KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP CỦA NGƯỜI BỆNH TẠI KHOA KHÁM BỆNH CÁN BỘ, BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108 NĂM 2018.. LUẬN VĂN THẠC S[r]
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
NGUYỄN THỊ CÚC PHƯƠNG
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN ĐẾN TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ
TĂNG HUYẾT ÁP CỦA NGƯỜI BỆNH
TẠI KHOA KHÁM BỆNH CÁN BỘ,
BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108 NĂM 2018
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
Hà Nội - Năm 2018
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
NGUYỄN THỊ CÚC PHƯƠNG
Mã học viên: C00689
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN ĐẾN TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ
TĂNG HUYẾT ÁP CỦA NGƯỜI BỆNH
TẠI KHOA KHÁM BỆNH CÁN BỘ,
BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108 NĂM 2018
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ: 8720701
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS Phạm Trường Sơn
Hà Nội - Năm 2018
Trang 3ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp là một bệnh thường gặp trong lâm sàng, là
bệnh lý hay gặp nhất trong số các bệnh tim mạch, tần suất mắc bệnh
tăng huyết áp trên thế giới từ 5 đến 30% dân số Trên toàn thế giới
năm 2000 có khoảng 972 triệu người mắc bệnh tăng huyết áp và ước
tính đến năm 2025 sẽ có trên 1,5 tỷ người bị tăng huyết áp
Ở Việt Nam, tỉ lệ mắc bệnh tăng huyết áp khoảng 15%-19%
dân số Việc chẩn đoán và điều trị sớm bệnh tăng huyết áp còn gặp
nhiều khó khăn, ngay cả khi đã có chẩn đoán thì việc tuân thủ điều trị
và mức huyết áp kiểm soát thường không đạt yêu cầu Khi được điều
trị tích cực và hiệu quả bệnh tăng huyết áp sẽ làm giảm tỉ lệ tử vong;
nếu không điều trị đúng và đầy đủ, bệnh tăng huyết áp sẽ gây ra rất
nhiều biến chứng nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
người bệnh và trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội
Khoa Khám bệnh Cán bộ, Bệnh viện Trung ương Quân đội
108 có nhiệm vụ khám, chữa bệnh ngoại trú cho cán bộ cao cấp trong
Quân đội Đây là những đối tượng có tuổi đời khá cao nên tỷ lệ mắc
bệnh tăng huyết áp cũng như các yếu tố nguy cơ tim mạch kèm theo
cũng cao
Việc đánh giá kiến thức và thực hành điều trị của bệnh nhân
tăng huyết áp là vô cùng cần thiết để đưa ra các biện pháp hữu hiệu
nhằm kiểm soát điều trị huyết áp tốt hơn, giảm các biến chứng Chính
vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này với hai mục tiêu:
1 Mô tả thực trạng kiến thức và thực hành về tuân thủ
điều trị tăng huyết áp của người bệnh tại khoa Khám bệnh Cán bộ,
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2018
2 Đánh giá mức độ tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên
quan đến thực hành tuân thủ điều trị tăng huyết áp của người
bệnh tại địa điểm nghiên cứu
Trang 4CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tổng quan về tăng huyết áp
1.1.1 Định nghĩa huyết áp, tăng huyết áp
Huyết áp là áp lực máu lên thành mạch Huyết áp (HA) mà
chúng ta thường nói là HA động mạch, là áp lực của máu lên thành
động mạch đo được Khi tim co bóp, áp lực máu trong động mạch
