Ung thư là một vấn đề sức khỏe được quan tâm ở nhiều nước trên thế giới. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo về mô hình bệnh tật trong thế kỷ 21: “Các bệnh không lây nhiễm trong đó ung thư sẽ trở thành nhóm bệnh chủ yếu đe dọa đến sức khỏe con người chiếm 54% nguyên nhân gây tử vong ở người, nhóm bệnh nhiễm trùng sẽ bị đẩy xuống hàng thứ yếu chỉ chiếm 16% nguyên nhân gây tử vong” trong đó ung thư cổ tử cung (UTCTC) là ung thư phụ khoa khá phổ biến và gây tử vong cao ở phụ nữ hiện nay.
1 ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư là một vấn đề sức khỏe được quan tâm ở nhiều nước trên thế giới Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo về mô hình bệnh tật trong thế kỷ 21: “Các bệnh không lây nhiễm trong đó ung thư sẽ trở thành nhóm bệnh chủ yếu đe dọa đến sức khỏe con người chiếm 54% nguyên nhân gây tử vong ở người, nhóm bệnh nhiễm trùng sẽ bị đẩy xuống hàng thứ yếu chỉ chiếm 16% nguyên nhân gây tử vong” trong đó ung thư cổ tử cung (UTCTC) là ung thư phụ khoa khá phổ biến và gây tử vong cao ở phụ nữ hiện nay [1] Tổ chức Y tế thế giới ước tính hàng năm có khoảng 520.000 phụ nữ mắc mới ung thư cổ tử cung và trên 274.000 ca tử vong [10] Tại Việt Nam, hằng năm có đến hơn 6 ngàn phụ nữ chết vì căn bệnh này Tính đến năm 2010 có khoảng 5.664 phụ nữ mới mắc ung thư cổ tử cung tương đương với tỷ lệ là 13,6/100.000 phụ nữ [6] Với sự gia tăng này thì gánh nặng bệnh tật liên quan đến ung thư cổ tử cung là vấn đề đáng quan tâm trong cộng đồng Ung thư cổ tử cung là bệnh có thể phòng ngừa được, có khả năng điều trị khỏi, hạn chế tử vong nếu được phát hiện sớm thông qua khám sàng lọc và điều trị kịp thời các đối tượng nguy cơ Tuy nhiên, ở các nước đang phát triển, việc tiếp cận với các thông tin về phòng bệnh, các chương trình sàng lọc thường có nhiều hạn chế dẫn đến bệnh thường phát hiện ở giai đoạn muộn gây khó khăn cho việc điều trị Để đạt được hiệu quả của chương trình sàng lọc, dự phòng ung thư cổ tử cung thì nhận thức và thực hành của cộng đồng đặc biệt là nhóm phụ nữ nguy cơ cao đóng vai trò quan trọng Thực tế đã có các nghiên cứu về ung thư cổ tử cung ở Thừa Thiên Huế nhưng hầu hết các nghiên cứu tập trung tìm hiểu kiến thức về dấu hiệu lâm sàng của bệnh ung thư cổ tử cung, sàng lọc ung thư cổ tử cung hoặc phòng nhiễm Human Papilloma Virus mà có rất ít nghiên cứu đánh giá một cách tổng thể về phòng 2 ung thư cổ tử cung, vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về phòng bệnh ung thư cổ tử cung của phụ nữ từ 45 tuổi trở lên tại phường Thủy Biều, thành phố Huế” với các mục tiêu: 1) Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành của phụ nữ từ 45 tuổi trở lên về phòng bệnh ung thư cổ tử cung; 2) Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành phòng bệnh ung thư cổ tử cung của phụ nữ từ 45 tuổi trở lên tại địa bàn nghiên cứu 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 SƠ LƯỢC VỀ UNG THƯ CỔ TỬ CUNG 1.1.1 Khái niệm ung thư cổ tử cung UTCTC là ung thư xảy ra tại vị trí cổ tử cung (CTC), thường xuất phát từ vùng chuyển tiếp giữa biểu mô trụ và biểu mô vảy, bắt đầu từ tổn thương tiến triển thành ung thư tại chỗ, sau đó là ung thư vi xâm nhập và cuối cùng kết thúc bằng ung thư xâm lấn [22] 1.1.2 Các giai đoạn phát triển ung thư cổ tử cung Phân loại theo FIGO - 1994 (Fédération Internationale de Gynécologie et Obstétrique) [3]: - Giai đoạn Ia: Ung thư xâm lấn chỉ được xác định trên vi thể Tất cả các tổn thương đại thể thậm chí với xâm lấn nông thuộc ung thư giai đoạn Ib, xâm lấn giới hạn tới mô đệm sâu tối đa 5mm và không rộng hơn 7mm - Giai đoạn Ib: Tổn thương lâm sàng khu trú ở CTC hoặc tổn thương tiền lâm sàng lớn hơn giai đoạn Ia - Giai đoạn II: Ung thư lan lên khỏi CTC nhưng chưa lan rộng đến thành chậu Ung thư xâm lấn âm đạo nhưng chưa lan đến 1/3 dưới - Giai đoạn III: Ung thư lan đến thành chậu Khám trực tràng không thấy có khoang trống, không có ung thư giữa khối u và thành chậu Khối u lan xuống 1/3 dưới âm đạo Tất cả các trường hợp ứ nước hoặc thận câm đều thuộc giai đoạn III trừ khi do nguyên nhân khác gây ra - Giai đoạn IV: Ung thư lan khỏi vùng chậu hoặc có bằng chứng lâm sàng xâm lấn niêm mạc bàng quang hay trực tràng 1.1.3 Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng [3] 1.1.3.1 Các tổn thương tiền lâm sàng 4 Ở giai đoạn sớm, các triệu chứng cơ năng thường nghèo nàn Khi khám âm đạo - CTC bằng mỏ vịt có thể thấy CTC trông giống như bình thường hoặc có vết loét trợt, một vùng trắng không điển hình hoặc tăng sinh mạch 1.1.3.2 Các tổn thương rõ trên lâm sàng Ra máu âm đạo bất thường giữa kỳ kinh, ra máu sau giao hợp hoặc khí hư hôi, lẫn máu, có thể phối hợp với tình trạng cơ thể suy kiệt Khám mỏ vịt hiện diện một khối u sùi, dễ chảy máu khi chạm vào Khi bôi Lugol vùng tổn thương không bắt màu Một số trường hợp muộn CTC sẽ biến dạng, loét sâu hoặc CTC bị mất hẳn hình dạng 1.1.4.Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của ung thư cổ tử cung 1.1.4.1 Nhiễm Human Papilloma Virus Theo tổng hợp của WHO, hầu hết các trường hợp UTCTC có liên quan đến nhiễm HPV mà phổ biến nhất là lây truyền qua đường tình dục (LTQĐTD) [40] Trong đó chủng HPV có khả năng sinh ung thư cao là HPV 16,18 gây tổn thương tân sinh trong biểu mô loại cao và ung thư xâm lấn [12] 1.1.4.2 Quan hệ tình dục sớm (trước 18 tuổi) và với nhiều bạn tình QHTD sớm là một yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng nhiễm HPV do CTC chưa phát triển hoàn toàn, lớp biểu mô chưa trưởng thành nên vi rút sẽ dễ dàng xâm nhập và gây bệnh Theo báo cáo của WHO cho biết, nguy cơ UTCTC ở phụ nữ có QHTD ở tuổi 15 cao gấp 2 lần so với những người bắt đầu QHTD sau 20 tuổi [41] Một nghiên cứu tại vùng nông thôn Ấn Độ cũng cho kết quả tương tự, trong đó những phụ nữ có QHTD sớm từ dưới 12 tuổi có nguy cơ UTCTC cao gấp 3,5 lần so với phụ nữ QHTD ở độ tuổi trên 18 [33] QHTD với nhiều bạn tình mà không sử dụng bao cao su (BCS) làm tăng nguy cơ nhiễm HPV và tiến triển thành UTCTC Do đó việc sử dụng BCS có thể hạn chế được nguy cơ UTCTC 1.1.4.3 Sử dụng thuốc tránh thai Sử dụng thuốc tránh thai đường uống làm tăng nhẹ tình trạng nhiễm HPV kéo dài và tăng khả năng UTCTC do HPV [4] Một nghiên cứu ở vùng 5 Iran cũng cho thấy nguy cơ của những đối tượng sử dụng thuốc uống tránh thai từ 5 năm trở lên thì cao gấp 3,3 lần so với nhóm khác [23] 1.1.4.4 Hút thuốc lá Theo thống kê về HPV và UTCTC năm 2007 của WHO/ICO thì ở Nam Phi hút thuốc lá ở phụ nữ đóng góp 7,7% UTCTC Nguyên nhân là do tình trạng tiếp xúc với nồng độ cao chất gây ung thư trong khói thuốc lá làm tổn hại AND của các tế bào CTC từ đó dẫn đến UTCTC [24] 1.1.4.5 Sinh đẻ nhiều Nhiều nghiên cứu đã tìm hiểu và chứng minh có mối liên quan giữa tình trạng sinh nhiều con và nguy cơ UTCTC Một nghiên cứu bệnh chứng được tiến hành ở Italya trên 261 phụ nữ dưới 45 tuổi cho kết quả nguy cơ UTCTC cao hơn ở những phụ nữ sinh nhiều con và tăng theo số lần sinh trong đó những phụ nữ sinh từ 3 con trở lên có nguy cơ cao gấp 8,1 lần những phụ nữ có dưới 3 con [29] 1.1.4.6 Tiền sử gia đình có người mắc UTCTC Theo các báo cáo cho biết, những phụ nữ có mẹ hoặc chị em bị UTCTC có nguy cơ cao hơn so với phụ nữ bình thường do có thể những phụ nữ di truyền ít có khả năng chống lại nhiễm vi rút HPV [7] 1.1.4.7 Tuổi Thống kê cho thấy UTCTC khác nhau ở các nhóm tuổi Theo WHO cho biết UTCTC ít gặp ở phụ nữ dưới 30 tuổi, độ tuổi mắc phổ biến nhất là từ 40 tuổi trở lên và cao nhất trong nhóm phụ nữ từ 50 – 60 tuổi [45] Ngoài ra còn có một số yếu tố nguy cơ khác như hệ thống miễn dịch yếu, dinh dưỡng không hợp lý, điều kiện kinh tế thấp,…[7] 1.2 CÁC CHIẾN LƯỢC DỰ PHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG Có 2 chiến lược chính được áp dụng hiện nay: 1.2.1 Dự phòng cấp 1 6 Dự phòng cấp 1 là phòng ngừa phơi nhiễm và nhiễm HPV bằng cách QHTD an toàn Các chiến lược thường được áp dụng nhằm thay đổi hành vi bao gồm không QHTD hoặc tình dục chung thủy một vợ một chồng hoặc sử dụng biện pháp phòng lây nhiễm như sử dụng BCS khi QHTD