1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý chi phí kinh doanh và một số giải pháp hạ thấp chi phí kinh doanh tại Công ty Thương mại và Đầu tư xây dựng Hà Nội

59 543 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 595,5 KB

Nội dung

Chương I: Các loại chi phí (*************) kinh doanh ngành xây dựng 3 I.Cỏc loại chi phớ kinh doanh ngành xõy dựng. 3 1.Khỏi niệm chi phớ kinh doanh. 3 2.Cỏc loại chi phớ kinh doanh. 5 2.1.Theo tớnh chất của cỏc kh

Trang 1

Lời nói đầu

Từ khi nền kinh tế Việt Nam được chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoátập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước thì chúng ta đã cónhững chuyển biến tích cực rõ rệt, đặc biệt là trong những năm gần đây tốc độphát triển tương đối ổn định và khá cao ( khoảng 7,5%/ năm ) Để có đượcđiều này là nhờ vào sự kết hợp chặt chẽ và những nỗ lực của Đảng, nhà nước,các doanh nghiệp… trong đó sự đóng góp từ phía các doanh nghiệp Việt Namlà rất lớn.Song trong xu thế hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới pháttriển không ngừng thì sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam vẫn rất khó cóthể theo kịp, và cũng rất có thể sẽ bị tụt hậu.

Có rất nhiều các câu hỏi được đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam làlàm cách nào để có thể tồn tại và phát triển được khi Việt Nam thực hiện tiếntrình hội nhập với khu vực và thế giới ( AFTA, WTO,…), vì một thực tế rằng:Mức độ cạnh tranh sẽ ngày càng khốc liệt, gay gắt, trong khi đó một số doanhnghiệp Việt Nam vẫn chưa sẵn sàng cho việc hội nhập và phần lớn các doanhnghiệp có sức cạnh tranh kém Nguyên nhân chủ yếu của các vấn đề trênđược tập trng chủ yếu là chất lượng kém, chi phí cao và quản lý tồi…Vì vậy,để các doanh nghiệp Việt Nam có thể chiến thắng trong cuộc cạnh tranh nàyđòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải đưa ra các chiến lược cho riêng mình, phát huytốt nhất các lợi thế của đất nước và của bản thân đồng thời khắc phục các yếukém.

Hơn nữa, bên cạnh sự cạnh tranh này là sự khan hiếm về các nguồn lựcbuộc các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng cùng với việctìm ra các biện pháp giảm chi phí để từ đó đem lại hiệu quả cao nhất cho hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Trang 2

Xuất phát từ ý nghĩa đặc biệt quan trọng đó nên trong thời gian thực tậptại Công ty Thương mại và Đầu tư xây dựng Hà Nội em đã đi sâu nghiên cứuđề tài:

“ Quản lý chi phí kinh doanh và một số giải pháp hạ thấp chi phí kinhdoanh tại Công ty Thương mại và Đầu tư xây dựng Hà Nội”

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của chuyên đề bao gồm bachương như sau:

Chương I: Các loại chi phí kinh doanh ngành xây dựng.

Chương II: Thực trạng chi phí kinh doanh và công tác quản lý chi phíkinh doanh tại Công ty Thương mại và Đầu tư xây dựng Hà Nội.

Chương III: Một số đề xuất nhằm hạ thấp chi phí kinh doanh của côngty thương mại và đầu tư xây dựng hà nội.

Trang 3

Chương I: Các loại chi phí kinh doanh ngành xây dựng

I.Các loại chi phí kinh doanh ngành xây dựng.

1.Khái niệm chi phí kinh doanh.

Trong nền kinh tế thị trường thì thương mại là một ngành đặc biệt quantrọng, nó là cầu nối từ sản xuất đến sản xuất, từ sản xuất đến tiêu dùng.Nhưng để thực hiện vai trò đó cần phải bỏ ra những khoản chi phí bằng tiềnnhư chi phí vận chuyển, bảo quản, đóng gói… Song song với những chi phíbằng tiền là những hao phí về sức lao động của con người Tất cả những chiphí trên đếu được gọi là chi phí kinh doanh.

Tuy nhiên, khái niệm đã được thừa nhận và sử dụng rộng rãi là: Chi phíkinh doanh của doanh nghiệp thương mại là tất cả các khoản chi phí từ khimua hang cho đến khi bán hang và bảo hành hang hoá cho khách hang trongmột khoảng thời gian nhất định ( tháng, quý, năm ) Như vậy, chi phí kinhdoanh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp Trong đó, doanh thu, chi phí và lợi nhuận có quan hệ mậtthiết với nhau.Thực chất, chi phí kinh doanh là các khoản chi phí về lao độngsống và lao động vật hoá biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp thương mại đãbỏ ra để mua bán hang hoá trong một khoảng thời gian nhất định.

Trong toàn bộ quá trình kinh doanh của doanh nghiệp thương mại, chiphí kinh doanh có ý nghĩa quan trọng, nó chiếm tỷ lệ lớn nhất trong toàn bộchi phí nói chung của doanh nghiệp Nó liên quan trực tiếp đến chất lượngcông tác quản lý chi phí kinh doanh của doanh nghiệp, nó ảnh hưởng trực tiếpđến lợi nhuận và việc xác định giá cả thương mại, dịch vụ.

Đối với các đơn vị kinh doanh trong nước, chu kỳ kinh doanh thườngngắn, quá trình lưu thông hang hoá thường đơn giản nên chi phí kinh doanhthường bao gồm các khoản chi phí để đảm bảo lưu thông hang hoá trong kỳ

Trang 4

như: chi phí phát sinh ở khâu mua, khâu bán và chi phí quản lý doanh nghiệp.Các chi phí này bỏ ra nhằm mục tiêu lợi nhuận hoặc thực hiện các mục tiêukinh tế xã hôi khác của doanh nghiệp Đối với các đơn vị ngoại thương, chukỳ kinh doanh dài, việc xuất khẩu trải qua nhiều giai đoạn như : kiểm nhận,kiểm tra tiêu chuẩn chất lượng… Trong trường hợp này chi phí kinh doanhbao gồm cả chi phí bảo hiểm cho hang hoá.

Theo thông tư số 02/2008/TT- BXD hướng dẫn lập và quản lý chi phíđầu tư xây dựng công trình cơ sở hạ tầng thì chi phí xây dựng bao gồm: chiphí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăngvà chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công.

Chi phí xây dựng trong dự toán xây dựng công trình được lập cho cáccông trình chính, công trình phụ trợ, công trình tạm phục vụ thi công hoặc bộphận, phần việc, công tác của công trình, hạng mục công trình và được xácđịnh bằng dự toán Riêng đối với các công trình phụ trợ, công trình tạm phụcvụ thi công hoặc các công trình đơn giản, thông dụng thì dự toán chi phí còncó thể được xác định bằng suất chi phí xây dựng trong suất vốn đầu tư xâydựng công trình hoặc bằng định mức chi phí tính theo tỷ lệ phần trăm ( % ).

Chi phí kinh doanh có tầm quan trọng đối với mỗt doanh nghiệp, vì thếdoanh nghiệp phải luôn quan tâm đến việc quản lý chi phí kinh doanh bởi nếuchi phí kinh doanh bỏ ra không hợp lý sẽ làm giảm trực tiếp đến lợi nhuận củadoanh nghiệp Vì vậy, các doanh nghiệp luôn muốn giảm chi phí xuống mứcthấp nhất có thể.

