Theo thông báo dịch năm 2002, tiêu chảy vẫn là một trong 5 bệnh truyền nhiễm có số người mắc cao nhất .Ngoài vấn đề tỉ lệ mắc và tử vong cao, bệnh tiêu chảy còn là nguyên nhân hàng đầu g
Trang 1Lời cảm ơn
Để hoàn thành bài báo cáo chương trình thực địa tại phường Hương Long –
Tp Huế, nhóm 5C xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến:
Quý thầy cô giáo Khoa Y tế công cộng Trường Đại học Y dược Huế đãtruyền đạt những kiến thức quý báu và những kinh nghiệm đi thực tế để chúng emkhông khỏi bỡ ngỡ trong lần đầu tiếp xúc với cộng đồng
Tập thể cán bộ Thư viện Khoa Y tế công cộng đã cung cấp cho chúng emnhững Tư liệu và thông tin cần thiết cho quá trình thực tập
Cán bộ Trạm Y tế phường Hương Long_Tp Huế cùng các cô chú cộng tácviên đã phối hợpvà giúp đỡ chúng em trong quá trình thu thập số liệu
Đặc biệt chúng em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy Lê Đình Dương,người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và theo suốt chúng em trong quátrình thực tập
Xin chân thành cảm ơn các bà mẹ và người nuôi dạy trẻ dưới 6 tuổi tại tổ 5phường Hương Long đã hợp tác giúp cho nhóm chúng em điều tra phỏng vấnthành công
Bên cạnh sự cố gắng của nhóm, chúng em nhận được sự giúp đỡ và nhữnggóp ý hết sức quý báu của các anh chị khóa trước, bạn bè, thầy cô để chúng emhoàn thành quá trình thực tập một cách tốt nhất
Trang 2ĐẶT VẤN ĐỀ
Tiêu chảy là một vấn đề sức khỏe đang được quan tâm rộng rãi trên thế giới.Tiêu chảy là một bệnh hay gặp nhất ở trẻ em dưới 6 tuổi, bệnh lây qua đường tiêu hóa Bệnh thường gặp ở các khu dân cư có điều kiện sống không đảm bảo, trình độdân trí thấp, kiến thức về phòng chống tiêu chảy còn hạn chế Tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong cho trẻ em các nước đang phát triển Ở những nước này, ở các nước đang phát triển với 2.5 triệu trẻ em bị tiêu chảy, trong
đó thì có 80% trẻ bị tử vong dưới 2 tuổi
Ở Việt Nam, nhiều năm trở lại đây tình hình bệnh tiêu chảy đã có nhiều cải thiện, tuy nhiên tiêu chảy vẫn là vấn đề sức khỏe cộng đồng cần được quan tâm Theo thông báo dịch năm 2002, tiêu chảy vẫn là một trong 5 bệnh truyền nhiễm có
số người mắc cao nhất Ngoài vấn đề tỉ lệ mắc và tử vong cao, bệnh tiêu chảy còn
là nguyên nhân hàng đầu gây suy dinh dưỡng, chậm phát triển về cả thể chất và tinh thần, tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập của các bệnh nhiễm trùng khác Các chi phí thuốc, trang thiết bị và nhân lực cho vấn đề sức khỏe này là rất lớn, chưa tính đến thời gian sức lực mà mỗi gia đình phải mất Như vậy, tiêu chảy vẫn còn là gánh nặng cho nền kinh tế quốc gia, gia đình và xã hội phải chi một khoản kinh phí không nhỏ để chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ khi bị tiêu chảy
Mọi hành vi về sức khỏe đều có giá trị rất lớn đến việc giảm tỷ lệ mắc và chết của một bệnh Việc điều trị một bệnh chỉ được giải quyết một cách triệt để khi
cá nhân đó nhận ra những gì cần phải làm để thay đổi hành vi sức khỏe có hại do chính mình gây ra Muốn thực hiện có hiệu quả công tác phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ em tại một cộng đồng thì phải tìm hiểu các hành vi hiện có của các bà mẹ đang nuôi con dưới 6 tuổi liên quan đến tỉ lệ mắc tiêu chảy của cộng đồng đó
Trang 3Tiêu chảy là bệnh có thể phòng được, ngay tại các hành vi, ý thức của các bà mẹ vàngười chăm sóc trẻ.
