Về những hạn chế

Một phần của tài liệu quá trình thực hiện đường lối công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp , nông thôn của đảng ở tỉnh hà tây (Trang 135 - 145)

6. Bố cục luận văn

3.1.2Về những hạn chế

Bên cạnh những thành tựu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ khá cao thì quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Hà Tây trong những năm 1996- 2005 tăng trƣởng

132

chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, lợi thế và còn ở mức thấp so với một số tỉnh trong khu vực. Chất lƣợng tăng trƣởng chƣa thật vững chắc, thu nhập bình quân đầu ngƣời còn ở mức độ thấp so với bình quân chung của cả nƣớc đặc biệt là các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng CNH, HĐH diễn ra chậm. Công tác quy hoạch, rà soát qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển các ngành còn chậm đã làm ảnh hƣởng nhiều đến quá trình phát triển. Chƣa khai thác đƣợc tối đa tiềm năng, lợi thế của địa phƣơng để thúc đẩy sự phát triển toàn diện của tỉnh.

Về chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp và trình độ tổ chức sản xuất ở mức độ thấp, cụ thể:

Tốc độ chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hƣớng hiệu quả kinh tế cao trong nội bộ ngành chăn nuôi và ngành trồng trọt diễn ra khá chậm. Sản xuất vẫn mang nặng tính truyền thống, chƣa hình thành những vùng sản xuất hàng hóa tập trung qui mô vừa và lớn; lƣợng nông sản hàng hóa cao cấp còn hạn chế nên thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác còn thấp.

Hoạt động dịch vụ của HTX nông nghiệp còn nhiều yếu kém; các mô hình liên doanh, liên kết trong tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ chƣa trở thành phổ biến; công nghiệp chế biến chƣa thực sự trở thành động lực thúc đẩy phát triển sản xuất, các mô hình liên doanh, liên kết lớn trong tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thƣơng hiệu sản phẩm chƣa đƣợc chú trọng nên sức cạnh tranh sản phẩm yếu, thị trƣờng xuất khẩu còn hạn chế.

Về tổ chức sản xuất: Chăn nuôi phát triển mạnh nhƣng phần lớn vẫn phân tán xen kẽ trong khu dân cƣ, gây khó khăn cho việc đẩy mạnh CNH ngành chăn nuôi và giải quyết ô nhiễm môi trƣờng, phòng chống,

133

kiểm soát dịch bệnh. Dịch cúm gia cầm tuy đã đƣợc đẩy lùi nhƣng vẫn tiềm ẩn nguy cơ tái bùng phát. Chƣa hình thành vùng chăn nuôi an toàn, sạch bệnh, phục vụ chế biến, nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc và nhu cầu xuất khẩu.

Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp chƣa cao; t iềm năng, lợi thế để phát triển những cây trồng có giá trị kinh tế cao chƣa đƣợc phát huy, chƣa phát hiện đƣợc những giống lúa mới có hiệu quả kinh tế vƣợt trội để thay thế bộ giống Q5, Khang dân đã sử dụng khá lâu trên địa bàn tỉnh. Chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang các mô hình canh tác khác cho hiệu quả kinh tế cao chƣa đạt yêu cầu, triển khai xây dựng “Cánh đồng 50 triệu” ở nhiều cơ sở chƣa mạnh.

Trang trại phát triển NTTS có phát triển nhƣng qui mô chƣa lớn, tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp chƣa đáng kể, năng suất NTTS thấp, nhiều mô hình NTTS hiệu quả có giá trị kinh tế cao chậm đƣợc nhân rộng.

Trong ngành nông nghiệp, cơ cấu nông - lâm nghiệp - thuỷ sản chƣa có sự chuyển biến đáng kể, giá trị lâm, thuỷ sản còn nhỏ bé so với nông sản. Kinh tế nông nghiệp cơ bản vẫn là sản xuất nhỏ thuần nông, manh mún, chƣa ra khỏi thế độc canh cây lúa của hàng ngàn năm qua, sản lƣợng lƣơng thực tuy có tăng song chƣa thực sự ổn định.

Trình độ khoa học công nghệ trong nhiều lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản còn lạc hậu. Hầu hết các loại cây trồng, vật nuôi đều có năng suất, chất lƣợng, khả năng cạnh tranh thấp, giá thành cao, kém hiệu quả và bền vững. Công tác nghiên cứu, chuyển giao khoa học - kỹ thuật tuy có đóng góp không nhỏ cho sản xuất, nhƣng còn nhiều bất cập, hệ thống quản lý thuỷ nông, thú y, bảo vệ thực vật, cung ứng giống, vật tƣ nông nghiệp còn yếu kém, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của nền sản xuất

134

hàng hoá qui mô lớn. Nông dân còn phải tự đối phó với nhiều rủi ro nhƣ dịch bệnh, gánh chịu nhiều loại phí nông nghiệp làm tăng giá thành sản xuất.

