1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỬ DỤNG NGÔN NGỮ VÀ CÁC PHƯƠNG TIỆN PHI NGÔN NGỮ ĐỂ THỂ HIỆN BÀI NÓI TRƯỚC CÔNG CHÚNG

16 82 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 39,96 KB

Nội dung

RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỬ DỤNG NGÔN NGỮ VÀ CÁC PHƯƠNG TIỆN PHI NGÔN NGỮ ĐỂ THỂ HIỆN BÀI NÓI TRƯỚC CÔNG CHÚNG. Đặc điểm của ngôn ngữ nói trước công chúng. Những điểm cần lưu ý để nói trước công chúng đạt hiệu quả

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA NGỮ VĂN

CHƯƠNG 5:

RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỬ DỤNG NGÔN NGỮ

VÀ CÁC PHƯƠNG TIỆN PHI NGÔN NGỮ

ĐỂ THỂ HIỆN BÀI NÓI TRƯỚC CÔNG CHÚNG

Học phần: Nghệ thuật nói trước công chúng

GVHD: TS Trần Hoàng Nhóm thực hiện: Nhóm 4

Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2019

Trang 2

Danh sách thành viên nhóm 4

Bảng đánh giá hoàn thành công việc (%)

Trang 3

Mục lục

1.1 Đặc điểm của ngôn ngữ nói trước công chúng 4

1.2 Những điểm cần lưu ý để nói trước công chúng đạt hiệu quả 4

1.2.1 Tập hít thở sâu 5

1.2.2 Văn nói là loại văn mang tính hội thoại – văn học 7

1.2.3 Phẩm chất ngôn ngữ của người nói trước công chúng 8

1.2.4 Tập nói 14

KẾT LUẬN ………15

TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Trang 4

1.1 Đặc điểm ngôn ngữ nói trước công chúng

Văn bản nói Văn bản viết

Về điều kiện sử dụng

Người nghe có mặt trực tiếp

Vd: Người nói và cử tọa

sẽ nói chuyện, trao đổi thông tin trực tiếp với nhau

Người nghe không có mặt trực tiếp

Vd: Thư viết tay mặc dù dùng ngôn ngữ nói để trình bày nhưng vẫn được xem là văn bản viết

Về phương tiện vật chất

Dùng âm thanh và ngữ điệu, thường sử dụng kèm các phương tiện phi ngôn ngữ như nét mặt, dáng điệu, cử chỉ

Vd: Văn bản thể hiện cảm giác vui vẻ thường

mở đầu bằng nụ cười để tạo thiện cảm, dáng điệu

có phần năng động qua cách đi đứng, cử chỉ có phần hoạt bát, năng lượng hơn

Dùng kí tự, dấu giọng, dấu câu; không dùng kèm các phương tiện phi ngôn ngữ

Về đặc điểm ngôn ngữ

Sử dụng các yếu tố thừa, lặp, … các hình thức tỉnh lược Văn bản nói tự nhiên, ít trau chuốt

Vd: Những năm về trước

có xu hướng thiên về câu

từ “Đao to búa lớn”

nhưng những năm về sau

“xu hướng” này nhường chỗ cho những lời nói đơn giản, gần gũi, dễ hiểu

Diễn đạt chặt chẽ, với những từ ngữ, các quy tắc cấu tạo câu đặc trưng cho dạng viết Văn bản viết thường tinh luyện và trau chuốt

Vd: dùng chuẩn xác các biện pháp tu từ (phép so sánh, nhân hóa, nói giảm nói tránh), chuẩn xác trong dấu câu,…

Trang 5

1.2 Những điều cần lưu ý để nói trước công chúng đạt hiệu quả

Để đạt hiệu quả giao tiếp cao trước công chúng, cùng với việc chuẩn bị kỹ lưỡng nội dung giao tiếp, nắm chắc những ý chính của bài nói, hiểu biết sâu sắc tâm

lý cử tọa, biết kết hợp nói với ánh mắt, vẻ mặt, cử chỉ, điệu bộ, phương tiện trình chiếu, người phát ngôn còn cần phải tự rèn luyện để đạt được kỹ năng nói hoàn hảo

Để rèn luyện kỹ năng nói trước công chúng, người nói cần phải lưu ý một số điểm:

- Tập hít thở sâu

- Văn nói là loại văn mang tính hội thoại – văn học

- Phẩm chất ngôn ngữ của người nói trước công chúng

- Tập nói

1.2.1 Tập hít thở sâu.

Hít thở tốt sẽ giúp cho bài nói được hoàn thiện hơn Không chỉ giúp cho người nói giảm bớt lo lắng, căng thẳng, lấy lại bình tĩnh khi phải đối diện với đám đông mà còn giúp cho người nói có một lượng hơi dày, khỏe, hoàn thiện bài nói mà không bị đuối hơi ở phần cuối bài

