Kiến thức của bà mẹ, người chăm sóc trẻ về bệnh tiêu chảy

Một phần của tài liệu Khảo sát kiến thức, thực hành về bệnh tiêu chảy ở trẻ em dưới 6 tuổi của các bà mẹ và người nuôi dạy trẻ tại phường Hương Long, thành phố Huế (Trang 37)

3.1.1. Kiến thức chung

Trong 57 bà mẹ, người chăm sóc trẻ thì có 9 người không thể xác định thế nào là tiêu chảy tỷ lệ 15.8%. Đa số các bà mẹ, người chăm sóc trẻ nắm được đủ 2 tiêu chuẩn chính theo định nghĩa của tổ chức Y tế Thế Giới, cụ thể có tới 48 người chiếm 84.2%. tỷ lệ này thấp hơn so với nghiên cứu của Võ Thị Sương năm 2012 là 95.6%, tỷ lệ bà mẹ, người chăm sóc trẻ không thể xác định thế nào là tiêu chảy chiếm 0.2%. qua kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho tahasy tiêu chảy là mọt bệnh phổ biến và người dân càng ngày càng nắm bắt chính xác hơn những thông tin tiêu chảy.

3.1.2. Kiến thức của bà mẹ, người chăm sóc trẻ về nguyên nhân của bệnh tiêu chảy

Sự hiểu biết của bà mẹ, người chăm sóc trẻ về nguyên nhân của bệnh là rất quan trọng, và đặc biết đó là những nguyên nhân có thể thay đổi được, nền tảng để

các bà mẹ, người chăm sóc trẻ có thể dựa vào đó thực hành các biện pháp phòng chống bệnh tật cho trẻ nói chung và tiêu chảy nói riêng.

Tỷ lệ bà mẹ, người chăm sóc trẻ biết về nguyên nhân của bệnh cao là 94.8%, tỷ lệ của bà mẹ, người chăm sóc trẻ không biết về nguyên nhân của bệnh là 5.2%. Qua đó thấy được của bà mẹ, người chăm sóc trẻ ngày càng quan tâm hơn về các vấn đề sức khỏe của con mình.

3.1.3. Kiến thức của bà mẹ, người chăm sóc trẻ về đường lây truyền của bệnh tiêu chảy

Một trong những mắc xích quan trọng góp phần chống lây lan trong cộng đồng chính là nắm được đường lây truyền của bệnh và khống chế nó. Đối với bệnh tiêu chảy cũng vậy nếu bà mẹ, người chăm sóc trẻ nắm được rõ về đường lây truyền thì sẽ giảm được sự lây lan cho những đứa con của họ và cộng đồng. Tỷ lệ bà mẹ, người chăm sóc trẻ trả lời đúng cho câu hỏi về đường lây truyền của bệnh có tỷ lệ vẫn chưa cao là 59.1%

3.1.4. Kiến thức của bà mẹ, người chăm sóc trẻ về dung dịch bù nước dùng cho trẻ tiêu chảy.

Tỷ lệ bà mẹ, người chăm sóc trẻ lựa chọn dung dịch ORS để bù nước cho trẻ tỷ lệ cao là 84.2%, tiếp đến là sử dụng nước cháo muối là 31.6%, nước muối đường là 29.8%. Mức độ ưu tiên trong sử dụng dung dịch để bù nước cho trẻ cũng tương tự như trong nghiên cứu của Võ Thị Sương tuy nhiên tỷ lệ sử dụng lại khác nhau. Theo kết quả nghiên cứu của Võ Thị Sương thì tỷ lệ bà mẹ, người chăm sóc trẻ lựa chọn dung dịch ORS để bù nước cho trẻ tỷ lệ cao là 84.2%, tiếp đến là sử dụng nước cháo muối là 45.7%. Kết quả cũng nói lên rằng càng ngày càng có nhiều bà mẹ, người chăm sóc trẻ thấy được hiệu quả của dung dịch ORS, ngoài ra các bà mẹ, người chăm sóc trẻ còn linh hoạt sử dụng các dung dịch thay thế phù hợp.

Kết quả của chúng tôi còn chỉ ra được tỷ lệ bà mẹ, người chăm sóc trẻ biết đến gói ORS là 94.7%, 5.3% tỷ lệ bà mẹ, người chăm sóc trẻ không biết đến gói ORS.

Trong đó tỷ lệ bà mẹ, người chăm sóc trẻ biết cách pha dung dịch ORS là 80.7%, và không biết là 19.3%.

Kết quả trên phản ánh một phần nổ lực của chương trình phòng chống tiêu chảy quốc gia (CDD), tuy nhiên với 5.3% tỷ lệ bà mẹ, người chăm sóc trẻ không biết đến gói ORS và một tỷ lệ lớn bà mẹ, người chăm sóc trẻ không biết cách pha dung dịch ORS thì truyền thông giáo dục sức khỏe cần phải chú ý nhắc nhở cho cán bộ y tế và cán bộ truyền thông hơn.

3.1.5. Kiến thức của bà mẹ, người chăm sóc trẻ về các dấu hiệu cần đưa trẻ tới cơ sở y tế khi trẻ bị tiêu chảy.

Kiến thức về vấn đề này rất quan trọng nếu bà mẹ, người chăm sóc trẻ không nắm được để kịp thời cần đưa trẻ tới cơ sở y tế thì có thể dẫn tới tử vong.

Tỷ lệ bà mẹ, người chăm sóc trẻ biết đến các dấu hiệu khi trẻ bị tiêu chảy cần đưa tới cơ sở y tế tỷ lệ cao là 100%, số bà mẹ, người chăm sóc trẻ dựa vào dấu hiệu thấy trẻ đi ngoài nhiều lần tỷ lệ cao là 84.2%, dấu hiệu tiếp theo mà bà mẹ, người chăm sóc trẻ dựa vào là trẻ có sốt tỷ lệ 43.9%.

3.1.6. Nguồn thông tin về phòng chống bệnh tiêu chảy của bà mẹ, người chăm sóc trẻ

Để nâng cao hiểu biết của bà mẹ, người chăm sóc trẻ về bệnh tiêu chảy thì phần quan trọng vẫn là nguồn cung cấp thông tin về bệnh.

Nguồn thông tin về bệnh tiêu chảy chiếm tỷ lệ cao là tivi, radio là 61.4%, nguồn tiếp nhận thông tin từ CBYT là 59.6%. qua đó thấy rằng phương tiện truyền thông ngày càng đóng va trò quan trọng trong công tác truyền thông giáo dục sức khỏe. Bên cạnh vai trò của các phương tiện đó thì vai trò của con người cũng góp phần đặc biệt quan trọng mà một tỷ lệ khá cao ở đây chính là CBYT, vai trò này còn thấy ở nhiều nghiên cứu khác. Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắm thì kết quả cho rằng nguồn cung cấp thông tin từ cán bộ y tế tương đối cao (88.3%).

3.1.7. Thực hành của bà mẹ, người chăm sóc trẻ về tiêu chảy 3.1.7.1. Thực hành về phòng bệnh

Tỷ lệ bà mẹ, người chăm sóc trẻ thực hành tốt về bệnh tiêu chảy tỷ lệ 84.2%, còn 15.8% bà mẹ, người chăm sóc trẻ chưa thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh cho trẻ. Kết quả này cũng tương đồng với một số nghiên cứu khác. Theo nghiên cứu của Võ Thị Sương thì tỷ lệ 52.6%, còn 47.4% bà mẹ, người chăm sóc trẻ chưa thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh cho trẻ. Số lượng bà mẹ, người chăm sóc trẻ nắm được nguyên nhân của bệnh cũng như thái độ đúng với bệnh chiếm một tỷ lệ rất cao cho nên tỷ lệ bà mẹ thực hành tốt về bệnh tiêu chảy cao như vậy cũng phù hợp với thực tế.

Một phần của tài liệu Khảo sát kiến thức, thực hành về bệnh tiêu chảy ở trẻ em dưới 6 tuổi của các bà mẹ và người nuôi dạy trẻ tại phường Hương Long, thành phố Huế (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w