Môi trường giáo dục trong nhà trườngđóng một vai trò rất quan trọng, trong đó vai trò của giáo viên chủ nhiệm đóng vaitrò định hướng, tác động rất lớn tới việc hình thành nhân cách và nh
Trang 1BCH ĐOÀN TỈNH YÊN BÁI
BCH ĐOÀN TRƯỜNG CĐN YÊN BÁI
viên Trường Cao đẳng nghề Yên Bái”
Nhóm nội dung: Đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập
Họ và tên tác giả: Nông Thị Mai Khang
Đơn vị: Đoàn Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái
Yên Bái, 9/2020
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 3
1 Lý do chọn đề tài : 3
2 Phạm vi áp dụng 4
3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài 4
4 Cấu trúc của đề tài 5
PHẦN NỘI DUNG 6
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6
1.Khái niệm kĩ năng sống 6
2 Tầm quan trọng của kỹ năng sống đối với học sinh, sinh viên 7
2.1 Trong cuộc sống 7
2.2 Đối với môi trường làm việc trong tương lai 8
3 Nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống 10
4 Phương pháp giáo dục kỹ năng sống 11
5 Những kỹ năng sống cần giáo dục cho học sinh, sinh viên 12
6 Vai trò của Giáo viên chủ nhiệm với công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, sinh viên 13
6 1 Vai trò của giáo viên chủ nhiệm nói chung 13
6.1.1 Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa tập thể học sinh, sinh viên với các tổ chức giáo dục trong và ngoài nhà trường 13
6.1.2 Giáo viên chủ nhiệm là người thực hiện công tác quản lý học sinh, sinh viên 14
6.1.3 Giáo viên chủ nhiệm là người cố vấn cho các hoạt động tự quản của tập thể học sinh, sinh viên 15
6.1.4 Giáo viên chủ nhiệm là người đại diện cho nhà trường trong công tác phối hợp với cha mẹ học sinh, sinh viên và các lực lượng xã hội nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục 15
6.2 Vai trò của Giáo viên chủ nhiệm trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên 16
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ KỸ NĂNG SỐNG CỦA HỌC SINH, SINH VIÊN KHÓA 27 17
1 Nhận thức của học sinh sinh viên về kỹ năng sống 17
2 Nhận thức của học sinh, sinh viên về sự cần thiết của việc rèn luyện kỹ năng sống 19
3 Những kỹ năng cần thiết đối với học sinh, sinh viên 20
Trang 34 Khả năng về một số kỹ năng sống cơ bản của học sinh, sinh viên 21
5 Những điều quan tâm của học sinh, sinh viên khi được giáo dục kỹ năng sống 23
6 Cảm nhận của học sinh, sinh viên về giờ sinh hoạt lớp 25
CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ THỰC NGHIỆM RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỐNG QUA CÔNG TÁC GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM 28
1 Một số giải pháp kết hợp giáo dục kĩ năng sống vào công tác chủ nhiệm 28
1.1 Giáo viên chủ nhiệm cần quan tâm, gần gũi và là tấm gương trong rèn luyện kỹ năng sống 28
1.2 Nâng cao nhận thức cho học sinh sinh viên về tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng sống 30
1.3 Xây dựng quy tắc ứng xử, làm việc với học sinh, sinh viên và phụ huynh học sinh 31
1.4 Phối hợp cùng phụ huynh học sinh trong công tác rèn luyện giáo dục kỹ năng sống 31
1.5 Rèn luyện kỹ năng sống qua các hoạt động ngoại khóa và mạng xã hội 33
2 Tổ chức giờ sinh hoạt lớp hiệu quả 34
3 Thực nghiệm và kết quả đạt được 36
3.1.Thực nghiệm 36
3.1.1 Mục đích thực nghiệm 36
3.1.2 Đối tượng thực nghiệm 36
3.1.3 Thời gian, địa điểm 36
3.2 Kết quả thực nghiệm 36
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 39
1 Kết luận 39
2 Khuyến nghị 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
PHẦN MỞ ĐẦU
Trang 4Vấn đề các bạn sinh viên của chúng ta hiện nay thiếu kỹ năng sống, thiếu tựtin, tự lập, sống ích kỷ, vô tâm, thiếu trách nhiệm với gia đình và bản thân, rụt rèkhi có cơ hội thể hiện mình trước đám đông hoặc các em không biết cách xử lý tìnhhuống dù là rất đơn giản như cách ứng xử trong giao tiếp hằng ngày, là nhữngcản trở lớn cho sự phát triển của thanh thiếu niên, khiến không ít cha mẹ phải phiềnlòng và nhiều thầy cô bất lực trước học trò của mình.