Việc giao đất, giao rừng lâu dài cho hộ nông dân về cơ bản đã hoàn thành song việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chính thức tiến hành quá chậm, đến 12/1998 mới đạt 14% số hộ nông dân trong tỉnh đƣợc cấp. Việc chuyển đổi nhƣợng đất từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn đạt kết quả thấp, đến 12/1998 mới có 115/311 xã, phƣờng, thị trấn hoàn thành chuyển đổi, đạt 33,8%. Đến 2005, tuy số thửa có giảm song chủ yếu vẫn nhỏ lẻ, manh mún. Tình hình trên đã dẫn đến tình trạng ngƣời nông dân chƣa yên tâm đầu tƣ vốn và kỹ thuật vào sản xuất, một số hộ có điều kiện về vốn, kỹ thuật cũng khó thực hiện cơ giới hoá khâu làm đất, thu hoạch vì ruộng đất nhỏ lẻ, phân tán...

Việc khai thác, bảo tồn quỹ đất, nhất là đất canh tác đang sản xuất có hiệu quả có lúc, có nơi còn chƣa chú trọng đến vấn đề đảm bảo cho sự phát triển bền vững của tỉnh nói chung và cho nông nghiệp, nông thôn nói riêng; chƣa hƣớng về các vùng đồi gò và đất hoang hoá. Chủ trƣơng chuyển một số diện tích đất để phục vụ yêu cầu đô thị hoá, phát triển các khu công nghiệp, các công trình dịch vụ là đúng đắn và cần thiết song tỷ lệ diện tích đất canh tác chuyển đổi cao hơn nhiều so với diện tích đất đồi gò.

Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn còn quá nghèo nàn lạc hậu. Hệ thống thuỷ lợi, đê điều còn ẩn hoạ khi có diễn biến phức tạp về thời tiết, do đó sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc nhiêù vào thời tiết, khí hậu; luôn bị đe doạ nặng nề bởi thiên tai nhƣ hạn hán, úng lụt, gió bão... Sự tác động của khoa học công nghệ, công nghiệp dịch vụ phục vụ cho nông nghiệp nhƣ chế biến, bảo

135

quản nông sản phát triển chậm và hạn chế cả về số lƣợng và chất lƣợng. Dịch vụ phục vụ sau thu hoạch ở nông thôn chƣa đƣợc chú trọng phát triển thích đáng, hiện còn quá mỏng, nhỏ và chủ yếu là tự phát do các hộ nông dân thực hiện. Chất lƣợng nông sản còn thấp, sản phẩm hàng hóa chủ yếu là nguyên liệu thô. Mức độ an toàn thực phẩm còn thấp, nhất là mặt hàng rau quả. Các ngành nghề truyền thống có đƣợc phục hồi và phát triển song công nghệ sản xuất cơ bản vẫn lạc hậu, chất lƣợng sản phẩm kém, đa số ngành nghề chƣa đạt đƣợc trình độ, quy mô sản xuất hàng hoá của cơ chế thị trƣờng.

Đầu tƣ vốn của các cấp cho lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn còn quá thấp, chƣa tƣơng xứng với vị trí “mặt trận hàng đầu” của nông nghiệp, nông thôn trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc nói chung và của tỉnh nói riêng. Chƣa có biện pháp khai thác đƣợc hiệu quả tiềm năng về tài nguyên và nhân tố con ngƣời; nhiều nông dân còn chƣa có việc làm trong thời gian nông nhàn do trình độ sản xuất còn hạn chế.

Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn nhìn chung quy mô còn nhỏ, công nghệ tiên tiến còn hạn chế; chƣa thực sự quan tâm đến chất lƣợng, thƣơng hiệu sản phẩm. Một số ngành nghề truyền thống có lợi thế nhƣng đầu tƣ phát triển thiếu quy hoạch đồng bộ, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng. Sức cạnh tranh của các sản phẩm địa phƣơng còn kém, chƣa đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Môi trƣờng đầu tƣ thiếu hấp dẫn, thủ tục vẫn còn nặng về mặt hàn h chính. Các dự án đầu tƣ triển khai trậm; nhiều dự án đi vào hoạt động sản xuất nhƣng do năng lực canh tranh thấp nên hiệu quả kinh doanh hạn chế, thua lỗ kéo dài. Một số doanh nghiệp Nhà nƣớc thực hiện đổi mới, tổ chức sắp xếp diễn ra chậm chạm và khó khăn, không đáp ứng

136 đƣợc yêu cầu của cơ chế thị trƣờng.

Đầu tƣ cho phát triển một số lĩnh vực hiệu quả chƣa cao, đầu tƣ xây dựng cơ bản còn dàn trải. Tình trạng lãng phí, thất thoát xảy ra trong xây dựng cơ bản vẫn còn thấp. Huy động các nguồn vốn cho đầu tƣ phát triển các lĩnh vực còn hạn chế. Việc thực hiện xã hội hoá trong đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng chƣa đƣợc coi trọng. Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tƣ còn gặp khó khăn, tiến triển chậm làm ảnh hƣởng tới tiến độ xây dựng của các dự án. Kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông chƣa đáp ứng yêu cầu phục vụ phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế; chƣa tạo đƣợc nền tảng vững chắc về kinh tế để thúc đẩy nhanh quá trình phát triển ở giai đoạn tiếp theo.

Giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống ngƣời dân còn khó khăn, đặc biệt ở những vùng thuần nông và các địa phƣơng nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp. Mạng lƣới giao thông, hệ thống điện và phong trào xây dựng nông thôn mới, xây dựng các thiết chế văn hoá ở cơ sở còn hạn chế, yếu kém, phát triển chậm so với yêu cầu.

Qua báo cáo khảo sát thực tế tại các huyện Quốc Oai, Thạch Thất, Đan Phƣợng, Hoài Đức và một số địa phƣơng khác, đồng thời nghiên cứu các kết quả khảo sát kỹ thuật của Sở Tài nguyên & Môi trƣờng về môi trƣờng ở làng nghề, đô thị (bao gồm môi trƣờng nƣớc mặt sông, hồ, nƣớc ngầm, không khí, tiếng ồn...) năm 2005 cho thấy: Hầu hết các chỉ số về sinh học, hoá học, lý học... ở những nơi này đều vƣợt tiêu chuẩn cho phép, có chỉ số vƣợt tiêu chuẩn cho phép đến trên 90 lần.

Tại các làng nghề, tình trạng ô nhiễm môi trƣờng về không khí, bụi, tiếng ồn, nguồn nƣớc, nƣớc thải, chất thải rắn ngày càng nghiêm trọng; nhất là ở các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm, cơ kim

137

khí, chế biến lâm sản, dệt may: Các làng nghề chế biến nông sản, thực phẩm nhƣ Minh Khai, Cát Quế, Dƣơng Liễu (Hoài Đức), Kỳ Thuỷ, Thanh Lƣơng, Bích Hoà (Thanh Oai), bún bánh Hoà Khê Hạ (Phú Xuyên). Cơ kim khí, mộc Phùng Xá, Hữu Bằng (Thạch Thất), Rùa Thƣợng, Rùa Hạ, Dụ Tiền, Thanh Thuỳ (Thanh Oai), La Phù (Hoài Đức)...Môi trƣờng bị ô nhiễm nghiêm trọng đã ảnh hƣởng đến đời sống sinh hoạt của nhân dân trong vùng, đây là vấn đề rất nan giải, đã và đang để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khoẻ, đời sống của nhân dân trong tỉnh.

Lĩnh vực văn hoá xã hội

Chất lƣợng nguồn nhân lực của Hà Tây còn nhiều hạn chế và bất cập so với yêu cầu tiến trình CNH, HĐH và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh với quy mô và tốc độ cao. Tỷ lệ nhân lực đã qua đào tạo nghề còn thấp và phân bố chƣa hợp lý giữa các ngành nghề, các vùng, các lĩnh vực. Trình độ về ngoại ngữ và tin học của ngƣời lao động còn ở mức độ thấp. Khu vực các ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản là nơi có lực lƣợng lao động chiếm tỷ lệ cao nhất nhƣng số lao động đƣợc đào tạo mới chỉ đạt 3,5%; lao động trong nông nghiệp của tỉnh vẫn chủ yếu là theo kinh nghiệm là chính. Do vậy việc áp dụng các công nghệ mới, kỹ thuật mới còn chậm, giá trị trên một đơn vị diện tích còn thấp, việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi diễn ra chậm, chƣa tạo đ ƣợc vùng sản xuất hàng hóa tập trung với sản phẩm có giá trị kinh tế cao, sản xuất chƣa gắn với thị trƣờng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khu vực các ngành công nghiệp, xây dựng sử dụng 25,9% lực lƣợng lao động nhƣng số lƣợng lao động đƣợc đào tạo mới chỉ chiếm 8,1%, trong đó số công nhân bậc cao, lành nghề chiếm 4,13%, điều này cho ta thấy công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhìn chung quy mô còn nhỏ, công nghệ tiên tiến còn ít, sức cạnh tranh sản phẩm

