1. Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống lao của người nhà bệnh nhân điều trị tại bệnh viện Phổi tỉnh Hà Tĩnh năm 2017. 2. Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống lao của đối tượng
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
BỘ MÔN Y TẾ CÔNG CỘNG
ĐẶNG THỊ HỒNG NHUNG
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN VỀ PHÒNG CHỐNG LAO
CỦA NGƯỜI NHÀ BỆNH NHÂN LAO TẠI BỆNH VIỆN PHỔI HÀ TĨNH NĂM 2017
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
HÀ NỘI – 2017
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
BỘ MÔN Y TẾ CÔNG CỘNG
ĐẶNG THỊ HỒNG NHUNG
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN VỀ PHÒNG CHỐNG LAO
CỦA NGƯỜI NHÀ BỆNH NHÂN LAO TẠI BỆNH VIỆN PHỔI HÀ TĨNH NĂM 2017
Chuyên ngành : Y tế công cộng
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học ThS Nguyễn Thị Huyền Trang
HÀ NỘI – 2017
Trang 3MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Tổng quan bệnh lao phổi 3
1.1.1Định nghĩa 3
1.1.2Vi khuẩn lao 3
1.1.3Đường lây 3
1.1.4Triệu chứng lâm sàng 3
1.1.5Phân loại 3
1.1.6Điều trị 4
1.1.7Hậu quả/ biến chứng 5
1.1.8Lao kháng thuốc 6
1.1.9Biện pháp phòng chống lây nhiễm lao 6
1.2 Dịch tễ học bệnh lao 7
1.2.1Trên thế giới 7
1.2.2Tại Việt Nam 8
1.2.3Tại Hà Tĩnh 9
1.3 Một số nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành đối với bệnh lao 10
1.3.1Trên thế giới 10
1.3.2Tại Việt Nam 11
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
2.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 12
2.2 Phương pháp nghiên cứu 12
2.2.1Thiết kế nghiên cứu 12
2.2.2Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 12
2.2.3Phương pháp thu thập thông tin 12
2.3 Biến số, chỉ số nghiên cứu 13
2.4 Biện pháp khống chế sai số 17
2.5 Xử lý và phân tích số liệu 17
2.6 Cách chấm điểm 18
Trang 42.6.1Kiến thức của đối tượng về phòng chống lao 18
2.6.2Thái độ của đối tượng về phòng chống lao 21
2.6.3Thực hành của đối tượng về phòng chống lao 21
2.7 Vấn đề đạo đức nghiên cứu 23
Chương 3 KẾT QUẢ 24
3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 24
3.2 Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống lao của người nhà bệnh nhân điều trị tại bệnh viện Lao và bệnh phổi tỉnh Hà Tĩnh 25
3.2.1Kiến thức phòng chống lao của người nhà bệnh nhân 25
3.2.2Thái độ về phòng chống bệnh lao 32
3.2.3Thực hành của đối tượng về phòng chống lao 33
3.3 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống Lao 36
3.3.1Một số yếu tố liên quan đến kiến thức về phòng chống lao của đối tượng 36 3.3.2Một số yếu tố liên quan đến thái độ của đối tượng 39
3.3.3Một số yếu tố liên quan đến thực hành PCL của đối tượng 42
Chương 4 BÀN LUẬN 46
4.1 Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống lao của người nhà bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh 46
4.1.1Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 46
4.1.2Kiến thức về bệnh lao của đối tượng nghiên cứu 46
4.1.3Thái độ về phòng chống lao của đối tượng nghiên cứu 48
4.1.4Thực hành về phòng chống lao của đối tượng nghiên cứu 49
4.2 Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành đúng về phòng chống lao của người nhà bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Phổi tỉnh Hà Tĩnh 50
4.2.1Một số yếu tố liên quan đến kiến thức về phòng chống lao 50
4.2.2Một số yếu tố liên quan đến thái độ về phòng chống lao 51
4.2.3Một số yếu tố liên quan đến thực hành về phòng chống lao 51
KẾT LUẬN 53
KHUYẾN NGHỊ 55
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
Trang 5DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Ước tính số mắc mới và tử vong do lao trên thế giới năm 2015 8
Bảng 1.2 Kết quả phát hiện bệnh nhân lao các thể tỉnh Hà Tĩnh năm 2011-2015 9
Bảng 2.1 Biến số, chỉ số nghiên cứu 13
Bảng 2.2 Sai số và cách khắc phục sai số 17
Bảng 2.3 Chấm điểm kiến thức về phòng chống lao 18
Bảng 2.4 Chấm điểm thái độ về phòng chống lao 21
Bảng 2.5 Chấm điểm thực hành về phòng chống lao 21
Bảng 3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 24
Bảng 3.2 Kiến thức của đối tượng về nguyên nhân, đường lây truyền bệnh lao 25
Bảng 3.3 Kiến thức của đối tượng về triệu chứng bệnh lao 26
Bảng 3.4 Kiến thức của đối tượng về những người dễ mắc lao 26
Bảng 3.5 Hiểu biết của đối tượng về thời gian chữa khỏi bệnh lao 28
Bảng 3.6 Hiểu biết của đối tượng về các nguyên tắc điều trị bệnh lao 29
Bảng 3.7 Kiến thức của đối tượng về hậu quả việc không tuân thủ nguyên tắc điều trị 29
Bảng 3.8 Kiến thức của đối tượng về các biện pháp phòng chống lao 30
Bảng 3.9 Đánh giá mức độ kiến thức đúng trong phòng chống bệnh lao 30
Bảng 3.10 Đặc điểm thái độ của đối tượng 32
Bảng 3.11 Đánh giá thái độ của đồi tượng đối với phòng chống lao 32
Bảng 3.12 Xử trí khi có người nhà mắc lao 33
Bảng 3.13 Thực hành của đối tượng để có kết quả điều trị tốt 34
Bảng 3.14 Thực hành của đối tượng về cách quản lý đờm 34
Bảng 3.15 Một sô thực hành của đối tượng về phòng chống lao 35
Bảng 3.16 Đánh giá về mức độ thực hành phòng chống lao 35
Bảng 3.17 Liên quan giữa nhóm tuổi, giới tính của đối tượng và kiến thức phòng chống bệnh lao 36
Trang 6Bảng 3.18 Liên quan giữa nghề nghiệp của đối tượng và kiến thức về phòng
chống lao 37
Bảng 3.19 Liên quan giữa trình độ học vấn và kiến thức phòng chống lao của đối tượng 38
Bảng 3.20 Liên quan giữa tình trạng kinh tế của đối tượng và kiến thức phòng chống lao 38
Bảng 3.21 Mối liên quan giữa truyền thông và kiến thức phòng chống lao 39
Bảng 3.22 Liên quan giữa nhóm tuổi, giới tính của đối tượng và thái độ phòng chống lao 39
Bảng 3.23 Liên quan giữa nghề nghiệp và thái độ phòng chống lao 40
Bảng 3.24 Liên quan giữa trình độ học vấn và thái độ của đối tượng về phòng chống lao 40
Bảng 3.25 Liên quan giữa tình trạng kinh tế và thái độ phòng chống lao 41
Bảng 3.26 Liên quan giữa truyền thông và thái độ phòng chống lao 41
Bảng 3.27 Liên quan giữa kiến thức và thái độ phòng chống lao 41
Bảng 3.28 Liên quan giữa nhóm tuổi, giới tính của đối tượng nghiên cứu và thực hành phòng chống lao 42
Bảng 3.29 Liên quan giữa nghề nghiệp và thực hành phòng chống lao của đối tượng 43
Bảng 3.30 Liên quan giữa trình độ học vấn và thực hành phòng chống lao của đối tượng 43
Bảng 3.31 Liên quan giữa tình trạng kinh tế và thực hành phòng chống lao của đối tượng 44
Bảng 3.32 Liên quan giữa truyền thông với thực hành phòng chống lao 44
Bảng 3.33 Liên quan giữa kiến thức và thực hành về phòng chống lao 44
Bảng 3.34 Liên quan giữa thái độ và thực hành phòng chống lao 45
Trang 7DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH
Biểu đồ 1.1 Kết quả điều trị khỏi bệnh nhân lao phổi AFB(+) mới và AFB(+)
tái phát 10
Biểu đồ 3.1 Kiến thức của đối tượng về yếu tố thuận lợi dễ mắc lao 27
Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ đối tượng cho rằng bệnh lao nguy hiểm 27
Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ đối tượng cho rằng bệnh lao có thể chữa khỏi 28
Biểu đồ 3.4 Nguồn tiếp nhận thông tin về bệnh lao 31
Hình 1.1 Ước tính tỷ lệ mắc mới bệnh lao năm 2015 7
Trang 8DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CBYT : Cán bộ Y tế PCL : Phòng chống lao
THPT : Trung học phổ thông WHO : Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)
Trang 9LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng đào tạo, Phòng công tác sinh viên và các Thầy Cô trường Đại học Thăng Long đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, rèn luyện, tu dưỡng tại trường
Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy Cô Bộ môn Y tế Công cộng, trường Đại học Thăng Long đã trang bị cho tôi kiến thức, đạo đức nghề nghiệp, phương pháp nghiên cứu và tư duy khoa học
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS Nguyễn Thị Huyền Trang, người đã nhiệt tình hướng dẫn tôi từ xác định vấn đề nghiên cứu, xây dựng công cụ đến thực hiện và phân tích kết quả để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
Tôi xin chân thành cảm ơn Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh và người nhà bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thu thập số liệu Đặc biệt, từ tận đáy lòng mình tôi xin chân thành cảm ơn gia đình đã cùng tôi chia sẻ những khó khăn và giành cho tôi những tình cảm chăm sóc quý báu
Hà Nội, tháng 04 năm 2017
Sinh viên
Đặng Thị Hồng Nhung
Trang 10LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:
Phòng Đào tạo Trường Đại Học Thăng Long
Bộ môn Y tế công cộng trường Đại học Thăng Long
Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp
Tên tôi là: Đặng Thị Hồng Nhung – sinh viên lớp SP26, chuyên ngành Y tế công cộng trường Đại học Thăng Long
Tôi xin cam đoan các số liệu trong khóa luận này là có thật và kết quả hoàn toàn trung thực, chính xác, chưa có ai công bố dưới bất kỳ hình thức nào
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này
Hà Nội, tháng 04 năm 2017
Đặng Thị Hồng Nhung
Trang 111
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh lao là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới trong nhiều năm, và là nguyên nhân thứ 2 gây tử vong do bệnh truyền nhiễm trên thế giới sau HIV/AIDS [27]
Theo WHO khoảng 1/3 dân số thế giới đã nhiễm lao, ước tính năm 2015, trên toàn thế giới có 10,4 triệu ca mắc mới, gần 2 triệu người tử vong do lao, 80 % bệnh nhân lao trên thế giới thuộc 22 nước có gánh nặng bệnh lao cao, 95 % số bệnh nhân lao và 98% trường hợp tử vong do lao thuộc các nước nghèo, chậm phát triển, đang phát triển [27]
Việt nam đứng thứ 12/22 nước có gánh nặng bệnh lao cao nhất toàn cầu và đứng thứ 14/27 nước có bệnh lao kháng thuốc cao và siêu kháng cao trong khu vực Tây – Thái Bình Dương, đồng thời đứng thứ 3 sau Trung Quốc và Philipines về số lượng bệnh nhân lao lưu hành cũng như bệnh nhân lao xuất hiện hàng năm Mỗi năm có khoảng 180.000 người mắc lao mới, 17.000 trường hợp tử vong do lao [27]
Hà Tĩnh là một tỉnh Bắc Trung Bộ với tỷ lệ mắc bệnh lao khá cao Qua khảo sát ban đầu tại Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh cho thấy hàng năm có khoảng hơn 1100 bệnh nhân mắc bệnh hô hấp phải nhập viện điều trị, chủ yếu là người mắc bệnh lao Một điều đáng quan tâm là thời gian từ lúc bắt đầu bị bệnh đến khi bệnh nhân đi khám tại bệnh viện, phát hiện bệnh lao là khá muộn Có nhiều lý do dẫn đến sự chậm trễ nói trên, trong đó người nhà bệnh nhân là những người thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân, đóng một vai trò rất quan trọng trong công tác phát hiện bệnh; giám sát, theo dõi quá trình điều trị cũng như phòng bệnh Hơn nữa trước đây chưa
có đề tài nghiên cứu nào đánh giá về kiến thức, thái độ, thực hành của người nhà
bệnh nhân, vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan về phòng chống lao của người nhà bệnh nhân lao điều trị tại bệnh viện Phổi Hà Tĩnh năm 2017” với hai mục tiêu:
1 Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống lao của người nhà
bệnh nhân điều trị tại bệnh viện Phổi tỉnh Hà Tĩnh năm 2017
Trang 122
Trang 133
1.1 Tổng quan bệnh lao phổi
1.1.1 Định nghĩa
Bệnh lao là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao gây ra, lao phổi là thể bệnh gặp nhiều nhất trong bệnh học lao, chiếm khoảng 80% tổng số bệnh nhân lao Lao phổi là nguồn lây vi khuẩn cho những người lành nhiều nhất, đặc biệt là những người xét nghiệm đờm soi kính trực tiếp có vi khuẩn AFB (+) Đây là nguồn chủ yếu làm cho bệnh lao tồn tại ở mọi quốc gia qua nhiều thế kỷ [5]
Vì vậy, trong nghiên cứu này chỉ đề cập đến bệnh lao phổi (khi nói tới bệnh
lao trong nghiên cứu này chỉ bao hàm khái niệm lao phổi)
1.1.2 Vi khuẩn lao
Năm 1882, Robert Koch (người Đức) đã tìm được nguyên nhân gây bệnh lao
là một loại trực khuẩn (Mycobacterium tuberculosis) bằng một phương pháp nhuộm
đặc biệt (nhuộm Ziehl Neelsen), sau còn gọi là trực khuẩn lao, viết tắt là BK (Bacillus de Koch) [5]
Trực khuẩn lao kháng lại cồn và axit ở nồng độ diệt được vi khuẩn khác Trực khuẩn lao sống được nhiều tuần trong đờm, trong rác ẩm và tối, chết ở nhiệt
độ 100oC/5 phút và dễ bị mất khả năng gây bệnh dưới ánh nắng mặt trời [8]
1.1.3 Đường lây
Vi khuẩn lao lây từ người sang người qua đường hô hấp Khi bệnh nhân lao phổi ho, hắt hơi hay khạc nhổ, họ đã phát tán vi khuẩn lao vào không khí Một người chỉ cần hít phải một lượng nhỏ vi khuẩn lao cũng sẽ nhiễm lao [18]
1.1.4 Triệu chứng lâm sàng
- Toàn thân: sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi đêm, chán ăn, mệt mỏi, gầy sút cân
- Cơ năng: ho, khạc đờm, ho ra máu, đau ngực, khó thở
- Thực thể: nghe phổi có tiếng bệnh lý (ran ẩm, ran nổ ) [13]
1.1.5 Phân loại
Theo kết quả xét nghiệm soi trực tiếp
Lao phổi AFB (+)
Lao phổi AFB (-)
Trang 144
- Theo tiền sử điều trị lao
Lao mới: bệnh nhân chưa bao giờ dùng thuốc hoặc mới dùng thuốc chống lao dưới 1 tháng
Lao tái phát: bệnh nhân đã được điều trị lao và được thầy thuốc xác định
là khỏi bệnh, hay hoàn thành điều trị nay mắc bệnh trở lại AFB (+)
Lao điều trị thất bại: bệnh nhân mới điều trị lần đầu, còn AFB (+) trong đờm từ tháng điều trị thứ 5 trở đi, phải chuyển phác đồ điều trị
Lao điều trị lại sau bỏ điều trị: Người bệnh không dùng thuốc trên 2 tháng liên tục trong quá trình điều trị, sau đó quay lại điều trị từ đầu với AFB (+) trong đờm
Chuyển đến: bệnh nhân được chuyển từ đơn vị khác đến để tiếp tục điều trị
Lao mạn tính: bệnh nhân vẫn còn vi khuẩn lao trong đờm sau khi đã dùng công thức tái trị có giám sát chặt chẽ việc dùng thuốc [13]
1.1.6 Điều trị
Từ năm 1994, WHO đưa ra chiến lược điều trị có kiểm soat trực tiếp DOTS (Directly Observed Treatment Short – Course), đó là chiến lược duuy nhất có hiệu quả để quản lý bệnh lao và đảm bảo là bệnh nhân được chaane đoán đúng, điều trị khỏi, rút ngắn thời gian lây truyền bệnh và tránh kháng thuốc [2]
Trong cơ thể người mắc bệnh lao có nhiều dân số trực khuẩn lao khác nhau:
- Nhóm trực khuẩn đang hoạt động và sinh sản: loại này có nhiều trong các hang lao, tức là các lỗ lủng trong phổi theo cách nói thông thường Nhóm này dễ bị thuốc kháng lao tiêu diệt
- Nhóm sinh sản chậm nằm trong các đại thực bào, khó bị tiêu diệt hơn
- Nhóm ngủ yên, sinh sản cực kỳ chậm, nằm rải rác trong các mô cơ thể Các vi khuẩn trong nhóm này không sinh sản nhưng vẫn sống Khi sức đề kháng của cơ thể suy yếu đi chúng sẽ hoạt động trở lại Nhóm này rất khó bị tiêu diệt
Mặt khác vi khuẩn lao có đặc điểm là có một số vi khuẩn tự nhiên có khả năng chống lại được thuốc kháng lao, gọi là kháng thuốc Số vi khuẩn càng đông càng có khả năng có nhiều vi khuẩn kháng thuốc [3]
Trang 15- Dùng thuốc đủ thời gian: theo giai đoạn tấn công (2-3 tháng làm giảm nhanh số lượng vi trùng kể cả những vi trùng đang ngủ, ngăn chặn đột biến kháng thuốc)và giai đoạn duy trì (4-6 tháng: tiêu diệt toàn bộ các vi trùng còn sót lại để tránh tái phát) [3]
b Các thuốc chống lao
Điều trị lao phổi phải phối hợp ít nhất 3 loại thuốc chữa lao Chương trình Chống lao Việt Nam quy định 5 loại thuốc chống lao thiết yếu là: Isoniazid (H), Rifampicin (R), Streptomycin (S) và Ethambutol (E) Thuốc cần bảo quản trong nhiệt độ mát, tránh ẩm Chương trình Chống lao chịu trách nhiệm cung cấp đầy đủ, liên tục thuốc chống lao có chất lượng [2]
c Phác đồ điều trị
Chương trình chống lao quốc gia ở nước ta đang thực hiện chữa lao theo các phác đồ của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và khuyến cáo của Hiệp hội chống lao quốc tế
- Phác đồ điều trị bệnh nhân lao mới: 2 SRHZ/ 6HE
- Đối với bệnh lao thất bại, tái phát: 2 SRHZE/ 1RHZE/ 5H3R3E3
- Đối với lao trẻ em: 2 RHZ/ 4RH [4]
1.1.7 Hậu quả/ biến chứng
Khi phát hiện và điều trị muộn, không những khó khăn trong việc điều trị mà còn để lại rất nhiều di chứng sau này
- Ho ra máu: máu có thể lượng ít, vừa hay nhiều Ho ra máu sét đánh là thể ho ra máu nguy hiểm vì có thể gây tử vong nhanh chóng
Trang 16- Kháng thuốc mắc phải: Là kháng thuốc ở bệnh nhân đã điều trị lao, nhưng do điều trị không đúng gây nên chủng kháng thuốc
- Kháng thốc ban đầu: Là kháng thuốc ở bệnh nhân khi báo cáo chưa dùng thuốc lao bao giờ (nhưng không xác định được chắc chắn)
- Kháng đa thuốc (MDR TB-Multi drug Rededtant TB): là kháng thuốc ở bệnh nhân có vi khuẩn lao kháng với cả 2 loại thuốc Rifampicin (R) và Isoniazid (H)
- Siêu kháng thuốc (XDR-TB: Extensively drug Resistant TB): là những trường hợp lao kháng đa thuốc có kháng thêm với bất cứ thuốc nào trong nhóm Quinolon và kháng với ít nhất một loại thuốc chống lao hàng dạng tiêm (Amikacin, Capreomycin hoặc Kanamyci) [12]
1.1.9 Biện pháp phòng chống lây nhiễm lao
Biện pháp dự phòng quan trọng nhất là “cắt đứt nguồn lây”, có nghĩa là phải phát hiện sớm những người bị lao phổi có AFB (+) và chữa khỏi cho họ Tuy nhiên bệnh lao là một bệnh có tính xã hội cho nên những biện pháp mang tính cộng đồng cũng rất quan trọng
Tiêm vắc xin HCG cho trẻ sơ sinh
Làm tốt công tác truyền thông và giáo dục sức khỏe cho mọi người Ai cũng hiểu được bệnh lao là một bệnh lây truyền qua đường hô hấp, có thể phòng và chữa khỏi hoàn toàn Qua đó có ý thức phòng bệnh bằng cách tăng cường sức khỏe, làm sạch và thông thoáng tốt môi trường sống
Trang 17Năm 2015, có khoảng 10,4 triệu người mắc lao mới trên toàn thế giới, trong
đó 5,9 triệu là nam giới (56%), 3,5 triệu phụ nữ (34%) và 1 triệu trẻ em (10%) Nhứng người đồng nhiễm lao/HIV chiếm khoảng 1,2 triệu ca mắc lao mới 1,8 triệu người tử vong vì căn bệnh này (bao gồm 400 nghìn người đồng nhiễm lao và HIV) [27]
Hình 1.1 Ước tính tỷ lệ mắc mới bệnh lao năm 2015 [27]
Trang 188
Số liệu cụ thể tại các khu vực được tổng hợp như sau:
Bảng 1.1 Ước tính số mắc mới và tử vong do lao trên thế giới năm 2015
(1)Tỷ lệ trên 100.000 dân (2) Bao gồm các trường hợp lao/HIV dương tính
Phần lớn bệnh nhân lao tập trung ở Đông Nam Á và Châu Phi Khu vực Châu Âu và Châu Mỹ là những khu vực có tỷ lệ bệnh nhân lao thấp
60% trường hợp mắc mới lao xảy ra ở 6 quốc gia: Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nigeria, Pakistan và Nam Phi Trên thế giới, tỷ lệ mắc lao giảm còn 1,5% từ năm 2014-2015 Điều này rất cần thiết cho việc đẩy nhanh tỷ lệ suy giảm mắc lao từ 4-5% cho đến năm 2020 [27]
Khoảng 480 nghìn người trên toàn thế giới mắc lao đa kháng thuốc TB) trong năm 2015 Gánh nặng MDR-TB chủ yếu rơi vào 3 quốc gia Trung Quốc,
(MDR-Ấn Độ và Liên bang Nga – chiếm gần một nửa số ca MDR-TB toàn cầu [27]
1.2.2 Tại Việt Nam
Chương trình Chống Lao quốc gia là một trong những công trình thành công nhất vè kết quả điều trị, với tỷ lệ điều trị thành công các ca bệnh lao AFB dương tính mới liên tục đạt trên 90% từ năm 1998 [19] Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đứng thứ
12 trong số 22 quốc gia trên toàn cầu chịu gánh nặng bệnh lao cao, thứ 14 trong 27 nước có gánh nặng bệnh lao đa kháng thuốc cao nhất thế giới [27]
Trang 199
Năm 2015, có khoảng 16.000 người tử vong vì lao, 100.780 trường hợp mắc lao mới và tái phát, tỷ lệ đa kháng thuốc trong số bệnh nhân mới là 4.1%, trong số người đã từng điều trị lao là 25%, ước tính có 5.200 bệnh nhân lao kháng thuốc trong năm 2015 Tỷ lệ có nhiễm HIV trong số người mắc lao được xét nghiệm là 4% [26]
Bảng 1.2 Kết quả phát hiện bệnh nhân lao các thể tỉnh Hà Tĩnh năm 2011-2015 [7]
Trang 20có 38.2% nhân viên y tế xử lí các trường hợp mắc lao một cách chính xác [22]
Nghiên cứu về kiến thức, thái độ và nhận thức nguy cơ về bệnh lao ở Hoa Kì của S M Marks, N Deluca, W Walton (năm 2008) cho thấy: 32% người được phỏng vấn biết bệnh lao có thể chữa được; 44% biết rằng bệnh lao được lây truyền qua đường không khí [23]
Nghiên cứu của A Thu, H Win tại một khu công nghiệp nhận thấy: 88% đối tượng biết cần xét nghiệm sàng lọc trước khi làm việc nhưng chỉ 14% thực hiện sàng lọc đó 33% đối tượng đồng ý sa thải công nhân bị mắc lao [20]
85,6 87,1
90,189,2
75,5
75,3
507090110
Trang 2111
Kết quả nghiên cứu của Satyanarayana G Konda ở đối tượng là bệnh nhân lao tại Ấn Độ cho thấy: 48,4% biết triệu chứng chính là ho lâu dài, 56,6% đối tượng biết bệnh lao lây truyền qua đường hô hấp [24]
1.3.2 Tại Việt Nam
Nghiên cứu của Nguyễn Việt Cồ, Hà Văn Như (1996) cho biết kiến thức về bệnh lao của cán bộ thôn bản, huyện Krongpa tỉnh Gia Lai còn rất hạn chế, chỉ có 23,8% biết về triệu chứng bệnh lao; 21,4% biết về nguyên nhân gây bệnh; cán bộ thôn bản có thành kiến rất nặng nề đối với bệnh lao: 80,1% sợ bệnh lao; 59,5% không dám nói chuyện với bệnh nhân lao [6]
Nghiên cứu của Huỳnh Bá Hiếu, Hoàng Xuân Thu và cộng sự về kiến thực, thái độ, niêm tin và thực hành về bệnh lao của người dân ở một số địa bàn dân cư Thừa Thiên Huế (2006) cho thấy trên ¾ người dân được phỏng vấn đều biết về nguyên nhân gây bệnh, đường lây truyền, triệu chứng của lao Tuy nhiên vẫn còn 22,7% người dân cho rằng bệnh lao là bệnh di truyền, thậm chí ở cả những người có trình độ trung cấp chuyên nghiệp, đại học và là cán bộ công chức, sinh viên Một số người còn kì thị đối với bệnh lao (38%) [11]
Nghiên cứu của Nguyễn Trọng Bài và cộng sự tại Cà Mau cho kết quả: 90% kiến thức tốt và khá tốt; 66,4% thái độ tốt và khá tốt; 87,3% thực hành tốt và khá tốt Có sự liên quan giữa kiến thức, thái độ PCL và các yếu tố: nghề nghiệp, địa bàn cư trú (phường/xã), thói quen nghe/xem chương trình sức khỏe Có sự liên quan giữa thực hành PCL với các yếu tố: nghề nghiệp, địa bàn sinh sống, trình độ học vấn [1]
Nghiên cứu của Trần Huy Nghĩa, Hoàng Bùi Bảo tại huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh cho kết quả: 81,1% đối tượng biết triệu chứng chính của bệnh lao là ho có đàm kéo dài trên 2 tuần; các biện pháp PCL: phát hiện và điều trị sớm (81,8%), tiêm vaccin BCG cho trẻ sau khi sinh ra (55,0%) [15]
Trang 2212
2.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Đối tượng: Người nhà bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh
- Tiêu chuẩn chọn:
Đồng ý tham gia nghiên cứu
Có khả năng cung cấp thông tin
- Tiêu chuẩn loại trừ:
Không đồng ý tham gia nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh, phường Thạch Quý, thành phố
Hà Tĩnh
Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh là bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh, thực hiện nhiệm vụ khám chữa bệnh chuyên khoa lao và bệnh phối; quản lý, chỉ đạo hoạt động phòng chống lao và bệnh phổi trong toàn tỉnh Bệnh viện có quy mô 100 giường bệnh; năm 2016, bệnh viện thu dung điều trị nội trú cho hơn 1100 bệnh nhân và gần 300 bệnh nhân ngoại trú
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 12/2016 đến tháng 03/2017
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích
2.2.2 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
a Cỡ mẫu: n=149
b Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu thuận tiện
Chọn toàn bộ người nhà của bệnh nhân đang điều trị lao phổi nội trú tại Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh, mỗi bệnh nhân một người nhà
2.2.3 Phương pháp thu thập thông tin
- Công cụ điều tra: Bộ câu hỏi bao gồm 32 câu hỏi, kéo dài khoảng 15-20 phút, được thiết kế đơn giản, dễ hiểu
- Phương pháp thu thập thông tin: phỏng vấn trực tiếp người nhà bệnh nhân đang điều trị lao phổi tại bệnh viện Phổi Hà Tĩnh bằng bộ câu hỏi thiết kế sẵn
Trang 2313
2.3 Biến số, chỉ số nghiên cứu
Bảng 2.1 Biến số, chỉ số nghiên cứu
Mục tiêu Biến số Định nghĩa biến
Thông tin chung Giới tính Nam, nữ Tỷ lệ % nam, nữ
Tuổi
Tính theo năm dương lịch và được chia thành các nhóm tuổi < 30, 31-45, 46-59, ≥ 60
Tỷ lệ % theo nhóm
tuổi
Dân tộc Dân tộc Kinh và
dân tộc khác Tỷ lệ % dân tộc
Nghề nghiệp Nghề hiện tại đang
làm của đối tượng Tỷ lệ % theo nghề
Trình độ học vấn
Tính theo cấp học cao nhất của đối tượng và phân thành 2 nhóm từ THPT trở xuống và trên THPT
Tỷ lệ % theo trình
độ học vấn
Tình trạng kinh tế
Tình trạng kinh tế hiện tại của đối tượng, phân theo 2 nhóm: nghèo và không nghèo
Tỷ lệ % hộ nghèo, cận nghèo
Đường lây truyền Đường lây truyền
bệnh lao
Tỷ lệ % đối tượng biết nguồn lây
Triệu chứng bệnh lao phổi
Các triệu chứng của bệnh lao phổi
Tỷ lệ % đối tượng biết triệu chứng bệnh lao
Trang 2414
Bệnh nguy hiểm
Theo đối tượng, bệnh lao có nguy hiểm không
Tỷ lệ % đối tượng cho rằng bệnh lao nguy hiểm
Yếu tố thuận lợi dễ mắc lao
Các yếu tố thuận lợi mà đối tượng cho rằng dễ mắc
lao
Tỷ lệ % đối tượng biết yếu tố thuận lợi dễ mắc lao
Đối tượng dễ mắc
lao
Những người dễ mắc lao
Tỷ lệ % đối tượng biết những người nào dễ mắc lao
Chữa khỏi bệnh
lao
Theo đôi tượng bệnh lao có thể chữa khỏi không
Tỷ lệ % đối tượng cho rằng bệnh lao chữa khỏi
Thời gian điều trị
Thời gian điều trị bệnh lao kéo dài trong bao lâu
Tỷ lệ % đối tượng biết thời gian điều trị bệnh lao
Nguyên tắc điều trị
Những nguyên tắc cần phải tuân thủ trong quá trình điều trị
Tỷ lệ % đối tượng biết nguyên tắc điều trị
Hậu quả nếu không tuân thủ nguyên tắc điều trị
Hậu quả xảy ra khi không tuân thủ nguyên tắc điều trị
Tỷ lệ % đối tượng biết hậu quả
PCL
Nguồn tiếp nhận thông tin về bệnh
lao
Đối tượng tiếp nhận các thông tin
về bệnh lao qua nguồn nào
Tỷ lệ % các nguồn thông tin mà đối tượng tiếp nhận
Trang 2515
thị -Bình thường -Quan tâm, động viên bệnh nhân đi khám kịp thời
Giấu bệnh
Khi người nhà mắc lao thì đối tượng
có dấu bệnh không
Tỷ lệ % đối tượng giấu bệnh, không giấu bệnh
Khuyên như nếu người thân bị lao
và muốn kết hôn
Lời khuyên đối tượng đưa ra khi người thân bị lao
và muốn kết hôn
Tỷ lệ % đối tượng đưa ra lời khuyên
Thực hành phòng chống lao
Đến đâu khi nghi ngờ mắc lao
Đưa bệnh nhân đến khám và điều trị ở đâu khi nghi ngờ mắc lao
Tỷ lệ % đối tượng lựa chọn đi khám
Thời gian nhận điều trị
Thời gian đối tượng chấp nhận điều trị bệnh
Tỷ lệ % đối tượng chấp nhận thời gian điều trị
Làm gì để có kết quả điều trị tốt
Đối tượng nêu được những việc cần làm để kết quả điều trị hiệu quả
Tỷ lệ % đối tượng tuân thủ nguyên tắc điều trị
Ho khạc đờm như thế nào
Đối tượng khuyên bệnh nhân ho khạc đờm vào đâu
Tỷ lệ % đối tượng đưa ra lời khuyên
Xử lý đờm sau khi
ho khạc
Cách xử lý đờm sau khi ho khạc để tránh lây nhiễm lao
Tỷ lệ % đối tượng biết cách xử lý đờm
Tiếp xúc với bệnh nhân lao
Cách đối tượng tiếp xúc với bệnh nhân lao
Tỷ lệ % đối tượng biết cách tiếp xúc với người bị lao
Trang 2616
Khuyên người có hành vi hút thuốc trong gia đình
Đối tượng khuyên người có hành vi hút thuốc như thế
nào
Tỷ lệ % lời khuyên của đối tượng về hành vi hút thuốc
Xử trí khi có dấu hiệu bất thường hoặc bệnh không giảm/ nặng thêm
Cách đối tượng xử trí khi bệnh nhân
có dấu hiệu bất thường
Tỷ lệ % các cách
xử trí của đối tượng khi bệnh nhân có dấu hiệu bất thường
hành PCL Mối liên quan giữa kiến thức với thực hành PCL Mối liên quan giữa kiến thức với thái độ PCL Mối liên quan giữa thái độ với thực hành PCL
Trang 2717
2.4 Biện pháp khống chế sai số
Bảng 2.2 Sai số và cách khắc phục sai số
Do điều tra viên: sai số do kỹ năng
phỏng vấn và ghi chép thông tin không
đầy đủ
Tập huấn kỹ trước khi đi phỏng vấn
Do đối tượng nghiên cứu: Không hiểu
rõ câu hỏi
Thử nghiệm bộ câu hỏi, thiết kế bộ câu hỏi dễ hiểu, ngắn gọn
Sai số trong quá trình nhập, phân tích
số liệu: số liệu chưa được làm sạch,
nhập sai, nhập thiếu thông tin
Làm sạch số liệu trước khi nhập vào máy tính, phát hiện thiếu số liệu và số liệu vô
lý, mã hóa trước khi nhập
2.5 Xử lý và phân tích số liệu
- Làm sạch toàn bộ số liệu trước khi nhập liệu
- Nhập số liệu bằng phần mềm Epidata 3.1 và xử lý số liệu bằng phần mềm Stata 13.0
- Các thuật toán thống kê Y học được sử dụng:
số mong đợi nhỏ hơn 5)
Các yếu tố liên quan được đánh giá thông qua sử dụng phân tích hồi quy logistics đơn biến và tính tỷ suất chênh OR với khoảng tin cậy 95% (95% CI) Mức ý nghĩa thống kê p < 0,05 được sử dụng để đánh giá mối liên có ý nghĩa trong thống kê phân tích
- Số liệu được trình bày bằng bảng và biểu đồ minh hoạ
Trang 2818
2.6 Cách chấm điểm
2.6.1 Kiến thức của đối tượng về phòng chống lao
Bảng 2.3 Chấm điểm kiến thức về phòng chống lao
B2 Nguyên nhân gây bệnh
B5 Theo anh/chị bệnh lao
có nguy hiểm không?
B6 Theo anh/chị đối
tượng nào dễ mắc bệnh lao?
Người thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân lao phổi, nhất là trẻ
em
1
Phạm nhân trong trại giam 1
Trang 29Thời gian điều trị bệnh
lao kéo dài trong bao
lâu?
B9
Theo anh/chị để chữa
khỏi bệnh lao cần tuân
thủ những nguyên tắc
nào?
Phối hợp nhiều loại thuốc
Dùng thuốc đúng liều theo
Dùng thuốc đều đặn hàng ngày
1 Dùng thuốc đủ thời gian 1
B10
Hậu quả của việc
không tuân thủ nguyên
Trang 3020
B12
Theo anh/chị có những cách nào để phòng chống bệnh lao?
Phát hiện và điều trị bệnh
Tiêm vacxin phòng lao cho trẻ sau khi sinh 1 Rèn luyện sức khỏe, chế
độ dinh dưỡng, sinh hoạt, lao động hợp lý
1
Môi trường sạch sẽ, nhà ở thoáng mát
1
Đồ dùng cá nhân của người bệnh phơi nắng 1 Người bệnh đang điều trị
không ho khạc nơi đông người, đeo khẩu trang, che miệng khi ho
1
Người bệnh khạc nhổ đờm đúng nơi quy định 1
(1) Kiến thức chung về bệnh lao: tổng điểm của các câu hỏi từ B2 đến B7 là 20 (2) Kiến thức điều trị bệnh: tổng điểm 4 câu từ B8-B11 là 10
(3) Kiến thức về phòng chống, bao gồm 1 câu, tổng điểm là 7
Để đánh giá kiến thức về PCL của đối tượng nghiên cứu, tính tổng điểm bao gồm (11 câu hỏi) 3 phần kiến thức (1),(2),(3): điểm TB 21,1 (min-max: 9-35) Theo nghiên cứu của Daniel Tolossa và cộng sự về “Kiến thức, thái độ, thức hành của cộng đồng đối với bệnh lao ở thị trấn Shinile, bang Somalia, miền đông Ethiopia” [21] dựa vào điểm TB để phân loại mức độ kiến thức của đối tượng, do vậy:
+ ≥ 22 điểm: đánh giá đối tượng có kiến thức đạt
+ < 22: đối tượng có kiến thức chưa đạt
Tương tự như vậy, phân loại thái độ, thực hành của đối tượng thành “đạt: và
“chưa đạt” bằng cách sử dụng giá trị trung bình
Trang 3121
2.6.2 Thái độ của đối tượng về phòng chống lao
Bảng 2.4 Chấm điểm thái độ về phòng chống lao
C1 Thái độ của anh chị khi
có người nhà bị mắc lao như thế nào? 3
Quan tâm, động viên người bệnh đi khám và điều trị kịp thời
1
Các đáp án khác 0 C2 Nếu bản thân/người
thân bị mắc lao thì anh chị có giấu bệnh không
C3 Nếu người thân của
bạn mắc bệnh lao và muốn kết hôn, bạn sẽ khuyên họ như thế nào
3 Điều trị khỏi bệnh
trước khi kết hôn 1 Các đáp án khác 0 Tổng điểm thái độ từ câu C1-C3 là 3 điểm, điểm TB là 2,3 (min-max: 0-3) + >2: thái độ đạt
+ ≤ 2: thái độ chưa đạt
2.6.3 Thực hành của đối tượng về phòng chống lao
Bảng 2.5 Chấm điểm thực hành về phòng chống lao
D1 Khi nghi mắc lao/ bị
mắc lao, anh/chị sẽ làm gì?
Các đáp án khác 0 D2 Anh/chị chấp nhận
thời gian điều trị lao trong bao lâu?
3 Từ 6 tháng trở đi 1
Các đáp án còn lại 0
D3
Khi người nhà/bản thân đang điều trị bệnh lao, anh/chị sẽ làm gì
để có kết quả điều trị tốt?
1
Trang 326 Cải thiện chế độ ăn
tốt hơn cho người bệnh
1
Các đáp án khác 0 D4 Theo anh(chị) bệnh
nhân ho khạc đờm vào đâu?
D6 Theo anh (chị) việc
giao tiếp của bệnh nhân lao với những người xung quanh như thế nào?
Các đáp án còn lại 0
D8 Khi có dấu hiệu bất
thường hoặc bệnh nặng thêm, anh chị làm gì?
1 Thông báo cho
Tổng điểm kiến thức từ câu D1 đến D9 là 12 điểm Điểm TB = 9,9 (min-max: 5-12)
Trang 3323
+ ≥ 10: thực hành đạt
+ < 10: thực hành chưa đạt
2.7 Vấn đề đạo đức nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu được sự đồng ý của lãnh đạo Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh - nơi thực hiện nghiên cứu
- Các đối tượng tham gia nghiên cứu được giải thích rõ ràng về mục đích nghiên cứu
và tự nguyện tham gia
- Các thông tin chỉ phục vụ cho nghiên cứu, không phục vụ cho mục đích khác
Trang 3424
3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (n=149)
Nhận xét: Tuổi trung bình của các đối tượng là 40,6 ± 15,5; phần lớn là đối tượng dưới 45 tuổi (63,1%)
Trang 3525
Tỷ lệ nam và nữ gần như tương đương nhau (49,0% và 51,0%)
Nghề nghiệp chiếm tỉ lệ cao nhất là cán bộ công nhân viên và nông dân (31,5%; 30,9%) Trình độ học vấn của đối tượng từ THPT trở xuống là 51,7%; trên THPT là 49,3%
Đa số đối tượng có tình trạng kinh tế là không nghèo với tỷ lệ 91,3%
3.2 Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống lao của người nhà bệnh nhân điều trị tại bệnh viện Lao và bệnh phổi tỉnh Hà Tĩnh
3.2.1 Kiến thức phòng chống lao của người nhà bệnh nhân
- Kiến thức chung về bệnh lao
Bảng 3.2 Kiến thức của đối tượng về nguyên nhân, đường lây truyền bệnh lao
94,7% đối tượng được phỏng vấn biết chính xác đường lây truyền của bệnh lao
là qua đường hô hấp
Trang 36Bảng 3.4 Kiến thức của đối tượng về những người dễ mắc lao (n=149)
Người thường xuyên tiếp xúc BN lao
Nhận xét: Đa số đối tượng cho rằng người thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân lao phổi, nhất là trẻ em là đối tượng dễ mắc lao (72,5%)