2.Các loại chi phí kinh doanh.

Chi phí kinh doanh đa dạng và phức tạp Đối với mỗi lĩnh vực khácnhau, chi phí kinh doanh dược phân loại theo các cách khác nhau Song cómột số cách phân loại cơ bản như sau:

Trang 5

2.1.Theo tính chất của các khoản mục chi phí:

Tiêu thức này dựa vào nội dung, tính chất kinh tế của chi phí và đặcđiểm kinh tế giống nhau của các khoản chi phí để xếp chúng vào một loại.theo cách này thì chi phí kinh doanh bao gồm:

2.1.1.Chi phí khấu hao tài sản cố định.

Là toàn bộ những khoản khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp.Trong đó tài sản cố định này phải phục vụ sản xuất kinh doanh, phải có đầyđủ hoá đơn, chứng từ và các giấy tờ hợp lệ khác chứng minh nó thuộc quyềnsở hữu của doanh nghiệp Đồng thời, tài sản cố định đó phai được quản lýtheo dõi, hạch toán trên sổ sách của doanh nghiệp.

2.1.2.Chi phí nguyên, nhiên vật liệu, năng lượng Sử dụng vào hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và được tính theo mức tiêu haovật tư hợp lý và giả thực tế xuất kho.

2.1.3.Chi phí tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp

2.1.4.Chi phí đào tạo lao động Đây là những khoản chi phí liên quangián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

2.1.5.Chi phí dịch vụ mua ngoài Là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệpphải trả cho các dịch vụ đã sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh do cácđơn vị khác ở bên ngoài cung cấp như: tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại,mua bảo hiểm tài sản, xác lập và bảo vệ nhãn hiệu hàng hoá

2.1.6.Chi phí cho việc trách các khoản dự phòng: Giảm giá hang tồnkho, dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng trợ cấp mất việc làm.

2.1.7.Chi phí về tiêu thụ hang hoá: Chi phí bảo quản, đóng gói, vậnchuyển, thuê kho bãi, bốc dỡ,…

2.1.8.Chi phí về hao hụt tự nhiên của hang hoá: Là các chi phí biểuhiện giá trị của vật tư hang hoá bị hao hụt do điều kiện tự nhiên gây ra trongquá trình vận chuyển, bảo quản và tiêu thụ.

Trang 6

Ngoài ra còn một số khoản chi phí khác như: chi phí quảng cáo, tiếpthị, khuyến mại, giao dịch đối ngoại, hoa hồng môi giới, chi phí hội nghị.

2.2 Theo sự biến động của chi phí so với doanh thu.

Căn cứ vào mối liên hệ giữa chi phí kinh doanh với mớc độ hoạt độngcủa doanh nghiệp, có thể chia chi phí thành hai loại là chi phí cố định và chiphí biến đổi Ở đây, mức độ hoạt động của doanh nghiệp được đo bằng doanhthu tiêu thụ hang hoá trong kỳ.

2.2.1 Chi phí cố định.

Chi phí cố định là những chi phí không thay đổi hoặc thay đổi khôngđáng kể khi có sự biến động của doanh thu Chi phí cố định gồm các chi phínhư: chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí tiền lương trả cho cán bộ nhânviên bộ phận quản lý, chi phí thue tài sản, văn phòng, lãi tiền vay phải trả, chiphí về bảo dưỡng thiết bị…

2.2.2 Chi phí biến đổi.

Chi phí biến đổi là những chi phí thay đổi theo sự thay đổi của quy môhoạt động của doanh nghiệp Hay nói cách khác tổng chi phí biến đổi thay đổituỳ thuộc vào doanh nghiệp Chi phí biến đổi gồm các khoản như : Chi phí vềvật liệu, bao bì, đóng gói, chi phí lương khoán doanh thu của nhân viên bánhang, chi phí nhiên liệu…

Trên thực tế, trong doanh nghiệp không phải lúc nào chi phí cũng cóthể phân chia được thành hai loại rõ rệt như trên Vì có những khoản vừamang tính chất biến phí như: chi phí điện thoại, điện, nước … Vì vậy việcphân chia này chỉ mang tính chất tương đối Mặc dù vậy cách phân loại nàygiúp cho doanh nghiệp thấy được xu hướng biến đổi của từng loại chi phí theoquy mô kinh doanh, từ đó doanh nghiệp có thể xác định được sản lượng hoàvốn cũng như quy mô kinh doanh hợp lý để mang lại hiệu quả cao nhất

Trang 7

II.Các chỉ tiêu phản ánh tình hình chi phí.

`Để thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh thì bất cứ một doanh nghiệpnào cũng phải bỏ ra những chi phí nhất định Sự tồn tại của doanh nghiệpđồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ tiếp tục phải bỏ chi phí để duy trì vàphát triển hoạt động của mình Vì vậy doanh nghiệp luôn luôn phải nghiêncứu các biện pháp để sử dụng chi phí một cách tiết kiệm và hiệu quả Nghiêncứu chi phí kinh doanh có vai trò rất lớn trong hoạt động quản lý chi phíkhông chỉ trong doanh nghiệp mà còn đối với nhà nước.Hiện nay, chi phí kinhdoanh ở các doanh nghiệp khá cao làm cho giá sản phẩm tăng cao dẫn đến lợinhuận giảm Do đó, chi phí kinh doanh luôn được sự quan tâm của cả doanhnghiệp và hạ chi phí kinh doanh là một trong những vấn đề chủ yếu nhất củacông tác quản lý doanh nghiệp.

 Đối với nhà nước:

+ Nghiên cứu chi phí kinh doanh giúp cho nhà nước quản lý được hoạtđộng của doanh nghiệp thông qua các quy phạm về chi phí kinh doanh Từ đólàm tăng các khoản thu cho ngân sách nhà nước như thuế thu nhập doanhnghiệp.

 Đối với doanh nghiệp:

+ Từ thực tế chi phí kinh doanh có vai trò lớn đối với doanh nghiệpnên nghiên cứu chi phí kinh doanh giúp cho nhà quản trị trong doanh nghiệpnhận thức được tầm quan trọng của chi phí kinh doanh trong quá trình hoạtđộng của mình.

+ Nghiên cứu chi phí kinh doanh để đảm bảo cho qúa trình hạch toánchi phí đầy đủ không sai sót đồng thời đảm bảo đúng quy định của pháp luậtnhằm đánh giá kết quả kinh doanh một cách chính xác.

Doanh nghiệp phải có sự quan tâm đặc biệt vì chi phí là nhân tố quantrọng trong quá trình sản xuất kinh doanh và chi phí rất đa dạng và phức tạp

Trang 8

nên công tác quản lý cũng gặp nhiều khó khăn Làm thế nào để quản lý chiphí thật tốt, tiết kiệm chi phí tối đa nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp Muốn vậy thì doanh nghiệp phải phân tích đánh giá chi phí qua nhữngkỳ kế toán trước để lập kế hoạch cho kỳ tới.