Tại Huế mặc dù chương trình phòng chống bệnh tiêu chảy đã và vẫn được triển khai trong nhiều năm nay nhưng thời gian qua tình hình mắc bệnh tiêu chảy ởtrẻ em dưới 6 tuổi còn khá phổ biến trong cộng đồng, đặc biệt là tại phường do hành vi và việc thực hiện biện pháp phòng bệnh của các bà mẹ chưa thật kỹ lưỡng,
do tập quán thói quen, sự hiểu biết, môi trường sống, các yếu tố khách quan , vì vậy, sự hiểu biết của cộng đồng về các biện pháp phòng bệnh tiêu chảy là rất quan trọng
Đứng trước thực tế đó, để tìm hiểu tình hình mắc bệnh tiêu chảy kiến thức
và thực hành về bệnh tiêu chảy, chúng tôi muốn thực hiện đề tài: “ Khảo sát kiến
thức, thực hành về bệnh tiêu chảy ở trẻ em dưới 6 tuổi của các bà mẹ và người nuôi dạy trẻ tại phường Hương Long, thành phố Huế”.
Mục tiêu nghiên cứu:
1 Xác định tỷ lệ mắc tiêu chảy ở trẻ em dưới 6 tuổi
2 Đánh giá kiến thức và thực hành về bệnh tiêu chảy trẻ em của các bà mẹ và
người nuôi dạy trẻ tại phường Hương Long, thành phố Huế.
Trang 4Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
I.TIÊU CHẢY TRẺ EM
1 Phân loại bệnh tiêu chảy
Tiêu chảy thường được định nghĩa là đi cầu phân lỏng hoặc tóe nước trên 3 lần trong 24 giờ Phân lỏng là phân không thành khuôn Trừ những trẻ bú mẹ thường
đi mỗi ngày một vài lần phân nhão, đối với những trẻ này xác định tiêu chảy thực
tế phải dựa vào tăng số lần hoặc tăng mức độ lỏng của phân mà các bà mẹ cho là bất thường
2 Định nghĩa về tiêu chảy.
Người ta xác định ba hội chứng lâm sàng khác nhau của tiêu chảy thể hiện ở ba
cơ chế bệnh:
- Tiêu chảy phân lỏng cấp tính
- Hội chứng lỵ
- Tiêu chảy kéo dài
2.1 Tiêu chảy phân lỏng cấp tính
Tiêu chảy phân lỏng cấp tính là tiêu chảy phân lỏng hoặc tóe nước, không có máu và thường kéo dài dưới 14 ngày Tiêu chảy cấp gây nên tình trạng mất nước lànguyên nhân chính dẫn đến tử vong Thức ăn đưa vào cơ thể giảm cũng góp phần gây suy dinh dưỡng Tử vong xảy ra là do mất nước
Các tác nhân quang trọng gây bệnh ở trẻ em tại các nước đan phát triển là:
Rotavirus, ETEC, Shigella, Campylobacter jejuni, Cryptosporidia và một số
nơi còn gặpVibrio cholerae 01, Salmonella và Enterpathogenic Escherichia
Coli (EPEC)
2.2 Hội chứng lỵ
Trang 5Đây là bệnh tiêu chảy thấy có máu trong phân Tác hại chính của lỵ gồm: bệnh nhân chán ăn, sút cân nhanh, niêm mạc bị tổn thương do sự xâm nhập của vi
khuẩn Bệnh còn gây ra các biến chứng khác nữa Nguyên nhân quan trọng nhất của lỵ cấp là Shigella các vi khuẩn khác như Campylobacter jejuni và ít gặp hơn là E.coli xâm nhập (ETEC) hoặc Salmonella E.Histolitica có thể gây ra hội chứng lỵ nặng ở người lớn nhưng ít gặp ở trẻ em
2.3 Tiêu chảy kéo dài
Là bệnh tiêu chảy cấp khởi đầu cấp tính nhưng kéo dài bất thường (ít nhất là14 ngày) Bắt đầu mỗi đợt có thể là tiêu chảy phân lỏng cấp hoặc là hội chứng lỵ Bệnh nhân thường bị sút cân rõ rệt Lượng phân đào thải cũng có thể nhiều gây nguy cơ mất nước Không có tác nhân riêng biệt nào gây tiêu chảy kéo dài E.Coli bám dính (ETEC) hoặc Shigella và Cryptosporidia có thể có vai trò quan trọng hơn
so với các tác nhân khác Yếu tố nguy cơ của tiêu chảy kéo dài: suy dinh dưỡng, cho ăn sữa động vật hoặc các loại sữa công nghiệp[5],[6]
3 Tầm quang trọng của bệnh tiêu chảy
Tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ em ở các nước đang phát triển Ước tính hàng năm có tới 1,3 ngàn triệu lượt trẻ em dưới 5 tuổi mắc tiê
u chảy và 4 triệu trẻ em chết vì bệnh này Trên toàn thế giới, hàng năm mỗi trẻ mắc 3,3 lượt tiêu chảy Có khoảng 80% trường hợp tử vong do tiêu chảy xảy ra ởnhóm trẻ dưới 2 tuổi, đỉnh cao nhất là 6-24 tháng tuổi Nguyên nhân chính gây tửvong của tiêu chảy cấp tính là do cơ thể bị mất nước và điện giải
4 Dịch tễ học
4.1 Sự lây lan các mầm bệnh của tiêu chảy
Các tác nhân gây bệnh thường truyền bằng đường phân - miệng thông qua thức
ăn hoặc nước uống ô nhiễm, hoặc tiếp xúc trực tiếp với phân đã nhiễm khuẩn gây bệnh Có một số tập quán tạo điều kiện thuận lợi cho sự lan truyền tác nhân gây
Trang 6bệnh như: không rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước khi chế biến thức ăn, để trẻ bị
chơi ở vùng đất bẩn có dính phân người hoặc phân gia súc
4.2 Những tập quán làm tăng nguy cơ tiêu chảy
- Không nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 4 - 6 tháng đầu, tập quán cai sữatrước 1 tuổi
- Cho trẻ bú bình, để thức ăn đã nấu ở nhiệt độ trong phòng Dùng nước uống
đã bị nhiễm các vi khuẩn đường ruột Không rửa tay sau khi đi vệ sinh, sau khi dọnphân hoặc trước khi chế biến thức ăn Không xử lý phân một cách hợp vệ sinh
5 Điều trị tiêu chảy tại nhà
5.1 Phác đồ điều trị: A: Điều trị tiêu chảy tại nhà
Ba nguyên tắc điều trị tiêu chảy tại nhà:
5.1.1 Cho trẻ uống nhiều dịch hơn bình thường phòng mất nước:
- Dung dịch pha chế tại nhà, dung dịch ORS, nước trong
- Số lượng ORS cần uống sau mỗi lần đi ngoài:
> 24 tháng : 50-100ml
2-10 tuổi : 100-200ml
> 10 tuổi : Uống tùy thích
- Tiếp tục cho uống cho đến khi hết tiêu chảy
5.1.2 Cho trẻ ăn nhiều thức ăn giàu dinh dưỡng để đề phòng suy dinh dưỡng.
- Tiếp tục cho bú sữa mẹ thường xuyên
5.1.3 Đưa trẻ tới cán bộ y tế nếu không khá lên sau 3 ngày hoặc có một trong các triệu chứng sau:
- Đi tiêu nhiều, phân nhiều nước
- Ăn hoặc uống kém
- Sốt
- Khát nhiều
- Nôn liên tục
Trang 7- Có máu trong phân
5.2 Phác đồ điều trị: B - Bệnh nhân mất nước nhẹ hoặc trung bình
- Lượng dung dịch cho uống trong 4h đầu: Nhân trọng lượng cơ thể của bệnh nhân (kg) với 75
- Khuyến khích mẹ tiếp tục cho con bú
- Quan sát trẻ cẩn thận và giúp mẹ cho trẻ uống ORS
- Sau 4h đánh giá lại theo bảng đánh giá rồi chọ phác đồ A hay B hay C để điều trị tiếp
5.3 Phác đồ điều trị C: điều trị bệnh nhân mất nước nặng
- Truyền tĩnh mạch dung dịch Ringer lactat 100ml/kg, chia số lượng và thời gian như sau
- Ngay khi bệnh nhân có thể uống được, cho uống 5ml/kg/giờ dung dịch ORS
- Sau 6 giờ (trẻ nhỏ) hoặc 3 giờ (trẻ lớn) đánh giá lại bệnh nhân bằng bảng đánhgiá, sau đó chọn phác đồ điều trị phù hợp để tiếp tục điều trị
- Nếu không thể chuyền dịch được có thể bù nước bằng ống thông dạ dày dung dịch ORS 20ml/kg/giờ trong 6 giờ Cứ 1-2 giờ đánh giá lại tình trạng bệnh nhân, nếu sau 3 giờ tình trạng mất nước không tiến triển tốt chuyển bệnh nhân lên tuyến trên để truyền dịch tĩnh mạch
6 Điều trị tiêu chảy kéo dài
6.1 Dinh dưỡng điều trị
- Giảm tạm thời số lượng sữa động vật (hoặc đường lactose) trong chế độ ăn
- Cung cấp đầy đủ năng lượng, protein, vitamin, muối khoáng cho cơ thể
Trang 8- Tránh cho trẻ những thức ăn hoặc nước uống làm tiêu chảy nặng thêm.