Ngoài ra, việc hít thở sâu cũng có tác dụng rất tốt đến sức khỏe của mỗi chúng ta, có thể kể đến một số công dụng của việc hít thở sâu như sau:

Hít thở sâu giúp giảm stress: hít thở sâu cung cấp cho cơ thể lượng lớn oxy,

mở rộng phổi và điều hòa tuần hoàn máu, giúp giải tỏa ức chế, kềm chế cơn tức giận Đồng thời, hít thở sâu giúp bạn cảm thấy thư thái, xả stress, thư giãn đầu óc và

dễ tập trung vào những công việc tiếp theo

Hít thở sâu giúp tăng sức chịu đựng và giúp tập trung tốt hơn: Hít thở sâu giúp tăng tăng tỷ lệ trao đổi chất, giúp cơ thể có thể hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng hơn, từ đó sản xuất nhiều năng lượng hơn và làm tăng sức chịu đựng của chúng ta

Trang 6

trong các hoạt động Đồng thời, khi hít thở sâu bạn sẽ cảm thấy thư thái và dễ tập trung vào những công việc

Hít thở sâu có lợi cho hệ thần kinh, thêm oxy sẽ nuôi dưỡng và tăng cường não, tủy sống và tất cả các dây thần kinh lan truyền khắp cơ thể đồng thời làm tăng hemoglobin trong máu, tăng cường sản xuất máu sẽ giúp ích trong các hoạt động bình thường của cơ thể

Ngoài ra, hít thở sâu, đều đặng giúp cho con người có thể giảm đau, giảm các nguy cơ bệnh tật, tạo ra một trí óc khỏe mạnh, mối quan hệ xã hội tốt và rộng rãi hơn

Hàng ngày, chúng ta có thể tập thở bằng cách hít thở thật sâu, thật mạnh hoặc chúng ta có thể lấy một thau nước, cố gắng nhịn thở thật lâu để đảm bảo có hơi thở lâu, thật dài, bền và hạn chế tối đa những yếu tố tác động làm cho hơi thở ngắn, ngắt quãng

Cách hít thở khi ở nhà:

- Tư thế chuẩn bị: Đưa một chân lên trước, trọng lực dồn về chân sau Hơi ngả lưng và chân để tạo thành một đường thẳng Hai tay giang ngang, thả lỏng

- Thực hiện động tác: Vươn vai hít sâu trong 3 giây, rồi thở mạnh ra trong

7 giây Khi thở ra, miệng mở to Có thể hét to để tăng lực đẩy Lưu ý: Hóp bụng thật chặt khi thở ra

Khi chúng ta cảm thấy bồn chồn, lo lắng, thì hầu như toàn bộ cơ vùng lồng ngực và thanh quản của sẽ bị thắt chặt lại Để tránh tình trạng ấy, lời khuyên tốt nhất là nên hít sâu, thở đều Việc hít thở sâu và chậm đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều tiết tình trạng căng thẳng Hít thở sâu tăng cường tối đa lượng oxy cung cấp cho phổi và não; đồng thời giảm thiểu tình trạng tiết nội tiết tố adrenaline (chất gây căng thẳng), giúp cho cơ thể thoải mái, dễ chịu Vào lúc bạn bắt đầu thuyết trình, hãy thở sâu và đều đặn

Trang 7

Thuyết trình trước đám đông không phải là điều gì quá khó khăn Bình tĩnh, hít thở thật sâu, nhớ lại quá trình luyện tập thuyết trình của mình, tin chắc rằng bài thuyết trình sẽ thành công tốt đẹp

Cách hít thở sâu khi chuẩn bị thuyết trình:

1/ Hít vào, chỉ phình phần bụng lên Như trò chơi lúc bé, ta thường phình bụng lên để giả làm “ông bụng bự” Giữ nguyên tư thế đó

2/ Tiếp tục hít vào để lấp đầy ngực bằng không khí Lúc này tư thế của bạn giống như một người đang ưỡn ngực tự hào

3/ Khi phần bụng và ngực đã đầy, lại tiếp tục hít vào để nạp thêm không khí vào phần ngực trên và phần phía trên của phổi Lúc này hãy nâng hai vai lên một chút Và từ từ thở ra bằng miệng

