Luận văn : Thực trạng huy động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Bình Liêu.
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Vấn đề về vốn đang là một đòi hỏi rất lớn, chủ trương của Đảng và Nhànước ta hiện nay về vốn Ngân sách chỉ chi cho việc đầu tư các cơ sở hạ tầng khôngcó khả năng thu hồi vốn, còn toàn bộ nhu cầu vốn để sản xuất kinh doanh kể cảđầu tư xây dựng, vốn cố định và vốn lưu động đều phải đi vay Như vậy đòi hỏi vềvốn không chỉ ngắn hạn mà còn cả vốn trung, dài hạn Nếu không có vốn thì khôngthể thay đổi được cơ cấu kinh tế, không thể xây dựng được các cơ sở công nghiệp,các trung tâm dịch vụ lớn Tuy đã có những thay đổi về nhiều phương diện, hệthống Ngân hàng đã có những bước tiến dài nhưng hệ thống Ngân hàng vẫn chưađáp ứng được nhu cầu về vốn của nền kinh tế
Từ năm 1994 trở đi bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá vấn đềvề vốn nổi lên là một yêu cầu hết sức cấp bách trong điều kiện chưa có thị trườngvốn Giải quyết nhu cầu vốn là đòi hỏi lớn đối với hệ thống ngân hàng Các ngânhàng kinh tế đang đòi hỏi ở ngân hàng là phải huy động đủ vốn tạo điều kiện chonền kinh tế phát triển không bị tụt hậu, đó chính là vấn đề về vốn.
Trong thực tiễn hoạt động của NHNo&PTNT huyện Bình Liêu hoạt độnghuy động vốn đã được coi trọng đúng mức và đã đạt được một số kết quả nhất địnhnhưng bên cạnh đó vẫn còn bộc lộ một số tồn tại do đó cần phải nghiên cứu cả vềlý luận và thực tiễn để nâng cao hiệu quả kinh doanh nhằm phục vụ công tác côngnghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước.
2 Đối tượng nghiên cứu
Dựa vào cơ sở phân tích thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánhNHNo&PTNT huyện Bình Liêu để tìm ra nguyên nhân của những tồn tại từ đó đưa
Trang 2ra các giải pháp và kiến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của chinhánh NHNo&PTNT huyện Bình Liêu.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánhNHNo&PTNT huyện Bình Liêu
- Phạm vi nghiên cứu: Các số liệu trong bảng tổng kết tài sản và báo cáo kếtquả kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Bình Liêu từ năm 2005 đến năm 2005.
4 Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề sử dụng phương pháp: So sánh, phân tích, luận giải
5 Bố cục
Ngoài phần mở đầu và kết luận chuyên đề được chia làm 3 chương:
Chương 1 : Cơ sở lý luận và hiệu quả huy động vốn trong hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng
Chương 2 : Thực trạng huy động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Bình
Chương 3 : Giải pháp tăng cường hiệu quả công tác huy động vốn tại NHNo &
PTNT huyện Bình Liêu.
Trang 3Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TRONG HOẠT ĐỘNGKINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
1.1 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ VAI TRÒ NGUỒN VỐN
1.1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại
1.1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại
NHTM là một định chế tài chính mà hoạt động thường xuyên và chủ yếu lànhận tiền gửi và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu vàlàm phương tiện thanh toán.
1.1.1.2 Những hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại
Các Ngân hàng thương mại với tư cách là bộ phận chủ yếu của hệ thống tàichính trung gian, nhận tiền của các khách hàng có tiền nhàn rỗi gửi vào Ngân hànghoặc phát hành các công cụ tài chính như các chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu v.v để thu hút vốn.
Các tổ chức, cá nhân mở tài khoản tại Ngân hàng đáp ứng cho nhu cầu thanhtoán, thông qua việc làm trung gian thanh toán và chuyển hoá các phương tiệnthanh toán, Ngân hàng thu hút được lượng vốn lớn trong thanh toán Đây là nguồnvốn có chi phí thấp nên các Ngân hàng thương mại thường xuyên cải tiến cácphương tiện, nâng cao công nghệ thanh toán để thắng thế trong việc hấp dẫn kháchhàng gửi tiền và bán thêm các dịch vụ Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và cánhân thường mở tài khoản tiền gửi giao dịch tại một hoặc một số Ngân hàngthương mại nhất định, khi cần thiết yêu cầu rút ra hoặc chuyển trả tiền cho bên thụhưởng một cách nhanh chóng vì tính chất của tài khoản này là thanh toán theo yêucầu Qua đó Ngân hàng vừa là thủ quỹ, vừa cung cấp dịch vụ thanh toán theo yêucầu của khách hàng.
Trang 4Ở Việt Nam, một trong các yêu cầu bắt buộc khi một doanh nghiệp hoạtđộng sản xuất kinh doanh phải mở tài khoản tiền gửi giao dịch tại một Ngân hàngthương mại, tài khoản này một mặt là nơi thu nhận tiền từ những người mua hànghoặc dịch vụ mà doanh nghiệp này cung ứng, một mặt là nơi bảo quản tài sản tàichính an toàn, khi cần có thể chi trả bất cứ lúc nào và trong nhiều trường hợp, sốdư của nó được dùng để bảo lãnh hay đặt cọc cho các hợp đồng hoặc các thoả ướckhác.
Trong khi thực hiện là trung gian thanh toán các Ngân hàng thương mại cònnhận được tiền gửi các tổ chức tín dụng là một loại tiền gửi giao dịch.
Để thu hút được tiền gửi phi giao dịch của các tổ chức, cá nhân, Ngân hàngsử dụng các tài khoản tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn các tổ chức kinh tế xãhội hoặc phát hành các loại giấy tờ có giá: kỳ phiếu, trái phiếu, giấy chứng nhậntiền gửi.
a) Nhận tiền gửi
Các tổ chức kinh tế, xã hội, các tổ chức tín dụng khác, cá nhân mở tài khoảngiao dịch tại các NHTM, thông qua tài khoản này, người sở hữu chúng có quyềnphát hành séc hoặc lệnh chi trả cho người khác Trước đây, tài khoản tiền gửi cóthể phát séc không được hưởng lãi nhưng để huy động được nguồn vốn này ngoàiviệc cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ thanh toán, các NHTM đã thực hiện trả lãicho loại tiền gửi này Loại tiền gửi này là nguồn vốn Ngân hàng phải chi phí huyđộng thấp nhất do người gửi tiền quan tâm nhiều hơn đến tính lỏng trong tài sảncủa họ.
b) Huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi tiết kiệm của dân cư
Bao gồm hai loại chính là tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi kỳ hạn hoặc các giấychứng nhận tiền gửi Đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất của các NHTM đặctính chung của loại này là người sở hữu được hưởng lãi và không được phát séc.Mức lãi suất thường cao hơn tiền gửi giao dịch vì người gửi tiền không được
Trang 5hưởng nhiều dịch vụ của Ngân hàng và họ đánh đổi tính lỏng lấy thu nhập từ tàisản của họ.
Tiền gửi trên tài khoản tiết kiệm là loại tiền gửi phi giao dịch phổ biến nhất,tiền gửi tiết kiệm có thể có hoặc không có kỳ hạn.Tiền gửi không kỳ hạn có thểđược gửi thêm hoặc rút ra bất kỳ khi nào.Tiền gửi có kỳ hạn : về nguyên tắc khôngđược rút trước hạn tuy nhiên do cạnh tranh về huy động vốn, các NHTM đã chophép khách hàng rút theo yêu cầu sau khi họ phải chịu mức phạt tiền lãi Đây lànguồn vốn có thời hạn dài nên chi phí cao và khá ổn định.Tiền gửi kỳ hạn của các
tổ chức kinh tế xã hội: là những khoản tiền gửi có thời gian đến hạn xác định từ
một vài tháng đến vài năm Lãi suất phải trả cho loại tiền gửi này khá cao và tươngquan với kỳ hạn, có thể với cả quy mô tiền gửi tuỳ theo sự vận dụng của mỗi Ngânhàng.
c) Huy động vốn bằng cách đi vay
* Vay chiết khấu hay tái cấp vốn của Ngân hàng Trung ương
Việc vay vốn từ Ngân hàng Trung ương nhằm bù đắp thiếu hụt tạm thời củanguồn vốn do sự giảm sút số vốn hiện có so với tài sản của Ngân hàng thương mại.Tuy nhiên nhu cầu khoản vay này phải phù hợp với mục tiêu của Ngân hàng Trungương, ở nhiều nước khoản vay này phải ký quĩ bằng thương phiếu hoặc các giấy tờcó giá khác, chẳng hạn: hối phiếu chấp nhận thanh toán Đặc điểm nguồn vốn nàylà thời hạn ngắn do đó các Ngân hàng thương mại phải tăng cường huy động cácnguồn vốn khác để trả nợ ngay khi đến hạn Là nguồn vốn quan trọng khi gặp khókhăn trong cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn Chi phí vốn cho tiền vay thường
cao hơn so với các nguồn khác.
* Vay các tổ chức tín dụng khác
Các Ngân hàng thương mại có thể vay vốn của các tổ chức tín dụng kháctrên thị trường liên Ngân hàng trong nước hoặc quốc tế Tiền vay có thời hạn từmột ngày (Over night) đến một vài tháng để bù đắp thiếu hụt trong cân đối nguồn
Trang 6vốn và sử dụng vốn tuy nhiên đây là nguồn vốn thường có thời hạn ngắn và chi phícao nên việc vay mượn có tính tạm thời, về lâu dài các Ngân hàng thương mại tìmcách khai thác nguồn vốn tiền gửi để trả khoản nợ này.
d) Huy động vốn bằng các hình thức khác khác
*Phát hành các giấy tờ có giá
Các NHTM phát hành kỳ phiếu và trái phiếu với đặc điểm là có kỳ hạn vàkhoản lãi được hưởng ghi trên bề mặt của nó Hình thức huy động vốn này đượcthực hiện với mục đích sử dụng vốn rõ ràng, số lượng và thời gian phát hành nhấtđịnh khi cần thiết Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ViệtNam kỳ phiếu Ngân hàng thường chiếm khoảng 50% nguồn vốn huy động có kỳhạn Trường hợp khách hàng rút vốn trước hạn Ngân hàng thanh toán tiền lãi theolãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn xuất phát từ lý do cạnh tranh và yêu cầubảo vệ quyền lợi của khách hàng.
Đặc điểm của khoản nợ này là có tính ổn định cao, quyền đòi tiền thường xếpsau các khoản tiền gửi Hiện nay ở Việt Nam có một số loại giấy tờ có giá có thểđược mua bán trên thị trường trong khi với các nước có thị trường tài chính pháttriển, hoạt động mua bán các công cụ nợ diễn ra khá phổ biến và sôi động.
* Nhận vốn uỷ thác đầu tư
Đối với một số Ngân hàng thương mại, ngoài nguồn vốn huy động, vay táicấp vốn của Ngân hàng trung ương còn có thể nhận được nguồn vốn ủy thác đầu tưcủa nhà nước và các tổ chức tài chính trong nước và quốc tế theo các chương trình,dự án có mục tiêu cụ thể Để được nhận nguồn vốn này, các Ngân hàng phải lập dựán cho từng đối tượng hoặc nhóm đối tượng phù hợp với đối tượng các khoản vay.Hiện nay, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đang nhậnvốn uỷ thác của các dự án: Phục hồi và Phát triển Nông thôn, dự án tín dụng Nôngthôn v v
* Sử dụng các nguồn vốn khác
Trang 7Thực hiện chức năng trung gian thanh toán, các Ngân hàng thương mại có thểsử dụng kết dư trên các tài khoản thanh toán vãng lai như chênh lệch thu hộ lớnhơn chi hộ các Ngân hàng khác trong thanh toán liên hàng Ngoài ra còn có thể cósố dư trên các tài khoản ký quĩ hoặc các khoản quản lý, giữ hộ nhưng số vốn nàykhông nhiều và Ngân hàng không chủ động trong việc tập trung nguồn vốn này.
Như vậy, các Ngân hàng thương mại tạo lập nguồn vốn chủ yếu bằngphương thức huy động vốn để khai thác nguồn vốn nhàn rỗi, vốn trong thanh toáncủa khách hàng, trường hợp mất cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn có thể vayvốn các tổ chức tín dụng hoặc dưới hình thức chiết khấu của Ngân hàng Trungương và có thể nhận vốn ủy thác đầu tư cùng với số vốn của chủ sở hữu để cónguồn vốn với qui mô nhất định đủ tài trợ cho danh mục tài sản Phương thức huyđộng vốn nhàn rỗi trong xã hội giữ vai trò quan trọng nhất do nó cho phép khaithác, phát huy nội lực để phát triển kinh tế đồng thời thường có chi phí thấp hơn sovới các nguồn vốn khác.
1.1.1.3 Chức năng của NHTM
a) Chức năng trung gian tài chính
Đây là chức năng quan trọng nhất của NHTM NHTM nhận tiền gửi và chovay chính là đẫ thực hiện việc chuyển tiền tiết kiệm thành tiền đầu tư.
Những chủ thể dư thừa vốn cũng có thể trực tiếp đầu tư bằng cách mua cáccông cụ tài chính sơ cấp như: cổ phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp hoặc chính phủthông qua thị trường tài chính Nhưng thị trường tài chính trực tiếp đôi khi khôngđem lại hiệu quả cao nhất cho người đầu tư vì: khó tìm kiếm thông tin, chi phí tìmkiếm thông tin lớn, chất lượng thông tin không cao, chi phí giao dịch lớn và phảicó sự trùng khớp về nhu cầu giữa người thừa vốn và người thiếu vốn về số lượng,thời hạn chính vì thế NHTM với tư cách là một trung gian tài chính đứng ra nhậntiền gửi tiết kiệm và cung cấp vốn cho nền kinh tế với số lượng và thời hạn phongphú và đa dạng đáp ứng mọi nhu cầu về vốn của khách hàng có đủ điều kiện vayvốn Với mạng lưới giao dịch rộng khắp, các dịch vụ đa dạng, cung cấp thông tin
Trang 8nhiều chiều, hoạt động ngày càng phong phú chuyên môn hoá vào từng lĩnh vựcNHTM đã thực sự giải quyết được những hạn chế của thị trường tài chính trực tiếp,góp phần nâng cao hiệu quả luân chuyển vốn trong nền kinh tế thị trường.
b) Chức năng trung gian thanh toán
Thông qua chức năng làm trung gian tài chính NHTM làm tăng lượng tiềntrong lưu thông và cung cấp cho những người đầu tư những chứng khoán có tínhlỏng cao hơn và có rủi ro thấp hơn do đó sẽ an toàn hơn khi nhà đầu tư nắm giữnhững chứng khoán sơ cấp do doanh nghiệp, công ty phát hành.
Các NHTM còn cung cấp một danh mục phương tiện thanh toán rất đa dạngvà phong phú: sec chuyển tiền, sec chuyển khoản, thẻ tín dụng sự xuất hiện củacác phương tiện thanh toán này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dễ dàng giaodịch thương mại, mua bán hàng hoá an toàn nhanh chóng, chi phí thấp.
c) Chức năng tạo tiền
Chức năng tạo tiền là chức năng cực kỳ quan trọng của NHTM Chức năngnày được thể hiện trong quá trình NHTM cấp tín dụng cho nền kinh tế và hoạtđộng đầu tư của NHTM, trong mối quan hệ với NHTƯ đặc biệt trong quá trìnhthực hiện chính sách tiền tệ mà mục tiêu của chính sách tiền tệ là ổn định giá trịđồng tiền Từ một lượng tiền cơ sở do NHTƯ phát hành qua hệ thốngNHTM sẽđược tăng lên gấp bội khi NHTM cấp tín dụng cho nền kinh tế Khối lượng tiềnqua hệ thống ngân hàng được tính theo công thức :
Trang 9NHTM từ đó ảnh hưởng đến khả năng cấp tín dụng cho nền kinh tế do đó đạt đượchiệu quả mà mục tiêu chính sách tiền tệ đặt ra
1.1.2 Vai trò của nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh của NHTM
1.1.2.1 Cơ cấu nguồn vốn của NHTM
a) Vốn tự có
Vốn tự có của NHTM là những giá trị tiền tệ do ngân hàng tạo lập đượcthuộc về sở hữu của ngân hàng Đây là loại vốn ngân hàng có thể sử dụng lâu dàiđể hình thành nên trang thiết bị, nhà cửa cho ngân hàng Vốn này chiếm tỷ lệ nhỏtrong tổng nguồn vốn của ngân hàng song lại là điều kiện pháp lý bắt buộc khithành lập một ngân hàng.
Do tính chất ổn định của nó, Ngân hàng có thể sử dụng vào các mục đíchkhác nhau như trang bị cơ sở vật chất, mua tài sản cố định, dùng để đầu tư hay gópvốn liên doanh… vốn tự có là căn cứ quyết định khả năng thanh toán khi Ngânhàng gặp rủi ro Sự tăng trưởng của vốn tự có sẽ quyết định năng lực và sự pháttriển của NHTM Vốn tự có của Ngân hàng được hình thành căn cứ vào hình thứctổ chức của NHTM là: NHTM quốc doanh, NHTM cổ phần hay NHTM liêndoanh…
Vốn tự có gồm các thành phần: vốn tự có cơ bản, vốn tự có bổ sung.
b) Vốn huy động
Vốn huy động là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động được từ các tổchức kinh tế và cá nhân trong xã hội, thông qua việc thực hiện các nghiệp vụ tíndụng, thanh toán, nghiệp vụ kinh doanh khác và được dùng làm vốn để kinh doanh.Nguồn vốn huy động là tài sản thuộc các chủ sở hữu khác nhau, Ngân hàngchỉ có quyền sử dụng chứ không có quyền sở hữu và có trách nhiệm hoàn trả đúngthời hạn cả gốc và lãi khi đến hạn hoặc khi họ có nhu cầu rút.Vốn huy động đóngvai trò rất quan trọng đối với mọi hoạt động kinh doanh của NHTM.
Trang 10Nguồn vốn huy động không ngừng tăng lên, tỷ lệ thuận với mọi thành phầnkinh tế trong xã hội Do đó, các NHTM luôn quan tâm khai thác để mở rộng tíndụng Nhưng nguồn vốn này chỉ được sử dụng một phần để kinh doanh, còn phảidự trữ một tỷ lệ hợp lí để đảm bảo khả năng thanh toán Vốn huy động gồm có:Vốn tiền gửi và phát hành những giấy tờ có giá.
c) Vốn đi vay
Vốn đi vay: là khoản tiền vay muợn thêm để đáp ứng nhu cầu chi trả khi khảnăng huy động vốn bị hạn chế Đây là nguồn chủ yếu để chống rủi ro thanh khoảncủa các ngân hàng.
- Vay từ NHTW là khoản vay nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong chitrả của NHTM Hình thức cho vay chủ yếu của NHNN là tái chiết khấu (tái cấpvốn) Các thương phiếu đã được các NNTM chiết khấu (tái chiết khấu) trở thànhtài sản của họ Khi cần tiền ngân hàng mang những thương phiếu này lên tái chiếtkhấu tại NHNN Thông thường NHNN chỉ tái chiết khấu cho những thương phiếucó chất lượng như thời gian đáo hạn ngắn, khả năng trả nợ cao và phù hợp với mụctiêu của NHNN trong từng thời kỳ Trong điều kiện chưa có thương phiếu NHNNcho NHTM vay dưới hình thức tái cấp vốn theo hạn mức tín dụng nhất định.Nguồn vốn này chiếm tỷ trọng nhỏ trong ngân hàng, nó chủ yếu là vốn ngắn hạn,chi phí cao hay thấp phụ thuộc vào chính sách tiền tệ của NHTW.
d) Vốn khác
Vốn khác là toàn bộ giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động được thông quaviệc cung cấp các phương tiện thanh toán và cung cấp các dịch vụ ủy thác đầu tư.Bao gồm nguồn ủy thác, nguồn thanh toán và các nguồn khác
1.1.2.2 Vai trò của nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
a) Vốn là cơ sở để ngân hàng tổ chức với mọi hoạt động kinh doanh
Trong nền kinh tế thị trường bất kỳ doanh nghiệp nào muốn sản xuất kinhdoanh cũng cần có vốn, vốn quyết định đến khả năng kinh doanh của doanh
Trang 11nghiệp Đối với NHTM vốn là đói tượng kinh doanh chủ yếu, vốn là cơ sở để ngânhàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh Nếu thiếu vốn NHTM không thể thựchiện các hoạt động kinh doanh Vì thế những ngân hàng có vốn lớn sẽ có thế mạnhtrong kinh doanh Vốn là điểm xuất phát đầu tiên trong hoạt động kinh doanh củaNHTM.
b) Nguồn vốn là nền tảng quyết định quy mô của hoạt dộng tín dụng và cáchoạt động khác của NHTM
Ngoài vai trò là cơ sở để ngân hàng tổ chức các hoạt động kinh doanh, vốncòn quyết định đến việc mở rộng hoặc thu hẹp khối lượng tín dụng và các hoạtđộng khác của NHTM.
Vốn tự có của ngân hàng ngoài viẹc sử dùng để mua sắm TSCĐ, trang thiếtbị, góp vốn liên doanh Vốn tự có của ngân hàng là căn cứ để giới hạn các hoạtđộng kinh doanh tiền tệ bao gồm cả hoạt động tín dụng Việc quy định tỷ lệ chovay, tỷ lệ huy động vốn trên vốn tự có của NHTƯ thể hiện vai trò quản lý, điều tiếtthị trường của nhà nước, để đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng và đảm bảoquyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền
Những quy định về mức cho vay, mức huy động trên Vốn tự có như: - Mức cho vay một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có - Mức vốn huy động không được vượt quá 20 lần vốn tự có
- Mua cổ phần hoặc góp vốn liên doanh không được vượt quá 50% vốn tự cóQua những quy định của NHTƯ đối với NHTM ta thấy vốn tự có quyết định đếnkhả năng cấp tín dụng, huy động vốn của NHTM vì thế những NHTM có vốn tự cólớn thì quy mô tín dụng càng lớn và ngược lại Không những vốn tự có ảnh hưởngđến hoạt động kinh doanh mà vốn huy động cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt độngtín dụng và hoạt động khác Vốn tự có rất quan trọng nhưng chỉ chiếm một phầnrất nhỏ trong tổng nguồn vốn, vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn nhất và là nguồnvốn chủ yếu để ngân hàng tiến hành các hoạt động kinh doanh do đó ngân hàng
Trang 12nào có nguồn vốn huy động càng lớn thì khả năng cấp tín dụng cho nền kinh tế vàcác hoạt động khác càng được mở rộng.
c) Nguồn vốn quyết định khả năng thanh toán và đảm bảo uy tín của ngânhàng trên thị trường
Một NHTM có thể thu hút được đông đảo khách hàng đến gửi tiền và sửdụng các dịch vụ của ngân hàng đó khi ngân hàng đó có uy tín trên thị trường Uytín của ngân hàng trước hết thể hiện ở khả năng sẵn sàng thanh toán cho kháchhàng khi họ yêu cầu Khả năng thanh toán của ngân hàng thông thường tỷ lệ thuậnvới khối lượng vốn mà ngân hàng đó có Nếu có lớn vốn năng lực thanh toán củangân hàng được nâng cao, do đó uy tín của ngân hàng được nâng cao từ đó sẽ thuhút được nhiều khách hàng và nâng cao được vị thế của ngân hàng trên thị trường.
d) Vốn là một trong những yếu tố quyết định đến năng lực cạnh tranh củangân hàng.
Với mỗi ngân hàng quy mô, trình độ công nghệ hiện đại là tiền đề để thuhút vốn Đồng thời khả năng về vốn lớn là cơ sở để ngân hàng mở rộng khối lượngtín dụng và có thể quyết định cả mức lãi suất cho vay Do đó có tiềm lực về vốnlớn ngân hàng có thể giảm mức lãi suất cho vay từ đó tạo cho ngân hàng ưu thếtrong cạnh tranh, và giúp ngân hàng có tiềm lực trong việc mở rộng các hình thứcliên doanh, liên kết, cho thuê, mua bán nợ, kinh doanh chứng khoán
Vốn có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng Dođó ngân hàng phải luôn chú trọng đến việc phát triển nguồn vốn một cách ổn địnhcả về vốn huy động và vốn tự có
1.1.2.3 Các hình thức huy động vốn của NHTM
a) Nhận tiền gửi
- Tiền gửi không kỳ hạn: là khoản tiền mà khách hàng gửi vào ngân hàngnhưng khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào và ngân hàng phải luôn đảm bảo yêucầu này.
Trang 13Mục đích của khách hàng khi gửi tiền vào ngân hàng là an toàn và hưởngcác dịch vụ ngân hàng, tạo mối quan hệ với ngân hàng Tỷ trọng tiền gửi không kỳhạn của tổ chức kinh tế trong tổng nguồn vốn của ngân hàng cao và nguồn vốnnày có tính ổn định tương đối cao vì bao giờ các tổ chức kinh tế cũng duy trì ítnhất ở một số dư nhất định Đối với nguồn vốn này ngân hàng chỉ phải trả lãi thấpnhưng chi phí phi lãi rất cao Đó là chi phí mua và vận hành ATM, chi phí phụcvụ
- Tiền gửi có kỳ hạn : là khoản tiền khách hàng gửi vào ngân hàng mà có sựthoả thuận về thời hạn trong đó khách hàng không được rút trước hạn.
Đây là nguồn vốn mà khách hàng gửi vào ngân hàng với mục đích sinh lời làchủ yếu và ngân hàng phải trả lãi cao hơn hơn tiền gửi không kỳ hạn Đây là nguồnvốn có tính ổn định rất cao nhưng thường có thời hạn ngắn vì đây là những khoảntiền tạm thời nhàn rỗi trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vànguồn vốn này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng.
b) Nhận tiền gửi tiết kiệm
- Tiền gửi không kỳ hạn
Khách hàng gửi tiền vào ngân hàng với mục đích an toàn là chủ yếu vàhưởng các dịch vụ của ngân hàng Đối với nguồn vốn này chi phí trả lãi ngân hàngbỏ ra không đáng kể nhưng chi phí trả lãi rất cao Ở các nước phát triển thì tỷ trọngnguồn vốn này rất cao nhưng các nước đang phát triển thì tỷ trọng này lại rất thấpdo người dân chưa có thói quen sử dụng các dịch vụ của ngân hàng Nguồn vốn từtiền gửi không kỳ hạn của cá nhân, hộ gia đình có tính ổn thấp do nhu cầu tiêudùng của cá nhân, hộ gia đình không ổn định, khi cần khách hàng có thể rút tiền rabất cứ lúc nào do đó ngân hàng phải chuẩn bị sẵn một khoản tiền để đáp ứng nhucầu của khách hàng.
- Tiền gửi có kỳ hạn
Trang 14Khách hàng gửi tiền vào ngân hàng với mục đích sinh lời là chủ yếu Tiềngửi có kỳ hạn của cá nhân và hộ gia đình chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốnhuy động và là nguồn vốn chủ yếu để ngân hàng cho vay Nguồn vốn này có tínhổn định cao nhất và ngân hàng phải trả lãi rất cao cho nguồn vốn này.
c) Phát hành GTCT
Ngày nay trong hoạt động kinh doanh của các NHTM cạnh tranh là yếu tốkhông thể thiếu được Các NHTM cạnh tranh nhau về lãi suất huy động đến lãisuất cho vay Trong lĩnh vực huy động vốn các NHTM phải luôn luôn tìm các biệnpháp để có thể huy động được đủ nguồn vốn phục vụ cho nhu cầu sử dụng vốncủa mình Các NHTM không chỉ sử dụng các công cụ truyền thống để huy độngvốn mà còn đưa ra các các công cụ mới có hiệu quả hơn để huy động vốn một cáchdễ dàng đáp ứng nhu cầu vốn của mình và kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng đã rađời Kỳ phiếu và trái phiếu là giấy tờ có giá xác nhận khoản nợ của ngân hàng vớingười nắm giữ Kỳ phiếu được phát hành thường xuyên và có kỳ hạn ngắn: 3,6 12 tháng Trái phiếu thường có kỳ hạn lớn hơn 1 năm.
Việc phát hành kỳ phiếu , trái phiếu có ưu thế: giúp ngân hàng huy động đượcđúng số lượng vốn cần thiết và có thời hạn đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của ngânhàng Tuy nhiên chi phí của nguồn vốn này tương đối cao do ngân hàng phải trả lãicao hơn các hình thức huy động truyền thống
1.2 Hiệu quả huy động vốn và các chỉ tiêu đo lường hiệu quả huy động vốn
1.2.1 Khái niệm hiệu quả huy động vốn của NHTM
Ý nghĩa hiệu quả huy động vốn:
Nguồn vốn là yếu tố cần thiết đầu tiên cần thiết cho hoạt động kinh doanhcủa ngân hàng thương mại, luật pháp của mỗi quốc gia đều quy định mức vốn tốithiểu mà ngân hàng phải có ngay từ khi thành lập Mặt khác trong quá trình hoạtđộng sản xuất kinh doanh trên thị trường, các ngân hàng có thể huy động thêm vốntừ nhiều nguồn khác nhau.
Trang 151.2.2 Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả huy động vốn của NHTM
Khi tham gia hoạt động kinh doanh trên thị trường, mỗi một ngân hàngthương mại đều có một cách thức tổ chức huy động vốn riêng, tuỳ thuộc vào tìnhhình thực tế về điều kiện của mỗi ngân hàng, vào thực trạng của nền kinh tế, vàchính sách cũng như mục tiêu của từng ngân hàng Chính vì thế mà khi tổ chứccông tác huy động vốn thì các ngân hàng phải căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhaunhư;
- Tình hình thực tế của kinh tế xã hội: Yếu tố về sự phát triển kinh tế vĩ môcủa toàn xã hội luôn có những tác động trực tiếp đến công tác huy động vốn củacác ngân hàng thương mại Khi một nền kinh tế phát triển bền vững thì các thànhphần kinh tế mới gia tăng được thu nhập, doanh thu, đồng thời yên tâm gửi tiềnvào ngân hàng Hoặc ngược lại, trong thời kỳ mà kinh tế có nhiều biến động, lamphát cao, thì mọi người có xu hướng giữ tiền trong mình để đảm bảo an toàn.
- Chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô của nhà nươc, cũng như các quy định cụthể trong lĩnh vực hoạt động của ngành ngân hàng Do đặc trưng hoạt động củangân hàng thương mại trên thị trường tài chính, mà tầm ảnh hưởng của các ngânhàng đến sự phát triển kinh tế là rất lớn Chính vì vậy, mà Chính phủ các quốc gialuôn kiểm soát rất chặt chẽ các hoạt động của ngân hàng thương mại Các hoạtđộng huy động vốn của ngân hàng thương mại sẽ được điều chỉnh kiểm soát chặtchẽ theo các quy định của Ngân hàng Nhà nước.
- Và cuối cùng là tình hình thực tế của ngân hàng mà có thể đưa ra các cáchtổ chức huy động vốn thích hợp Một ngân hàng lớn, với mạng lưới chi nhánh rộngcó nhiều khả năng huy đông được lượng vốn lớn.
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn của NHTM
1.3.2 Nhân tố chủ quan
a) Các hình thức huy động
Trang 16Đây cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến hoạt động huyđộng vốn của ngân hàng Hình thức huy động vốn của ngân hàng càng đa dạng,phong phú, linh hoạt bao nhiêu thì khả năng thu hút vốn từ nền kinh tế càng lớnbấy nhiêu Điều này xuất phát từ sự khác nhau về nhu cầu và tâm lý của các tầnglớp dân cư Mức độ đa dạng của các hình thức huy động càng cao thì càng dễ dàngđáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của dân cư và họ đều tìm thấy cho mình mộthình thức gưỉ tiền phù hợp mà lại an toàn Do vậy các NHTM thường cân nhắc rấtkỹ trước khi đưa vào hình thức huy động mới.
b) Mức lãi suất huy động
Chính sách lãi suất cạnh tranh bao gồm lãi suất cạnh tranh huy động và lãisuất cạnh tranh cho vay là một chính sách quan trọng của ngân hàng Việc duy trìlãi suất cạnh tranh huy động là đặc biệt quan trọng khi lãi suất thị trường đang ởmức tương đối cao Các NHTM không chỉ cạnh tranh giành vốn với nhau mà còncạnh tranh với các tổ chức tiết kiệm và người phát hành các công cụ khác nhau trênthị trường vốn Đặc biệt trong thời kỳ khan hiếm tiền tệ, dù cho sự khác biệt tươngđối nhỏ về lãi suất cũng sẽ thúc đẩy những người tiết kiệm và đầu tư chuyển vốn từcông cụ mà họ đang có sang tiết kiệm và đầu tư hoặc từ một tổ chức tiết kiệm nàysang tổ chức tiết kiệm khác.
c) Các dịch vụ kèm theo
Một ngân hàng có dịch vụ tốt hiển nhiên sẽ có nhiều lợi thế hơn các ngânhàng khác Trong đièu kiện kinh tế thị trường các ngân hàng phải phấn đấu nângcao chất lượng dịch vụ và đa dạng hoá các dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của kháchhàng và tăng thu nhập của ngân hàng Khác với cạnh tranh về lãi suất, cạnh tranhvề dịch vụ ngân hàng không có giới hạn do vậy đây chính là điểm mạnh để cácngân hàng vươn lên trong cạnh tranh.
d) Vị thế và uy tín của Ngân hàng
Trang 17Trong công tác khách hàng, ngân hàng thường chia khách hàng ra làm nhiềunhóm để có cách phục vụ phù hợp Với những khách hàng lâu năm, giao dịchthường xuyên, có số dư tiền gửi lớn, gây được tín nhiệm với ngân hàng thì ngânhàng sẽ có chính sách phù hợp về thời hạn và lãi suất
e) Chính sách khuyếch trương
Trong điều kiện cạnh tranh mạnh mẽ như ngày nay khó có thể duy trì sựkhác biệt về sản phẩm và giá cả nên chiến lược phục vụ và quảng cáo trở thành yếutố vô cùng quan trọng để thu hút khách hàng Thái độ phục vụ thân thiện, chu dáolà điều kiện để thu hút khách hàng , chiến lược quảng cáo phù hợp sẽ giúp ngânhàng có nhiều khách hàng mới Do đó để có uy tín trên thị trường, giữ vững mốiquan hệ với khách hàng truyền thống và thu hút thêm nhiều khách hàng mới ngânhàng phải không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, có chiến lược quảng cáo hợplý để để nhiều người biết đến ngân hàng và sản phẩm dịch vụ do ngân hàng cungứng.
1.3.2 Nhân tố khách quan.
a) Môi trường kinh doanh
Ngân hàng phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh phù hợp.Trong chiến lược kinh doanh ngân hàng phải quyết định sẽ mở rộng hoặc thu hẹpquy mô huy động vốn, thay đổi tỷ trọng các nguồn vốn trong tổng nguồn vốn, lãisuất huy động Nếu chiến lược kinh doanh đúng đắn ngân hàng sẽ khai thác đượcnguồn vốn đáp ứng nhu cầu và đạt hiệu quả cao.
b) Sự phân bố lại, thu nhập của người dân
Môi trường dân số là yếu tố rất quan trọng bởi nó không chỉ tạo thành nhucầu và kết cấu nhu cầu của dân cư về sản phẩm dịch vụ ngân hàng mà còn là căncứ để hình thành hệ thống phân phối của ngân hàng Đồng thời môi trường dân sốlà cơ sở để xây dựng và điều chỉnh hoạt động huy động vốn của ngân hàng Môitrường dân số ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động vốn của ngân hàng do đó ngânhàng phải nghiên cứu kỹ lưỡng môi trường kinh tế trước khi đưa ra chiến lược huy
Trang 18động vốn để có hể huy động được nguồn vốn phù hợp với nhu cầu của ngân hàngvề chất lượng, số lượng và thời hạn
Môi trường địa lý được xác định bởi quy định của quốc tế để hình thànhquốc gia và quy định từng quốc gia trong việc hình thành các tỉnh, huyện, xã, thànhphố, nông thôn tuỳ từng khu vực địa lý mà ngân hàng quyết định đặt nhiều hay ítđiểm huy động vốn và quyết định chiến lược huy động ở mỗi khu vực vì mỗi khuvực có số dân và các điều kiện khác nhau.
c) Môi trường văn hoá xã hội
Mỗi quốc gia đều có một nền văn hoá riêng, văn hoá chính là yếu tố tạo nênbản sắc của các dân tộc như: tập quán, thói quen, tâm lý Đối với ngân hàng hoạtđộng huy động vốn là hoạt động chịu nhiều ảnh hưởng của môi trường văn hoá Cụthể ở các nước phát triển người dân có thói quen gửi tiền vào ngân hàng để hưởngnhững tiện ích trong thanh toán, hưởng lãi và trong tiềm thức họ ngân hàng là mộtphần không thể thiếu được , là một phàn tất yếu của nền kinh tế Do vậy ngân hànggặp không mấy khó khăn trong việc huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư và tổ chứckinh tế Ngược lại ở những nước đang phát triển như Việt Nam việc huy độn vốncủa ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn vì người dân Việt Nam hiện nay vẫn chưaquen sử dụng các dịch vụ ngân hàng Mặt khác ngân hàng chưa thực sự tạo đượclòng tin đối với người dân sáu hàng loạt sự kiện đã xảy ra như: đổi tiền 1985-1986,tỷ lệ lạm phát 600-700% làm nhiề người dân mất trắng, sự sụp đổ của 7500 quỹ tíndụng nhân dân và hàng loạt sự kiên khác có liên quan đến ngân hàng : Dệt QuảngNinh, Minh phụng EPCO làm cho các ngân hàng bị thiệt hại lớn.Ngân hàng chưachú trọng đến công tác marketing, tiếp thị, quảng cáo người dân còn thiếu hiểubiết về chủ trương chính sách của nhà nước, hoạt động của ngân hàng vì vậy chođến nay vẫn còn tình trạng có tiền nhưng không muốn gửi ngân hàng vì không biếtphải làm những thủ tục nào, người dân ngại mất thời gian do thủ tục rườm rà
d) Tốc độ phân tích công nghệ
Trang 19Sự thay đổi về công nghệ có tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế và xã hội.Hoạt động ngân hàng là một trong những hoạt động chụi sự tác động mạnh mẽ củacông nghệ, hoạt động ngân hàng là hoạt động không thể tách rời khỏi sự phát triểncủa công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin.
Công nghệ có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của ngân hàng, nómang lại cho ngân hàng nhiều cơ hội nhưng cũng mang lại hàng loạt những tháchthức mới Công nghệ mới cho phép ngân hàng đổi mới quy trình nghiệp vụ, cáchthức phân phối sản phẩm, phát triển các sản phẩm mới nhờ có công nghệ mà hoạtđộng huy động vốn được cải tiến, phất triển, rút ngắn thời gian giao dịch và thựchiện nghiệp vụ chính xác giúp ngân hàng có khả năng thu hút được nhiều vốn,nhiều khách hàng và tăng thu nhập và uy tín của ngân hàng.
e) Yếu tố cạnh tranh
Môi trường cạnh tranh Quá trình cạnh tranh trong hoạt động của các ngânhàng thương mại được bắt đầu ngay từ khi ngân hàng được ra đời Đặc biệt tronggiai đoạn hội nhập mạnh mẽ như ngày nay thì vấn đề cạnh tranh càng trở lên khốcliệt hơn bao giờ hết Sự cạnh tranh không chỉ diễn ra giữa các ngân hàng mà cònbao gồm cả các tổ chức tín dụng, các công ty tài chính, các công ty cho thuê tàichính, và các loại hình dịch vụ mà các tổ chức khác cung cấp Các yếu tố này sẽ cócác tác động rất lớn tới hoạt động huy động vốn của ngân hàng, điều này đòi hỏicác ngân hàng phải có các chính sách huy động vốn phù họp với tình hình thịtrường.
Trang 20Chương 2
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNo & PTNT HUYỆN BÌNH LIÊU
2.1 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA NHNo&PTNT HUYỆN BÌNH LIÊU
2.1.1 Đặc điểm tình hình tự nhiên và kinh tế xã hội của địa phương
Bình Liêu là một huyện miền núi, vùng cao, biên giới, có cửa khẩu HoànhMô, điểm thông qua Đồng Văn và đường biên giới với Trung Quốc dài 48,6 Km.Diện tích tự nhiên 471,38 Km2, trong đó diện tích đất canh tác chiếm 15,6% Dânsố toàn huyện năm 2005 là: 27.288 người, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 96%.Địa giới hành chính chia làm 7 xã và một thị trấn, gồm có 97 thôn, khe bản và khuphố, trong đó có 06 xã biên giới, 05 xã được tỉnh phê duyệt là xã nghèo giai đoạn2003-2005 Năm 2003 cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã còn thiếu nghiêm trọng(toàn huyện mới chỉ có 18,4% số phòng học đạt chuẩn), 33% số hộ dân được sửdụng điện lưới quốc gia, tỷ lệ số hộ dân được sử dụng nước sạch sinh hoạt hợp vệsinh mới đạt 31,31%, 2/7 xã chưa có chợ, 7/7 xã chưa đạt chuẩn về trạm y tế, trìnhđộ dân trí thấp, nền kinh tế phát triển còn manh mún, chưa vững chắc, tỷ lệ hộ đóichiếm 7,4%; hộ nghèo chiếm 26,61% tổng số hộ trên địa bàn huyện; Trên 80% hộnghèo còn ở nhà tạm tranh tre, gạch đất Tuy nhiên trong giai đoạn 2003-2005,được sự quan tâm đầu tư về mọi mặt của TW, của Tỉnh, sự cố gắng nỗ lực củahuyện, kinh tế huyện Bình Liêu đã có bước phát triển và tăng trưởng, tổng sảnlượng lương thực quy thóc năm 2005 đạt 10.295,6 tấn, bằng 104% so với năm2004 Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn bình quân mỗi năm đạt trên 50 tỷđồng, trồng rừng đạt trên 1.500 ha, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 22,82% năm 2003xuống còn 9,23% năm 2005 (theo tiêu chí cũ) Đời sống vật chất tinh thần củanhân dân được nâng lên, bộ mặt nông thôn vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa,vùng dân tộc ít người ngày càng được đổi mới, tình hình an ninh chính trị - trật tự
Trang 21xã hội và quốc phòng trên địa bàn huyện được củng cố và giữ vững, đã góp phầntích cực vào kết quả xoá đói giảm nghèo chung của Huyện.
2.1.2.1 Sự hình thành và phát triển của NHNo&PTNT huyện Bình Liêu
Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Bình Liêu trực thuộc NHNo&PTNT tỉnhQuảng Ninh Được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988
NHNo&PTNT huyện Bình Liêu là chi nhánh NHTM quốc doanh duy nhấttrên địa bàn huyện có mạng lưới ngân hàng cấp 4 được phân bố rộng khắp huyệnvới chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng trên mặt trận nông nghiệp và nông thônvà các thành phần kinh tế khác trong huyện NHNo&PTNT huyện Bình Liêu đã vàđang giữ vai trò chủ đạo trên thị trường tài chính, tín dụng ở nông thôn.
Từ một chi nhánh có rất nhiều khó khăn từ khi mới thành lập: thiếu vốn, chiphí kinh doanh cao, cơ sở vật chất, công nghệ lạc hậu Nhưng nhờ kiên trì khắcphục khó khăn, quyết tâm đổi mới cùng với sự giúp đỡ của các cấp uỷ đảng, chínhquyền địa phương, sự quan tâm của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Ninh, chi nhánhBình Liêu không những đã khẳng định được mình mà còn vươn lên tong cơ chế thịtrường thực sự là một chi nhánh làm ăn có hiệu quả cao.
Nhờ hoạt động có hiệu quả, uy tín của NHNo&PTNT huyện Bình Liêu ngàycàng được nâng cao và trở thành người bạn không thể thiếu của nhà nông.
2.1.2.2 Cơ cấu bộ máy
Ngân hàng Bình Liêu là chi nhánh NHTM quốc doanh duy nhất đóng trênđịa bàn huyện Bình Liêu hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nhiệp và nông thôn.Bên cạnh thực hiện có hiệu quả các chiến lược kinh doanh ngân hàng hếtsức quan tâm đến công tác tổ chức cán bộ tạo điều kiện thu gọn bộ máy cán bộ,giảm chi phí quản lý, góp phần thực hiện kế hoạch của ngân hàng.
- Ban lãnh đạo gồm 2 đồng chí: giám đốc chỉ đạo chung trực tiếp phụ tráchtổ chức cán bộ, thi đua, khen thưởng, kỷluật, công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ và phó giám đốc giúp việc cho giám đốc.
Trang 22- Thực hiện quy chế tổ chức và hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam chinhánh Ngân hàng Bình Liêu có cơ cấu các phòng ban như sau:
Đối với Bình Liêu là một huyện có dân số ít, kinh tế còn chủ yếu là sản xuấtnông nghiệp, đời sống nhân dân chưa khá giả Song bản chất người dân Bình Liêulà cần cù, chịu khó, tiết kiệm Mặt khác ở nước ta trong những năm gần đây đồngtiền khá ổn định, lạm phát ở mức thấp là nguyên nhân cơ bản góp phần vào sựthành công của kết quả huy động vốn của NHNo&PTNT huyện Bình Liêu, nămsau cao hơn năm trước, tạo lập được nguồn vốn ổn định phục vụ cho quá trình táiđầu tư nền kinh tế địa phương Nhờ làm tốt công tác huy động vốn nên những nămvừa qua ngân hàng Bình Liêu luôn đáp ứng đủ nhu câù vốn cho hoạt động củamình Kết quả huy động vốn những năm gần đây như sau:
Biểu 1 Đơn vị: triệu đồng
Trang 233 Phát hành giấy tờ có giá
Nhìn vào biểu 1 ta thấy tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng liên tụctăng qua các năm Năm 2003 tăng so với năm 2002 là 26163 triệu đồng tươngđương với 85.5%, năm 2004 tăng 6055 triệu đồng so với năm 2003 tương đươngvới 10.6%, năm 2005 tăng so với năm 2004 là 16165 triệu đồng tương đương với25.6%.
Có được kết quả về huy động vốn trong những năm vừa qua là do ngân hàngđã xác định được tầm quan trọng của vốn huy động, ngân hàng đã tổ chức, triểnkhai nhiều biện pháp huy động vốn như : tuyên truyền, quảng cáo để nhân dân biết,khai thác được những điều kiện thuận lợi, tiềm năng dư thừa trong dân, trưng bàycác biển quảng cáo ở trụ sở ngân hàng trung tâm và các ngân hàng khu vực, ở mộtsố tuyến đường xã tập trung đông dân cư, huy động qua tổ vay vốn, vận động mọingười tham gia gửi tiền tiết kiệm, tạo dựng thói quen tiết kiệm trong nhân dân, tạođiều kiện cho mọi công dân có nhu cầu mở tài khoản tiền gửi cá nhân và thanhtoán giao dịch qua ngân hàng Có thể nói công tác huy động vốn trong những nămgần đây đạt được kết quả đáng khích lệ góp phần vào ổn định lưu thông tièn tệ trên
Trang 24địa bàn, tạo lập được đủ nguồn vốn đáp ứng mở rộng đầu tư cho các thàng phầnkinh tế trên địa bàn và tăng ttrưởng tín dụng
2.1.3.2 Hoạt động sử dụng vốn
Bên cạnh việc coi trọng công tác huy động vốn, ngân hàng Bình Liêu đặcbiệt coi trọng công tác sử dụng vốn vì đây là hoạt động chủ yếu đem lại lợi nhuậncho ngân hàng Mặt khác nếu làm tốt công tác sử dụng vốn có thể tác động trở lạithúc đẩy hoạt động huy động vốn Do bám sát định hướng phát triển kinh tế địaphương, định hướng kinh doanh của nghành Ngân hàng Bình Liêu đã đưa ra chínhsách hợp lý nhằm tăng dư nợ, đáp ứng nhu cầu vốn trên địa bàn và góp phần thúcđẩy kinh tế địa phương phát triển.
Là một huyện nông nghiệp cho nên công tác tín dụng chủ yếu là cho vay hộsản xuất Những năm trước cho vay trực tiếp kinh tế hộ năm sau tăng trưởng caohơn năm trước nhưng chủ yếu là thực hiện cho vay từ phía khách hàng Từ khi cóquyết định 67/TTg của thủ tướng chính phủ về một số chính sách tín dụng đối vớinông nghiệp và nông thôn, được sự chỉ đạo của Ngân hàng tỉnh Ngân hàng BìnhLiêu đã thực hiện triển khai có hiệu quả việc cho vay theo tổ, nhóm tới mọi hộnhân dân trong huyện biết và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về thủ tục, hồsơ tạo điều kiện cho khách hàng được vay vốn nhanh chóng, thuận lợi Những kếtquả đạt được về công tác sử dụng vốn những năm qua như sau:
Trang 25Năm 2005 tăng 11860 trđ so với năm 2004 tương đương với 17.5%Một số kết quả cho vay năm 2005:
- Doanh số cho vay: 101687 trđ- Doanh số thu nợ : 34285
- Dư nợ cuối năm : 67402 trđ tăng so với năm 2004 là 9984 =17.5%
Trong đó:+ Dư nợ hộ sản xuất: 93552.04 trđ = 92%
+ Cho vay tiêu dùng: 8134.96 trđ = 8% + Nợ quá hạn: 202.206 trđ = 0.3%
Năm 2005 hoạt động tín dụng tiếp tục phát triển cả về quy mô, doanh số chovay và doanh số thu nợ, dư nợ đều tăng hàng tháng Vòng quay vốn tín dụng đạt0.9 vòng, đây là kết quả phản ánh hiệu quả đầu tư vốn cho vay và thu hồi vốn kịpthời, đúng thời hạn, quan hệ tín dụng lành mạnh Nợ quá hạn ở tỷ lệ thấp các mónnợ quá hạn phát sinh được sử lý kịp thời Có được kết quả trên là do ngân hàng VụBản đẫ đưa ra và áp dụng triệt để các biện pháp:
- Ngân hàng kết hợp với hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh thànhlập các tổ vay vốn đạt hiệu quả cao.
- Tổ chức điều tra, khảo sát nhu cầu vay vốn đến hộ sản xuất để nắm bắtđược nhu cầu của họ và để đáp ứng kịp thời nhu cầu đó.
- Tiến hành phân loại khách hàng, phân tích chất lượng tín dụng, xử lý rủiro, nâng cao chất lượng tín dụng
2.2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNo&PTNTHUYỆN BÌNH LIÊU.
2.2.1 Hoạt động tăng trưởng nguồn vốn huy động
2.2.1.1 Tốc độ tăng trưởng từng loại nguồn vốn
Đối với NHTM, nguồn vốn huy động tại địa phương là nguồn vốn quantrọng nhất và luôn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn Việc cácNHTM đảm bảo huy động đủ nguồn vốn cho công tác sử dụng vốn vừa đảm bảo
Trang 26thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội vào công cuộc xây dựng và pháttriển đất nước, vừa đảm bảo cho hoạt động của NHTM được ổn định và đạt đượchiệu quả cao.
Không giống các loại hình doanh nghiệp khác trong nền kinh tế hoạt độngcủa NHTM chủ yếu dựa vào nguồn vốn huy động Nguồn vốn tự có tuy rất quantrọng nhưng chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ và chủ yếu để đầu tư vào cơ sở vật chất, tạouy tín với khách hàng Ngài ra các NHTM còn có một số nguồn vốn khác như :vốn đi vay, vốn trong thanh toán, vốn uỷ thác đầu tư những nguồn vốn này cũngchỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng.
Nhận thức được điều này ngân hàng No&PTNT huyện Bình Liêu đã tậptrung mọi nỗ lực và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của toàn chi nhánh nên trongnhững năm gần đây vốn huy động dã tăng lên cả về số lượng và chất lượng.
Các hình thức huy động chủ yếu được áp dụng tại Ngân hàng Bình Liêutrong thời gian qua là:
- Nhận tiền gửi của tổ chức kinh tế - Nhận tiền gửi tiết kiệm của dân cư - Phát hành giấy tờ có giá
Trong những năm qua Ngân hàng huyện Bình Liêu luôn luôn chú trọng ápdụng các biện pháp nhằm tăng trưởng vốn huy động như: Mở rộng mạng lưới,tuyên truyền, quảng cáo, tạo mọi điều kiện cho khách hàng, linh hoạt điều chỉnh lãisuất trong phạm vi cho phép chính nhờ tăng cường công tác huy động vốn nêntrong những năm qua hoạt động huy động vốn của chi nhánh luôn phát triển khá ổnđịnh.
Năm 2003 tổng nguồn vốn đạt 70542 trđ tăng 14124 trđ so với năm 2002= 17.8% Năm 2004 tổng nguồn vốn đạt 80648 trđ tăng 10106 trđ so với năm 2003=14.3% Năm 2005 tổng nguồn vốn đạt 95634 trđ tăng 14986trđ so với năm 2004 =18.6% Và tỷ trọng nguồn vốn huy động trong tổng nguồn vốn các năm là:
Trang 27- Năm 2002 nguồn vốn huy động chiếm 83% tổng nguồn vốn.- Năm 2003 nguồn vốn huy động chiếm 81% tổng nguồn vốn.- Năm 2004 nguồn vốn huy động chiếm 84% tổng nguồn vốn.- Năm 2005 nguồn vốn huy động chiếm 85.5% tổng nguồn vốn.
Nhờ duy trì được tỷ trọng cao của vốn huy động trong tổng nguồn vốn giúpngân hàng Bình Liêu luôn luôn chủ động trong công tác sử dụng vốn, đáp ứngđược tốt nhất nhu cầu vốn của khách hàng và tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
Để đánh giá chính xác về kết quả huy động vốn của ngân hàng Bình Liêu trongnhững năm gần đây chúng ta xem xét cơ cấu nguồn vốn huy động.
Nhìn vào biểu 3 ta thấy cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng BìnhLiêu gồm: tiền gửi của tổ chức kinh tế, tiền gửi của dân cư và phát hành giấy tờ cógiá Trong đó nguồn tiền gửi của dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao nhất Trongnguồn tiền gửi của dân cư nguồn tiền gửi có kỳ hạn chiếm phần lớn (95%), đây lànguồn vốn quan trọng, có tính ổn định cao tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàngtrong quá trình sử dụng vốn Ngân hàng cần duy trì tỷ trọng cao của nguồn vốn nàyvà không ngừng phát triển nguồn vốn này về số tuyệt đối.
Nguồn tiền gửi của tổ chức kinh tế luôn chiếm một vị chí quan trọng trongtổng nguồn vốn vì đây là nguồn vốn có chi phí thấp tạo điều kiện cho ngân hànggiảm chi phí và tăng sức cạnh tranh trên thị trường Trong những năm gần đây tỷ
Trang 28trọng của nguồn vốn này lại có xu hướng giảm mặc dù vẫn tăng về số tuyệt đối.Ngân hàng cần chú ý tăng tỷ trọng của nguồn vốn này.
Nguồn vốn từ phát hành giấy tờ có giá của Ngân hàng Bình Liêu chiếm tỷtrọng rất nhỏ mặc dù đây là nguồn vốn có chi phí cao nhưng nó là nguồn vốn màngân hàng có thể chủ động về lãi suất, số lượng, thời hạn, ngân hàng có thể sửdụng nguồn vốn này cho đầu tư trung và dài hạn Vì vậy ngân hàng nên chú trọngphát triển nguồn vốn này để có thể chủ động trong đầu tư trung và dài hạn, đáp ứngnhu cầu vốn trung, dài hạn tại địa phương
Để hiểu rõ hơn về cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng chúng ta đi xem xét kỹtừng thành phần của vốn huy động:
a) Hoạt động tiền gửi của các tổ chức kinh tế
Tiền gửi của các tổ chức kinh tế là khoản tièn các tổ chức kinh tế gửi vàongân hàng để thực hiện thanh toán, chi trả tiền nguyên vật liệu, hàng hoá, dịch vụvà vốn tạm thời nhàn rỗi trong quá trình sản xuất kinh doanh Các tổ chức kinh tếgửi tiền vào ngân hàng với mục đích là an toàn và hưởng các dịch vụ mà ngânhàng cung ứng Tiền gửi của tỏ chức kinh tế chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn Đốivới các NHTM do thời gian và khối lượng các khoản thanh toán không giống nhaulà do luôn có những khoản tiền vào và ra ngân hàng nên luôn tồn tại một khoảntiền ổn định và ngân hàng có thể sử dụng cho các doanh nghiệp thiếu vốn vaytrong ngắn hạn Như vậy các ngân hàng có thể bù đắp được các chi phí bỏ ra khithực hiện quản lý các tài khoản của khách hàng Và việc nhận tiền gửi của các tổchức kinh tế giúp ngân hàng mở rộng quan hệ với khách hàng từ đó mở rộng quanhệ tín dụng với các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế.
Trong những năm gần đây, nguồn vốn tiền gửi của các tổ chức kinh tế luôntăng Điều đó cho thấy ngân hàng ngày càng có nhiều quan hệ với các tổ chứckinh tế, mở ra cho ngân hàng nguồn huy động dồi dào trong tương lai.
Trang 29Biểu 4 Đơn vị: triệu đồng
1 Huy động vốn từ tổ chức kinh tế 5914 22769 23085 233362 So sánh thời điểm sau với thời
điểm trước- Số tuyệt đối- Số tương đối
325114.1%Nhìn vào biểu 4 ta thấy nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế trong nhữngnăm gần đây tăng đáng kể Năm 2002 nguồn vốn này chỉ có 5914 trđ nhưng đếnnăm 2003 nguồn vốn này đã tăng lên gần gấp 3 lần đạt 22769 trđ Nguyên nhân làdo cuối năm 2002 đầu năm 2003 có nhiều doanh ngiệp mới được thành lập và đặtquan hệ với ngân hàng Từ năm 2003 nguồn vốn này tăng chậm và khá ổn định.Năm 2003 đạt 23508 trđ tăng 316 trđ đạt 1.4% Năm 2005 đạt 26336 tăng 3251 trđtương đương với 14.1% Qua số liệu trên cho ta thấy nguồn vốn từ tổ chức kinh tếtrong những năm gần đây tăng không ổn định
Trong nguồn tiền gửi của tổ chức kinh tế chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn.Đây là nguồn vốn có chi phí thấp nhưng không ổn định, nếu ngân hàng có kếhoạch sử dụng chính xác sẽ giúp ngân hàng cắt giảm chi phí, tăng lợi nhuận.
Có được kết quả trên là do Ngân hàng Bình Liêu đã rất cố gắng trong côngviệc thu hút nguồn vốn này Điều này cho ta thấy ngân hàng đã xây dựng kế hoạchhuy động vốn và chính sách khách hàng rất đúng đắn, luôn tạo điều kiện cho ngânhàng trong quá trình thanh toán Mặc dù trong những năm qua số vốn của tổ chứckinh tế có phát triển nhưng vẫn chưa cao Ngân hàng cần chú ý hơn nữa đến chiếnlược khách hàng, tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng vừaổn định tiền tệ quốc gia, vừa an toàn, thuận lợi cho khách hàng và tăng doanh thu
Trang 30cho ngân hàng Do đó ngân hàng cần có các biện pháp hữu hiệu và thiết thực hơnđể thu hút tiền gửi của các tổ chức kinh tế ngày càng có hiệu quả cao hơn.
b) Hoạt động tiền gửi tiết kiệm
Tiền gửi tiết kiệm là khối lượng tiền nhàn rỗi của nhân dân gửi vào ngânhàng để hưởng lãi hoặc tiết kiệm cho chi tiêu trong tương lai Tiền gửi của dân cưchủ yếu là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn Đây là nguồn vốn có tính ổn định cao nhấtvà luôn chiếm tỷ trọng lớn nhát trong tổng nguồn vốn huy động và là nguồn vốnchủ yếu để ngân hàng thực hiên đầu tư.
Trong những năm vừa qua Ngân hàng Bình Liêu luôn luôn xây dựng chínhsách thu hút nguồn vốn rất hợp lý: điều chỉnh lãi suất tiền gửi, thực hiện chính sáchkhuyến khích người dân gửi tiền vào ngân hàng, cải tiến phương thức giao dịch Chính vì thế nên nguồn vốn tiền gửi của dân cư không ngừng tăng và luôn chiếmtỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động Kết quả về huy động vốn từ tiềngửi của dân cư như sau:
1 Tiền gửi bằng VND 1.1 Không kỳ hạn 1.2 Có kỳ hạn2 Tiền gửi ngoại tệ
10019.780.30Từ năm 2002 nguồn vốn tiền gửi của dân cư của ngân hàng tăng tương đối đều: - Năm 2003 tăng 6660 trđ tương đương với 28% so với năm 2002 đạt 30339 trđ
Trang 31- Năm 2004 tăng 5997 trđ tương đương với 19.8% so với năm 2003 đạt 36336 trđ- Năm 2005 tăng 14731 trđ tương đương với 39.5% so với năm 2004 đạt 50707trđ.
Là một chi nhánh ngân hàng nằm trên địa bàn một huyện nông nghiệp nêntiền gửi của dân cư hoàn toàn là tiền gửi bằng VND, không có tiền gửi bằng ngoạitệ Tỷ trọng của tiền gửi của dân cư tuy chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồnvốn huy động nhưng tỷ trọng này vẫn chưa cao Do đó ngân hàng cần tăng tỷ trọngcủa nguồn vốn này vì đây là nguồn vốn chủ yếu để ngân hàng thực hiện đầu tư: Năm 2002 tiền gửi dân cư chiếm 77.2% tổng nguồn vốn huy động, năm 2003chiếm 53.44%, năm 2004 chiếm 57.4%, năm 2005 chiếm 63.7%.
Trong tổng nguồn tiền gửi của dân cư hầu hết là tiền gửi có kỳ hạn nhưngtrong những năm gần đây mặc dù vẫn tăng về số tuyệt đối nhưng tỷ trọng lại có xuhướng giảm nhẹ, ngược lại tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn lại tăng Năm 2002 tỷtrọng của tiền gửi có kỳ hạn chiếm 85.3%, năm 2003 chiếm 83.4%, năm 2004chiếm 82.6% và năm 2005 chiếm 80.3% Tỷ trọng của của tiền gửi có kỳ hạn trongtổng tiền gửi của dân cư giảm là xu hướng không tốt vì thế ngân hàng cần chú ýtăng tỷ trọng của tiền gửi có kỳ hạn vì nguồn vốn này sẽ giúp ngân hàng có thể chủđộng trong đầu tư.
c) Hoạt động huy động qua phát hành kỳ phiếu
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, nền kinh tế đang phát triển nhu cầuvề vốn trung và dài hạn ngày càng tăng để đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới côngnghệ , hiện đại hoá sản xuất Để đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn các ngânhàng cũng cần có hình thức huy động tương ứng để có đủ vốn đáp ứng nhu cầu đó.Do vậy các ngân hàng huy động vốn trung và dài hạn bằng hình thức phát hànhgiấy tờ có giá Đây là hình thức huy động vốn linh hoạt giúp các NHTM có thể chủđộng về khối lượng vốn, lãi suất và thời hạn Nhưng nguồn vốn này thường cóchi phí cao hơn các nguồn vốn khác Trong những năm qua Ngân hàng Bình Liêu