TRƯỜNG THCS HIỆP PHƯỚC NHƠN TRẠCH –ĐỒNG NAI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN NGỮ VĂN, LỚP 6 Thời gian làm bài 90 phút I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm, 16 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm). Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng. 1. Nhận xét nào dưới đây phù hợp với nội dung truyện cổ tích ? A. Truyện kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử, thường có yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo. B. Truyện kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật như nhân vật bất hạnh, người dũng sỹ, người có tài năng kỳ lạ, người thông minh… C. Truyện mượn chuyện loài vật, đồ vật hoặc con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người nhằm khuyên nhủ và đưa ra bài học. D. Truyện kể về các hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui, hoặc phê phán, châm biếm những thói hư tật xấu. 2. Truyện Cây bút thần sử dụng phương thức biểu đạt nào ? A. Tự sự B. Nghị luận C. Biểu cảm D. Miêu tả 3. Truyện Cây bút thần được kể ở ngôi thứ mấy ? A. Ngôi thứ nhất số ít B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Ngôi thứ nhất số nhiều 4. Ý nghĩa của truyện Cây bút thần là gì ? A. Thể hiện quan niệm của nhân dân về công lý xã hội và ước mơ về tài năng kỳ diệu của con người B. Thể hiện quan niệm của nhân dân về sự giàu sang phú quý C. Thể hiện ước mơ, khát vọng tiêu diệt kẻ ác của nhân dân D. Thể hiện sự trân trọng tài năng độc đáo của con người 1 5. Từ “con” trong“con chim” thuộc từ loại nào ? A. Danh từ chỉ đơn vị B. Danh từ chỉ sự vật C. Số từ D. Lượng từ 6. Từ “mặt” trong “mặt biển” được sử dụng theo nghĩa chuyển. Đúng hay sai ? A. Đúng B. Sai 7. Từ nào là từ ghép ? A. Sách vở B. Chăm chỉ C. Sung sướng D. Ngào ngạt 8. Từ nào là từ láy ? A. Lớn lên B. Tuyệt trần C. Hồng hào D. Trăm trứng 9. Từ nào là danh từ ? A. Khỏe mạnh B. Khôi ngô C. Bú mớm D. Bóng tối 10. Tổ hợp từ nào không là cụm danh từ ? A. Nhà lão Miệng B. Rất tuyệt vời C. Một buổi chiều D. Trung thu ấy 11. Từ “một” trong cụm từ “mỗi một chữ cái” là gì ? A. Danh từ chỉ đơn vị B. Danh từ chỉ sự vật C. Số từ D. Lượng từ 2 12. Tổ hợp nào là cụm động từ ? A. Đứng hóng ở cửa B. Khoẻ mạnh như thần C.Mặt mũi khôi ngô D. Lợn cưới áo mới 13. Động từ “mừng rỡ” trong câu “ Hổ đực mừng rỡ đùa giỡn với đàn con” là động từ chỉ hành động. Đúng hay sai ? A. Đúng B. Sai 14. Tổ hợp từ nào là cụm tính từ ? A. Đang ngồi dệt cửi B. Bỏ học về nhà chơi C. Quả hồng xiêm ngọt lịm D. Rất chuyên cần 15. Câu nào dưới đây là câu trần thuật đơn ? A. Mưa rào ập xuống, rồi trời tạnh. B. Thân tre cứng cỏi, tán tre mềm mại. C. Suốt năm tre xanh rờn đầy sức sống. D. Những ngọn tre thay lá, những búp tre non kín đáo, ngây thơ. 16. Vị ngữ của câu: “Tre là cánh tay của người nông dân” có cấu tạo như thế nào ? A. là + một cụm danh từ B. là + một cụm động từ C. là + một cụm tính từ D. là + một kết cấu chủ vị II. Tự luận (6 điểm) Mười năm sau có dịp về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học. Hãy tưởng tượng những thay đổi có thể xảy ra và kể lại. 3 . TRƯỜNG THCS HIỆP PHƯỚC NHƠN TRẠCH –ĐỒNG NAI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN NGỮ VĂN, LỚP 6 Thời gian làm bài 90 phút I. Trắc nghiệm