1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG, KIẾN THỨC THÁI độ THỰC HÀNH và một số yếu tố LIÊN QUAN đến QUẢN lý CHẤT THẢI rắn y tế của cán bộ y tế tại VIỆN HUYẾT học TRUYỀN máu TRUNG ƯƠNG, năm 2017

189 261 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • ĐẶT VẤN ĐỀ

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

  • 1.1. Một số vấn đề cơ bản về chất thải y tế

  • 1.1.1. Định nghĩa

  • Chất thải y tế là chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của các cơ sở y tế, bao gồm chất thải y tế nguy hại, chất thải y tế thông thường và nước thải y tế [5].

  • Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố lây nhiễm hoặc có đặc tính nguy hại khác vượt ngưỡng chất thải nguy hại, bao gồm chất thải lây nhiễm và chất thải nguy hại không lây nhiễm [5].

  • Chất thải y tế thông thường bao gồm: chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn thông được phép thu gom phục vụ mục đích tái chế

  • Việc quản lý chất thải y tế cần tuân thủ các quy định có liên quan đến quản lý chất thải nguy hại nói chung và quản lý chất thải y tế nói riêng [4].

  • Quản lý chất thải y tế là quá trình giảm thiểu, phân định, phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải y tế và giám sát quá trình thực hiện.

  • Thu gom chất thải y tế là quá trình tập hợp chất thải y tế từ nơi phát sinh và vận chuyển về khu vực lưu giữ, xử lý chất thải y tế trong khuôn viên cơ sở y tế.

  • Vận chuyển chất thải y tế là quá trình chuyên chở chất thải y tế từ nơi lưu giữ chất thải trong cơ sở y tế đến nơi lưu giữ, xử lý chất thải của cơ sở xử lý chất thải y tế cho cụm cơ sở y tế, cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại tập trung hoặc cơ sở xử lý chất thải nguy hại tập trung có hạng mục xử lý chất thải y tế.

  • Xử lý ban đầu là quá trình khử khuẩn hoặc tiệt khuẩn các chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao tại nơi chất thải phát sinh trước khi vận chuyển tới nơi lưu giữ hoặc tiêu huỷ.

  • Xử lý và tiêu huỷ chất thải là quá trình sử dụng các công nghệ nhằm làm mất khả năng gây nguy hại của chất thải đối với sức khoẻ của con người và môi trường.

  • 1.1.2. Phân loại chất thải y tế

  • 1.1.2.1 Phân loại theo Tổ chức y tế thế giới (WHO)

  • Theo WHO, chất thải y tế được phân thành 8 loại:

  • - Chất thải nhiễm trùng: Là chất thải có chứa mầm bệnh như vi khuẩn, virut, ký sinh trùng với số lượng đủ để gây bệnh cho những người dễ bị cảm nhiễm, bao gồm các loại:

  • + Môi trường nuôi cấy từ phòng thí nghiệm.

  • + Chất thải từ phòng mổ, nhất là phòng mổ tử thi và bệnh nhân bị nhiễm trùng.

  • + Chất thải từ phòng cách ly bệnh nhân bị nhiễm trùng.

  • + Súc vật được tiêm, truyền trong phòng thí nghiệm.

  • + Dụng cụ hoặc vật tiếp xúc với bệnh nhân bị truyền nhiễm.

  • - Chất thải sắc nhọn: Có thể làm rách hoặc tổn thương da bao gồm: Bơm kim tiêm, dao mổ, bộ tiêm truyền...

  • - Thuốc thải loại: Bao gồm: Thuốc quá hạn, thuốc không dùng hoặc các loại vaccin, huyết thanh, kể cả chai, lọ đựng chúng...

  • - Chất thải có tính độc với tế bào: Có thể làm biến đổi gen, gây quái thai như các chất chống ung thư.

  • - Hóa chất: Có thể dưới dạng rắn, lỏng, khí, bao gồm:

  • + Hóa chất độc.

  • + Hóa chất có tính ăn mòn (PH<2 hoặc PH>12).

  • + Hóa chất dễ gây nổ.

  • - Rác chứa kim loại nặng, độc: Chất chứa kim loại như chì, thủy ngân, asen.

  • - Các bình chứa khí nén: Được dùng trong y tế dưới dạng khí như oxy, khí gây mê.

  • - Chất phóng xạ: Không thể phát hiện bằng các giác quan, chúng thường gây ảnh hưởng lâu dài (gây ion hóa tế bào) như tia X, tia α, tia β...[23].

  • 1.1.2.2. Phân loại theo Quy chế quản lý chất thải y tế của Bộ Y tế

  • Theo quy định về quản lý chất thải y tế được Bộ y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tại Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ban hành ngày 31/12/2015, chất thải trong các cơ sở y tế được chia thành 3 loại bao gồm: Chất thải lây nhiễm, chất thải nguy hại không lây nhiễm, chất thải thông thường. Tuy không phân thành 8 loại như WHO nhưng chất thải y tế cũng đã bao gồm tất cả 8 loại trên. Cụ thể như sau:

  • Chất thải lây nhiễm:

  • + Chất thải lây nhiễm sắc nhọn: Là chất thải có thể gây ra các vết cắt hoặc chọc thủng, có thể nhiễm khuẩn, bao gồm: Bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền, lưỡi dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ và các vật sắc nhọn khác sử dụng trong các loại hoạt động y tế.

  • + Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn: Là chất thải có thấm máu, thấm dịch sinh học của cơ thể và các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly.

  • + Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao bao gồm: Là chất thải phát sinh trong các phòng xét nghiệm như bệnh phẩm và dụng cụ đựng, dính bệnh phẩm.

  • + Chất thải giải phẫu: Bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể người; rau thai, bào thai và xác động vật thí nghiệm.

  • Chất thải nguy hại không lây nhiễm bao gồm:

  • + Hóa chất thải bỏ bao gồm hoặc có các thành phần nguy hại

  • + Dược phẩm thải bỏ thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất;

  • + Thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thủy ngân và các kim loại nặng;

  • + Chất hàn răng amalgam thải bỏ;

  • + Chất thải nguy hại khác theo quy định tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại

  • Chất thải y tế thông thường bao gồm:

  • + Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người và chất thải ngoại cảnh trong cơ sở y tế;

  • + Chất thải rắn thông thường phát sinh từ cơ sở y tế không thuộc Danh mục chất thải y tế nguy hại hoặc thuộc Danh mục chất thải y tế nguy hại quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này nhưng có yếu tố nguy hại dưới ngưỡng chất thải nguy hại;

  • + Sản phẩm thải lỏng không nguy hại.

  • 1.1.3. Nguy cơ của chất thải rắn y tế đối với sức khỏe

  • Sơ đồ 1.1: Tác động của chất thải y tế đối với sức khỏe và môi trường

  • 1.1.3.1. Những nguy cơ của chất thải nhiễm khuẩn

  • Các vật thể trong thành phần của chất thải rắn y tế có thể chứa đựng một lượng lớn tác nhân vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm [11], [12], [14]. Các tác nhân gây bệnh này có thể xâm nhập vào cơ thể con người thông qua các cách thức sau:

  • - Qua da (do trầy sước, vết cắt trên da...);

  • - Qua các niêm mạc (màng nhầy);

  • - Qua đường hô hấp (do xông, hít phải);

  • - Qua đường tiêu hóa.

  • Bảng 1.1: Những nguy cơ của chất thải nhiễm khuẩn [14].

  • Các dạng nhiễm khuẩn

  • Một số tác nhân gây bệnh

  • Chất truyền bệnh

  • Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa

  • Các vi khuẩn đường tiêu hóa: Samonella, Shigella, Vibrio cholera, trứng giun...

  • Phân và chất nôn.

  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp.

  • Vi khuẩn Lao, virus sởi, phế cầu khuẩn...

  • Nước bọt, chất tiết, đường hô hấp...