Mặc khác, một trong những cách tốt để rèn luyện hơi thở đó chính là chạy bộ (hoặc đi bộ) cũng là những cách rèn hơi hiệu quả đối với mọt người nói trước công chúng

Việc luyện tập hít thở phải trải qua một thời gian nhất định để đạt được hiệu quả tốt nhất Bên cạnh đó, việc giữ giọng, đảm bảo cho giọng nói luôn khỏe sẽ giúp cho người nói tự tin hơn khi trình bày bài nói của mình

1.2.2 Văn nói là loại văn mang tính hội thoại – văn học.

Theo như nghĩa thông dụng thì văn nói được hiểu là lời ăn tiếng nói hằng ngày hay còn gọi là khẫu ngữ (parlando) Người ta nghĩ sao, nói vậy, tuỳ văn cảnh, tuỳ đối tượng và tuỳ ở trạng thái tâm lý, cảm xúc của họ… Một trong những đặc điểm của văn nói đó là mang tính hội thoại – văn học, chính đặc điểm này chi phối việc người nói trước công chúng khi sử dụng ngôn ngữ Tính “hội thoại” là tính linh hoạt, sống động như đang trong cuộc trò chuyện phím, rất gần gũi với mọi người Tính “văn học” thể hiện ở điểm trau chuốt, nghệ thuật với sự kết hợp linh hoạt từng câu văn, từng cách diễn đạt Văn nói là loại văn mang tính hội thoại – văn học thể hiện cách diễn đạt phải phù hợp sao cho vừa tĩnh lược bớt ý cho câu từ dễ hiểu nhưng vẫn khiến câu văn hay, trau chuốt, mượt mà

Trang 8

Để có một bài nói trước công chúng tốt, người nói cần lưu ý đến văn nói của mình, tức là phải tìm cách thu hút người nghe bằng những phương tiện ngôn ngữ phù hợp Các phương tiện ngôn ngữ sẽ biểu hiện tình thái của ngôn ngữ, phong cách của người nói

Ví dụ: Khi bạn thuyết trình một bài văn nói trước công chúng về một chủ đề cần sự nghiêm túc, bạn sử dụng các phương tiện ngôn ngữ không phù hợp và biểu cảm phong cách thiếu trang nghiêm sẽ khiến cho người nghe không tiếp thu và cảm thấy khó chịu khi lắng nghe bài thuyết trình

Sử dụng lời nói như là đang đối thoại với họ (cử tọa) là vận dụng tính hội thoại của ngôn ngữ - cách để gây được thiện cảm, sự gần gũi và tương tác giữa người nói và người nghe Tính hội thoại thể hiện ở: Cách phát âm việc dùng từ và tạo câu từ của người nói, những điểm nêu trên cần có những sắc thái biểu đạt tự nhiên, giản dị, sinh động, thoải mái, gần gống với lời ăn tiếng nói hằng ngày

Ví dụ: Trong quá trình giao tiếp hội thoại gắn với đời sống hằng ngày Khi bạn biểu cảm phương tiện ngôn ngữ như đang nói về các chủ đề cuộc sống kết hợp phong thái tự nhiên, hòa nhã sẽ khiến cho người nghe cảm thấy giản dị và thoải mái khi trò chuyện với bạn

Việc sử dụng các loại ngôn ngữ sách vở, phức tạp, cứng nhắc hay khuôn sáo cần hạn chế tối đa, đặc biệt chỉ sử dụng trong những trường hợp đặc thù, tiêu biểu hoặc có yêu cầu sử dụng

Ví dụ: Trong bài báo cáo nghiên cứu chuyên khoa y cho cử tọa trong chuyên ngành nhận xét, đánh giá vẫn cần sử dụng từ ngữ khoa học, chuyên ngành Tuy nhiên khi báo cáo với cử tạo ngoài ngành, trường hợp công bố trước công chúng nên hạn chế tối đa lời văn, từ ngữ khoa học để tránh sự khó hiểu

1.2.3 Phẩm chất ngôn ngữ của người nói trước công chúng.

Nói trước công chúng là cách mà diễn giả đang truyền đạt tâm tư tình cảm,

ý nghĩa đến cử tọa Vì vậy thông tin cần phải đúng đắn, phong phú, ngắn gọn, giản

dị, rõ ràng và chính xác, rõ ràng, truyền cảm

Cần đặc biệt chú ý đến tính chất chính xác, rõ ràng, truyền cảm

Trang 9

a Sử dụng ngôn ngữ phải chính xác Việc sử dụng ngôn ngữ phải phù hợp với các chuẩn mực ngôn ngữ đã được xã hội thừa nhận.

- Cần phải phát âm đúng, khi nói trước công chúng cần phải cố gắng khắc phục cách phát âm có tính chất thổ ngữ (phát âm theo địa phương) Luyện phát âm chỉ có tính khả thi khi nó được tiến hành một cách tự nhiên, tự nguyện, không đi ngược với những quan niệm và tình cảm của những cộng đồng nói tiếng địa phương Dựa vào tâm lí của người bản ngữ, chúng ta có thể chia các trường hợp phát âm lệch chuẩn chữ viết thành hai nhóm: nhóm lỗi phát âm và nhóm biến thể phương ngữ

Chỉ luyện cho các trường hợp được xem là mắc lỗi phát âm còn đặt vấn đề chấp nhận hai chuẩn chính âm cho các trường hợp được xem là biến thể phương ngữ Sở dĩ đặt vấn đề như vậy là vì xét từ góc độ tâm lí, xã hội, cũng từ một âm này (của hệ thống phát âm chuẩn chữ viết) được phát âm thành một âm khác (theo cách phát âm của từng địa phương) nhưng chỉ có nhóm thứ nhất gây cho người nghe cảm giác người nói mắc lỗi , người nói có văn hóa phát âm không cao, hoặc chí ít cách phát âm này tạo ra một số dấu hiệu âm thanh để người nghe nhận ra giọng “quê” như cách phát âm lẫn l/n hay không tròn vành, rõ tiếng kiểu "cuôn cùa bia bía (con

cò be bé)" của một số người miền Trung Những cách phát âm này làm cản trở hoặc làm giảm hiệu quả giao tiếp, ít ra là ở những cặp người nói, người nghe nhất định nào đó

Tất nhiên, phải thừa nhận, cảm giác về phát âm hay hay không hay, cũng là đánh giá tính hiệu quả giao tiếp về mặt phát âm trong nói năng, có thể mang tính chủ quan, tùy theo ngữ cảm của từng người nghe Chẳng hạn, bản thân tôi là một người nói có phân biệt "tr/ch", "r/d(gi)", "s/x" vẫn cảm thấy cách phát âm không có

ba phụ âm quặt lưỡi của người Bắc là hay, nhẹ nhàng, đáng yêu Nhưng khi nghe người Nam Bộ nói "ch", "d ", "x" thay cho "tr", "r", "s" (hiện nay tồn tại cả hai cách phát âm có phân biệt và không phân biệt những cặp phụ âm đầu này ở người Nam Bộ), tôi lại có cảm giác nói "đớt", giọng nhè, hơi thè lưỡi, bởi vì người Nam Bộ đã phát âm những âm này theo kiểu cấu âm sâu hơn, tạo ra những /z/ hay chính là /j/,

Trang 10

/s/ Nam Bộ mặt lưỡi và một /C/ Nam Bộ có cấu âm mặt lưỡi sâu hơn /C/ trong phương ngữ Bắc

Ví dụ: Lẫn lộn phụ âm đầu L/N ở các địa phương Bắc Bộ (“này” phát âm thành “lày”, “lá” phát âm thành “ná”; ca sĩ Thúy Niễu hát một núc năm bài, cái long cái lia, người miền Tây hay nói là con cá gô, …)

Tóm lại, để làm việc, chúng ta sẽ lựa chọn chuẩn phát âm khá mềm dẻo bao gồm hai chuẩn phát âm Mẫu hình phát âm lí tưởng cho các người từ Hà Tĩnh trở ra hoặc là hướng đến cách phát âm của hệ thống ngữ âm phù hợp với chữ viết: phát âm theo giọng Bắc (tiêu biểu là Hà Nội) bổ sung thêm các yếu tố tích cực của miền Trung hoặc phát âm hoàn toàn như người Hà Nội, như phát thanh viên đài phát thanh, truyền hình trung ương Người thuộc phương ngữ Nam Bộ nên hướng đến cách phát âm của tiếng Sài Gòn như phát thanh viên đài phát thanh, truyền hình thành phố Hồ Chí Minh Cách khắc phục: Ý thức về sự đúng/sai để tự rèn luyện, tự học, tự ghi nhớ cả đối với ngôn ngữ nói lẫn ngôn ngữ viết

Những trường hợp như vậy cần được khắc phục cần chữa các khuyết tật về phát âm, cấu âm Ví dụ: Nói ngọng, nói lắp, nói đớt…

