Luận văn chỉ ra những vấn đề còn bất cập cần xử lý và các nguyên nhân chủ yếu. tham chiếu kinh nghiệm nước ngoài cũng như cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRẦN PHƯƠNG ĐÔNG
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU
QUỐC TẾ LAO BẢO – QUẢNG TRỊ
Chuyên ngành : Quản lý Công
Mã số : 60.34.04.03
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2016
Trang 2Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH
Người hướng dẫn khoa học: TS Lương Minh Việt
Phản biện 1:………
………
Phản biện 2:………
………
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, Học viện Hành chính
Địa điểm: Phòng …, Nhà A - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính
Số: 201 – Phan Bội Châu – TP Huế
Thời gian: vào hồi …… giờ …… tháng …… năm 2016
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa, hoạt động XNK hàng hóa thương mại có chiều hướng tăng nhanh, tỷ trọng kim ngạch XNK trong tổng sản phẩm quốc gia ngày càng lớn Chi cục Hải quan cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo thực hiện thủ tục, chế
độ kiểm tra, giám sát hàng hóa theo pháp luật hiện hành Trung bình hàng năm, Chi cục Hải quan cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo làm thủ tục XNK cho trên 480.000 tấn hàng hóa, kim ngạch XNK đạt khoảng
340 triệu USD; Hoàn thành thủ tục Hải quan cho khoảng trên 64.000 phương tiện vận tải XNC và khoảng 510.000 lượt hành khách XNC Lưu lượng hàng hóa và phương tiện XNC qua cửa khẩu ngày càng gia tăng với nhiều chủng loại, đa dạng về loại hình và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gian lận thương mại
Quản lý nhà nước đối với hàng hóa XNK, phương tiện vận tải XNC một cách có hiệu quả tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo là việc làm vô cùng có ý nghĩa nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương hàng hóa qua lại biên giới Đó cũng chính là lý do
mà tác giả chọn "Quản lý Nhà nước đối với phương tiện vận tải
xuất cảnh, nhập cảnh tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo – Quảng Trị" làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận văn
Trong nhiều năm qua đã có một số đề tài nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước đối với hàng hóa XNK thương mại nhưng chưa thấy một công trình tài liệu nào đề cập hay nghiên cứu một cách toàn diện, có tính hệ thống và cụ thể trong lĩnh vực quản lý nhà nước đối với phương tiện vận tải XNC nói chung và tại Chi cục Hải quan cửa
Trang 4khẩu Quốc tế Lao Bảo nói riêng Trong khi đó phương tiện vận tải đóng góp một phần không nhỏ trong việc thúc đẩy trao đổi thương mại của Việt Nam
3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của Luận văn
Mục đích:
Mục đích của Luận văn là làm rõ cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với phương tiện vận tải XNC tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo
Các mục tiêu nghiên cứu cụ thể bao gồm:
- Những vấn đề lý luận chung về quản lý nhà nước đối với phương tiện vận tải XNC
- Thực trạng quản lý nhà nước đối với phương tiện vận tải XNC tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo trong thời gian qua
- Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với phương tiện vận tải XNC tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo
Nhiệm vụ
- Hệ thống hóa có bổ sung và hoàn thiện luận cứ khoa học về
quản lý nhà nước đối với phương tiện vận tải XNC
- Đánh giá, phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với phương tiện vận tải XNC tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo từ năm 2011-2015
- Chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với phương tiện vận tải XNC tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo
- Đề xuất hệ thống giải pháp chủ yếu cần thực hiện để hoàn thiện quản lý nhà nước đối với phương tiện vận tải XNC tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo
Trang 54 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quản lý nhà nước đối với phương tiện vận tải XNC
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Chi cục Hải quan cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo
- Về thời gian: Đánh giá thực trạng thời kỳ 2011-2015 và đề xuất giải pháp thời kỳ 2016-2020
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận
Duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
Mác-Phương pháp nghiên cứu
Thống kê, tổng hợp, phân tích, diễn giải Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng phương pháp so sánh nhằm tạo ra những nét đặc thù của các giai đoạn khác nhau trong quản lý nhà nước đối với phương tiện vận tải XNC tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo Luận văn có sử dụng các thông tin, số liệu, tài liệu đã công bố trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài
6 Ý nghĩa luận và thực tiễn của Luận văn
Về mặt lý luận
- Hệ thống hóa luận cứ khoa học về quản lý nhà nước đối với
phương tiện vận tải XNC tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo
- Đưa ra phương hướng, giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với phương tiện vận tải XNC, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới hiện nay
- Tổng kết kinh nghiệm của Hải quan nước ngoài; đồng thời
Trang 6rút ra bài học thực tiễn cho việc nghiên cứu
Về mặt thực tiễn
Thứ nhất, Chỉ ra những vấn đề còn bất cập cần xử lý và các nguyên nhân chủ yếu; tham chiếu kinh nghiệm nước ngoài cũng như
cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với phương tiện vận tải XNC tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo
Thứ hai, Qua việc phân tích, đánh giá rút ra được bài học thực tiễn cho Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị, Chi cục Hải quan cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo trong quản lý nhà nước phương tiện vận tải XNC
Thứ ba, Kiến nghị, đề xuất với Tổng cục Hải quan, UBND tỉnh Quảng Trị, các Bộ, Ngành và Chính phủ về các nội dung chính sách cũng như các điều kiện, giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả cao nhất quản lý nhà nước đối với phương tiện vận tải XNC
7 Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục các bảng biểu, sơ đồ và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý nhà nước đối với phương
tiện vận tải XNC
Chương 2 Thực trạng quản lý nhà nước đối với phương tiện
vận tải XNC tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo giai đoạn 2011-2015
Chương 3 Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với
phương tiện vận tải XNC tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo
Trang 7Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH
1.1 Lý luận chung về phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh
1.1.1 Khái niệm về chung các loại hình vận tải và phương tiện vận tải 1.1.2 Khái niệm về phương tiện vận tải đường bộ
1.1.3 Khái niệm về phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh 1.l.4 Những đặc điểm chủ yếu của phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh
1.1.5 Vai trò của phương tiện vận tải, xuất cảnh, nhập cảnh đối vói sự phát triển đất nước
1.1.6 Sự cần thiết quản lý nhà nước đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh
Vận tải quốc tế đã và đang đóng góp tích cực trong sự phát triển của nền kinh tế quốc dân Tuy nhiên, để hoạt động này có hiệu quả thì phải có sự quản lý của nhà nước Cùng với việc tăng cường quản lý hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh cũng là một trong những đối tượng trong quản lý nhà nước về Hải quan, để phát huy vai trò cũng như tiềm năng của hoạt động quản lý phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, việc đổi mới, tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh cho phương tiện vận tải là rất cần thiết
1.2 Quản lý nhà nước đối với phương tiện vận tải XNC
1.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước đối với phương tiện vận tải XNC
Quản lý nhà nước đối với phương tiện vận tải XNC là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của Nhà nước và thông qua một
hệ thống các chính sách kinh tế với các công cụ kinh tế lên hệ thống
