Luận văn : Giải pháp phát triển tài khoản tiền gửi cá nhân nhằm tăng cường huy động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT Láng Thượng
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Trong xã hội hiện đại ngày nay, một trong những vấn đề mà các ngânhàng quan tâm là làm thế nào để mọi người dân biết đến ngân hàng và sử dụngcác dịch vụ do ngân hàng cung cấp để phục vụ chính cuộc sống của họ và cũngđể góp phần phát triển làm thay đổi bộ mặt kinh tế của đất nước.
Một trong những biện pháp tiếp cận khu vực dân cư và kết nối họ vớingân hàng là phát triển tài khoản cá nhân để tạo ra những dịch vụ đơn giản, tiệnlợi cho họ, đó cũng nhằm mục đích khác tiềm năng khách hàng đông đảo từ mọitầng lớp dân cư Việc phát triển tài khoản tiền gửi cá nhân cho khu vực dân cư làbiện pháp tích cực tạo ra lợi ích cho các bên, thúc đẩy ngân hàng phát triển cácdịch vụ mới đáp ứng nhu cầu của mọi tầng lớp nhân dân đồng thời giúp chongân hàng kinh doanh hiệu quả hơn.
Tuy nhiên tình hình mở và sử dụng tài khoản tiền gửi cá nhân hiện nay ởnước ta còn nhiều hạn chế và tỷ lệ còn thấp Điều đó chứng tỏ chúng ta chưahuy động hết tiềm lực về vốn trong dân cư Do đó việc phát triển các tài khoảntiền gửi cá nhân nhằm thu hút ngồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, tạo cho người dâncó thói quen sử dụng tiền và thanh toán qua ngân hàng là nhiệm vụ có tầm quantrọng cần phải thực hiện rộng rãi nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế.Đặc biệt trong xu thế nền kinh tế toàn cầu hoá hiện nay, hệ thống ngân hàngđang từng bước đổi mới và hiện đại hoá trong quản lý và hoạt động nghiệp vụ đểthực hiện mục tiêu kinh tế – xã hội của Đảng và Nhà nước, bắt kịp với kinh tếtrong khu vực và trên thế giới.
Để giúp cho ngân hàng thực hiện tốt mục tiêu trên thì việc đưa ra các biệnpháp mở rộng và phát triển tài khoản tiền gửi cá nhân nhằm tăng cường huyđộng vốn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng đang là vấn đề cấp thiếttrong điều kiện cơ chế thị trường hiện nay Vì vậy trong quá trình thực tập, đượckhảo sát thực tế tại chi nhánh NHNo&PTNT Láng Thượng em đã mạnh dạnchọn đề tài :
Trang 2“ Giải pháp phát triển tài khoản tiền gửi cá nhân nhằm tăng cườnghuy động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT Láng Thượng"
Ngoài phần mở đầu và kết luận chuyên đề được kết cấu gồm ba chương:
Chương I: Tổng quan về NHTM và các nghiệp vụ huy động vốn thông
qua tài khoản tiền gửi cá nhân.
Chương II: Thực trạng mở và sử dụng tài khoản tiền gửi cá nhân tại chi
nhánh NHNo&PTNT Láng Thượng.
Chương III: Giải pháp phát triển tài khoản tiền gửi cá nhân nhằm tăng
cường huy động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT Láng Thượng.
Do điều kiện và khả năng có hạn nên bài viết của em không tránh khỏinhững thiếu sót Vì vậy em rất mong được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy côgiáo, ban lãnh đạo và các anh chị trong chi nhánh NHNo&PTNT Láng Thượngđể chuyên đề tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên thực hiện
LÊ THANH HÀ
Trang 3Chương I
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ NGHIỆP VỤ HUYĐỘNG VỐN THÔNG QUA TÀI KHOẢN TIỀN GỬI CÁ NHÂN.1.1 NHTM và hoạt động kinh doanh của NHTM trong nền kinh tế thị trường.
1.1.1 Khái niệm NHTM.
Như chúng ta đã biết, ngân hàng xuất hiện rất sớm trong lịch sử nhân loại.Ban đầu chỉ là việc đổi tiền của các thương nhân cho các nhà buôn, dần dần cóuy tín các thương nhân này giữ hộ tiền, thanh toán nội bộ và do tích luỹ đượcnhiều tiền nên họ kiêm luôn cả cho vay Cuối thế kỷ XVIII ở các nước Tây Âucác ngân hàng dần dần được thành lập mới hoặc chuyển từ các ngân hàng chovay nặng lãi Với sự phát triển kinh tế hàng hoá đã thúc đẩy sự hình thành ngânhàng phát hành tiền thống nhất các tổ chức chuyên kinh doanh tiền tệ NHTMcòn được gọi là ngân hàng ký thác là hình thái ngân hàng ra đời sớm nhất, mộtsản phẩm tất yếu của nền kinh tế hàng hoá và tồn tại tất yếu trong đời sống kinhtế-xã hội Có rất nhiều cách định nghĩa về NHTM:
Theo Luật ngân hàng Pháp năm 1941 định nghĩa: “ Được coi là ngân hànglà những xí nghiệp hay cơ sở nào hành nghề thường xuyên nhận của công chúngdưới hình thức ký thác hay hình thức khác các số tiền mà họ dùng cho chính họvào các nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính” Hay như Luậtngân hàng của Ấn Độ năm 1950 đã nêu: “Ngân hàng là cơ sở nhận các khoảntiền ký thác để cho vay hay tài trợ, đầu tư”….Còn theo Luật các tổ chức tín dụngở Việt Nam thì “NHTM là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếulà thường xuyên nhận tiền gửi với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đócho vay thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán” Mặc dùcó nhiều định nghĩa khác nhau nhưng các NHTM đều có chung mục đích hoạtđộng nhằm thu lợi nhuận thông qua các khoản vốn ngắn hạn
Trang 4Qua quá trình phát triển lâu dài cùng với thời gian, hoạt động của cácNHTM ngày càng hoàn thiện, phong phú và đa dạng hơn Là tổ chức trung giantài chính, NHTM vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa đóng vai trò là người chovay trong quan hệ tín dụng với các chủ thể của nền kinh tế Trong nền kinh tế thịtrường việc thừa vốn ở nơi này và thiếu vốn ở nơi khác thường xuyên xảy ra vàvới tư cách là trung gian tài chính, NHTM thu hút mọi khoản vốn nhàn rỗi trongxã hội để cung cấp vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu vốn, làm cho luồng tiền luôn ởtrạng thái vận động mang lại lợi nhuận đồng thời góp phần điều hoà vốn trongnền kinh tế Qua đó cũng thể hiện bản chất của NHTM chính là một tổ chứcchuyên kinh doanh tiền tệ
1.1.2 Vai trò của NHTM.
Có thể khẳng định ngân hàng là mạch máu quan trọng của của nền kinhtế, không thể có một nền kinh tế mạnh mà hệ thống ngân hàng lại yếu kém.Ngược lại một nền kinh tế trì trệ và chậm phát triển thì khó có thể tồn tại một hệthống ngân hàng vững mạnh Vai trò của ngân hàng được thể hiện cụ thể nhưsau:
Thứ nhất NHTM là trung gian tài chính cung cấp vốn cho nền kinh tế.NHTM là chủ thể chính đáp ứng nhu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh.Xuất phát là một trung gian tài chính, NHTM đứng ra huy động các nguồn vốnnhàn rỗi và tạm thời ở mọi tổ chức, cá nhân, mọi thành phần kinh tế trong xã hộivà thông qua nghiệp vụ tín dụng, NHTM cung cấp vốn cho mọi hoạt động kinhtế, đáp ứng mọi nhu cầu về vốn kịp thời cho quá trình tái sản xuất Như vậy vớikhả năng cung ứng vốn NHTM đã trở thành một trong những điểm khởi đầu chosự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
Thứ hai: NHTM là cầu nối giữa doanh nghiệp với thị trường.
Hoạt động trong nền kinh tế thị trường đồng nghĩa với việc các doanhnghiệp sẽ phải đối mặt với một môi trường năng động và cạnh tranh rất gay gắt.Để có thể tồn tại và phát triển thì doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới trangthiết bị, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật…tuy nhiên không phải doanh
Trang 5nghiệp nào cũng có vốn để thực hiện được các yêu cầu trên…Lúc này nguồnvốn tín dụng của NHTM sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn đó
Thứ ba: NHTM đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chính sáchtiền tệ của Quốc gia.
Phần lớn các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ của NHTW chỉ được thựcthi có hiệu quả khi có sự hợp tác tích cực của các NHTM, từ việc chấp hành quichế dự trữ bắt buộc, qui chế thanh toán không dùng tiền mặt, đến việc nâng caohiệu quả đầu tư NHTM góp phần ổn định giá cả khi có hiện tượng lạm phát xảy ra.Để kiềm chế lạm phát ngân hàng sẽ ngừng phát hành tiền vào lưu thông và tăng lãisuất tiền gửi đặc biệt là tiền gửi tiết kiệm Biện pháp này đã thu hút được một lượngtiền mặt khá lớn từ lưu thông vào ngân hàng.
Thứ tư : NHTM là cầu nối tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tếTrong xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá như hiện nay thì vai trò của ngânhàng ngày càng quan trọng hơn Áp lực cạnh tranh buộc các quốc gia khi mởcửa phải có tiềm lực lớn về mọi mặt, đặc biệt là tiềm lực về tài chính Thông quacác loại hình dịch vụ như thanh toán quốc tế, nghiệp vụ hối đoái, cho vay uỷthác đầu tư … đã giúp cho luồng vốn vào, ra một cách hợp lý, đưa nền tài chínhnước nhà bắt kịp với nền tài chính quốc tế Đây là một trong những điều kiệntiên quyết cho tiến trình hội nhập kinh tế ở mỗi quốc gia trên thế giới
1.1.3 Các chức năng cơ bản của NHTM
NHTM là một loại hình NH trung gian mà hoạt động chủ yếu là nhận tiềngửi ngắn hạn và cho vay ngắn hạn trong nền kinh tế nhằm mục đích thu lợinhuận Tuy nhiên hiện nay khái niệm về NHTM đang thay đổi vì sự pha trộncủa các hoạt động truyền thống của NHTM với các loại hình trung gian tàichính khác Hệ thống các NHTM hiện đại đã không chỉ kinh doanh các khoảnvốn ngắn hạn mà còn kinh doanh các khoản vốn trung và dài hạn khác Việcphân biệt NHTM với các ngân hàng và tổ chức tài chính khác hiện nay chủ yếudựa trên tài sản Có NTHM có tỷ lệ vốn cho vay vào mục đích thương mại và
Trang 6công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản có của nó Và bản chất củaNHTM được bộc lộ ra thông qua các chức năng cơ bản của nó Trong điều kiện củahệ thống ngân hàng phát triển các NHTM thực hiện 3 chức năng sau:
1.1.3.1 Chức năng làm thủ quỹ của xã hội và làm trung gian thanh toán
Cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế, quy mô thanh toán qua ngânhàng ngày càng được mở rộng, vai trò trung gian thanh toán ngày càng đượckhẳng định bởi ngân hàng luôn áp dụng những thành tựu của khoa học côngnghệ mới vào hoạt động thanh toán và thật khó tưởng tượng được một nền kinhtế phát triển mà lại không có ngân hàng tham gia với tư cách là trung gian thanhtoán.
NHTM làm trung gian thanh toán khi thực hiện chi trả theo yêu cầu củakhách hàng trích tiền từ tài khoản để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ hoặcnhập vào tài khoản của khách hàng và các khoản thu khác…ở đây ngân hàngđóng vai trò là người “thủ quỹ” của xã hội vì ngân hàng giữ tài khoản và thựchiện thu - chi hộ khách hàng.
Đây cũng là một chức năng quan trọng của NHTM không những thể hiệnkhá rõ bản chất của NHTM mà còn cho thấy tính chất “đặc biệt” trong hoạt độngkinh doanh của NHTM Khi trong nền kinh tế chưa có hoạt dộng của ngân hànghoặc mới có những hoạt động sơ khai nhận bảo quản tiền đúc thì những khoảnnhận thanh toán giữa những người sản xuất kinh doanh và các đối tượng khácđều được thực hiện một cách trực tiếp người trả tiền và người thụ hưởng tự kiểmsoát các giao dịch thanh toán đồng thời sử dụng tiền mặt để chi trả trực tiếp.Phương thức thanh toán này có nhược điểm là tốn chi phí vận chuyển, chi phíkho quỹ, bảo quản, tốn nhiều công sức và thời gian đồng thời gây sự lãng phí dovốn bị tồn đọng trước khi thanh toán.
NHTM thực hiện tốt chức năng này có ý nghĩa to lớn đối với nền kinh tế.Phương thức thanh toán qua ngân hàng tiết kiệm được chi phí, thời gian và đảm
Trang 7bảo an toàn Qua đó thúc đẩy lưu thông hàng hoá, đẩy nhanh tốc độ luân chuyểnvốn góp phần tăng trưởng kinh tế
Trang 81.1.3.2 Chức năng làm trung gian tín dụng:
Trung gian tín dụng là chức năng quan trọng và cơ bản nhất của NHTMnó không những cho thấy bản chất của NHTM mà còn cho thấy nhiệm vụ chínhyếu của NHTM NHTM làm trung gian tín dụng khi nó là cầu nối giữa ngườithừa vốn và người có nhu cầu về vốn Thông qua việc huy động các nguồn vốntiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế, NHTM hình thành nên quỹ cho vayrồi nó đem cho vay với nền kinh tế mà chủ yếu là cho vay ngắn hạn đáp ứng vốnnhu cầu kinh doanh và vốn đầu tư cho các ngành kinh tế và nhu cầu vốn tiêudùng của xã hội, góp phần đảm bảo sự vận động liên tục của guồng máy kinh tế– xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
1.1.2.3 Chức năng tạo tiền
Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng với nhiệm vụ cụ thể và tậptrung của mình là huy động vốn dưói nhiều hình thức và cấp tín dụng cho nềnkinh tế Khi cho vay đối với nền kinh tế hệ thống NHTM có khả năng tạo ra mộtkhối lượng tiền mới- tiền trên tài khoản, người ta gọi là khả năng tạo tiền chứkhông phải là chức năng vốn có của NHTM Trong thực tế hoạt động cho vaycủa ngân hàng tuy có tạo ra một lượng tiền ghi sổ mới nhưng người ta chỉ nhìnnhận và xem xét nó trong trạng thái “tĩnh” trạng thái sự vật đứng im không vậnđộng nhưng nếu ở trạng thái “động” nghĩa là tài khoản đang hoạt động thì sốtiền được “tạo ra” trên tài khoản nói trên không thể tồn tại lâu hơn bởi vì ngườichủ tài khoản rút ra để sử dụng Tiền “bút tệ” do các NHTM tạo ra bằng khảnăng biến mức tiền gửi ban đầu hoặc một khoản nhận được từ NHTW thông quaviệc cấp tín dụng cho các khách hàng là tổ chức phi ngân hàng Từ một khoảntiền gửi ban đầu khoản tiền này do NHTW mới đưa vào lưu thông thông qua chovay bằng chuyển khoản trong hệ thống NHTM số tiền gửi đã tăng lên gấp bội sovới tiền gửi ban đầu Khả năng tạo tiền phụ thuộc vào lượng tiền mà NHTWbơm thêm vào và hệ số mở rộng tiền gửi của NHTM, hệ số mở rộng tiền gửi lại
Trang 9phụ thuộc vào tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữ dư thừa, tỷ lệ tiền mặt so vớitiền gửi thanh toán
1.1.3 Các nghiệp vụ chủ yếu của NHTM.
Nghiệp vụ của ngân hàng hình thành rất sớm nhất vào thế kỷ XIV nhưngtừ cuối thế kỷ XIX cùng với cuộc cách mạng khoa học công nghệ và sự pháttriển như vũ bão về kinh tế mà hệ thống ngân hàng ngày càng phát triển mạnhmẽ, các ngân hàng đáp ứng mọi nhu cầu của sản xuất kinh doanh trực tiếp đốivới doanh nghiệp và cá nhân thông qua thực hiện các nghiệp vụ:
1.1.3.1 Nghiệp vụ nguồn vốn:
Nghiệp vụ nguồn vốn hay còn gọi là nghiệp vụ Nợ và là nghiệp vụ tiền đề,nghiệp vụ cơ bản Bao gồm tất cả các nghiệp vụ tạo lập nguồn vốn taọ cơ sở vậtchất cho hoạt động của ngân hàng, chủ yếu là nhận tiền gửi từ các tổ phiếu,chứng khoán có giá Nghiệp vụ nguồn vốn của NHTM bao gồm:
- Nghiệp vụ tiền gửi: Đây là nghiệp vụ phản ánh các khoản tiền gửi củadoanh nghiệp vào ngân hàng với mục đích bảo quản tài sản Ngoài ra ngân hàngcòn huy động các khoản tiền nhàn rỗi của các cá nhân hay hộ gia đình gửi vớimục đích hưởng lãi Tiền gửi là nền tảng của sự thịnh vượng, sự phát triển củangân hàng vì đây là nguồn vốn chính trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.- Nghiệp vụ đi vay: Khi nguồn vốn tiền gửi không đáp ứng đủ cho hoạtđộng kinh doanh, hoặc khi ngân hàng gặp tình trạng thiếu khả năng thanh toán,lúc đó các NHTM tiến hành tạo vốn cho mình bằng việc đi vay tại ngân hàngnhà nước, vay các tổ chức tín dụng hoặc vay của các NHTM khác dưới các hìnhthức tái chiết khấu hay vay có bảo đảm.
- Nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá: Các giấy tờ có giá là các công cụnợ do ngân hàng phát hành để huy động vốn trên thị trường Nguồn vốn nàytương đối ổn định, có thời hạn dài nhằm đảm bảo khả năng đầu tư các khoảnvốn dài hạn của ngân hàng vào nền kinh tế
Trang 10- Nghiệp vụ huy động vốn khác: Vốn phát sinh trong quá trình hoạt độngkhông thuộc các nguồn vốn nói trên như : vốn phát sinh trong khi làm đại lýchuyển tiền, thanh toán, công nợ chưa đến hạn phải trả…
- Vốn chủ sở hữu: Là nguồn vốn ngân hàng tự tạo lập nên, tuỳ thuộc vàotừng loại ngân hàng mà chủ sở hữu đóng góp tương ứng Sau khi tạo lập nguồnvốn này có thể được bổ sung thêm từ lợi nhuận Vốn này chiếm tỷ lệ nhỏ trongtổng nguồn vốn của ngân hàng song là điều kiện pháp lý bắt buộc khi thành lậpngân hàng.
Tạo nguồn vốn ổn định và ngày càng lớn với chi phí tối thiểu là một yêucầu quan trọng của kinh doanh ngân hàng Chính qua nghiệp vụ này NHTM đãthực hiện chức năng tạo tiền - một trong những chức năng cơ bản của mình
1.1.3.2 Nghiệp sử dụng vốn:
Nghiệp vụ sử dụng vốn hay nghiệp vụ tài sản có, đây là nghiệp vụ phảnánh việc sử dụng vốn của ngân hàng vào các mục đích khác nhau sao cho hiệuquả tạo khả năng sinh lời cho nguồn vốn và đảm bảo an toàn cho hoạt động củaNHTM.
- Nghiệp vụ ngân quỹ: Phản ánh các khoản vốn của ngân hàng được dùngvào với mục đích nhằm đảm bảo an toàn và khả năng thanh toán và thực hiệnqui định dự trữ bắt buộc do NHTW đề ra
- Nghiệp vụ tín dụng: Đây là nghiệp vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cácnghiệp vụ của NHTM về mặt giá trị đồng thời là nghiệp vụ chủ yếu đem lại lợinhuận cho ngân hàng (chiếm 60-90 % tổng lợi nhuận) Tín dụng của NHTM rấtđa dạng bao gồm các khoản cho vay ngắn hạn và trung dài hạn đối với nền kinhtế, các khoản bảo lãnh chiết khấu, cho thuê tài chính Hoạt động này mang lại lợinhuận cơ bản cho ngân hàng nhưng đồng thời cũng chứa đựng rủi ro rất cao.
- Nghiệp vụ đầu tư tài chính: Các NHTM thực hiện quá trình đầu tư bằngvốn của mình thông qua cấc hoạt động hùn vốn, góp vốn liên doanh, liên kết hayđầu tư chứng khoán thậm chí có thể kinh doanh bất động sản và các hình thứcđầu tư khác…
Trang 111.1.3.3 Các nghiệp vụ trung gian và nghiệp vụ khác:
Theo xu hướng phát triển của nền kinh tế và nhất là trong giai đoạn pháttriển của nền kinh tế thị trường như hiện nay, NHTM không chỉ đơn thuần thựchiện hai nghiệp vụ chính là huy động vốn và sử dụng vốn mà ngoài ra để đápứng nhu cầu của nền kinh tế nó còn thực hiện các nghiệp vụ khác trên thị trườngnhư: kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và kim khí, đá quí, thực hiện các dịch vụ tưvấn, dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ uỷ thác và đại lý, kinh doanh và dịch vụ bảohiểm các dịch vụ khác liên quan đến hoạt động của ngân hàng như: dịch vụ bảoquản hiện vật quí, giấy tờ có giá, cho thuê két sắt….và các dịch vụ khác theo quiđịnh của pháp luật Nhìn chung các hoạt động này cũng mang lợi nhuận đáng kểcho ngân hàng.
Tóm lại dịch vụ ngân hàng rất đa dạng và phong phú, bất kỳ một lĩnh vựcnào có liên quan đến hoạt động của ngân hàng các ngân hàng đều cung ứng chokhách hàng theo yêu cầu của họ Qua dịch vụ đó ngân hàng có thể thu phí,hưởng hoa hồng hay miễn phí cho khách hàng … chứng tỏ một mặt dịch vụ củangân hàng là một mảng hoạt động kinh doanh có hiệu quả mặt khác góp phầnmở rộng và phát triển các mảng hoạt động kinh doanh cơ bản khác của NHTM.
1.2 Tài khoản tiền gửi cá nhân và vai trò của tài khoản tiền gửi cá nhân trong hoạt động huy động vốn của NHTM.
1.2.1 Tài khoản và hệ thống tài khoản.
Để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ sách kế toán một cáchcó hệ thống thì nhất thiết phải có tài khoản kế toán Mỗi tài khoản thực chất làmột chi tiêu hạch toán ứng với nội dung vật chất nhất định (thuộc nguồn vốnhoặc sử dụng vốn) và quan hệ chặt chẽ với hệ thống chỉ tiêu hạch toán kháctrong mỗi đơn vị kế toán cũng như toàn bộ hệ thống quản lý.
Bảng danh mục các tài khoản kế toán được hình thành trên cơ sở phânloại, hệ thống hoá, xắp sếp một cách khoa học thì được gọi là hệ thống kế toán.Nó chính là bộ khung hay bộ sườn của công tác kế toán ngân hàng.
Trang 12Kể từ khi thành lập tới nay ngân hàng nhà nước đã 14 lần thay đổi hệthống kế toán nhằm làm cho nó phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế, lần thayđổi gần nhất có hiệu lực từ ngày1/1/2005 theo quyết định số 479/2004 QĐ -NHNN 29/4/2004.
Hệ thống tài khoản kế toán hiện hành của NHNo&PTNT Việt Nam (theoQuyết định số : 1161/ NHNo - TCKT ngày 03/08/2004 của Tổng Giám ĐốcNHNo&PTNT Việt Nam) bao gồm các tài khoản trong bảng cân đối kế toán vàcác tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán, được bố trí thành 9 loại:
Loại 1: Vốn khả dụng và các khoản đầu tưLoại 2: Hoạt động tín dụng
Loại 3: Tài sản cố định và tài sản có khácLoai 4: Các khoản phải trả
Loại 5: Hoạt động thanh toánLoại 6: Nguồn vốn chủ sở hữuLoại 7: Thu nhập
Loại 8: Chi phí
Loại 9: Các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán.
- Các tài khoản trong bảng cân đối kế toán gồm 8 loại (từ loại 1 đến loại 8).- Các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán có 1 loại (loại 9)
- Các tài khoản trong bảng và ngoài bảng cân đối kế toán được bố trí theohệ thống số thập phân nhiều cấp từ tài khoản cấp I đến tài khoản cấp V, ký hiệutừ 2 đến 6 chữ số.
- Tài khoản cấp I, II, III là những tài khoản tổng hợp do Thống đốcNHNN quản lí, làm cơ sở để hạch toán và lập báo cáo gửi NHNN.
- Tài khoản cấp V trên cơ sở tài khoản cấp II, III của NHNN phù hợp vớiyêu cầu hạch toán kế toán của NHNo&PTNT Việt Nam quyết định.
Trang 13- Tài khoản cấp V ký hiệu bằng 6 chữ số, 3 số đầu (từ trái sang phải) làsố hiệu tài khoản cấp II, số thứ 4 là số thứ tự tài khoản cấp III trong tài khoảncấp II, ký hiệu từ 1 đến 9 (những tài khoản NHNN chỉ mở đến cấp II thì số thứtư là số 0), 2 số thứ 5 và thứ 6 bắt đầu từ 01 đến 99 (chữ số cuối cùng khác 0) làsố thứ tự của tài khoản cấp V (NHNo không mở tài khoản cấp IV).
Trong hệ thống tài khoản của NHNo&PTNT còn qui định về định khoảnký hiệu tài khoản chi tiết Tài khoản chi tiết (tiểu khoản) dùng để theo dõi phảnánh chi tiết các đối tượng hạch toán của tài khoản tổng hợp vIệc mở tài khoảnchi tiết được qui định tại phần nội dung hạch toán các tài khoản.
1.2.2 Tài khoản tiền gửi cá nhân – Vai trò của tài khoản tiền gửi cánhân trong hoạt dộng huy động vốn của NHTM.
1.2.2.1 Khái niệm tài khoản tiền gửi cá nhân
Theo Quyết định số 1284/2002/QĐ-NHNN ngày 21/11/2002 của Thốngđốc Ngân hàng Nhà nước qui định tài khoản tiền gửi là tài khoản thanh toán dongười sử dụng dịch vụ thanh toán mở tại các ngân hàng với mục đích gửi, giữtiền hoăc thực hiện các giao dịch thanh toán qua ngân hàng bằng các phươngtiện thanh toán Tuỳ theo từng đối tượng khách hàng tài khoản tiền gửi có thểmở theo nhiều hình thức như:
- Tài khoản tiền gửi của tổ chức tín dụng
- Tài khoản tiền gửi của các đồng chủ tài khoản - Tài khoản tiền gửi cá nhân
Trong đó tài khoản tiền gửi cá nhân là loại tài khoản mà chủ tài khoản làmột cá nhân độc lập đứng tên mở tài khoản Đây là loại tài khoản thông dụng,khách hàng mở tài khoản này chủ yếu nhằm mục tiêu chi trả, thanh toán bằngnhững phương thức thanh toán qua ngân hàng.
1.2.2.2 Vai trò của tài khoản tiền gửi cá nhân trong hoạt động huy độngvốn của NHTM.
a: Hoạt động huy động vốn của NHTM
Trang 14Nói tới “nấc thang” cho nền kinh tế phát triển là nói tới đầu tư vốn Hoạtđộng huy động vốn là tiền đề, là điểm tựa của sự phát triển.
Nước ta là một nước có nền kinh tế đang phát triển, cơ sở hạ tầng còn yếukém, nền kinh tế còn đi sau nhiều nước trong khu vực cũng như trên thế giới Đểphát triển kinh tế giúp cho đất nước thoát khỏi tình trạng lạc hậu, nghèo nàn thìnhất thiết chúng ta phải tiến hành công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước làmtiền đề cho sự phát triển Do vậy vấn đề đầu tư vốn là vấn đề quan trọng hàngđầu, bằng mọi cách phải huy động vốn và cung cấp vốn cho nền kinh tế
Hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp bắt đầu từ sản xuất, phải cótư liệu sản xuất và công cụ sản xuất là yếu tố hàng đầu của sản xuất kinh doanh.Cũng vậy, NHTM là tổ chức kinh tế chuyên kinh doanh tiền tệ nên trước tiênphải có nguồn vốn để mua sắm TSCĐ và công cụ phục vụ cho hoạt động đồngthời hoạt động tốt công tác huy động vốn là tạo hàng hoá cho ngân hàng hoạtđộng Vốn huy động là nguồn vốn không thể thiếu trong hoạt động kinh doanhcủa ngân hàng Trong cơ cấu tổng nguồn vốn của ngân hàng thì vốn huy độngchiếm tỷ trọng lớn, nguồn vốn này càng lớn thì tạo điều kiện cho ngân hàng thựchiện thanh toán và tăng cường khả năng cho vay đầu tư tín dụng là một lợi thếlớn của ngân hàng trong cơ chế cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay.
Ngân hàng có nguồn vốn lớn thu hút được nhiều khách hàng tạo niềm tincủa khách hàng với ngân hàng, khi nguồn vốn lớn thì khả năng thanh toán chitrả của ngân hàng cao, tạo điều kiện cho ngân hàng cung cấp nhiều dịch vụ chokhách hàng Cùng với sự phát triển mạnh mẽ và thuận lợi của ngân hàng qua sứcmạnh của nguồn vốn huy động được, ngân hàng đã tạo ra được điều kiện thuậnlợi để NHTM thực hiện chính sách tiền tệ như lãi suất đầu tư, xoá đói giảmnghèo, ổn định giá cả hàng hoá trên thị trường tạo hành lang kinh doanh an toàncho ngân hàng Huy động vốn được nhiều là tạo được nhiều thế mạnh trongcạnh tranh, khai thác và sử dụng có hiệu quả, tạo điều kiện tốt trong hoạt độngcủa ngân hàng.
b: Huy động vốn thông qua tài khoản tiền gửi cá nhân.
Trang 15Để thực hiện tốt những chính sách đề ra ngân hàng đã đưa ra nhiều hìnhthức huy động vốn trong đó huy động vốn qua tài khoản tiền gửi là hình thứchuy động chính của NHTM Hiện nay ở nước ta hệ thống ngân hàng chưa đượcmở rộng và cung cấp nhiều dịch vụ ngân hàng đến cụm dân cư và từng cá nhân,hiện nay ngân hàng áp dụng các tài khoản:
+ Tài khoản tiền gủi không kỳ hạn+ Tài khoản tiền gửi có kỳ hạn+ Tài khoản tiền gửi tiết kiệm
thông qua các tài khoản này ngân hàng huy động được nguồn vốn lớn cho hoạtđộng kinh doanh của mình.
Với tài khoản tiền gửi không kỳ hạn ngân hàng cung cấp dịch vụ thanhtoán, thu hộ, chi hộ cho khách hàng, dịch vụ rút tiền, chuyển tiền hộ Việc sửdụng séc thanh toán rất thuận tiện cho khách hàng với nhiều thể loại như séc rúttiền mặt, séc chuyển khoản, séc bảo chi, séc chuyển tiền…Chính từ sự tiện íchcho khách hàng khi mở tài khoản và sử dụng chủ yếu cho nhu cầu thanh toánkhông dùng tiền mặt, các dịch vụ thanh toán hiện đại…ngoài ra khách hàng cònđược đảm bảo lợi ích từ việc mở và sử dụng tài khoản là lãi suất qui định Điềunày giúp cho ngân hàng huy động được nguồn vốn đáng kể.
Việc huy động vốn thông qua tài khoản tiền gửi có kỳ hạn ngân hàng huyđộng được một nguồn vốn lớn từ nguồn vốn này ngân hàng có thể chủ động chovay và có thể chuyển cho vay đầu tư trung hạn Không những huy động nguồnvốn lớn mà ngân hàng còn chủ động sử dụng nó điều này đem lại một lợi ích rấtlớn cho ngân hàng thông qua hình thức huy động này.
Một trong những hình thức huy động vốn cũng rất hiệu quả nữa phải kểđến hình thức huy động qua tài khoản tiền gửi tiết kiệm Tài khoản tiền gủi tiếtkiệm được mở nhằm đáp ứng nhu cầu gửi tiền hưởng lãi của khách hàng vừađáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng bất kể lúc nào Với hình thức này ngânhàng huy động được một nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư góp phần tạo ra hiệuquả trong hoạt động huy động vốn của NHTM
Trang 16Bên cạnh các hình thức huy động vốn của ngân hàng thì đáng kể nhất vẫnphải nói đến hình thức huy động vốn qua tài khoản tiền gửi nói chung và trongkhu vực dân cư nói riêng vì dân cư vẫn là một đối tượng khách hàng đông đảocủa ngân hàng nếu các NHTM biết tận dụng và khai thác hiệu quả tiềm năng ấy.Điều này cũng có nghĩa là vai trò của tài khoản tiền gửi trong hoạt động huyđộng vốn của NHTM được khẳng định là hết sức quan trọng, nó là cơ sở, tiền đềcho một sự phát triển vững chắc của các NHTM Đó là mối quan hệ hai chiều cósự tác động qua lại, chung qui vẫn là biện pháp tích cực giúp cho hoạt động kinhdoanh của NHTM ngày càng phát triển đạt được mục tiêu lợi nhuận cuối cùng
c: Vai trò của tài khoản tiền gửi cá nhân
Tài khoản tiền gửi với vai trò quan trọng trong hoạt động huy động vốncủa ngân hàng cũng đã tạo ra lợi ích cho các bên, điều này đã góp phần kíchthích sự phát triển chung của đất nước Trước tiên phải kể đến lợi ích :
* Đối với cá nhân mở tài khoản:
Sau khi mở tài khoản tại ngân hàng khách hàng sẽ có cơ hội được hưởngrất nhiều dịch vụ chính xác, tiện lợi, an toàn và hiệu quả do hệ thống ngân hàngbán lẻ và hệ thống dịch vụ khác như thẻ thanh toán, máy rút tiền tự động,chuyển tiền điện tử, ngân hàng điện tử cung cấp.
Tất cả những công nghệ hàng đầu đó tạo bước đột phá về chất lượng,cũng như tính đa dạng của các dịch vụ ngân hàng, thay đổi cách thức kháchhàng tiếp xúc và sử dụng các dịch vụ của ngân hàng và mang lại cho họ lợi íchto lớn hơn nhiều so với thanh toán bằng tiền mặt.
- Lợi ích trực tiếp từ việc mở tài khoản
Công nghệ có tính tự động cao giúp khách hàng vừa kiếm được nhiềulời, lại vừa yên tâm về khả năng thanh toán trên tài khoản bằng cách đảm bảo tàikhoản tiền gửi luôn luôn duy trì số đủ cho nhu cầu thanh toán hàng ngày, sốvượt mức được tự động chuyển sang tài khoản đầu tư để hưởng lãi cao hơn.
- Lợi ích gián tiếp từ việc sử dụng các dịch vụ của ngân hàng
Cách thức tiếp cận với dịch vụ ngân hàng : Dù mở tài khoản cá nhân ở chi
nhánh nào, khi có nhu cầu khách hàng có thể tới bất kỳ chi nhánh nào trong hệ
Trang 17thống, tất cả các điểm giao dịch tự phục vụ của ngân hàng sẽ cung cấp các dịchvụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Lợi ích khi sử dụng dịch vụ : Khi tới ngân hàng khách hàng được cung cấp nhiều
dịch vụ như : thanh toán hộ theo định kỳ, gửi tiền, trả nợ, tính lãi tiền vay, lãitiền gửi, chuyển tiền từ tài khoản, nộp hoặc lĩnh tiền mặt, vấn tin về tàikhoản Tất cả các dịch vụ trên chỉ cần khách hàng ra yêu cầu của mình là đượcđáp ứng một cách nhanh chóng.
+ Dịch vụ thanh toán hộ khách hàng theo định kỳ: theo định kỳ mỗitháng (hoặc mỗi tuần) chủ tài khoản chỉ cần đưa ra yêu cầu một lần chuyểnnhững số tiền nhất định từ tài khoản của mình để trả cho những người đượchưởng như trả lãi tiền vay, tiền thuê bao internet, điên thoại, nộp thuế, nộp bảohiểm nhân thọ thì hệ thống chuyển tiền tự động sẽ thực hiện thanh toán đúng sốtiền với kỳ hạn định trước.
+ Các dịch vụ khác của ngân hàng: uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, thanhtoán séc Nhờ vào hệ thống ngân hàng bán lẻ có thể cung cấp nhiều dịch vụ cùngmột lúc tạo ra khả năng kết hợp và hỗ trợ giữa các dịch vụ, làm cho các dịch vụngày càng trở nên tiện ích hơn như dùng uỷ nhiệm chi để thanh toán qua chuyểntiền điện tử
+ Các dịch vụ mới của ngân hàng tới ngân hàng
Dịch vụ ATM: Với dịch vụ ATM của NHNo & PTNT khách hàng cóthể rút tiền mặt và tra cứu các thông tin về tài khoản, gửi tiền ở đâu rút tiền ở đó,dựa trên công nghệ cao dich vụ ATM của ngân hàng tích hợp đầy đủ các tínhnăng để các máy ATM có thể trở thành một điểm từ phục vụ hoàn hảo ThẻATM sử dụng công nghệ băng từ, trên đó các thông tin được mã hoá, mọi giaodịch của cá nhân đều dựa trên cơ sở mã số cá nhân (PIN: PersonalIndentification Number) do ngân hàng cấp và cá nhân có thể tự thay đổi mã sốnày theo ý mình.
Khi khách hàng sử dụng dịch vụ này khách hàng không cần phải trực tiếptới ngân hàng mà giao dịch tại bất cứ nơi nào có đặt máy ATM Khách hàng chỉ
Trang 18việc đưa thẻ vào máy, bấm mã số và thực hiện các thao tác theo ý muốn: chuyểntiền cá nhân, nộp tiền vào tài khoản, thanh toán hoá đơn, mua các dịch vụ nhỏ,nộp séc, mua chứng khoán, tra cứu các thông tin về tài khoản như : số dư, hạnmức tín dụng còn lại và các thông tin thương mại khác Mọi thao tác diễn ra hếtsức nhanh chóng (như rút tiền mặt chỉ mất 30 giây).
Ngoài ra thẻ ATM còn có tác dụng như một người bảo vệ tiền cho chủ thẻ, bởichỉ duy nhất chủ thể biết mã số cá nhân và họ có thể dễ dàng kiểm soát đượcviệc sử dụng tiền của mình ngay cả khi mất thẻ
+ Dịch vụ thẻ thanh toán:
Thẻ tín dụng là một phương tiện chi trả hiện đại có thể sử dụng để thanhtoán tiền hàng hoá, dịch vụ mà không bị phân biệt giá so với khi trả bằng tiềnmặt hoặc gửi tiền tại một nơi và rút tiền tại nhiều nơi thông qua hệ thống máyrút tiền tự động của ngân hàng Sử dụng thẻ tín dụng an toàn hơn nhiều so vớicác hình thức thanh toán khác như tiền mặt, séc do mỗi thẻ có một mật mãriêng Hơn nữa, thanh toán bằng thẻ tín dụng còn giúp cho người chủ thẻ có thểsử dụng được nguồn tín dụng do ngân hàng phát hành cung cấp.
Trong tương lai khi NHNo&PTNT có thể triển khai dịch vụ ngân hàngđiện tử (E-Banking) thì khi đó khách hàng chỉ cần ngồi tại nhà, văn phòng vẫncó thể ra lệnh cho ngân hàng thực hiện giúp mình các giao dịch, thông qua máytính cá nhân nối mạng và mã số bảo mật do ngân hàng cấp Việc sử dụng dịchvụ ngân hàng không còn phụ thuộc vào phạm vi không gian và thời gian, kháchhàng có thể tiến hành giao dịch tại mọi nơi, mọi lúc, 24/24h, 7 ngày mỗi tuần chỉcần khách hàng có tài khoản cá nhân tại ngân hàng.
* Đối với ngân hàng:
Việc mở rộng và phát triển tài khoản tiền gửi cá nhân giúp cho ngân hànghuy động được một nguồn vốn rẻ nhất mà nó có thể có được, góp phần làm giảmlãi suất bình quân huy động vốn, tạo thế cạnh tranh trong hoạt động tín dụng vàđầu tư kiếm lời
Trang 19Huy động vốn nhất là huy động vốn trong nước từ lâu đã được chính phủxác định là một nhiệm vụ hàng đầu trong thời kỳ CNH-HĐH Bởi nguồn vốnhuy động trong nước có một số ưu thế so với nguồn vốn huy động từ nướcngoài là: ổn định, bền vững, chi phí thấp, giảm thiểu được những tác động xấucủa thị trường tài chính tiền tệ và kinh tế thế giới đối với nền kinh tế trong nướcđồng thời tạo ra một công cụ mới trong hoạt động huy động vốn của ngân hàng.
Hoạt đông huy động vốn của các NHTM tại Việt Nam chủ yếu chỉ dựavào hai công cụ chủ yếu là tài khoản tiết kiệm và ngân phiếu Nhưng do có rấtnhiều ngân hàng với các hình thức khác nhau cộng với sự có mặt của các tổchức tài chính phi ngân hàng tham gia vào thị trường làm cho cạnh tranh trở nêngay gắt và sự cạnh tranh đó đã bộc lộ những mặt tiêu cực Trong tình hình đó tàikhoản cá nhân và những dịch vụ kèm theo nó với dịch vụ có từ trước tạo nên sựkết hợp tuyệt vời giúp ngân hàng thoát khỏi phạm vi cạnh tranh nhỏ hẹp, thu hútkhách hàng về phía mình.
Tài khoản tiền gửi cá nhân tạo tiền đề cho việc mở rộng hoạt động thanhtoán qua ngân hàng Từ hoạt động này ngân hàng sẽ thu được phí và thay đổi cơcấu doanh thu của mình : giảm tỷ trọng thu từ hoạt động tín dụng, tăng nguồnthu từ hoạt động cung cấp dịch vụ nhằm dần dần đưa ngân hàng đạt thu nhập từhoạt động dịch vụ ngân hàng chiếm không dưới 30% tổng thu nhập của ngânhàng, đạt tiêu chuẩn ngân hàng tiên tiến theo tiêu chí của ngân hàng thế giới.
Tài khoản tiền gửi cá nhân là cơ sở giúp ngân hàng thực hiện thành côngđa dạng hoá dịch vụ ngân hàng Hơn nữa khi đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng sẽsử dụng triệt để và có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật và đội ngũ cán bộ ngânhàng Do vậy, giảm chi phí quản lý, chi phí hoạt động, tăng tối đa giá trị tài sảncủa ngân hàng Các nghiệp vụ, dịch vụ ngân hàng đều điểm mạnh nhất định,giữa chúng có mối quan hệ tác động tương hỗ lẫn nhau Huy động vốn tạonguồn cho việc phát triển nghiệp vụ tín dụng, thúc đẩy ngân hàng sáng tạo racác công cụ thanh toán hộ cho khách hàng Tất cả chúng tạo thành một dịch vụtrọn gói đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng hết sức đa dạng, phong phú của kháchhàng Từ đó tăng cường sức mạnh của ngân hàng trên thị trường Giúp ngân
Trang 20hàng tăng trưởng nhanh, ổn định và thị phần ngày một mở rộng ngay cả trongthời kỳ nền kinh tế gặp khó khăn.
* Đối với xã hội:
Việc mở tài khoản tiền gửi cá nhân và thanh toán qua ngân hàng giảm bớttình trạng sử dụng tiền mặt một cách tràn lan, không hạn chế trong nền kinh tế.Tạo ra một loạt những nguy cơ, tiêu cực sau:
Tiền mặt được sử dụng rộng rãi tràn lan, không hạn chế sẽ tạo điều kiệncho kinh tế ngầm phát triển sôi động mạnh mẽ khi nắm cả đống tiền mặt trongtay, những phần tử đầu cơ tích trữ sẽ dễ dàng đầu cơ hàng hoá để lũng loạn nềnkinh tế, tạo sự khan hiếm một cách giả tạo, tạo sự độc quyền giá cả, thu lợinhuận bất chính Tất cả những hoạt động đó đều thoát khỏi sự quản lý của Nhànước vì họ sử dụng tiền mặt để giao dịch.
Hoạt động kinh tế ngầm tăng thì nhà nước sẽ thất thu thuế, việc đánh giá,đo lường sự phát triển kinh tế sẽ không chính xác do chỉ đánh giá được mộtphần của nền kinh tế và rất khó để đưa ra một chính sách khả thi cho một nềnkinh tế không kiểm soát được.
Việc sử dụng rộng rãi tiền mặt trong mua bán thanh toán là miếng đấtmầu mỡ cho nạn rửa tiền của bọn mafia phát triển Chúng ta đã biết cơ chế thịtrường đã tạo ra những mặt tích cực cho nền kinh tế nhưng nó lại đẻ ra nhữngung nhọt làm tha hoá con người, gây lộn xộn, mất ổn định xã hội mà điển hìnhtrong lĩnh vực tài chính tiền tệ là buôn lậu ma tuý, cướp ngân hàng, làm tiềngiả Đó là những biện pháp làm giầu nhanh chóng nhất của những kẻ bấtlương Những khoản tiền kiếm được này rất lớn Hàng năm người ta ước tính,chỉ riêng những khoản tiền thu được từ việc buôn lậu ma tuý đã khoảng 500 tỷđôla mỹ Tất cả những khoản tiền kiếm được từ buôn lậu ma tuý, cướp ngânhàng được gọi là tiền bẩn, cần tẩy rửa, tức thông qua một loạt các giao dịch đểxoá đi nguồn gốc thực sự của những khoản tiền đó, cuối cùng hợp thức hoá nótrở thành thu nhập hợp pháp.
Trang 21Sử dụng tiền mặt một cách rộng rãi tạo điều kiện thuận lợi cho bọn làmtiền giả tung hoành Nếu tiền mặt được ngân hàng phát ra thì nền kinh tế có mộtlượng tiền mặt khổng lồ thì sẽ rất khó khăn cho nhà nước thực hiện quản lý tiềnmặt, người dân và các tổ chức kinh tế rất khó phân biệt đâu là tiền, đâu là tiềngiả Lòng tin của họ vào đồng tiền sẽ giảm, dẫn tới hành động tích trữ hàng hóa,vàng bạc, ngoại tệ, tẩy chay đồng tiền.
Sử dụng tiền mặt một cách tràn lan gây nên sự lãng phí lớn cho xã hội từviệc in ấn, vận chuyển, bảo quản, bốc xếp, kiểm đếm, chọn lọc những động tiềnrách để tiêu huỷ, bảo quản, kiểm đếm Những công việc này không sinh lợinhưng chi phí về vật thể, nhân lực, thời gian rất lớn Thêm vào đó việc sử dụngtiền mặt một cách phổ biến sẽ tạo ra trạng thái chết của tiền tệ, tiền mặt “langthang” không tập trung được vào hệ thống ngân hàng để sử dụng triệt để phụcvụ phát triển kinh tế.
Vì vậy việc phát triển tài khoản tiền gửi cá nhân và thanh toán qua ngânhàng nhằm hạn chế những mặt tiêu cực do sử dụng tiền mặt trong thanh toánmột cách thấp nhất là một chiến lược phát triển kinh tế đất nước trong lĩnh vựctiền tệ Chiến lược này cần sự quản lý vĩ mô của chính phủ, trong đó NHTWchiếm vai trò chủ đạo Các NHTM dưới sự chỉ đạo của NHTW phải phát triểnnhanh chóng hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt và hiện đại hoá nghiệp vụngân hàng để hệ thống ngân hàng Việt Nam thực sự thể hiện được vai trò tolớn : Trung tâm thanh toán, tín dụng trong nền kinh tế quốc dân.
1.2.3 Qui trình mở và sử dụng trên cơ sở tài khoản tiền gửi cá nhân.
1.2.3.1 Qui trình mở TK TGCN:
Việc ngân hàng đồng ý mở tài khoản cho khách hàng là sự khởi đầu chomối quan hệ tín nhiệm lẫn nhau giữa khách hàng và ngân hàng Tuy nhiên thủtục mở tài khoản phải chấp hành những điểm pháp lý theo luật định và nhữngchi tiết về nghiệp vụ do ngân hàng quy định
Trang 22a.Đối tượng được phép mở tài khoản:
TCTD là Ngân hàng mở tài khoản cho cá nhân là công dân Việt nam cónăng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự, cá nhân nước ngoài cónăng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo qui định của pháp luậtnước đó mà người đó là công dân.
Đối với người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự ngườihạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật, mọi thủ tục mở vàsử dụng tài khoản tiền gửi phải thực hiện thông qua người giám hộ, người đạidiện theo pháp luật
b Thủ tục mở tài khoản:
Theo nguyên tắc thì trước khi thuận mở tài khoản cho khách hàng ngânhàng phải tiến hành xác minh lý lịch và nơi cư trú của khách hàng qua các giấytờ do cơ quan công quyền cấp Tuy nhiên tại Việt Nam, do công tác quản lý hộkhẩu khá chặt chẽ nên thủ tục mở tài khoản tương đối đơn giản.
Khi có nhu cầu mở tài khoản, khách hàng chỉ việc tới ngân hàng xuấttrình chứng minh thư nhân dân và có thông tin cần thiết về địa chỉ liên lạc, đồngthời khách hàng phải điền đầy đủ thông tin vào 3 giấy đăng ký mở tài khoản cánhân mẫu in sẵn của ngân hàng và viết giấy nộp tiền vào tài khoản nộp số tiềnký quỹ ban đầu vào tài khoản của mình (số tiền tối thiểu mà ngân hàng yêu cầukhách hàng luôn phải có trong tài khoản)
c Tiếp nhận và xử lý hồ sơ mở tài khoản:
Khi nhận được hồ sơ mở tài khoản ngân hàng có trách nhiệm kiểm tra thôngtin chi tiết trên giấy đăng ký mở tài khoản cá nhân, thông báo cho khách hàng biếtsố tài khoản và nộp tiền vào tài khoản, xin chữ ký của lãnh đạo và trả cho kháchhàng 01 bản sao (có đầy đủ dấu và chữ ký) Trong trường hợp ngân hàng từ chốimở tài khoản cho khách hàng ngân hàng phải nêu rõ lý do.
1.2.3.2 Quản lý và sử dụng tài khoản:
Trang 23Yếu tố cơ bản trong việc quản lý tài khoản cá nhân là chữ ký của kháchhàng mà ngân hàng lưu trữ để đối chiếu và kiểm tra Tất cả các lệnh và chứng từkhách hàng gửi tới ngân hàng đều phải có chữ ký giống chữ ký mẫu ( chữ ký khiđăng ký mở tài khoản hoặc khi thay đổi thông tin) mới được coi là hợp lệ và cóhiệu lực chấp hành đối với ngân hàng Trên các tài khoản phản ánh:
Bên có : phản ánh những khoản thu nhập của cá nhân (như tiền lương, cổtức, tiền mặt chính khách hàng gửi vào, séc nhờ ngân hàng thu hộ ,tiền bánchứng khoán, lãi số dư có do ngân hàng trả )
Bên nợ: phản ánh những khoản chi tiêu của cá nhân (như rút tiền mặt, chitrả séc, chuyển khoản, chuyển tiền đi nơi khác, nộp bảo hiểm nhân thọ, phí trảcho ngân hàng ).
Dư có: phản ánh số nợ của ngân hàng đối với cá nhân Dư nợ: phản ánh số nợ của cá nhân đối với ngân hàng
Theo thông lệ, thì tài khoản cá nhân luôn phải duy trì một số dư, trừ khi việc rúttiền có sự thoả thuận trước về giới hạn số tiền rút ra từ tài khoản thấu chi Lãisuất được tính trên số tiền thấu chi hàng ngày, phí được tính hàng tháng hoặchàng quý Các phí ngân hàng có thể được tính khi tài khoản hoạt động, dựa trênsố lượng giao dịch thông qua tài khoản, khoản phí sẽ được ghi vào bên nợ tàikhoản của cá nhân, lãi suất số dư có trên tài khoản của khách hàng sẽ được ghivào bên có tài khoản của cá nhân.
Bên cạnh việc quản lý tài khoản thì việc sử dụng tài khoản sao cho cóhiệu quả cần thiết phải được thực hiện theo các hướng dẫn của NHNN, các quyđịnh của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, yêu cầu của chủ tài khoản Khi mởtài khoản chủ tài khoản có quyền sử dụng số tiền trên tài khoản và yêu cầu ngânhàng thực hiện các lệnh thanh toán hợp pháp, hợp lệ trong phạm vi số dư Có vàhạn mức thấu chi (nếu được phép) và sẽ được ngân hàng nơi mở tài khoản tạomọi điều kiện sử dụng tài khoản của mình theo cách có hiệu quả nhất bằng cáchhọ sẽ quan tâm, theo dõi và tư vấn kịp thời cho chủ tài khoản các thông tin về tài
Trang 24khoản Việc mở và sử dụng tài khoản sẽ giúp cho khách hàng được lựa chọn vàsử dụng các dịch vụ thanh toán do ngân hàng cung cấp phù hợp với yêu cầu, khảnăng và quy định của pháp luật, được yêu cầu ngân hàng nơi mở tài khoản đóng,phong toả hoặc thay đổi cách thức sử dụng khi cần thiết Trong trường hợp nhấtđịnh chủ tài khoản có thể uỷ quyền cho người khác sử dụng tài khoản theo quyđịnh Không chỉ có vậy, với tài khoản được mở, chủ tài khoản được hưởng lãisuất cho số tiền trên tài khoản theo mức lãi suất do ngân hàn quy định tuỳ theođặc điểm của tài khoản số dư tài khoản phù hợp với cơ chế quản lý lãi suất củaNHNN ban hành trong từng thời kỳ Điều đó mang lại cho khách hàng lọi ích rấtlớn từ việc mở tài khoản.
Tuy nhiên với những quyền nhất định mà chủ tài khoản được hưởng thìsong song với nó là trách nhiệm tương ứng của họ khi thực hiện các quyền đó.Ví dụ như khi chủ tài khoản thực hiện yêu cầu thanh toán cho các khoản giaodịch của mình thì trên tài khoản của họ nhất thiết phải có đủ số dư để thực hịêncác lệnh thanh toán đã lập; phải chịu trách nhiệm về những sai sót hay các hànhvi lợi dụng, lừa đảo…khi sử dụng dịch vụ thanh tóan Với bất cứ trường hợp nàocó ảnh hưởng đến lợi ích của mình (như phát hiên sai sót, nhầm lẫn trên tàikhoản, hay gặp rủi ro do mất thẻ…) chủ tài khoản thông báo cho ngân hàng nơimở và sẽ được tư vấn, xử lý kịp thời…Có thể nói những tiện ích từ việc mở vàsử dụng tài khoản tiền gửi là rất nhiều nếu chúng ta biết khai thác hết những tiệních đó, qua đó khách hàng không chỉ được sử dụng các dịch vụ hiện đại, nhanhchóng chính xác, an toàn mà còn có lợi rất lớn từ lãi suất của các khoản tiền gửiđó Từ đó đem lại lợi ích cho cả hai bên : khách hàng và ngân hàng (ngân hàngcó thể huy động được nguồn vốn lớn thông qua các tài khoản tiền gửi), đó làmối quan hệ hai chiều và có tác động đến nhau
Trang 25Tài khoản được đóng là do muốn chung của hai bên hay của một bên vìkhi mở tài khoản ngân hàng và khách hàng không cam kết rõ về thời hạn trongmối quan hệ của họ Thường thường về phía khách hàng họ chỉ rút hết số dưtrong tài khoản mà không biểu hiện ý muốn đóng tài khoản Về phương diệnpháp lý, hành vi này không có nghĩa là khách hàng đã đóng tài khoản, tài khoảnchỉ nhất thời ngưng hoạt động và sẽ tiếp tục hoạt động khi khách hàng tiếp tụcnộp tiền vào.
Còn về phía ngân hàng muốn chấm dứt mối quan hệ với khách hàng donhiều lần khách hàng phát hành séc quá số dư, không sòng phẳng trong tíndụng thì ngân hàng phải thực hiện một số thủ tục cần thiết như: thông báotrước cho khách hàng thời gian nhất định về quyết định của mình, về số dư nợphải thanh toán hoặc số dư có phải hoàn lại cho khách hàng.
b.Tài khoản đương nhiên bị đóng do chủ tài khoản chết , tài khoản chởnên vô năng lực pháp lý : bị loạn trí, hoá điên trong trường hợp này tài khoảnđương nhiên bị đóng, nhưng phải tiếp tục chi trả những tờ séc do chủ tài khoảnphát hành trước lúc qua đời Số dư có được phong toả chờ người thừa kế hợppháp.
c.Tài khoản bị đóng do khách hàng bị phát hiện làm ăn phi pháp, phạmtội Khi đóng tài khoản ngân hàng phải lập bảng cân đối thu, chi và cho số dư,nếu đôi bên không đồng ý về số dư đó thì toà án sẽ phân định Ngân hàng khôngđược tự ý thanh toán số dư mà không được sự cho phép của toà án Khi số dư đãấn định theo tương thuận hay theo sự phát quyết của toà án thì ngân hàng phảithanh toán số dư này ngay theo yêu cầu của những người hưởng lợi hợp pháp.
1.3 Các nhân tố tác động đến việc phát triển loại hình tài khoản tiền gửi cá nhân.
1.3.1 Nhân tố môi trường
1.3.1.1 Môi trường pháp luật.
Trang 26Yếu tố về môi trường pháp luật có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng,nó tác động trực tiếp và chi phối các hoạt động kinh doanh của ngân hàng ví dụnhư Luật các tổ chức tín dụng, Luật ngân hàng Nhà nước…Môi trường phápluật ổn định sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển thuận lợi trong đó có hoạtđộng kinh doanh của ngân hàng cũng được ổn định
1.3.1.2 Mức độ phát triển của nền kinh tế và thu nhập của người dân.
Như một quy luật, mức độ phát triển kinh tế cao luôn kèm theo sự chuyểndịch mạnh mẽ cơ cấu công - nông nghiệp - dịch vụ, cơ cấu lao động trong xãhội, tăng mức độ đô thị hoá, thu nhập, chất lượng cuộc sống của dân cư khôngngừng được cải thiện Nhu cầu giao dịch trao đổi trong xã hội không ngừng tănlên Từ đó phát sinh nhu cầu cần có những phương thức thanh toán nhanh gọn,tiện lợi, an toàn Các ngân hàng đã nhanh chóng nhận biết và nắm bắt được nhucầu đó, thực hiện cung cấp những dịch vụ thích hợp, hoàn hảo nhằm kiếm đượclợi nhuận cao.
Mức thu nhập của người dân là một trong những yếu tố trực tiếp quyếtđịnh đến lượng tiền gửi vào ngân hàng Nhìn chung, thu nhập của người dâncàng cao, nhu cầu đầu tư và giao dịch của họ tăng lên tương đối so với nhu cầutiêu dùng và lúc này nhu cầu mở tài khoản cũng như gửi tiền vào ngân hàng sẽngày một tăng lên Thực tế cho thấy, đất nước nào kinh tế càng phát triển, thunhập dân cư càng cao và ổn định thì tỷ trọng dân cư mở tài khoản và thanhtoán qua ngân hàng càng lớn và ngược lại.
1.3.1.3 Tâm lý, thói quen tiêu dùng của người dân.
Tập quán tiêu dùng cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển tàikhoản tiền gửi của ngân hàng Nếu ở những vùng mà người dân quen sử dụngtiền nhàn rỗi dưới hình thức cất trữ thì việc ngân hàng muốn mở rộng việc mởtài khoản trong khu vực dân cư và khuyến khích họ thanh toán qua ngân hàng sẽgặp nhiều khó khăn ở những nước phát triển nhu cầu giao dịch thanh toán quangân hàng rất phát triển Hầu hết những người có thu nhập đều mở tài khoảnthanh toán qua ngân hàng Tuy nhiên ở những nước kém phát triển thì việc mở
Trang 27tài khoản là rất hạn chế, họ chưa có thói quen sử dụng các dịch vụ của ngânhàng Điều này sẽ hạn chế khả năng tạo tiền của hệ thống ngân hàng thươngmại, không phát huy được tính hiệu quả của tài khoản giao dịch Có thể nói đâykhông phải là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới hiệu quả huy động vốn củangân hàng nhưng lại có giá trị ở chỗ là nó khiến cho gần hết tiền nhàn rỗi trongdân cư được luân chuyển vào ngân hàng
1.3.1.4 Chủ trương, chính sách của chính phủ trong quản lý các hoạtđộng thanh toán.
Phương thức thanh toán mà dân cư sử dụng phụ thuộc rất lớn vào thóiquen, tâm lý của họ và sự hoàn thiện và phát triển của hệ thống ngân hàng Nếunhư chính phủ để mặc cho hệ thống thanh toán phát triển tự do, không kiểmsoát, quản lý, thì sẽ phải mất rất nhiều thời gian để lịch sử tạo ra đầy đủ các điềukiện hợp thành một hệ thống thanh toán hiện đại Do cần một thời gian dài đểtâm lý, thói quen của dân cư dần dần tự thay đổi, các ngân hàng cạnh tranhquyết liệt với nhau tự động bắt tay xây dựng một hệ thống thanh toán bù trừ ,liên ngân hàng tốc độ cao
Chính vì vậy, vai trò quản lý của chính phủ mà cơ quan trực tiếp làNHNN Việt Nam có vai trò vô cùng quan trọng trong tiến trình phát triển của hệthống thanh toán, bằng việc tạo ra cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh toán, đầutư thúc đẩy phát triển, hiện đại hoá hệ thống thanh toán liên ngân hàng, hỗ trợngân hàng đưa ra những dịch vụ thanh toán hoàn hảo phục vụ khách hàng.chuyển dịch cơ cấu tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt trong xã hội.
1.3.2 Nhân tố thuộc Ngân hàng.
1.3.2.1 Dịch vụ và công nghệ của ngân hàng.
Đây là nhân tố quyết định nhất tới số lượng tài khoản và quy mô thanhtoán qua ngân hàng của dân cư Ngân hàng với chức năng trung gian thanh toáncủa mình phải luôn đi trước một bước trong hoạt động cung cấp các phươngthức thanh toán cho giao dịch hàng ngày của dân cư, giảm thiểu chi phí xã hộitrong thanh toán, góp phần vào sự ổn định của hệ thống tài chính và nền kinh tế.
Trang 28Nhu cầu thanh toán nhanh chóng thuận tiện, với chi phí thấp luôn thườngtrực trong dân cư, ngân hàng nhạy bén trong việc tạo ra các dịch vụ hỗ trợ thanhtoán trên cơ sở áp dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến (công nghệ máy tính, mạnginternet ) sẽ thúc đẩy dân cư mở tài khoản và thanh toán qua ngân hàng Ngượclại các dịch vụ của ngân hàng kém hiệu quả sẽ làm tăng chi phí thanh toán, giaodịch của dân cư, khuyến khích người dân dùng tiền mặt trong thanh toán.
1.3.2.2 Uy tín, hình ảnh của ngân hàng.
Mặc dù không phải là yếu tố quyết định song uy tín và hình ảnh của ngânhàng có tác động không nhỏ tới việc thúc đẩy dân cư mở tài khoản và thanh toánqua ngân hàng Nó bao gồm nhiều yếu tố như cơ sở vật chất, con người… Xuấtphát từ yếu tố tâm lý và thói quen tiêu dùng của người dân luôn mong muốn sựan toàn trong các hoạt động thanh toán Một ngân hàng có uy tín, có hình ảnhđẹp (như đảm bảo chất lượng thanh toán, có phong cách giao dịch, chất lượngphục vụ tốt…) sẽ là cơ sở để tạo niềm tin cho khách hàng khi mở tài khoản vàsử dụng dịch vụ của ngân hàng.
1.3.2.3.Năng lực và trình độ của cán bộ ngân hàng:
Năng lực và trình độ của cán bộ ngân hàng có tác động trực tiếp đến cácdịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng Nó đựoc xét trên cả hai phươngdiện: về phương diện quản lý và trình độ nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng Nếumột ngân hàng quản lý tốt về mặt nhân sự, về tài sản Có, tài sản Nợ tức là trongquá trình hoạt động ngân hàng đã dự đoán được rủi ro xảy ra và dự đoán môitrường đầu tư hiệu quả, nắm bắt mọi thông tin, biến động của thị trường…từ đócó thể tư vấn cho khách hàng tốt nhất đảm bảo lợi ích cho họ, thu hút được đôngđảo khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng Đồng thời nếu trình độ nghiệp vụcủa các cán bộ ngân hàng càng cao thì mọi thao tác nghiệp vụ đều thực hiệnnhanh chóng, chính xác và có hiệu quả từ đó giúp ngân hàng kinh doanh có hiệuquả, niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng tăng cao
Trên đây là toàn bộ phần lý luận chung về huy động vốn thông qua các tàikhoản tiền gửi Về lý luận đã cho thấy một vấn đề là trong kinh doanh làm thế
Trang 29nào để thu hút các khoản tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, các cá nhân trong xãhội luôn là mối quan tâm hàng đầu của các NHTM Và mối quan tâm này cònđược thể hiện rõ hơn qua việc phân tích thực trạng mở và sử dụng tài khoản tạichi nhánh NHNo & PTNT Láng Thượng
Trang 30Chương II
THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN THÔNG QUAMỞ VÀ SỬ DỤNG TÀI KHOẢN TIỀN GỬI CÁ NHÂN TẠI CHI
NHÁNH NHNO&PTNT LÁNG THƯỢNG.2.1 Khái quát về chi nhánh NHNo&PTNT Láng Thượng.
2.1.1 Khái quát về đặc điểm kinh tế – xã hội của địa bàn và những khókhăn, thuận lợi của chi nhánh NHNo&PTNT Láng Thượng.
Trong tình hình phát triển chung của kinh tế cả nước, một vài năm gầnđây kinh tế Thủ Đô phát triển khá ổn định và tiếp tục tăng trưởng so với nhiềuvùng trong cả nước Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng phát triểncác sản phẩm công nghệ cao.có chất lượng và khả năng cạnh tranh trên thịtrường trong và ngoài nước Hà Nội có nhiều tiềm năng và thực tế huy động vốncho đầu tư phát triển so với các địa phương khác trong cả nước, bình quân GDPđầu người của thành phố năm 2004 cao gần gấp hai lần so với mức bình quânchung cả nước tạo điều kiện khá thuận lợi cho các NHTM trên địa bàn trongcông tác huy động vồn.
Chi nhánh Láng Thượng cũng thuộc địa bàn của thành phố do đó hoạtđộng của chi nhánh cũng có nhiều thuận lợi trong địa bàn đông dân cư và môitrường kinh tế khá ổn định.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi đó còn có cả những khó khăn có ảnhhưởng không nhỏ tới hoạt động của các NHTM nói chung và Chi nhánh LángThượng nói riêng Hoạt động trong địa bàn có rất nhiều các đối thủ cạnh tranh,nhiều ngân hàng với các dịch vụ giống nhau Đồng thời nhiều chi nhánh trongnước cũng như nước ngoài có công nghệ tiên tiến, hiện đại có bề dày về hoạtđộng kinh doanh nên đã tạo ra một sự cạnh tranh gay gắt Lãi suất của các ngânhàng luôn biến động liên tục gây ra sự cạnh tranh về lãi suất giữa các ngân hàngngày một gay gắt khiến sự chênh lệch về lãi suất đầu vào và đầu ra ngày càngthu hẹp Không chỉ có thế mà hiện nay các chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạtđộng tại Việt Nam ngày một nhiều với cách thức kinh doanh hiện đại và chuyên
Trang 31nghiệp đã và đang là sự trở ngại lớn cho hoạt động của các NHTM trong nướcnói chung Tuy nhiên NHTM nói chung và Chi nhánh Láng Thượng nói riêngvới sự tự chủ trong kinh doanh và phong cách riêng của mình vẫn đang tạo đượclòng tin của đông đảo khách hàng song những khó khăn này vẫn sẽ còn tiếp tụcảnh hưởng đến hoạt động của CN đòi hỏi CN luôn có những định hướng mớitrong hoạt động của mình để công việc kinh doanh ngày càng mang lại hiệu quảcao hơn.
2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT LángThượng
2.1.2.1 Sự hình thành và phát triển của chi nhánh NHN&PTNT LángThượng.
Trong điều kiện hiên nay của đất nước, trong xu thế hội nhập kinh tế vàtoàn cầu hoá Đứng trước tình hình nhiệm vụ xây dựng một ngân hàng hiện đại,kinh doanh đa năng và yêu cầu của nền kinh tế thị trường trong giai đoạn mới,taị các khu đô thị, các khu công nghiệp và trung tâm kinh tế, trên mọi miền củađất nước nhiều chi nhánh của NHNo&PTNT đã ra đời Ngày 26 tháng 06 năm2003 Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Thượng được thành lập và chính thức đivào hoạt động.
Là ngân hàng cấp hai trực thuộc NHNo & PTNT Thăng Long, hoạt độngtheo luật các TCTD và điều lệ của NHNo & PTNT nói chung nhưng Chi nhánhLáng Thượng vẫn có đủ quyền tự chủ trong kinh doanh, có con dấu riêng vàđược mở tài khoản cũng như các TCTD khác trong cả nước.
Được thành lập và đi vào hoạt động trong giai đoạn đất nước vẫn trên conđường phát triển với sự nghiệp CNH-HĐH còn nhiều khó khăn và thách thứcnhưng Chi nhánh Láng Thượng vẫn luôn không ngừng đổi mới phát triển, nắmbắt thời cơ, vận dụng đúng qui luật thị trường nên có nhiều thành tích đángkhích lệ trên nhiều lĩnh vực Chi nhánh không những đã huy động được mộtkhối lượng nguồn vốn lớn, bảo đảm chủ động đầu tư tín dụng trên địa bàn với100 % là dư nợ lành mạnh cho đến nay, mà còn cung cấp nguồn vốn lớn về
Trang 32NHNo & PTNT Việt Nam để cân đối với các Chi nhánh khác không thuận lợitrong công tác huy động vốn.
2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHNo & PTNT Láng Thượng.
Chi nhánh Láng Thượng với phương châm hoạt động của chi nhánh là: cơcấu gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả và an toàn, sau các lần chia tách, bổ sung, đếnnay cơ cấu tổ chức đã được biên chế một cách phù hợp như sau:
Phòng giám đốc gồm 2 người: một giám đốc và một phó giám đốc ( phógiám đốc phụ trách kế toán – ngân quỹ)
Ngoài phòng giám đốc, chi nhánh gồm có các phòng ban:
- Phòng tín dụng với chức năng: Nghiên cứu, xây dựng chiến lược – kếhoạch tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối vớitừng loại khách hàng, nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sảnxuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng với sản xuất, lưu thông và tiêudùng Đồng thời phân tích kinh tế theo ngành, danh mục khách hàng, lựa chọnbiện pháp cho vay an toàn và đạt kết quả cao, thẩm định các dự án, hoàn thiệncác hồ sơ trình cấp trên.
- Phòng kế toán – ngân quỹ với chức năng quản lý thực hiện công tác tàichính, kế toán trong ngân hàng, trực tiếp hạch toán kế hoạch, hạch toán thốngkê, xây dựng kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính, tổng hợplưu trữ hồ sơ, tài liệu, thực hiện các dịch vụ ngân hàng: Mở và quản lý tài khoảncủa khách hàng, chuyển tiền…
- Phòng kiểm tra – kiểm toán nội bộ: Thực hiện công tác kiểm tra, kiểmsoát định kỳ và thường xuyên đối với công việc của các phòng nghiệp vụ, giámsát việc chấp hành các qui định của NHNN và đảm bảo an toàn trong hoạt độngtiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng
- Phòng hành chính nhân sự: Xây dựng chương trình công tác hàngtháng, quí của chi nhánh và có trách nhiệm đôn đốc thường xuyên việc thực hiệncác chương trình đã được duyệt, tư vấn pháp chế.
Trang 33Ngoài ra chi nhánh còn mở thêm các phòng giao dịch ( mới gần đây chinhánh đã khai trương phòng giao dịch tại Nguyễn Phong Sắc) để cung cấp dịchvụ của ngân hàng cho khách hàng ở mọi nơi mọi lúc.
Trang 34Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHN0&PTNT Láng Thượng
2.1.2.3 Kết quả hoạt động trong năm qua của chi nhánh.
Trong hoạt động kinh doanh hiện nay các NHTM nói chung và chi nhánhLáng Thượng nói riêng luôn phải cạnh tranh và đứng trước nhiều khó khăn nhưmôi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, trước tình hình công nghệ kỹ, áp dụngcác dịch vụ hiện đại đòi hỏi các chi nhánh luôn phải nắm bắt và tự đổi mới chophù hợp Tuy nhiên chi nhánh luôn nhận thức được những thuận lợi, khó khăntác động đến hoạt động của mình, chi nhánh Láng Thượng đã bám sát địnhhướng của Ban Giám đốc, ban lãnh đạo xác định được mục tiêu kinh doanh vớisự phấn đấu không ngừng năm 2005 vừa qua chi nhánh đã đạt được những kếtquả đáng khích lệ
a: Về hoạt động nguồn vốn:
Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2005 tổng nguồn vốn của chi nhánh đã đạt:+ Về nội tệ: 238 tỷ so với 31 tháng 12 năm 2004 bằng 276%, so với kếhoạch bằng 95.2% Trong đó tiền gửi không kỳ hạn là 219 tỷ chiếm 92% trongtổng nguồn vốn
Ban giám đốc
Ngân QuỹGiám đốc
Phó giám đốc
Trang 35+ Ngoại tệ: 31 tháng 12 năm 2005 là 1.447 ngàn USD bằng 144.7% sovới kế hoạch năm.
Bảng 2.1 : Quy mô nguồn vốn
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu20042005
Mức tăng(2005-2004)
So KH(%)Số tuyệt
Sốtươngđối (%)
1 Nguồn vốn nội tệ86.67 238151.332741861282 Nguồn vốn ngoại
tệ (qui đổi VNĐ)
( Theo nguồn từ báo cáo kết quả kinh doanh năm 2004; 2005)
Qua bảng trên ta thấy nguồn vốn nội tệ của chi nhánh năm 2005 vẫn tăngvà tăng mạnh (tăng 167.23 tỷ đồng, tăng 130.5% so với kế hoạch đề ra) so vớinăm 2004 Và trong tổng nguồn vốn thì nguồn nội tệ vẫn chiếm tỷ trọng lớn(năm 2004 là 92% và năm 2005 là 91%) điều này cho thấy CN không những đãđạt kế hoạch về nguồn vốn mà còn vượt mức kế hoạch đề ra, hoạt động kinhdoanh của CN đã có bước phát triển vựơt bậc
b: Về hoạt động sử dụng vốn:
Thực hiện song song với việc huy động vốn tại chi nhánh là việc sử dụngvốn Đây là khâu quyết định hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, việcsử dụng vốn có hiệu quả thì mới thúc đẩy được huy động vốn có hiệu quả Nắmbắt được điều này nên trong năm qua chi nhánh Láng Thượng đã cố gắng, nỗ lựcvà có những bước phát triển lớn, hiệu quả sử dụng vốn tăng cao hơn so với nămtrước.
Tổng dư nợ của chi nhánh tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2005 đạt 185.7tỷ, so với năm 2004 bằng 244% và đạt 93% kế hoạch đề ra năm 2004 Trong đódư nợ trung hạn đạt 31 tỷ chiếm 17% tổng dư nợ
Trang 36+ Tổng doanh số cho vay năm 2005 là 208 tỷ+ Tổng doanh số thu nợ năm 2005 là 98 tỷ
Bảng 2.2 : Quy mô dư nợ
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu20042005
Mức tăngtuyệt đối
Mức tăngtương đối(04-03)
So KH(%)
+ Hộ GĐ, cá thể 60.4 140 79.6
(Theo nguồn từ báo cáo kết quả kinh doanh năm 2004, 2005)
Nhìn vào bảng qui mô dư nợ ta thấy dư nợ nói chung của năm 2005 tănglên nhiều so với năm 2004, đặc biệt là dư nợ ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng caohơn là dư nợ trung hạn Tuy nhiên hơn thế nữa tốc độ tăng là rất đáng kể (tănghơn 3 lần về dư nợ nội tệ của năm 2005 so với 2004) Dư nợ ngắn hạn vẫn tiếptục được đẩy mạnh cho thấy việc cho vay tiêu dùng tại chi nhánh là rất có hiệuquả Hoạt động tín dụng luôn chú trọng công tác thẩm định, đảm bảo cho vay antoàn và hiệu qủa, thu hút và tạo được niềm tin của KH, đặc biệt là trong dân cư.Và tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2005 chi nhánh chưa có nợ quá hạn, đâychính là thành tích rất lớn của CBCNV của chi nhánh góp phần nâng cao côngtác tín dụng.