Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 28 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
28
Dung lượng
383,2 KB
Nội dung
ĐẶT VẤN ĐỀ “Ung thư_một căn bệnh chết người”. Hai chữ “ung thư” thường gieo vào trong chúng ta một nỗi sợ hãi. Xã hội ngày càng phát triển sức khỏe con người càng đứng trước nhiều mối đe dọa, nguy cơ nguy hiểm hơn. Và ung thư là một trong số đó. Theo ước tính và thống kê của Tổ chức y tế thế giới (WHO) thì hàng năm trên toàn cầu có khoảng 9-10 triệu người mới mắc bệnh ung thư và một nửa trong số đó chết vì căn bệnh này. Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là bệnh phổ biến trong các loại ung thư đối với phụ nữ trên toàn thế giới chỉ sau ung thư vú. Và nó là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư cho phụ nữ. Các số liệu thống kê về UTCTC cho thấy cứ hàng năm lại có khoảng 466.000 trường hợp UTCTC mới được phát hiện trên toàn cầu. Gần 80% các trường hợp này là ở các nước đang phát triển như nước ta. [tạp chí y học thực hành bộ y tế] Ung thư cổ tử cung có thể xảy ra với bất kỳ ai và đặc biệt, bệnh thường tấn công vào phụ nữ ở 35-40 [4] tuổi trở đi. Đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng trong cuộc đời của một người phụ nữ với nhiều thiên chức lớn lao: làm vợ, làm mẹ, là người chăm sóc gia đình và hơn thế nữa, ở độ tuổi này phụ nữ cũng đồng thời đã tạo dựng được sự nghiệp của mình. Nếu không có các biện pháp can thiệp sàng lọc, dự phòng và điều trị UTCTC thì trong vòng 20 năm nữa, tỷ lệ mắc mới và tử vong do căn bệnh này sẽ tăng thêm khoảng 25%.[1] Ước tính năm 2008 trên thế giới có 529.409 ca mới mắc, 274.883 ca tử vong. Tại Việt Nam, ung thư cổ tử cung là ung thư thường gặp thứ năm ở phụ nữ với xuất độ chuẩn tuổi là 11,4/100.000, tử suất là 5,7/100.000. Ước tính năm 2008 có 5.174 ca mới mắc và 2.472 ca tử vong. Tại thành phố Hồ Chí Minh, ung thư cổ tử cung là ung thư thường gặp thứ nhì ở nữ với xuất độ chuẩn tuổi 15,4/100.000 vào năm 2008.[2] Năm 2012, ở Việt Nam đã có gần 6.200 phụ nữ được chẩn đoán mắc mới ung thư cổ tử cung và đã có trên 2.400 phụ nữ tử vong do ung thư cổ tử cung, gấp 5-6 lần so với số tử vong bà mẹ liên quan đến thai nghén và sinh đẻ trong cùng thời gian.[3] Từ năm 1984, các nhà khoa học Đức đã khẳng định mối liên quan giữa nhiễm vi rút gây u nhú ở người - Human Papilloma Virus (HPV) - và sự hình thành tổn thương tiền ung thư và sau đó là ung thư thật sự tại cổ tử cung. Tất cả phụ nữ sau khi có quan hệ tình dục đều có khả năng nhiễm HPV. Trong một số rất ít các trường hợp nhiễm HPV các tuýp nguy cơ cao, đặc biệt là 2 tuýp HPV 16 và HPV 18, nhiễm trùng tồn tại qua nhiều năm làm biến đổi cổ tử cung, hình thành tổn thương tiền ung thư và trung bình sau 10-20 năm có thể tiến triển thành ung thư thật sự. [3] Là bệnh có thể dự phòng và phát hiện sớm, nhưng hiện nay UTCTC vẫn là bệnh ung thư thường gặp và gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ Việt Nam. ở nước ta, hàng năm có tới 6.000 phụ nữ phát hiện bị UTCTC và cứ mỗi ngày thì có 9 phụ nữ chết vì căn bệnh này. Một trong những lý do dẫn đến tình trạng này là số phụ nữ tham gia khám định kì để được tầm soát ung thư còn thấp, các chương trình tầm soát cũng chưa được bao phủ rộng và khi phát hiện tổn thương tiền ung thư thì cũng chưa được điều trị kịp thời, đúng phác đồ và hiệu quả. Các chuyên gia y tế khẳng định, UTCTC nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa được và có thể điều trị thành công nếu được phát hiện sớm. Do đó, tiêm vacxin, khám tầm soát UTCTC sàng lọc và điều trị tổn thương tiền ung thư là các phương pháp dự phòng cần được khuyến khích áp dụng. Hiện nay, các chương trình sàng lọc được triển khai tại nhiều quốc gia Bắc Âu, Canada, Mỹ đã làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong do UTCTC. Tại Việt Nam, chương trình phòng chống ung thư đã được triển khai từ năm 2008. Một trong những mục tiêu ưu tiên của các chương trình này là xây dựng mô hình sàng lọc phát hiện sớm ung thư tại cộng đồng, bao gồm UTCTC . Hiện tại, chương trình sàng lọc phát hiện sớm UTCTC đã được triển khai ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Tuy nhiên, hiệu quả của các hoạt động sàng lọc còn hạn chế. Thực tế cho thấy số trường hợp UTCTC vẫn gia tăng rõ rệt, đặc biệt tỷ lệ các trường hợp phát hiện ở giai đoạn muộn chiếm đa số . UTCTC là bệnh có thể phòng ngừa được, do đó kiến thức và thực hành về phòng ngừa UTCTC của phụ nữ là yếu tố quan trọng để đạt được các mục tiêu của chương trình. Nâng cao kiến thức và thực hành phòng bệnh UTCTC đúng cho đối tượng có nguy cơ sẽ là biện pháp can thiệp cộng đồng có hiệu quả lâu dài nhằm giảm gánh nặng bệnh tật.[2][4] Thấy được vai trò và ý nghĩa quan trọng của việc chủng ngừa, phát hiện sớm bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ chúng tôi quyết định tiến hành đề tài nghiên cứu: “ Khảo sát Kiến thức- Thái độ- Thực hành trong phòng chống ung thư cổ tử cung của phụ nữ từ 15 đến 49 tuổi ở Thành phố Huế” với 3 mục tiêu sau: 1. Xác định mức độ hiểu biết và thái độ của đối tượng về bệnh ung thư cổ tử cung làm cơ sở xây dựng các chương trình can thiệp truyền thông tại nước ta. 2. Đánh giá những hành vi của đối tượng liên quan đến việc phòng chống bênh ung thư cổ tử cung. 3. Đưa ra những giải pháp thích hợp để phòng chống ung thư cổ tử cung hiệu quả. Chương I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1. SƠ LƯỢC VỀ UNG THƯ CỔ TỬ CUNG 1.1. Khái niệm Ung thư cổ tử cung là sự biển đổi ác tính của các lớp biểu mô cổ tử cung, 95% ung thư xuất phát từ lớp biểu mô lát tầng. Đây là bệnh lý ác tính thường gặp ở phụ nữ, đứng hang đầu trong các ung thư đường sinh dục nữ. [12] 1.2. Các yếu tố nguy cơ - Nhiễm virus, đặc biệt là nhiễm HPV. HPV đã được xác định là nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung. Đã có trên 100 type HPV tuy nhiên chỉ có 4 type chính (nguy cơ cao) liên quan đến ung thư cổ tử cung là các type 16, 18, 31,35. - Hành vi tình dục như quan hệ tình dục sớm, quan hệ với nhiều người hay quan hệ với người có nhiều bạn tình - Đẻ sớm, đẻ dày, đẻ nhiều, sẩy thai nhiều lần,… - Đời sống kinh tế xã hội thấp. -Viêm nhiễm cổ tử cung tái nhiễm. Vệ sinh cá nhân kém. - Hút thuốc lá - Suy giảm hệ miễn dịch. - Lạm dụng thuốc tránh thai. - Di truyền.