- Từ ngữ được dùng phải đúng với nghĩa của nó, chỉ được sử dụng những từ ngữ mà mình đã rõ nghĩa và người nghe cũng hiểu được Từ ngữ là phải rõ ràng, bởi

vì có rõ ràng thì người nghe mới không hiểu lầm Khi sử dụng một thuật ngữ nào

đó, người sử dụng phải định nghĩa thuật ngữ ấy một cách rõ ràng Trong trường hợp

sử dụng một thuật ngữ nhiều lần và mỗi lần sử dụng theo một nghĩa khác nhau thì người sử dụng phải định nghĩa thuật ngữ ấy nhiều lần một cách rõ ràng

Chẳng hạn, khi viết “dân tộc Việt Nam có lịch sử bốn ngàn năm Ở Việt Nam hiện có 54 dân tộc cùng sinh sống”, thuật ngữ dân tộc được sử dụng hai lần với hai nghĩa khác nhau; để tránh hiểu lầm thì người sử dụng cần có hai định nghĩa về thuật ngữ “dân tộc” Ví dụ: Yếu điểm khác với điểm yếu, con voi khác với voi con,

Ngoài ra việc dùng từ ngữ chính xác còn đòi hỏi phải lựa chọn trong số những từ ngữ đồng nghĩa từ ngữ nào phù hợp với sắc thái biểu cảm và phạm vi sử dụng nhất để người nghe không bị nhàm chán, khó hiểu

Trang 11

- Nói đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt trong hội thoại.

b Sử dụng ngôn ngữ phải rõ ràng Muốn ngôn ngữ được rõ ràng, cần:

- Phát âm rõ tiếng: Cần phải luyện giọng, tránh “thói quen lười biếng” khi phát âm như: Luồng hơi quá yếu, nói thều thào, lí nhí, dính tiếng, mất tiếng… như vậy sẽ khiến cho người nghe không nghe kịp, không nghe rõ những gì mà người nói muốn truyền đạt Người nói cần luyện tập lấy hơi và giữ cột hơi để câu nói ra được chắc chắn, tránh việc mất tiếng ở cuối câu hay cuối một nhóm từ có nghĩa

Khi phát âm đừng xuống giọng quá thấp ở cuối câu khiến người nghe cảm thấy chán, mất cảm xúc khi nghe Cần chú ý trầm bổng để tránh cảm giác đều đều

ru ngủ người nghe Phải chú ý trọng âm cuối đoạn và trọng âm logic (những từ ngữ cần tập trung sự chú ý), bằng cách phát âm có độ dài, độ mạnh ở những chỗ cần có trọng âm (nhưng không được gằn giọng sẽ khiến người nghe khó chịu); cần ngắt nhịp trong câu theo những ngữ đoạn có nghĩa Chú ý nghỉ giọng ở cuối câu, cuối đoạn Tốc độ phát âm vừa phải, không nên nhanh quá, cũng không nên chậm quá, tỉ

lệ tổng thời gian ngừng giọng với tổng thời gian phát âm gần bằng nhau

- Từ ngữ khi sử dụng để nói trước công chúng nên thuộc lớp từ toàn dân, dễ hiểu, dễ nghe, phù hợp với đối tượng giao tiếp, tránh dùng các từ ngữ địa phương, tiếng lóng, tráng lạm dụng thuật ngữ chuyên ngành, tiếng nước ngoài, nếu sử dụng thì nên có chú giải Vì mặt bằng đại đa số không đều nhau về trình độ nên cần phải

sử dụng những từ ngữ đơn giản nhất cho người nghe có thể hiểu hết ý mà diễn giả muốn truyền đạt Điều chỉnh những từ ngữ sai lỗi chính tả cơ bản dễ hiểu lầm mà thường ngày hay sử dụng ở địa phương Việc điều chỉnh như vậy sẽ giúp người nghe dễ nắm bắt được nội dung và hiểu sâu hơn vấn đề Tuy nhiên không nhất thiết phải sửa giọng chỉ cần điều chỉnh rèn luyện những từ sai đặt trưng để tránh gây hiểu sai nghĩa của câu

- Cấu trúc câu cần đơn giản, dễ hiểu, để người nghe tiếp thu dễ dàng: câu không nhiều quá các cụm chủ vị, nên tách ra làm nhiều câu để người nghe dễ tiếp thu hơn Nge là một cách tiếp thu nhưng không có lưu trữ lâu dài mà chủ yếu là lưu trữ bằng bộ nhớ của não bộ Chính vì vậy việc sử dụng từ ngữ đơn giản sẽ giúp

Ngày đăng: 18/03/2021, 11:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w