MỤC LỤC
Năm 2005, nguồn vốn huy động của Chi nhánh lại giảm xuống, chỉ đạt 171,9 tỷ ( giảm 21,5%) do diễn biến nền kinh tế có nhiều bất ổn, chỉ số giá tăng cao, lạm phát tăng, giá trị đồng nội tệ giảm mạnh dẫn đến hiện tượng tăng trưởng tín dụng nóng làm mất an toàn trong đầu tư vốn, việc cạnh tranh gay gắt từ phía các NH khác và chi nhánh NH cùng hệ thống trên cùng dãy phố. Mặt khác, trong điều kiện phát triển của nền kinh tế đất nước, các NH đều cải cách hệ thống dịch vụ như: giao dịch một cửa, ứng dụng sản phẩm công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh… thì Chi nhánh lại gặp khó khăn rất lớn về cơ sở vật chất, không đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng làm giảm một phần lượng khách hàng truyền thống của chi nhánh.
Tuy nhiên, tiền gửi KKH và KH < 12t có sự biến động không ổn định, cơ cấu nguồn vốn có sự thay đổi theo hướng hợp lý phù hợp với xu hướng phát triển của NH trong giai đoạn này. Đây là dấu hiệu tốt giúp cho Chi nhánh có thêm các khoản vốn đáp ứng nhu cầu cho vay và đầu tư trung hạn mà không phải chuyển hoán kỳ hạn vẫn đảm bảo tỷ lệ đáp ứng nguồn vay ngắn hạn. Nguyên nhân là do trong những năm đầu mới ổn định hoạt động, NH chưa có nhiều biện pháp nhằm thu hút được lượng tiền gửi từ dân cư mà chủ yếu là những doanh nghiệp gửi tiền vào NH đáp ứng nhu cầu thanh toán, sản xuất kinh doanh.
Nhưng đến năm 2007, Chi nhánh đã có những chiến lược huy động vốn phù hợp nhằm cơ cấu lại nguồn vốn huy động, Chi nhánh đã thực hiện một số biện pháp tuyên truyền, quảng cáo, đưa ra các hình thức huy động đa dạng hơn nên cơ cấu nguồn vốn đã có những thay đổi đáng kể. Việc đa dạng hoá phương thức huy động có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì điều đó đồng nghĩa với việc khách hàng có nhiều lựa chọn hơn, phù hợp với điều kiện và yêu cầu của từng khách hàng. Trong cơ chế thị trường, cùng với các NH khác, chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa đã có nhiều hình thức huy động vốn khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của dân chúng.
Năm 2005 chiếm 7, 5% tổng vốn huy động từ TGTK nhưng đến năm 2007 đã giảm xuống chỉ còn 3,75% do lãi suất TGTK không thể bù đắp được sự mất giá do tình trạng lạm phát cao khiến người dân không còn quan tâm đến lãi suất nhận được mà họ chuyển sang đầu tư khác như: chứng khoán, vàng, bất động sản…. Nguyên nhân là do, ngoài việc sử dụng biện pháp truyền thống trong huy động như: sổ tiết kiệm, tiết kiệm có khuyến mãi bằng hiện vật, tiết kiệm dự thưởng…Chi nhánh còn bổ sung nhiều hình thức TGTK như: tiết kiệm lãi suất bậc thang, tiết kiệm kỳ hạn 1-60 tháng với nhiều hình thức trả lãi tháng, quý, trả lãi sau… nhằm đa dạng hoá hình thức huy động gửi tiết kiệm và huy động nguồn vốn này đạt hiệu quả cao hơn. Đây là cơ cấu khá hợp lý, do kết quả của việc cơ cấu lại nguồn vốn huy động của Chi nhánh nhằm tăng lượng vốn huy động từ dân cư và giảm dần lượng vốn huy động từ các tổ chức kinh tế để đảm bảo tính chất ổn định của nguồn vốn.
Kết quả trên cho thấy Chi nhánh không những giữ được quan hệ vơi khách hàng truyềng thống mà còn thu hút được nhiều khách hàng mới như : Công ty Tân Á, Công ty XNK Bình Tân …nguồn vốn này đã đóng vai trò khá quan trọng trong việc thực hiện các dự án đầu tư của Chi nhánh. Chi nhánh đã hoàn thành kế hoạch phát hành trái phiếu mà NH cấp trên giao, tuy nhiên, huy động vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá vẫn chưa được tiến hành mạnh mẽ do việc huy động vốn phụ thuộc vào nhu cầu của từng thời kỳ. Cũng giống như các NHTM khác, Chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa luôn xác định nguồn vốn từ dân cư là nguồn nguồn này mang tính không ổn định bởi nó phụ thuộc vào quyết định của người gửi nên dễ làm mất ổn định cơ cấu nguồn vốn của NH nhưng đồng thời đây cũng là nguồn tài trợ chủ yếu cho các dự án đầu tư trung hạn của NH.
Nhưng có thể nói đây là cơ cấu vốn cần có sự điều chỉnh do NH chưa tận dụng hết lợi thế của nguồn vốn rẻ khi mà NHNN đã cho phép chuyển tỷ lệ nguồn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn lên 25%. Tuy nhiên, xét về tỷ trọng nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế lại chiếm tỷ trọng lớn hơn và tỷ trọng nguồn vốn huy động huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế luôn có sự vận động trái chiều nhau. Mặc dù vốn huy động từ các tổ chức kinh tế tạo nguồn vốn lớn, chi phí đầu vào rẻ cho NH nhưng nếu quá phụ thuộc vào nguồn vốn này thì NH lại phụ thuộc vào quyết định đầu tư của các tổ chức kinh tế đó.
Hiện nay, các tổ chức kinh tế có quan hệ tiền gửi tại Chi nhánh đều sử dụng hầu hết các dịch vụ kèm theo của NH như: tín dụng, bảo lãnh, chuyển tiền, L/C…Nhờ vậy, tiền gửi của các tổ chức kinh tế đã đạt được tốc độ tương đối ổn định qua các năm, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động. Tiền gửi của các tổ chức chủ yếu là tiền gửi giao dịch, mục đích của việc mở tài khoản thanh toán của các tổ chức tại NH là khách hàng muốn thực hiện các tiện ích trong thanh toán như: thanh toán, thanh toán quốc tế, mở L/C thanh toán dịch vụ…Nguồn vốn này chủ yếu là nguồn vốn không kỳ hạn với số dư thất thường, chỉ mang tính thời điểm. Việc tăng nhanh nguồn vốn huy động từ tiền gửi thanh toán của tổ chức kinh tế phải kể đến vai trò của chính sách Nhà nước trong việc nâng cao chất lượng thanh toán điện tử liên NH, cải tiến thủ tục thanh toán và các chính sách về dự trữ bắt buộc cũng như chuyển đổi kỳ hạn.
Năm năm hoạt động là thời gian không dài nhưng Chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa đã tạo được những bước tiến vững chắc trong hoạt động kinh doanh của mình, đặc biệt là hoạt động huy động vốn Chi nhánh luôn xác định tăng cường huy động vốn là nhiệm vụ chiến lược hàng đầu trong hoạt động của NH. Thực tế này cho thấy Chi nhánh cần đẩy mạnh công tác huy động vốn để tạo được nguồn vốn trung và dài hạn lâu dài và ổn định cho chi nhánh, kể cả việc phát hành giấy nợ, trong điều kiện xem xét kỹ lưỡng chi phí và lợi nhuận đảm bảo hoạt động của Chi nhánh. Ba là: Trong khi các NH khác đưa ra nhiều dịch vụ cũng như nhiều hình thức huy động hấp dẫn như: chứng chỉ tiền gửi, tiết kiệm dự thưởng… với công nghệ quảng bá, tiếp thị cao thì dịch vụ của hệ thống NHNo còn ít, triển khai không kịp thời, đồng bộ so với các NH khác.
Hiện nay chúng ta có rất nhiều Văn bản pháp luật quy định về hoạt động của các NHTM, cũng như các Văn bản liên quan khác, tuy nhiên các Văn bản này còn thiếu tính đồng bộ, chưa phù hợp với tình hình thực tế Việt Nam, thiếu chặt chẽ và chồng chéo nhau khiến việc thực hiện còn nhiều khó khăn. So với mặt bằng lãi suất chung, mức lãi suất huy động của NH thường thấp hơn lãi suất huy động của các NH khác, nhất là mức lãi suất huy động vốn trung và dài hạn NH khác trên địa bàn, phải chăng đây là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người gửi tiền vào NH với kỳ hạn ngắn hạn. Mặt khác các kênh huy động vốn ngoài NH như các công ty bảo hiểm nhân thọ, tiết kiệm bưu điện, trái phiếu kho bạc, đầu tư chứng khoán cũng ảnh hưởng đáng kể đến lượng vốn huy động vào NH.Vì vậy nếu NH không có chính sách hợp lý thì sẽ không thể thu hút được nguồn vốn.