Trước tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng thì kỹ năng tự bảo
vệ, kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn một cách tích cực cũng cầnđược coi trọng
Nhiều em học sinh có cuộc sống khép kín với thực tại, đắm chìm trong thếgiới ảo của Internet, của thế giới game online, mà quên đi và đánh mất những cơhội kết nối, thể hiện những khả năng tiềm ẩn của mình, lo sợ rụt rè khi tiếp xúc vớicộng đồng, xã hội
Một vấn đề khác nữa là trong những năm trở lại đây ngoài bằng cấp và kinhnghiệm thì các nhà quản lý, nhà tuyển dụng rất quan tâm đến kỹ năng mềm củanhân viên và ứng viên của mình, hầu hết các doanh nghiệp đều coi đây là một tiêuchí quan trọng hàng đầu trong tuyển dụng nhân sự
Trang 5Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là một điều rất cần thiết và cấpbách Nhưng để làm được điều đó có hiệu quả, cần có sự kết hợp giữa 3 môi trườnggiáo dục gia đình, nhà trường và xã hội Môi trường giáo dục trong nhà trườngđóng một vai trò rất quan trọng, trong đó vai trò của giáo viên chủ nhiệm đóng vaitrò định hướng, tác động rất lớn tới việc hình thành nhân cách và những kĩ năngcần thiết để học sinh có thể học tập và hoà nhập vào cuộc sống
Trước những yêu cầu hết sức thiết thực, nhóm tác giả xin trình bày sáng kiến
kinh nghiệm “Nâng cao hiệu quả rèn luyện kỹ năng sống qua công tác giáo viên
chủ nhiệm cho học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng nghề Yên Bái” nhằm đóng
góp một số kinh nghiệm rút ra được từ thực tiễn mong muốn chia sẻ cùng đồngnghiệp phần nào giáo dục cho sinh viên của chúng ta trở thành những con ngườitoàn diện, năng động, sáng tạo, hòa nhập và có ích cho xã hội
2 Phạm vi áp dụng
Đề tài được áp dụng cho học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng nghề Yên Bái
3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Về nội dung: Giáo dục kỹ năng sống được lồng ghép vào công tác giáo viênchủ nhiệm tại Trường Cao đẳng nghề Yên Bái, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
tư tưởng đạo đức và phát triển toàn diện cho học sinh, sinh viên học tập tại TrườngCao đẳng nghề Yên Bái
- Về không gian : Nghiên cứu được tiến hành tại Khoa Sư phạm dạy nghề vàkinh tế, Trường Cao đẳng nghề Yên Bái
- Về thời gian: Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 1 năm 2020
4 Cấu trúc của đề tài
Trang 6Đề tài “Nâng cao hiệu quả rèn luyện kỹ năng sống qua công tác giáo viên
chủ nhiệm cho học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng nghề Yên Bái” gồm 4
chương:
Chương I: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
Chương II: Thực trạng về vấn đề kỹ năng sống của học sinh, sinh viên khóa 27
Chương III: Những giải pháp và thực nghiệm rèn luyện kỹ năng sống qua công tác giáo viên chủ nhiệm
Chương IV: Kết luận và khuyến nghị
PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1 Khái niệm kĩ năng sống
Trang 7Kỹ năng sống là những năng lực tâm lý xã hội giúp cá nhân giải quyết hiệuquả những nhu cầu (sống, học tập, làm việc, nghỉ ngơi…) và thách thức (tệ nạn,căng thẳng, mâu thuẫn…) của cuộc sống.