[12] 1.3. Các giai đoạn phát triển của bệnh - Giai đoạn 1: Nhiễm virus HPV (Human Papilloma Virus) Trong thực tế, ở 20 tuổi khi mới có quan hệ tình dục, có khoảng 60% đến 80% phụ nữ bị nhiễm virút HPV. Hầu hết các loại HPV đều tự biến mất và không gây tổn hại đến sức khỏe, nhưng một vài loại này lại có thể làm cho các tế bào của cổ tử cung phát triển bất bình thường gây ra ung thư cổ tử cung. - Giai đoạn 2: Tiền ung thư Có khoảng 10% phụ nữ bị nhiễm HPV phát triển sang giai đoạn tiền ung thư. Họ thường là người trong độ tuổi sinh đẻ từ 25 đến 29. Thời gian kể từ khi nhiễm HPV đến tiền ung thư kéo dài từ 5 đến 10 năm. Phụ nữ trong giai đoạn này vẫn bình thường và chưa được gọi là mắc bệnh “ung thư”. Giai đoạn này nếu được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời thì bệnh sẽ không phát triển thành ung thư. - Giai đoạn 3: Ung thư chưa/không di căn Có khoảng khoảng 12% những người trong giai đoạn 2 sẽ phát triển thành ung thư. Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư phát triển chủ yếu trong cổ tử cung. Nếu được điều trị hợp lý sẽ đem lại một kết quả khả quan cho người bệnh. - Giai đoạn 4: Ung thư di căn Trong giai đoạn này, các tế bào ung thư xâm lấn sang các bộ phận khác của cơ thể, đây chính là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh. Khoảng 1% bệnh nhân ở giai đoạn 2 phát triển thành loại ung thư nguy hiểm này. 1.4. Biểu hiện lâm sàng Kết hợp với xói mòn cổ tử cung: thông thường bệnh nhân ung thư cổ tử cung thường bị xói mòn cổ tử cung, cổ tử cung bị xói mòn nghiêm trọng chính là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư. Chảy máu khi quan hệ: chảy máu khi quan hệ là triệu chứng nổi bật nhất của bệnh ung thư cổ tử cung, có đến 70% - 80% bệnh nhân ung thư có hiện tượng xuất huyết âm đạo. Các biểu hiện thường thấy như sau khi quan hệ xong hoặc kiểm tra phụ khoa, khí hư có lẫn máu. Xuất huyết âm đạo bất thường: đối với phụ nữ mãn kinh nhiều năm, bỗng nhiên ra máu không lí do. Lượng máu không nhiều, hơn nữa không kèm theo các triệu chứng đau bụng, đau lưng, thì không được bỏ qua dễ dàng những triệu chứng này. Hiện tượng chảy máu bất thường này là triệu chứng của ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm, có rất nhiều chị em phụ nữ lớn tuổi khi thấy hiện tượng này đã đến để kiểm tra, phát hiện sớm bệnh ung thư cổ tử cung và được điều trị kịp thời. Đau: thường xuất hiện triệu chứng đau bụng dưới hoặc đau thắt lưng, đôi lúc còn đau ở bụng trên, đùi và các khớp, mỗi khi đến kì kinh, đại tiện hoặc quan hệ sẽ đau trầm trọng hơn, đặc biệt dây chằng xương cùng tử cung hoặc lan rộng dọc theo dây chằng dưới cùng, có thể hình thành nên viêm mô liên kết cổ tử cung mãn tính, khi dây chằng chính cổ tử cung mở rộng, triệu chứng đau sẽ nhiều hơn. Mỗi khi tiếp xúc vào cổ tử cung thì sẽ thấy đau dấy lên vùng hố chậu, thắt lưng, thậm chí có một số bệnh nhân ung thư cổ tử cung còn có hiện tượng buồn nôn. Tiết dịch âm đạo nhiều: trong lâm sàng có đến 75-85% bệnh nhân ung thư cổ tử cung đều có tiết dịch âm đạo nhiều ở mức độ khác nhau. Đại đa số đều là huyết trắng nhiều, sau đó kèm theo có mùi và thay đổi màu sắc. Do sự kích thích mầm bệnh, khí hư ở tuyến cổ tử cung cường giáp, gây nên tiết dịch kèm màu trắng. Biểu hiện bất thường của huyết trắng này thường là lượng huyết trắng nhiều, cà thay đổi về tính chất, đó là hiện tượng của ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu.[27] 1.5. Phân loại - Ung thư biểu mô vảy tại chỗ - Ung thư biểu mô vảy vi xâm nhập - Ung thư biểu mô tuyến xâm nhập 2. DỊCH TỄ HỌC VỀ UNG THƯ CỔ TỬ CUNG 2.1. Lịch sử hình thành và phát triển bệnh Ung thư cổ tử cung là một trong những ung thư thường gặp, có tần suất thứ hai trong các ung thư phụ nữ trên thế giới, với khoảng 500.000 ca mới và 250.000 ca chết mỗi năm. Khoảng 80% sốca ung thư cổ tử cung xảy ra ở các nước có mức sống thấp. Tại Việt Nam, ung thư cổ tử cung và ung thư vú là 2 loại có xuất độ cao nhất. Theo các nghiên cứu về dịch tễ học, các yếu tốnguy cơ của ung thư cổ tử cung như: tuổi giao hợp lần đầu, nhiều bạn tình, sinh đẻ nhiều, hút thuốc, nhiễm Trichomonas, nhiễm Herpes SimplexII, nhiễm Human papilloma virus (HPV) thìviệcnhiễm HPV là yếu tố nguy cơ cao nhất. Có ít nhất 50% người có hoạt động tình dục bị nhiễm HPV trong cuộc đời. Theo nghiên cứu của Phạm Việt Thanh ở 408 trường hợp có phết mỏng cổ tử cung bất thường tại bệnh viện Từ Dũ cho thấy tỷ lệ nhiễm HPV là 62.1% trong dó nhiễm typ nguy cơ cao là 71.3%, nguy cơ thấp là 14.2%. Tỷ lệ nhiễm HPV tăng theo mức độ tổn thương cổ tử cung trên xét nghiệm tế bào cổ tử cung. Trên thế giới, một phân tích gộp gồm 157.879 phụ nữ có tế bào cổ tử cung bình thường cho thấy tỉ lệ nhiễm HPV trên thế giới là khoảng 10%. Vùng có tỷ lệ nhiễm cao nhất là châu Phi: 22% phụ nữ bị nhiễm HPV(Các typ HPV hay gặp trên thế giới là 16 và 18)[20]. ở những phụ nữ bị nhiễm HPV dai dẳng có nguy cơ cao dễ bị chuyển thành các tổn thương tiền ung thư ở mức độ cao hoặc ung thư thâm nhiễm cổ tử cung.Có rất nhiều bằng chứng cho thấy có sự liên quan giữa nhiễm HPV với ung thư cổ tử cung, trong đó HPV 16 gặp trong khoảng 50%, HPV 18 trong 15-20%[20]. Cho đến nay, HPV được xác định là nguyên nhân hàng đầu gây ra ung thư cổ tử cung vì ADN của vi rút hiện diện trong 99,7-100% các mẩu mô cổ tử cung ung thư. Do đó, các nhà khoa học chú ý nhiều đến loạinguyên nhân này và hiện nay đãcó vaccin phòng ngừa nhiễm HPV . 2.2. Tỷ lệ mắc bệnh trên thế giới Tỷ lệ mắc HPV trên thế giới Ngày nay, ung thư cổ tử cung (UTCTC) xếp thứ hai trong số các ung thư của phụ nữ trên thế giới. Ung thư CTC hiện là mối quan tâm đặc biệt của ngành y tế trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân vì đây là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ ở các nước đang phát triển. Với ước tính khoảng 530 000 trường hợp mới mắc trong năm 2012 chiếm 7,5% các ca tử vong ung thư phụ nữ. Trong số ước tính gần 270 000 người tử vong do ung thư cổ tử cung mỗi năm, hơn 85% trong số này xảy ra ở các vùng kém phát triển.[25]Trong cùng một năm, 266 000 phụ nữ chết vì ung thư cổ tử cung trên toàn thế giới; gần 9/10 tức là 231 000 phụ nữ trong tổng số, sống và chết trong các nước có thu nhập thấp và thu nhập trung bình. Ngược lại, 35 000, hoặc chỉ 1/10phụ nữ, sống vàqua đời ở các nước có thu nhập cao tỷ lệ mắc UTCTC cao nhất ở các nước đang phát triển như quốc gia ở châu Phi cận Sahara, nhiều người ở châu Á (bao gồm cả Ấn Độ), và một số các nước Trung và Nam Mỹ. Trong tiểu vùng Sahara Châu Phi,hàng năm, 34,8 trường hợp ung thư cổ tử cung được chẩn đoán mỗi 100 000 phụ nữvà 22,5 trong 100 000 phụ nữ tử vong vì căn bệnh này. Những con số này so sánh với 6,6 và 2,5 trong100 000 phụ nữ tương ứng ở Bắc Mỹ. Sự khác biệt mạnh mẽ có thể được giải thíchbởi thiếu tiếp cận với sàng lọc hiệu quả và các dịch vụ để tạo điều kiện phát hiện sớm vàđiều trị.Ở các nước phát triển, các chương trình được đưa ra mà cho phép phụ nữ được sàng lọc, làm cho hầu hết các tổn thương tiền ung thư ở giai đoạn nhận dạng có thể dễ dàng được điều trị. Điều trị sớm ngăn chặn đến 80% các ca ung thư cổ tử cung ở những nước này. Hình 1. Tử vong do ung thư vú và cổ tử cung so với trường hợp tử vong bà mẹ liên quan ở các nước thu nhập thấp và thu nhập trung bình trong bốn khu vực địa lý, 2008. Trong "các nước kém phát triển", theo GLOBOCAN, 4 690 000 trường hợp ung thư vú và 450 000 trường hợp ung thư cổ tử cung xảy ra trong năm 2008. Trừ khi hành động được thực hiện để đảo ngược xu hướng dịch tễ học, đến năm 2030 trường hợp mới mắc của vú và ung thư cổ tử cung sẽ tăng lên đến 1,1 triệu và 730 000, tương ứng - con số mà đại diện cho một mức tăng hơn 60% trong tỷ lệ mắc bệnh trong khoảng thời gian chỉ hơn 20 năm. Khoảng cách giữa các khu vực kém phát triển hơn và dự kiến sẽ mở rộng (Hình. 2) là tỷ lệ tử vong toàn cầu do ung thư cổ tử cung và ung thư vú xảy ra ở các vùng kém phát triển của thế giới tăng từ mức hiện tại 88% đến 99% và từ 59 % đến 63%, tương ứng. Hình 2. Dự kiến trường hợp tử vong trên toàn cầu từ vú và ung thư cổ tử cung, do trình độ phát triển của đất nước theo định nghĩa của GLOBOCAN, năm 1990, 2010 và 2030. Theo dự án GLOBOCAN, trong đó trình bày dữ liệu dịch tễ học trên tất cả các loại ung thư được cung cấp bởi Cơ quan Nghiên cứu Quốc tế về Ung thư tại Lyon, Pháp, phân loại các khu vực Bắc Mỹ, châu Âu, Australia / New Zealand và Nhật Bản là "phát triển hơn" và phần còn lại của thế giới là "kém phát triển". 2.3. Tỉ lệ mắc bệnh tại Việt Nam Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là một trong những bệnh ung thư phụ khoa thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi 35 trở lên.Tại Việt Nam, ung thư cổ tử cung là ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ lứa tuổi 15 – 44. Nước ta có tỷ lệ mắc UTCTC ở mức cao trên thế giới và có xu hướng tăng. Hàng năm có đến hơn 5 ngàn phụ nữ phát hiện bị ung thư cổ tử cung cứ mỗi ngày thì có 9 phụ nữ chết vì căn bệnh này.Năm 2010, Việt Nam có trên 5.000 phụ nữ được chẩn đoán là UTCTC và tỷ lệ mắc mới căn bệnh này là 13,6/100.000 phụ nữ. Theo Báo cáo của IARC (2008) cho thấy cả nước ta có 5.174 trường hợp mắc mới và 2.472 trường hợp tử vong do UTCTC, chiếm 11,65% số trường hợp mới mắc của các nước Đông Nam Á (44.404 trường hợp) [17]. Tỷ lệ mắc là 11,7/100.000. So với các nước trong khu vực thì tỷ lệ [...]... Thị Lợi và Bùi Thị Hồng Nhung (2004), "Tầm soát ung thư cổ tử cung ở phụ nữ quanh tuổi mãn kinh tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2003", Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, 8 (1), tr 116-119 10 Lê Thị Phương Mai và cộng sự (2010), "Kiến thức, thái độ và thực hành trong phòng chống bệnh ung thư cổ tử cung của cha mẹ các em gái trong tuổi vị thành niên tại Việt Nam", Tạp chí Y học dự phòng 7(20), tr 63-69 11 Lê... phòng chống ung thư giai đoạn 2008 - 2010", Tạp chí ung thư học việt nam, 1 4 Nguyễn Thanh Hiệp và cộng sự (2010), "Khảo sát kiến thức, thái độ, hành vi về tầm soát ung thư cổ tử cung của nữ nôi trợ từ 18 - 65 tuổi tại Hồ Chí Minh năm 2008", Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, 14 (2), tr 8085 5 Phương Liên (2010), Bước tiến mới trong phòng chống ung thư cổ tử cung ở Việt Nam, Tạp chí y học dự phòng 6 Bệnh... ra được một số thực hành phòng UTCTC của phụ nữ Một trong số nhiều yếu tố tác động tới việc thực hành là kiến thức về UTCTC của các đối tượng Nếu kiến thức về phòng chống UTCTC chưa đúng và đầy đủ, sẽ trở thành rào cản hành vi dẫn đến việc tiếp cận kịp thời các hoạt động dự phòng cấp 1 và cấp 2 Hiện nay, vẫn có thiếu các bằng chứng khoa học xác thực về thực hành phòng ngừa UTCTC trong nữ giới tại Việt... thư cổ tử cung tại một số tỉnh thành giai đoạn 2008-2010", Tạp chí ung thư học Việt Nam, 1, tr 152 -155 2 Bùi Diệu và cộng sự (2010), "Khảo sát kiến thức, thực hành về phòng một số bệnh ung thư phổ biến của cộng đồng dân cư tại một số tỉnh thành năm 2008-2010", Tạp chí ung thư học Việt Nam, 1, tr 118-122 3 Nguyễn Bác Đức và cộng sự (2011), "Báo cáo sơ bộ kết quả thực hiện dự án quốc gia về phòng chống. .. phòng ngừa UTCTC cho phụ nữ tại Việt Nam, đã có hơn 38.000 phụ nữ từ 30 -49 tuổi được khám sàng lọc tại 3 tỉnh dự án (Thanh Hóa, Huế và Cần Thơ) từ năm 2009 đến nay [5] 3.3 Kiến thức phòng chống UTCTC Các tác giả đã nghiên cứu tìm hiểu về một số kiến thức liên quan đến UTCTC Lê Thị Phương Mai và cộng sự (2007) thực hiện nghiên cứu trên đối tượng cha mẹ của các em gái từ 11-14 tuổi tại 5 tỉnh /thành phố, ... hành nghiên cứu chính thức_thu thập số liệu Kiểm tra, làm sạch, nhập và xử lý số liệu Viết báo cáo, hoàn thiện nghiên cứu 20/3/2 015 – 10/4/2 015 11/4/2 015 – 30/4/2 015 1/5/2 015 – 10/5/2 015 15/5/2 015 – 20/5/2 015 21/5/2 015 – 5/6/2 015 6/6/2 015 – 20/6/2 015 21/6/2 015 – 20/7/2 015 Dự kiến kết quả TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt: 1 Bùi Diệu và cộng sự (2010), "Kết quả sàng lọc phát hiện sớm ung thư vú và ung thư. .. Mẫu nghiên cứu Tất cả các phụ nữ từ 15 – 49 tuổi trên địa bàn thành phố được chọn theo phương pháp chọn mẫu đã được đưa ra và đủ điều kiện tham gia vào nghiên cứu Tiêu chuẩn lựa chọn: - Phụ nữ từ 15 – 49 tuổi trên địa bàn thành phố Huế tự nguyện tham gia và tham gia đầy đủ trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu Tiêu chuẩn loại trừ: - Người không có khả năng giao tiếp bình thư ng - Người không có mặt... Thiết Cổ Tử Cung Trên mẫu sinh thiết cổ tử cung, có 2 hình thái đặc hiệu nhiễm HPV là condylôm sùi và condylôm phẳng Trên phết tế bào cổ tử cung, có những thay đổi tế bào đặc hiệu cho nhiễm HPV, chủ yếu như sau: - Tế bào bị ảnh hưởng: Tế bào gai trưởng thành, chưa trưởng thành, hoặc và tế bào vùng chuyển tiếp - Cách sắp xếp tế bào: Kết cụm, riêng lẻ - Hình dáng tế bào: Mất hình ảnh đa diện, các góc trở... nhóm phụ nữ dưới 25 tuổi; 2 Đối với những phụ nữ chỉ được sàng lọc duy nhất một lần trong đời thì độ tuổi phù hợp nhất là từ 35-45 tuổi; 3 Đối với những phụ nữ trên 50 tuổi, nên khám định kỳ 5 năm/1 lần; 4 Đối với nhóm từ 25 -49 nên khám định kỳ 3 năm/1 lần nếu nguồn lực cho phép; 5 Đối với phụ nữ từ 65 tuổi trở lên, có thể ngừng sàng lọc nếu kết quả xét nghiệm của 2 lần trước đó là âm tính Hoạt động phòng. .. IVA là 16%, giai đoạn IVB là 15% .[29] Trong nghiên cứu hiệu quả xạ trị trong ung thư cổ tử cung ở giai đoạn IIB và IIIB của Trần Đặng Ngọc Linh năm 2013 tỉ lệ sống còn không bệnh 5 năm ở giai đoạn IIB và IIIB là 62,5% và 39,8% Chương II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1 THỜI GIAN NGHIÊN CỨU Từ tháng 3/2 015 – 7/2 015 2 ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . trọng của việc chủng ngừa, phát hiện sớm bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ chúng tôi quyết định tiến hành đề tài nghiên cứu: “ Khảo sát Kiến thức- Thái độ- Thực hành trong phòng chống ung thư cổ tử. chống ung thư cổ tử cung của phụ nữ từ 15 đến 49 tuổi ở Thành phố Huế với 3 mục tiêu sau: 1. Xác định mức độ hiểu biết và thái độ của đối tượng về bệnh ung thư cổ tử cung làm cơ sở xây dựng các chương. VỀ UNG THƯ CỔ TỬ CUNG 1.1. Khái niệm Ung thư cổ tử cung là sự biển đổi ác tính của các lớp biểu mô cổ tử cung, 95% ung thư xuất phát từ lớp biểu mô lát tầng. Đây là bệnh lý ác tính thư ng gặp ở