Trang 8các nghiệp vụ hải quan đối với phương tiện vận tải XNC nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực phát triển kinh tế, các cơ hội có thể có, để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế đã đặt ra
1.2.2 Hải quan là một tổ chức bộ máy quản lý nhà nước của Chính Phủ
Ngay từ khi mới khai sinh, nhà nước rất chú trọng quản lý bằng công cụ Hải quan Việc thành lập sở thuế quan và thuế gián thu theo sắc lệnh 27/Sl ngày 10/9/1945 đã xác định vai trò của nhà nước
về thuế quan, xác định vị trí của ngành Hải quan, một trong những công cụ của nhà nước cách mạng nhằm bảo vệ lợi ích, chủ quyền và
lý nói chung cần phát huy chức năng quản lý thường xuyên, chặt chẽ kịp thời đảm bảo việc xuất-nhập cảnh theo đúng pháp luật; và từ diễn biến thực tế, nhà nước không ngừng bổ sung, hoàn thiện luật pháp về xuất-nhập cảnh Các cơ quan quản lý phải xem xét mặt hiệu quả kinh
tế xã hội để xây dựng luật pháp, cơ chế quản lý, kiếm soát điều hành, điều tiết cho nhanh, phù hợp và có hiệu quả
1.2.4 Nội dung quản lý nhà nước đối với phương tiện vận tải XNC
- Ban hành các văn bản quản lý nhà nước đối với phương tiện vận tải XNC
Trang 9- Thực hiện các chính sách đối với phương tiện vận tải XNC
- Thực hiện các nghiệp vụ hải quan đối với phương tiện vận tải XNC
- Thực hiện việc kiểm tra, giám sát các hoạt động hải quan đối với phương tiện vận tải XNC
1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với phương tiện vận tải XNC
1.2.5.1 Chế độ, chính sách quản lý phương tiện vận tải XNC
Chế độ chính sách quản lý phương tiện vận tải XNC là tổng hợp các văn bản pháp luật quy định các loại hình XNC khác nhau nhưng có mối liên hệ mật thiết với nhau nhằm đảm bảo cho quản lý nhà nước được rõ ràng, không chồng chéo
1.2.5.2 Cơ cấu tổ chức hải quan
Cơ cấu tổ chức quản lý của cơ quan hải quan là một chỉnh thể gồm các đơn vị chủ quản, các đơn vị trực thuộc theo hệ thống thứ bậc
có chức năng, quyền hạn, trách nhiệm phù hợp với từng cấp, có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau, được bố trí thành từng cấp, từng khâu, thực
hiện chức năng tổ chức thực hiện pháp luật của Nhà nước và các quy
định khác của pháp luật có liên quan trên địa bàn hoạt động
1.2.5.3 Năng lực, trình độ của đội ngũ công chức hải quan
Con người luôn đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng
và thực thi chính sách Trình độ, năng lực của công chức hải quan không chỉ ảnh hưởng đến việc tham mưu, xây dựng chính sách quản
lý nhà nước mà còn quyết định hiệu quả hay không khi thực hiện chính sách đó
1.2.5.4 Phương tiện kỹ thuật của cơ quan hải quan
Mức độ trang bị phương tiện kỹ thuật của cơ quan Hải quan ảnh hưởng lớn đến hoạt động quản lý nhà nước đối với phương tiện vận tải XNC của cơ quan hải quan
Trang 101.2.5.5 Thái độ tuân thủ của người khai hải quan
Quản lý nhà nước đối với phương tiện vận tải XNC thuận lợi hay khó khăn còn phụ thuộc vào ý thức chấp hành pháp luật của người khai hải quan, nếu đa số người khai hải quan tuân thủ pháp luật tốt thì quá trình kiểm tra, giám sát sẽ dễ dàng hơn, thời gian thông quan hàng hóa sẽ nhanh hơn
1.2.5.6 Sự phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan
Quản lý nhà nước đối với phương tiện vận tải XNC liên quan đến nhiều lĩnh vực nên ngoài việc phối hợp trong nội bộ ngành đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng khác
1.2.5.7 Các Điều ước quốc tế
Trong xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế thì các quốc gia phải phối hợp với nhau trong chính sách thương mại quốc
tế Quản lý nhà nước đối với hàng hóa XNK và phương tiện vận tải XNC của mỗi quốc gia cũng gián tiếp chịu ảnh hưởng của quá trình hội nhập này
1.2.5.8 Lưu lượng, chủng loại phương tiện vận tải XNC
Quy luật cung cầu trên thị trường hàng hóa, xu hướng tiêu dùng hàng hóa, sự phát triển của khoa học công nghệ cũng như sự điều tiết
vĩ mô của Chính phủ sẽ làm cho lưu lượng, chủng loại hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu thay đổi kéo theo sự thay đổi các loại hình vận tải XNC cho phù hợp
1.2.5.9 Các nhân tố khác