- Đảm bảo chắc chắn cung cấp đầy đủ thức ăn cho trẻ trong thời kỳ lành bệnh
- Không dùng bình bú, nên dùng chén và thìa
- Rửa tay sạch sau khi giặt tả, dọn phân trẻ và trước khi làm thức ăn cho trẻ
- Tiêm chủng và uống vitamin A đầy đủ
- Dùng nước sạch để ăn, uống nước đun sôi
- Dùng hố xí hợp vệ sinh, xử lý phân an toàn
7 Một số nghiên cứu về tiêu chảy
7.1 Trên thế giới
Theo đánh giá của TCYTTG hằng nằm có khoảng 600 trăm triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị tiêu chảy, đây là tỉ lệ rất lớn 10% dân số thế giới, với tỉ lệ tử vong 1% sẽ tương đương vói 6-7 triệu trẻ em dưới 5 tuổi Từ năm 1817 đến nay đã có tất cả 7 trận đại dịch hoành hành trên thế giới gây thương vong nhiều triệu người ở châu
Á, châu Ph, Châu Âu và Bắc Mĩ Theo các chuyên gia phòng chống tiêu chảy của TCTTG tổng kết thấy rằng:
- Ở vùng dịch tả lưu hành, hơn 70% số mắc là trẻ em dưới 5 tuổi
- Tính chất và quy mô vụ dịch phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện vệ sinh, tính chất mùa, yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội
Giải pháp hữu hiệu nhất là bù nước bằng đường uống
Trang 9Qua kinh nghiệm các chuyên gia của WHO đã khởi xướng chương trình phòng chống tiêu chảy, gọi tắt là CDD từ năm1978 đến nay đã có 104 nước triển khai chương trình, hoạt động của chương trình bao gồm nhiều lĩnh vực công tác đào tạotuyên truyền giáo dục, sản xuất ors, nghiên cứu.
Để nâng cao hiệu quả của chương trình, CDD còn phối hợp các chương trình chămsóc sức khỏe ban đầu, chương trình ARI…
7.2 Tại Việt Nam
Chương trình phòng chống bệnh tiêu chảy quốc gia, triển khai thí điểm tại vào năm 1942 tại bốn tỉnh: Hà Nội, Vinh Hóa, Long An và Tp.Hồ Chí Minh Mục tiêu của chương trình là giảm tỉ lệ mắc và tử vong do TCC ở trẻ em dưới 5 tuổi Đến năm 1998, chương trình đã triển khai rộng khắp 44 tỉnh thành vì vậy tỉ lệ mắc và tửvong do TTC giảm đáng kể
Tỉ lệ TCC ở trẻ em Việt Nam đứng thứ ba khu vực châu Á, chỉ sau Hàn Quốc
và Myanmar Tiêu chảy đã là bệnh phổ biến và hàng năm tỉ lệ mắc tiêu chảy ở trẻ
Trong Y văn đã nêu rõ vai trò của sữa mẹ trong việc bảo vệ trẻ nhỏ đối với bệnh tiêu chảy Sữa mẹ chứa các globulin miễn dịch chủ yếu là IgA (95%) và một số globulin khác như IgM, IgG có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật và bệnh đường ruột do virus Lyzozin là một men tìm thấy ở trứng và sữa đó là một yếu tố chống nhiễm khuẩn không đặc hiệu, nó có khả năng phá hủy một số vi khuẩn gram(+) và còn góp phần vào việc phát triển và duy trì hệ vi khuẩn chỉ ở ruột của nhữngđứa trẻ nuôi bằng sữa mẹ
Trang 10Theo tài liệu của WHO, những đứa trẻ từ 0-2 tuổi mà không được bú mẹ thì tỉ
lệ tiêu chảy cấp cao gấp 2 lần và nguy cơ chết do liên quan tới nó tăng lên gấp 25 lần so với những đứa trẻ được bú mẹ
Dezoysa và cộng sự cho thấy rằng những đứa trẻ bắt đầu ăn bổ sung bằng sữa hộp ngay trong tuần đầu tiên có nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy cao gấp 3 lần trẻ không dùng sữa, còn những đứa trẻ cai sữa trong tuần đầu sau đẻ có nguy cơ mắc tiêu chảy cấp cao gấp 5 lần