- Theo WHO (1993) “Năng lực tâm lý xã hội là khả năng ứng phó một cách
có hiệu quả với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống Đó cũng là khả năngcủa một cá nhân để duy trì một trạng thái khoẻ mạnh về mặt tinh thần, biểu hiệnqua hành vi phù hợp và tích cực khi tương tác với người khác, với nền văn hóa vàmôi trường xung quanh Năng lực tâm lý xã hội có vai trò quan trọng trong việcphát huy sức khoẻ theo nghĩa rộng nhất về mặt thể chất, tinh thần và xã hội Kỹnăng sống là khả năng thể hiện, thực thi năng lực tâm lý xã hội này”
- Theo UNICEF: “Giáo dục dựa trên Kỹ năng sống là sự thay đổi trong hành
vi hay một sự phát triển hành vi nhằm tạo sự cân bằng giữa kiến thức, thái độ vàhành vi Ngắn gọn nhất đó là khả năng chuyển đổi kiến thức (phải làm gì) và thái
độ (ta đang nghĩ gì, cảm xúc như thế nào, hay tin tưởng vào giá trị nào) thành hànhđộng (làm gì và làm như thế nào)”
- Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hiệp quốc (UNESCO),
Kỹ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục, đó là:
Học để biết gồm các kĩ năng tư duy như: tư duy phê phán, tư duy sángtạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả…
Học làm người gồm các kĩ năng cá nhân như: ứng phó với căng thẳng,kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin…
Học để cùng chung sống gồm các kĩ năng xã hội như: giao tiếp,thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sựcảm thông…
Học để làm gồm kĩ năng công việc và các nhiệm vụ như: kĩ năng đặtmục tiêu, đảm nhận trách nhiệm…
Trang 8Trong đó, học để cùng chung sống được coi là một trụ cột quan trọng, thenchốt của giáo dục hiện đại, giúp con người có được thái độ hòa bình, khoan dung,hiểu biết và tôn trọng lịch sử, truyền thống và những giá trị văn hóa tinh thần, bảo
vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên…
Kỹ năng sống hướng vào việc giúp con người thay đổi nhận thức, thái độ vàgiá trị trong những hành động theo xu hướng tích cực và mang tính chất xây dựng
Kỹ năng sống mang cả tính cá nhân và xã hội Tính cá nhân bởi vì đó là khảnăng của mỗi cá nhân Tính xã hội là vì trong mỗi giai đoạn của sự phát triển xãhội, mỗi tôn giáo, cá nhân được yêu cầu để có sự phù hợp với những kỹ năng sống
ấy Ví dụ: Kỹ năng sống ở những nơi khó khăn khác với những đô thị phát triển, kỹnăng sống của những người sống ở những vùng núi khác với những người sống ởvùng biển,…
2 Tầm quan trọng của kỹ năng sống đối với học sinh, sinh viên.
2.1 Trong cuộc sống
Giao tiếp xã hội giữa con người và con người đã góp phần tạo nên nhữngtruyền thống, nghi thức, quy tắc đạo đưc, giá trị, chuẩn mực xã hội và pháp luật.Tất cả cùng nhau tạo nên những nền tảng của xã hội loài người Có thể nói giao tiếp
xã hội là một trong những thuộc tính đặc biệt và duy nhất giúp loài người khác biệt
so với các sinh vật khác Đó là sự tương tác giữa con người với con người, với cánhân, tập thể và cộng đồng
Ngày nay khi công nghệ thông tin càng phát triển thì việc tạo ra sự kết nốingày càng mở rộng điều đó làm cho sự tương tác của con người với con ngườikhông chỉ theo chiều rộng mà còn phát triển cả chiều sâu Do đó ngoài kỹ nănggiao tiếp con người còn cần chuẩn bị cho mình rât nhiều kỹ năng khác như: kỹnăng làm việc nhóm, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng học và tự học, kỹ năng lãnhđạo bản thân…
Trang 9Kỹ năng sống quan trọng với tất cả mọi người, từ nam đến nữ, từ người giàđến người trẻ, cho dù bạn vẫn ngồi trên ghế nhà trường hay bạn đi làm.
Với các bạn HSSV việc học tập rèn luyện kỹ năng sống lại càng quan trọnghơn Khi học tập tại Trường Cao đẳng nghề Yên Bái, môi trường thay đổi, phươngpháp học thay đổi, làm quen với với cuộc sống tự lập, nhất là khi các bạn đi học xagia đình phải làm quen với cuộc sống mới, với những người bạn mới đến từ nhữngđịa phương khác nhau
Không chỉ làm quen với cuộc sống mới mà sinh viên còn phải làm quen vớiphương pháp học tập mới Khi học tập tại trường chuyên nghiệp ngoài việc lắnghọc tập ở trên lớp các bạn còn phải tự mình nghiên cứu tài liệu liên quan đến nộidung bài học, cần sự sáng tạo trong học tập Ngoài ra các em còn cần phải biết thểhiện và phản biện, điều này yêu cầu HSSV cần sụ tự tin trong giao tiếp
Vệc trang bị kỹ năng sống càng sớm thì càng có lợi cho HSSV, vì khi đó sinhviên có được động lực, niềm tin, lý tưởng để theo đuổi nghề nghiệp Sinh viên biếttạo cho mình những điều kiện thuận lợi để hỗ trợ phát triển năng lực ngành nghề
2.2 Đối với môi trường làm việc trong tương lai
Kỹ năng sống đóng vai trò như là chất xúc tác quan trọng giúp cá nhân trang
bị những phương pháp làm việc khoa học Người đã được trang bị kỹ năng sốngbiết tự tạo cho bản thân điều kiện thuận lợi, những cơ hội để phát triển năng lựcchuyên môn và hòa nhập môi trường một cách nhanh chóng và thuận lợi
- Trong quá trình tuyển dụng:
Hầu hết các nhà quản lý, nhà tuyển dụng đều than phiền nhân viên trẻ thiếu
và yếu về kỹ năng sống, đa số không đáp ứng được yêu cầu công việc cho dù họ cóbằng cấp rất tốt
Trang 10Một nghiên cứu cho thấy khoảng 70% sinh viên ra trường khó xin việc vìkhông có kinh nghiệm và các kỹ năng cần thiết Cơ hội tìm được việc làm thíchhợp là rất hạn chế Các nhà tuyển dụng, các doanh nghiệp không chỉ quan tâm đếnbằng cấp, kỹ năng chuyên môn của các ứng viên mà kỹ năng sống là một yếu tốquan trọng tác động đến quyết định tuyển dụng của doanh nghiệp.
- Khi đi làm
Để có việc làm và giữ được việc làm tất yếu mỗi sinh viên cần phải được đàotạo đủ kỹ năng chuyên môn đáp ứng các yêu cầu tối thiểu của vị trí công việc Bêncạnh đó còn có các yếu tố quan trọng khác như đạo đức nghề nghiệp, thái độ đốicông việc, kỹ năng giao tiếp, trí tuệ tình cảm và đức tính, giá trị cá nhân,… lànhững kỹ năng không thể thiếu để sinh viên phát triển nghề nghiệp
Kỹ năng sống đang ngày càng quan trọng trong lĩnh vực lao động ngày nay.Chỉ thuần túy được đào tạo tốt về kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ là chưa đủ nếukhông được phát triển các kỹ năng mềm, kỹ năng quan hệ con người giúp conngười ta giao tiếp, tương tác và hợp tác với nhau hiệu quả hơn Những kỹ năng nàyđang trở nên thiết yếu hơn bao giờ hết với các tổ chức trong bối cảnh phải tìm racách để duy trì sức cạnh tranh và năng suất lao động Mỗi kỹ năng sống đều thiếtyếu đối với sự phát triển cá nhân cũng như thành công của tổ chức, phát triểnchúng đóng một vai trò quan trọng và thực sự rất cần thiết
Tóm lại: Kỹ năng sống trang bị cho học sinh, sinh viên những kiến thức, giátrị, thái độ và kĩ năng phù hợp Trên cơ sở đó hình thành cho học sinh, sinh viênnhững hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêucực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày
- Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh, sinh viên thực hiện tốt quyền, bổn phậncủa mình và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức
Trang 113 Nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống
- Tương tác: Kỹ năng sống không thể được hình thành chỉ qua việc nghegiảng và tự đọc tài liệu mà phải thông qua các hoạt động tương tác với người khác.Khi tham gia hoạt động có tính tương tác người học có thể thể hiện ý tưởng củamình, xem xét ý tưởng của người khác, được đánh giá và xem xét theo kinhnghiệm Vì vậy việc tổ chức các hoạt động tương tác tạo cơ hội giáo dục kỹ năngsống cho học sinh hiệu quả là rất quan trọng
- Trải nghiệm: kỹ năng sống chỉ được hình thành khi người học được trảinghiệm qua các tình huống thực tế Kinh nghiệm có được khi các em hành độngtrong các tình huống đa dạng giúp các em dễ dàng sử dụng và điều chỉnh các kỹnăng phù hợp với điều kiện thực tế
- Tiến trình: Giáo dục kỹ năng sống không thể hình thành trong một thời gianngắn mà phải qua một quá trình, từ nhận thức- hình thành thái độ- thay đổi hành vi
- Thay đổi hành vi: Mục đích cao nhất của giáo dục kỹ năng sống là giúpngười người học thay đổi hành vi theo hướng tích cực Đây là một quá trình khókhăn, không đồng thời, do đó cần kiên trì chờ đợi
- Thời gian: giáo dục kỹ năng sống cần thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc và thựchiện càng sớm càng tốt
4 Phương pháp giáo dục kỹ năng sống
- Phương pháp nhóm: có nhiều cách chia nhóm như chia nhóm theo số điểmdanh, theo các màu sắc, theo các loại hoa, các mùa trong năm, theo hình ghép, theo
sở thích, theo tháng sinh…nhằm tạo cơ hội cho các em giao lưu, học hỏi lần nhau
- Phương pháp giao nhiêm vụ: giao nhiệm vụ phù hợp với mục tiêu, hoạtđộng, trình độ, không gian sống, cơ sở vật chất…khi giao nhiệm vụ phải cụ thể, rõràng
Trang 12- Phương pháp đặt câu hỏi: giáo viên dùng câu hỏi để gợi mở, dẫn dắt sinhviên tìm hiểu, khám phá…
- Phương pháp “Khăn trải bàn”: sinh viên được chia nhỏ từ 4-6 người, sửdụng một tờ giấy A0 đặt trên bàn, phần xung quanh dùng để ghi các ý tưởng củathành viên trong nhóm, sau khi nhóm bàn bạc, thảo luận thì viết vào phần giữa tờgiấy A0
- Phương pháp “Trình bày 1 phút”: mỗi sinh viên suy nghĩ, viết câu hỏi ragiấy, sau đó trình bày trước lớp trong thời gian 1 phút