  • Nhiễm khuẩn mắt

  • Herpes

  • Chất tiết ở mắt

  • Nhiễm khuẩn da

  • Tụ cầu khuẩn

  • Mủ

  • Bệnh than

  • Trực khuẩn than

  • Chất tiết qua da

  • AIDS

  • HIV

  • Máu, dịch tiết từ đường sinh dục.

  • Nhiễm khuẩn huyết

  • Tụ cầu

  • Máu

  • Viêm gan A

  • Virus viêm gan A

  • Phân

  • Viêm gan B và C

  • Virus viêm gan B và C

  • Máu và dịch cơ thể.

  • (Nguồn: Lê Thị Tài và cộng sự (2006), Thực trạng quản lý chất thải tại các bệnh viện tỉnh Phú Thọ, Tạp chí nghiên cứu y học, Số 45,Tr.74)

  • 1.1.3.2. Nguy cơ các vật sắc nhọn

  • Các vật sắc nhọn không có những nguy cơ gây thương tích cho những người phơi nhiễm mà qua đó còn có thể truyền bệnh nguy hiểm. Theo số liệu thống kê tại Nhật Bản, nguy cơ mắc bệnh sau khi bị bơm kim tiêm bẩn xuyên qua da như sau: Nhiễm HIV là 0.3%, nhiễm viêm gan B là 3%, viêm gan C là 3 – 5% [14].

  • Ở Mỹ, tháng 6/19942009, trung tâm kiểm soát bệnh tật CDC đã phát hiện được 39 trường hợp mắc HIV/AIDS nghề nghiệp trong đó có 32 trường hợp bị bơm kim tiêm nhiễm khuẩn chọc qua da; 1 trường hợp do dao mổ cắt qua da, 1 trường hợp bị tổn thương do vỏ của ống thủy tinh [9]. Cũng theo nguồn số liệu này tình trạng nhiễm virut viêm gan có liên quan đến các tổn thương do vật sắc nhọn gây ra như sau:

  • Bảng 1.2: Nguy cơ các vật sắc nhọn

  • Nghề nghiệp

  • Số ca tổn thương do vật sắc nhọn (người/năm)

  • Số ca bị viêm gan (người/năm)

  • Điều dưỡng

  • 17.700 – 22.000

  • 56 – 96

  • Nhân viên xét nghiệm

  • 800 – 7.500

  • 2 – 15

  • Nhân viên vệ sinh bệnh viện

  • 11.700 – 45.300

  • 23 – 91

  • Kỹ sư của bệnh viện

  • 12.200

  • 24

  • Bác sỹ và nha sỹ của bệnh viện

  • 100 – 400

  • <1

  • Bác sỹ ngoài bệnh viện

  • 500 – 1.700

  • 1 – 3

  • Nha sỹ ngoài bệnh viện

  • 100 – 300

  • 5 – 8

  • Nhân viên phụ giúp nha sĩ ngoài bệnh viện.

  • 2.600 – 3.900

  • <1

  • Nhân viên cấp cứu ngoài bệnh viện

  • 12.000

  • 24

  • Nhân viên xử lý chất thải ngoài bệnh viện

  • 500 – 7.300

  • 1 – 15

  • (Nguồn: Lê Thị Tài và cộng sự (2006), Thực trạng quản lý chất thải tại các bệnh viện tỉnh Phú Thọ, Tạp chí nghiên cứu y học, Số 45,Tr.74)

  • Số liệu bảng 1.2 cho thấy, hầu hết các đối tượng nhân viên y tế đều bị tổn thương do vật sắc nhọn gây ra, các đối tượng liên quan, tiếp xúc trực tiếp với chất thải nhiều có tần số bị tổn thương cao hơn. Tỷ lệ nhiễm viêm gan B tập trung chủ yếu ở 2 đối tượng: Điều dưỡng, nhân viên vệ sinh bệnh viện.

  • 1.1.3.3. Nguy cơ của các chất thải hóa học và dược phẩm

  • Các chất thải hóa học có thể gây hại cho sức khỏe con người do các tính chất: ăn mòn, gây độc, dễ cháy, gây nổ, gây sốc hoặc ảnh hưởng đến di truyền. Các chất thải này thường chiếm số lượng nhỏ trong chất thải y tế, với số lượng lớn hơn có thể tìm thấy khi chúng quá hạn, dư thừa hoặc hết tác dụng cần vứt bỏ. Các chất này có thể gây nhiễm độc khi tiếp xúc cấp tính và mạn tính, gây ra các tổn thương như bỏng, ngộ độc. Sự nhiễm độc này có thể là kết quả của quá trình hấp thụ hóa chất hoặc dược phẩm qua da, qua niêm mạc, qua đường hô hấp hoặc qua đường tiêu hóa. Việc tiếp xúc với các chất dễ cháy, dễ ăn mòn, các chất gây phản ứng có thể gây nên những tổn thương tới da, mắt hoặc niêm mạc đường hô hấp. Các tổn thương hay gặp và phổ biến nhất là các vết bỏng.

  • Các chất khử trùng là những thành phần đặc biệt quan trọng của nhóm này, chúng thường được sử dụng với số lượng lớn và thường là những chất ăn mòn. Cũng cần phải lưu ý rằng, những loại hóa chất gây phản ứng có thể hình thành nên các hỗn hợp thứ cấp có độc tính cao[12].

  • 1.1.3.4. Nguy cơ của chất thải phóng xạ

  • Các chất thải phóng xạ có thể gây hại cho sức khỏe con người do có khả năng gây ảnh hưởng đến chất liệu di truyền. Ngoài ra, chất thải phóng xạ còn gây ra một loạt các triệu chứng: đau đầu, ngủ gà, nôn. Tiếp xúc với các nguồn phóng xạ có hoạt tính cao: các nguồn phóng xạ của các phương tiện chuẩn đoán (máy Xquang, máy chụp cắt lớp...) có thể gây ra tổn thương như phá hủy mô...

  • 1.1.4. Công nghệ xử lý chất thải rắn y tế

  • Nguyên tắc tiêu hủy rác thải y tế

  • - Yêu cầu xử lý chất thải rắn y tế: Chất thải rắn y tế phải được xử lý theo quy định, mỗi loại chất thải có những yêu cầu xử lý riêng nhưng toàn bộ chất thải rắn y tế nguy hại đều phải được quản lý và xử lý triệt để. Chất thải y tế thông thường xử lý như rác sinh hoạt.

  • - Yêu cầu chung xử lý chất thải rắn y tế nguy hại: Là làm cho chúng trở thành vô hại với sức khỏe con người và môi trường; giảm thiểu về số lượng; đáp ứng yêu cầu kinh tế và hiệu quả trong chu trình kinh tế - xã hội.

  • - Nguyên tắc thực hiện xử lý chất thải rắn y tế nguy hại: Không gây ô nhiễm thứ cấp, nằm trong quy định chung về quản lý và xử lý chất thải, đảm bảo đúng quy định luật bảo vệ môi trường [13], [14].

  • Công nghệ xử lý và tiêu hủy

  • - Công nghệ thiêu đốt: Sử dụng năng lượng từ các nhiên liệu để đốt rác, có thể xử lý được nhiều loại rác đặc biệt là chất thải lâm sàng. Phương pháp này làm giảm thiểu tối đa số lượng và khối lượng rác, đồng thời tiêu diệt hoàn toàn các mầm bệnh trong chất thải nhưng đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu khá cao và chi phí vận hành, bảo dưỡng tương đối tốn kém.

  • - Công nghệ khử khuẩn hóa học: Sử dụng một số hóa chất khử trùng (HClO, NaClO...) để tiêu diệt các mầm bệnh làm cho chất thải được an toàn về mặt vi sinh vật. Phương pháp này có chi phí đầu tư ban đầu thấp hơn, chi phí vận hành đắt tùy thuộc vào loại hóa chất và có thể gây ô nhiễm thứ cấp do một số hóa chất dư.

