1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT BÁCH KHOA

44 192 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 216,51 KB

Nội dung

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT BÁCH KHOA 2.1 Khái quát về chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa Thực hiện chủ trương phát triển mạng lưới bằng đề án“ Cơ cấu lại NHNo&PTNT Việt Nam giai đoạn 2001- 2010” và chiến lược kinh doanh tại địa bàn các khu đô thị loại I giai đoạn 2001- 2005 của hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam, NH Láng Hạ đã cho triển khai thành lập PGD Bách Khoa với phương châm mở rộng mạng lưới, từng bước thu hút khách hàng, tiền gửi dân cư, đầu tư tín dụng đối với loại hình cho vay đời sống và vay cầm cố chứng chỉ có giá, mở rộng các dịch vụ ngân hàng trên địa bàn thành phố trong giai đoạn phát triển kinh tế theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng bộ thành phố Hà Nội và định hướng chiến lược giai đoạn 2001- 2005 của NHNo&PTNT Việt Nam. Là PGD đầu tiên được mở ra của NHNo&PTNT Láng Hạ-một trong 5 NHNo&PTNT cấp I trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam có trên địa bàn thành phố Hà Nội. Những ngày đầu thành lập PGD Bách Khoa được chi nhánh Láng Hạ bố trí cho 7 cán bộ nhân viên. Phòng có 4 cán bộ làm công tác chuyên môn là 2 cán bộ kế toán, 1 cán bộ tín dụng và 1 cán bộ ngân quỹ, 1 hợp đồng bảo vệ. Về tổ chức Đảng, có 2 đồng chí lãnh đạo đều là Đảng viên. Ngày 01/08/2001 PGD chính thức được thành lập tại 51 Tạ Quang Bửu- phường Bách Khoa-Hà Nội với diện tích chỉ vỏn vẹn 30m2. Với những điều kiện khách quan cũng như kịp thời đáp ứng yêu cầu của NHNo&PTNT Việt Nam trong giai đoạn mới, NHNo&PTNT Việt Nam đã ra quyết định số 123/QĐ/HĐQT-TCCB về việc“ Mở Chi nhánh Bách Khoa - Chi nhánh cấp II loại 5 thuộc chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ”. Chi nhánh Bách Khoa được thành lập đánh dấu một bước phát triển vượt bậc của PGD Bách Khoa trong năm đầu hoạt động. Chi nhánh Bách Khoa cũng là Chi nhánh cấp II đầu tiên được phép kinh doanh ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế và chuyển tiền điện tử trong nước. Với sự tăng trưởng không ngừng của Chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa, ngày 20/02/2003 theo quyết định số 22/QĐ/HĐQT-TCCB của Chủ tịch HĐQT NHNo&PTNT Việt Nam quyết định nâng cấp Chi nhánh Bách Khoa từ cấp II loại 5 lên cấp II loại 4. Ngày 29/05/2003 NH Láng Hạ chuyển giao quỹ tiết kiệm số 4 có trụ sở tại số 170 Lò Đúc sang trực thuộc Chi nhánh Bách Khoa với nguồn vốn năm 2002 là 23,7 tỷ đồng. Được sự nhất trí của NHNo&PTNT Láng Hạ ngày 20/09/2005 trụ sở Chi nhánh Bách Khoa đã chuyển về Toà nhà điều hành Tổng công ty chè Việt Nam (92 Võ Thị Sáu- Hà Nội). Đây là một tuyến phố đẹp và chưa có NH đặt trụ sở-một vị trí lý tưởng cho NH Bách Khoa trong quá trình phát triển kinh doanh. Ngày 07/09/2005 GĐ NHNo&PTNT Láng Hạ ký quyết định 683/QĐ/NHLH-TCCB thành lập phòng hành chính nhân sự thuộc Chi nhánh Bách Khoa và hoàn chỉnh tổ chức lãnh đạo của các phòng trong chi nhánh, từng bước ổn định về mọi mặt đáp ứng nhiệm vụ kinh doanh, tạo uy tín, vị thế trên địa bàn Thủ đô. Ngày 10/11/2005 Chi nhánh Bách Khoa nhận được quyết định về việc “Mở phòng giao dịch số 9” tại 54 Lê Thanh Nghị-Hà Nội. Năm 2006-2007, Chi nhánh Bách Khoa đã phát huy và đảm bảo mục tiêu tăng trưởng, hoàn thành kế hoạch được giao. Qua 6 năm hoạt động và trưởng thành Chi nhánh Bách Khoa dưới sự lãnh đạo của NHNo&PTNT Láng Hạ đã đứng vững trên thị trường Hà Nội và chiếm lĩnh được lòng tin của khách hàng cũng như sự tin tưởng của NH cấp trên trên bứơc đường hội nhập, xứng đáng là một chi nhánh cấp II thuộc NH Láng Hạ, đã từng là lá cờ đầu của Toàn quốc, là đơn vị Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới. 2.1.2 Cơ cấu tổ chức (1) Giám đốc (2) Các phó giám đốc (3) Các phòng chuyên môn nghiệp vụ: - Phòng hành chính-nhân sự - Phòng kế toán ngân quỹ - Phòng tín dụng và thanh toán quốc tế - Phòng giao dịch trực thuộc 2.1.3 Các dịch vụ chính của Chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa (1) Huy động vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ với nhiều hình thức: tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, kỳ phiếu, trái phiếu NH. (2) Đầu tư tín dụng bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ mạnh với các thành phần kinh tế. Các hình thức cho vay đa dạng: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, tài trợ xuất khẩu, cho vay cầm cố, cho vay tiêu dùng… (3) Dịch vụ thẻ: thẻ thanh toán nội địa, thẻ tín dụng nội địa. (4) Bảo lãnh NH: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh hợp đồng, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm. (5) Hoạt động thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, chuyển tiền quốc tế. (6) Dịch vụ chuyển tiền nhanh Weston Union, chuyển tiền du học sinh, kiều hối. (7) Thực hiện dịch vụ khác về tài chính NH. 2.1.4 Thực trạng hoạt động kinh doanh Trong những năm qua nền kinh tế cả nước đã gặp nhiều biến động phức tạp ảnh hưởng đến hoat động của các NH, Chi nhánh NHNo&PTNT Bách khoa cũng không nằm ngoài ảnh hưởng đó. Nhận thức được sâu sắc những diễn biến thực tế, dưới sự chỉ đạo sát sao của Đảng bộ, ban giám đốc, tập thể CBNV Chi nhánh đã không ngừng nỗ lực phấn đấu, đoàn kết nhất trí cao vì mục tiêu ổn định và phát triển. Do vậy, kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh đã đạt được kết quả khả quan góp phần hoàn thành kế hoạch kinh doanh của NHNo Việt Nam và thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. - Hoạt động huy động vốn Năm 2004, nguồn vốn huy động đạt 219,2 tỷ, tăng 84% so với năm 2003. Năm 2005, nguồn vốn huy động của Chi nhánh lại giảm xuống, chỉ đạt 171,9 tỷ ( giảm 21,5%). Từ năm 2005 trở lại đây, nguồn vốn huy động của Chi nhánh liên tục tăng trưởng. Nguồn vốn huy động năm 2006 đạt 338,9 tỷ đạt 97% so với kế hoạch; tăng 97,1% so với 2005. Đến năm 2007; nguồn vốn huy động tăng 169,3 tỷ; tương đương với 49,9% so với năm 2006. Tổng nguồn vốn thực hiện tính đến 31/12/2007 là 508 tỷ đạt 101,6% so với kế hoạch, nguồn vốn huy động tăng 169,3 tỷ; tương đương với 49,9% so với năm2006, trong đó nguồn vốn nội tệ là 430 tỷ chiếm 84,6%, ngoại tệ đạt 78 tỷ chiếm 15,4%. Công tác huy động vốn đã đạt được những kết quả khả quan, nguồn tiền gửi huy động tăng liên tục qua các năm. Trong đó, chủ yếu là tiền gửi bằng đồng Việt Nam chiếm từ 75%-85%. - Hoạt động sử dụng vốn Đối với bất kỳ NH nào thì hoạt động sử dụng vốn cũng là hoạt động trọng tâm, đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho NH. Hoạt động sử dụng vốn của NH bao gồm rất nhiều nghiệp vụ nhưng nghiệp vụ tín dụng luôn chiếm tỷ trọng lớn và có vai trò quan trọng, là nền tảng cho sự phát triển của 1 NHTM. Dư nợ tín dụng của Chi nhánh liên tục tăng qua các năm, tốc độ tăng trưởng năm sau đều phát triển mạnh so với năm trước. Tương ứng với mức tăng trưởng của nguồn vốn huy động, dư nợ tín dụng tại chi nhánh cũng liên tục tăng và đặc biệt tăng mạnh trong năm 2007 (tăng 104,5% so với 2006; và gần 2 lần về giá trị tuyệt đối). Năm 2005, tổng mức dư nợ đạt 86,7 tỷ; tăng 20,9% so với năm 2004. Năm 2006, tổng mức dư nợ tăng 41 tỷ; tương đương 47,3%. Đến năm 2007, mức dư nợ tăng vọt đạt 261,2 tỷ; tăng 104,5% so với năm 2006. Chi nhánh đã cho vay mới 60 đơn vị với tổng số tiền lên đến 27 tỷ trong năm 2007. Bên cạnh việc cho vay ngắn hạn là chủ yếu (khoảng 75% - 80%) thì các khoản vay trung hạn cũng được Chi nhánh tập trung phát triển. Năm 2006 cho vay trung hạn đạt 21,1%; tăng 41,6% so với 2005. Năm 2007 cho vay trung hạn tăng lên 48,6% đạt 32,8%. Tốc độ tăng trưởng cho vay trung hạn giữ ở mức khá ổn định và đa số tập trung vào các DNNQD để trang bị máy móc thiết bị, các hộ gia đình mua sắm phương tiện vận tải như: công ty TMCP Hợp Hoà Phát, Tổng công ty Chè Việt Nam và công ty xuất nhập khẩu Bao Bì …( chiếm 60% tổng dư nợ). Tuy nhiên, do nằm trên địa bàn chủ yếu là dân cư, doanh nghiệp nhỏ, ít các DNNN và các công ty lớn nên dư nợ của chi nhánh chỉ tập trung vào các khoản vay ngắn hạn và trung hạn. Chi nhánh chưa có bạn hàng là các doanh nghiệp lớn có nhu cầu về các khoản vay dài hạn tạo nguồn thu ổn định cho Chi nhánh. Trong tổng dư nợ, dư nợ bộ phận DNNQD chiếm tỷ trọng khá lớn (chiếm 52,5% năm 2006 và 55,5% năm 2007) và có xu hướng ngày càng tăng lên, thể hiện nỗ lực của chi nhánh nhằm thực hiện chủ trương chú trọng vào cho vay DNNVV, DNNQD. Cho vay cá thể, hộ gia đình chiếm tỷ lệ nhỏ cả về giá trị và tỷ trọng. Đây là điểm yếu mà Chi nhánh cần khắc phục do chi nhánh nằm trên địa bàn có dân cư tập trung đông đúc, nhu cầu vay tiêu dùng của dân cư ngày càng gia tăng. Dư nợ nội tệ chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với dư nợ ngoại tệ. Việc cho vay ngoại tệ chỉ tập trung vào các doanh nghiệp có hàng xuất khẩu và bán ngoại tệ cho chi nhánh. Bảng 2.1: Cơ cấu dư nợ của Chi nhánh qua các năm từ 2005-2007 Đơn vị: tỷ đồng, % Năm Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền (± %) Số tiền (±%) Số tiền (±%) 1. Dư nợ DNNN 23,8 44,079 85,2 89 101,9 + Ngắn hạn 23,6 44,079 86,7 + Trung hạn 0,2 0 2,3 2. Dư nợ DNNQD 53,4 67,086 25,6 145 116,1 + Ngắn hạn 40,6 51,986 123,7 + Trung hạn 12,8 15,1 21,3 3. Dư nợ hộ gia đình, cá thể 9,377 15,545 65,8 26,7 71,8 + Ngắn hạn 6.877 9,8 15,746 + Trung hạn 2,5 6,545 10,954 Tổng dư nợ 86,7 20,9 127,7 47,3 261,2 10 4,5 1. Dư nợ theo thời gian + Ngắn hạn + Trung hạn 71,1 15,6 105,6 22,1 48,5 41,02 228,4 32,8 116,3 48,6 2. Dư nợ theo loại tiền + Nội tệ + Ngoại tệ 76,2 10,5 105,3 22,4 38,2 113,3 222,9 38,5 111,7 71,9 (Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh Chi nhánh