- Phương pháp “Bản đồ tư duy”: tên chủ đề, ý tưởng đặt ở trung tâm, từ trungtâm vẽ các nhánh chính, trên mỗi nhánh chính viết nội dung lớn của chủ đề hoặccác ý tưởng có liên quan, từ các nhánh chính lại vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếpcác nội dung thuộc nhánh chính đó
- Phương pháp “Hỏi chuyên gia”: mỗi nhóm sinh viên tạo thành các nhómchuyên gia về một chủ đề nhất định Các thành viên trong nhóm cùng nghiên cứu,thảo luận về những vấn đề trong chủ đề đó Các sinh viên trong lớp sẽ đặt câu hỏi
để nhóm chuyên gia giải đáp
- Phương pháp “Viết tích cực”: giáo viên đặt câu hỏi và cho sinh viên tự doviết câu trả lời, sau đó yêu cầu sinh viên chia sẻ nội dung mà các em đã viết
- Phương pháp “Hoàn tất một nhiệm vụ”: giáo viên đưa ra một vấn đề, mộtcông việc, một bức tranh…mới chỉ được giải quyết một phần và yêu cầu sinh viêngiải quyết nốt phần còn lại
Ngoài ra, còn một số phương pháp cũng được sử dụng rất hiệu quả như:
o Các hoạt động kích thích tưởng tượng và động não
o Sắm vai
o Phân tích tình huống
Trang 13o Trò chơi, bài hát, nghe nhạc.
o Các loại hình nghệ thuật: vẽ, múa
o Chia sẻ kinh nghiệm
o Thư giãn
o Thực hành
o Tham quan
5 Những kỹ năng sống cần giáo dục cho học sinh, sinh viên
Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO đưa ra một số kỹ năng quan trọng như:
– Kỹ năng giao tiếp, tương tác với mọi người
– Kỹ năng giải quyết vấn đề
– Kỹ năng đưa ra quyết định
– Tư duy sáng tạo
– Tư duy phản biện
– Kỹ năng quyết đoán
– Tự nhận thức về bản thân
– Khả năng phục hồi tâm lý
– Kỹ năng thoát hiểm
– Sự cảm thông, chia sẻ
– Kỹ năng đối mặt với stress
- Bên cạnh đó, còn có các kỹ năng như: Quản lý thời gian, tiền bạc; thuyếtphục người khác; khám phá cuộc sống, sống tập thể, teamwork…
Các kỹ năng sống trọng yếu là các kỹ năng cá nhân hay xã hội giúp học sinh,sinh viên truyền đạt những điều họ biết (Kiến thức), những gì các em suy nghĩ hay
Trang 14cảm nhận (Thái độ) và những gì họ tin (Giá trị) trở thành khả năng thực tiễn vềnhững gì cần làm và làm như thế nào Cụ thể như sau:
- Kĩ năng sống về sức khỏe: chế độ dinh dưỡng, phòng ngừa bệnh tật và tainạn, sức khỏe sinh sản, tác hại của chất gây nghiện , HIV/AIDS, thư giản, giải tỏastress…
- Kỹ năng sống về môi trường: phòng tránh thiên tai, chăm sóc và bảo vệmôi trường sống, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên…
- Kỹ năng sống về bản thân: kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin, xâydựng nhân cách , xác định giá trị cuộc sống…
- Kỹ năng sống về nghề nghiệp: giao tiếp so sánh, phân tích, tổng hợp, sángtạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, lập kế hoạch, quản lí thời gian, làm việcnhóm, diễn đạt, giải quyết mâu thuẫn, đàm phán, soạn thảo văn bản, quản trị côngviệc…
6 Vai trò của Giáo viên chủ nhiệm với công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, sinh viên.
6 1 Vai trò của giáo viên chủ nhiệm nói chung.
6.1.1 Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa tập thể học sinh, sinh viên với các tổ chức giáo dục trong và ngoài nhà trường
- Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa hiệu trưởng, giáo viên bộ môn, các tổchức trong nhà trường với HSSV và tập thể HSSV
- Giáo viên chủ nhiệm là người đóng vai trò quan trọng trong việc kết nốinhà trường với HSSV, là người gần gũi, tiếp xúc thường xuyên với các em,
- Giáo viên chủ nhiệm là kênh truyền đạt những mong muốn, suy nghĩ củacác em tới ban giám hiệu nhà trường và ngược lại Cũng bởi trọng trách nặng nề đó
Trang 15nên giáo viên chủ nhiệm là người phải xử lý mọi việc làm, tình huống diễn ra trongtập thể lớp mình chủ nhiệm.