Đồng thời, một trong những giải pháp được nhiều nhà nghiên cứu lựa chọn là việc tăng cường sử dụng vắc xin phòng ngừa HPV Theo khuyến cáo của WHO, tuổi bắt đầu tiêm phòng vắc xin HPV là 910 tuổi đến 13 tuổi [5] và hướng dẫn dự phòng cấp 1 bao gồm giáo dục nâng cao nhận thức để giảm hành vi QHTD nguy cơ; thực hiện chiến lược thay đổi hành vi phù hợp với từng vùng, địa phương; phát triển và giới thiệu một cách hiệu quả về vắc xin phòng ngừa HPV; ngoài ra cần khuyến khích cộng đồng hạn chế hút thuốc lá, có chế độ dinh dưỡng hợp lý [46] 1.2.2 Dự phòng cấp 2 Nhằm phát hiện và điều trị sớm tiền UTCTC thông qua khám sàng lọc được xem là chiến lược hiệu quả và thực tế nhất trong phòng ngừa UTCTC Các phương pháp khám sàng lọc chính hiện đang được áp dụng cụ thể gồm: * Sàng lọc tế bào học (xét nghiệm tế bào cổ tử cung – Pap Smear): Đây là phương pháp được thực hiện trên toàn thế giới hơn 50 năm qua nhằm xác định các tổn thương tiền ung thư để điều trị hoặc theo dõi Các khảo sát đã chứng minh sàng lọc sử dụng Pap có hiệu quả cao góp phần giảm từ 70-80% tỷ lệ mắc và tử vong do UTCTC ở nhiều quốc gia [38] * Phương pháp quan sát bằng mắt thường với axit axetic (VIA): Là phương pháp thay thế cho xét nghiệm tế bào hoặc có thể được sử dụng cùng với sàng lọc Pap Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cũng chỉ ra phát hiện sớm UTCTC thông qua VIA có vai trò trong giảm tỷ lệ tử vong ở các nhóm đối tượng nguy cơ, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, nơi có nguồn lực hạn chế 7 Theo khuyến cáo của WHO, chiến lược này cần kết hợp giữa truyền thông về lợi ích của sàng lọc, về dấu hiệu và triệu chứng của UTCTC cho nhóm đối tượng nguy cơ cao, đồng thời tổ chức các chương trình khám sàng lọc cho nhóm đối tượng với sự tham gia của tất cả các tuyến y tế Nhóm đối tượng được WHO khuyến cáo khám sàng lọc UTCTC cụ thể như sau [46]: - Các chương trình sàng lọc mới nên bắt đầu ở những phụ nữ từ 30 tuổi trở lên và gồm những phụ nữ trẻ tuổi hơn chỉ khi nhóm nguy cơ cao đã được bao phủ Các chương trình đã triển khai không nên bao gồm sàng lọc cho nhóm phụ nữ dưới 25 tuổi; - Đối với những phụ nữ chỉ được sàng lọc duy nhất một lần trong đời thì độ tuổi phù hợp nhất là từ 35-45 tuổi; - Đối với những phụ nữ trên 50 tuổi, nên khám định kỳ 5 năm/1 lần; - Đối với nhóm từ 25-49 nên khám định kỳ 3 năm/1 lần nếu nguồn lực cho phép; - Đối với phụ nữ từ 65 tuổi trở lên, có thể ngừng sàng lọc nếu kết quả xét nghiệm của 2 lần trước đó là âm tính Tại Việt Nam, phòng chống UT được đưa vào chương trình mục tiêu quốc gia từ năm 2008 và đến năm 2010 sàng lọc UTCTC là một trong những giải pháp ưu tiên được xác định nhằm phát hiện sớm và điều trị kịp thời các trường hợp UTCTC Với chiến lược này năm 2011 Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn sàng lọc, điều trị tổn thương tiền ung thư để dự phòng thứ cấp UTCTC cụ thể như sau [2]: - Áp dụng sàng lọc bằng IV và hoặc Pap cho các phụ nữ trong độ tuổi từ 21 - 70 tuổi, đã có QHTD, ưu tiên nhóm phụ nữ nguy cơ trong độ tuổi 30-50 - Độ tuổi 21-29 tuổi: Sàng lọc 2 năm/lần - Độ tuổi 30-70 tuổi: Sàng lọc 2 năm/lần, sau 3 lần xét nghiệm sàng lọc liên tiếp có kết quả âm tính thì có thể sàng lọc 3 năm/lần - Trên 70 tuổi: Có thể ngừng sàng lọc nếu có ít nhất 3 lần xét nghiệm sàng lọc có kết quả âm tính hoặc không có kết quả xét nghiệm bất thường trong 10 năm trước đó 8 1.3 THỰC TRẠNG VÀ GÁNH NẶNG BỆNH TẬT CỦA UNG THƯ CỔ TỬ CUNG 1.3.1 Trên thế giới Theo ước tính của WHO, hàng năm có khoảng 500.000 trường hợp mới mắc UTCTC trên thế giới và ước tính đến năm 2025 số mới mắc UTCTC trên toàn cầu là 720.060 người, trong đó các nước đang phát triển là 668.875 người [44] Theo báo cáo mới nhất năm 2008 của IARC cho biết, thế giới có khoảng 529.828 trường hợp mới mắc tương đương với tỷ lệ 15,3/100.000 phụ nữ, chiếm 4% số mắc mới UT nói chung toàn cầu Ghi nhận chi tiết theo từng vùng cho thấy có sự khác biệt về tỷ lệ UTCTC trong cộng đồng trong đó cao nhất là các vùng Đông và Tây Phi với tỷ lệ mới mắc trung bình trên 30/100.000; sau đó là Nam Phi (26,8/100.000) và Nam -Trung Á (24,6/100.000), thấp nhất là khu vực Đông Á, Bắc Mỹ và vùng lục địa Úc - NewZeland với khoảng 6,3/100.000 [30] Về gánh nặng bệnh tật, UTCTC là nguyên nhân đứng thứ tư về tử vong ung thư ở phụ nữ với 275.000 ca tử vong trên toàn cầu năm 2008, 90% các trường hợp xuất hiện ở các nước đang phát triển [40] Trong đó tỷ lệ tử vong do UTCTC (chuẩn hóa theo tuổi) trên toàn cầu là 7,8%, ở các nước đang phát triển là 9,8% và các nước phát triển là 3,2% Tỷ lệ tử vong cao nhất ở khu vực châu Phi (17,6%) và thấp nhất là vùng châu Úc (1,4%) [44] 1.3.2 Việt Nam Việt Nam là một trong những nước đang phát triển với tỷ lệ mắc UTCTC thuộc vào loại cao trên thế giới và là ung thư sinh dục thường gặp nhất Theo thống kê năm 2008, tỷ lệ mắc UTCTC là 11,7/100.000 phụ nữ, chiếm 11,65% số trường hợp mới mắc của các nước Đông Nam Á Ước tính đến năm 2025, số ca mới mắc UTCTC tại Việt Nam tăng lên khoảng 40% so với năm 2008 [30] 9 Với thực trạng trên, UTCTC gây những gánh nặng về nhất định đối với Việt Nam Thống kê IARC cho biết, tỷ lệ tử vong do UTCTC năm 2008 là 5,7/100.000 dân, tương đương với 2.472 trường hợp và xếp thứ 8 về tỷ lệ tử vong trong các nước Đông Nam Á Ước tính đến năm 2025 tỷ lệ tử vong do UTCTC tăng lên 62% (ở nhóm < 65 tuổi) hoặc 75% (ở nhóm trên 65 tuổi) so với năm 2008 [30] 1.4 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH PHÒNG BỆNH UNG THƯ CỔ TỬ CUNG 1.4.1 Trên thế giới Có một vài nghiên cứu đánh giá kiến thức của phụ nữ về phòng bệnh UTCTC Các nghiên cứu tìm hiểu nhận thức của họ về đặc điểm và tính chất bệnh UTCTC, khả năng phát hiện và phòng bệnh, các yếu tố nguy cơ…hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra thực trạng các phụ nữ chưa có kiến thức đầy đủ về bệnh UTCTC và các vấn đề liên quan đến xét nghiệm, sàng lọc UTCTC dẫn đến tình trạng tiếp cận các dịch vụ về sàng lọc, phòng UTCTC còn nhiều hạn chế Nghiên cứu tại Nam Phi của Muhammad (2008) trên nhóm sinh viên của một trường đại học cho kết quả, trong số những người biết đến Pap chỉ có 33% biết Pap để phát hiện sớm và phòng bệnh UTCTC [34] Một nghiên cứu định tính tại Malaysia của Wong và cộng sự (2005) trên những phụ nữ từ 2156 tuổi cho thấy hầu hết các phụ nữ đã từng nghe về UTCTC nhưng không cho rằng nó có thể phòng bệnh được Chỉ một vài phụ nữ lớn tuổi hoặc đã kết hôn biết rằng UTCTC có thể phát hiện sớm để kiểm soát Họ cũng chưa nhận thức được vai trò của Pap trong việc phát hiện sớm UTCTC mà cho rằng mục đích của Pap là để phát hiện những trường hợp đã mắc UTCTC do vậy dẫn đến kết quả sàng lọc là không cần vì họ không có dấu hiệu của UTCTC [43] Đối với dự phòng cấp 1, hành vi chủ yếu được quan tâm là QHTD an toàn và tiêm phòng vắc xin HPV Nghiên cứu của Kymberlee 10 A.Montgomery (2008) cho thấy trong nhóm từ 40-70 tuổi, tại thời điểm được phỏng vấn thì phần lớn phụ nữ tham gia nghiên cứu cho biết 67% trong số họ đã có QHTD tuy nhiên 58,4% số phụ nữ này chưa bao giờ sử dụng BCS để bảo vệ an toàn [32] Nghiên cứu của Twinn S và cộng sự (2002) trên nhóm đối tượng từ 1726 tuổi tại Ba Lan cho biết có đến 91,5% chưa từng tiêm vắc xin phòng UTCTC trong đó nguyên nhân là do không biết tiêm vắc xin ở đâu (47,9%) và không biết vắc xin là một cách để phòng bệnh UTCTC (30%) [39] Đối với dự phòng cấp 2, thực hành đi khám sàng lọc ở các cơ sở y tế là phương pháp quan trọng hàng đầu nhằm phát hiện sớm các trường hợp UTCTC Tỷ lệ có thực hành tốt khám sàng lọc có sự khác biệt tùy theo nhóm đối tượng và địa bàn nghiên cứu Trong nghiên cứu của Eftyhia GesouliVoltyraki và cộng sự trên nhóm đối tượng 18-65 tuổi cho biết tỷ lệ sàng lọc bằng xét nghiệm Pap là 79% trong đó 71,3% làm xét nghiệm trong vòng 1-3 năm qua và có 28,7% làm xét nghiệm vào năm ngoái [27] Kết quả khám sàng lọc trong các nghiên cứu khác thấp hơn với 66% từng đi xét nghiệm nhưng phần lớn họ chỉ đi xét nghiệm 1 lần ở Rewa [26]; chỉ 39,4% phụ nữ xét nghiệm Pap ít nhất 1 lần trong đời [28] hoặc chỉ 7/205 người trong nghiên cứu của Muhammad Ehsanul Hoque [34] Các nghiên cứu cũng cho biết vẫn có nhiều rào cản nên đối tượng không tham gia khám hoặc tỷ lệ khám thấp Các lý do được các đối tượng đưa ra gồm họ thấy đau khi lấy mẫu để làm Pap, không thích/ngại ngùng, bận rộn, không cần thiết nếu chỉ đi làm Pap, không cần xét nghiệm nếu không có dấu hiệu hay triệu chứng gì… [36] 1.4.2 Việt Nam Lê Thị Phương Mai và cộng sự (2007) thực hiện nghiên cứu trên đối tượng cha mẹ của các em gái từ 11-14 tuổi tại 5 tỉnh/thành phố, kết quả cho thấy 77,0% đối tượng đã từng nghe về bệnh UTCTC và có hơn 55,9% bà mẹ đã kể được ít nhất 1 triệu chứng của UTCTC, kiến thức về yếu tố nguy 39 Nghề nghiệp: Nghiên cứu của Lâm Thị Thu Vân năm 2011 cho thấy thái độ phòng UTCTC liên quan với nghề nghiệp của phụ nữ, trong đó nhóm phụ nữ làm CBVCcó thái độ tốt là 100%, cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm phụ nữ làm buôn bán (81,9%), thất nghiệp (83,3%), nghề khác (70,7%) [21] Tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi lại không tìm thấy mối liên quan này (bảng 3.9) Trình độ học vấn: Chưa tìm thấy mối liên quan giữa thái độ và trình độ học vấn của phụ nữ trong nghiên cứu của chúng tôi (p>0,05) Tuổi đời và tình trạng hôn nhân: Chưa tìm thấy mối liên quan giữa thái độ với tuổi và tình trạng hôn nhân của phụ nữ (p>0,05) Kết quả tương tự cũng được đề cập trong nghiên cứu của Trần Xuân Huệ tại An Giang năm 2013 [11] Kiến thức: Nghiên cứu của Lâm Thị Thu Vân năm 2011 cho thấy không có mối liên quan giữa kiến thức phòng UTCTC với thái độ phòng UTCTC (p>0,05) Nghiên cứu của chúng tôi cũng tìm thấy kết quả tương tự [21] 4.3.3 Một số yếu tố liên quan đến thực hành Tuổi đời: Chưa tìm thấy mối liên quan giữa thực hành phòng UTCTC với tuổi đời của phụ nữ (p>0,05) Kết quả này tương tự như trong nghiên cứu của Bùi Thị Thu Hà và cộng sự tại Thái Bình [7] Trình độ học vấn: Chúng tôi tìm thấy có sự liên quan giữa việc thực hành phòng UTCTC với học vấn của phụ nữ (p0,05 2.3 Liên quan với thực hành 42 - Tỷ lệ thực hành tốt về phòng bệnh ung thư cổ tử cung ở nhóm phụ nữ là cán bộ viên chức, công nhân hoặc hưu trí (31,6%) cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm phụ nữ nông dân, buôn bán, nội trợ (22,6%) - Tỷ lệ thực hành tốt về phòng bệnh ung thư cổ tử cung ở nhóm phụ nữ có trình độ học vấn cấp 3 trở lên (34,2%) cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm có học vấn từ cấp 2 trở xuống (22,6%) - Tỷ lệ thực hành tốt về phòng bệnh ung thư cổ tử cung ở nhóm phụ nữ có kiến thức tốt (58,6%) cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm phụ nữ có kiến thức chưa tốt (7,9%) - Chưa tìm thấy sự liên quan giữa thực hành phòng ung thư cổ tử cung với tuổi đời, tình trạng hôn nhân của phụ nữ và với thái độ phòng ung thư cổ tử cung của phụ nữ (p>0,05) 43 KIẾN NGHỊ Qua kết quả nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về phòng ung thư cổ tử cung của phụ nữ từ 45 tuổi trở lên tại phường Thủy Biều, thành phố Huế chúng tôi có một số kiến nghị như sau: 1 Xây dựng và triển khai truyền thông nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của phụ nữ trong phòng bệnh ung thư cổ tử cung trên toàn địa bàn của phường: + Hình thức truyền thông: Xây dựng các tài liệu truyền thông (đài phát thanh, tờ rơi), tổ chức truyền thông lồng ghép vào buổi sinh hoạt của hội phụ nữ, tư vấn tại cơ sở y tế + Kênh truyền thông: Trực tiếp thông qua cán bộ y tế, cộng tác viên và gián tiếp thông qua loa đài địa phương + Nội dung truyền thông: Cung cấp thông tin về phòng bệnh ung thư cổ tử cung nhấn mạnh vào một số nội dung chính như yếu tố nguy cơ, biện pháp phòng, thời điểm khám sàng lọc ung thư cổ tử cung Cung cấp kiến thức về vắc xin phòng ung thư cổ tử cung và khuyến khích bà mẹ có trẻ em gái trong độ tuổi khuyến cáo tiêm phòng 10-13 tuổi đi tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung 2 Tăng cường vận động phụ nữ tham gia chiến dịch khám phụ khoa và khám sàng lọc ung thư cổ tử cung TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt: 1 Bộ y tế (2008), Chương trình Phòng chống ung thư quốc gia - Quy hoạch mạng lưới phòng chống ung thư tại Việt Nam gia đoạn 2009-2020 2 Bộ Y tế (2011), Tài liệu Hướng dẫn sàng lọc, điều trị tổn thương tiền ung thư để dự phòng thứ cấp ung thư cổ tử cung, Hà Nội 3 Bộ Y tế (2011), Giáo trình Sản phụ khoa, tập 2, Nhà xuất bản y học, Hà Nội 4 Bùi Diệu (2011), “Ung thư cổ tử cung”, Một số bệnh ung thư phụ nữ, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, Tr.72-76 5 Bùi Diệu và cộng sự (2010), “ Khảo sát kiến thức, thực hành về phòng một số bệnh ung thư phổ biến của cộng đồng dân cư tại một số tỉnh thành năm 2008-2010” Tạp chí ung thư học Việt Nam, 1, tr.118-122 6 Nguyễn Bác Đức và cộng sự (2011), “Báo cáo sơ bộ kết quả thực hiện dự án quốc gia về phòng chống ung thư giai đoạn 2008-2010”, Tạp chí ung thư học Việt Nam, 1 7 Bùi Thị Thu Hà (2013), Kiến thức, thực hành phòng bệnh UTCTC và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ từ 35-60 tuổi đã có chồng tại thị trấn An Bài, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ y học, Trường Đại học Y tế Công Cộng 8 Lưu Ngọc Hoạt (2008), Quần thể và mẫu nghiên cứu, Thống kê – Tin học ứng dụng trong nghiên cứu y học, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, Tr 60 9 Nguyễn Thanh Hiệp và cộng sự (2010), "Khảo sát kiến thức, thái độ, hành vi về tầm soát ung thư cổ tử cung của nữ nôi trợ từ 18 - 65 tuổi tại Hồ Chí Minh năm 2008", Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, 14 (2), tr 80-85 10 Nguyễn Vũ Quốc Huy (2010), “Dự phòng ung thư cổ tử cung dựa trên bằng chứng cập nhật 2010”, Tạp chí phụ sản, 8(2,3), tr.31-39 11 Trần Xuân Huệ (2013), “Nghiên cứu kiến thức, thái độ về phòng chống ung thư cổ tử cung và một số yếu tố liên quan của phụ nữ 45 tuổi trở lên tại thành phố Long Xuyên, An Giang năm 2013”, Luận văn tốt nghiệp chuyên khoa cấp I, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ 12 Tô Văn Khoa (2012), Sàng lọc tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm tế bào cổ tử cung, Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Dược Huế 13 Trần Thị Lợi và Bùi Thị Hồng Nhung (2004), "Tầm soát ung thư cổ tử cung ở phụ nữ quanh tuổi mãn kinh tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2003", Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, 8 (1), tr 116-119 14 Nguyễn Thùy Linh và Vũ Thị Hoàng Lan (2012), "HPV và nhu cầu thông tin ở phụ nữ 18-65 tuổi tại Thái Nguyên, Huế và Cần Thơ", Tạp chí Y học Quân sự, 37(5) 15 Lê Thị Phương Mai và cộng sự (2010), "Kiến thức, thái độ và thực hành trong phòng chống bệnh ung thư cổ tử cung của cha mẹ các em gái trong tuổi vị thành niên tại Việt Nam", Tạp chí Y học dự phòng 7(20), tr 63-69 16 PATH (2007), Phòng tránh ung thư cổ tử cung: các cơ hội chưa từng có để nâng cao sức khỏe phụ nữ, tại trang web http://screening.iarc.fr/doc /PATH_outlook23_1_web_vn.pdf, truy cập ngày 20/10/2015 17 Nguyễn Văn Qui (2011), “Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống một số bệnh ung thư phổ biến trong cộng đồng thành phố Cần Thơ”, Tạp chí ung thư học Việt Nam, 1, tr 123-128 18 Nguyễn Minh Sơn và Trần Vũ (2009), Đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành của phụ nữ độ tuổi 15-49 sau thử nghiệm mô hình dự phòng ung thư vú và ung thư cổ tử cung dựa vào cộng đồng tại xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương 19 Nguyễn Văn Thuấn (2007), “Sàng lọc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung”, Sàng lọc phát hiện sớm bệnh ung thư, Nhà xuất bản Y học, tr.59-87 20 Trang thông tin điện tử phường Thủy Biều, thành phố Huế http://thuybieu.thuathienhue.gov.vn Ngày truy cập 15/11/2015 21 Lâm Thị Thu Vân (2011), “Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành của phụ nữ từ 35-45 tuổi về phòng, chống ung thư cổ tử cung ở phường Vĩnh Lợi, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang” Luận văn tốt nghiệpchuyên khoa cấp 1, Trường Đại học Y dược Cần Thơ 22 Nguyễn Vượng (1990), Phát hiện tế bào học ung thư cổ tử cung Sách hướng dẫn kỹ thuật, Trung tâm nghiên cứu chất lượng đào tạo cán bộ y tế, Hà Nội Tiếng Anh: 23 Ali Akbar Taherian (2002), “Study of risk factor for cervical cancer A case – controlled study in isfahan – Iran”, Kuwait Medical Journal, 34(2), pp 128-132 24 American Cancer Society (2009), Do we know what causes Cervical Cancer 25 Balogun MR et al (2012), “Cervical Cancer Awareness and Preventive Practices: A Challenge for Female Urban Slum Dwellers in Lagos, Nigeria”, African Journal of Reproductive Health 16 (1), pg 75 26 Dr Susana M.Nakalevu (2009), The Knowledge, Attitude, Practice and Behavior of Women Towards Cervical Cancer and Pap Smear Screening 27 Eftyhia Gesouli-Voltyraki et al (2008), The knowledge of women in a Greek Province regarding the cervical cancer, its prevention capabilities and the Pap test 28 F.M Al-Meer et al (2008), Knowledge, attitude and practices regarding cervical cancer and screening among women visiting primary health care in Quatar 29 F Parazzini et al (1998), “Determinants of risk of invasive cervical cancer in young women”, British Journal of Cancer, 77 (5), pg.838-41 30 International Agency for Research on Cancer (2010), Cervical Cancer Incidence, Mortality and Prevalence Worldwide in 2008, at web page http://globocan.iarc.fr/pages/fact_sheets_cancer.aspx, access date 15/10/2015 31 Jan Losby, PhD, Anne Wetmore, MPH “Using Likert Scale in Evaluation Survey Work”, CDC Coffee Break 32 Kymberlee A.Montgomery (2008), Cervical cancer screening: Current knowledge & practice among women in a rural population of Kerala, India 33 Liatan Naha Biswas et al (1997), “ Sexual Risk Factors for Cervical Cancer among Rual Indian Women: A Case – Control Study”, International Journal of Epidemiology, 26 (3), pg 491-95 34 Mahammad Ehsanul Hoque (2009), “ Cervical Cancer Awreness and Preventive Behaviour among Female University Students in South Africa 2008”, South Africa Journal Epidemiol Infect, 24 (1), pg.21-24 35 MD De Kubber Marije M et al (2011), “Investigating cervical cancer awareness: perceptions of the Female Cancer Programme in Mdantsane, South Africa”, South Africa Journal Gynaecol Oncol, 3(2), pg 70-72 36 Nguyen Tran Toan et al (2011), “Knowledge, Attitude and Practice (KAP) Concerning Cervical Cancer and Screening among Rural and urban Women in Six Provinces of the democratic People’s Republic of Korea”, Asian Pacific J Cancer Prev, 12, pg 3029-33 37 PhD et al Ana P Ortiz (2010), “Factors Associated With Cervical Cancer Screening in Puerto Rico”, Prevent chronic disease Jounal, 7(3).0 38 P Sasieni, a Castanon, and J Cuzick, “Effectiveness of cervical screening with age: population based case-control study of prospectively recorded data,” Bmj, vol 339, no jul28 2, pp b2968–b2968, Jul 2009 39 Twinn S et al (2012), Assessment of knowledge about cervical cancer and its prevention a mong female students aged 17-26 years City, at web page http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/23141797, acess date 25/10/2015 40 WHO (2010), Cancer of cervix, at web page http://www.who.int/ reproductiveheslth/topics/cancers/en/index.html, access date 25/10/2015 41 WHO (1998), The World Health Report 1998 Life in the 21 st century A Vision for All, Geneva 42 WHO (2009), Strengthening cervical cancer prevention and control Geneva, Swithzerland, at web page http://whqlibdoc.who.int/hq/2010 / WHO_RHR_10.13_eng.pdf, access date 15/11/2012 43 Wong L P et al (2009), “Knowledge and awareness of cervical cancer and screening among Malaysia women who have never had a Pap smear: a qualitative study”, Singapore Med J, 50 (1), pg.49-53 44 WHO/ICO (2010), Human Papillomavirus and related cancers: World 45 WHO (2006), Comprehensive Cervical cancer control: A guide to essential pratice 46 WHO: Comprehensive Cervical cancer control: A guide to essential practice Publications of the World Health Organization can be obtained from WHO Press, World Health Organization, ISBN 92 4 154700 6, 2006, p: 46-48 MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1 SƠ LƯỢC VỀ UNG THƯ CỔ TỬ CUNG 3 1.1.1 Khái niệm ung thư cổ tử cung 3 1.1.2 Các giai đoạn phát triển ung thư cổ tử cung 3 1.1.3 Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng [3] 4 1.1.3.1 Các tổn thương tiền lâm sàng 4 1.1.3.2 Các tổn thương rõ trên lâm sàng .4 1.1.4.Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của ung thư cổ tử cung 4 1.1.4.1 Nhiễm Human Papilloma Virus 4 1.1.4.2 Quan hệ tình dục sớm (trước 18 tuổi) và với nhiều bạn tình 4 1.1.4.3 Sử dụng thuốc tránh thai 5 1.1.4.4 Hút thuốc lá .5 1.1.4.5 Sinh đẻ nhiều 5 1.1.4.6 Tiền sử gia đình có người mắc UTCTC 5 1.1.4.7 Tuổi 5 1.2 CÁC CHIẾN LƯỢC DỰ PHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG 6 1.2.1 Dự phòng cấp 1 .6 1.2.2 Dự phòng cấp 2 .6 1.3 THỰC TRẠNG VÀ GÁNH NẶNG BỆNH TẬT CỦA UNG THƯ CỔ TỬ CUNG 8 1.3.1 Trên thế giới 8 1.3.2 Việt Nam 9 1.4 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH PHÒNG BỆNH UNG THƯ CỔ TỬ CUNG 9 1.4.1 Trên thế giới 9 1.4.2 Việt Nam .11 1.5 MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH PHÒNG BỆNH UNG THƯ CỔ TỬ CUNG 12 1.6 VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 13 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14 2.1 ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 14 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 14 2.1.2 Địa điểm nghiên cứu .14 2.1.3 Thời gian nghiên cứu 14 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .14 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu .14 2.2.2 Cỡ mẫu 14 2.2.3 Phương pháp chọn mẫu 15 2.2.4 Phương pháp thu thập số liệu 15 2.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .16 2.3.1 Phần thông tin chung .16 2.3.2 Kiến thức của phụ nữ về phòng UTCTC 16 2.3.3 Thái độ của phụ nữ với phòng bệnh UTCTC 19 2.3.4 Thực hành phòng bệnh UTCTC 19 2.4 XỬ LÝ SỐ LIỆU VÀ TRÌNH BÀY KẾT QUẢ 21 2.5 KIỂM SOÁT SAI LỆCH 21 2.6 KHÍA CẠNH ĐẠO ĐỨC CỦA NGHIÊN CỨU 21 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .22 3.1 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .22 3.2 KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH CỦA PHỤ NỮ VỀ PHÒNG BỆNH UNG THƯ CỔ TỬ CUNG 23 3.2.1 Kiến thức .23 3.2.2 Thái độ 26 3.3 MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH CỦA PHỤ NỮ VỀ PHÒNG BỆNH UNG THƯ CỔ TỬ CUNG 29 3.3.1 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức 29 3.3.2 Một số yếu tố liên quan đến thái độ 30 3.3.3 Một số yếu tố liên quan đến thực hành 31 Chương 4 BÀN LUẬN .33 4.1 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .33 4.2 KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH CỦA PHỤ NỮ VỀ PHÒNG BỆNH UNG THƯ CỔ TỬ CUNG 33 4.2.1 Kiến thức .33 4.2.2 Thái độ 36 4.2.3 Thực hành 37 4.3 MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH PHÒNG BỆNH UNG THƯ CỔ TỬ CUNG .39 4.3.1 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức 39 4.3.2 Một số yếu tố liên quan đến thái độ 39 4.3.3 Một số yếu tố liên quan đến thực hành 40 KẾT LUẬN 42 1 Kiến thức, thái độ, thực hành của phụ nữ về phòng bệnh ung thư cổ tử cung .42 2 Một số yếu tố liên quan tới kiến thức, thái độ, thực hành của phụ nữ về phòng bệnh ung thư cổ tử cung .42 2.1 Liên quan tới kiến thức 42 2.2 Liên quan với thái độ 42 2.3 Liên quan với thực hành 43 KIẾN NGHỊ 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO ... thực, thực hành phòng bệnh ung thư cổ tử cung 422 phụ nữ từ 45 tuổi trở lên phường Thủy Biều, thành phố Huế rút số kết luận sau: Kiến thức, thái độ, thực hành phụ nữ phòng bệnh ung thư cổ tử cung. .. kiến thức, thái độ, thực hành phụ nữ từ 45 tuổi trở lên phòng bệnh ung thư cổ tử cung; 2) Tìm hiểu số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành phòng bệnh ung thư cổ tử cung phụ nữ từ. ..2 ung thư cổ tử cung, chúng tơi thực đề tài ? ?Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành phòng bệnh ung thư cổ tử cung phụ nữ từ 45 tuổi trở lên phường Thủy Biều, thành phố Huế? ?? với mục