  • - Công nghệ xử lý nhiệt khô và hơi nước: Sử dụng nhiệt ẩm hoặc hấp khô để diệt khuẩn ở nhiệt độ 121 – 160. Chỉ áp dụng lượng chất thải rất nhỏ.

  • - Công nghệ vi sóng: Là một công nghệ mới, hiệu quả. Chi phí đầu tư ban đầu tương đối đắt nhưng sử lý bằng phương pháp này nhiều vật liệu có thể tái sử dụng.

  • - Công nghệ chôn lấp: Chi phí đầu tư ban đầu thấp, chi phí vận hành rẻ nhưng chỉ khi được phép và đảm bảo điều kiện tự nhiên như: diện tích rộng, đặc điểm thổ nhưỡng, đặc điểm nguồn nước ngầm, xa khu dân cư...

  • - Cố định chất thải: Cố định chất thải cùng với chất cố định như xi măng, vôi. Thông thường hỗn hợp gồm rác thải y tế nguy hại 65%, vôi 15%, xi măng 15%, nước 5% được trộn nén thành khối.

  • 1.2. Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế trên thế giới

  • Nghiên cứu về chất thải y tế đã được tiến hành ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển như: Anh, Mỹ, Nhật Bản, Canada...các công trình nghiên cứu quan tâm đến nhiều lĩnh vực như quản lý chất thải y tế (biện pháp giảm thiểu chất thải, biện pháp tái xử dụng, các phương pháp xử lý chất thải, đánh giá hiệu quả của các biện pháp xử lý chất thải...), tác hại của chất thải y tế đối với môi trường, biện pháp giảm thiểu tác hại của chất thải y tế và phòng chống tác hại của chất thải y tế đối với sức khỏe cộng đồng...Gần đây, nghiên cứu về chất thải y tế được quan tâm ở nhiều khía cạnh:

  • Sự đe dọa của chất thải nhiễm khuẩn tới sức khỏe cộng đồng.

  • Ảnh hưởng của nước thải y tế đối với việc lan truyền bệnh dịch trong và ngoài bệnh viện.

  • Những vấn đề liên quan của y tế công cộng với chất thải y tế.

  • Chất thải y tế nhiễm xạ với sức khỏe.

  • Tổn thương nhiễm khuẩn ở điều dưỡng, hộ lý và người thu gom rác, nhiễm khuẩn bệnh viện, nhiễm khuẩn ngoài bệnh viện đối với người thu nhặt rác, vệ sinh viện và cộng đồng.

  • - Nguy cơ phơi nhiễm với HIV, HBV, HCV ở nhân viên y tế... [14], [17].

  • Hiện nay trên thế giới đã có nhiều cơ quan quốc tế như IRPTC (tổ chức đăng ký toàn cầu về hoá chất độc tiềm tàng), IPCS (chương trình toàn cầu về an toàn hoá chất), WHO (Tổ chức Y tế thế giới)... xây dựng và quản lý các dữ liệu thông tin về an toàn hoá chất.

  • Tuỳ từng điều kiện kinh tế xã hội và mức độ phát triển khoa học kỹ thuật cùng

  • với nhận thức về quản lý chất thải mà mỗi nước có những cách xử lý chất thải của

  • riêng mình. Cũng cần nhấn mạnh rằng các nước phát triển trên thế giới thường áp

  • dụng đồng thời nhiều phương pháp để xử lý chất thải rắn, trong đó có chất thải rắn

  • nguy hại, tỷ lệ xử lý chất thải rắn bằng các phương pháp như đốt, xử lý cơ học, hóa/lý, sinh học, chôn lấp,... rất khác nhau. Qua số liệu thống kê về tình hình xử lý chất thải rắn của một số nước trên thế giới cho thấy rằng, Nhật Bản là nước sử dụng phương pháp thu hồi chất thải rắn với hiệu quả cao nhất (38%), sau đó đến Thụy Sỹ (33%), trong lúc đó Singapore chỉ sử dụng phương pháp đốt, Pháp lại sử dụng phương pháp xử lý vi sinh nhiều nhất (30%),... Các nước sử dụng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh nhiều nhất trong việc quản lý chất thải rắn là Phần Lan (84%), Thái Lan (84%), Anh (83%), Liên Bang Nga (80%), Tây Ban Nha (80%)[19].

  • * Hoạt động quản lý

  • Theo WHO [25], để đạt được những mục tiêu trong quản lý chất thải nguy hại các cơ sở y tế cần có những hoạt động cơ bản như:

  • - Đánh giá thực trạng phát sinh chất thải tại bệnh viện (khối lượng, thành phần).

  • - Đánh giá khả năng kiểm soát và các biện pháp xử lý chất thải.

  • - Thực hiện phân loại chất thải theo các nhóm.

  • - Xây dựng các quy trình, quy định để quản lý chất thải (nơi lưu giữ, màu sắc, đặc điểm các túi, thùng thu gom và nhãn quy định...).

  • - Nhân viên phải được tập huấn có kiến thức về quản lý chất thải và có các phương tiện bảo hộ đảm bảo an toàn khi làm việc.

  • - Các cơ sở y tế phải chiụ trách nhiệm về các hoạt động.

  • - Lựa chọn các biện pháp xử lý thích hợp.

  • 1.2.1.Thực trạng phát sinh chất thải y tế

  • Khối lượng chất thải y tế thay đổi theo từng khu vực địa lý, theo mùa và phụ thuộc các yếu tố khách quan khác như:

  • Cơ cấu bệnh tật, dịch bệnh.

  • Loại, quy mô bệnh viện.

  • Lượng bệnh nhân khám, chữa bệnh, tỷ lệ bệnh nhân nội và ngoại trú.

  • Điều kiện kinh tế, xã hội của khu vực.

  • Phương pháp và thói quen của nhân viên y tế trong việc khám, điều trị và chăm sóc.

  • Số lượng người nhà được phép đến thăm bệnh nhân...

  • Các số liệu thống kê cho thấy, khối lượng chất thải hàng năm thay đổi theo mức thu nhập như sau:

  • Nước có thu nhập cao:

  • + Chất thải bệnh viện nói chung: 1,2 – 12 kg/đầu người.

  • + Chất thải nguy hại: 0,4 – 5,5 kg/đầu người.

  • Nước có thu nhập trung bình:

  • + Chất thải bệnh viện nói chung: 0,8 - 6 kg/đầu người.

  • + Chất thải nguy hại: 0,3 – 0,4 kg/đầu người.

  • Nước có thu nhập thấp:

  • + Chất thải bệnh viện nói chung: 0,5 – 3 kg/đầu người.

  • Lượng chất thải thay đổi theo từng loại bệnh viện[11]. Với sự dao động từ 0,5 –8,7 kg/ngày đối với tổng lượng chất thải y tế và 0,1 – 1,6 kg /ngày đối với chất thải nguy hại (Bảng 1.3).

  • Bảng 1.3: Lượng chất thải phát sinh tại các nước trên thế giới

  • Tuyến bệnh viện

  • Tổng lượng CTYT (kg/giường bệnh/ngày)

  • Chất thải nguy hại (kg/giường bệnh/ngày)

  • Bệnh viện trung ương

  • 4,1 – 8,7

  • 0,4 – 1,6

  • Bệnh viện tỉnh

  • 2,1 – 4,2

  • 0,2 – 1,1

  • Bệnh viện huyện

  • 0,5 – 1,8

  • 0,1 – 0,4

  • (Nguồn: Đào Ngọc Phong (2007), Mô tả thực trạng ô nhiễm môi trường do chất thải y tế, các giải pháp xử lý chất thải y tế và triển khai mô hình quản lý chất thải y tế tại bệnh viện trung tâm y tế huyện, Đề tài NCKH cấp Bộ, Đại học y Hà Nội, Hà Nội)

  • 1.2.2. Quản lý chất thải rắn y tế

  • Theo tổ chức y tế thế giới [10], có 18 – 64% các cơ sở y tế chưa có biện pháp xử lý chất thải đúng cách. Tại các cơ sở y tế, 12,5% công nhân xử lý chất thải bị tổn thương do kim đâm xảy ra trong quá trình xử lý chất thải y tế. Tổn thương này cũng là nguồn phơi nhiễm nghề nghiệp, với máu phổ biến nhất, chủ yếu là dùng hai tay tháo lắp kim và thu gom tiêu hủy vật sắc nhọn. Có khoảng 50% số bệnh viện trong diện điều tra vận chuyển chất thải đi qua khu vực bệnh nhân và không đựng trong xe thùng có nắp đậy.