138

kém chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Khu vực các ngành dịch vụ sử dụng 21,75% lực l ƣợng lao động, số lƣợng lao động đƣợc đào tạo chiếm tỷ lệ 31,7% cao hơn khu vực các ngành công nghiệp và dịch vụ. Nhƣng cũng chỉ tập trung vào các ngành có thế mạnh đƣợc quan tâm đầu tƣ nhƣ: Tài chính, ngân hàng, khoa học công nghệ, giáo dục - đào tạo, y tế, bƣu chính, viễn thông, quản lý nhà nƣớc.

Các ngành thƣơng mại, khách sạn, nhà hàng, vận tải, du lịch, dịch vụ hỗ trợ... lao động có trình độ chuyên môn cao còn chiếm tỷ lệ thấp nên các lĩnh vực này chƣa phát huy đƣợc hết các tiềm năng của địa phƣơng.

Số ngƣời có trình độ từ cao đẳng trở lên là ngƣời Hà Tây hàng năm tốt nghiệp các trƣờng trở về công tác tại tỉnh tỷ lệ còn thấp. Điều đó chứng tỏ việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung chƣa tạo ra đƣợc nhiều việc làm, mặt khác cơ chế chính sách thu hút nguồn nhân lực chƣa có đủ sức hấp dẫn, nhất là đội ngũ tri thức trẻ. Hiện tại trên thị trƣờng lao động của tỉnh luôn xảy ra tình trạng khan hiếm lao động kỹ thuật, lao động có tay nghề cao.

Tại các địa phƣơng, nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp chƣa đƣợc quan tâm đào tạo tay nghề, tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động dẫn đến tình trạng nông dân mất đất, mất ruộng không có công ăn, việc làm xảy ra phổ biến ở nhiều địa phƣơng, nhiều vấn đề xã hội phức tạp nảy sinh nhƣ cờ bạc, nghiện hút...

Một số các ngành kinh tế và khoa học công nghệ của tỉnh đang thiếu một lực lƣợng cán bộ có trình độ cao về quản lý kinh tế, quản lý xã hội, thiếu các chuyên gia giỏi, các nhà khoa học có khả năng đảm đƣơng các dự án lớn, các qui hoạch có tầm cỡ cũng nhƣ sự tập hợp

139

hƣớng dẫn lớp cán bộ trẻ, cán bộ kế cận trong các lĩnh vực đang là một thách thức lớn của Hà Tây.

Một bộ phận nhân lực có trình độ nhƣng lại hẫng hụt về năng lực thực hành, ít đƣợc tiếp cận với những thành tựu khoa học mới nên còn nhiều hạn chế về khả năng; số lao động làm việc cho các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc tại Hà Tây mới chỉ đạt khoảng 10 - 15% trong tổng số lao động trong tỉnh; đây là một trong những khó khăn của Hà Tây trong vấn đề giải quyết việc làm.

Trong cơ chế thị trƣờng đã nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực nan giải, đó là sự phân hoá giàu nghèo ngày càng tăng ở nông thôn; y tế giảm sút về y đức, bất cập về chuyên môn. Đa số con em nông dân không học lên bậc cao đẳng, đại học song cũng không đƣợc đào tạo nghề về kỹ thuật nông nghiệp, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp để phục vụ sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn. Mức hƣởng thụ văn hoá tinh thần chƣa đồng đều giữa các địa phƣơng, vùng, miền trong tỉnh.

Các tệ nạn xã hội nhƣ cờ bạc, mê tín dị đoan và tập tục lạc hậu về cúng lễ, ma chay, cƣới xin...ở nhiều vùng nông thôn đang có chiều hƣớng gia tăng. Tệ nạn mại dâm, nghiện ma tuý cũng đang có chiều hƣớng tăng và lan rộng về vùng nông thôn, vùng xa, vùng núi. Nhữ ng vấn đề đó kìm hãm không ít đến sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn Hà Tây trong thời gian qua.

Nguyên nhân cơ bản của tình trạng này

Trƣớc hết là do sự tác động mặt trái của cơ chế thị trƣờng, chính sách của Nhà nƣớc ban hành chƣa đồng b ộ; kinh tế của tỉnh chủ

Một phần của tài liệu quá trình thực hiện đường lối công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp , nông thôn của đảng ở tỉnh hà tây (Trang 135 - 145)