Phát triển cơ cấu hạ tầng kinh tế-xã hội ở nông thôn

Một phần của tài liệu quá trình thực hiện đường lối công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp , nông thôn của đảng ở tỉnh hà tây (Trang 111 - 120)

6. Bố cục luận văn

2.2.3Phát triển cơ cấu hạ tầng kinh tế-xã hội ở nông thôn

Về cơ sở vật chất và cơ cấu hạ tầng

Đầu tƣ cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng ở nông thôn có ý nghĩa quan trọng trong CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, cần phải đi trƣớc một bƣớc. Để đạt đƣợc điều đó, Đại hội Đại biểu Đảng bộ Tỉnh lần thứ VIII (1996) đã xác định nhiệm vụ cụ thể:

- Về thuỷ lợi, cần chú trọng đầu tƣ củng cố đê, kè, tăng thêm năng lực tƣới tiêu, bảo đảm chủ động tiêu úng khi gặp mƣa 300 ly trong 3 - 4 ngày, hạn chế thiệt hại mùa màng ở mức thấp nhất, tạo điều kiện giải quyết vững chắc lƣơng thực.

- Về điện, nâng cấp thêm chất lƣợng cấp điện, hạ thấp tổn thất điện trên mạng lƣới điện hiện có, đồng thời xây dựng thêm các trạm trung gian 110 KV và 35 KV, cùng hệ thống đƣờng dây, đảm bảo cung cấp điện đầy đủ, ổn định theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 1996 - 2000 với điện năng tiêu thụ gấp 2 lần hiện nay, đồng thời tính đến yêu cầu từng bƣớc điện khí hoá lâu dài.

- Về giao thông, ngoài việc cải tạo nâng cấp đƣờng 1A, đề nghị Chính phủ cho mở rộng đƣờng 6 đoạn qua thị xã Hà Đông, tu bổ đƣờng 32, nâng cấp đƣờng 22 phục vụ cho nhà máy xi măng 1,2 triệu tấn, phối hợp với các bộ để giải quyết đất đai và các vấn đề liên quan đến xây dựng tuyến đƣờng mới từ Hà Nội qua Hoài Đức, Quốc Oai nối với đƣờng 21A phục vụ cho xây dựng trung tâm Đại học Quốc gia, khu

108

công nghiệp Hoà Lạc - Xuân Mai… Nâng cấp năng lực bốc dỡ cảng Hồng Vân và Sơn Tây. Dùng hình thức Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm để tu bổ đƣờng huyện, đƣờng liên xã.

- Giải quyết cơ bản việc cấp, thoát nƣớc cho các thị xã và cấp nƣớc sạch ở nông thôn, trang bị cho Bệnh viện tỉnh, [70, tr.40]

Đại hội Đại biểu Đảng bộ Tỉnh lần thứ IX (2000) tiếp tục đề ra: - Tập trung tu bổ đê kè nhất là các đoạn đê, kè xung yếu, các công trình thuỷ lợi, có phƣơng án, kế hoạch đảm bảo tính mạng, tài sản nhân dân khi phân lũ. Mở rộng nâng cấp một số trạm bơm lớn: Hạ Dục, Ngoại Đô 2, Phú Thụ, xây dựng thêm một số trạm bơm cục bộ, nâng cấp một số đập, hồ. Thực hiện chƣơng trình kiên cố hoá kênh mƣơng, bảo đảm tiêu úng, chống hạn kịp thời.

- Mở rộng nâng cấp các tuyến tỉnh lộ, đƣờng liên huyện…, nâng cấp trƣờng học, bệnh viện, công trình văn hoá, thể dục thể thao, nhất là các huyện, xã còn khó khăn… Tích cực xây dựng các công trình quốc gia, đƣờng Hồ Chí Minh đoạn qua Hà Tây, khu công nghệ kỹ thuật cao Hoà Lạc, làng văn hoá các dân tộc Việt Nam, trung tâm Đại học Quốc gia, chuỗi đô thị Sơn Tây - Hoà Lạc - Xuân Mai - Miếu Môn, [72, tr.47].

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ VIII, từ năm 1996 - 2000 tổng nguồn vốn đầu tƣ là 9000 tỷ đồng đến năm 2005 tăng lên 18.000 tỷ đồng, chủ yếu để xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đƣợc thể hiện:

Giai đoạn 1996 - 2000 toàn tỉnh có 323 trạm bơm điện với 1.609 máy bơm và 11 hồ, đập chứa nƣớc. Đã đảm bảo đƣợc nƣớc tƣới cho 85% diện tích đất trồng lúa và cho 74% diện tích cây trồng nói

109

chung. Hệ thống tiêu nƣớc chƣa đảm bảo đƣợc tiêu nƣớc cho lúa và các cây trồng cạn, thiếu các công trình tiêu nƣớc trực tiếp ra sông lớn. Hệ thống trạm bơm, kênh mƣơng xây dựng đã lâu, thiếu kinh phí bảo dƣỡng nạo vét nên chỉ sử dụng đƣợc 70% công suất tƣới tiêu. Hiện tại do phải sử dụng một số nguồn nƣớc hồ để phục vụ du lịch nên việc đảm bảo nƣớc tƣới càng hạn chế. Hệ thống lấy nƣớc phù sa để tƣới và cải tạo đất ruộng còn quá nhỏ bé nên không tận dụng đƣợc đáng kể nguồn dinh dƣỡng tự nhiên cho đất canh tác. Về đê điều, toàn tỉnh có 605 km đê, trong đó có 105 km đê bờ hữu sông Hồng, sông Đà, 500km đê các sông nội địa; có 33 kè, 105 cống đê sông Hồng, 154 cống đê sông Nhuệ. Hệ thống đê kè tuy thƣờng xuyên đƣợc tu bổ song độ vững chắc chƣa cao, chỉ đảm bảo ở cấp báo động số 3. Một số đoạn thấp, cống dƣới đê hƣ hỏng không đảm bảo an toàn chống lũ lụt và gây trở ngại giao thông.

Từ 2001 đến 2005: công tác thuỷ lợi, phòn g, chống lụt, bão đƣợc các cấp, các ngành quan tâm; đã đầu tƣ gần 1000 tỷ đồng để tu bổ đê, kè, công trình phân lũ, chậm lũ, cụm công trình đầu mối sông Đáy; xử lý khẩn cấp các tuyến kè đê hữu sông Hồng ở Ba Vì (kè Tân Đức), Phong Vân, Phú Châu, Phú Cƣờng, Thuần Mỹ...), bảo đảm hệ thống đê đƣợc an toàn. Đã xây dựng mới và nâng cấp một số trạm bơm nhƣ: Bạch Tuyết, Khai Thái, Phù Lƣu Tế, Khê Tang...; chủ động xử lý tốt các công trình thuỷ lợi, kiên cố hoá trên 1.500 km kênh mƣơng, bảo đảm tƣới, tiêu cho 85% diện tích sản xuất nông nghiệp.

Về điện: Đến năm 1996 có 98% số xã (315/324) có điện lƣới quốc gia; đến năm 2000, 100% số xã đã có điện sử dụng phục vụ sinh hoạt và sản xuất.

110

+ Đƣờng bộ và đƣờng nông thôn: trong giai đoạn 1996 - 2000, Hà Tây đã xây dựng đƣợc nhiều công trình quan trọng nhƣ: Quốc lộ 6 đoạn qua thị xã Hà Đông, đƣờng Láng - Hoà Lạc, đƣờng 21B. Tuy nhiên, chất lƣợng đƣờng còn xấu, hầu hết các cầu, đƣờng thời gian này chỉ đảm bảo đƣợc lƣu thông xe trọng tải với lƣu lƣợng thấp (4 xe/1000 dân). Đến năm 2005 có 4.503 km, trong đó có 964 km đƣờng ô tô, mật độ 2,05 km đƣờng/km2; hầu hết các xã đều có đƣờng ô tô đến trung tâm xã; gần 80% đƣờng nông thôn đƣợc bê tông hoá.