6.1.2 Giáo viên chủ nhiệm là người thực hiện công tác quản lý học sinh, sinh viên
- Giáo viên chủ nhiệm có nhiệm vụ quản lý tên, tuổi, số lượng, đặc điểm tâmsinh lý và hoàn cảnh sống, trình độ, sở thích, năng lực, những thay đổi, điều kiện,hoàn cảnh gia đình, các mối quan hệ xã hội, bạn bè…
- Giáo viên chủ nhiệm truyền đạt và đề bạt những vấn đề cần thiết trong côngtác giáo dục học sinh cho nhà trường
- Giáo viên chủ nhiệm truyền đạt cho học sinh những yêu cầu, nội quy, quychế, kế hoạch, chủ trương chính sách của nhà trường đến tập thể lớp và từng họcsinh Sự truyền đạt đó không chỉ ra lệnh mà bằng thuyết phục, giải thích của giáoviên chủ nhiệm để học sinh tự giác, tự nguyện thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụgiáo dục
- Giáo viên chủ nhiệm cụ thể hóa chủ trương, kế hoạch của nhà trường thànhnguyện vọng và chương trình hành động của tập thể lớp và học sinh
- Giáo viên chủ nhiệm là người tập hợp ý kiến và hiểu rõ nguyện vọng củahọc sinh để phản ánh với nhà trường, với giáo viên bộ môn và các tổ chức giáo dụctrong nhà trường
- Thường xuyên tiếp nhận thông tin và giải quyết sự việc trong phạm vi chophép đểgiáo dục học sinh
- Hiểu được tâm tư, nguyện vọng của học sinh, giải tỏa được những bănkhoăn,vướng mắc của học sinh
- Giáo viên chủ nhiệm là người bảo vệ mọi quyền lợi của học sinh, góp phầnthực hiện các điều khoản của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền trẻ em, Luật bảo vệ vàchăm sóc giáo dục trẻ em của nước ta
Trang 166.1.3 Giáo viên chủ nhiệm là người cố vấn cho các hoạt động tự quản của tập thể học sinh, sinh viên
- Quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm với các tổ chức Đoàn thanh niên khôngphải là quan hệ quản lý mà là quan hệ phối hợp Giáo viên chủ nhiệm phải là người
cố vấn đáng tin cậy cho tổ chức Đoàn trong nhà trường
- Tùy theo sự phát triển của tập thể học sinh đến giai đoạn nào để giáo viênchủ nhiệm đưa ra các góp ý, chỉ bảo ở chừng mực nhất định Quan trọng là để họcsinh, sinh viên phát huy hết khả năng độc lập,tích cực của họ
- Định hướng, điều khiển, điều chỉnh tình cảm, thái độ, hành vi, hoạt động củatừng cá nhân học sinh, sinh viên và tập thể lớp
- Chức năng cố vấn thực hiện trên tất cả các mặt giáo dục, kế hoạch hoạt độngcủa cá nhân và tập thể, từ học tập đến việc rèn luyện đạo đức, văn nghệ, vui chơi,giải trí
6.1.4 Giáo viên chủ nhiệm là người đại diện cho nhà trường trong công tác phối hợp với cha mẹ học sinh, sinh viên và các lực lượng xã hội nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục
- Giáo viên chủ nhiệm cần căn cứ vào đặc điểm, điều kiện của lớp, nhàtrường, cộng đồng và gia đình…để tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục Thốngnhất yêu cầu, mục tiêu giáo dục học sinh, sinh viên để tạo ra sức mạnh tổng hợp vàmôi trường giáo dục thuận lợi, tích cực
- Đây cũng là nguyên tắc giáo dục nhằm tạo ra sự giáo dục thường xuyên,liên tục đối với học sinh, sinh viên Nó phải được thể hiện trong tất cả các hoạtđộng giáo dục của nhà trường
Trang 176.2 Vai trò của Giáo viên chủ nhiệm trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên.
