Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ở

Một phần của tài liệu quá trình thực hiện đường lối công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp , nông thôn của đảng ở tỉnh hà tây (Trang 102 - 111)

6. Bố cục luận văn

2.2.2 Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ở

nông thôn

Ở nông thôn Việt Nam, các ngành nghề, làng nghề hầu hết là tiểu - thủ công nghiệp, đƣợc hình thành và phát triển trong nông thôn nƣớc ta, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, các ngành nghề ở nông thôn không đòi hỏi phải đầu tƣ nhiều vốn, đồng thời lại sử dụng đƣợc lao động nông nhàn với nguồn nguyên liệu dồi dào, phù hợp với khả năng đối với nông thôn và nông dân ở nƣớc ta.

Trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc nói chung, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nói riêng, hoạt động kinh tế của các ngành nghề, làng nghề truyền thống và sự ra đời của các ngành nghề mới hiện nay, có tác dụng tích cực đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra nhiều việc làm và tăng thu nhập cho ngƣời lao động, làm thay đổi bộ mặt nông thôn theo hƣớng ngày càng văn minh, hiện đại. Ngày nay, trƣớc sự tác động của cơ chế thị trƣờng, trong nông thôn xuất hiện nhiều ngành nghề mới, sản xuất ra nhiều mặt hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, nguyên liệu cho công nghệ chế biến, tạo điều kiện cho các hoạt động dịch vụ ở nông thôn phát triển, đáp ứng kịp thời cho yêu cầu sản xuất của kinh tế nông thôn và sinh hoạt của nhân dân.

Những sản phẩm do những ngành nghề, làng nghề tạo ra có thị trƣờng tiêu thụ lớn cả ở trong nƣớc và ngoài nƣớc, thu hút đƣợc nhiều lao động phổ thông, giải quyết nhiều việc làm và đóng góp một phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động.

99

Tỉnh lần thứ VIII (1996) chủ trƣơng: “Xây dựng những cơ sở quan trọng, đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế trong nƣớc phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp không hạn chế về quy mô và địa bàn hoạt động trong tất cả các ngành, các khu vực mà Nhà nƣớc không cấm. Xúc tiến khẩn trƣơng xây dựng quy hoạch xây dựng khu công nghiệp tập trung ở khu vực Hoà Lạc, Xuân Mai. Hết sức coi trọng thu hút mạnh vốn đầu tƣ trực tiếp của nƣớc ngoài, gắn với chuyển giao công nghệ mới”; “công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn trong công nghiệp địa phƣơng. Trƣớc hết là chế biến các loại lƣơng thực, thực phẩm, nông sản…cần đƣợc khuyến khích phát triển nhanh chóng ở nông thôn từ sơ chế đến tinh chế, gồm các xƣởng quy mô nhỏ, các cơ sở chế biến thủ công nửa cơ giới và chế biến bằng mày móc nhỏ nhẹ trong các hộ gia đình” [70, tr.30-31].

Để phát triển thủ công nghiệp, Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ VIII (1996) còn nhấn mạnh: “Rất coi trọng phát triển thủ công nghiệp, cả thị xã, thị trấn, nông thôn, nhằm tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân và tăng nhanh giá trị công nghiệp, Tích cực chỉ đạo nhân rộng thêm các làng nghề, tạo thêm nghề mới, hƣớng vào chế biến nông lâm sản, thực phẩm và các mặt hàng thủ công xuất khẩu” [70, tr.33].

Đại hội Đại biểu Đảng bộ Tỉnh lần thứ IX (2000) tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, cụ thể: “Đƣa kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào sản xuất, tập trung phát triển các ngành công nghiệp có khả năng phát huy lợi thế, cạnh tranh thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm ở trong nƣớc và đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu, thu hút nhiều lao động: Nông sản, vật liệu xây dựng, cơ khí, dệt kim, may mặc, da giầy, mây tre đan, mỹ nghệ, nƣớc giải khát, sản phẩm nông sản đã qua chế biến...phát triển và nhân rộng các làng nghề, phấn đấu đến năm 2005 có 80% số làng có nghề. Xây dựng quy hoạch một số cụm công

100 nghiệp nông thôn” [72, tr.41,42].

Từ năm 2001 đến 2005, căn cứ vào yêu cầu thực tiễn Tỉnh uỷ Hà Tây đã ban hành nhiều Nghị quyết, Chỉ thị về phát triển kinh tế - xã hội: Nghị quyết số 20-NQ/TU ngày 26/3/2002 về quản lý đất đai trên địa bàn. Báo cáo số 99-BC/TU ngày 06/5/2003 kiểm điểm việc thực hiện Chƣơng trình nói trên và đề ra phƣơng hƣớng, nhiệm vụ trong thời gian tới. Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 17/4/2003 thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 7 khoá IX về tăng cƣờng quản lý và sử dụng đ ất đai trên địa bàn tỉnh. Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 25/7/2006 về phát triển nông nghiệp, nông thôn đến năm 2010 và những năm tiếp theo. Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 25/7/2006 về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đến năm 2010 và những năm tiếp theo. Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 25/7/2006 về phát triển thƣơng mại của tỉnh đến năm 2010 và những năm tiếp theo. Nghị quyết số 06 -NQ/TU ngày 25/7/2006 về phát triển kinh tế du lịch của tỉnh đến năm 2010 và những năm tiếp theo.

Để đạt đƣợc những mục tiêu của Đảng bộ đề ra, tỉnh Hà Tây đã đầu tƣ cho chƣơng trình khuyến công, đầu tƣ mở rộng các ngành nghề. Đến năm 2000 toàn tỉnh có 900 làng có nghề, chiếm 56,26% tổng số làng (trong đó có 106 làng nghề). Nhiều nghề truyền thống đƣợc khôi phục và phát triển thêm nghề mới. Sản xuất tiểu - thủ công nghiệp chủ yếu ở vùng nông thôn đã góp phần quan trọng làm tăng nhanh giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, đạt tốc độ tăng bình quân 16%/năm.

Đến năm 2005 toàn tỉnh có 64.103 cơ sở sản xuất doanh nghiệp trong đó có 40 doanh nghiệp nhà nƣớc, 6 doanh nghiệp cổ phần hoá, 95 doanh nghiệp tƣ nhân, 38 doanh nghiệp tập thể, 360 doanh nghiệp hỗn

101

hợp, 63.560 cơ sở sản xuất - kinh doanh cá thể.

Những năm qua đã có nhiễu lĩnh vực sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhƣ xi măng, bia, thuốc tân dƣợc, dệt may, đá ốp lát... Riêng khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh - tiểu thủ công nghiệp - làng nghề năm 2005 đạt giá trị 9.528,4 tỷ đồng.

Năm 2005, tỉnh có 24 dự án có vốn đầu tƣ trực tiếp từ nƣớc ngoài và nhiều dự án lớn, đặc biệt là các dự án đƣờng cao tốc Láng - Hoà lạc, Đại học Quốc gia, khu công nghệ cao Hoà lạc, khu công nghiệp Bắc Phú Cát, Khu Đô thị Bắc & Nam An Khánh vv... các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài vào Hà Tây đƣợc UBND tỉnh Hà Tây cấp giấy phép hoạt động với tổng số vốn khoảng 800 triệu đô la Mỹ.

Về kinh tế làng nghề: Đảng bộ Hà Tây rất coi trọng trong cơ cấu kinh tế nông thôn và tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Hà Tây; đầu tƣ phát triển nhiều loại làng nghề phù hợp với từng địa phƣơng. Sau đây là một số khái niệm làng nghề:

Làng nghề là một cụm dân cƣ sinh sống trong một thôn (làng) có một hay một số nghề đƣợc tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh doanh độc lập. Thu nhập từ các nghề đó chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản phẩm của làng.

Làng nghề truyền thống là những thôn (làng) có một hay nhiều nghề thủ công truyền thống đƣợc tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh doanh và đem lại nguồn thu nhập chiếm chủ yếu trong năm. Những nghề thủ công đó đƣợc truyền từ đời này qua đời khác, thƣờng là nhiều thế hệ. Cùng với thử thách của thời gian, các làng nghề thủ công này đã trở thành nghề nổi trội, nghề cổ truyền tinh xảo, với một lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, có quy trình công nghệ nhất định và sống chủ yếu bằng nghề đó. Sản phẩm làm ra

102

có tính mỹ thuật và đã trở thành hàng hoá trên thị trƣờng.

Làng nghề mới là làng nghề đƣợc hình thành cùng với sự phát triển của nền kinh tế, chủ yếu do sự lan toả của làng nghề truyền thống, có những điều kiện nhất định để hình thành và phát triển.

Làng có nghề là làng đƣợc hình thành cùng với sự phát triển của nền kinh tế, chủ yếu do sự lan toả của làng nghề truyền thống, có những điều kiện nhất định để hình thành và phát triển. Trong đó làng có số hộ và số lao động sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ít nhất từ 10 % trở lên.

Về tiêu chí làng nghề của Hà Tây: UBND tỉnh Hà Tây có Quyết định số 1492/QĐ-UB ngày 23/12/1999 ban hành “Quy định tạm thời về tiêu chí làng nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Hà Tây” nhƣ sau:

+ Số hộ và lao động làm nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ở làng đạt ít nhất từ 50 % trở lên so với tổng số hộ và lao động của làng.

+ Giá trị sản xuất và thu nhập từ công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ở làng đạt trên 50% so với tổng giá trị sản xuất và thu nhập của làng trong năm.

+ Có tổ chức phù hợp với tình hình thực tế của địa phƣơng, (hội, câu lạc bộ, ban quản trị HTX) mang tính tự quản đƣợc pháp luật công nhận. Dù tổ chức dƣới hình thức nào cũng cần có địa điểm nhất định phục vụ sinh hoạt kinh tế, văn hoá, xã hội liên quan đến hoạt động của làng nghề.

+ Tên làng nghề: Nếu là làng nghề truyền thống, cổ truyền còn tồn tại và phát triển thì lấy nghề đó đặt tên làng nghề. Nếu làng nghề

103

có nhiều nghề phát triển, sản phẩm nào nghề nổi tiếng nhất thì lấy nghề đó đặt tên làng nghề. Hoặc trong làng có nhiều nghề không phải là nghề truyền thống hay chƣa có sản phẩm nghề nào nổi tiếng thì tên làng căn cứ vào nghề nào có giá trị sản xuất và thu nhập cao nhất để đặt tên làng nghề.

Làng nghề ở Hà Tây trong giai đoạn 2001 - 2005 đã đƣợc khôi phục và phát triển mạnh mẽ, tiếp tục phát huy đƣợc tiềm năng là “đất trăm nghề”; cả về số lƣợng, quy mô, lực lƣợng, thu nhập làng nghề, làng có nghề khá đồng đều ở các địa phƣơng:

Về số lƣợng: Riêng giai đoạn từ năm 2003 - 2005 số hộ, làng nghề, làng có nghề ngày càng tăng, năm 2003 có 160 làng nghề, đến năm 2005 có 240 làng, tăng thêm 80 làng nghề, chiếm 16,4% tổng số làng, tốc độ tăng bình quân trên 20%/năm, trong đó địa phƣơng có nhiều làng nghề phát triển nhanh là huyện Thanh Oai (47 làng), ít nhất là Sơn Tây (01 làng). Năm 2003 có 65.240 hộ sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trong tổng số 87.610 hộ của các làng có nghề; chiếm 74,4 % tổng số hộ của các làng này. Năm 2005 có 90.003 hộ sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; tăng 24.763 hộ, chiếm 72% trong tổng số 161.837 hộ ở 1.180 làng có nghề ở Hà Tây. Ngoài ra, Số lƣợng làng có nghề cũng tăng khá nhanh: Năm 2002 chỉ có 972 làng có nghề, đến 2005 đã tăng lên 1.180 làng có nghề, chiếm 80% trong tổng số 1.460 làng. Tất cả các huyện, thị, thành phố trong tỉnh đều có làng có nghề; địa phƣơng có làng có nghề nhiều nhất là huyện Chƣơng Mỹ 174 làng, ít nhất là Hà Đông với 29 làng.

Về quy mô làng nghề ngày càng phát triển, số hộ tham gia sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ tăng, số hộ thuần nông giảm dần. Cơ cấu lao động ở nông thôn chuyển dịch nhanh sang làm công nghiệp và dịch vụ. Các huyện có nhiều hộ làm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là các huyện: Hoài Đức, Thanh Oai, Chƣơng Mỹ, Thƣờng Tín, Phú Xuyên, Thạch Thất, bình quân có trên 10.000 hộ tham gia làm nghề công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chuyên, bán chuyên, huyện thấp nhất có

104

3.000 - 5.000 hộ tham gia. Nhiều làng có giá trị sản xuất (doanh thu) cao từ 10 - 20 tỷ đồng/năm (có 43 làng), 20 - 35 tỷ đồng có 14 làng, từ 50 tỷ đồng đến 300 tỷ đồng có 9 làng, làng nghề dệt kim, sản xuất bánh kẹo La Phù (Hoài Đức) đạt trên 400 tỷ đồng/năm.

Về lực lƣợng sản xuất của làng nghề: Các loại hình đơn vị sản xuất trong làng nghề ngày càng phát triển. Năm 2005 đã có tới 305 công ty TNHH, Công ty cổ phần (tăng 225 công ty so với năm 2001), 110 doanh nghiệp tƣ nhân (tăng 75 doanh nghiệp so năm 2001), 67 HTX công nghiệp - xây dựng (tăng 7 HTX), 105 tổ sản xuất và 180.000 hộ gia đình; thành lập mới đƣợc 4 hiệp hội làng nghề của tỉnh.

Số lao động sản xuất, kinh doanh nói chung trong các làng có nghề và làng nghề ngày càng tăng. Trong tổng số 1.180 làng có nghề có 363.057 lao động.

Năm 2003 trong 160 làng nghề có 201.057 lao động, trong đó lao động làm công nghiệp, tiểu - thủ công nghiệp là 151.364 ngƣời/201.057 ngƣời, chiếm 75,28 %, tổng số lao động. Đến năm 2005 có 294.477 lao động, trong đó có 214.458 lao động làm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, tăng thêm 93.420 ngƣời.

Trong 5 năm đã đào tạo truyền nghề và nhân cấy nghề mới cho 59082 học viên, trong đó 53.335 ngƣời đã có việc làm, đạt tỷ lệ 90,27%.

Bảng 2.10. Tổng hợp đào tạo, truyền nghề, nhân cấy nghề 2 001 - 2005 Số địa phƣơg ,đơn vị Số lớp học Số học viên Số học viên có việc sau học xong Tổng kinh phí sử dụng(triệu đồng) Nguồn kinh phí hỗ trợ Tỉnh hỗ trợ Huyện, thành phố Xã, thị trấn Doanh nghiệp nhân

105 2001 82 173 8135 7836 1600 700 250 550 617,00 2002 96 229 11658 10852 3023 1000 465 531 1037,00 2003 100 186 9325 8600 3365 1050 485 956 1439,87 2004 89 203 10485 8647 3028 1100 419 1489 593,66 2005 104 181 8446 7524 3355 1148 499 953,6 784,89 2006 55 239 11033 9876 6338 1400 991 3947 865,70 Tổng 526 1211 59082 5335 20709 6398 3109 8426,6 5338,12

(Nguồn số liệu: Sở Công Nghiệp Hà Tây)

Số lƣợng lao động đƣợc đào tạo nghề, số làng nghề, làng có nghề ngày càng tăng, đã thu hút nhiều lao động của địa ph ƣơng khác đến làm việc nhƣ xã Phú Túc (Phú Xuyên), nghề chế biến nông sản thực phẩm xã Minh Khai (Hoài Đức)... đã góp phần làm tăng giá trị kinh tế cho địa phƣơng.

Về thu nhập: Năm 2003 thu nhập bình quân của 1 lao động làng có nghề là 3,86 triệu đồng/ngƣời/năm, năm 2005 là 6,61 triệu đồng/ngƣời/năm, đã tăng gần 2 lần. Trong đó thu nhập bình quân của một lao động tham gia sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2003 đạt 4,23 triệu đồng/ngƣời/năm, đến năm 2005 đạt 7,98 triệu đồng/ngƣời/năm, tăng 3,75 triệu đồng.

Mặt khác, thu nhập bình quân lao động trong từng làng nghề, làng có nghề và lao động sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ở các địa phƣơng trong tỉnh không đều. Năm 2005, thu nhập bình quân lao động của các huyện Ba Vì, Thạch Thất chỉ đạt 3,3 đến 3,5 triệu đồng/ngƣời/năm. Huyện Chƣơng Mỹ và Quốc Oai đạt từ 4,23 - 4,9 triệu đồng/ngƣời/năm. Các huyện có thu nhập bình quân lao động đạt khá cao là huyện Mỹ Đức 9,43 triệu đồng/ngƣời/năm: Phúc Thọ 8,9 triệu đồng/ngƣời/năm, Đan Phƣợng 9,37 triệu đồng/ngƣời/năm, Hoài Đức 7,83 triệu đồng/ngƣời/năm. Trong đó lao động tham gia làm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thu nhập bình quân của một lao động ở

106

các huyện Ba Vì, Quốc Oai, Chƣơng Mỹ chỉ đạt bình quân từ 4 - 5,6 triệu đồng/ngƣời/năm. Các huyện có thu nhập bình quân lao động tham gia làm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt khá cao là Phúc Thọ, Đan Phƣợng, Mỹ Đức, Phú Xuyên đạt từ 9-13 triệu đồng/ngƣời/năm.

Nhƣ vậy, thu nhập bình quân lao động tham gia sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp hay lao động trong làng tuỳ thuộc vào trình độ, khả năng tìm kiếm thị trƣờng của từng địa phƣơng. Tuy nhiên, Hà Tây không còn là tỉnh chậm phát triển (bình quân từ 1000 USD/ngƣời/năm ) thì thu nhập lao động làng nghề vẫn còn quá thấp.

Về giá trị sản lƣợng thực tế và thị trƣờng

Tổng giá trị sản xuất của làng nghề ngày càng tăng, năm 2003

Một phần của tài liệu quá trình thực hiện đường lối công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp , nông thôn của đảng ở tỉnh hà tây (Trang 102 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)