Để đánh giá tình hình quản lý và sử dụng chi phí trong một doanhnghiệp thì không chỉ dựa vào chỉ tiêu tổng mức phí vì chỉ tiêu này chỉ phảnánh qui mô chi phí của doanh nghiệp mà không phản ánh được trình độ quảnlý chi phí của doanh nghiệp Một doanh nghiệp có tổng mức phí tăng lênkhông hẳn là không tốt Nếu chi phí tăng lên và kéo theo sự tăng lên củadoanh thu và tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của chi phí thì sựtăng lên này là có hiệu quả Vì vậy, để đánh giá được đúng tình hình quản lývà sử dụng chi phí thì phải thông qua hệ thông các chỉ tiêu sau:

1.Chỉ tiêu tổng mức phí kinh doanh.

Tổng mức phí kinh doanh là một chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh toàn bộ chiphí kinh doanh phát sinh và phân bổ cho hang hoá dịch vụ được xác định làđã tiêu thụ trong kỳ của doanh nghiệp

Tổng chi phí kinh doanh phân bổ cho hang hoá, dịch vụ tiêu thụ trong kỳđược xác định bằng công thức:

F = Fđk + Fps – Fck

Trong đó:

– F : Tổng chi phí kinh doanh phân bổ cho hang hoá, dịch vụ tiêu thụ trongkỳ.

– Fđk: Số dư chi phí kinh doanh đầu kỳ.

– Fps: Tổng chi phí kinh doanh phát sinh trong kỳ, được tính bằng côngthức sau:

- Fck: Là tổng chi phí kinh doanh phân bổ cho hang hoá dự trữ cuối kỳ.

Trang 9

Chỉ tiêu tổng mức phí mới chỉ phản ánh quy mô tiêu dung vật chất, tiềnvốn và mức kinh doanh để phục vụ cho quá trình kinh doanh của doanhnghiệp và xác định số phải bù đắp từ thu nhập trong kỳ của doanh nghiệp Nókhông phản ánh trình độ sử dụng các loại chi phí kinh doanh, không phản ánhđược chất lượng của công tác quản lý chi phí kinh doanh của doanh nghiệptrong kỳ đó Nói cách khác tổng chi phí kinh doanh chỉ phản ánh về lượngchứ chưa phản ánh được về chất của chi phí kinh doanh

2.Tỷ suất chi phí kinh doanh.

Chỉ tiêu tỷ suất chi phí kinh doanh giúp ta có thể đánh giá được hiệuquả sử dụng chi phí của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác cùngđiều kiện hoặc so với kỳ gốc Chỉ tiêu này được tính bằng tỷ lệ phần trăm( % ) của chi phí trên doanh thu bán hang Được tính cụ thể bằng công thứcsau:

F

F’ = * 100 M

Trong đó:

F’: Tỷ suất chi phí kinh doanh trong kỳ ( % )

F: Tổng mức chi phí kinh doanh phân bổ cho hang hoá, dịch vụ tiêu thụtrong kỳ.

M: tổng doanh thu hang hoá, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ.

Chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ giữa tổng mức chi phí kinh doanhvới doanh thu tiêu thụ hang hoá, dịch vụ trong kỳ Nó phản ánh cứ 100 đồngdoanh thu thì có bao nhiêu đồng chi phí bù đắp Nếu doanh nghiệp nào có tỷsuất chi phí kinh doanh thấp thì có nghĩa là doanh nghiệp đó kinh doanh cóhiệu quả, trình độ tổ chức, quản lý nói chung là tốt Vì tỷ suất chi phí thấp sẽdẫn đến tỷ suất lợi nhuận cao,hiệu quả sử dụng chi phí của doanh nghiệp tăng,vì vậy tất cả các doanh nghiệp đều tìm mọi biện pháp để hạ thấp tỷ suất chi

Trang 10

phí kinh doanh của doanh nghiệp mình Nên giảm tỷ suất chi phí là biện pháphiệu quả nhất để tiêt kiệm chi phí kinh doanh.

3.Mức độ tăng ( giảm ) tỷ suất chi phí kinh doanh.

Đây là chỉ tiêu tương đối phản ánh tình hình và kết quả hạ thấp chi phíkinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ theo công thức sau:

F’ = F’1 – F’0

Trong đ ó:

F’: Mức độ tăng ( giảm ) tỷ suất chi phí kinh doanh.F’1: Tỷ suất kinh doanh kỳ so sánh.

F’0: Tỷ suất kinh doanh kỳ gốc.

Đối với doanh nghiệp khác nhau tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà tachọn kỳ so sánh và kỳ gốc cho phù hợp Qua đó nhận thấy sự tiến bộ hay sựyếu kếm trong công tác quản lý chi phí Nếu tỷ suất chi phí của kỳ nghiên cứunhỏ hơn kỳ gốc chứng tỏ doanh nghiệp có cố gắng trong việc hạ thấp chi phínên việc tổ chức thực hiện chi phí kinh doanh là tốt Ngược lại, nếu ΔF’ lớnF’ lớnhơn 0 chứng tỏ việc tổ chức chi phí kinh doanh của doanh nghiệp là kém đi.Tuy nhiên, nếu ΔF’ lớnF’ = 0 ta không thể kết luận được việc quản lý và sử dụngchi phí của doanh nghiệp là tốt lên hay kém đi Vì vậy, để kết luận được chínhxác ta cần đi xem xét các chỉ tiêu tiếp theo.

4.Tốc độ tăng ( giảm ) tỷ suất kinh doanh.

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng giảm chi phí kinh doanh nhanh haychậm giữa hai doanh nghiệp cùng loại trong cùng một thời kỳ hoặc hai thờikỳ của một doanh nghiệp Chỉ tiêu này được xác định là tỷ lệ % của mức độtăng giảm tỷ suất chi phí với tỷ suất chi phí kỳ kế hoạch.

Công thức tính như sau:

ΔF’ lớnF’ TF’ = * 100 F’

Trang 11

Trong đó:

TF’: Tốc độ tăng giảm tỷ suất chi phí kinh doanh.ΔF’ lớnF’: Mức độ tăng giảm tỷ suất chi phí.

F’0: Tỷ suất chi phí kỳ kế hoạch.

Thông qua chỉ tiêu này, nhà quản lý sẽ nhận biết được sự thành cônghay thất bại của việc phấn đấu giảm chi phí kinh doanh Vì trong một sốtrường hợp giữa hai thời kỳ doanh nghiệp hoặc giữa hai doanh nghiệp có cùngđiều kiện so sánh đều có mức độ hạ thấp chi phí là như nhau nhưng tốc độtăng giảm lại khác nhau Trong trường hợp này, doanh nghiệp hay kỳ nào cótốc độ giảm nhanh thì được đánh giá là tốt hơn và ngược lại.

5.Mức tiết kiệm hay lãng phí kinh doanh.

Chỉ tiêu này xác định rõ do doanh nghiệp hạ thấp chi phí kinh doanh sẽtiết kiệm ( hay lãng phí ) được bao nhiêu chi phí theo số tuyệt đối hay việc hạthấp chi phí sẽ làm tăng bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Công thức tính như sau:

ΔF’ lớnF = ΔF’ lớnF’ * M1

Trong đó:

ΔF’ lớnF: Số tiền tiết kiệm ( hay lãng phí ) của doanh nghiệp.ΔF’ lớnF’: Mức độ tăng giảm tỷ suất chi phí.