Đỗ Gia Cảnh và cộng sự nghiên cứu mối liên quan giữa bú mẹ và bệnh tiêu chảy ở trẻ dưới 24 tháng tuổi bằng phương pháp bệnh chứng cho thấy những trẻ không được bú mẹ đầy đủ có nguy cơ mắc tiêu chảy cao gấp 5 lần trẻ được bú mẹ đầy đủ
- Chế độ ăn và nuôi dưỡng trẻ
Ăn sam, hay ăn bổ sung theo cách gọi của miền Bắc hay ăn dặm theo cách gọi của miền Nam là quá trình nuôi trẻ, tập cho trẻ thích ứng với sự chuyển đổi chế độ
ăn từ một khẩu phần hoàn toàn dựa vào sữa mẹ (hay chế độ ăn đơn thuần với bà
mẹ mất sữa) sang một chế độ ăn sử dụng đều đặn các thực phẩm có sẵn trong bữa
ăn gia đình
Thời gian ăn sam thường bắt đầu khi trẻ được 4-6 tháng tuổi, vì thời kì này nhu cầu dinh dưỡng của trẻ cao hơn và lượng sữa mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ Đây là giai đoạn khó khăn nhất của trẻ, nếu không cho trẻ ăn sam đúng cách thìtrẻ dễ mắc tiêu chảy và suy dinh dưỡng Ăn sam đúng phụ thuộc vào nhiều vấn đề: thời điểm cho ăn, các loại thức ăn sử dụng, cách chế biến…
Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Ngợi tại Lâm Đồng cho kết quả ăn bột dưới 4 tháng là nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy ở trẻ em
Nghiên cứu của Popkin nhận thấy số trẻ ăn sam dưới 5 tháng tuổi thì tần số mắcbệnh cao gấp 2 lần so với nhóm trẻ cùng tuổi chưa ăn sam, hoàn toàn bú mẹ
- Yếu tố vệ sinh môi trường.
Trang 11Việc cải thiện điều kiện môi trường sinh sống là chiến lược cơ bản và lâu dài nhằm cắt đứt các bệnh nhiễm trùng đường ruột.
Dùng nguồn nước không hợp vệ sinh để sử dụng trong ăn uống, sinh hoat, không rửa tay trước khi chế biến thức ăn cho trẻ, trước khi cho trẻ ăn, và sau khi đi
vệ sinh là các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy cho trẻ
Nghiên cứu của Dương Đình Thiện ở ba vùng sinh thái tại Thanh Hóa đã xác định các yếu tố: Sử dụng nước mưa trong bể chứa của các hộ gia đình, sử dụng nước giếng khơi không đảm bảo vệ sinh, sử dụng nước ao hồ trong sinh hoạt hằng ngày là yếu tố tác động tới nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy
Nghiên cứu của Bright và cộng sự tại vùng nông thôn Ai Cập đã xác định các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tiêu chảy, trong đó 25% trường hợp tiêu chảy có liên quan đến sử dụng nguồn nước không đảm bảo vệ sinh
Đối với phân người cần được xử lí chặt chẽ, mỗi gia đình nên có một hố xí đảmbảo xa nguồn nước và nhà ở, đảm bảo diệt các vi sinh vật gây hại cho sức khỏe conngười, không gây mùi hôi thối, khó chịu Bộ Y tế đã kết luận và khuyến cáo nhân dân dùng các loại hố xí hợp vệ sinh như: hố xí hai ngăn, bán tự hoại, tự hoại
Việc xử lí phân trẻ hợp vệ sinh là rất quan trọng Tại một số nơi, người ta cho rằng phân trẻ là vô hại trong khi thực tế nó lại rất nguy hiểm Vì vậy phân trẻ cần được xử lí hợp vệ sinh, mỗi gia đình nên xử lí phân trẻ bằng cách:
+ Sau khi đi ngoài nhanh chóng hốt, dọn phân đổ vào hố xí ngay
+ Hướng dẫn cho trẻ đi vào bô, sau đó đổ phân vào hố xí và rửa sạch bô
+ Nếu không có hố xí thì chôn phân sâu dưới đất khoảng 25cm và lấp đất lại
- Các yếu tố từ bản thân đứa trẻ.
Tiêu chảy và suy dinh dưỡng liên quan chặt chẽ với nhau, nhất là đối với nhữngtrẻ bị suy dinh dưỡng nặng, do những đứa trẻ này có sự phục hồi niêm mạc ruột chậm trễ do thiếu vitamin, giảm sức đề kháng của cơ thể đã làm cho trẻ dễ mắc tiêuchảy và mặt khác tiêu chảy cũng làm cho trẻ bị suy dinh dưỡng
Trang 12Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy trẻ đang bị sởi hay là mới khỏi bệnh trong vòng 4 tuần thì mắc tiêu chảy nhiều hơn, do trẻ bị tổn thương hệ miễn dịch sau sởi.
Ức chế hoặc suy giảm miễn dịch: Tình trạng này có thể là tạm thời do một số bệnh nhiễm virus hoặc có thể kéo dài như người bị suy giảm miễn dịch mắc phải AIDS Tiêu chảy hay bất kì sự thay đổi nào ở ruột xảy ra ở khoảng 30% trẻ sau khidùng kháng sinh
- Các yếu tố thuộc về bà mẹ
Nhiều nghiên cứu cho kết quả rằng bà mẹ chưa có kiến thức về phòng bệnh tiêuchảy là một trong các nguyên nhân quan trọng làm tăng nguy cơ mắc tiêu chảy ở trẻ em Trình độ học vấn của bà mẹ có ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức phòng chống bệnh tiêu chảy, cách chăm sóc trẻ, từ đó ảnh hưởng tới nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy Nghề nghiệp của các bà mẹ có ảnh hưởng đến thời gian cho trẻ bú, thời gian, cách chăm sóc trẻ
Nghiên cứu của Oni G.A trường đại học Horin – Nigeria thấy rằng các bà mẹ cócon dưới 1 tuổi có trình độ học vấn THCS thì con của họ có nguy cơ mắc bệnh tiêuchảy cao hơn con của những bà mẹ có trình độ học vấn cao
Nghiên cứu của khoa vi sinh trường ĐH khoa học và kỹ thuật Jordan thấy rằng nguy cơ của tiêu chảy cấp là sử dụng bình sữa không được đun sôi và trình độ học vấn của bà mẹ thấp
8 Đặc điểm tự nhiên – kinh tế xã hội của xã Hương Long, thành phố Huế.
Phường Hương Long nằm ở phía Tây và cách trung tâm thành phố 6 km
Vị trí: - Phía Tây giáp với xã Hương Hồ, xã Hương An - Huyện Hương Trà
- Phía Bắc giáp với phườn Hương Sơ - Thành phố Huế
- Phía Đông giáp với phuờng Kim Long - Thành phố Huế
- Phía Nam giáp với Sông Hương và phuờng Thuỷ Biều - Thành phố Huế.Diện tích: 720 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 492 ha
Trang 13Dân số: 9850 người, có 1850 hộ gia đình
Về kinh tế: là một xã có mức kinh tế thuộc diện trung bình, các hộ ở đây chủ yếu là hộ nghèo và đủ ăn
Về trình độ học vấn: một xã có trình độ dân trí còn chưa cao
Trang 14Chương 2ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1 Đối tượng nghiên cứu:
Quần thể nghiên cứu là bà mẹ và người nuôi dạy trẻ đang sinh sống tại Tổ 5, Khu vực I tại phường Hương Long, thành phố Huế
Tiêu chuẩn chọn đối tượng
-Tiêu chuẩn dựa vào toàn bộ bà mẹ và người nuôi dạy trẻ có trẻ ≤ 6 tuổi tại khu vực 5, tổ 1, phường Hương Long, thành phố Huế
-Tiêu chuẩn loại trử: những bà mẹ không thể tiếp cận (vắng nhà từ 3 lần trở lên,
từ chối trả lời phỏng vấn) hoặc không thể trả lời câu hỏi của người phỏng vấn (những người mắc bệnh tâm thần, câm điếc, bệnh giai đoạn nặng), hoặc những bà
mẹ không trực tiếp nuôi con
-Thời gian nghiên cứu: 14.11.2013 đến 25.11.2013
2 Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang
- Cỡ mẫu: toàn bộ, n=65
Cỡ mẫu bà mẹ là 65 và 65 trẻ dưới 6 tuổi là con của những bà mẹ
3 Mô tả kiến thức,thái độ thực hành của bà mẹ và người nuôi dạy trẻ về phòng chống bệnh tiêu chả tại phường Hương Long, thành phố Huế.