lớn nhất, gọi là HA tối đa hay HA tâm thu Khi tim nghỉ, cơ tim giãn
ra tạo nên áp lực âm tính trong các buồng tim để hút máu về Lúc này
áp lực máu trong động mạch xuống thấp nhất, ta đo được HA tối
thiểu hay còn gọi là HA tâm trương HA được tính bằng mmHg
Tăng huyết áp (THA) khi HA tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc
HA tâm trương ≥ 90 mmHg
1.1.2 Cách đo huyết áp chuẩn
Dựa vào hướng dẫn của Phân Hội tăng huyết áp Việt Nam và
Việm Tim mạch Việt Nam; trong nghiên cứu này, học viên đưa ra
cách đo HA dựa trên các tiêu chí chính:
- Người bệnh nghỉ 5 phút trước khi đo
- Đặt cách tay/cổ tay ở vị trí ngang mức tim
- Quấn bằng hơi vừa phải
- Ngồi/nằm thư giãn/thả lỏng
- Không nói cười khi đo
- Khởi động đúng
- Đọc được chỉ số huyết áp/tần số tim
1.1.3 Phân loại tăng huyết áp
Có nhiều cách phân loại huyết áp khác nhau giữa các tổ chức,
nhưng theo WHO, 2003:
- Phân loại theo độ THA
- Phân loại theo giai đoạn THA
Trang 51.1.4 Tình hình bệnh tăng huyết áp
Tần suất THA là 28,7% ở Hoa Kỳ (2000); 22% ở Canada
(1992); 45,9% ở CuBa; 38,8% ở Anh (1998); 38,4% ở Thụy Điển
(1999), 27,2% ở Trung Quốc (2001); 24,7% ở Đông Nam Á; 20,5%
ở Thái Lan (2001); 26,6% ở Singapore (1998) Tại Việt Nam (2007)
có khoảng 6,85 triệu người bị THA, đến năm 2025 ước tính sẽ có
khoảng 10 triệu người Việt Nam bị THA
1.1.5 Gánh nặng bệnh tật và tử vong do tăng huyết áp gây ra
Từ năm 2000, WHO đã cho biết THA là một trong 10 nguyên
nhân gây tử vong và tàn tật hàng đầu, tương đương 7,5 triệu người
chết một năm và 64 triệu người sống trong tàn phế Hàng năm, tỷ lệ
tử vong do THA đều tăng
1.1.6 Nguyên nhân tăng huyết áp
Phần lớn THA ở người trưởng thành (90%) là không rõ
nguyên nhân (THA nguyên phát) hay còn gọi là THA vô căn Chỉ có
10% tìm thấy nguyên nhân THA
1.1.7 Các yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp
Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh THA như tiểu đường,
rối loạn lipid máu, tiền sử gia đình, tuổi cao, thừa cân, ăn mặn, uống
nhiều bia/rượu, hút thuốc lá/thuốc lào, ít vận động thể lực…
1.1.8 Biến chứng của tăng huyết áp
THA gây nhiều biến chứng trầm trọng, tác động đến nhiều cơ
quan trong cơ thể đặc biệt là tim mạch, não, thận, phổi, mắt, mạch
ngoại vi…
1.2 Điều trị tăng huyết áp
- Các biện pháp không dùng thuốc
- Điều trị THA bằng thuốc
Theo khuyến cáo, cần áp dụng tốt hai phương pháp điều trị là
điều chỉnh lối sống kết hợp với tuân thủ dùng thuốc điều trị
Trang 61.3 Tuân thủ điều trị tăng huyết áp
1.3.1 Khái niệm tuân thủ điều trị
Tuân thủ điều trị là mức độ mà bệnh nhân thực hiện theo các
hướng dẫn được đưa ra cho phương pháp điều trị
1.3.2 Thang đo tuân thủ điều trị
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp tự khai báo, sử dụng
bộ câu hỏi phỏng vấn của Morisky 8 (MAQ - Medication Adherence
Questionaire - Morisky 8)
1.4 Các nghiên cứu về kiến thức, thực hành và tuân thủ điều trị
tăng huyết áp
1.4.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài
Một trong những rào cản lớn nhất khiến tỷ lệ kiểm soát được
huyết áp không cao chính là do tuân thủ điều trị thấp Theo WHO, tỷ
lệ tuân thủ dùng thuốc trong điều trị bệnh THA ở các nước phát triển
