồng Phúc :

- Địa chỉ : 50 – 52 Võ Văn Tần , Phường 6, quận 3 – TP HCM

- Nhiệm vụ : Công nghiệp, chế biến sản phẩm từ cây cao su Gia công sản xuất mua bán giày thể thao xuất khẩu (Trừ tái chế phế thải, thuộc da )

Ngày đăng: 07/11/2012, 13:29

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Dự báo quy mô dân số đến 2010 - Một số giải pháp thiện quản trị nguồn nhân lực của Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Cao su
Bảng 1.1. Dự báo quy mô dân số đến 2010 (Trang 22)
Bảng 1.2. Trình độ văn hóa của nguồn nhân lực Việt Nam đến năm 2007 (%) - Một số giải pháp thiện quản trị nguồn nhân lực của Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Cao su
Bảng 1.2. Trình độ văn hóa của nguồn nhân lực Việt Nam đến năm 2007 (%) (Trang 23)
Bảng 1.3 Khả năng phát huy tác dụng của cán bộ khoa học công nghệ  (đơn vị %) - Một số giải pháp thiện quản trị nguồn nhân lực của Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Cao su
Bảng 1.3 Khả năng phát huy tác dụng của cán bộ khoa học công nghệ (đơn vị %) (Trang 25)
Hình 2.1: Bộ bàn ghế ngoài trời - Một số giải pháp thiện quản trị nguồn nhân lực của Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Cao su
Hình 2.1 Bộ bàn ghế ngoài trời (Trang 39)
Hình 2.2: a)  Đế giầy cao su kỹ thuật - Một số giải pháp thiện quản trị nguồn nhân lực của Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Cao su
Hình 2.2 a) Đế giầy cao su kỹ thuật (Trang 40)
Hình 2.1. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP VÀ XUẤT NHẬP  KHẨU CAO SU - Một số giải pháp thiện quản trị nguồn nhân lực của Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Cao su
Hình 2.1. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP VÀ XUẤT NHẬP KHẨU CAO SU (Trang 43)
Bảng 2.6. Dự kiến doanh thu năm 2010 của Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất  nhập khẩu Cao su . - Một số giải pháp thiện quản trị nguồn nhân lực của Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Cao su
Bảng 2.6. Dự kiến doanh thu năm 2010 của Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Cao su (Trang 48)
Bảng 2.6 Số lao động tuyển dụng và nghỉ việc hàng năm (người). - Một số giải pháp thiện quản trị nguồn nhân lực của Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Cao su
Bảng 2.6 Số lao động tuyển dụng và nghỉ việc hàng năm (người) (Trang 58)
Bảng 4.1 Giá trị tổng sản lượng  và tỉ lệ tăng r 0 - Một số giải pháp thiện quản trị nguồn nhân lực của Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Cao su
Bảng 4.1 Giá trị tổng sản lượng và tỉ lệ tăng r 0 (Trang 67)
Bảng 4.2 Số lượng lao động và tỉ lệ tăng r e - Một số giải pháp thiện quản trị nguồn nhân lực của Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Cao su
Bảng 4.2 Số lượng lao động và tỉ lệ tăng r e (Trang 68)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w