  • Theo H.Ô-ga-oa, cố vấn Tổ chức Y tế thế giới về sức khỏe, môi trường khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, phần lớn các nước đang phát triển không quản lý tốt CTYT, chưa có khả năng phân loại CTYT mà xử lý cùng với tất cả các loại chất thải. Từ những năm 90, nhiều quốc gia như Nhật Bản, Singapo, Australia, Newziland đã đi đầu trong công tác xử lý CTYT.

  • Ở các nước phát triển đã có công nghệ xử lý CTYT đáng tin cậy như đốt rác bằng lò vi sóng, tuy nhiên đây không phải là biện pháp hữu hiệu được áp dụng, vì vậy, các nhà khoa học ở các nước Châu Á đã tìm ra một số phương pháp xử lý chất thải khác để thay thế như Philipin đã áp dụng phương pháp xử lý rác bằng các thùng rác có nắp đậy; Nhật Bản đã khắc phục vấn đề khí thải độc hại thoát ra từ các thùng đựng rác có nắp kín bằng việc gắn vào các thùng có những thiết bị cọ rửa; Inđônêxia chủ trương nâng cao nhận thức trước hết cho các bệnh viện về mối nguy hại của CTYT gây ra để bệnh viện có biện pháp lựa chọn phù hợp.

  • 1.3. Thực trạng chung về quản lý chất thải rắn y tế tại Việt Nam

  • 1.3.1. Nhận định chung

  • Phần lớn các bệnh viện ở Việt Nam, quá trình thiết kế và xây dựng trong giai đoạn đất nước còn nghèo, trải qua chiến tranh lại chưa có nhận thức đúng nên đều không có phần xử lý chất thải đảm bảo quy định và ngày nay vấn đề này đã trở lên bức xúc, gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường bệnh viện và xung quanh bệnh viện gây ra sự không đồng tình của nhân dân mà các cơ quan báo chí, truyền hình đã phản ánh trong các phóng sự điều tra [11].

  • Hệ thống xử lý triệt để các loại chất thải y tế tại các bệnh viện còn thiếu nhiều. Việc thu gom và vận chuyển rác phế thải bệnh viện chủ yếu bằng phương pháp thủ công và chuyển rác ra các bể rác, thùng chứa rác hở, với thời gian lưu trữ chờ chuyển đi từ 1 đến 7 ngày. Thời gian này đủ để quá trình phân hủy chất thải diễn ra và gây ô nhiễm nghiêm trọng, nhất là trong điều kiện khí hậu nóng ẩm của Việt Nam. Thêm nữa, với sự tham gia của chuột, bọ, côn trùng và người bới rác đã làm tăng khả năng lây nhiễm, gây mất vệ sinh ngay tại bệnh viện và môi trường sống xung quanh.

  • Nhận thức của cộng đồng nói chung và nhân viên y tế nói riêng về những nguy cơ tiềm ẩn trong chất thải bệnh viện còn rất hạn chế do công tác giáo dục, tuyên truyền chưa được trú trọng đúng mức. Hiện tượng dân vào bới rác tại các hố rác của bệnh viện để thu nhặt ống nhựa, kim tiêm, găng tay phẫu thuật...để tái chế sử dụng lại diễn ra ở một số nơi là do thiếu quản lý chặt chẽ và chưa có quy trình xử lý rác triệt để.

  • Khả năng một số bệnh viện tự tìm kiếm nguồn tài chính là rất hạn chế, vì vậy phải lưu ý dành một phần vốn ngân sách (trung ương và địa phương), vốn vay dài hạn, ưu đãi, ODA và đầu tư xong sẽ được ghi bổ sung vào vốn tài sản cố định của các bệnh viện [11].

  • Chất thải thuộc các bệnh viện thuộc các thành phố thường được ký hợp đồng thu gom với các công ty môi trường đô thị hoặc được xử lý bằng các biện pháp đốt bằng các lò đốt thô sơ, không đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường hoặc ngâm Formaldehyde rồi tập trung chôn lấp tại các nghĩa trang hoặc trong các khuôn viên bệnh viện. Rất nhiều phế thải lây nhiễm, độc hại được xả trực tiếp ra bãi rác sinh hoạt của thành phố mà không qua bất kỳ một khâu xử lý cần thiết nào.

  • Thấy rõ được yêu cầu cấp thiết phải hoàn thiện công tác quản lý chất thải y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh của nghành, năm 1998 Bộ Y tế đã thành lập Ban chỉ đạo xử lý chất thải bệnh viện với nhiệm vụ giúp Bộ trưởng trong công tác chỉ đạo xây dựng, quy hoạch hệ thống xử lý chất thải bệnh trong phạm vi toàn quốc.

  • Ngày 27 tháng 8 năm 1999, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành “Quy chếT quản lý chất thải y tế” và Bộ Y tế trong thời gian qua đã tiến hành nhiều đợt tập huân, kiểm tra, đôn đốc thực hiện Quy chế này. Ngoài ra nhiều chương trình nghiên cứu thí điểm các lò đốt, chương trình xây dựng, quy hoạch tổng thể hệ thống các lò đốt trên toàn quốc đang được triển khai.

  • 1.3.2. Hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn tại các bệnh viện

  • Các nghiên cứu về chất thải tại Việt Nam

  • - Năm 1995, Đỗ Quốc Thái đã nghiên cứu tình hình quản lý chất thải tại 32 khoa/phòng của 7 bệnh viện tại Thái Bình và Hà Nam; Bùi Văn Tường, Nguyễn Tất Hà nghiên cứu về quản lý chất thải y tế tại 5 bệnh viện huyện ngoại thành Hà Nội (Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Từ Liêm).

  • - Năm 1996, Đào Ngọc Phong và cộng tác viên nghiên cứu về ô nhiễm môi trường và khả năng lây truyền bệnh do nước thải bệnh viện gây ra ở Hà Nội.

  • - Năm 1996, Nguyễn Thị Kim Thái nghiên cứu tình hình quản lý chất thải tại 14 bệnh viện lớn tại Hà Nội. Kết quả cho thấy, ngay tại thành phố Hà Nội công tác quản lý chất thải y tế cũng còn nhiều vấn đề tồn tại: Chưa có khâu phân loại rác ngay tại nơi phát sinh, chưa có biện pháp giảm thiểu, chưa có phương tiện để thu gom và phân loại rác theo một phương pháp thích hợp để giảm thiểu chi phí, nhân viên bệnh viện, nhân viên thu gom rác chưa được tập huấn những kiến thức cơ bản của việc phân loại rác bệnh viện, chưa nhận thức được đúng nguy cơ của chất thải y tế đối với sức khỏe và đời sống, chưa có kỹ năng và nghiệp vụ cần thiết. Các bệnh viện chưa có kế hoạch, dự kiến kinh phí hàng năm về xử lý rác thải, chưa có bộ phận chuyên trách về xử lý chất thải. Dây truyền công nghệ xử lý lạc hậu, thiếu nguồn kinh phí cần thiết [14].

  • - Năm 1998, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam tiến hành khảo sát, đánh giá hiện trạng quản lý chất thải của 80 bệnh viện trong cả nước, kết quả cho thấy lượng chất thải rắn phát sinh tại các tuyến như sau [10], [11]:

  • Bảng 1.4 : Lượng chất thải phát sinh tại các tuyến bệnh viện [11].