Trang 15- Kiến thức của bà mẹ và người nuôi dạy trẻ về phòng chống bệnh tiêu chảy ở trẻ em.
- Thực hành của bà mẹ và người nuôi dạy trẻ về phòng chống bệnh tiêu chảy ở trẻ em
- Kiến thức của bà mẹ và người nuôi dạy trẻ: đầy đủ/ không đầy đủ
- Thái độ của bà mẹ và người nuôi dạy trẻ: đúng/ chưa đúng
- Thực hành của bà mẹ và người nuôi dạy trẻ: tốt / chưa tốt
4 Định nghĩa các biến số nghiên cứu:
- Trẻ bị tiêu chảy : theo định nghĩa của tốt chức Y tế thế giới,
tiêu chảy thường được định nghĩa là đi cầu phân lỏng hoặc tóe nước trên 3 lần tron
g 24 giờ
- Hiểu biết của bà mẹ và người nuôi dạy trẻ về những dấu hiệu nào thì nên
đưa trẻ đến cơ sở y tế Bà mẹ và người nuôi dạy trẻ cần biết một rong các triệu chứng của tiêu chảy trẻ em thể nặng là :
- Thực hành về cách pha dung dịch ORS: biết / không biết
Trang 16- Những loại thức ăn mà các bà mẹ và người nuôi dạy trẻ cho trẻ kiêng ăn khi trẻ bị tiêu chảy: dầu ăn, dầu mỡ, thịt cá trứng sữa, tôm cua, rau quả, bột ngũ cốc, khác.
- Thực hành về việc tự sử dụng thuốc kháng sinh: có / không
- Thực hành về việc tự sử dụng thuốc cầm tiêu chảy: có / không
- Thực hành về về việc đưa trẻ đến cơ sở y tế: có / không
- Cơ sở y tế mà các bà mẹ và người nuôi dạy trẻ lựa chọn: bệnh viện trạm y tế, phòng khám tư, phòng khám đông y, y học cổ truyền, khác
- Các chỉ số
-Kiến thức về bệnh tiêu chảy bà mẹ và người nuôi dạy trẻ về bệnh tiêu
chảy: Áp dụng phỏng vấn 18 câu hỏi C(9, 10, 13, 14, 16, 17, 18 , 19, 20, 21, 22,
23, 25, 26, 27, 28, 29, 30) về kiến thức, hậu quả các xử trí khi trẻ bị tiêu chảy.+ Câu trả lời đúng : 01 điểm
+ Câu trả lời sai: 0 điểm
Đánh giá nội dung hiểu biết về bệnh tiêu chảy bà mẹ và người nuôi dạy được quy ước (tối thiểu là 17 tối đa 41 nên kiến thức tốt sẽ là lớn hơn mức trung bình và trả lời đc đúng 2 dấu hiệu tiêu chảy của YTTG)
+ Kiến thức tốt: 32- 41 điểm
+ Kiến thức chưa tốt:17-31 điểm
-Thái độ của bà mẹ và người nuôi dạy trẻ về bệnh tiêu chảy: Áp dụng phỏng
vấn 2 câu hỏi C(7,12)
+ Câu trả lời đúng : 01 điểm
+ Câu trả lời sai: 0 điểm
Đánh giá thái độ về bệnh tiêu chảy bà mẹ và người nuôi dạy trẻ được quy ước:+ Thái độ tốt: 32- 41 điểm
+ Thái độ chưa tốt:17-31 điểm
Trang 17-Thực hành của bà mẹ và người nuôi dạy trẻ có con bị tiêu chảy: Áp dụng
phỏng vấn 11câu hỏi D(1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11)
+ Câu trả lời đúng : 01 điểm
+ Câu trả lời sai: 0 điểm
Đánh giá thực hành về bệnh tiêu chảy bà mẹ và người nuôi dạy trẻ được quy ước:
+ Thực hành tốt: 18-23 điểm
+ Thực hành chưa tốt:12-17 điểm
5 Thu thập thông tin:
- Phương pháp phỏng ấn trực tiếp những hiểu biết về kiến thức dồng thời tìm hiểu thái độ của bà mẹ và người nuôi dạy trẻ đối với bệnh tiêu chảy ở trẻ em
- Quan sát và phỏng vấn trực tiếp về tình hình thực tế bệnh ttiêu chảy và việc phòng chống bệnh tiêu chảy của người được điều tra
- Định lượng phỏng vấn các đối tượng bằng bộ câu hỏi đã thiết kế sẵn
- Công cụ thu tập số liệu: sử dụng phiếu điều tra đã được thết kế sẵn dể thu thập
số liệu
- Người thu thập thông tin:
Điều tra viên (sinh viên), những người đã được tập huấn về kĩ năng cũng như thái độ trước khi tiến hành điều tra
- Kiểm soát sai lệch thông tin
Thiết kế bộ câu hỏi dễ hiểu
Người thu thập thông tin phải được tập huấn
Trang 18Để đảm bảo được tính đạo đức trong nghiên cứu, tất cả người tham gia nghiên cứu đều được thông báo, giải thích mục đích, nội dung, của nghiên cứu và đồng thời đồng ý tham gia nghiên cứu.
Nghiên cứu được thực hiện sau khi có sự cho phép của lãnh đạo địa phương nơicác đối tượng nghiên cứu sinh sống
Kết quả của nghên cứu chỉ có tính chất phục vu cộng đồng trọng công tác CSSK chứ không mang mục địch gì khác
Mọi thông tin đều được mã hóa và được giữ bí mật
6 Phân tích xử lý số liệu
Kết quả sẽ được phân tích trên phần mềm Epidata và SPSS
Kết quả số liệu sẽ được biểu thị dưới dạng tỉ lệ phần trăm, tỷ suất
Sử dụng các test thống kê, ᵪ2
Trang 19Chương 3KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1 Tình hình mắc tiêu chảy của trẻ em dưới 6 tuổi và một số yếu tố liên qua 1.1 Tình hình mắc tiêu chảy của trẻ em dưới 6 tuổi trong 2 tháng qua.
Bảng 1.1 Tình hình mắc tiêu chảy của trẻ em dưới 6 tuổi
Trang 201.2 Mối liên quan đến tiêu chảy của trẻ, người chăm sóc trẻ và giới, độ tuổi của trẻ
Bảng 1.2 Mối liên quan giữa giới tính của trẻ và bệnh tiêu chảy
Giới Mắc tiêu chảy
Không mắc tiêu
Ý nghĩathốngkê
Biểu đồ 1.2 Mối liên quan giữa giới tính của trẻ và bệnh tiêu chảy
Nhận xét: Tỷ lệ mắc tiêu chảy của bé trai là 5.26% Tỷ lệ mắc tiêu chảy của bé gái là 5.26% Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê ( P>0.05)
1.3.Mối liên quan đến độ tuổi của bà mẹ, người chăm sóc trẻ và bệnh tiêu chảy
Trang 21Bảng 1.3 Mối liên quan đến độ tuổi của bà mẹ, người chăm sóc trẻ và bệnh tiêu chảy
Trang 221.5 Mối liên quan đến tiêu chảy và hiểu biết của bà mẹ, người chăm sóc trẻ về bệnh tiêu chảy.
Bảng 1.5 Mối liên quan đến tiêu chảy và hiểu biết của bà mẹ, người chăm sóc trẻ về bệnh tiêu chảy với tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy
Hiểu biết Mắc TC
Không mắc
Ý nghĩathống kê
Trang 231.7 Mối liên quan giữa thực hành phòng bệnh tiêu chảy và bệnh tiêu chảy.
Bảng 1.7 Mối liên quan giữa thực hành phòng bệnh tiêu chảy và bệnh tiêu chảy
Tiêu chảy Mắc TC
Không mắc
Ý nghĩaThống kê
Nhận xét: không có mối liên quan giữa thực hành và phòng bệnh tiêu chảy
1.8 Mối liên quan về suy dinh dưỡng của trẻ và bệnh tiêu chảy
Bảng 1.8 Mối liên quan về suy dinh dưỡng của trẻ và bệnh tiêu chảy
Trang 24Biểu đồ 1.8 Mối liên quan giữa trẻ bị suy dinh dưỡng và mắc tiêu chảy.
1.9 Mối liên quan thói quen rửa tay của của bà mẹ, người chăm sóc trẻ và bênh tiêu chảy
Bảng 1.9 Mối liên quan thói quen rửa tay của của bà mẹ, người chăm sóc trẻ
và bênh tiêu chảy