M1: doanh thu kỳ báo cáo.

Nhờ việc xem xét chỉ tiêu này, các nhà quản trị tài chính sẽ nắm được cụthể việc giảm tỷ suất chi phí kinh doanh sẽ làm tăng thêm bao nhiêu đồng lợinhuận Bằng việc đem so sánh chi phí của hai kỳ với nhau trong mối quan hệvới doanh thu đã mang lại hiệu quả thật sự trong công tác quản lý chi phí kinhdoanh.

6.Hệ số sinh lợi của chi phí.

Trang 12

Hệ số sinh lợi của chi phí kinh doanh là chỉ tiêu tương đối phản ánh mốiquan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận và tổng chi phí kinh doanh trong một thời kỳ nhấtđịnh của doanh nghiệp Công thức tính như sau:

P H = FTrong đó:

H: Hệ số sinh lợi của chi phí kinh doanh.

P: Tổng lợi nhuận đạt được trong kỳ kinh doanh.F: Tổng chi phí kinh doanh trong kỳ.

Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp, nó phản ánh cứ một đồng chi phí mà doanh nghiệpđã bỏ ra sẽ thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận Nếu hệ số sinh lời của doanhnghiệp cao ( H lớn ) chứng tỏ khả năng kinh doanh của doanh nghiệp là tốt,chi phí kinh doanh mà doanh nghiệp bỏ ra được sử dụng có hiệu quả vàngược lại nếu hệ số sinh lời của doanh nghiệp thấp ( H nhỏ ) chứng tỏ khảnăng kinh doanh của doanh nghiệp là kém.

Nhìn chung các chỉ tiêu trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Để phântích, đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí kinh doanh một cách toàn diện thì cầnphải đi sâu phân tích các chỉ tiêu này với nhau để rút ra được những kết luậntổng quát, chặt chẽ và chính xác Từ đó đề ra những quyết định hay đánh giását với tình hình thực tế của doanh nghiệp.

III.Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí kinh doanh.

Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp thương mại thể hiện ở nội dungkinh tế của chi phí kinh doanh gồm : chi phí mua hang, chi phí lưu thông, chiđóng thuế và chi phí bảo hiểm Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh

Trang 13

nghiệp luôn chịu ảnh hưởng của rất nhiều các nhân tố từ môi trường bên trongvà bên ngoài, do đó doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải biết kếthợp hài hoà giữa các nhân tố Môi trường bên trong ở đây bao gồm các nhântố khách quan của doanh nghiệp Do đó, việc phân tích các nhân tố ảnh hưởngtới chi phí kinh doanh tức là phân tích các tác động của các nhân tố từ môitrường bên ngoài đến chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.

1.Nhân tố khách quan.

Nhân tố khách quan là những nhân tố bên trong và bên ngoài củadoanh nghiệp, nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp Vì vậy thay vìviệc cố gắng tác động làm thay đổi các nhân tố này thì doanh nghiệp nên tìmmọi cách để thích nghi với chúng Các nhân tố này luôn ảnh hưởng tới doanhnghiệp theo hai chiều tích cực và tiêu cực Để hạn chế mặt tiêu cực và thúcđẩy mặt tích cực ta phải hiểu rõ về nó Cụ thể gồm các nhân tố khách quansau:

1.1.Ảnh hưởng của nhân tố giá cả tới chi phí kinh doanh.

Để tiến hành kinh doanh thì doanh nghiệp phải lấy từ môi trường bênngoài những yếu tố đầu như: nguyên vật liệu, lao động, vốn… Tuy nhiên, đốivới doanh nghiệp thì đây là yếu tố đầu vào còn trên góc độ thị trường thìchúng lại là hang hoá và là đầu ra của các doanh nghiệp khác Vì đã là hanghoá thì chúng phải chịu tác động của quy luật thị trường như quy luật cungcầu , quy luật giá cả Mặt khác, trong quá trình sản xuất thì giá cả của yếu tốđầu vào được kết chuyển vào giá trị hang hoá mà doanh nghiệp sản xuất ra.Ngoài ra còn có một bộ phận các yếu tố đầu vào khác kết chuyển vào chi phísản xuất và chi phí bán hang của doanh nghiệp Bởi vậy, khi giá cả các yếu tốđầu vào tăng thì chi phí của doanh nghiệp tăng tương ứng Tuy nhiên, doanhnghiệp không thể tác động vào giá cả trên thị trường và doanh nghiệp phải tìmcách thích nghi với nó, hạn chế sự ảnh hưởng tiêu cực của nó bằng nhiều cách

Trang 14

như: tìm kiếm nguồn hang có giá rẻ hơn, giảm thiểu chi phí lưu kho bãi, giảmthiểu chi phí vận chuyển, bốc dỡ…

1.2.Ảnh hưởng của mức lưu chuyển hang hoá tới chi phí kinhdoanh.

Trong doanh nghiệp mức lưu chuyển hang hoá có ảnh hưởng rất lớn tớichi phí kinh doanh theo chiều tỷ lệ nghịch Tức là nếu mức lưu chuyển tăngthì chi phí của doanh nghiệp có xu thế giảm và ngược lại nếu mức lưu chuyểnhàng hoá của doanh nghiệp có xu thế giảm thì chi phí tăng Bởi mức lưuchuyển hang hoá tăng thì mức doanh thu sẽ tăng do lượng hang hoá bán ranhiều hơn, làm cho tổng chi phí biến đổi tăng nhưng chi phí cho một đơn vịsản phẩm giảm Do tốc độ tăng của chi phí biến đổi nhỏ hơn tốc độ tăng củadoanh thu khiến cho tỷ suất chi phí kinh doanh giảm đi và doanh nghiệp cóthể hạ thấp chi phí kinh doanh Ngoài ra, khi mức lưu chuyển hàng hoá tăngtrong khi tổng chi phí cố định không đổi cũng góp phần vào việc giảm chi phítrên mỗi đơn vị sản phẩm Ngược lại, mức lưu chuyển giảm cũng đồng nghĩavới việc giảm doanh thu và làm cho chi phí tính trên mỗi đơn vị sản phẩmtăng Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh khiến chochi phí cơ hội tăng, chi phí trả cho việc sử dụng vốn cũng tăng do tốc độ thuhồi vốn chậm, vốn bị ứ đọng và sử dụng lãng phí.

1.3.Ảnh hưởng của nhân tố khách quan khác tới chi phí kinh doanh.