đạt khoảng 50%, ở các nước đang phát triển, tỷ lệ này thấp hơn
1.4.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam
Tại Việt Nam, tỷ lệ thực hành tuân thủ điều trị bệnh THA
còn thấp, các nghiên cứu đánh giá tuân thủ điều trị THA tại Việt Nam
thường trên 4 yếu tố, đó là: tuân thủ dùng thuốc, tuân thủ thay đổi lối
sống, tuân thủ đi khám định kỳ và tuân thủ đo huyết áp tại nhà
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Người mắc bệnh THA (không phân biệt giới tính, tuổi, lĩnh
vực công tác) đang được theo dõi, điều trị ngoại trú tại Khoa Khám
bệnh Cán bộ, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Trang 7Tiêu chuẩn lựa chọn:
- Người mắc bệnh tăng huyết áp được chẩn đoán theo tiêu
chuẩn của Hội Tim mạch học Việt Nam năm 2015
- Người bệnh đồng ý tham gia nghiên cứu
Tiêu chuẩn loại trừ:
- Người bệnh không có khả năng trả lời phỏng vấn (người
bệnh có di chứng tai biến mạch máu não về ngôn ngữ, vận động; loạn
thần; sa sút trí tuệ)
- Người đang mắc các bệnh cấp tính, nhiễm trùng
- Người mắc các bệnh nặng khác kèm theo: suy gan nặng,
suy thận nặng, ung thư giai đoạn cuối
- Người bệnh không đồng ý tham gia nghiên cứu
2.1.2 Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2018
2.1.3 Địa điểm nghiên cứu
Khoa Khám bệnh Cán bộ, Bệnh viện TWQĐ 108
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích
2.2.2 Cỡ mẫu nghiên nghiên cứu và cách chọn mẫu
Cỡ mẫu nghiên cứu: áp dụng công thức:
Trong đó:
n = cỡ mẫu tối thiểu
Z (1-α/2) = 1,96 (độ tin cậy 95%)
p = 0,6 (tỷ lệ thực hành đạt theo nghiên cứu của Bùi Thị
Thanh Hòa)
d = 0,06 sai số tuyệt đối mong muốn
Thay vào công thức trên có n = 256, làm tròn là 300
Trang 8Cách chọn mẫu
Mỗi ngày làm việc phỏng vấn từ 10 đến 15 người bệnh, đến
khi đủ 300 người bệnh thì dừng lại
2.3 Biến số nghiên cứu và cách đánh giá
Các biến số nghiên cứu được xây dựng thành 4 nhóm:
- Nhóm biến về thông tin chung của đối tượng nghiên cứu
- Nhóm biến về kiến thức điều trị THA
- Nhóm biến về thực hành điều trị THA
- Nhóm biến về tuân thủ điều trị THA
Đánh giá kiến thức và thực hành theo thang điểm 1, mỗi câu
trả lời đúng được 1 điểm; tổng điểm là 25 điểm Người tham gia
nghiên cứu đạt ≥ 18 điểm thì được đánh giá đạt yêu cầu, chưa đạt khi
số điểm dưới 18 điểm
Đánh giá tuân thủ điều trị THA thông qua thang điểm
Morisky 8
2.4 Phương pháp thu thập số liệu
2.4.1 Công cụ thu thập số liệu
Đo lường kiến thức, thực hành của người bệnh về điều trị
THA được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp với bộ
câu hỏi thiết kế sẵn
2.4.2 Kỹ thuật thu thập số liệu
Chuẩn bị phiếu để phỏng vấn trực tiếp và ghi chép
2.4.3 Tổ chức thu thập số liệu
- Học viên trực tiếp phỏng vấn và ghi chép
- Tổng hợp, xử lý thống kê, phân tích và viết báo cáo kết quả
2.4.4 Xử lý và phân tích số liệu
Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0
2.5 Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu được thông qua Hội đồng Đạo đức Bệnh viện
Trung ương Quân đội 108 và Trường Đại học Thăng Long
Trang 92.6 Hạn chế của đề tài
Nghiên cứu về thực hành tuân thủ điều trị THA của người
bệnh chủ yếu dựa vào trả lời phỏng vấn mà không quan sát là một
hạn chế
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu tiến hành trên 300 người bệnh, gồm 251 nam
(83,67%) và 49 nữ (16,33%)
Tuổi thấp nhất là 40 tuổi, cao nhất là 94 tuổi; trung bình là 64
tuổi Có 71,67% số người tham gia nghiên cứu ở nhóm trên 70 tuổi
Tất cả người bệnh tham gia nghiên cứu có trình độ đại học trở
lên, trong đó 58,67% có trình độ sau đại học
Đối tượng đã nghỉ hưu chiếm 60%, cán bộ làm công tác lãnh
đạo, chỉ huy chiếm 25,33% Phần lớn người bệnh sống cùng gia đình
(75,33%), chỉ có 24,67% sống một mình
Nhóm người bệnh có khoảng cách từ nhà đến bệnh viện > 5
km chiếm số đông (82%); ít nhất là nhóm người bệnh có khoảng cách
từ nhà đến bệnh viện < 3 km (3,33%)
Đa số người bệnh được cán bộ y tế giải thích rõ về bệnh THA
và việc tuân thủ điều trị THA (87%)
Phần lớn người bệnh được người thân hỗ trợ trong điều trị bệnh
THA (44,67%), có 36,33% người bệnh tự làm mà không có sự hỗ trợ
Đa số người bệnh nhận được thông tin về chế độ điều trị THA
qua cán bộ y tế (98,33%); tiếp đó là qua ti vi, đài, báo (44,67%)
Đa số người bệnh tham gia nghiên cứu bị THA từ 1 đến 5 năm
(41%), ít hơn là nhóm người bệnh bị THA từ 5-10 năm (32%) và ít
nhất là nhóm người bệnh bị THA dưới 1 năm (2%)
Trang 10Phần lớn người bệnh đang ở giai đoạn THA độ 1 (54,67%);
tiếp đó là độ 2 (22%); thấp nhất là nhóm độ 3 (10,33%) Bên cạnh đó
có 13% người bệnh đạt huyết áp mục tiêu
Biến chứng về tim là nhiều nhất (35,6%); tiếp đến là biến
chứng về não (17,2%); biến chứng về mắt (7,6%) và thấp nhất là
biến chứng về thận (5,2%) Có 43,1% người bệnh chưa gặp bất cứ
biến chứng nào
3.2 Thực trạng kiến thức và thực hành điều trị tăng huyết áp của
đối tượng nghiên cứu
3.2.1 Kiến thức về điều trị tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu
- Kiến thức về giới hạn chỉ số THA: Tỷ lệ người tham gia
nghiên cứu biết chính xác chỉ số THA là 87%; còn 13% là không biết
hoặc hiểu sai về chỉ số THA
- Kiến thức về các yếu tố nguy cơ dẫn tới THA: Tỷ lệ người
bệnh cho rằng do tuổi cao chiếm 88,33%; ăn mặn (39,33%); di truyền
(26,67%); béo phì (24,33%) và thấp nhất là ăn thức ăn chứa/chế biến
từ mỡ động vật (11,67%)
- Kiến thức về điều trị THA: 69,33% người bệnh cho rằng có
thể phòng tránh được bệnh THA và 30,67% người bệnh cho rằng
không thể phòng tránh được bệnh THA
- Kiến thức về điều chỉnh lối sống trong điều trị THA: Việc
ăn nhạt được người bệnh quan tâm nhất (49%); tiếp đến là không để
thừa cân, béo phì (20%); hạn chế ăn mỡ động vật, hút thuốc lá/thuốc
lào (19,33%); lao động tay chân mức độ vừa phải (14,33%)
- Kiến thức về điều trị THA: 63,67% người bệnh hiểu
nguyên tắc điều trị THA là nên dùng thuốc và thay đổi lối sống;
người bệnh có kiến thức đúng khi dùng thuốc hạ áp là phải uống liên
tục, lâu dài (65,89%); 64,29% người bệnh hiểu rằng đo huyết áp định
kỳ là đo định kỳ hàng ngày, tuần/tháng
Trang 11- Kiến thức về biến chứng của bệnh THA: 97,33% người
bệnh biết rằng bệnh THA có thể dẫn đến biến chứng của bệnh tai
biến mạch máu não; trên 20% người bệnh biết đến các biến chứng
như suy tim, suy thận, mờ mắt và biến chứng về mạch máu
- Đánh giá kiến thức chung về điều trị THA: người bệnh có
kiến thức chung về điều trị tăng huyết áp đạt tương đối thấp (37%) và
có 63% người bệnh có kiến thức chưa đạt
3.2.2 Thực hành về điều trị THA của đối tượng nghiên cứu
- Thực hành khám sức khỏe và đo huyết áp định kỳ: Người
bệnh khám sức khỏe <3 tháng/lần là 42,33%, đi khám ≥3 tháng/lần là
21,67% và chỉ đi khám khi ốm là 36% Chỉ có 19% người bệnh thực
hiện đo huyết áp hàng ngày
- Thực hành chế độ ăn uống: Tỷ lệ người bệnh THA có hút
thuốc lá/thuốc lào nhưng hiện tại đã dừng cao nhất (55,67%), những
người chưa bao giờ hút là 23,0% và hiện tại vẫn hút là 21,33%; 35%
người bệnh không uống rượu/bia; 36,67% đôi khi có uống và 28,33%
vẫn đang sử dụng rượu/bia; 52,67% người bệnh dùng dầu ăn hoàn
toàn; 43,44% đang thay thế dần mỡ động vật bằng dầu ăn và chỉ có
4% thực hành sai là chỉ dùng mỡ động vật; 63,67% đã thực hành ăn
giảm muối
- Thực hành hoạt động thể dục thể thao và lao động: Có
100% người bệnh có thực hành hoạt động thể dục thể thao và lao
động thường xuyên hàng ngày; chỉ có 6,67% người bệnh hiếm khi
luyện tập
- Thực hành dùng thuốc điều trị THA: Có 71,67% người
bệnh thực hành uống thuốc điều trị THA liên tục, lâu dài; còn
28,33% người bệnh chỉ uống thuốc hạ áp khi huyết áp tăng cao
- Thực hành xử trí THA đột ngột và phòng tránh tai biến
mạch máu não: Có 35,67% người bệnh xử trí đúng khi bị THA đột
ngột là bình tĩnh nằm nghỉ ngơi, dùng thuốc hạ huyết áp xuống từ từ
Trang 12Không có người bệnh nào không biết phòng tai biến mạch máu não
Biện pháp thực hành chủ yếu là không để bị xúc động mạnh (40%);
tiếp theo là không tắm nước lạnh (18,33%)
- Đánh giá thực hành chung về điều trị THA: Tỷ lệ thực hành
chung về điều trị THA đạt ở người bệnh còn thấp (32,67%); đa phần
người bệnh thực hành chưa đạt (67,33%)
3.3 Mức độ tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên quan đến thực
hành tuân thủ điều trị THA của đối tượng nghiên cứu
3.3.1 Mức độ tuân thủ điều trị tăng huyết áp
- Thực hành tuân thủ uống thuốc hạ huyết áp: Tỷ lệ người
bệnh đã uống thuốc ngày hôm trước chiếm cao nhất (91,33%) Số
người bệnh đôi khi quên uống thuốc (66,67%); người bệnh cảm thấy
bất tiện khi phải tuân theo kế hoạch điều trị chiếm tỷ lệ cao (73%)
- Đánh giá chung mức độ tuân thủ dùng thuốc điều trị THA:
Người bệnh tuân thủ điều trị THA ở mức độ thấp chiếm tỷ lệ cao
(68,33%); tuân thủ mức độ trung bình là 29,67%; chỉ có 2% người
bệnh tuân thủ điều trị mức độ cao
3.3.2 Một số yếu tố liên quan đến thực hành tuân thủ điều trị THA
- Mối liên quan giữa thực hành tuân thủ điều trị THA với yếu
tố cá nhân: Nhóm tuổi dưới 70 có mức độ tuân thủ gấp 2,07 lần nhóm
tuổi trên 70; nhóm làm công tác lãnh đạo, chỉ huy có mức độ tuân thủ
cao hơn nhóm nghỉ hưu là 1,86 lần Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
- Mối liên quan giữa thực hành tuân thủ điều trị THA với yếu
tố môi trường, xã hội: Nhóm người bệnh sống cùng gia đình, nhóm
được người thân nhắc nhở, nhóm được tiếp cận trên 3 nguồn thông
tin hoặc có kiến thức về THA đạt có mức độ tuân thủ điều trị THA
cao hơn có ý nghĩa so với các nhóm khác
- Mô hình hồi quy logistic đa biến tìm yếu tố liên quan giữa
thực hành tuân thủ điều trị THA với yếu tố môi trường, xã hội: Kết
quả phân tích đa biến cho thấy, thực hành tuân thủ điều trị của người