Một là: Minh bạch hoá chính sách và các quy định của Hải quan Hai là: Hợp tác Hải quan - Doanh nghiệp:
Ba là: Chống buôn lậu, gian lận thương mại
1.3 Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hàng hóa và phương tiện vận tải ở nước ngoài và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Trang 111.3.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hàng hóa và phương tiện vận tải XNC
1.3.1.1 Ở Nhật Bản
1.3.1.2 Ở Thái Lan
1.3.1.4 Ở Mỹ
1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho quản lý nhà nước về hải quan
- Phải nhận thức việc áp dụng kỹ thuật QLRR là yêu cầu tất yếu của hải quan các nước trong xu thế hội nhập và phát triển
- Cần đảm bảo thông tin đầy đủ, đồng bộ
- Phải đẩy nhanh tiến trình hiện đại hóa hải quan
- Phải xây dựng tổ chức thực thi QLRR chuyên nghiệp
- Phải tạo căn cứ pháp lý đủ mạnh cho việc áp dụng QLRR
- Cần coi trọng công tác phối hợp liên ngành
Trang 12Chương 2:
TH C TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU QUỐC TẾ LAO BẢO
2.1 Đặc điểm Chi cục Hải quan cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo
Lao Bảo là điểm đầu của con đường xuyên Á, trục hành lang kinh tế Đông - Tây, nối từ Myamar (Đông Bắc Thái Lan) - Savanakhet (Lào) qua Lao Bảo, và từ Lao Bảo đến với các cảng biển miền Trung như: Cửa Việt, Vũng Áng, Chân Mây, Đà Nẵng ; Hơn nữa, nằm trên giao điểm của các huyết mạch giao thông quan trọng: quốc lộ 1A và đường sắt Bắc - Nam, đường Hồ Chí Minh , Lao Bảo
có tầm quan trọng đặc biệt với việc mở rộng thương mại khu vực phí Tây của tỉnh Quảng Trị, thông quan việc thành lập và phát triển khu kinh tế thương mại đặc biệt
Lao Bảo có diện tích 15.804 ha, dân số trên 45.000 người, trong
đó dân tộc kinh chiếm khoảng 86%, còn lại là dân tộc Văn kiều và Tà-ôi Địa hình tự nhiên của Lao Bảo có sông Xê Pôn ngăn cách biên giới giữa hai nước Lào- Việt Công dân Việt Nam sang Lào được miễn thị thực Visa, chỉ làm thủ tục xuất nhập cảnh theo quy định của mỗi nước bằng hộ chiếu hoặc giấy thông hành
Cặp cửa khẩu Lao Bảo ( Việt Nam) – Densavanh ( Lào) là cặp cửa khẩu đầu tiên được lựa chọn để thực hiện thí điểm về mô hình “ Kiểm tra một cửa, một điểm dừng” trong Hiệp định vận tải GMS của
các nước thuộc tiểu vùng sông Mêkông
2.2 Thực trạng phương tiện hàng hóa XNC tại CK Lao Bảo
2.2.1 Về phương tiện vận tải hành khách (du lịch)
Từ khi triển khai bước 4 mô hình “”một cửa một lần dừng”” vào tháng 01 năm 2015, lưu lượng phương tiện vận tải XNC vận chuyển
Trang 13hành khách từ Thái Lan qua Việt Nam và ngược lại qua cửa khẩu Lao Bảo tăng nhanh chóng, do nhu cầu và sự phát triển du lịch của các nước trong khu vực ngày càng được đẩy mạnh
2.2.2 Về phương tiện vận tải hàng hóa:
Nguồn hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài qua cửa khẩu Lao Bảo chủ yếu là lâm sản (gỗ các loại), khoảng sản (thạch cao, đồng)
và nông sản (trái cây, cà phê) từ Lào và Thái lan
Với điều kiện địa lý của nước bạn Lào không có cảng biển, hoạt động nhập khẩu xăng dầu từ nước ngoài vào thị trường Lào phục vụ cho hoạt động sản xuất và phát triển đất nước Lào qua cửa khẩu Lao bảo chiếm một lượng tương đối lớn và thường xuyên
Phương tiện chở hàng hóa xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam qua Lào trong thời gian gần đây cũng hết sức sôi động, phần lớn các khu vực Nam và Bắc Lào đang trong tiến trình xây dựng và phát triển, lượng nguyên vật liệu như xi măng, sắt thép để xây dựng cơ sở hạ tầng chủ yếu được nhập khẩu từ Việt Nam
2.2.3 Về phương tiện vận tải cá nhân, công vụ:
Các phương tiện vận tải cá nhân của cư dân 2 nước có chung đường biên giới sang tham viếng, du lịch và ký kết hợp tác làm ăn với nhau ngày càng nhiều Số lượng phương tiện cá nhân của cư dân biên giới và lượng xe công vụ tham gia hoạt động XNC ngày càng gia tăng đã góp phần làm sôi động hoạt động phương tiện vận tải XNC tại cửa khẩu trong thời gian qua
2.2.4 Về phương tiện tay lái nghịch:
Phương tiện tay lái nghịch của yếu là của Thái Lan chuyên chở hàng hóa thiết bị, vật tư vào Khu kinh tế thương mại Đặc biệt Lao bảo (VN) để phục vụ các dự án đầu tư
Tóm lại: