1. Tính cấp thiết của đề tài: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian gần đây đạt mức tăng trưởng khá cao (từ 18% - 20%) góp phần đáng kể vào việc tăng trưởng kinh tế hàng năm. Nhưng hoạ
Trang 1MỤC LỤC Trang
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 8
1.1.2 Tính chất của các rủi ro trong hoạt động xuất khẩu 11
1.2.1 Nhóm rủi ro xuất khẩu do các yếu tố khách quan đưa lại 11
1.2.2 Nhóm rủi ro xuất khẩu do các yếu tố chủ quan đưa lại 13
1.3.3 Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với các doanh nghiệp 19
1.4.1 Tác động của rủi ro đến hoạt động kinh doanh quốc tế nói chung và xuất khẩu nói riêng
1.4.2 Lợi ích của việc hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu 21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO VÀ TÌNH HÌNH HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA
2.1.1.6 Nhóm hàng Điện tử và linh kiện vi tính.47
2.1.2 Cơ cấu xuất khẩu theo khu vực và tác động của rủi ro với từng khuvực thị trường.
48
Trang 22.1.2.4 Các khu vực khác55
2.2 TÌNH HÌNH NGĂN NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO XUẤT KHẨU TRONG NHỮNG NĂM QUA.
2.2.1 Nguyên nhân của các rủi ro trong hoạt động xuất khẩu: 58
2.2.2 Việc hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu 64
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI
3.1 QUAN ĐIỂM CHUNG VỀ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO. 67
3.2.1 Thiết lập chính sách ngoại thương có tính chiến lược và duy trì mộtcơ chế điều hành xuất nhập khẩu ổn định, lâu dài nhằm hạn chế rủiro, chính trị, pháp lý.
3.2.4 Mở rộng các hoạt động tài trợ, tư vấn xuất khẩu 71
3.2.5 Đổi mới chính sách thuế và duy trì tỷ giá hợp lý trên cơ sở khuyếnkhích tăng trưởng xuất khẩu.
3.2.6 Thực hiện cải cách qui trình thủ tục hải quan để giảm bớt rủi ro chodoanh nghiệp.
3.3.1 Chủ động và tăng cường hơn nữa về Marketing xuất khẩu 75
3.3.2 Chủ động khai thác và cập nhật thông tin 80
3.3.3 Đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác ngoại thương ở cơ sở mình 81
3.3.4 Tham gia vào các hiệp hội ngành hàng, tạo dựng các liên minh kinhtế giữa các doanh nghiệp.
3.3.5 Tạo dựng mối liên kết tốt với ngân hàng và các tổ chức tài chính 82
3.3.6 Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro từ các nghiệp vụ xuất khẩu 84
3.3.6.1 Phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong quá trình đàm phán ký83
Trang 4DANH MỤC BẢNG BIỂU
BẢNG 02Tình hình xuất khẩu dầu thô giai đoạn 1997 - 2001 24
BẢNG 03Tình hình xuất khẩu hàng dệt may và giày dép giai đoạn 1997 - 2001 26
BẢNG 05Tình hình xuất khẩu cà phê giai đoạn 1997 - 2001 34
BẢNG 06Tình hình xuất khẩu cao su giai đoạn 1997 - 2001 37
BẢNG 07Tình hình xuất khẩu thuỷ sản giai đoạn 1997 - 2001 41
BẢNG 08Tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ giai đoạn 1997 - 2001 46
BẢNG 9Tình hình xuất khẩu máy vi tính và linh kiện lắp ráp giai đoạn 1997 –2001
BẢNG 10Cơ cấu thị trường xuất khẩu giai đoạn 1997 - 2001 49
PHỤ LỤC 1Kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản 1997 - 2001 93
PHỤ LỤC 2Kim ngạch xuất khẩu sang Singapore 1997 - 2001 94
PHỤ LỤC 3Kim ngạch xuất khẩu sang Đài Loan 1997 - 2001 95
PHỤ LỤC 7Kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc 1997 - 2001 99
PHỤ LỤC 8Kim ngạch xuất khẩu sang Philipin 1997 - 2001 100
PHỤ LỤC 10Kim ngạch xuất khẩu sang Hồng Kông 1997 - 2001 102
Trang 5MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài:
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian gần đây đạt mứctăng trưởng khá cao (từ 18% - 20%) góp phần đáng kể vào việc tăng trưởngkinh tế hàng năm Nhưng hoạt động xuất khẩu càng gia tăng thì rủi ro củaviệc xuất khẩu ngày càng lớn Vì vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào để ngănngừa và hạn chế tối đa những rủi ro, nhằm duy trì và nâng cao kim ngạch xuấtkhẩu cho Việt Nam trong thời gian tới.
Ngày nay, xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế toàn cầu gia tăng làm chocác quốc gia ngày càng phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế Trong bối cảnh đó,việc tất yếu là các quốc gia phải mở cửa để hội nhập vào kinh tế khu vực vàthế giới Việc đẩy mạnh xuất khẩu là mục tiêu hàng đầu không chỉ đối vớiViệt Nam mà với nhiều quốc gia trên thế giới Việt Nam khó có thể đẩy mạnhxuất khẩu và đảm bảo hiệu quả xuất khẩu nếu như không có những biện pháphữu hiệu để phòng tránh, hạn chế những rủi ro có thể xảy ra trong quá trìnhxuất khẩu.
Việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá những rủi ro phát sinh trong quátrình xuất khẩu của Việt Nam nói chung và của các doanh nghiệp nói riêngqua từng thời kỳ là hết sức cần thiết Từ đó tìm ra những giải pháp khả thinhằm hạn chế rủi ro xuất khẩu Điều này càng có ý nghĩa hơn với chủ trươngkhuyến khích, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xuất khẩu của Nhà nước Vì
vậy, tác giả đã chọn đề tài luận văn thạc sĩ “Rủi ro và Hạn chế rủi ro tronghoạt động xuất khẩu của Việt Nam”.
2 Tình hình nghiên cứu của đề tài:
Trong lĩnh vực xuất khẩu đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của cácnhà kinh tế, nhà quản lý, các nhà hoặch định chính sách và đã có nhiều công
Trang 6trình đã được công bố như : TS Nguyễn Cảnh Lâm: “Làm sao xuất khẩu cóhiệu quả" -1997, TS Vũ Hữu Hà: "Tiếp thị xuất khẩu"-2000, TS Lê Đức Linh:"Xuất khẩu đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ"-1999 và nhiều bài báo đăng trêncác tạp chí chuyên ngành…
Nhưng nhìn chung các công trình đã nghiên cứu chỉ dừng lại ở một sốkhía cạnh nhất định trong lĩnh vực xuất khẩu, những công trình nghiên cứu cụthể mang tính khả thi về vấn đề hạn chế những rủi ro trong hoạt động xuấtkhẩu thì chưa nhiều, mà rủi ro trong xuất khẩu là một vấn đề phức tạp nênkhó có thể định tính, định lượng đầy đủ hậu quả của các loại rủi ro đó, doanhnghiệp chỉ có thể phòng ngừa và hạn chế, khó có khả năng loại bỏ hẳn.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động của rủi ro đối với hoạtđộng xuất khẩu thời gian qua, tìm ra những nguyên nhân đưa đến rủi ro và đềxuất những giải pháp để hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của ViệtNam trong thời gian tới.
4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:
Tên của đề tài đã xác định đối tượng nghiên cứu của luận văn.
Luận văn đi sâu vào nghiên cứu kết quả xuất khẩu của Việt Nam, tổngkết những rủi ro và tác động của rủi ro đến hoạt động xuất khẩu của Việt Namthời kỳ 1997 – 2001.
5 Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là phương phápnghiên cứu chủ đạo của đề tài Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháphệ thống hoá, khái quát hoá, thống kê so sánh, phân tích thực chứng
Trang 76 Dự kiến những đóng góp của luận văn:
Hệ thống hoá và luận giải những vấn đề lý luận về xuất khẩu của ViệtNam trong hoạt động xuất khẩu.
Phân tích tác động của rủi ro đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam thờigian qua và nguyên nhân của các rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của ViệtNam.
Kiến nghị một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động xuấtkhẩu của Việt Nam trong thời gian tới.
7 Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần Mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục Tài liệu tham khảoluận văn kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.Chương 2: Thực trạng rủi ro và tình hình hạn chế rủi ro trong hoạt động
xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua.
Chương 3: Một số giải pháp về phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạtđộng xuất khẩu của Việt Nam thời gian tới.
Trang 8CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 1.1 KHÁI LUẬN VỀ RỦI RO TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.
1.1.1 Những rủi ro trong hoạt động xuất khẩu:
Quan điểm của một số nhà Kinh tế học và học giả bảo hiểm trong vàngoài nước: Kinh doanh là một trong những hoạt động đầy rủi ro mạo hiểmvà chấp nhận rủi ro trong kinh doanh từ lâu đã trở thành câu châm ngôn quenthuộc của các nhà kinh doanh Không dám mạo hiểm trong kinh doanh, đừngnói đến kinh doanh, tuy nhiên, đó không phải là tất cả, chỉ có những ngườibiết phân tích, đánh giá và lường trước rủi ro thì mới có nhiều cơ may nhậnđược khoản lợi nhuận trước đó, như là một "phần thưởng" cho sự dám chấpnhận rủi ro, mạo hiểm có tính toán, cân nhắc của họ.
Trong nền kinh tế thị trường, rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào cho cácdoanh nghiệp và mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn nhất là trong lĩnh vựcxuất khẩu rủi ro lại càng đa dạng và phức tạp Song điều đó không có nghĩa làchúng ta hoàn toàn bó tay trước rủi ro trong kinh doanh Mặc dù không thểloại bỏ hẳn rủi ro mạo hiểm nhưng có thể hạn chế bằng cách chia ra làm nhiềumức độ để phân tán rủi ro.
Rủi ro trong kinh doanh là điều tất yếu, chính vì vậy danh từ “rủi ro” đãđược rất nhiều nhà kinh tế và các học giả về bảo hiểm định nghĩa theo nhiềucách khác nhau Theo Frank Knight, rủi ro là sự bất trắc cụ thể liên quan đếnviệc xuất hiện một biến cố không mong đợi Trong khi đó, Irving Pfeffer lạicho rằng rủi ro là tổng hợp những sự ngẫu nhiên có thể đo lường được bằngxác xuất Ngoài ra, Marilu Hurt Mecarty thuộc Viện khoa học Kỹ thuậtGeorgia trong tác phẩm "Managerial Economic with Applications" xuất bảnnăm 1986 cũng có quan niệm tương tự Ông cho rằng, rủi ro là một tình trạngtrong đó các biến cố xảy ra trong tương lai có thể xác định được.
Trang 9Như vậy, đa số các nhà kinh tế và các học giả về bảo hiểm cho rằng rủiro có thể đo lường được, có thể xác định được và điều đó cho phép chúng tacó thể lường trước và phòng ngừa cũng như hạn chế chúng đến mức tối đa.
Một số nhà kinh tế còn bổ xung thêm những định nghĩa về rủi ro như:- “Rủi ro là sự bất trắc gây ra mất mát, thiệt hại Rủi ro là những bất trắc
ngoài ý muốn xảy trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanhnghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại, phát triển”
- “Rủi ro là sự không chắc chắn về tổn thất”.
Những định nghĩa này hầu như đều có chung quan điểm đó là xem xétrủi ro dưới góc độ những ảnh hưởng và tác động do rủi ro đem lại Có lẽnhững định nghĩa này có ý nghĩa thiết thực hơn trong kinh doanh, nhất làtrong xu hướng cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
Theo lý thuyết của các nhà kinh tế học và thực tế xuất nhập khẩu, rủi ro
trong xuất khẩu có thể được định nghĩa như sau: "Rủi ro xuất khẩu là nhữngbất trắc có thể xảy ra trong quá trình xuất khẩu, làm giảm hiệu quả xuấtkhẩu".
1.1.2 Tính chất của các rủi ro trong hoạt động xuất khẩu:
- Rủi ro có tính khách quan: mọi rủi ro đều có tính khách quan, chúng cóthể xảy ra bất cứ lúc nào và không phụ thuộc vào ý chí con người.
- Rủi ro mang tính lịch sử: ở mỗi thời kỳ khác nhau, mỗi giai đoạn khácnhau rủi ro có những đặc điểm khác nhau.
- Với xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế, chiến lược kinh tế quốc tếngày càng gia tăng mạnh mẽ, chiến lược kinh tế của các quốc gia đều hướngmạnh về xuất khẩu, nên rủi ro xuất khẩu ngày càng đa dạng, phong phú vàphức tạp Doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu có thể gặp rủi ro bất cứ lúc nàotừ khâu chuẩn bị nguồn hàng xuất khẩu, đàm phán, soạn thảo và ký kết hợpđồng đến khâu vận chuyển, giao nhận, thanh toán Điều đó, luôn ảnh hưởng
Trang 10tới hiệu quả xuất khẩu của doanh nghiệp nói riêng và ảnh hưởng đến hiệu quảxuất khẩu của toàn bộ nền kinh tế nói chung.
Những bất trắc mặc dù không tác động trực tiếp đến quá trình xuất khẩunhưng làm giảm hiệu quả xuất khẩu của các doanh nghiệp thì cũng được coilà rủi ro xuất khẩu, chẳng hạn như cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu Á vừa qua.
Cơ sở của hoạt động xuất khẩu là hoạt động mua bán và trao đổi hànghoá (bao gồm cả hàng hoá hữu hình và hàng hoá vô hình) trong nước Khi sảnxuất phát triển và việc trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia có lợi (do cácdoanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các thành phần kinh tế tiến hành), hoạtđộng này mở rộng phạm vi ra ngoài biên giới của các quốc gia hoặc giữa thịtrường nội địa với các khu chế xuất trong nước Kinh doanh xuất nhập khẩucũng chính là hoạt động kinh doanh quốc tế đầu tiên của một doanh nghiệp.Hoạt động này được tiếp tục ngay cả khi doanh nghiệp đã đa dạng hoá cáchoạt động kinh doanh của mình.
Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên phạm vi rất rộng cả về điều kiện khônggian lẫn thời gian Nó có thể chỉ diễn ra trong thời gian rất ngắn, song cũng cóthể kéo dài hàng năm, có thể được tiến hành trên phạm vi một quốc gia haynhiều quốc gia khác nhau.
Mục đích của hoạt động xuất khẩu là khai thác được lợi thế của từngquốc gia trong phân công lao động quốc tế.
Hoạt động xuất khẩu là hình thức cơ bản, xuất hiện từ lâu đời, ngày càngphát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu Hình thức ban đầu của nólà hoạt động trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia, cho đến nay nó đã phát triểnmạnh và được thể hiện dưới nhiều hình thức.
Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện kinhtế, từ xuất khẩu hàng hoá tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc thiết bịcông nghệ cao Tất cả các hoạt động trao đổi đó đều nhằm mục tiêu đem lạilợi ích cho các quốc gia tham gia.
Trang 111.2 Phân loại rủi ro trong hoạt động xuất khẩu:
Rủi ro trong xuất khẩu có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưngtác giả phân loại rủi ro căn cứ vào các yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan:
1.2.1 Nhóm rủi ro xuất khẩu do các yếu tố khách quan đưa lại:
Các yếu tố khách quan đó là những yếu tố do môi trường tự nhiên, môitrường quốc tế, môi trường vĩ mô, môi trường tác nghiệp dẫn đến rủi ro chodoanh nghiệp làm cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình xuất khẩu,ảnh hưởng xấu đến hiệu quả xuất khẩu của doanh nghiệp Không giống nhữngdoanh nghiệp hoạt động trong nước môi trường hoạt động của doanh nghiệpxuất khẩu tương đối rộng nên những yếu tố rủi ro phát sinh từ môi trường bênngoài ngày càng lớn
Nhóm rủi ro xuất khẩu do các yếu tố khách quan mang lại bao gồm: rủiro do thiên nhiên, rủi ro chính trị, pháp lý, rủi ro do lạm phát, rủi ro do chínhsách, cơ chế xuất khẩu thay đổi, rủi ro hối đoái Sau đây tác giả sẽ nghiên cứutừng yếu tố cụ thể:
- Rủi ro thiên nhiên:
Là những rủi ro do thiên tai lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh, tác động xấu đếnquá trình sản xuất, kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp, gây thiệt hại chodoanh nghiệp Những hậu quả rủi ro do thiên nhiên gây ra thường rất nghiêmtrọng, ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Ví dụ khôngmay do hạn hán hoặc lũ lụt trong nước, làm cho sản lượng thu hoặch thấp,chất lượng kém, giá tăng cao Doanh nghiệp thu mua không đủ số lượng đểgiao, chất lượng hàng hoá không đạt tiêu chuẩn như đã ký Cho nên doanhnghiệp không thực hiện được hợp đồng, chịu bồi thường hoặc là thực hiệnnhưng bị thua lỗ Mặc dù mức độ và hậu quả do rủi ro thiên nhiên thường rấtnghiêm trọng và khốc liệt song điều đó hoàn toàn không có ý nghĩa là chúngta không thể phòng ngừa và hạn chế rủi ro này trong hoạt động xuất khẩu.
Trang 12- Rủi ro do chính sách ngoại thương thay đổi:
Chính sách ngoại thương là hệ thống các nguyên tắc, các biện pháp kinhtế, hành chính, luật pháp nhằm thực hiện điều tiết các hoạt động mua bánquốc tế của một Nhà nước trong một giai đoạn nhất định Trong rủi ro do sựthay đổi chính sách ngoại thương, doanh nghiệp có thể gặp rất nhiều rủi rokhác nhau nhưng cơ bản nhất vẫn là những rủi ro do các qui định về hạnngạch, thủ tục hải quan, thuế xuất nhập khẩu và các quy định hành chínhkhác.
Đây là loại rủi ro mà các nhà kinh doanh, nhất là các nhà xuất khẩu longại nhất Bởi vì, trước khi xây dựng chiến lược kinh doanh xuất khẩu củadoanh nghiệp hay quyết định ký kết một hợp đồng xuất khẩu, doanh nghiệpphải nghiên cứu tình hình kinh tế - xã hội và dựa trên các qui định pháp luậtvề quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu của cả nước xuất khẩu và nước nhậpkhẩu Một biến động mạnh về chính trị, pháp lý xảy ra có thể làm đảo lộn cáckế hoạch của doanh nghiệp, làm cho doanh nghiệp bị động.
- Rủi ro do lạm phát, hối đoái:
Rủi ro hối đoái là sự không chắc chắn về giá trị của một khoản thu nhậphay chi trả do sự biến động tỷ giá gây ra, có thể làm tổn thất đến giá trị dựkiến của hợp đồng Trong hoạt động xuất khẩu, rủi ro hối đoái xảy ra khingoại tệ mà nhà xuất khẩu sẽ nhận trong tương lai giảm giá so với bản tệ Sựbiến động tỷ giá làm cho các hợp đồng xuất khẩu trở lên không chắc chắn Dovậy, doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu, đặc biệt là doanh nghiệp kinhdoanh xuất nhập khẩu cũng cần phải có biện pháp để phòng ngừa và hạn chếnhững rủi ro do sự biến động của tỷ giá hối đoái gây nên.
Các nhà xuất khẩu luôn gặp những rủi ro do các biến động về kinh tế.Đây là một trong những rủi ro điển hình thuộc loại rủi ro do các biến động về
Trang 13kinh tế Khi lạm phát xảy ra ở mức cao thì một hợp đồng sinh lợi sẽ khôngcòn ý nghĩa.
Hơn nữa, do đặc điểm của quá trình kinh doanh xuất khẩu, thời gian thựchiện một hợp đồng thường tương đối dài, trung bình khoảng 30 đến 45 ngày.Do đó, xác suất xảy ra rủi ro lạm phát không phải là ít và mức độ rủi ro dolạm phát gây ra quả là một thiệt hại lớn đối với doanh nghiệp.
- Rủi ro do sự biến động giá cả các yếu tố đầu vào.
Đó là sự biến động về giá cả hàng hoá, dịch vụ và giá cả các yếu tố đầuvào như giá cả nguyên vật liệu, chi phí lưu thông Bên cạnh việc xác định rủiro do lạm phát, doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu không thể không tính đếnloại rủi ro này.
Rủi ro do sự biến động giá cả các yếu tố đầu vào xảy ra trong quá trìnhthực hiện hợp đồng xuất khẩu của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các hợpđồng xuất khẩu có thời gian dài
1.2.2 Nhóm rủi ro xuất khẩu do các yếu tố chủ quan đưa lại:- Rủi ro do thiếu vốn:
Để nâng cao khả năng cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừngcải tiến chất lượng sản phẩm và dịch vụ Đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩucủa Việt Nam thì vốn đóng vai trò rất quan trọng Đa số các mặt hàng nôngsản của Việt Nam khi vào vụ, các doanh nghiệp đều phải xuất với giá rẻ dokhông có vốn để thu mua lưu trữ chờ giá lên Bên cạnh đó do thiếu vốn,doanh nghiệp không đủ khả năng đổi mới công nghệ, mở rộng qui mô sảnxuất tối ưu Trong hoạt động xuất khẩu, rủi ro do thiếu vốn còn làm cho quátrình thực hiện các hợp đồng xuất khẩu không được đảm bảo, dẫn đến giaohàng chậm Từ đó, không đủ sức cạnh tranh với đối thủ và dẫn tới việc mấtthị phần
- Rủi ro do thiếu thông tin:
Trang 14Thông tin với các nhà xuất khẩu đóng một vai trò rất quan trọng Cácnhà xuất khẩu hơn ai hết phải là những người biết rất rõ các thông tin về giácả, sự biến động của thị trường thế giới, đặc biệt là những thông tin về đối tác.Sự thiếu những thông tin sẽ đem lại những hậu quả không xác định đượcdoanh nghiệp Hơn nữa, việc không nắm bắt được tình hình biến động giá cảcủa thị trường thế giới, nhiều doanh nghiệp trong nước đã ký những hợp đồngvới giá thấp đến khi giá thế giới tăng vọt, làm cho giá cả trong nước của mặthàng đó cũng tăng theo, khiến doanh nghiệp bị thua lỗ Chính vì thế, với sựbùng nổ thông tin như hiện nay, để nhận biết và tránh những sai lệch thông tinkhông còn cách nào khác là doanh nghiệp cần phải có nó như là một trongnhững yếu tố mà nếu không chuẩn bị trước sẽ đem đến rủi ro cho doanhnghiệp.
- Rủi ro do năng lực quản lý kém và do thiếu trình độ chuyên môn nghiệp vụ:
Đây là rủi ro được xem như là phổ biến của các doanh nghiệp Việt Namhiện nay Một nhà xuất khẩu có năng lực quản lý kém có thể sẽ gặp liên tiếpnhững rủi ro khác nhau: Điều này có lẽ hoàn toàn đúng với thực trạng của độingũ cán bộ quản lý Việt Nam tồn tại từ thời kỳ bao cấp và từ đó thực tế chothấy với đội ngũ cán bộ như vậy đã đem lại hiệu quả xuất khẩu rất thấp.Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu làm ăn thua lỗ do năng lực quản lý kém Hànghoá thu gom về bảo quản không tốt, chất lượng không đạt tiêu chuẩn xuấtkhẩu vẫn cứ xuất Uy tín hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam bị ảnh hưởngnghiêm trọng Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu củaViệt Nam còn thiếu nhân viên có trình độ nghiệp vụ ngoại thương, nhất là ởcác doanh nghiệp vừa và nhỏ Sự thiếu hiểu biết về pháp luật và tập quánquốc tế mà thể hiện chào hàng không sát giá, nhầm chất lượng, thiếu số lượngvi phạm giao kết trong hợp đồng và trong L/C Một khi trình độ nghiệp vụngoại thương của nhân viên còn yếu kém thì họ dễ dàng bị mắc lừa và hậuquả là rủi ro phát sinh thường xuyên và liên tiếp xảy ra.
Trang 15Doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu có lẽ là người phải chịu nhiều rủi rotrong khâu này hơn cả do phải lệ thuộc vào người sản xuất, đại lý thu gom.Rủi ro thường hay gặp nhất của doanh nghiệp trong khâu này là khi ký hợpđồng với khách hàng nước ngoài rồi mới chuẩn bị hàng sau Đó là, các đại lýgiao không đủ số lượng hoặc đủ số lượng nhưng chất lượng không đạt tiêuchuẩn xuất khẩu, đấy là chưa kể đến những rủi ro khác như đột biến giá cả thumua, thiên tai Nhưng doanh nghiệp không thể không làm như vậy, nhất là đốivới mặt hàng có tính thời vụ Ngoài ra, doanh nghiệp cũng không tránh khỏinhững rủi ro về bảo quản, bao bì, đóng gói, ký mã hiệu nếu không có biệnpháp phòng ngừa.
1.3 VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU.
1.3.1 Đối với nền kinh tế thế giới:
Xuất khẩu là một nội dung chính của hoạt động ngoại thương là hoạtđộng đầu tiên trong thương mại quốc tế, xuất khẩu có vai trò đặc biệt quantrọng trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia cũng như là trên toànthế giới.
Do những điều kiện khác nhau nên mỗi quốc gia đều có thế mạnh riêngvề lĩnh vực này nhưng lại yếu về lĩnh vực khác Để khai thác được lợi thế vàgiảm thiểu những bất lợi, các quốc gia phải tiến hành trao đổi với nhau, xuấtkhẩu những sản phẩm mà mình có lợi nhất, nhập khẩu những sản phẩm màmình bất lợi nhất trong sản xuất Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu không nhấtthiết phải diễn ra giữa các nước có lợi thế về lĩnh vực này hay lĩnh vực khác.Điều này được thể hiện trong lý thuyết về lợi thế so sánh của nhà kinh tế họcDavid Ricardo: “Nếu một quốc gia có hiệu quả thấp hơn so với quốc gia kháctrong sản xuất hầu hết các loại sản phẩm thì quốc gia đó vẫn có thể tham giavào thương mại quốc tế để tạo ra lợi ích của mình” Và khi tham gia vàothương mại quốc tế thì “quốc gia có hiệu quả thấp trong sản xuất các loại
Trang 16hàng hoá sẽ tiến hành chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu các loại hànghoá mà việc sản xuất ra chúng là ít bất lợi nhất và nhập khẩu các loại mặthàng mà việc sản xuất ra chúng là bất lợi lớn nhất” Tức là một quốc gia dù cóbất lợi trong việc sản xuất đến đâu vẫn có thể tìm ra điểm có lợi để khai tháclợi thế Bằng việc khai thác các lợi thế này các quốc gia tập trung vào việc sảnxuất và xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế tương đối
1.3.2 Đối với nền kinh tế mỗi quốc gia.
Các lý thuyết về tăng trưởng và phát triển kinh tế đều chỉ ra rằng: Đểtăng trưởng và phát triển nền kinh tế mỗi quốc gia cần có bốn điều kiện lànguồn nhân lực, tài nguyên, vốn và kỹ thuật công nghệ Nhưng hầu hết cácquốc gia đang phát triển đều thiếu vốn, kỹ thuật công nghệ thì làm thế nào cóthể tăng trưởng và phát triển kinh tế được Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nàođể có vốn và kỹ thuật?
1.3.2.1 Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, phục vụ côngnghiệp phát triển.
Đối với mọi quốc gia đang phát triển thì bước đi thích hợp nhất là phảicông nghiệp hoá, hiện đại hoá để khắc phục tình trạng nghèo nàn, lạc hậuchậm phát triển Tuy nhiên quá trình công nghiệp hoá đòi hỏi phải có một sốlượng vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến.
Thực tế cho thấy, để có nguồn vốn cho nhập khẩu, một số nước có thể sửdụng nguồn vốn huy động chính như sau:
- Thu từ xuất khẩu.- Đầu tư nước ngoài.
- Vay nợ các nguồn viện trợ.
- Thu từ các hoạt động du lịch, dịch vụ thu ngoại tệ trong nước.
Trang 17Tầm quan trọng của vốn đầu tư nước ngoài thì không ai có thể phủ nhậnđược, song việc huy động chúng không phải dễ dàng Sử dụng nguồn vốnnày, các nước đi vay thường phải chịu thiệt thòi, phải chịu các o ép và sẽ phảitrả sau này.
Bởi vậy thu từ xuất khẩu là nguồn vốn quan trọng nhất, xuất khẩu tạotiền đề cho nhập khẩu, quyết định đến qui mô và tốc độ tăng trưởng của hoạtđộng nhập khẩu Ở đa số các nước, một trong những nguyên nhân chủ yếucủa tình trạng kém phát triển là do thiếu vốn Do đó, nguồn vốn từ bên ngoàiđược coi là nguồn chủ yếu, song mọi cơ hội đầu tư vay nợ và viện trợ củanước ngoài chỉ thuận lợi khi chủ đầu tư và người cho vay thấy được khả năngsản xuất và xuất khẩu – nguồn vốn duy nhất để trả nợ thành hiện thực.
1.3.2.2 Xuất khẩu thúc đẩy sản xuất phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Dưới tác động của xuất khẩu, cơ cấu xuất khẩu và tiêu dùng của thế giớiđã, đang và sẽ thay đổi mạnh mẽ Xuất khẩu làm chuyển dịch cơ cấu kinh tếcủa các quốc gia từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.
Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất vàchuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Thứ nhất: Chỉ xuất khẩu những sản phẩm thừa so với nhu cầu tiêu dùng
nội địa Trong trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển sản xuấtvề cơ bản còn chưa đủ tiêu dùng, nếu chỉ thụ động chờ ở sự thừa ra của sảnxuất thì xuất khẩu chỉ bó hẹp trong phạm vi nhỏ và tăng trưởng chậm, do đó,các ngành sản xuất không có cơ hội phát triển.
Thứ hai: Coi thị trường thế giới là mục tiêu để tổ chức sản xuất và xuất
khẩu Quan điểm này tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúcđẩy sản xuất, thể hiện:
Trang 18- Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành cùng có cơ hội phát triển.Chẳng hạn, khi phát triển ngành dệt may xuất khẩu, các ngành khácnhư bông, kéo sợi, nhuộm hấp tẩy sẽ có điều kiện phát triển.
- Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng thị trường sản phẩm, góp phần ổnđịnh sản xuất, tạo ra lợi thế kinh tế nhờ qui mô.
- Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sảnxuất, mở rộng khả năng tiêu dùng của một quốc gia Ngoại thương cóthể cho phép một nước có thể tiêu dùng tất cả các mặt hàng với sốlượng lớn hơn nhiều lần giới hạn sản xuất của quốc gia đó.
- Xuất khẩu còn có vai trò thúc đẩy chuyên môn hoá, tăng cường hiệuquả sản xuất của từng quốc gia Nó cho phép chuyên môn hoá sảnxuất phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu Ngày nay, mỗi một loạisản phẩm người ta có thể nghiên cứu thử nghiệm ở nước thứ nhất, chếtạo ở nước thứ hai, lắp ráp ở nước thứ ba, tiêu thụ ở nước thứ tư vàthanh toán thực hiện ở nước thứ năm Như vậy, hàng hoá sản xuất raở mọi nước và tiêu thụ ở nhiều nước khác nhau cho thấy tác độngngược trở lại của hoạt động xuất khẩu đối với việc chuyên môn hoásản xuất, tạo điều kiện cho chuyên môn sâu hoá.
1.3.2.3 Xuất khẩu có tác động tích cực tới việc giải quyết công ăn việc làmcải thiện đời sống nhân dân.
Đối với việc giải quyết công ăn việc làm, xuất khẩu thu hút hàng triệulao động thông qua việc sản xuất hàng xuất khẩu Mặt khác, xuất khẩu tạo rangoại tệ để nhập khẩu tiêu dùng đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và phongphú của nhân dân.
Với đặc điểm quan trọng là ngoại tệ được sử dụng làm phương tiệnthanh toán, xuất khẩu góp phần làm tăng dự trữ ngoại tệ một quốc gia Đặcbiệt là đối với những nước chậm phát triển đồng tiền không có khả năng
Trang 19chuyển đổi thì ngoại tệ có được nhờ xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trongviệc điều hoà về cung cầu ngoại tệ, ổn định sản xuất, qua đó góp phần vàotăng trưởng và phát triển kinh tế.
1.3.2.4 Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy sự phát triển các mốiquan hệ kinh tế đối ngoại.
Xuất khẩu và các mối quan hệ kinh tế đối ngoại có mối tác động qua lạiphụ thuộc lẫn nhau Hoạt động xuất khẩu là một hoạt động chủ yếu cơ bản vàlà hình thức ban đầu của hoạt động kinh tế đối ngoại, từ đó nó thúc đẩy cácmối quan hệ khác phát triển theo như du lịch quốc tế, bảo hiểm quốc tế, tíndụng quốc tế Ngược lại, sự phát triển của các ngành này lại là những điềukiện tiền đề cho hoạt động xuất khẩu phát triển.
Xuất khẩu nói riêng và ngoại thương nói chung dẫn tới sự thay đổi củanhững loại hàng hoá có thể tiêu dùng được trong nền kinh tế bằng hai cách:
- Cho phép khối lượng hàng tiêu dùng khác với số lượng hàng hoá sảnxuất ra.
- Cho phép một sự thay đổi có lợi cho phù hợp với các đặc điểm củasản xuất.
Tuy nhiên tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng quốc gia mà các tácđộng của xuất khẩu đối với các quốc gia này không giống nhau.
1.3.3 Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với các doanh nghiệp.
Ngày nay, mở rộng quan hệ với các thị trường ngoài nước là một xuhướng chung của tất cả các quốc gia và các doanh nghiệp Việc xuất khẩu cácloại hàng hoá và dịch vụ đem lại các lợi ích sau:
- Thông qua xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước có cơ hội thamgia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả và chất
Trang 20lượng Những yếu tố đó đòi hỏi doanh nghiệp phải hình thành một cơcấu sản xuất phù hợp với thị trường.
- Xuất khẩu tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng thị trường, mởrộng quan hệ kinh doanh với các bạn hàng trong nước và nước ngoài,trên cơ sở hai bên cùng có lợi, tăng doanh số và lợi nhuận, đồng thờiphân tán và chia sẻ rủi ro, mất mát trong hoạt động kinh doanh, tăngcường uy tín kinh doanh của doanh nghiệp.
- Xuất khẩu buộc các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiệncông tác quản trị kinh doanh, đồng thời có ngoại tệ để đầu tư lại quátrình sản xuất không những cả về chiều rộng mà còn cả chiều sâu.Thêm vào đó hoạt động xuất khẩu còn khuyến khích sự phát triển cácmạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp chẳng hạn như hoạt độngđầu tư nghiên cứu và phát triển, các hoạt động sản xuất, Marketing vàsự phân phối, sự mở rộng trong việc cấp giấy phép.
- Sản xuất hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều laođộng, tạo ra thu nhập ổn định, tạo ra ngoại tệ để nhập khẩu vật phẩmtiêu dùng, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của nhân dân, vừathu hút được lợi nhuận.
- Doanh nghiệp tiến hành hoạt động xuất khẩu có cơ hội mở rộng quanhệ buôn bán kinh doanh với nhiều đối tác nước ngoài trên cơ sở lợiích của cả hai bên.
1.4 ẢNH HƯỞNG CỦA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
1.4.1 Tác động của rủi ro đến hoạt động kinh doanh quốc tế nói chungvà xuất khẩu nói riêng:
Hạn chế rủi ro là nhiệm vụ hàng đầu không chỉ với các doanh nghiệpViệt Nam mà còn với nhiều doanh nghiệp trên thế giới Bài học của cuộckhủng hoảng tài chính Đông Nam Á vừa qua là một ví dụ điển hình của rủi ro
Trang 21với môi trường kinh tế toàn cầu Nhiều doanh nghiệp do không lường trướcđược hậu quả của cuộc khủng hoảng nên đã dẫn đến phá sản.
Trong hoạt động xuất khẩu, bên cạnh những khó khăn về không gian,khoảng cách địa lý, ngôn ngữ bất đồng các doanh nghiệp còn gặp rất nhiềukhó khăn và rủi ro khác như biến động chính trị, chiến tranh, thiên tai Doanh nghiệp Việt Nam có qui mô nhỏ và thiếu vốn nên công nghệ chế biếncòn lạc hậu do đó gặp rất nhiều bất lợi về giá Trong khi đó sự đầu tư của Nhànước lại thiếu quy hoặch, đầu tư cho xuất khẩu chưa có một chiến lược, chưacó sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu vàdoanh nghiệp kinh doanh hàng xuất khẩu Trước đây phần lớn các doanhnghiệp được phép xuất khẩu trực tiếp là những doanh nghiệp kinh doanh hàngxuất khẩu Do đó, doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu phụ thuộc rất nhiềuvào doanh nghiệp kinh doanh hàng xuất khẩu Nếu doanh nghiệp kinh doanhhàng xuất khẩu không ký được hợp đồng thì doanh nghiệp làm hàng xuấtkhẩu bị động Ngược lại doanh nghiệp kinh doanh hàng xuất khẩu ký đượchợp đồng thì nhiều khi không đủ hàng để giao Các doanh nghiệp Việt Namchủ yếu là xuất FOB, nhập CIF: Nguyên nhân một phần là do các nhân viênxuất nhập khẩu chưa thông thạo về các nghiệp vụ xuất khẩu, đặc biệt lànghiệp vụ thuê tàu Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay rất thiếu thông tinvề thị trường thế giới và khả năng thanh toán của khách hàng, đặc biệt là đốivới thị trường tiềm năng đang ở giai đoạn thâm nhập thì các doanh nghiệp nàylại càng thiếu thông tin.
1.4.2 Lợi ích của việc hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu:
Hạn chế rủi ro trong xuất khẩu có vai trò rất quan trọng và quyết địnhđối với một thương vụ xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam Hạn chế rủiro trong xuất khẩu góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu và giúp doanh
Trang 22nghiệp có nhiều tích luỹ hơn để có thể tái đầu tư, thay đổi công nghệ chế biếnvà có thể nâng cao được chất lượng hàng xuất khẩu.
Hạn chế rủi ro trong xuất khẩu góp phần giảm thiểu những thiệt hại màdoanh nghiệp không lường trước được, góp phần nâng cao năng lực cạnhtranh của doanh nghiệp Việt Nam trong các thương vụ giao dịch, đấu thầu vàcạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường thế giới.
Hạn chế rủi ro trong xuất khẩu giúp cho doanh nghiệp nâng cao đượcdoanh số và lợi nhuận, có điều kiện trả lương cao cho công nhân của mình,góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất phát triển.
Trang 23CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG RỦI RO VÀ TÌNH HÌNH HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM THỜI GIAN QUA
2.1 THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆTNAM THỜI KỲ 1997-2001.
Đây là thời kỳ Việt Nam có điều kiện và khả năng khai thác có hiệu quảtiềm năng của đất nước để đẩy mạnh xuất khẩu Tốc độ tăng trưởng xuất khẩuhàng năm đạt khoảng 20% Sự tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn này diễn rakhá đều.
Số liệu thống kê hải quan trong năm 2001 có 4.226 đơn vị tham gia xuấtkhẩu, so với năm 2000 tăng 26% Quy mô xuất khẩu tính trung bình cho từngđối tượng là 2,73 triệu USD, giảm so với năm trước Tuy nhiên, chỉ có hơn15% số doanh nghiệp có doanh số vượt quá mức trung bình trên Nguyênnhân ở đây là chỉ duy nhất một công ty xuất khẩu dầu thô với trị giá xấp xỉ2,1 tỷ USD
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng này vẫn chưa phản ánh hết thực lực củanền kinh tế Việt Nam Đa số các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam là xuấtthô và thường có giá rẻ hơn hàng hoá cùng chủng loại của các nước trong khuvực Ngoài ra do thiếu thông tin, do các khó khăn về không gian, khoảng cáchđịa lý, ngôn ngữ bất đồng nên các doanh nghiệp Việt Nam bỏ qua nhiều cơhội
BẢNG 1: XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1997-2001.
NămKim ngạch xuất khẩu (Tỷ USD)
XK bình quân(USD/Người/Năm)
Tốc độ tăng trưởng(% năm)
Trang 24(Nguồn: Cục công nghệ thông tin và Hải quan - Tổng cục Hải quan)
Qua bảng trên ta thấy tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quânthời kỳ này khá cao nhưng có xu hướng chậm lại, chưa tương xứng với khảnăng thực tế Kim ngạch xuất khẩu vẫn chưa thể có bước đột phá do xuấtkhẩu sang các thị trường khu vực và thế giới có khá nhiều khó khăn và rủi rocao Điều này đặt ra khá nhiều thách thức cho các nhà kinh tế và các doanhnghiệp Việt Nam trong việc duy trì và nâng cao kim ngạch xuất khẩu Tronggiai đoạn này hàng hoá xuất khẩu Việt Nam gặp phải sự cạnh tranh gay gắt,hoạt động xuất khẩu quá nhiều rủi ro, đặc biệt là rủi ro về thị trường tiêu thụ.Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2001 tăng cao nhất từ trước tớinay nhưng các mặt hàng nông sản của Việt Nam lại gặp rất nhiều khó khăn vềthị trường tiêu thụ Thêm vào đó thị trường xuất khẩu của Việt Nam đãchuyển dịch sang các nước tư bản phát triển như EU, Bắc Mỹ do đó chấtlượng xuất khẩu là vấn đề quan trọng hàng đầu Trong khi đó các doanhnghiệp lại thiếu thông tin từ những thị trường này như các tiêu chuẩn về chấtlượng, vấn đề an toàn thực phẩm, mẫu mã, bao bì nên gặp rất nhiều khókhăn Ngoài ra còn phải kể đến những nguyên nhân khác như chính sách chưaổn định, thủ tục xuất khẩu còn rườm rà, nhiều bất hợp lý Rủi ro xuất khẩuđã ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, đến tốc độ tăng trưởngkinh tế của cả nước và nếu không có giải pháp ngăn ngừa và hạn chế thì nó cóthể sẽ trở thành gánh nặng với tất cả các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Có thể nghiên cứu về rủi ro trong hoạt động xuất khẩu theo nhiều khíacạnh, nhưng trong phạm vi luận văn này tác giả chủ yếu tìm hiểu ở hai khíacạnh chính: Rủi ro xuất khẩu theo nhóm hàng và theo các khu vực thị trường:
2.1.1 Rủi ro xuất khẩu theo nhóm hàng:
Trang 25Về tổng quan, trong giai đoạn 1997-2001 các mặt hàng xuất khẩu chủlực vẫn là dầu thô, hàng dệt may, giày dép, gạo, hải sản, cà phê, điện tử vàlinh kiện vi tính, cao su, hạt tiêu, hạt điều chế biến, hàng rau quả Một sốmặt hàng tuy chưa có kim ngạch xuất khẩu lớn, nhưng có mức tăng trưởngcao như máy móc, sữa bột, dầu thực vật, Cơ cấu xuất khẩu đã có sự dịchchuyển theo hướng tích cực hơn: tỷ trọng nhóm hàng nguyên liệu thô và sơchế có giảm, mặc dù vẫn là con số khiêm tốn.
2.1.1.1 Nhóm hàng Dầu thô:
Dầu thô là mặt hàng luôn có kim ngạch dẫn đầu trong giai đoạn từ năm1997 –2001, nhưng trong tương lai khi các nhà máy lọc dầu đi vào hoạt độngthì mặt hàng này khó có thể giữ vững vị trí dẫn đầu Mặc dù trong thời gianqua ngành này gặp rất nhiều khó khăn (năm 1998 do khủng hoảng kinh tế nêngiá dầu thô rớt xuống mức thảm hại khoảng 9 USD/thùng), nhưng năm 2000do các nước OPEC cắt giảm sản lượng nên kim ngạch xuất khẩu tăng lên trên34 USD/thùng Nhìn chung rủi ro của ngành dầu khí trong thời gian này tuylớn nhưng vẫn có thể khắc phục được Về lâu dài khi các nhà máy lọc dầutrong nước đi vào hoạt động thì sản lượng khai thác có thể không được đápứng đủ nhu cầu trong nước mà có thể sẽ phải nhập khẩu, vì vậy về lâu dài vấnđề thị trường tiêu thụ với mặt hàng này sẽ giải quyết dễ dàng hơn và ít bị cạnhtranh hơn so với các mặt hàng khác.
BẢNG 02: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU DẦU THÔ GIAI ĐOẠN 1997-2001
(Tấn)
Trị giá (USD)
Đơn giá (USD/tấn)
Trang 262001 15.423.508 3.502.683.544 227
(Nguồn: Cục công nghệ thông tin và Hải quan - Tổng cục Hải quan)
Dầu thô là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong 5 năm vừaqua, kim ngạch xuất khẩu đã tăng gần gấp đôi cả về sản lượng và trị giá Đâylà mặt hàng ít bị cạnh tranh trong khâu tiêu thụ và giá cả luôn phụ thuộc vàothị trường thế giới Những rủi ro của ngành này cũng ít hơn so với nhữngngành khác, rủi ro của nhóm hàng này chủ yếu là do giá cả thị trường thế giớilên xuống thất thường nên khó có khả năng đề phòng Doanh nghiệp muốntránh rủi ro thì chỉ có cách theo dõi chặt chẽ mọi biến động về giá cả của thịtrường thế giới Các biện pháp khác ít có tác dụng vì sản lượng khai thác củaViệt Nam luôn khó có khả năng tăng đột biến, các hợp đồng xuất khẩu chủyếu ký từ trước nên vẫn phải thực hiện dù giá cả xuất khẩu có thể lên xuốngthất thường Ngoài ra do tàu chứa dầu còn chưa có đủ nên trong năm 2000 đãxảy ra sự cố tàu Ba Vì, Việt Nam đã gặp thiệt hại không nhỏ Ước tính trongvòng hai tháng khi tàu hỏng mỗi ngày doanh nghiệp thiệt hại khoảng 3 triệuUSD và còn gây nên cơn sốt ga trên thị trường nội địa, hơn 85% sản lượngxuất khẩu của công ty Vietsopetro Ngoài ra còn có liên doanh của các côngty khác nhưng sản lượng chưa cao, chưa đóng vai trò quan trọng Trong tươnglai khi nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào hoạt động thì khả năng xuất khẩusẽ giảm đi đáng kể Khi đó doanh nghiệp sẽ hạn chế được rủi ro hơn do tự chủđược khâu tiêu thụ, đồng thời giảm được lượng ngoại tệ phải chi hàng năm đểnhập nguyên liệu Mặt khác còn góp phần việc giảm nhập siêu từ các nướckhu vực do việc hạn chế nhập nhiên liệu từ các thị trường này.
Nhìn chung, hoạt động sản xuất và xuất khẩu dầu thô năm 2001 của ViệtNam diễn biến khá thuận lợi Tổng sản lượng dầu thô khai thác đạt khoảng 17triệu tấn và 1,72 tỷ m3 khí đồng hành; trong đó xuất khẩu 16,7 triệu tấn dầuthô, tăng 8,5% so với năm 2000 Ngành dầu khí đã cung cấp cho ngành Điện
Trang 271,23 tỷ m3 khí thô và sản xuất được 133 ngàn tấn condensate, 296 ngàn tấnkhí hoá lỏng (LPG), 82,67 ngàn tấn hoá phẩm dầu khí Doanh thu toàn ngànhđạt 54.549 ngàn tỷ đồng và nộp ngân sách 27.135 ngàn tỷ đồng.
Khó khăn lớn nhất đối với mặt hàng dầu thô là giá xuất khẩu liên tụcgiảm sút theo giá kỳ hạn trên thị trường thế giới, đặc biệt sau sự kiện 11 tháng9 ở Hoa Kỳ So với năm 2000, giá dầu thô xuất khẩu năm 2001 chỉ bằng82,3% nên trị giá đạt 3.126 triệu USD, bằng 89,3%.
Dầu thô xuất khẩu của Việt Nam có chất lượng tốt Hiện nay, mỏ cungứng lượng dầu thô xuất khẩu lớn nhất vẫn là mỏ Bạch Hổ (khoảng 13 triệutấn) Năm 2001, Tổng Công ty dầu khí Việt Nam đã không ngừng mở rộngcác loại hình liên doanh, liên kết các công ty trong và ngoài nước trong hoạtđộng thăm dò và khai thác dầu khí Vì vậy số lượng các mỏ dầu mới nhanhchóng được đưa vào khai thác, bù đắp một lượng đáng kể cho những mỏ dầucũ Hiện nay đã có nhiều công ty dầu khí nước ngoài tham gia hoạt động sảnxuất và cung ứng dầu khí cho xuất khẩu tại Việt Nam.
Các thị trường nhập khẩu chủ yếu dầu thô của Việt Nam tập trung ở khuvực Châu Á - Thái Bình Dương như: Trung Quốc chiếm 18%, Ôxtrâylia 29%,Nhật Bản 12%, Singapore 21,2%.
2.1.1.2 Nhóm hàng Công nghiệp nhẹ (may mặc, giày dép )
BẢNG 3: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VÀ GIÀY DÉP GIAI ĐOẠN 1997 - 2001
Đơn vị: 1000 USDNămHàng dệt mayTăng %Hàng giày dépTăng %
Trang 28(Nguồn: Cục công nghệ thông tin và Hải quan - Tổng cục Hải quan)
Trong những năm qua, hàng dệt may luôn là mặt hàng xuất khẩu chủ lựcđứng thứ hai của Việt Nam (sau Dầu thô) Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng nàythường ảnh hưởng lớn tới tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước Năm 2001,xuất khẩu mặt hàng này tăng trưởng thấp, ước tính đạt 2 tỷ USD, tăng 5,7%so với năm 2000 và không đạt được kế hoặch (bằng 90,9% kế hoặch), do gặprất nhiều khó khăn và chịu sự suy giảm chung của nền kinh tế toàn cầu Tuynhiên, để đạt được mức tăng trưởng trên, Chính phủ và các Bộ, Ngành đã đưara nhiều biện pháp hỗ trợ sản xuất và thúc đẩy xuất khẩu như: tạo sự thôngthoáng trong cơ chế quản lý hạn ngạch và điều hành xuất nhập khẩu, tạo điềukiện tối đa cho các nhà sản xuất kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may … cùngnhững nỗ lực chủ yếu từ phía doanh nghiệp.
Khi xuất khẩu sang thị trường EU, chủ yếu theo phương thức gia côngnên các doanh nghiệp Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều đơn đặt hàng của nướcngoài hoặc xuất khẩu thông qua nước thứ ba Hơn nữa, trong năm 2001, đồngEuro mất giá 6,6% đã ảnh hưởng đáng kể tới lượng nhập khẩu của thị trườngnày trong hoàn cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm kéo theo sự sụt giảm trong nhucầu tiêu dùng hàng dệt may.
Xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Nhật Bản, Hoa Kỳ và những thịtrường phụ thuộc vào nền kinh tế Hoa Kỳ tăng trưởng chậm, thậm chí còngiảm sút.
Nhìn chung, xuất khẩu hàng dệt may vào cả hai khu vực thị trường có sửdụng hạn ngạch và phi hạn ngạch đều tăng chậm do mặt hàng của ta tiếp tụcchịu sự cạnh tranh gay gắt với các mặt hàng cùng chủng loại của các nướctrong khu vực về chất lượng, giá thành Đặc biệt, Trung Quốc vẫn là đối thủcạnh tranh lớn nhất của ta và đã là thành viên chính thức của tổ chức Thươngmại thế giới nên hàng dệt may xuất khẩu của ta càng gặp khó khăn hơn trong
Trang 29những tháng cuối năm 2001 Ngoài ra một số nước Châu Á khác cũng khôngngừng nỗ lực đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này như Pakistan, Ấn Độ,Philippin, Đài Loan … sang thị trường Hoa Kỳ và EU Sau sự kiện 11/9,Pakistan đã tận dụng được cơ hội trong cuộc chiến chống khủng bố của HoaKỳ để tăng xuất khẩu hàng dệt may sang nước này.
Về mặt hàng này, phương thức gia công vẫn chiếm chủ yếu và giá giacông xuất khẩu lại bị giảm từ 15-18%, có mặt hàng giảm tới 20% đã làm giảmsút đáng kể kim ngạch xuất khẩu của hàng dệt may.
Nguyên liệu và phụ kiện phục vụ ngành Dệt may nước ta chủ yếu vẫnphụ thuộc vào nguồn nhập khẩu nên kém chủ động trong đầu vào Chất lượngcủa nguyên liệu phụ sản xuất trong nước kém hơn nhiều so với các nướctrong khu vực, nhưng giá thành thường cao hơn và khối lượng không đủ đápứng nhu cầu sản xuất của ngành Ví dụ, tỷ lệ Vải sản xuất trong nước có chấtlượng đáp ứng được yêu cầu của ngành may xuất khẩu mới chỉ đạt 12 - 15%,còn các nguyên phụ liệu ngành dệt may như xơ sợi, hoá chất thuốc nhuộm,phụ liệu may xuất khẩu hầu hết là phải nhập khẩu.
Về ngành hàng Giày dép Việt Nam hiện nay đứng hàng thứ 8 trên thếgiới về sản xuất giày dép với sản lượng khoảng 300 triệu đôi/năm và có têntrong danh sách 10 nước sản xuất đứng đầu thế giới, chiếm 2,1% tổng sảnlượng giày dép thế giới Sản xuất giày dép của Việt Nam chủ yếu dành choxuất khẩu.
Nhờ những nỗ lực lớn năm 2001, ngành Da giày Việt Nam đã đạt đượckim ngạch xuất khẩu 1,52 tỷ USD, tăng 3,8% so với năm 2000 nhưng vẫnkhông đạt được kế hoặch (bằng 89,4 % kế hoặch) do gặp rất nhiều khó khănnhư mặt hàng dệt may.
Tuy nhiên, ngành Da giày Việt Nam vẫn chưa khắc phục được vấn đềnguyên liệu sản xuất do năng lực sản xuất da thuộc thành phẩm trong nướchiện nay vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu cả về số lượng chủng loại và chất
Trang 30lượng Phần lớn vật tư nguyên liệu phục vụ sản xuất giày dép xuất khẩu đềuphải nhập khẩu Nhiều doanh nghiệp chủ yếu làm gia công, hiệu quả mang lạithấp, phụ thuộc nhiều vào đối tác, hạn chế về khả năng tiếp cận thị trường.
Hiện nay EU là thị trường truyền thống lớn nhất của ngành Da giày ViệtNam, chiếm trên 70% sản lượng xuất khẩu giày dép của Việt Nam Sản phẩmgiày dép của Việt Nam đã chiếm tới 20% tổng lượng giày nhập khẩu của EU.Khi tỷ lệ này vượt quá 25% thì mặt hàng giày dép xuất khẩu của ta sẽ bị ápdụng hạn ngạch hoặc đưa ra khỏi danh sách các nước được hưởng ưu đãi thuếquan phổ cập (GSP) – (Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc về xuất khẩu giàydép vào thị trường này) Tuy nhiên, hiện nay mặt hàng giày dép của Việt Namđang gặp phải sức ép rất lớn của mặt hàng giày dép Trung Quốc mà mặt hànggiày dép của Trung Quốc phong phú về chủng loại, giá cả hợp lý và hấp dẫnkhách hàng Do vậy đây là một trở ngại cho xuất khẩu giày dép của Việt Namsang thị trường này trong thời gian sắp tới.
Trước khi Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực, hànggiày dép Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ phải chịu thuế nhập khẩu cao(20% - 80%) nên kim ngạch xuất khẩu vẫn còn nhỏ (năm 2001 khoảng 114,2triệu USD), chỉ đứng thứ 14 trong số các quốc gia xuất khẩu giày dép vàoHoa Kỳ và chủ yếu do các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và liên doanh(có lợi thế về kỹ năng tiếp thị, công nghệ tiên tiến … ) thực hiện.
Như vậy, về lâu dài đây sẽ là hai ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu cóý nghĩa quan trọng hàng đầu vì nó thu hút một số lượng nhân công lớn, gópphần giải quyết công ăn việc làm cho số lao động phổ thông nông nhàn Đâylà ngành hàng có ý nghĩa quan trọng với việc tăng trưởng kim ngạch xuấtkhẩu trong hoàn cảnh nước ta vẫn còn là nước nông nghiệp, đa số dân vẫnđang làm nghề nông Đây là ngành có thể giải quyết việc làm cho một sốlượng nhân công lớn, số nhân công chỉ phải đào tạo với mức chi phí thấp, phùhợp với hoàn cảnh một nước nghèo như Việt Nam Đây là một nhóm hàng có
Trang 31tốc độ tăng nhanh về tổng trị giá và gặp khá nhiều rủi ro do phải phụ thuộckhá nhiều vào các nước bạn hàng, đặc biệt là thị trường EU với cơ chế hạnngạch Trong thời gian vừa qua hàng công nghiệp nhẹ Việt Nam gặp phải sựcạnh tranh gay gắt của các nước trong khu vực, đặc biệt là hàng cùng chủngloại của Trung Quốc Trong thời gian tới Trung Quốc chính thức gia nhập tổchức thương mại thế giới WTO thì nhóm hàng này của Việt nam sẽ còn gặpnhiều rủi ro và khó khăn hơn nữa trong việc mở rộng thị trường Đặc biệt từnăm 2005 khi các nước thành viên WTO thống nhất bãi bỏ mọi hạn ngạch vềdệt may với các nước thành viên trong tổ chức thì hàng dệt may Việt Nam sẽphải gặp cạnh tranh nhiều hơn nữa.
2.1.1.3 Nhóm hàng Nông sản:
Đây là nhóm hàng có ý nghĩa quan trọng nhất vì trị giá thực thu về
trong xuất khẩu lớn nhất và có ý nghĩa quan trọng với việc tăng sức tiêu thụcủa thị trường nông thôn Đây là nhóm hàng hàm chứa nhiều yếu tố rủi rocao Trong tương lai sự tăng trưởng của nhóm hàng này sẽ có xu hướng chậmlại do khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ Về lâu dài đây lànhóm hàng sẽ cần có sự đầu tư lớn để thay đổi chất lượng sản phẩm, biến báncái mình có sang bán cái mà thị trường cần, tìm cách phát triển thị trường tiêuthụ và thay đổi trang thiết bị, hiện đại hoá ngành công nghiệp chế biến còn rấtsơ khai của Việt Nam.
Trong giai đoạn đầu 1997- 1998 hàng nông sản xuất khẩu ít khó khăntrong khâu tiêu thụ hơn và ít rủi ro hơn so với giai đoạn 1999 - 2001 Từ năm1999 - 2001 hầu hết các hàng nông sản của Việt Nam đều gặp khó khăn trongviệc tìm kiếm thị trường tiêu thụ Sản lượng của các mặt hàng nông sản tăngtrưởng vượt bậc so với các năm trước nhưng kim ngạch xuất khẩu, giá xuấtkhẩu của một số mặt hàng không những không tăng mà còn giảm đáng kể sovới các năm trước Vì vậy khi sản lượng tăng cao thì các doanh nghiệp kinh
Trang 32doanh các hàng nông sản lại càng dễ gặp rủi ro hơn do nhu cầu thúc bách phảitiêu thụ nhanh hàng hoá đã thu mua vì nếu càng để lâu doanh nghiệp lại càngcó khả năng thua lỗ.
Nhóm hàng có ý nghĩa quan trọng nhất với Việt Nam là nhóm hàng nôngsản lại có độ rủi ro xuất khẩu khá cao Đây là nhóm hàng có ảnh hưởng đếnhàng chục triệu nông dân vì Việt Nam vẫn đang là một nước nông nghiệp,80% dân số và lao động nằm ở khu vực nông nghiệp Tuy tỷ trọng kim ngạchxuất khẩu của nhóm hàng này ngày càng giảm theo thời gian nhưng vẫn giữmột vị trí quan trọng trong tổng thể kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam Rủiro cao đối với nhóm hàng này là rủi ro về biến động thị trường xuất khẩu, giácả và chính sách nhập khẩu của các nước bạn hàng trong khu vực và trên thếgiới Cho đến nay những mặt hàng trong nhóm hàng này vẫn chưa được chếbiến hoàn hảo, phần lớn ở dạng thô và bán thành phẩm nên có nhiều nguy cơdẫn đến rủi ro khi xuất khẩu nếu không có chiến lược đầu tư thích đáng vàocông nghệ chế biến Ngoài ra thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc hạnchế rủi ro xuất khẩu với thị trường này nếu doanh nghiệp không nắm bắt đượcgiá cả, nhu cầu của thị trường thế giới Rủi ro do giá cả liên tục xảy ra, nhìnchung có thể phòng ngừa đến mức thấp nhất Khi tham gia vào thị trường thếgiới, doanh nghiệp xuất khẩu nhóm hàng này phải biết chấp nhận rủi ro vàmột qui luật tồn tại trong kinh doanh là khu vực nào có rủi ro cao thì lợinhuận lại càng lớn.
Trong nhóm hàng nông sản, các mặt hàng có vai trò quan trọng nhất làgạo, cà phê, cao su và hạt điều, rau quả Đây là nhóm các mặt hàng hàm chứanhiều rủi ro nhất Mặt hàng được quan tâm nhiều nhất là mặt hàng gạo trongthời gian vừa qua lại là mặt hàng có nhiều biến động nhất Đây là mặt hàngđem lại một kim ngạch xuất khẩu khá ổn định hàng năm và có quan hệ tới thunhập của hàng triệu nông dân Nếu giải quyết được những rủi ro trong xuất
Trang 33khẩu gạo thì mới có thể tăng sức mua cho người nông dân, tạo thị trường tiêuthụ cho việc phát triển các ngành công nghiệp tiêu dùng trong nước khác.
BẢNG 4: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO GIAI ĐOẠN 1997 - 2001
Đơn vị: Triệu USD
NămLượng (1000tấn)
Tốc độ tănglượng (%)
Trị giá (triệuUSD)
Tốc độ tăng kimngạch (%)
Đơn giábình quân
(Nguồn: Cục công nghệ thông tin và Hải quan - Tổng cục Hải quan)
Trong 5 năm từ 1997-2001 Việt Nam xuất khẩu 18.289 triệu tấn gạomang về cho đất nước 4,4 tỷ USD Đây là một mặt hàng giữ vai trò chủ lựccủa nước ta trong nhiều năm nhưng bước sang thế kỷ mới đã lộ rõ nhiều bấtcập Nếu theo những số liệu thống kê thì năm 1997 và năm 1999 Việt Namxuất khẩu một số lượng gạo tương đương nhau nhưng kim ngạch xuất khẩugiảm gần 200 triệu USD, giá cả trung bình mỗi tấn cũng giảm khoảng 60USD/tấn Đây là một rủi ro rất lớn khi kinh doanh mặt hàng gạo Nếu khôngtính những năm 1996 và 1998 là khi các quốc gia khu vực lâm vào khủnghoảng nên đẩy nhu cầu gạo lên cao thì nhìn chung giá cả có xu hướng giảmmạnh qua các năm Trong khi đó giá cả đầu vào với người nông dân hầu nhưkhông giảm
Trong vài năm gần đây giá xuất khẩu gạo bình quân còn có sự tăng giácủa các lô hàng xuất khẩu theo hình thức trả nợ nên đã đưa giá bình quân xuấtkhẩu cao hơn thực tế Việt Nam rất ít bán trực tiếp được cho các thị trườngtiêu thụ mà hầu như phải qua các nước trung gian nên gặp phải sự cạnh tranh
Trang 34gay gắt Mặt khác các nước xuất khẩu gạo khác trên thế giới như Thái Lan,Mỹ đều là những nước xuất khẩu gạo nhiều năm nên có lợi thế hơn Việt namrất nhiều trong việc chiếm lĩnh thị trường và có thị trường tiêu thụ ổn định.Các nước này có phẩm chất và cơ cấu gạo hơn hẳn nước ta Ngay cả đối vớinhững loại gạo cùng phẩm cấp thì giá gạo xuất khẩu Việt Nam luôn rẻ hơnThái Lan từ 20 - 30 USD/tấn Cùng với mức sản lượng lương thực ước tính5,5%/năm và do nhu cầu sử dụng gạo bình quân đầu người ngày càng giảmxuống thì bài toán tìm thị trường tiêu thụ sẽ còn rất nhiều rủi ro với các doanhnghiệp kinh doanh xuất khẩu mặt hàng này.
Mặt hàng này còn có một rủi ro quan trọng khác nữa là khâu thanh toán.Các nước Việt Nam xuất khẩu gạo samg là: Châu Phi, I Rắc, Đông Âu luôngặp khó khăn trong việc mở L/C và đàm phán phương thức thanh toán Nếutrong tương lai Việt Nam có thể giải quyết những rủi ro này và có thể tìmcách hàng đổi hàng thì gạo Việt Nam sẽ dễ dàng thâm nhập hơn nữa vào thịtrường thế giới Hiện nay Việt Nam đang phải nhập khẩu một lượng hạt điềuthô lớn từ nhiều nước Châu Phi Nếu tăng cường khâu đàm phán hàng đổihàng thì Việt Nam có thể tiêu thụ được một lượng gạo khá lớn hàng năm,đồng thời giải quyết thiếu hụt nguyên liệu cho các nhà máy điều trong thờigian trước mắt.
Giá giảm mạnh là đặc trưng của thị trường gạo xuất khẩu trong năm2001, so với năm 2000, tuy lượng xuất khẩu đạt 3,55 triệu tấn, tăng 2,1%nhưng trị giá giảm 11,9% do giá giảm tới 14% Nguyên nhân chủ yếu là dogạo xuất khẩu của Việt Nam chịu sự cạnh tranh quyết liệt trên các thị trườngnhập khẩu gạo chủ yếu, không những bị Thái Lan (nước xuất khẩu gạo lớnnhất thế giới) mà còn bị những nước xuất khẩu khác cạnh tranh bằng giá hoặccó chi phí vận chuyển thấp hơn như Ấn Độ, Pakistan sang Châu Phi, TrungĐông Một khó khăn khác đối với gạo xuất khẩu Việt Nam là nhu cầu nhậpkhẩu hầu hết các thị trường chủ yếu như Inđônexia, Philippin giảm sút đáng
Trang 35kể và nhu cầu của các khu vực như Trung Đông, Châu Phi không tăng Trongkhi đó, sản lượng lúa gạo của các nước có nhiều diện tích lúa như TrungQuốc, Ấn Độ, Pakistan, Bănglađét, Inđônêxia, Thái Lan, Philippin đều có xuhướng tăng hoặc ổn định Hai nước Lào, Campuchia không những tự túc đượclương thực mà bước đầu dư thừa để xuất khẩu.
Trong 10 tháng đầu năm 2001, tốc độ xuất khẩu gạo của Việt Nam đạtkhá Tuy nhiên, trong 2 tháng cuối năm 2001, tình hình cung trong nước quáhạn hẹp đã đẩy giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng cao, thậm chí có lúc caohơn Thái Lan đến 20 USD/tấn (trước đây giá gạo xuất khẩu của Việt Namthường thấp hơn Thái Lan đến 5-10 USD/tấn) Tình hình chiến sự ở khu vựcNam Á làm tăng chi phí vận tải và bảo hiểm, làm giảm đáng kể nhu cầu nhậpkhẩu, gây bất lợi và làm giảm tốc độ xuất khẩu gạo của Việt Nam Để thựchiện những hợp đồng xuất khẩu đã ký, có lúc Việt Nam đã phải nhập khẩugạo từ Thái Lan để tái xuất.
Hiện nay, gạo Việt Nam có mặt ở trên 82 nước Tuy nhiên, gạo có phẩmcấp, chất lượng cao mới chiếm khoảng 35-40% tổng lượng Về cơ cấu thịtrường: Việt Nam xuất khẩu 47% sang Châu Á, 30% sang Châu Phi, 9% sangTrung Đông và 7% sang Châu Mỹ.
BẢNG 5: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ GIAI ĐOẠN 1997 – 2001
Lượng: 1000 tấn, Trị giá: Triệu USD
NămLượng (1000tấn)
Tốc độ tănglượng (%)
Trị giá(triệu USD)
Tốc độ tăngkim ngạch (%)
Đơn giá bìnhquân (USD/t)
Trang 36Mặt hàng thứ hai trong nhóm hàng nông sản là cây cà phê thâm nhập vàonước ta từ lâu nhưng phong trào trồng cà phê xuất khẩu mới rộ lên trongnhững năm gần đây, đặc biệt là khu vực Tây Nguyên có thời rộ lên phong tràonhà nhà trồng cà phê Một khối lượng tiền rất lớn nhàn rỗi trong dân đã đượcđầu tư vào cây cà phê dẫn đến nhiều héc ta rừng bị phá huỷ, một thời gian quacây cà phê đã là cây làm giàu của người nông dân Nhưng do việc đầu tư thiếuđịnh hướng nên trong những năm đầu thế kỷ 21 đã gây nên tình trạng khủnghoảng thừa làm giá cà phê giảm xuống mức thảm hại (giá bình quân 2000 là683 USD/Tấn).
Hiện nay Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu cà phê lớn trên thế giớinhưng do đa số cà phê Việt Nam là cà phê vối nên giá không cao Mặt khácdo nhu cầu tiêu thụ cà phê trong nước còn rất nhỏ bé nên những rủi ro trongviệc xuất khẩu cà phê là tương đối cao, rất khó cho các doanh nghiệp tìmkiếm thị trường Thời gian qua, đặc biệt trong năm 2000 các nước trong hiệphội xuất khẩu cà phê thế giới đã phải lên tiếng là Việt Nam đang bán cà phêvới giá tự sát, ước tính chi phí đầu tư cho 1kg cà phê phải tốn từ 14.000 VNĐđến 15.000 VNĐ Trong khi đó năm 2001 hầu hết nông dân chỉ bán với giátrung bình 6.500 VNĐ/kg Mặc dù Nhà nước có chủ trương mua dự trữ60.000 tấn cà phê trong năm 2000 và 150.000 tấn trong năm 2001, song đóchỉ là biện pháp tình thế.
Vì vậy, khi kinh doanh cà phê, doanh nghiệp rất dễ bị bạn hàng nướcngoài ép giá khi đàm phán Mặt khác, do chất lượng cà phê Việt Nam khôngcao, có lẫn nhiều tạp chất và do nguồn cung trên thế giới rất phong phú nênngay cả khi ký được hợp đồng xuất khẩu doanh nghiệp vẫn dễ gặp rủi ro phíanước ngoài lấy cớ hàng không đủ tiêu chuẩn chất lượng như đã thoả thuậntrong hợp đồng Nếu doanh nghiệp mua trước nguồn hàng để chủ động xuấtkhẩu thì rất dễ thua lỗ do các doanh nghiệp mua sau cạnh tranh bán với giá rẻ
Trang 37hơn Do đó các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê phải có tính nhạy bén củamình thì mới có thể tránh được những rủi ro trong xuất khẩu.
Hiện nay việc giải quyết đầu ra cho cây cà phê đang là bài toán khó dothị trường thế giới cung đã vượt cầu khá nhiều Trong năm 2001 theo ước tínhcủa Hiệp hội xuất khẩu cà phê thì chi phí cho sản xuất đã vượt giá bán khá xa,do đó Nhà nước không thể tiếp tục trợ giá mãi được
Năm 2001 là năm đầy thử thách đối với ngành cà phê Việt Nam, giá càphê xuống thấp nhất từ trước tới nay (trung bình giá mua gom cà phê đối vớinông dân chỉ đạt 4.000 đ/kg), bộc lộ hết những khó khăn do sự cạnh tranhkhốc liệt, gay gắt của cơ chế thị trường Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự rớtgiá cà phê xuất khẩu là do quan hệ cung cầu, trong đó cung vượt cầu liên tiếptrong 3 niên vụ gần đây (mặc dù tiêu thụ cà phê vẫn tăng khoảng 2%/năm).
Ngay từ những tháng đầu năm, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành đưara nhiều biện pháp hỗ trợ đầu vào, giảm giá thành đầu ra, thưởng trên kimngạch xuất khẩu, hỗ trợ tìm kiếm thị trường Nhờ đó, khối lượng xuất khẩu càphê năm 2001 đạt 911 ngàn tấn, đây là mức cao nhất kể từ trước tới nay, tăng24,3% so với năm 2000 Tuy nhiên, các biện pháp kích thích để nâng giá xuấtkhẩu như tạm trữ chưa đạt kết quả mong muốn, khiến trị giá xuất khẩu chỉ đạt387 triệu USD, giảm 21,8% so với năm 2000.
Việc tạm trữ cà phê của Việt Nam không thành công do một số nướcthành viên trong Hiệp hội các nước sản xuất cà phê (ACPC) không thực hiệncam kết nên đã dẫn tới cung vượt quá cầu Ở Đắc Lắc có 14 doanh nghiệpđược giao nhiệm vụ tạm trữ cà phê, sau thời gian tạm trữ 6 tháng, hầu hếtdoanh nghiệp đều bị lỗ do chi phí phát sinh trong quá trình tạm trữ, thuê kho,vận chuyển, bảo quản Trong hai năm qua, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phêđã bị lỗ hơn 360 tỷ đồng.
Vì vậy, để hạn chế rủi ro trong khâu xuất khẩu cà phê thì chỉ có thể bằngbiện pháp loại bỏ những vườn cà phê kém phẩm chất, năng xuất thấp, chi phí
Trang 38đầu vào cao Ngoài ra phải nâng cao chất lượng và năng lực cho các nhà máychế biến, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng chuyển từ trồng cà phê vốisang cà phê chè Nhà nước nên đầu tư vốn và có qui hoặch thống nhất đểchuyển đổi cơ cấu cây trồng, tránh hiện tượng phát triển tràn lan dẫn đến mấtkiểm soát như đã xảy ra với cây cà phê trong thời gian qua.
BẢNG 6: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CAO SU GIAI ĐOẠN 1997 - 2001
Đơn vị: Triệu USD
NămLượng (1000tấn)
Tốc độ tănglượng (%)
Trị giá(triệu USD)
Tốc độ tăngkim ngạch (%)
Đơn giá bìnhquân (USD/t)
(Nguồn: Cục công nghệ thông tin và Hải quan - Tổng cục Hải quan)
Thứ ba là Cây cao su: là cây công nghiệp và hầu hết các nguồn cung cấpcao su xuất khẩu đều từ các nông trường quốc doanh Nhưng do Việt Namchủ yếu sản xuất loại cao su cấp thấp mà nhu cầu thế giới rất thấp với loại caosu này cho nên mặt hàng này rất khó tìm được thị trường xuất khẩu Hơn 50%sản lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam là xuất khẩu sang Trung Quốc quađường bộ (Năm 2001 xuất khẩu cao su sang Trung Quốc và Đài Loan là185.000 tấn cao su với doanh thu xuất khẩu đạt 90 triệu đô la mỹ) Phía TrungQuốc luôn có cơ quan điều hành việc nhập khẩu cao su Hàng năm họ cungcấp cho các doanh nghiệp nhập khẩu Trung Quốc một quota nhập khẩu rấthạn chế Vì vậy thủ đoạn thường xuyên của họ là nâng giá thời gian đầu, dophía Việt Nam thiếu điều hành thống nhất nên các doanh nghiệp Việt Namtranh nhau tập kết hàng ra cửa khẩu Khi lượng hàng tập trung cao, phía
Trang 39Trung Quốc đồng loạt hạ giá hoặc không nhập khẩu nữa, do đó nhiều doanhnghiệp không chịu được phí lưu kho bãi nên đã phải bán đổ, bán tháo chịu lỗ.Ngay cả khi bán được hàng phía Việt Nam vẫn còn gặp rủi ro rất lớn trongkhâu thanh toán Nhiều khi phía Trung Quốc ép phía Việt Nam phải nhập lạicác mặt hàng xăm lốp ô tô với chất lượng thấp Đúng như dự đoán của cácchuyên gia trong ngành cao su, năm 2001 là năm mù mịt đối với thị trườngcao su Trung Quốc bởi chính sách bảo hộ của nước này và bởi phản ứngchậm của ngành cao su trong nước đối với thị trường quốc tế nói chung và thịtrường Việt Nam nói riêng, sự yếu kém của các công ty sản xuất trong nướcđối với việc cạnh tranh với các công ty nước ngoài Giá cao su kỳ hạn tạiTrung Quốc giảm liên tục từ mức trên 8.300 NDT/tấn hồi đầu năm xuống còn7.000 NDT/tấn vào cuối tháng 09/2001 Theo số liệu của Tổng cục Hải quanTrung quốc trong 8 tháng đầu năm 2001, xuất khẩu cao su tự nhiên nước nàyđạt 249 tấn, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước, trong khi nhập khẩu tăng11% đạt 570.087 tấn.
Năm 2001, tuy tiếp tục gặp nhiều khó khăn về sản xuất và thị trường tiêuthụ nhưng nhìn chung xuất khẩu cao su của Việt Nam vẫn tăng trưởng cao vềlượng Xuất khẩu được 308 ngàn tấn, đạt 166 triệu USD, tăng 12,8% về lượngnhưng trị giá chỉ bằng năm 2000 Năm 2001, giá cao su xuất khẩu đạt kháthấp (dao động khoảng 540 USD/tấn) khiến cho các doanh nghiệp sản xuất vàxuất khẩu Việt Nam gặp không ít khó khăn, kết quả kinh doanh trong nămkhông đủ bù đắp cho những thua lỗ từ những năm trước để lại.
Hiện nay, thị trường xuất khẩu cao su của Việt Nam chưa ổn định, chủyếu tập trung ở một số thị trường như Trung Quốc, Đài Loan, Singapore vàcác nước SNG, nên hoạt động xuất khẩu chịu tác động rất lớn của nhữngchính sách quản lý nhập khẩu do các thị trường này đặt ra, đặc biệt là thịtrường Trung Quốc Lượng cao su xuất khẩu sang Trung Quốc trong mấy
Trang 40năm gần đây chiếm khoảng 70% tổng lượng cao su xuất khẩu của nước ta Vìvậy, rất khó phân tán rủi ro khi thị trường này có biến động.
Tiềm năng của cây cao su còn lớn nhưng Việt Nam vẫn chưa khai tháccó hiệu quả để phục vụ xuất khẩu Khối lượng cao su xuất khẩu của Việt Nammới chỉ chiếm khoảng 3% lượng cao su xuất khẩu của thế giới, thấp hơn sovới nhiều nước, đặc biệt là các nước trong khu vực như Thái Lan, Inđônêxia,Malaysia (lượng cao su xuất khẩu của 3 nước này chiếm khoảng 70% tổnglượng cao su xuất khẩu của cả thế giới) Năng suất hiện nay tuy đã đạt 10tạ/ha/năm, tăng 3-4 tạ/ha/năm so với những năm trước đây nhưng vẫn thấphơn so với một số nước trong khu vực: 2-3 tạ/ha/năm Mặt hàng cao su xuấtkhẩu của Việt Nam chủ yếu là dưới dạng nguyên liệu, hàm lượng giá trị giatăng không cao, thường chịu sự tác động mạnh mẽ về giá cả, đặc biệt rất khónâng giá xuất khẩu.
Trong năm 2001, ta vẫn chưa có được biện pháp hữu hiệu để giải quyếtvấn đề tồn đọng cao su tại cửa khẩu Móng Cái chờ xuất khẩu sang TrungQuốc Các doanh nghiệp vẫn chưa nắm sát được nhu cầu của thị trường nhậpkhẩu để chủ động trong việc điều tiết lượng hàng xuất khẩu và định giá bán.Các thị trường xuất khẩu mới tuy có tăng nhưng kim ngạch không đáng kể.
Vì vậy trong nhiều năm qua các doanh nghiệp xuất khẩu sao su gặp phảirủi ro rất lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm Do phần lớn xuất khẩu qua biêngiới đều theo hình thức kinh doanh biên mậu nên hầu như tất cả các hợp đồngxuất khẩu đều không mở L/C, không thanh toán qua ngân hàng nên doanhnghiệp Việt Nam gặp phải một số rủi ro từ khâu gom hàng đến khi thanh toán.Có thời gian phía Trung Quốc chủ trương chỉ nhập khẩu mủ cao su, trong khiđó Trung Quốc lại tăng lượng nhập khẩu cao su chế biến lên 45% và đánhthuế cao mủ cao su nên hàng loạt lượng mủ cao su của Việt Nam xuất sangTrung Quốc theo đường tiểu ngạch bị ách tắc, số còn lại nhiều doanh nghiệpViệt Nam do không xuất khẩu được đã phải đổ bỏ những lô mủ cao su lớn, do