Ngoài các nhân tố ảnh hưởng trên còn có rất nhiều các nhân tố ảnhhưởng khách quan khác ảnh hưởng mạnh mẽ tới chi phí của doanh nghiệpnhư:

Các chính sách, chủ trương, đường lối của nhà nước, phong tục, tậpquán, lối sống, thói quen của các tập thể khách hang, các hành vi ứng sử củanhà cung cấp Cụ thể như sau:

Trang 15

Trước tiên là sự ảnh hưởng của nhà nước ở môi trường đặc trưng, tácđộng đến các doanh nghiệp bằng các đường lối chính trị và luật pháp Có thểnói nhà nước là môi trường đặc trưng vì trong nền kinh tế nó đóng vai trò làngười hướng dẫn, kiểm soát và điều tiết ở tầm vĩ mô Các doanh nghiệp, đặcbiệt là các doanh nghiệp nhà nước phải tuân thủ chế độ quản lý kinh tế củanhà nước đang áp dụng như: chế độ tiền lương, BHXH, BHYT… Ngoài ra,nhà nước còn là chỗ dựa cho công tác quản lý chi phí kinh doanh của doanhnghiẹp bởi căn cứ vào chế độ kế toán – tài chính mà nhà nước đã quy định cácdoanh nghiệp tiến hành việc áp dụng chế độ phân tích, kiểm tra và hạch toánđúng, đủ chi phí kinh doanh Thêm vào đó, nếu việc bố trí cơ cấu kinh tếkhông phù hợp, thiếu khoa học sẽ khiến chi phí cho các khâu trung gian nàytăng lên làm tăng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.

Sau nhà nước thì nhân tố khách quan thứ hai phải kể đến ảnh hưởng trựctiếp đến chi phí kinh doanh của doanh nghiệp là phong tục tập quán, thói quencủa các tập thể khách hang Trước khi sản xuất hay kinh doanh một mặt hangnào đó, điều trước tiên doanh nghiẹp phải tính đến là hang hoá đó có tiêu thụđược không, có được khách hang chấp nhận không? Do vậy, muốn bán đượchang thì việc nghiên cứu thói quen, tập quán, phong tục của khách hang là rấtquan trọng Bởi vì, có những mặt hang ở thị trường khác được hoan nghênh,bán rất chạy nhưng ở thị trường này lại bị chê bai, tẩy chay Vì thế, nếu doanhnghiệp không quan tâm, chú ý về vấn đề này có thể doanh nghiệp sẽ thất bạihoàn toàn và không những không thu hồi lại được chi phí bỏ ra mà còn làmảnh hưởng đến uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp.Một nhân tố quan trọngkhác phải kể đến là thái độ ứng sử của các nhà cung ứng của doanh nghiệp.Nếu nguồn cung ứng của doanh nghiệp ổn định, chất lượng hang hoá đượccung ứng tốt, giá cả hợp lý… Hay nói cách khác thái độ ứng xử của nhà cungứng có lợi cho doanh nghiệp sẽ giúp cho doanh nghiệp có những kế hoạch ổn

Trang 16

định, tận dụng tốt những thời cơ của thị trường mang lại… khiến chi phí chicho các biến cố bất thường được giảm thiểu, doanh nghiệp có điều kiện ổnđịnh chi phí, hạ giá thành, thúc đẩy tiêu thụ để tăng doanh thu, tăng lợi nhuận.Ngược lại, nếu ‘ hậu phương’ của doanh nghiệp không vững chắc, hay thái độứng xử của các nhà cung ứng gây bất lợi cho doanh nghiệp sẽ khiến chodoanh nghiệp xẩy ra những tổn thất không đáng có, làm cho chi phí kinhdoanh có thể tăng mạnh như: chi phí để vuột mất cơ hội kinh doanh, chi phícho việc tìm kiếm nguồn hang mới…

Ngoài ra, còn một số nhân tố khác như: sự phát triển của khoa học kỹthuật, yếu tố môi trường tự nhiên, cơ sở hạ tầng đường xá, giao thong… cũnglà những nhân tố ảnh hưởng không nhỏ bằng con đường gián tiếp hay trựctiếp đến chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.

Nói tóm lại, môi trường kinh doanh bên ngoài là yếu tố khách quan màdoanh nghiệp không thể cải tạo chỉ có thể thích nghi Tuy nhiên những thuậnlợi và khó khăn mà doanh nghiệp nhận được từ bên ngoài thì đối thủ cạnhtranh của doanh nghiệp cũng nhận được Vì vậy doanh nghiệp phải biết khaithác triệt để những thời cơ, giảm thiểu các mặt tiêu cực nhằm góp phần hạthấp chi phí kinh doanh, tạo lơi thế cạnh tranh trên thị trường Và đó là mộttrong những mục tiêu quan trọng của doanh nghiệp.

Trang 17

2.Các nhân tố chủ quan.

Trái với các nhân tố khách, nhân tố chủ quan phụ thuộc hoàn toàn vàokhả năng hoạt động của doanh nghiệp Doanh nghiệp có thể hạn chế đến mứctối thiểu tác động của yếu tố chủ quan, thậm chí có thể chủ động thay đổi cácnhân tố chủ quan để có thể để có lợi nhất với doanh nghiệp Ngoài ra, hiệuquả của việc tác động và điều chỉnh các nhân tố chủ quan thường nhanhchónh và chính xác Các nhân tố chủ quan bao gồm: kết cấu mặt hang, cơ sởkỹ thuật và mạng lưới lưu thông phân phối, công tác khai thác nguồn hang,yếu tố con người…

2.1.Ảnh hưởng của các yếu tố con người và cơ sở vật chất kỹ thuật.

Đây là hai yếu tố quan trọng nhất trong quá trình sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp và cũng là những nhân tố có tác động rất lớn đến chi phíkinh doanh Nói đến yếu tố con người là nói đến trình độ, khả năng, tư cáchđạo đức của cán bộ công nhân viên của công ty và cả các nhà quản lý nữa Vìvậy, ý thức tiết kiệm của mỗi nhân viên và trình độ quản lý lãnh đạo trongdoanh nghiệp là yếu tố tác động mạnh mẽ nhất Nếu ý thức nhân viên kém,các nhà lãnh đạo quản lý lỏng lẻo, chi tiêu lãng phí sẽ khiến cho chi phí kinhdoanh nói riêng và toàn bộ chi phí của doanh nghiệp nói chung biến đổi theochiều hướng xấu và ngược lại, nếu ý thức tiết kiệm của nhân viên và các nhàlãnh đạo cao, trình độ quản lý tốt, chặt chẽ, hạn chế được tối thiểu các chi tiêukhông hợp lý, tránh lãng phí sẽ làm cho chi phí của doanh nghiệp cải thiện rõ.Còn nói đến các yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật là nói đến các máy móc, thiếtbị, nhà xưởng, văn phòng, cửa hang,… Cơ sở vật chất kỹ thuật càng đượcnâng cao thì năng suất lao động càng tăng, chất lượng hang hoá được sản xuấtra ngày càng được cải thiện Từ đó, tiết kiệm được chi phí tiền lương, chi phísửa chữa,… đẩy mạnh tốc độ bán ra, giảm chi phí kinh doanh.

Trang 18

2.2.Ảnh hưởng của kết cấu mặt hang đến chi phí kinh doanh của doanhnghiệp.

Nếu doanh nghiệp kinh doanh những mặt hang có chất lượng tốt, giá cảphù hợp, đa dạng về chủng loại, mẫu mã, phù hợp với thị hiếu người tiêudung… những yếu tố góp phần đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ thì sẽ tạo điều kiệncho doanh nghiệp có thể quay vòng vốn nhanh, giảm được các chi phí tronglưu thong và chi phí lãi vay do huy động vốn từ bên ngoài Ngược lại, nếu cơcấu mặt hang kinh doanh không phù hợp, hang hoá nghèo nàn về chủng loại,mẫu mã… sẽ làm cho tốc độ tiêu thụ kém, làm tanưg các khoản chi phí tronglưu thông như chi phí lưu kho, bảo quản… và chi phí lãi vay dẫn đến tổngmức chi phí cũng sẽ tăng lên tương ứng Về hình thức, sự ảnh hưởng này làdo cơ cấu ngành hang, mặt hang nhưng sâu xa ở đây chính là sự hợp thị hiếuhay mức độ phù hợp với nhu cầu tiêu dung của các mặt hang kinh doanh củadoanh nghiệp.

2.3.Ảnh hưởng của nhân tố chủ quan khác.

Ngoài các nhân tố chủ quan trên, trong thực tế doanh nghiệp còn chịuảnh hưởng của rất nhiều các nhân tố chủ quan khác như: văn hoá doanhnghiệp, việc tổ chức cung ứng hang hoá, việc tổ chức quản lý sản xuất kinhdoanh, địa điểm kinh doanh… Đây cũng là các nhân tố ảnh hưởng không nhỏtới chi phí kinh doanh của doanh nghiệp và nếu như doanh nghiệp biết kếthợp hài hoà các nhân tố, phát huy mặt tích cực và giảm mặt tiêu cực củachúng thì doanh nghiệp chắc chắn sẽ đạt mục tiêu “ tối thiểu hoá chi phí kinhdoanh ” Cụ thể như sau:

- Trong việc tìm kiếm nguồn hang cung ứng doanh nghiẹpluôn đóng vai trò chủ động Do vậy, doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ vềkhả năng cung ứng cũng như uy tín của nhà cung cấp, bởi thái độ ứngsử của họ sẽ ảnh hưởng lớn tới quá trình hoạt động của doanh nghiẹp

Trang 19

trong tương lai Trên thực tế, việc tìm kiếm nguồn hang từ nơi sản xuấtvà việc đa dạng hoá bán hang sẽ giúp cho doanh nghiệp hạn chế đượccác khoản chi phí rủi ro như: sản xuất bị ngừng trệ do yếu tố đầu vào,mất cơ hội kinh doanh, mất uy tín… Ngoài ra, việc tìm kiếm nguồnhang từ nơi sản xuất khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí chocác khâu trung gian.

- Đối với việc tổ chức bộ máy quản lý trong doanh nghiẹpphù hợp với chuyên môn, năng lực của từng cá nhân sẽ nâng cao đượchiệu quả làm việc, giảm chi phí kinh doanh một cách trực tiếp

Nói tóm lại, môi trường bên trong là môi trường do doanh nghiệp tạo ravà hoàn toàn có thể kiểm soát, cải tạo được Nó cũng là yếu tố tạo ra sự khácbiệt giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp khác Chính vì vậy, nó là thế mạnhcủa doanh nghiệp mà đối thủ cạnh tranh chưa chắc đã có Do đó, doanhnghiệp cần tổ chức một cách khoa học để phát huy được ưu điểm của mình,biến nó thành những lợi thế cạnh tranh chống lại các đối thủ cạnh tranh khác.

Trang 20

Chương II : Giới thiệu tổng quan về doanh nghiệp

I.Quá trình hoạt động và đặc điểm kinh doanh của công ty thươngmại và đầu tư xây dựng Hà nội.

1.Quá trình hoạt đọng và đặc điểm kinh doanh của công ty.

1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty.

Công ty thương mại và đầu tư xây dựng Hà nội được hình thành từ năm2003 với tên gọi là Xí nghiệp Xây lắp và thương mại số 1 thuộc công ty Xuấtnhập khẩu và Đầu tư xây dựng Hà nội Sau đổi thành Công ty Thương mại vàĐầu tư xây dựng Hà Nội.

Công ty là một đơn vị kinh tế, hạch toán phụ thuộc Tổng Công ty Đầu tưvà phát triển nhà Hà Nội, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại Ngânhàng Nông Nghiệp và ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà nội với hình thứchạch toán theo quy định của pháp luật.

Công ty được thành lập theo quyết định 1986/ QĐ – TCT ngày27/12/2005 của Tổng Công ty Đầu tư và phát triển Nhà Hà Nội Công ty cótrụ sở đặt tại số 91 I7, Phố Lương Định Của, Phường Phương Mai, QuậnĐống Đa, Hà Nội.

Trên thực tế Công ty đã có quá trình hoạt động gần 5 năm và trải qua cácthời kỳ sau:

+ Từ năm 2003 – 2005 Xí nghiệp Xây lắp và thương mại số 1 là mộtđơn vị hạch toán phụ thuộc Công ty Xuất nhập khẩu và đầu tư xây dựng HàNội Xí nghiệp có thế mạnh là đầu tư xây dựng và kinh doanh thương mại( xăng dầu và gas ).

+ Ngày 07/07/2005 theo quyết định số 97/2005/ QĐ – UB củaUBND Thành phố Hà Nội hợp nhất Công ty Xuất nhập khẩu và Đầu tư xâydựng Hà nội với Văn phòng Tổng Công ty Đầu tư và phát triển Nhà Hà Nội.

Trang 21

+ Ngày 27/12/2005 Tổng công ty Đầu tư và phát triển Nhà Hà Nội raquýet định số 1986/ QĐ – TCT thành lập Công ty thương mại và đầu tư xâydựng Hà Nội.Trụ sở tại số 91 I7, Phố Lương Định Của, Phường Phương Mai,Quận Đống Đa, Hà Nội.Công ty chủ yếu đầu tư xây dựng nhà và kinh doanhthương mại.

1.2.Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp

Tên công ty: CÔNG TY THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HÀNỘI.

Tên giao dịch đối ngoại: TRADICO.

Trụ sở chính: số 91 I7, Phố Lương Định Của, Phường Phương Mai, QuậnĐống Đa, Hà Nội.

Điện thoại: 04.5764270 – 04.5764291 Fax: 04.5764270

Tài khoản: 211.10.000.125885 tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Nội –Phòng giao dịch số 2.

+ Xây dựng và lắp đặt các công trình dân dụng, công nghiệp, giaothông đô thị ( cấp nước, thoát nước, chiếu sáng ), hạ tầng kỹ thuật đô thị, thểdục thể thao, vui chơi giải trí.

+ Xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và nông thôn.

+ Thi công, lắp hệ thống cấp nước, thoát nước, đường dây và chạmbiến áp 35 KVA.

Trang 22

+ Kinh doanh xuất - nhập khẩu hàng hóa vật tư, máy móc thiết bị,nguyên vật liệu phục vụ chuyên ngành xây dựng, sản xuất, kinh doanh cácloại vật liệu xây dựng ( nung và không nung ).

+ Kinh doanh nhà, khách sạn, dịch vụ du lịch và vui chơi giải trí,kinh doanh vận tải đường bộ.

+ Xây lắp các trạm bồn chứa, đường ống và thiết bị gas, xăng dầu.Đại lý xăng dầu theo quy định của pháp luật.

+ Kinh doanh thương mại và dịch vụ tổng hợp, tổ chức hội chợ triểnlãm Đại lý bán hàng, giới thiệu sản phẩm thuốc lá nội, bia, rượu, đường sữavà bánh kẹo.

* Nhiệm vụ:

Bên cạnh những chức năng trên, công ty luôn đặt ra những nhiệm vụlàm mục tiêu phấn đấu như thực hiện nghiêm chỉnh chủ trương chính sách củaNhà nước, của cấp trên và các pháp lệnh thống kê kế toán Nhà nước, hoànchỉnh nghĩa vụ với liên hiệp Phấn đấu làm cho sản xuất kinh doanh ngàycàng hiệu quả, từng bước đổi mới trang thiết bị kỹ thuật trong công tác kinhdoanh và đưa sáng kiến công nghệ mới vào áp dụng cải thiện nâng cao đờisống vật chất cho người lao động, phát triển kinh tế xã hội của công ty Mộtnhiệm vụ quan trọng mà công ty luôn hướng tới là làm sao hiểu và nắm bắtkịp nhu cầu của khách hàng để có kế hoạch thích hợp nâng cao năng suất chấtlượng sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của họ.Từ đó tạo ra lợi nhuận và uy tín chocông ty để công ty tiếp tục phát triển

1.3.Đối tượng và địa bàn kinh doanh.

Mặc dù trải qua thời gian kinh doanh chưa lâu nhưng những gì mà Côngty thương mại và đầu tư xây dựng Hà nội đã làm và xây dựng được khôngphải là nhỏ Đối tượng và địa bàn kinh doanh của công ty đã được mở rộng

Trang 23

hơn nhiều tại các địa bàn khác nhau trong thành phố Hiện nay, công ty cóhai xí nghiệp là xí nghiệp 1 và xí nghiệp 2, hai đội xây dựng là đội số 6 và độisố 8 hoạt động về mảng xây dựng, ba cửa hàng xăng dầu là cửa hàng ThanhXuân, cửa hàng Phú Thụy, cửa hàng Yên Viên làm nhiệm vụ kinh doanh xăngdầu phục vụ cho nhân dân và một số nhà máy ở các vùng như Công ty gạchốp lát Hà Nội, Công ty sữa Việt Nam, Công ty sứ vệ sinh Inax, Công tyTNHH Điện Stanley, …

1.4.Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Do tính chất ngành hàng kinh doanh của công ty đòi hỏi công ty phảinhanh nhạy với sự phát triển của xã hội mà cụ thể là nhu cầu tiêu dùng của xãhội Trong khi đó, nhu cầu tiêu dùng của xã hội liên tục biến đổi không ngừngvà ngày càng phức tạp Do vậy, để đáp ứng được nhu cầu làm thỏa mãn kháchhàng thì công ty phải có các phương án kinh doanh phù hợp với thị trường vàmang lại hiệu quả kinh tế cao.

Công ty thương mại và đầu tư xây dựng Hà nội đã áp dụng hai hình thứckinh doanh sau:

- Hình thức bán buôn: Gồm bán buôn qua kho và bán buôn vận chuyểnthẳng.

- Hình thức bán lẻ : Bán hàng thu tiền trực tiếp.

2.Tình hình lao động và tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp.2.1.Tình hình lao động.

Hiện nay, Công ty đã đi vào ổn định cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanhcó hiệu quả.

Số lượng cán bộ công nhân viên trong công ty gồm 40 người lao độngdài hạn, 55 người lao động ngắn hạn Tuổi đời bình quân của người lao động

Trang 24

là 35 Hầu hết các cán bộ công nhân viên đều có trình độ chuyên môn, kỹthuật nghiệp vụ ngất định, có tinh thần trách nhiệm và tận tình trong côngviệc Đây là một bộ phận quan trọng quyết định các hoạt động của công ty vàmang lại cho công ty hiệu quả kinh tế cao.Không những thế, lao động trongcông ty còn là các yếu tố sáng tạo ra giá trị mới Do đó, quy mô lợi nhuận, tốcđộ tăng trưởng lợi nhuận của công ty phụ thuộc rất lớn vào việc quản trị laođộng.

Để tận dụng và phát huy được khả năng của người lao động, Công tyluôn quan tâm bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộcông nhân viên, mở rộng mạng lưới kinh doanh, giải quyết thêm việc làm chongười lao động và cho người lao động hưởng các chế độ ưu đãi nhất định.

2.2.Tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh.

Đứng đầu công ty là Ban giam đốc, bao gồm Giám đốc công ty và mộtphó giám đốc phụ trách về mảng thương mại và một phó giám đốc phụ tráchmảng xây lắp

Các phòng nghiệp vụ bao gồm: Phòng tài chính kế toán, phòng tổ chứchành chính, phòng kinh doanh, phòng kế hoạch đầu tư.

Bộ phận sản xuất kinh doanh bao gồm: hai xí nghiệp, hai đội xây dựng,ba cửa hàng xăng dầu.

Trang 25

Sơ đồ 1: MÔ HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY

 Giám đốc công ty: Là người trực tiếp điều hành lãnh đạo sản xuấtkinh doanh của công ty Giám đốc chỉ đạo chung toàn công ty qua các phòng,ban, đội kho sản xuất Tìm tòi các hợp đồng kinh tế tạo việc làm cho cán bộ

Phòng tổ chức hành chínhPhòng

tài chính kế toánPhó

GĐ phụ trách kinh doanh

Phó GĐ phụ trách xây lắp

Phòng kinh doanh

3 cửa hàng xăng dầu

Phòng kế hoạch kỹ thuật

2 xí nghiệp(XN1,XN2)

2 đội xây dựng (đội số6,số 8)

Trang 26

công nhân viên, là chủ tài khoản, ký duyệt giấy tờ, công văn, chứng từ, làngười chịu trách nhiệm cao nhất trước pháp luật.

 Hai phó giám đốc: Giúp giám đốc phụ trách các lĩnh vực công táctheo sự phân công của giám đốc Ngoài chức năng nhiệm vụ chính được phâncông, mỗi phó giám đốc còn được giao nhiệm vụ đột xuất, cấp bách tùy tìnhhình cụ thể.

 Phòng kế toán tài vụ: Gồm có 5 người, gồm trưởng phòng, phóphòng, kế toán xây lắp, kế toán kinh doanh, kế toán tổng hợp, có quan hệ vớitất cả các phòng ban, các đội, xí nghiệp, chi nhánh trong công ty và còn nhiềunhiệm vụ khác.

 Phòng kế hoạch kỹ thuật: Gồm 8 người: trưởng phòng, phó giám đốcphụ trách kỹ thuật và lên kế hoạch công việc Nhiệm vụ của phòng là lập dựtoán cho các công trình xây dựng, dự thảo hợp đồng xây dựng, vẽ thiết kếhoàn tất thủ tục giấy tờ để công trình xây dựng được tiến hành, giám sát côngtrình xây dựng từ khi khởi công đến khi hoàn tất, bàn giao và đưa vào sửdụng.

 Phòng kinh doanh: Chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinhdoanh như mua bán sản phẩm hàng hóa, tìm bạn hàng đối tác kinh doanh,quản lý hàng hóa, tiếp thị chào hàng, chuyên chở hàng hóa đồng thời hoàn tấtthủ tục ký hợp đồng kinh doanh Phòng gồm 10 người trong đó phó giám đốckinh doanh kiêm trưởng phòng kinh doanh.

 Phòng tổ chức hành chính: là cơ quan nghiệp vụ giúp giám đốc quảnlý toàn diện, đồng thời là bộ phận giúp giám đốc công ty quản lý tốt cán bộcông nhân viên theo chinh sách chế độ, xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêucầu phát triển của công ty.

- Nghiên cứu xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty.

Trang 27

- Quản lý thống nhất đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý trongtoàn công ty theo quy định và phân cấp quản lý.

- Lam nhiệm vụ bảo vệ chính trị nội bộ theo quy định của cấp trên.- Căn cứ nhiệm vụ kế hoạch kinh doanh dịch vụ sản xuất xây dựng, kếhoạch lao động tiền lương cho từng công việc.

- Tổ chức kiểm tra, hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụ. Các cửa hàng: chịu sự quản lý trực tiếp của công ty…

 Các đội xây dựng: Mỗi đội có một đội trưởng phụ trách, chịu tráchnhiệm giám sát đôn đốc tiến độ thi công, quản lý về cung ứng vật liệu.

2.3.Kết qủa hoạt động kinh doanh qua 2 năm 2005 và 2006.

Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là vấn đề quan tâmhàng đầu của mỗi doanh nghiệp sau một năm kinh doanh.Nó phản ánh tìnhhình hoật động kinh doanh, công tác tổ chức kinh doanh, nó nói lên tình hìnhdoanh thu, lợi nhuận và thu nhập bình quân của người lao động trong doanhnghiệp Thông qua kết quả hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp có nhữngđánh giá đúng đắn về thực tại tình hình của doanh nghiệp Từ đó có chínhsách xây dựng kế hoạch kinh doanh cho các năm tiếp theo.

Sau đây là kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua hai năm 2005và 2006.

Trang 28

BẢNG 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY.

Đvt : VNĐ

Trang 29

Qua bảng kết quả trên ta thấy, doanh thu của Công ty năm 2006 giảm sovới năm 2005 tương ưng tỷ lệ 15,15% Doanh thu của công ty giảm 15,15%cùng với chi phí kinh doanh giảm 29,57% nhưng lợi nhuận của công ty vẫn giảm133,46% Điều này chứng tỏ công ty chưa quản lý và sử dụng chi phí một cáchcó hiệu quả, công ty chưa thích nghi được với sự cạnh tranh gay gắt giũa cácdoanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Kết quả này thể hiện khả năng quảnlý của ban lãnh đạo công ty là chưa tốt, điều đó kéo theo đời sống của người laođộng cũng bị ảnh hưởng Lợi nhuận giảm kéo theo thu nhập bình quân của ngườilao động giảm tương ứng 11,86%.

Tổng chi phí của công ty năm 2006 cũng giảm với tỷ lệ là 29,57%, sự giảmsút này do chi phí tài chính giảm với tỷ lệ là 85,44%, chi phí bán hàng giảm vớitỷ lệ 49,09%, nhưng chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty năm 2006 lại tăngđột biến chiếm tỷ lệ 127,95% Nguyên nhân là do sang năm 2006 Công tythương mại và đầu tư xây dựng Hà Nội ra đời, cần bổ sung thêm các tài sản cốđịnh, đồ dùng văn phòng như máy vi tính, điều hòa,… tăng quy mô về lao động,tìm thị trường, tìm công trình.

Ta thấy tốc độ tăng của doanh thu là 15,15% so với tốc độ tăng của chi phílà 29,57% thì tốc độ tăng của chi phí lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu Điều đóchứng tỏ sự tăng lên của chi phí là chưa hiệu quả.

Qua đó ta thấy trong năm 2006 hoạt động kinh doanh của Công ty là chưahiệu quả, chưa thực sự tạo được công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên vàcũng chưa thu được lợi nhuận cho công ty.

2.4.Tình hình tài chính của công ty.

Để khảo sát tình hình tài chính của công ty, chúng ta cần xem xét các chỉtiêu về nguồn vốn,về chi phí kinh doanh trong 2 năm 2005, 2006.

Ngày đăng: 04/12/2012, 16:27

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1: MÔ HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY Giám  đốc  công  ty Phòng  tổ  chức  hành  chínhPhòng tài chính kế toánPhó GĐ phụ trách kinh  doanh Phó GĐ phụ  trách xây lắp Phòng  kinh  doanh3 cửa hàng xăng  dầuPhòng kế hoạch kỹ  thuật2 xí nghiệp(XN1,XN2) 2 đội xây dựng - Quản lý chi phí kinh doanh và một số giải pháp hạ thấp chi phí kinh doanh tại Công ty Thương mại và Đầu tư xây dựng Hà Nội
Sơ đồ 1 MÔ HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY Giám đốc công ty Phòng tổ chức hành chínhPhòng tài chính kế toánPhó GĐ phụ trách kinh doanh Phó GĐ phụ trách xây lắp Phòng kinh doanh3 cửa hàng xăng dầuPhòng kế hoạch kỹ thuật2 xí nghiệp(XN1,XN2) 2 đội xây dựng (Trang 25)
BẢNG 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY. - Quản lý chi phí kinh doanh và một số giải pháp hạ thấp chi phí kinh doanh tại Công ty Thương mại và Đầu tư xây dựng Hà Nội
BẢNG 1 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY (Trang 28)
BẢNG 2: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY - Quản lý chi phí kinh doanh và một số giải pháp hạ thấp chi phí kinh doanh tại Công ty Thương mại và Đầu tư xây dựng Hà Nội
BẢNG 2 TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY (Trang 30)
BẢNG 3: TÌNH HÌNH CHI PHÍ KINH DOANH CHI TIẾT THEO TỪNG KHOẢN CHI PHÍ PHÁT SINH                                                                                                                                                                              Đv - Quản lý chi phí kinh doanh và một số giải pháp hạ thấp chi phí kinh doanh tại Công ty Thương mại và Đầu tư xây dựng Hà Nội
BẢNG 3 TÌNH HÌNH CHI PHÍ KINH DOANH CHI TIẾT THEO TỪNG KHOẢN CHI PHÍ PHÁT SINH Đv (Trang 34)
BẢNG 4: TÌNH HÌNH CPKD CHI TIẾT THEO TÍNH CHẤT BIẾN ĐỔI CỦA CHI PHÍ VỚI DOANH THU.                                                                                                                                                          Đvt : VN Đ - Quản lý chi phí kinh doanh và một số giải pháp hạ thấp chi phí kinh doanh tại Công ty Thương mại và Đầu tư xây dựng Hà Nội
BẢNG 4 TÌNH HÌNH CPKD CHI TIẾT THEO TÍNH CHẤT BIẾN ĐỔI CỦA CHI PHÍ VỚI DOANH THU. Đvt : VN Đ (Trang 37)
BẢNG 5: TÌNH HÌNH CPKD CĂN CỨ VÀO CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH VÀ CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN HIỆN HÀNH - Quản lý chi phí kinh doanh và một số giải pháp hạ thấp chi phí kinh doanh tại Công ty Thương mại và Đầu tư xây dựng Hà Nội
BẢNG 5 TÌNH HÌNH CPKD CĂN CỨ VÀO CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH VÀ CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN HIỆN HÀNH (Trang 39)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w