NHNo Bách khoa) Chi nhánh luôn tích cực cố gắng bám sát việc thu hồi các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi và xử lý các khoản nợ xấu. Do vậy, công tác thu hồi xử lý các khoản nợ xấu đã đạt những kết quả đáng kể. Bảng 2.2 Bảng nợ xấu năm 2005-2007 Đơn vị: tỷ đồng, % 2005 2006 2007 Số tiền %/tổng dư nợ Số tiền %/tổng dư nợ Số tiền %/tổng dư nợ 2,731 3,1 4,042 3,2 6,683 2,5 (Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh Chi nhánh NHNo Bách khoa) Năm 2007, tuy tỷ lệ dư nợ đạt mức cao nhất trong các năm nhưng chất lượng tín dụng của NH luôn được đảm bảo. Nợ xấu luôn duy trì ở mức vừa phải. Tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ của chi nhánh đã giảm từ 3,2% năm 2006 xuống 2,5% năm 2007. Nợ xấu tập trung chủ yếu ở DNNQD: công ty TNHH Phú Quyền Thế, công ty CP TM Khánh An, công ty TM Tân Hợp. Từ năm 2005, nhờ vào sự đổi mới hoạt động theo chuẩn quốc tế, ổn định trụ sở và mở rộng mạng lưới dịch vụ, NH đã đạt được nhiều kết quả khả quan, tốc độ tăng trưởng tín dụng luôn ở mức cao, thường xuyên đạt và vượt kế hoạch được giao. - Hoạt động khác Bên cạnh việc tập trung cho hoạt động tín dụng, Chi nhánh cũng đẩy mạnh thực hiện các dịch vụ góp phần làm tăng thu nhập cho NH mình.  Hoạt động mua bán ngoại tệ và thanh toán quốc tế Những biến động chính trị và kinh tế thế giới đã tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế của Chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa. Với những nỗ lực làm tốt chính sách khách hàng nên hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế của Chi nhánh đã đạt kết quả tốt, thể hiện qua bảng số liệu sau Bảng 2.3: Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế của Chi nhánh từ 2005-2007 Đơn vị: tỷ, món Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Smón Số tiền Smón Số tiền Smón Số tiền KD ngoại tệ (đã quy đổi) Mua Bán 126,3 139,04 212,9 225,5 155,2 180,6 Chuyển tiền 41 3,7 67 5,1 79 7,3 Mở L/C 10 95,3 4 0,142 Nhờ thu 2 0,62 3 2,11 Bảo lãnh 27 99,758 20 4,806 (Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh Chi nhánh NHNo Bách khoa) (1) Hoạt động kinh doanh ngoại tệ Năm 2006, doanh số kinh doanh ngoại tệ đều tăng trưởng mạnh so với năm 2005, tương ứng là 212,9 tỷ và 225,5 tỷ. Nhưng đến năm 2007, do tình hình kinh tế có nhiều biến động doanh số mua vào chỉ đạt 155,2 tỷ cao hơn năm 2005 là 28,9 tỷ; doanh số bán ra chỉ đạt 180,6 tỷ; giảm gần 20% so với 2006. [...]... đưa hoạt động kinh doanh đến thắng lợi Đặc biệt là sự chỉ đạo chặt chẽ của Đảng bộ, Ban giám đốc, các phòng, tổ, công đoàn, các đoàn thể NH Láng Hạ tới Chi nhánh Bách Khoa tạo nên động lực thúc đẩy sức mạnh truyền thống, phát huy đựơc tinh thần đoàn kết nhất trí của tập thể CBNV chi nhánh Bách Khoa 2.2 Thực trạng huy động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa Khi xét về hoạt động huy động vốn, chúng... 2007, Chi nhánh đã có những chi n lược huy động vốn phù hợp nhằm cơ cấu lại nguồn vốn huy động, Chi nhánh đã thực hiện một số biện pháp tuyên truyền, quảng cáo, đưa ra các hình thức huy động đa dạng hơn nên cơ cấu nguồn vốn đã có những thay đổi đáng kể Vốn nằm trên địa bàn đông đúc dân cư, với sự nỗ lực của CBNV Chi nhánh nhằm cơ cấu lại nguồn vốn huy động, năm 2007 Chi nhánh đã tăng nguồn vốn huy động. .. nguồn vốn huy động của Chi nhánh liên tục tăng trưởng do Chi nhánh đã ổn định mọi hoạt động, chuyển về trụ sở mới với rất nhiều điều kiện thuận lợi Việc giải quyết khó khăn về mặt bằng trụ sở làm việc và hai phòng giao dich đi vào hoạt động ổn định đã góp phần làm tăng nguồn vốn huy động của Chi nhánh Có thể nói, trong 5 năm liên tiếp, nguồn vốn của Chi nhánh tăng trưởng không đều, nguồn vốn huy động. .. chỉ còn 21.5% trên tổng nguồn vốn huy động do sự thay đổi tỷ trọng các nguồn vốn khác và sự gia tăng của tổng vốn huy động Đây là cơ cấu khá hợp lý, do kết quả của việc cơ cấu lại nguồn vốn huy động của Chi nhánh nhằm tăng lượng vốn huy động từ dân cư và giảm dần lượng vốn huy động từ các tổ chức kinh tế để đảm bảo tính chất ổn định của nguồn vốn Kết quả trên cho thấy Chi nhánh không những giữ được quan... Chi nhánh đã có những biện pháp hiệu quả tạo nên sự tăng trưởng của nguồn vốn huy động từ dân cư - Vốn huy động từ dân cư Vốn huy động từ dân cư chi m tỷ trọng đáng kể trong tổng nguồn vốn huy động, quy mô vốn nhìn chung đều tăng qua các năm Năm 2006, nguồn vốn huy động từ dân cư tăng 130,7% so với 2005; đạt 171,2 tỷ đồng Năm 2007, tăng 25% so với năm 2006 và đã đạt 214,1 tỷ đồng Điều đó chứng tỏ chi n... trọng lớn hơn và tỷ trọng nguồn vốn huy động huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế luôn có sự vận động trái chi u nhau Năm 2006, nguồn vốn huy động từ dân cư tăng 6,8% thì nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế lại giảm 6,8% Đến năm 2007, nguồn vốn huy động từ dân cư giảm 8% còn 42,1% thì nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế lại tăng 8,4% Nguyên nhân là do Chi nhánh đã giữ vững được mối quan hệ... mặt trong lưu thông nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế Năm 2006, nguồn vốn huy động từ phát hành giấy tờ có giá đạt 1 tỷ đồng chi m 0.29% tổng nguồn vốn huy động Sang đến năm 2007, huy động từ nguồn này tăng lên đạt 3 tỷ đồng chi m 0.59% tổng nguồn vốn huy động Chi nhánh đã hoàn thành kế hoạch phát hành trái phiếu mà NH cấp trên giao, tuy nhiên, huy động vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá vẫn... sung nguồn vốn huy động và tạo tiền đề phát triển các dịch vụ khác của Chi nhánh - Nguồn vốn nội tệ Chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa hoạt động trên địa bàn có nhu cầu vốn nội tệ là chủ yếu, do đó, NH đã coi việc huy động vốn tại chỗ là nhiệm vụ số 1, có tính quyết định để phát triển kinh doanh Thực hiện mục tiêu này, trong những năm qua NH đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm gia tăng tốc độ nguồn vốn nội tệ... trong chi n lược điều chỉnh cơ cấu vốn theo chương trình tái cơ cấu vốn của NHNo Việt Nam, phù hợp với hoạt động tín dụng, vốn huy động bằng VNĐ đã đạt tốc độ tăng trưởng khá mạnh Ngược lại với tình hình huy động vốn ngoại tệ, tổng nguồn vốn huy động bằng VNĐ liên tục tăng qua các năm Năm 2006, nguồn vốn huy động bằng nội tệ tăng 168,6 tỷ tương đương 74,6% so với năm 2005, nhưng tỷ trọng vốn huy động. .. cấu nguồn vốn của NH có thể bao gồm các loại nguồn vốn theo phương thức huy động vốn sau đây - Tiền gửi tiết kiệm Nhìn chung, vì TGTK là hình thức huy động vốn truyền thống của các NH, các thủ tục đơn giản, dễ thực hiện nên dân chúng quen sử dụng và tin dùng Chính vì vậy, huy động TGTK của NH luôn là nguồn vốn chi m tỷ trọng tương đối ổn định trong NH Bảng 2.7 Huy động vốn theo phương thức huy động Đơn . THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT BÁCH KHOA 2.1 Khái quát về chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa 2.1.1 Quá trình. trạng huy động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa Khi xét về hoạt động huy động vốn, chúng ta phải xem xét 3 vấn đề chính đó là quy mô, cơ cấu huy động

Ngày đăng: 06/11/2013, 20:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Cơ cấu dư nợ của Chi nhánh qua các năm từ 2005-2007 - THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT BÁCH KHOA
Bảng 2.1 Cơ cấu dư nợ của Chi nhánh qua các năm từ 2005-2007 (Trang 8)
Bảng 2.2  Bảng nợ xấu năm 2005-2007 - THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT BÁCH KHOA
Bảng 2.2 Bảng nợ xấu năm 2005-2007 (Trang 8)
Bảng 2.3: Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế  của Chi nhánh từ 2005-2007 - THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT BÁCH KHOA
Bảng 2.3 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế của Chi nhánh từ 2005-2007 (Trang 9)
Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh năm 2006-2007 - THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT BÁCH KHOA
Bảng 2.4 Kết quả kinh doanh năm 2006-2007 (Trang 12)
Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh năm 2006-2007 - THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT BÁCH KHOA
Bảng 2.4 Kết quả kinh doanh năm 2006-2007 (Trang 12)
Bảng  2.6: Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn của chi nhánh từ 2005-2007 - THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT BÁCH KHOA
ng 2.6: Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn của chi nhánh từ 2005-2007 (Trang 16)
Bảng 2.7 Huy động vốn theo phương thức huy động - THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT BÁCH KHOA
Bảng 2.7 Huy động vốn theo phương thức huy động (Trang 20)
Bảng 2.7 Huy động vốn theo phương thức huy động - THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT BÁCH KHOA
Bảng 2.7 Huy động vốn theo phương thức huy động (Trang 20)
Bảng 2.8: Bảng cơ cấu tiền gửi theo đối tượng - THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT BÁCH KHOA
Bảng 2.8 Bảng cơ cấu tiền gửi theo đối tượng (Trang 25)
Bảng 2.8:  Bảng cơ cấu tiền gửi theo đối tượng - THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT BÁCH KHOA
Bảng 2.8 Bảng cơ cấu tiền gửi theo đối tượng (Trang 25)
Bảng 2.9: Huy động vốn theo loại tiền từ 2005-2007 - THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT BÁCH KHOA
Bảng 2.9 Huy động vốn theo loại tiền từ 2005-2007 (Trang 31)
Bảng 2.9: Huy động vốn theo loại tiền từ 2005-2007 - THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT BÁCH KHOA
Bảng 2.9 Huy động vốn theo loại tiền từ 2005-2007 (Trang 31)
Bảng 2.10:  Lãi suất đầu vào và đầu ra - THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT BÁCH KHOA
Bảng 2.10 Lãi suất đầu vào và đầu ra (Trang 36)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w