- Thông qua công tác chủ nhiệm, việc giáo dục kỹ năng sống góp phần địnhhình, định hướng nhân cách của học sinh, sinh viên
- Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên là trách nhiệm chung củagia đình, nhà trường và xã hội
- Giáo viên chủ nhiệm là một nhân tố quan trọng đối với việc rèn luyện đạođức, nhân cách của học sinh, sinh viên Đặc biệt, giáo viên chủ nhiệm phải là tấmgương cho các em noi theo
- Giáo viên chủ nhiệm thông qua các hoạt động giáo dục kỹ năng sống để các
em cảm nhận được giá trị của cuộc sống, biết quan tâm, chia sẻ, gần gũi với nhàtrường, lớp học, với gia đình, bạn bè và với mọi người
- Ngoài ra giáo viên chủ nhiệm còn có một vai trò rất quan trọng đó là thôngqua các hoạt động giáo dục kỹ năng sống để kết nối giữa học sinh, sinh viên với giađình, nhà trường Giúp gia đình hiểu hơn về những mong muốn, suy nghĩ, nhữngđiểm mạnh và hạn chế của các em để cùng giúp đỡ các em tiến bộ
- Giáo viên chủ nhiệm - người luôn được các bậc phụ huynh học sinh nhìnnhận như người cha, người mẹ thứ hai của các em bởi sự gần gũi với các em nênviệc nên giáo dục kĩ năng sống thông qua những giờ sinh hoạt, thông qua nhữnghoạt động của công tác giáo viên chủ nhiệm là rất quan trọng và thiết thực
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ KỸ NĂNG SỐNG CỦA HỌC
SINH, SINH VIÊN KHÓA 27
Trang 181 Nhận thức của học sinh sinh viên về kỹ năng sống
Để có cơ sở thực tiễn nhóm tác giả đã đưa ra các khái niệm về kỹ năng sống
ở nhiều tầng bậc khác nhau được khảo sát trên 60 học sinh – sinh viên khóa 27 và
để sinh viên lựa chọn
- Mục đích tiến hành điều tra:
Để thấy rõ tình hình nhận thức, hiểu biết của học sinh – sinh viên về kỹ năngsống, Làm cơ sở thực tiễn để đối chiếu với lý luận, đưa ra những hình thức giáodục từ đó giúp các em thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi trong những hành động
để thích ứng tốt với những thay đổi của môi trường sống
- Phương pháp điều tra:
Cùng với nói chuyện, trao đổi với học sinh – sinh viên Biện pháp chủ yếu
là tác giả tiến hành phát phiếu điều tra đến học sinh - sinh viên Kết quả như sau:
Bảng 1: Nhận thức của sinh viên về khái niệm kỹ năng sống
Là các kỹ năng giúp con người thích
ứng với những biến đổi của môi
trường (môi trường tự nhiên và môi
trường xã hội) để làm cho cuộc sống
Trang 19Là các kỹ năng giúp con người mang
lại sự bình an cho bản thân bằng mọi
giá (kể cả việc bất chấp thủ đoạn)
6
Là các kỹ năng mang lại lợi ích cho
bản thân (không cần quan tâm đến lợi
ích của người khác)
(Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ kết quả khảo sát)
Kết quả khảo sát cho thấy 40% học sinh sinh viên được hỏi đưa ra khái niệmđầy đủ nhất về kỹ năng sống: “là các kỹ năng giúp con người thích ứng với nhữngbiến đổi của môi trường (môi trường tự nhiên và môi trường xã hội) để làm chocuộc sống tốt đẹp hơn”, 60% học sinh sinh viên chưa nhận thức đầy đủ về kháiniệm kỹ năng sống Điều này cho thấy nhận thức chuẩn xác về kỹ năng sống củahọc sinh sinh viên là còn hạn chế, chưa đầy đủ và chính xác
2 Nhận thức của học sinh, sinh viên về sự cần thiết của việc rèn luyện kỹ năng sống
Về nhận thức của sinh viên về sự cần thiết của việc rèn luyện kỹ năng sống.nhóm tác giả tiến hành khảo sát nhận thức của học sinh, sinh viên về sự cần thiếtcủa việc rèn luyện kỹ năng sống, nhóm tác giả đưa ra câu hỏi với một thang bậcgồm 5 mức độ, kết quả thu được như sau:
Bảng 2: Sự cần thiết của việc trang bị kỹ năng sống đối với học sinh sinh viên hiện nay
Trang 204 Không cần thiết 1 1.6 4
5 Hoàn toàn không cần thiết 0 0
(Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ kết quả khảo sát)
Qua khảo sát có thể thấy học sinh sinh viên nhất là học sinh, sinh viên Khoa
Sư phạm dạy nghề và Kinh tế - khóa 27 đã nhận thức được việc trang bị kỹ năngsống là điều rất cần thiết (65%) đối với học sinh sinh viên; trong khi đó chỉ có18.4% cho rằng việc trang bị kỹ năng sống đối với sinh viên hiện nay là cần thiết.15% các bạn cho là bình thường và 1.6 % cho là không cần thiết Kết quả ở bảng 2cho thấy, nhận thức về sự cần thiết phải rèn luyện kỹ năng sống của học sinh sinhviên là tích cực Có thể khẳng định rằng, học sinh sinh viên Khoa sư phạm dạynghề và kinh tế - khóa 27 đã hình thành được thái độ - tình cảm với việc rèn luyện
kỹ năng sống
3 Những kỹ năng cần thiết đối với học sinh, sinh viên
Trong thời đại ngày nay, con người ngày càng nhận thức rõ rằng, để giảiquyết mỗi vấn đề dù là nhỏ nhất cũng không thể theo cảm tính, quan điểm cá nhân,tất cả những vấn đề dù tĩnh hay động liên quan đến cá nhân hay tổ chức ở mọi góc
độ hay cấp độ đều phải được đào tạo một cách bài bản và chuyên nghiệp, tức làphải có kỹ năng trên nền tảng kiến thức vững chắc Kỹ năng sống vừa mang tính cánhân vừa mang tính xã hội Nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát đánh giá của họcsinh sinh viên khóa 27 về 10 kỹ năng khác nhau, kết quả thu được như sau:
Bảng 3: Những kỹ năng cần thiết đối với sinh viên
Trang 214 Lắng nghe tích cực 4 6.7 6
(Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ kết quả khảo sát)
Kết quả khảo sát cho thấy 20.0% học sinh, sinh viên được hỏi ý kiến chorằng giao tiếp là kỹ năng quan trọng nhất; 16,6% học sinh, sinh viên cho rằng Kỹnăng thuyết trình là kỹ năng quan trọng thứ hai; 15.0% học sinh, sinh viên chọn kỹnăng làm việc nhóm; 11.7% học sinh, sinh viên quan tâm đến kỹ năng giải quyếtmâu thuẫn
Để tồn tại và phát triển trong cộng đồng, xã hội, ngoài lao động con ngườicần phải giao tiếp Vì vậy giao tiếp là kỹ năng không thể thiếu đối với mỗi người.Qua khảo sát thì hầu hết học sinh, sinh viên đều nhận thức đúng đắn điều này Các
kỹ năng còn lại cũng khá cần thiết, được các bạn chọn ở mức khoảng 5% trở lên.Như vậy, học sinh, sinh viên đã biết những kỹ năng mình cần trong thời gian họctập tại trường
4 Khả năng về một số kỹ năng sống cơ bản của học sinh, sinh viên
Muốn trang bị kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên thì điều quan trọng làcác em phải đánh giá được khả năng của mình về một số kỹ năng sống cơ bản Từ
đó sẽ giúp các em tự nhận thức và hoàn thiện kỹ năng của mình qua các hoạt độnggiáo dục và rèn luyện Nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát để các em tự đánh giákhả năng của mình về một số kỹ năng sống cơ bản và kết quả thu được như sau:
Trang 22Bảng 4: Khả năng về một số kỹ năng sống cơ bản của học sinh, sinh viên
St
Rất tốt
Khả năng giải quyết
mâu thuẫn của bạn
Trang 23thế nào?
8
Khả năng sáng tạo,
đưa ra ý tưởng mới
của bạn như thế nào?
5 8.3 9 15.0 31 51.6 15 25.0
9 Khả năng giao tiếp
của bạn như thế nào? 10 16.6 18 30.0 25 41.7 7 11.7
(Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ kết quả khảo sát)
Qua bảng kết quả trên có thể thấy với 10 kỹ năng cơ bản cần thiết cho họcsinh, sinh viên thì tỷ lệ các em đánh giá ở mức độ rất tốt là thấp nhất, các kỹ năngđược đánh giá ở mức độ bình thường được nhiều em lựa chọn Điều đó có nghĩa làhọc sinh, sinh viên của chúng ta còn đang thiếu hụt nhiều về kỹ năng, các em chưa
tự tin vào khả năng của mình
5 Những điều quan tâm của học sinh, sinh viên khi được giáo dục kỹ năng sống
Mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống là trang bị những kiến thức về kỹ năngsống, cách vận dụng và thể hiện trong học tập, cuộc sống thường ngày cho họcsinh, sinh viên Trong quá trình rèn luyện kỹ năng sống, các em được tự khám phábản thân, tự lĩnh hội để thay đổi hành vi Từ đó sinh viên sẽ thay đổi cách ứng xửtheo hướng tích cực và các em sẽ biết những kỹ năng nào cần thiết với mình Nhómtác giả đã tiến hành khảo sát những điều học sinh, sinh viên quan tâm khi khi đượcgiáo dục và rèn luyện kỹ năng sống Kết quả thể hiện ở bảng 5 như sau: