Rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam và các biện pháp hạn chế

MỤC LỤC

Phân loại rủi ro trong hoạt động xuất khẩu

Đối với nền kinh tế thế giới

Xuất khẩu là một nội dung chính của hoạt động ngoại thương là hoạt động đầu tiên trong thương mại quốc tế, xuất khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia cũng như là trên toàn thế giới. Điều này được thể hiện trong lý thuyết về lợi thế so sánh của nhà kinh tế học David Ricardo: “Nếu một quốc gia có hiệu quả thấp hơn so với quốc gia khác trong sản xuất hầu hết các loại sản phẩm thì quốc gia đó vẫn có thể tham gia vào thương mại quốc tế để tạo ra lợi ích của mình”.

Đối với nền kinh tế mỗi quốc gia

Do đó, nguồn vốn từ bên ngoài được coi là nguồn chủ yếu, song mọi cơ hội đầu tư vay nợ và viện trợ của nước ngoài chỉ thuận lợi khi chủ đầu tư và người cho vay thấy được khả năng sản xuất và xuất khẩu – nguồn vốn duy nhất để trả nợ thành hiện thực. Trong trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển sản xuất về cơ bản còn chưa đủ tiêu dùng, nếu chỉ thụ động chờ ở sự thừa ra của sản xuất thì xuất khẩu chỉ bó hẹp trong phạm vi nhỏ và tăng trưởng chậm, do đó, các ngành sản xuất không có cơ hội phát triển.

Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với các doanh nghiệp

- Xuất khẩu tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng thị trường, mở rộng quan hệ kinh doanh với các bạn hàng trong nước và nước ngoài, trên cơ sở hai bên cùng có lợi, tăng doanh số và lợi nhuận, đồng thời phân tán và chia sẻ rủi ro, mất mát trong hoạt động kinh doanh, tăng cường uy tín kinh doanh của doanh nghiệp. Thêm vào đó hoạt động xuất khẩu còn khuyến khích sự phát triển các mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp chẳng hạn như hoạt động đầu tư nghiên cứu và phát triển, các hoạt động sản xuất, Marketing và sự phân phối, sự mở rộng trong việc cấp giấy phép.

Tác động của rủi ro đến hoạt động kinh doanh quốc tế nói chung và xuất khẩu nói riêng

- Sản xuất hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều lao động, tạo ra thu nhập ổn định, tạo ra ngoại tệ để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của nhân dân, vừa thu hút được lợi nhuận. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay rất thiếu thông tin về thị trường thế giới và khả năng thanh toán của khách hàng, đặc biệt là đối với thị trường tiềm năng đang ở giai đoạn thâm nhập thì các doanh nghiệp này lại càng thiếu thông tin.

Lợi ích của việc hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu

Hạn chế rủi ro trong xuất khẩu góp phần giảm thiểu những thiệt hại mà doanh nghiệp không lường trước được, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong các thương vụ giao dịch, đấu thầu và cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường thế giới. Rủi ro xuất khẩu đã ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước và nếu không có giải pháp ngăn ngừa và hạn chế thì nó có thể sẽ trở thành gánh nặng với tất cả các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam.

BẢNG 1: XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1997-2001.
BẢNG 1: XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1997-2001.

Rủi ro xuất khẩu theo nhóm hàng

Trước khi Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực, hàng giày dép Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ phải chịu thuế nhập khẩu cao (20% - 80%) nên kim ngạch xuất khẩu vẫn còn nhỏ (năm 2001 khoảng 114,2 triệu USD), chỉ đứng thứ 14 trong số các quốc gia xuất khẩu giày dép vào Hoa Kỳ và chủ yếu do các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và liên doanh (có lợi thế về kỹ năng tiếp thị, công nghệ tiên tiến … ) thực hiện. Đúng như dự đoán của các chuyên gia trong ngành cao su, năm 2001 là năm mù mịt đối với thị trường cao su Trung Quốc bởi chính sách bảo hộ của nước này và bởi phản ứng chậm của ngành cao su trong nước đối với thị trường quốc tế nói chung và thị trường Việt Nam nói riêng, sự yếu kém của các công ty sản xuất trong nước đối với việc cạnh tranh với các công ty nước ngoài.

BẢNG 02: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU DẦU THÔ GIAI ĐOẠN 1997-2001
BẢNG 02: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU DẦU THÔ GIAI ĐOẠN 1997-2001

Cơ cấu xuất khẩu theo khu vực và tác động của rủi ro với từng khu vực thị trường

Trong năm 2000, việc Việt Nam và EU ký kết các thoả thuận tăng hạn ngạch hàng dệt may, việc thực hiện Bản ghi nhớ chống gian lận trong buôn bán giày dép, việc EU công nhận 61 doanh nghiệp Việt Nam (đến ngày 07/06/2001) vào nhóm I các nước xuất khẩu thuỷ sản và nhuyễn thể hai mảnh vỏ vào EU đã là tiền đề để các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của mình vào khu vực thị trường này. Tuy nhiên, Việt Nam cũng nhập siêu với khá nhiều nước trên thế giới… Điều này không chứng tỏ rằng Việt Nam đã có một nền ngoại thương phát triển mà ngược lại nó chứng tỏ Việt Nam chưa tìm được đối tác để thâm nhập vào thị trường lớn này để nhập khẩu các thiết bị tiên tiến, hàng nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu từ các nước trong khu vực như các nước Đông Nam Á, Hàn Quốc, Đài Loan.

BẢNG 10: CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU GIAI ĐOẠN 1997 - 2001
BẢNG 10: CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU GIAI ĐOẠN 1997 - 2001

Nguyên nhân của các rủi ro trong hoạt động xuất khẩu

    Trường hợp Công ty Thương mại Dịch vụ Uông Bí bán 472 tấn cao su cho Công ty Đường Triền do bố trí cán bộ không đúng năng lực tham gia đàm phán, lại nôn nóng, bất cẩn trong các thủ tục mua bán, muốn bán được hàng nên đã bị đối tác lừa mất 4,7 tỷ đồng. Trong năm 1999, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc đạt gần 1,7 tỷ USD nhưng chỉ có 10% thanh toán qua ngân hàng hay vụ Vinahancoop VNH ký hợp đồng số 105/VN mua lô hàng đá mỹ nghệ của Công ty Ngọc Đô Trung Quốc, sau đó tái xuất cho Công ty Lombard của Mỹ.

    Việc hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu

    Quan điểm chung là doanh nghiệp phải tự mình chủ động hạn chế rủi ro, Nhà nước chỉ đóng vai trò là người ban hành các chính sách khuyến khích, tạo cơ chế thông thoáng cho hoạt động của doanh nghiệp, qua đó góp phần hạn chế những rủi ro có thể phát sinh đối với doanh nghiệp. Mặt khác tính chất của rủi ro ngày càng phức tạp hơn, khó nhận biết hơn do đó việc không ngừng nâng cao nghiệp vụ xuất nhập khẩu của đội ngũ cán bộ quản lý, thực hiện đang là vấn đề cần thiết và có ý nghĩa chiến lược.

    Nhanh chóng thiết lập Trung tâm thông tin phòng ngừa và hạn chế rủi ro xuất khẩu

    Việc nắm bắt được những thông tin chính xác về giá cả, nhu cầu thị trường, dự báo được những biến động cung và cầu trên thị trường thế giới … là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp giành được thắng lợi và đạt hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy doanh nghiệp phải phối hợp cùng các cơ quan hữu quan nhằm hỗ trợ thông tin, tư vấn cho Chính phủ xây dựng cơ chế xuất nhập khẩu hàng năm, hoặc trong việc xây dựng, sửa đổi các chính sách xuất nhập khẩu nhằm mục tiêu vừa khuyến khích và đẩy mạnh xuất khẩu, vừa tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp để hạn chế tối đa rủi ro xuất khẩu.

    Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ phận làm công tác thương vụ ở nước ngoài

    Việt Nam, đa số hiện nay chưa có tiềm lực tài chính đủ mạnh để có thể tự mình tiến hành các hoạt động xúc tiến thương mại trên qui mô lớn trong và ngoài nước như các tập đoàn quốc tế, các công ty xuyên quốc gia đa quốc gia. Cơ quan thương vụ Việt Nam ở nước ngoài cần phải cung cấp thông tin chính xác, kịp thời về tình hình kinh tế, thị trường thế giới cho các doanh nghiệp, các cơ quan nghiên cứu thương mại, các trung tâm thông tin thương mại trong nước.

    Mở rộng các hoạt động tài trợ, tư vấn xuất khẩu

    Ngoài ra, Nhà nước còn cần phải dành nhiều ưu đãi tín dụng hơn nữa cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và phải dành sự ưu đãi cho những ngành hàng cụ thể, tránh tình trạng tràn lan như hiện nay và doanh nghiệp mạnh ai nấy chạy, doanh nghiệp được ưu đãi chưa thực sự là doanh nghiệp có năng lực xuất khẩu. Trong tương lai khi các hoạt động tài trợ xuất khẩu trở nên khó khăn do ràng buộc bởi các hiệp định thương mại song phương và đa phương thì tuỳ tình thế và từng giai đoạn khác nhau Nhà nước có thể thực hiện nhiều biện pháp tài trợ linh hoạt hơn.

    Đổi mới chính sách thuế và duy trì tỷ giá hợp lý trên cơ sở khuyến khích tăng trưởng xuất khẩu

    Bộ Kế hoặch và Đầu tư và Bộ Thương mại đã nghiên cứu bỏ việc cấp giấy phép nhập khẩu đối với nguyên liệu nhập khẩu thuộc diện chịu thuế của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài để hải quan bói bỏ việc theo dừi, trừ lựi gõy khó khăn cho doanh nghiệp khi xuất nhập khẩu khi xuất nhập khẩu (chỉ có 01 bản giấy phép để trừ lùi nhưng hàng hoá lại được xuất nhập khẩu ở nhiều nơi cùng một lúc). Ngoài ra, Tổng cục Hải quan đang chuẩn bị hoàn chỉnh biện pháp đăng ý tờ khai một lần đối với những mặt hàng xuất khẩu nhiều lần trong một thời gian nhất định nhằm giảm bớt các thủ tục hải quan và giấy tờ phải nộp giống nhau được lặp đi lặp lại nhiều lần; Nghiên cứu để triển khai đề án áp dụng khai báo điện tử đối với hàng hoá xuất khẩu.

    Thực hiện cải cách qui trình thủ tục Hải quan để giảm bớt rủi ro cho doanh nghiệp

    Bộ Tài chính đã thống nhất với Tổng cục Hải quan việc dùng tờ khai hải quan đã được đăng ký làm Thông báo thuế để giảm giấy tờ và thủ tục (việc ra thông báo thuế hiện nay cũng hoàn toàn dựa trên nội dung tự khai, tự tính thuế của chủ hàng đã được thể hiện trên tờ khai hải quan). Ngoài ra, Tổng cục Hải quan đang chuẩn bị hoàn chỉnh biện pháp đăng ý tờ khai một lần đối với những mặt hàng xuất khẩu nhiều lần trong một thời gian nhất định nhằm giảm bớt các thủ tục hải quan và giấy tờ phải nộp giống nhau được lặp đi lặp lại nhiều lần; Nghiên cứu để triển khai đề án áp dụng khai báo điện tử đối với hàng hoá xuất khẩu. Thực hiện cải cách qui trình thủ tục Hải quan để giảm bớt rủi ro. hoá cần phải tính thuế. Luồng đỏ ghi những hàng xuất nhập khẩu còn vướng mắc về chính sách mặt hàng, chưa có xác nhận của các Bộ, ngành liên quan như kiểm định thực vật, kiểm tra chất lượng hàng hoá, văn hoá phẩm, y tế cần có sự hướng dẫn yêu cầu chủ hàng bổ sung thêm vào hồ sơ của Hải Quan). Để thực hiện rút ngắn thời gian chờ đợi của chủ hàng, ngành Hải Quan, kiểm hoá, tính thuế, giám sát kho bãi.

    Chủ động và tăng cường hơn nữa về Marketing xuất khẩu

    Để đạt được mục tiêu xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đạt 270 triệu USD năm 2002 và 1,5 tỷ USD vào năm 2010, thì các chính sách biện pháp được nêu trong quyết định 132 của Thủ tướng Chính phủ cần phải được các Bộ ngành và địa phương triển khai thực hiện đồng bộ. Nhật Bản có nhu cầu khá lớn về đồ gỗ, đồ gốm sứ, ngoài ra Nhật Bản còn nhập khẩu nhiều loại hàng như mây tre đan, các loại thảm, … Để mở rộng xuất khẩu sang thị trường này trong năm 2002, ta cần giữ uy tín trong quan hệ bạn hàng, đồng thời thiết lập liên doanh, liên kết trực tiếp với các nhà phân phối hàng thủ công mỹ nghệ Nhật Bản.

    Chủ động khai thác và cập nhật thông tin

    Để xuất khẩu với khối lượng lớn vào thị trường Hoa Kỳ, cần sự hỗ trợ của Chính Phủ và nỗ lực của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc nghiên cứu hệ thống luật và quy định của Liên Bang, từng bang đối với việc lưu thông hàng thủ công mỹ nghệ trên thị trường này. Tăng cường công tác của bộ phận Marketing, theo dừi cỏc bỏo kinh tế về sự thay đổi chớnh sỏch thuế, nên thiết lập các mối quan hệ với các trung tâm thông tin, nên có cơ chế mua tin để chủ động hơn, coi chi phí cho thông tin là một chi phí của giá thành sản xuất.

    Đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác ngoại thương ở cơ sở mình

    Vì vậy giải pháp hạn chế rủi ro là doanh nghiệp cần chủ động trong việc tìm kiếm và khai thác thông tin, không nên phụ thuộc quá nhiều vào các thông tin chính thống của nhà nước. Doanh nghiệp cần chủ động liên hệ với cơ quan thương vụ Việt Nam ở nước sở tại để có những thông tin cần thiết, cập nhật về các đối tác và thị trường trong khi doanh nghiệp chưa có điều kiện mở văn phòng đại diện.

    Tham gia vào các hiệp hội ngành hàng, tạo dựng các liên minh kinh tế giữa các doanh nghiệp

    Phải chú ý nâng đỡ và có đãi ngộ xứng đáng với những sáng kiến, khuyến khích những cán bộ làm ăn giỏi và có hiệu quả. Hiệp hội Dệt may sẽ phải là nhà tổ chức hoạt động chung, tổ chức chương trình xúc tiến xuất khẩu; đóng vai trò là trạm thông tin về đầu tư, biến động trên thị trường; đồng thời tham gia chuẩn bị tốt phương án đàm phán các Hiệp định thương mại song phương với EU và Mỹ”.

    Phòng ngừa và hạn chế rủi ro từ các nghiệp vụ xuất khẩu

    Thông thường hợp đồng xuất khẩu được ký kết dưới một ngôn ngữ chung hoặc ghi làm hai ngôn ngữ, trong trường hợp này phải chú ý xem câu chữ đã dịch chuẩn xác chưa vì cả hai ngôn ngữ đều có giá trị pháp lý ngang nhau, trừ khi hai bên có thoả thuận khác. Nếu việc thanh toán tiền hàng bằng cách ghi sổ, tức là không có hối phiếu để chiết khấu, thì các hoá đơn có thể được xuất trình cho một thương nhân trung gian để thương nhân này thanh toán cho nhà xuất khẩu đúng hạn hay trước thời hạn với mức giá có chiết khấu.