  • Tuyến bệnh viện (Kg/giường bệnh)

  • Tổng lượng CTYT

  • (Kg/giường bệnh)

  • CTYT nguy hại

  • (Kg/giường bệnh)

  • Bệnh viện trung ương

  • 0,97

  • 0,16

  • Bệnh viện tỉnh

  • 0,88

  • 0,14

  • Bệnh viện huyện

  • 0,73

  • 0,11

  • CHƯƠNG 1

  • TỔNG QUAN TÀI LIỆU

    • 1.1. Một số vấn đề cơ bản về chất thải y tế

      • 1.1.1. Định nghĩa

      • 1.1.2. Phân loại chất thải y tế

      • 1.1.3. Nguy cơ của chất thải rắn y tế đối với sức khỏe

      • 1.1.4. Công nghệ xử lý chất thải rắn y tế

    • 1.2. Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế trên thế giới

      • 1.2.1. Thực trạng phát sinh chất thải y tế

      • 1.2.2. Quản lý chất thải rắn y tế

    • 1.3. Thực trạng chung về quản lý chất thải rắn y tế tại Việt Nam

      • 1.3.1. Nhận định chung

      • 1.3.2. Hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn tại các bệnh viện

      • 1.3.3. Hiện trạng quản lý chất thải rắn tại Viện Huyết học – Truyền máu TW

  • (Nguồn: Đào Ngọc Phong (2007), Mô tả thực trạng ô nhiễm môi trường do chất thải y tế, các giải pháp xử lý chất thải y tế và triển khai mô hình quản lý chất thải y tế tại bệnh viện trung tâm y tế huyện, Đề tài NCKH cấp Bộ, Đại học y Hà Nội, Hà Nội)

  • - Báo cáo thực trạng công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện năm 2009 của Cục quản lý khám chữa bệnh cho thấy: Tổng lượng chất thải thông thường phát sinh trong một ngày của các bệnh viện của Sở Y tế là 104.227kg, trung bình là 0,76kg/giường bệnh/ngày, tổng lượng chất thải lây nhiễm cần được xử lý trong 1 ngày là 24.776kg, trung bình là 0,18kg/giường bệnh/ngày. Ngoài ra còn có các loại chất thải y tế nguy hại khác: chất thải hóa học, chất thải phóng xạ, bình áp suất [9].

  • 1.3.2.1. Phân loại chất thải bệnh viện

  • Đa số (81,25%) bệnh viện đã thực hiện phân loại chất thải ngay từ nguồn nhưng việc phân loại còn phiến diện và kém hiệu quả do nhân viên chưa được đào tạo. Việc phân loại chưa theo chuẩn mực như: Chưa tách vật sắc nhọn ra khỏi chất thải y tế, còn lẫn nhiều chất thải sinh hoạt vào chất thải y tế và ngược lại. Hệ thống ký hiệu, màu sắc của túi và thùng đựng chất thải trước khi ban hành Quy chế quản lý chất thải chưa thống nhất. Còn nhiều bệnh viện (45%) chưa tách riêng các vật sắc nhọn ra khỏi chất thải rắn y tế làm tăng nguy cơ rủi ro cho những người trực tiếp vận chuyển và tiêu hủy chất thải. Trong số bệnh viện đã tách riêng vật sắc nhọn, một số bệnh viện (11,4%) vật sắc nhọn chưa được thu gom vào các hộp đựng vật sắc nhọn theo đúng tiêu chuẩn quy định, còn lại đa số các bệnh viện (88,6%) thường đựng vào các vật tự tạo như chai truyền dịch, chai nhựa đựng nước khoáng...[11].

  • 1.3.2.2.Thu gom chất thải bệnh viện

  • Theo quy định, các chất thải y tế và chất thải sinh hoạt đều được hộ lý và y công thu gom hàng ngày ngay tại khoa phòng. Các đối tượng khác như bác sỹ, điều dưỡng/hộ sinh còn chưa được giáo dục, huấn luyện để tham gia vào các hoạt động quản lý chất thải y tế. Tình trạng chung là các bệnh viện không có đủ áo bảo hộ và các phương tiện bảo hộ khác cho nhân viên trực tiếp tham gia vào thu gom, vận chuyển và tiêu hủy chất thải [11].

  • 1.3.2.3. Lưu trữ chất thải bệnh viện

  • Hầu hết các điểm tập trung rác nằm trong khu đất bệnh viện, vệ sinh không đảm bảo, có nhiều nguy cơ gây rủi ro do vật sắc nhọn rơi vãi, nhiều côn trùng xâm nhập ảnh hưởng đến môi trường bệnh viện. Một số điểm tập trung rác không có mái che, không có rào bảo vệ, vị trí gần nơi đi lại, những người không có nhiệm vụ dễ xâm nhập. Chỉ có ít bệnh viện có nơi lưu giữ chất thải đạt tiêu chuẩn quy định [11].

  • 1.3.2.4. Vận chuyển chất thải ngoài cơ sở y tế

  • Nhân viên của công ty môi trường đô thị đến thu gom các túi chất thải của bệnh viện, hiện nay cả nhân viên bệnh viện làm nhiệm vụ thu gom, vận chuyển chất thải và nhân viên của công ty môi trường đô thị đều ít hoặc chưa được đào tạo, hướng dẫn về nguy cơ có liên quan đến việc thu gom, vận chuyển và tiêu hủy chất thải. Qua điều tra cho thấy, đa số các nhân viên bệnh viện không biết nơi tiêu hủy cuối cùng chất thải ở đâu, việc phối hợp liên ngành kém hiệu quả trong mọi công đoạn quy trình quản lý chất thải bệnh viện. Hiện nay mới có một vài công ty bước đầu nghiên cứu sản xuất phương tiện để thu gom và vận chuyển chất thải, tuy nhiên còn đang ở giai đoạn thí điểm chưa sản xuất đại trà. Các bệnh viện đã phân loại chất thải y tế và chất thải sinh hoạt tách riêng nhưng ở một số địa phương công ty môi trường đô thị từ chối vận chuyển chất thải y tế[11].

  • 1.3.2.5. Các phương pháp xử lý và tiêu hủy chất thải rắn y tế

  • Thiêu đốt chất thải rắn y tế

  • Trong những năm trước đây khi đầu tư xây dựng bệnh viện, chúng ta hoàn toàn chưa hạch toán đến khoản chi phí cho xử lý chất thải. Phần lớn các bệnh viện tự xây dựng lò đốt chất thải và không theo một thiết kế mẫu nào. Tình trạng chung của phần lớn các bệnh viện trong cả nước hiện nay là thiêu đốt chất thải y tế tại các lò đốt thủ công không có hệ thống xử lý khí thải kể cả những bệnh viện lớn có khối lượng chất thải y tế cần thiêu đốt đáng kể như bệnh viện Việt Đức ở Hà Nội [9]. Trong các lò đốt thủ công xây bằng gạch chất thải được đốt bằng củi hoặc dầu nên khói bụi mù mịt và mùi khó chịu thường tỏa ra khu dân cư. Hiện nay chúng ta đã có 2 lò thiêu đốt chất thải rắn y tế tập trung tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, với công nghệ nhập của nước ngoài. Thành phố Hồ Chí Minh cơ bản đã ổn định công tác xử lý chất thải bệnh viện nhờ có hệ thống quản lý thu gom năng động. Còn tại Hà Nội, sau 8 tháng thử nghiệm lò đã hoạt động tốt tuy vậy công suất của lò đốt này cũng chỉ giải quyết được 4 tấn/ngày so với nhu cầu của hàng chục bệnh viện tại thành phố là trên 12 tấn/ngày. Một số bệnh viện như viện Lao và bệnh Phổi, bệnh viện C Đà Nẵng, bệnh viện Vũng Tàu với sự giúp đỡ của công ty Wamed Engineering đã lắp đặt lò đốt chất thải y tế Hoval MZ2 của Thụy Sỹ có công nghệ hiện đại với nhiệt độ thiêu đốt có hiệu quả. Qua thời gian theo dõi trên 15 tháng của sở khoa học, công nghệ và môi trường Hà Nội lò đốt của viện Lao và bệnh Phổi đã thiêu đốt trên 10 tấn rác y tế nguy hại với kết quả tốt, đảm bảo an toàn về môi trường[14]. Tuy nhiên do số lượng chất thải nguy hại của viện Lao và bệnh Phổi ít (để tiết kiệm kinh phí, phần rác sinh hoạt của viện vẫn được xử lý theo hợp đồng với công ty môi trường đô thị) nên công suất thiêu đốt của lò chưa phát huy được tối đa gây lãng phí nhiên liệu và phương tiện. Một số bệnh viện như: bệnh viện 354, bệnh viện giao thông, viện bảo vệ sức khỏe trẻ em thực hiện thu gom chất thải nguy hại để đốt chung như một lò đốt của cụm bệnh viện. Vấn đề đặt ra là ai sẽ chịu trách nhiệm vận chuyển bằng phương tiện chuyên dụng và kinh phí sẽ được chia sẻ như thế nào.

  • Một số bệnh viện đã lắp đặt lò đốt hiện đại nhưng lại không hoạt động được vì vị trí đặt lò đốt gần nhà dân và khi vận hành không đúng kỹ thuật có khói đen và mùi bốc lên bị nhân dân phản đối do vậy không vận hành được (Bệnh viện Bạch Mai) hoặc hỏng chưa có phụ tùng thay thế (Bệnh viện hữu nghị đa khoa Nghệ An). Hầu hết các bệnh viện thiêu đốt chất thải bằng các lò đốt thủ công, không đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường. Cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu thống kê cụ thể nào về các loại lò đốt hiện đang hoạt động ở các bệnh viện ở Việt Nam và hiệu quả xử lý của các lò đốt thiết kế và chế tạo trong nước. Một vấn đề mà cả các nhà môi trường quan tâm là công nghệ xử lý dioxin tạo ra trong quá trình đốt được xử lý như thế nào.

  • Chôn lấp chất thải rắn y tế

  • Hầu hết ở các bệnh viện huyện, chất thải y tế được được chôn lấp tại các bãi rác công cộng hay chôn lấp trong một số khu đất của bệnh viện. Trường hợp chôn lấp trong bệnh viện, chất thải được chôn vào các hố đào và lấp đất lên, nhiều khi lớp đất phủ lên quá mỏng không đảm bảo vệ sinh.

  • Tại các bệnh viện không có lò đốt tại chỗ, bào thai, rau thai và bộ phận cơ thể bị cắt bỏ sau phẫu thuật được thu gom để đem chôn trong khu đất bệnh viện hoặc chôn trong nghĩa trang của địa phương. Nhiều bệnh viện gặp khó khăn trong việc tìm kiếm diện tích đất để chôn chất thải.

  • Vật sắc nhọn được chôn cùng với các chất thải y tế khác tại khu đất bệnh viện hay tại bãi rác công cộng, dễ gây rủi ro cho nhân viên thu gom, vận chuyển chất thải và cộng đồng.

  • Hiện nay còn một số bệnh viện chất thải nhiễm khuẩn nhóm A của các bệnh viện được trộn lẫn với chất thải sinh hoạt và được thải ra bãi rác của thành phố. Chất thải không được xử lý đặc biệt gì trước khi tiêu hủy [14].

  • 1.3.3. Hiện trạng quản lý chất thải rắn tại Viện Huyết học – Truyền máu TW

  • 1.3.3.1. Thông tin chung bệnh viện

  • Ngày 31/12/1984, Viện Huyết học Truyền máu trực thuộc Bệnh viện Bạch Mai được thành lập dựa trên Quyết định số 1531/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế. Tiền thân của Viện là Khoa huyết học và Truyền máu – Bệnh viện Bạch Mai và Phòng điều trị các bệnh về máu của Khoa Nội – Bệnh viện Bạch Mai sáp nhập lại. Việc thành lập Viện Huyết học – Truyền máu đánh dấu bước trưởng thành không ngừng của đội ngũ cán bộ chuyên khoa Huyết học – Truyền máu.

  • Viện Huyết học – Truyền máu TW là bệnh viện hạng I trực thuộc Bộ Y tế, Viện được giao 673 giường kế hoạch, tuy nhiên do số lượng dân cư đông, mô hình bệnh tật ngày càng phức tạp cùng với nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng cao, số lượng người bệnh đến khám và điều trị tại bệnh viện không ngừng gia tăng, công suất hoạt động của bệnh viện luôn đạt ở mức 110 - 120%[2]. Bệnh viện hiện có 735 cán bộ công nhân viên chức với tổng số 35 khoa phòng bao gồm: 10 phòng chức năng (phòng Kế hoạch tổng hợp, phòng Tổ chức hành chính, phòng Tài chính – Kế toán và phòng Điều dưỡng…), 9 khoa lâm sàng (Khoa Khám bệnh và điều trị ngoại trú; Khoa Ghép tế bào gốc; Khoa Điều trị Hemophilia; Khoa Thalassemia; Khoa Bệnh máu trẻ em; Khoa Bệnh máu tổng hợp I ; Khoa Bệnh máu tổng hợp II; Khoa Điều trị hóa chất; Khoa Dinh dưỡng); 9 khoa cận lâm sàng gồm: Khoa Vi sinh; Miễn dịch; Khoa Chống nhiễm khuẩn; Khoa Chẩn đoán hình ảnh; Khoa Dược; Khoa Đông máu; Khoa Sinh hóa; Khoa Huyết thanh học nhóm máu; Khoa Tế bào và Khoa Di truyền); 5 khoa khối Truyền máu: Khoa Lưu trữ và phân phối máu; Khoa Hiến máu và các thành phần máu; Khoa Xét nghiệm sàng lọc máu; Khoa Điều chế các thành phần máu; Khoa Vận động và tổ chức hiến máu.

  • Thành lập từ năm 2004, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do cơ sở vật chất chật chội; nguồn nhân lực còn thiếu trong khi nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong tăng cao. Được sự chỉ đạo sát sao, đầu tư kịp thời của Bộ Y tế, luôn chủ động khắc phục khó khăn, đoàn kết thống nhất, phấn đấu thực hiện tốt các chỉ tiêu, kế hoạch và nhiệm vụ được giao.

  • 1.3.3.2. Công tác quản lý chất thải rắn y tế tại Viện Huyết học – Truyền máu TW

  • Theo kết quả điều tra của khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn [3], số lượng chất thải rắn y tế phát sinh trung bình một tháng của bệnh viện như sau: Chất thải lây nhiễm 10.841kg/tháng, chất thải tái chế 625kg/tháng, chất thải thông thường là 16.000 kg/tháng. Thành phần và khối lượng các loại chất thải có sự khác nhau giữa các khoa phòng.

  • Hiện nay quy trình quản lý chất thải của Viện được thực hiện qua 5 giai đoạn chính: Phân loại, thu gom, lưu giữ , vận chuyển, và xử lý chất thải.

  • Phân loại chất thải: Tất cả các nhân viên trong Viện đều thực hiện phân loại các chất thải ngay sau khi chất thải y tế phát sinh, các chất thải này được đựng trong các dụng cụ, bao bì thu gom thích hợp. Vật sắc nhọn được cô lập đựng trong các hộp tiêm an toàn.

  • Thu gom chất thải: Hiện nay tại Viện, hoạt động thu gom chất thải của các khoa lâm sàng được tiến hành bởi các nhân viên vệ sinh công nghiệp thu gom. Để đảm bảo thu gom hết lượng chất thải, tất cả các khoa trong Viện đều được trang bị hệ thống các thùng thu gom có dung tích đủ lớn đảm bảo thu gom hết các loại chất thải trong ngày.

  • Lưu giữ chất thải: Các chất thải y tế được lưu giữ tại kho lưu giữ chung của Viện.

  • Vận chuyển chất thải: Sau khi thu gom tập trung về khu vực lưu giữ của Viện. Sau đó theo thời gian quy định, đơn vị xử lý chất thải được Viện thuê xử lý sẽ đến thu gom và vận chuyển chất thải về nơi xử lý tập trung và xử lý theo đúng quy định hiện hành.

  • Xử lý chất thải: Hiện nay Viện chưa có hệ thống xử lý chất thải rắn y tế do vậy việc xử lý chất thải được thực hiện bằng biện pháp ký hợp đồng với các công ty đủ chức năng xử lý chất thải như: Công tyty cổ phần dịch vụ vệ sinh môi trường Ngọc Minh xử lý chất thải thông thường; Công ty TNHH SX Thương mại dịch vụ nhựa Phúc Hậu xử lý chất thải tái chế; Công ty Cổ phầnp Môi trường đô thị và công nghiệp 10 – URECO xử lý chất thải y tế nguy hại để xử lý chất thải rắn y tế của Viện theo đúng quy định..

  • Sơ đồ 1.2: Sơ đồ quản lý chất thải rắn y tế Viện Huyết học – Truyền máu TW

  • Để thực hiện tốt công tác quản lý chất thải rắn y tế, Viện đã xây dựng hệ thống các quy trình, quy định quản lý, giao khoán việc mua bán các dụng cụ thu gom cho từng khoa, phòng. Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng Điều dưỡng, Ban kiểm tra bệnh viện thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện các hoạt động quản lý chất thải .

  • Hiện nay công tác quản lý chất thải của Viện đang tồn tại nhiều khó khăn: Nguồn kinh phí đầu tư cho công tác quản lý chất thải rắn y tế khá lớn. Ngoài các kinh phí đầu tư mua sắm các dụng cụ thu gom, vận chuyển thì kinh phí chi xử lý chất thải rắn của Viện ước tính khoảng 1.560.000.000 đồng/năm [1]. Nguồn kinh phí này chiếm tỷ trọng khá lớn trong danh mục các khoản chi của Viện. Bên cạnh đó vấn đề nhận thức và thực hành của cán bộ nhân viên y tế trong Viện về công tác quản lý chất thải còn nhiều hạn chế, sự phối hợp trong các khâu làm việc vẫn chưa tốt điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng các hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu trữ chất thải y tế. Công tác quản lý chất thải hiện nay chưa thực sự được quan tâm đúng mức, cơ chế đãi ngộ cho nhân viên quản lý chất thải chưa tương xứng với đặc thù công việc.

  • Chương 2

  • ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    • CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    • 2.1. Đối tượng tiến hành nghiên cứu

    • 2.2. Thời gian Đvà địa điểm và thời gian nghiên cứu

    • 2.3. Thiết kế nghiên cứu

    • 2.4. Cỡ mẫu và Phương pháp chọn mẫu:

    • 2.5. Phương pháp thu thập số liệu:

      • 2.5.1. Thu thập số liệu cho nghiên cứu định lượngThu thập số liệu thứ cấp

      • 2.5.2. Thu thập số liệu cho nghiên cứu định tính

    • 2.6. Xử lý và phân tích số liệu

    • 2.7. Cách đánh giá kiến thức, thực hành quản lý CTYT của NVYT

    • Bổ sung các phần sau:

    • Vấn đề đạo đức của nghiên cứu.

    • Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục

    • 2.8. Sai số, biện pháp không chế sai số

    • Sơ đồ 1.3. Khung lý thuyết: Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế và các yếu tố tác động

    • 2.9. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu

  • CHƯƠNG 3

  • : DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

    • 3.1. Thực trạng phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ chất thải rắn y tế

    • 3.2. Kiến thức – thái độ - và thực hành về phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải rắn của đối tượng nghiên cứu.

      • 3.2.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

      • Nhận xét:

      • 3.2.2. Kiến thức về phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý CTRYT của đối tượng nghiên cứu

      • 3.2.3. Thái độ đúng về phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý CTRYT của đối tượng nghiên cứu

      • 3.2.34. Thực hành về quản lý chất thải rắn của đối tượng nghiên cứu

    • 3.43. Các yếu tố liên quan đến hoạt động phân loại, thu gom chất thải rắnQLCTR

    • y tế

    • Bảng 3.16 : Mối liên quan giữa kiến thức quản lý chất thải với thông tin chung của đối tượng nghiên cứu

  • CHƯƠNG 4:

  • DỰ KIẾN BÀN LUẬN

    • 4.1. Thực trạng quản lý chất thải rắn tại Viện huyết học – Truyền máu TW

      • 4.1.1. Dụng cụ, trang thiết bị đựng, , thu gom, vận chuyển chất thải

      • 4.1.2. Thực trạng phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, vận chuyển chất thải rắn y tế tại Viện huyết học – Truyền máu TW

    • 4.2. Kiến thức, – thái độ - thực hành của nhân viên y tế về phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, lưu giữ chất thải rắn y tế

    • 4.3. MBàn luận mBàn luận một số yếu tố liên quan hoạt động phân loại, thu gom chất thải rắn y tế

    • 4.4. Hạn chế và ưu điểm của nghiên cứu

      • 4.4.1. Hạn chế của nghiên cứu

      • 4.4.2. Ưu điểm của nghiên cứu

  • CHƯƠNG 5:

  • DỰ KIẾN KẾT LUẬN

  • VÀ KHUYẾN NGHỊ

  • 5.1. Kết luận

  • 1. Thực trạng phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ chất thải rắn tại Viện

  • 2. Kiến thức , – thái độ - thực hành của NVYT về phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ chất thải

  • 3. Xác định các một số mối liên quan đến hoạt động phân loại, thu gom chất thải rắn y tế.

  • 5.2. Khuyến nghịDỰ KIẾN

  • KHUYẾN NGHỊ

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG NGUYỄN VĂN THANH Mã học viên: C00535 THỰC TRẠNG, KIẾN THỨC - THÁI ĐỘ - THỰC HÀNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ CỦA CÁN BỘ Y TẾ TẠI VIỆN HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU TRUNG ƯƠNG, NĂM 2017 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG CHUYÊN NGÀNH : Y TẾ CÔNG CỘNG MÃ SỐ : 60720301 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS TS Doãn Ngọc Hải Hà Nội – Năm 2017 MỤC LỤC Trang phụ bìa Bản cam đoan Mục lục Tóm tắt luận văn Danh mục ký hiệu, viết tắt, bảng, hình vẽ ĐẶT VẤN ĐỀ CHƯƠNG 18 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 18 1.1 Một số vấn đề chất thải y tế 18 1.1.1 Định nghĩa 18 1.1.2 Phân loại chất thải y tế 19 1.1.3 Nguy chất thải rắn y tế sức khỏe 21 1.1.4 Công nghệ xử lý chất thải rắn y tế 25 1.2 Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế giới 26 1.2.1 Thực trạng phát sinh chất thải y tế 28 1.2.2 Quản lý chất thải rắn y tế 29 1.3 Thực trạng chung quản lý chất thải rắn y tế Việt Nam 30 1.3.1 Nhận định chung 30 1.3.2 Hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn bệnh viện 31 1.3.3 Hiện trạng quản lý chất thải rắn Viện Huyết học – Truyền máu TW 36 CHƯƠNG 54 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 54 CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 54 2.1 Đối tượng tiến hành nghiên cứu 54 2.2 Thời gian Đvà địa điểm thời gian nghiên cứu 55 2.3 Thiết kế nghiên cứu 55 2.4 Cỡ mẫu Phương pháp chọn mẫu: 55 2.5 Phương pháp thu thập số liệu: 56 2.5.1 Thu thập số liệu cho nghiên cứu định lượngThu thập số liệu thứ cấp 56 2.5.2 Thu thập số liệu cho nghiên cứu định tính 57 2.6 Xử lý phân tích số liệu 57 2.7 Cách đánh giá kiến thức, thực hành quản lý CTYT NVYT 57 Bổ sung phần sau: 69 Vấn đề đạo đức nghiên cứu 69 Hạn chế nghiên cứu, sai số biện pháp khắc phục 69 2.8 Sai số, biện pháp không chế sai số 69 Sơ đồ 1.3 Khung lý thuyết: Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế yếu tố tác động 70 2.9 Vấn đề đạo đức nghiên cứu 71 CHƯƠNG 72 : DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 72 3.1 Thực trạng phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ chất thải rắn y tế 72 3.2 Kiến thức – thái độ - thực hành phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải rắn đối tượng nghiên cứu 76 3.2.1 Thông tin chung đối tượng nghiên cứu 76 3.2.2 Kiến thức phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý CTRYT đối tượng nghiên cứu 79 3.2.3 Thái độ phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý CTRYT đối tượng nghiên cứu 97 3.2.34 Thực hành quản lý chất thải rắn đối tượng nghiên cứu 99 3.43 Các yếu tố liên quan đến hoạt động phân loại, thu gom chất thải rắnQLCTR 102 y tế 102 Bảng 3.16 : Mối liên quan kiến thức quản lý chất thải với thông tin chung đối tượng nghiên cứu 102 CHƯƠNG 4: 108 DỰ KIẾN BÀN LUẬN 108 4.1 Thực trạng quản lý chất thải rắn Viện huyết học – Truyền máu TW 108 4.1.1 Dụng cụ, trang thiết bị đựng, , thu gom, vận chuyển chất thải 108 4.1.2 Thực trạng phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, vận chuyển chất thải rắn y tế Viện huyết học – Truyền máu TW 112 4.2 Kiến thức, – thái độ - thực hành nhân viên y tế phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, lưu giữ chất thải rắn y tế 118 4.3 MBàn luận mBàn luận số yếu tố liên quan hoạt động phân loại, thu gom chất thải rắn y tế 120 4.4 Hạn chế ưu điểm nghiên cứu 122 4.4.1 Hạn chế nghiên cứu 122 4.4.2 Ưu điểm nghiên cứu 123 DỰ KIẾN KẾT LUẬN 125 VÀ KHUYẾN NGHỊ 125 5.1 KẾT LUẬN 125 KHUYẾN NGHỊ 128 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu từ viết tắt NVYT QLCTR CTYT IRPTC IPCS WHO BYT BTNMT KSNK CTLN CTNH TW QĐ CTRYT TTLT PL TG VC LG TBG HC BM TNHH CP HCV HIV HBV AIDS IRPTC IPCS NCKH Nội dung Nhân viên y tế Quản lý chất thải rắn Công tác y tế Tổ chức đăng ký tồn cầu hố chất độc tiềm tàng chương trình tồn cầu an tồn hố chất Tổ chức Y tế giới Bộ y tế Bộ tài ngun mơi trường Kiểm sốt nhiễm khuẩn Công thải lây nhiễm Chất thải nguy hại Trung ương Quyết định Chất thải rắn y tế Thông tư liên tịch Phân loại Thu gom Vận chuyển Lưu giữ Tế bào gốc Hóa chất Bệnh máu Trách nhiệm hữu hạn Cổ phần Tổ chức đăng ký toàn cầu hóa chất độc tiềm tàng Chương trình tồn cầu an tồn hóa chất Nghiên cứu khoa học DANH MỤC BẢNG BẢNG 1.1: NHỮNG NGUY CƠ CỦA CHẤT THẢI NHIỄM KHUẨN [14] 23 BẢNG 1.2: NGUY CƠ CÁC VẬT SẮC NHỌN 23 BẢNG 1.3: LƯỢNG CHẤT THẢI PHÁT SINH TẠI CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 29 BẢNG 1.4: LƯỢNG CHẤT THẢI PHÁT SINH TẠI CÁC TUYẾN BỆNH VIỆN [11] 32 BẢNG 3.1: THỰC TRẠNG DỤNG CỤ, BAO BÌ THU GOM, PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN 72 BẢNG 3.2: THỰC TRẠNG PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN (N=56 CÂU HỎI)(N=56) 72 BẢNG 3.3: THỰC TRẠNG THU GOM CHẤT THẢI RẮN (N=56 CÂU HỎI) (N=56) 73 BẢNG 3.4: THỰC TRẠNG LƯU GIỮ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ (N=56 CÂU HỎI)(N=56) 74 BẢNG 3.5: THỰC TRẠNG VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN Y TẾ (N=56 CÂU HỎI)(N=56) 75 BẢNG 3.6: THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU (N=169 NGƯỜI) 76 BẢNG 3.7: KIẾN THỨC ĐÚNG VỀ PHÂN LOẠI CTRYT CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 79 3.2.3 KIẾN THỨC VỀ THU GOM CTRYT CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 82 BẢNG 3.8: KIẾN THỨC ĐÚNG VỀ THU GOM CTRYT CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 82 BẢNG 3.9: KIẾN THỨC ĐÚNG VỀ LƯU GIỮ CTRYT CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 85 BẢNG 3.10: KIẾN THỨC ĐÚNG VỀ VẬN CHUYỂN CTRYT 90 CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU (N=35 CÂU HỎI) 90 3.2.6 KIẾN THỨC XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 92 BẢNG 3.11: KIẾN THỨC ĐÚNG VỀ XỬ LÝ CTRYT CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 92 BẢNG 3.12: THÁI ĐỘ ĐÚNG VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CTRYT CỦA 97 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU (N= CÂU HỎI) 97 BIẾN SỐ 102 NỘI DUNG 102 KIẾN THỨC QLCT 102 OR 102 (CI 95%) 102 P 102 KHÔNG ĐẠT 102 ĐẠT 102 TUỔI 103 ≤ 40 103 13 103 (76,4%) 103 94 (61,9%) 103 P>0,05 103 > 40 103 103 (23,5%) 103 58 (38,1%) 103 17 103 152 103 NGHỀ NGHIỆP 103 HỘ LÝ, NVVS 103 103 (29,4%) 103 19 103 (12,5%) 103 P>0,05 103 ĐD 103 12 103 (70,5) 103 133 (87,5%) 103 17 103 152 103 THÂM NIÊN CÔNG TÁC 103 ≤ 10 NĂM 103 103 (41.2%) 103 100 (65,7%) 103 P 10 NĂM 103 10 103 (58,8%) 103 52 (34,2%) 103 HÌNH THỨC LAO ĐỘNG 103 HỢP ĐỒNG 103 103 (35,3%) 103 42 103 (27,6%) 103 P>0,05 103 BIÊN CHẾ 103 11 103 (64,7%) 103 110 103 (72,4%) 103 CHƯA TÌM THẤY MỐI LIÊN QUAN CÓ Ý NGHĨA THỐNG KÊ GIỮA KIẾN THỨC CÁC CHẤT THẢI LÂY NHIỄM VỚI CÁC YẾU TỐ: TUỔI, NGHỀ NGHIỆP, TRÌNH ĐỘ, HÌNH THỨC LAO ĐỘNG, P>0,05 104 CÓ MỐI LIÊN QUAN CÓ Ý NGHĨA THỐNG KÊ GIỮA KIẾN THỨC VỀ CÁC CHẤT THẢI LÂY NHIỄM VỚI THÂM NIÊN CƠNG TÁC NHỮNG NGƯỜI CĨ THÂM NIÊN CƠNG TÁC TRÊN 10 NĂM CĨ KIẾN THỨC KHƠNG ĐẠT CAO GẤP 2,08 LẦN NHỮNG NGƯỜI CÓ THÂM NIÊN CÔNG TÁC TỪ 10 NĂM TRỞ XUỐNG, P

Ngày đăng: 22/09/2019, 09:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w