+ Đƣờng thuỷ: Gồm các tuyến sông Hồng, sông Đà, sông Tích, sông Nhuệ, sông Đáy (trong đó tuyến sông Hồng 76 km, tuyến sông Đà 33 km do Bộ Giao thông quản lý, đƣờng thuỷ nội hạt do địa phƣơng quản lý dài 155 km ); 199 km đƣờng thuỷ có khả năng đảm bảo cho các phƣơng tiện vận tải thuỷ có tải trọng từ vài chục tấn đến hàng trăm tấn hoạt động dễ dàng.

+ Đƣờng sắt: Tỉnh còn có 42,5 km đƣờng sắt trên tuyến đƣờng sắt Bắc - Nam chạy qua (do Bộ Giao thông quản lý) đi qua tỉnh, trong đó tuyến Bắc - Nam dài 29,5 km, tuyến vành đai 13 km.

Về văn hoá - xã hội

Sự nghiệp giáo dục - đào tạo: Năm học 1998 - 1999 đã đầu tƣ 29,8 tỷ đồng để xây dựng, sửa chữa trƣờng lớp số học sinh các năm đều tăng. Chất lƣợng giáo - đào tạo từng bƣớc đƣợc nâng lên: Năm học 1997 - 1998 có 5.396 học sinh thi đỗ vào các trƣờng cao đẳng, đại học, 96 học sinh đạt giải quốc gia, 2 học sinh đạt giải quốc tế về tin học. Đến năm 2000 toàn tỉnh có 13/14 huyện, thị xã (trong đó có Hà Đông, Sơn Tây, Chƣơng Mỹ, Phú Xuyên, Thanh Oai...) với 295/324 xã, phƣờng phổ cập trung học cơ sở; Hà Tây đƣợc Bộ giáo dục - Đào tạo công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập tiểu học; 22 trƣờng tiểu học

111

đạt chuẩn quốc gia. Đã thành lập 8 trƣờng bán công và nhiều lớp bán công; 4 trƣờng dân lập tiểu học và trung học.

Trong những năm từ 2001 đến 2005, toàn tỉnh b ình quân 3 ngƣời dân có 1 ngƣời đi học ở các cấp học, bậc học, ngành học; tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trƣờng đạt 99%. Tỷ lệ học sinh đỗ đại học, cao đẳng hàng năm đứng thứ 5 toàn quốc.

Đến tháng 12/2005 toàn tỉnh có: 52 trƣờng THPT công lập (trong đó có 1 trƣờng THPT Dân tộc nội trú ), 8 trƣ ờng THPT bán công, 2 trƣờng THPT dân lập (Trƣờng THPT dân lập Xuân Mai, Trƣ- ờng THPT dân lập Ba Vì ), 11 trƣờng THPT tƣ thục, 14 trung tâm Giáo dục thƣờng xuyên, 1 Trung tâm ngoại ngữ - Tin học, 9 Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - Hƣớng nghiệp.

Tổng số cán bộ, giáo viên khối các trƣờng do Sở giáo dục - Đào tạo quản lý đến năm 2005 có 4575 giáo viên, thiếu 1053 giáo viên (trong đó 195 giáo viên đang hợp đồng).

Toàn tỉnh có 14 phòng Giáo dục - Đào tạo: 355 Trƣờng mầm non (trong đó có 16 trƣờng công lập, 337 trƣờng bán công và 2 trƣờng tƣ thục), 364 trƣờng Tiểu học, 340 trƣờng trung học cơ sở. Tổng số cán bộ, giáo viên cấp phòng giáo dục quản lý hiện có 22894. Nhƣ vậy, về cơ bản đã xây dựng đƣợc đội ngũ cán bộ quản lý đáp ứng đ ƣợc yêu cầu nhiệm vụ. Trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý giáo dục của đội ngũ cán bộ ngày càng đƣợc nâng cao. Chế độ chính sách đãi ngộ của giáo viên và cán bộ quản lý đƣợc đảm bảo, góp phần tạo ra sự ổn định và phát triển của toàn ngành. Cơ sở vật chất của các trƣờng học đã có tiến bộ đáng kể nhất là các trƣờng trung học phổ thông.

112

Đƣợc sự quan tâm của các cấp, các ngành, các địa phƣơng chỉ đạo, công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân đƣợc chú trọng, từng bƣớc nâng cấp cơ sở, phƣơng tiện phục vụ khám chữa bệnh. Năm 2000 toàn tỉnh có: 2 bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh với 650 giƣờng bệnh, 2 bệnh viện chuyên khoa với 200 giƣờng bệnh; 14 trung tâm y tế tuyến huyện với 1.300 giƣờng bệnh; 320 trạm y tế xã, phƣờng có đủ cán bộ, trang thiết bị phục vụ chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân; 100% số trạm y tế có y sĩ sản nhi hoặc nữ hộ sinh; 81% số trạm y tế có bác sĩ (mục tiêu 80%). Ngoài ra còn có các đơn vị y tế: Trung tâm y tế dự phòng, trạm mắt, lao, da liễu...và 75% bệnh viện, trạm y tế cơ sở đƣợc nâng cấp. Đến 12/2005 Hà Tây có 18 bệnh viện với 2.380 giƣờng bệnh; 13 phòng khám khu vực với 140 giƣờng bệnh; 324 trạm y tế/322 xã, phƣờng, thị trấn với 1.160 giƣờng bệnh. Tổng số cán bộ công nhân viên ngành y tế là 3.912 cán bộ, trong đó có 1046 bác sỹ đại học và trên đại học; số trạm y tế xã có bác sĩ đạt xấp xỉ 80% , có 1847 cơ sở hành nghề y dƣợc tƣ nhân đã đƣợc cấp giấy phép; trong đó 932 cơ sơ sở hành nghề y, 915 cơ sở hành nghề dƣợc. Hàng năm hệ thống y tế công lập và ngoài công lập của tỉnh đảm bảo tốt nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ban đầu của ngƣời dân.

Các dự án y tế quốc gia đƣợc triển khai đồng bộ, trên 99% trẻ em dƣới 1 tuổi đƣợc tiêm đủ 6 loại vắc xin, nhiều năm không để xảy ra dịch bệnh lớn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chƣơng trình dân số kế hoạch hoá gia đình và bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em đã đạt đƣợc kết quả rõ rệt: Đã giảm đƣợc tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên của tỉnh từ 1,45% (1996) xuống 1,26% (2000) và 1,07% năm 2005. Tỷ lệ tăng dân số hàng năm giảm 0,6%; giảm đƣợc tỷ lệ suy dinh dƣỡng ở trẻ dƣới 5 tuổi còn 30% năm 2000 và dƣới 20% năm 2005, giảm hàng năm 1- 2%.

113

Hoạt động văn hoá, văn nghệ, thông tin, thể thao

Từ khi có Nghị quyết Trung ƣơng 5 khoá VIII, Tỉnh uỷ đã có Chỉ thị, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã có chƣơng trình thực hiện và chỉ đạo các cấp, các ngành tổ chức thực hiện. Các địa phƣơng đã đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng làng văn hoá, khu phố văn minh. Đến 2000 tỉnh đ ã công nhận 152 làng văn hóa, khu phố văn minh (16,8% số làng, khu phố); 55% số hộ đạt gia đình văn hoá.

Trong 5 năm 2001 - 2005 các hoạt động văn hoá, thông tin, thể thao đƣợc đẩy mạnh; phong trào xây dựng làng, khu phố, cơ quan, doanh nghiệp văn hoá, gia đình văn hoá có bƣớc chuyển biến tích cực; việc cƣới hỏi, tang lễ đã có tiến bộ. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” đã đƣợc triển khai rộng khắp ở các khu dân cƣ, thôn xã. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể nhân dân quan tâm chỉ đạo thực hiện và đông đảo nhân dân hƣởng ứng. Đến năm 2005 toàn tỉnh có 83% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá, 55% số làng, khu dân cƣ văn hoá. Số hộ nghèo giảm còn 9,6%, số hộ khá, giàu tăng rõ rết. 100% số xã có trƣờng tiểu học, 51,4% số thôn làng có nhà văn hoá, 99% hộ gia đình có điện sinh hoạt, 263/322 xã, phƣờng, thị trấn có điểm bƣu điện. Các xã đều có điện thoại phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc của ngƣời dân. Hà Tây có nhiều môn thể thao truyền thống nhƣ võ, vật…các lò võ cổ truyền nổi tiếng đến nay với nhiều kỳ tích nhƣ phái Thiên Môn Đạo, Lâm Sơn Động. Sự nghiệp thể dục thể thao phát triển mạnh toàn diện, liên tục nhiều năm xếp thứ 6 đến thứ 8 trong 64 tỉnh, thành phố trong cả nƣớc.

Tỉnh đã thực hiện tốt các chính sách xã hội : Chính sách đối với ngƣời có công, chƣơng trình xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm... Đến năm 1998 đã có 98% số xã, phƣờng đạt tiêu chuẩn nâng cao mức sống của các gia đình thƣơng binh liệt sĩ bằng hoặc cao hơn mức sống

114

trung bình của nhân dân địa phƣơng. Đã giảm đƣợc số hộ đói nghèo từ 9,12% năm 1995 xuống còn 5,3% năm 2000 (mục tiêu 6%). Trong 5 năm 1996 - 2000 đã giải quyết việc làm cho trên 10 vạn lao động và 9 vạn lao động có thêm việc làm. Từ 2001 đến 2005 đã tạo thêm việc làm cho gần 135.500 lao động. Lao động qua đào tạo nghề đạt 25,4%, tỷ lệ lao động nông nghiệp còn 61,7%, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 1,5%/năm; đến 2005 còn 2,92%.

*

* *

Để đƣa nền kinh tế nông nghiệp, nông thôn trong tỉnh phát triển theo hƣớng CNH, HĐH mà Đảng ta đã đề ra, Đảng bộ tỉnh Hà Tây đã áp dụng sáng tạo chủ trƣơng đƣờng lối của Đảng vào tình hình thực tế của địa phƣơng, đề ra các Nghị quyết phƣơng hƣớng nhiệm vụ để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hƣớng sản xuất hàng hóa. Trong 10 năm (1996 - 2005) dƣới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng bộ và sự nỗ lực phấn đấu của nhân dân trong tỉnh, kinh tế nông nghiệp, nông thôn Hà Tây đã đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ, nông nghiệp trong tỉnh có sự chuyển hƣớng tích cực, ngành trồng trọt có sự chu yển đổi phù hợp với từng vùng, tăng diện tích cây công nghiệp hàng năm đặc biệt là cây đỗ tƣơng có giá trị dinh dƣỡng cao, đƣa vụ đông trở thành vụ sản xuất chính. Ngành chăn nuôi đã tạo ra đƣợc các sản phẩm nhƣ thịt, trứng, sữa phục vụ nhu cầu thị trƣờng và xuất khẩu. Lâm nghiệp đƣợc tổ chức theo hƣớng giao đất, giao rừng cho các hộ nông dân tự quản lý. Ngành thuỷ sản có sự chuyển biến khá lớn: chuyển đổi ruộng trũng sang NTST, giảm tỷ trọng đánh bắt, tăng diện tích NTTS.

Đồng thời, Tỉnh uỷ Hà Tây cũng rất quan tâm đến việc đầu tƣ cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp, thực hiện cơ khí hoá, thuỷ

115

lợi hoá, ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp. Nhờ đó mà các loại máy móc phục vụ phát triển nông nghiệp từ khâu làm đất đến khâu thu hoạch đƣợc tăng dần qua các năm, góp phần giảm lao động thủ công, gieo cấy đúng thời vụ. Vấn đề thuỷ lợi hoá đƣợc tăng cƣờng, củng cố, hệ thống hoá kênh mƣơng đảm bảo tƣới tiêu cho nông nghiệp. Ngoài ra, Tỉnh uỷ chủ trƣơng ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp, tạo ra các giống, vật nuôi mới có năng suất

Một phần của tài liệu quá trình thực hiện đường lối công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp , nông thôn của đảng ở tỉnh hà tây (Trang 111 - 120)