1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Sáng kiến kinh nghiệm Âm nhạc THCS chuẩn (lồng ghép trò chơi trong dạy học Âm nhạc THCS)).

13 164 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 115,5 KB

Nội dung

Đây sáng kiến kinh nghiệm môn Âm nhạc cáp THCS ( lớp 6, 7, 8, 9)mới. Sáng kiến có bối cảnh chọn đề tài. Từng nội dung được biên soạn chi tiết cụ thể hữu ích theo công văn mới của Bộ giáo dục về viết sáng kiến kinh nghiệm........

Trang 1

Đề tài: MỘT SỐ TRÒ CHƠI LỒNG GHÉP TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC ÂM

NHẠC Ở TRƯỜNG THCS

-Phần I: ĐĂT VẤN ĐỀ.

Âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu được trong đời sống của mỗi con người Âm nhạc được coi là một loại hình nghệ thuật, phản ánh hiện thực khách quan bằng những hình tượng có sự biểu cảm của âm thanh cùng các phương tiện diễn tả

âm nhạc như giai điệu, cường độ, âm sắc, hòa âm, cách cấu tạo, hình thức… bản chất

âm nhạc làm cho nó có thể truyền đạt sự vận động của tình cảm và ý tưởng trong tất

cả những sắc thái tinh tế nhất

Sự kỳ diệu của âm nhạc là luôn đáp ứng yêu cầu của tất cả các thế hệ con người bằng những âm điệu khác nhau, phù hợp với từng đối tượng, từng lứa tuổi mà tôi đang quan tâm và hướng tới là lứa tuổi học trò đang cắp sách đến trường bậc trung học cơ sở

Ở lứa tuổi này hoạt động âm nhạc có ý nghĩa hết sức thiết thực thông qua hoạt động âm nhạc nhằm góp phần giáo dục cái đẹp, làm cho các em có văn hóa trong nếp sống và việc làm, trong ứng xử, trong thưởng thức và sáng tạo nghệ thuật Để đạt được yêu cầu thiết thực đó môn học âm nhạc ở bậc Trung học cơ sở cũng đã đưa ra các nội dung phù hợp nhằm phát triển toàn diện cho trẻ trong đó có các nội dung như học hát, nhạc lí ,tập đọc nhạc, âm nhạc thường thức nhằm phát triển khả năng nghe nhạc và hoạt động trò chơi âm nhạc Vậy trò chơi âm nhạc là gì?

Như chúng ta đã biết, việc vui chơi sau những giờ học tập sẽ đem lại sự sảng khoái, kích thích tinh thần con người trở lại học tập tốt hơn nhất là sau những giờ học căng thẳng thì vui chơi là điều cần thiết, như liều thuốc quý xua tan sự mệt nhọc, trò chơi âm nhạc là hoạt động gắn bó với đời sống con người nhất là đối với trẻ em, đây

là hoạt động thiết thực ở lứa tuổi này, chơi cũng là một cách học

Thông qua hoạt động trò chơi các em rèn luyện được tính nhanh nhẹn, sự đoàn kết, tính đồng đội, sự sáng tạo trong môn học âm nhạc

Phần 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN.

1 C ơ sở khoa học :

Như chúng ta đã biết trong những năm qua từ khi bước sang thế kỉ XXI, sự nghiệp giáo dục đào tạo âm nhạc có điều kiện phát triển những bước cao hơn Cho

Trang 2

đến nay việc đưa âm nhạc vào học đường đã được chú trọng vì những lợi ích thiết thực của nó trong việc giáo dục học sinh thành những con người toàn diện Bởi vậy dạy âm nhạc ở trường trung học cơ sở không nhằm đào tạo các em thành những con người hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp mà chủ yếu giáo dục văn hóa âm nhạc, làm cho các em yêu thích nghệ thuật âm nhạc Hình thành ở học sinh một tâm hồn trong sáng, một thị hiếu âm nhạc lành mạnh, cách tư duy sắc sảo, lòng khát khao sáng tạo, giàu tình cảm nhanh nhẹn, hoạt bát và sống vui tươi Nội dung giáo dục âm nhạc làm phong phú tình cảm lứa tuổi học trò Vì vậy tổ chức hoạt động trò chơi cho học sinh trong quá trình dạy học âm nhạc là một hoạt động rất thiết thực tạo cho các

em một hứng thú học tập, nuôi dưỡng các em lòng ham muốn chính đáng không ngừng vươn tới những đỉnh cao của việc nắm kiến thức Luôn tìm tòi học tập cái mới đồng thời tích cực sáng tạo cái đã học vào hoạt động thực tiễn

Là giáo viên dạy môn âm nhạc bản thân tôi nhận thấy hoạt động trò chơi nhằm gây hứng thú cho học sinh trong quá trình giảng dạy âm nhạc là một trong những hoạt động hết sức quan trọng Giáo viên lấy kiến thức trong nội dung bài học giúp các em tổ chức trò chơi, giáo viên sẽ là người điều khiển, học trò sẽ là người tham gia để từ đó thông tin bài học đến với trò hay củng cố kiến thức đã học một cách dễ hiểu, khắc sâu và nhớ lâu hơn

Xin giới thiệu các phương pháp tích cực hiện nay đã được giáo dục nhiều nước trên thế giới áp dụng trong dạy học nhằm “ tích cực hóa người học” đó là:

+ Phương pháp trò chơi + Phương pháp sắm vai + Phương pháp mô phỏng + Phương pháp động não + Phương pháp trao đổi nhóm + Phương pháp tranh cãi + Phương pháp nghiên cứu điển hình Nhưng phương pháp đó chưa được vận dụng nhiều trong dạy học hiện nay ở nước ta mà chỉ áp dụng một số phương pháp trên như: Phương pháp đổi nhóm, phương pháp mô phỏng là nhiều Điều này khiến chúng ta cần phải quan tâm nhiều hơn nữa để việc áp dụng phương pháp trò chơi trong học tập ngày càng phổ biến rộng rãi hơn

2 Cơ sở thực tiễn:

Trang 3

Việc tổ chức trò chơi để lồng ghép kết hợp với phương pháp trao đổi nhóm trong học tập nhằm tích cực hóa hoạt động người học “ Vừa học vừa chơi cũng chính là học”

Chúng ta thấy rằng học trò khi học tập mệt mỏi,trong quá trình giảng dạy bộ môn nhằm khơi dậy cho các em một ý thức học tập bằng việc lồng ghép một số trò chơi trong dạy học hay tổ chức một trò chơi ngắn khi củng cố kiến thức đều rất thích , giờ học sẽ sôi nổi và đạt hiệu quả cao hơn

Phương pháp lồng ghép trò chơi trong học tập sẽ hấp dẫn đối với học sinh trung học, phương pháp này sẽ tạo hứng thú , kích thích trí tưởng tượng tạo sự sáng tạo có kết hợp với phương pháp trao đổi nhóm khuyến khích giúp đỡ các em phát triển khả năng âm nhạc, bởi vì trong tập thể học sinh của một trường THCS thì số lượng học sinh có khả năng, năng khiếu thực sự là rất ít Nếu chúng ta tổ chức hoạt động trò chơi có hiệu quả sẽ giúp cho các em tự học và bộc lộ khả năng của mình, bên cạnh đó hoạt động trò chơi thu hút tất cả các em học sinh đều có thể tham gia được, là cho các em không cảm thấy rụt rè e ngại khi học môn âm nhạc

Phần 3: THỰC TRẠNG.

Chơi có tác dụng thiết Thực như thế nào? Có thể nói chơi là một nhu cầu tự nhiên của các em phù hợp với mọi lứa tuổi, tổ chức trò chơi cho các em nhằm thu hút tập hợp một cách rộng rãi đưa các em vào các hoạt động có ích.Hoạt động trò chơi giúp con người phát triển toàn diện, không chỉ rèn luyện cơ năng mà còn hình thành phẩm chất tốt đẹp cho các em Tính trung thực thật thà, sự lễ độ, lòng dũng cảm , ý thức tổ chức kĩ luật, tinh thần đồng đội trong khi chơi

Mỗi trò chơi sẽ gắn với phần kiến thức âm nhạc giúp các em có thêm hiểu biết

về âm nhạc Phương thức “ chơi mà học, học mà chơi” là một quan điểm rất đúng đắn trong quá trình hướng dẫn và tổ chức trò chơi cho phù hợp với môn âm nhạc Vì các em học nhiều môn căng thẳng đầu óc, mệt mỏi Còn đối với môn âm nhạc giúp các em sảng khoái hơn và tiếp thu môn khác hơn

Cũng như tất cả các môn học khác để phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình học môn âm nhạc, giáo viên cần tạo điều kiện cho các em tự bộc lộ năng khiếu của mình để giúp các em phát triển môn học Một số hình thức tổ chức dạy học theo hướng yêu cầu trên được giáo viên chú ý và vận dụng vào môn âm nhạc cũng như các môn học khác để có những hoạt động trò chơi cho phù hợp với môn học của mình

Trang 4

Mặc dù việc giáo viên âm nhạc đã được đưa vào chương trình giáo dục phổ thông từ lâu Nhưng ở nông thôn so với thành phố lớn thì việc giáo dục môn học âm nhạc còn gặp không ít khó khăn, hạn chế Sự tiếp xúc của các em học sinh với môn

âm nhạc còn thu hẹp Cho nên việc đảm bảo dạy tốt môn học âm nhạc cho các em cũng đang gặp không ít khó khăn Hiện nay với việc trao đổi phương pháp mới, theo hướng tích cực lấy học sinh làm trung tâm Thực chất là cách dạy hướng tới người học, giúp người học được hoạt động để nhận thức, phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo, giúp cho người học tìm tòi khám phá Từ đó gần xóa đi thói quen học tập thụ động Đó là phương pháp mà tất cả các cấp học đang áp dụng mà trong đó môn

âm nhạc là một thực tế hướng cho học sinh tự tìm tòi sang tạo

Bản thân tôi là một giáo viên tuổi nghề còn rất trẻ, trong quá trình giảng dạy tôi gặp cũng rất nhiều khó khăn và bở ngỡ Tuy nhiên trong quá trình dạy học tôi cũng đã tổ chức một số trò chơi và thu được kết quả tốt Chính vì vậy tôi nghĩ việc tổ chức trò chơi lồng ghép vào các tiết học âm nhạc là một hoạt động cần thiết và thiết thực giúp các em nắm chắc kiến thức môn học

Tôi xin giới thiêu một số trò chơi âm nhạc để các bạn đồng nghiệp trao đổi và góp ý kiến

* Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm của lớp 7D,E.

Tên

lớp Sĩ số

Phần 4: GIỚI THIỆU MỘT SỐ TRÒ CHƠI ÂM NHẠC.

Xin giới thiệu một số trò chơi âm nhạc được lồng ghép trong giờ ôn tập bài hát, tập đọc nhạc, ôn tập đọc nhạc, âm nhạc thường thức hoặc tổ chức các buổi ngoại khóa để tham khảo và bổ sung Từ đó đúc rút và đưa ra các trò chơi nhằm dúp các

em học sinh học tập tốt hơn

* Trò chơi thứ nhất: Đoán nhịp bài hát.

1 Chuẩn bị:

Trang 5

Đối với trò chơi này, giáo viên cần cho biết trước các loại nhịp ,…được viết vào trong thăm và chuẩn bị hai đội chơi mỗi đội khoảng 3 người chơi, chơi trong vòng 3 phút, mỗi đội được tặng 10 điểm

2 Cách chơi:

Khi giáo viên đưa ra các đội A bốc thăm trước nếu trúng nhịp nào thì đội A sẽ đánh nhịp đó để cho đội B đoán trúng những động tác đánh nhịp mà đội A thể hiện,

đó là nhịp mấy? Nếu đội A đánh đúng nhịp thì sẽ được cộng 10 điểm và đội B đoán đúng nhịp đội A vừa thể hiện thì cũng được cộng 10 điểm Còn đội A đánh đúng nhịp mà đội B không đoán được nhịp mấy thì đội B sẽ bị trừ 10 điểm Trường hợp đội A bốc thăm mà không đánh được nhịp cũng bị trừ 10 điểm Khi đội A bốc thăm, đội B đoán xong sẽ đổi lại đội B bốc thăm đánh nhịp để đội A đoán đó là nhịp mấy

3.Tác dụng:

Đối với trò chơi này đơn giản dễ thực hiện Giáo viên đưa ra trò chơi nhằm mục đích khuyến khích các em thích học môn âm nhạc Nắm được kiến thức nhạc lí

đó là cách đánh các loại nhịp …

Trò chơi này có thể thực hiện trong các tiết ôn bài hát, ôn tập tập đọc nhạc, nhạc lí và các buổi hoạt động ngoại khóa, trò chơi có thể áp dụng từ lớp 6 đến lớp 9

* Trò chơi thứ 2: Đoán đúng và nhanh.

1 Chuẩn bị:

Giáo viên chuẩn bị một số thăm có kẻ sẵn một khuông nhạc và viết tên nốt nhạc của một câu nhạc bất kỳ trong bài tập đọc nhạc đã học Mỗi nốt nhạc quy ước bằng âm “La”

Ví dụ La la la la la la la la

Chuẩn bị hai đội chơi:

Đội A và đội B

Trò chơi này chơi trong vòng 5 phút

2 Cách chơi:

Trang 6

Giáo viên cho đội A bốc thăm trước, khi đội A bốc thăm trúng khuông nhạc nào thì đội A cử người đọc nhạc nhưng không đọc nhạc bằng tên nốt nhạc mà đọc nhạc bằng âm “ La” và yêu cầu đội B đoán đó là câu nhạc thuộc bài tập đọc nhạc số mấy? Có tên gọi là gì? Yêu cầu đội B đọc cả bài tập đọc nhạc bằng các tên nốt nhạc Nếu đội A đọc nhạc bằng âm “ La” được sẽ được cộng 10 điểm và đội B đoán được bài tập đọc nhạc số mấy và đọc được bài tập đọc nhạc đó sẽ được cộng 10 điểm Nếu đội A không đọc nhạc bằng âm “ La” được thì bị trừ 10 điểm, còn nếu đội A đọc nhạc bằng âm “ La” tốt mà đội B không đoán được thì đội A vẫn được cộng 10 điểm còn đội B sẽ bị trừ 10 điểm Sau khi đội A bốc thăm, đội B đoán xong thì đổi lại đội B bốc thăm đội A đoán

3.Tác dụng:

Qua trò chơi này giáo viên định hướng cho học sinh nắm bắt nhanh về giai điệu các bài tập đọc nhạc và rèn luyện kĩ năng tập đọc nhạc, khả năng nghe nhạc cũng như làm quen đọc nhạc bằng âm “ La” Trò chơi này giúp các em cảm thấy thoải mái và nhớ rất nhanh các bài tập đọc nhạc đã học Trò chơi có thể thực hiên trong các tiết học tập đọc nhạc và đặc biệt trong các tiết ôn tập, các buổi ngoại khóa Trò chơi áp dụng cho học sinh từ lớp 6 đến học sinh lớp 9

* Trò chơi thứ 3: Âm nhạc quanh ta.

1 Chuẩn bị:

Giáo viên kẻ sẵn các ô điểm và chuẩn bị tên nốt nhạc sau mỗi nốt nhạc có từ của câu hát trong các bài đã học Giáo viên chuẩn bị một bàn quay như chiếc nón kì diệu

Trò chơi này có khoảng 4 người chơi chia thành 2 đội A và B, điểm dành cho mỗi đội ban đầu là 10 điểm

2 Cách chơi:

Cho đội A quay trước khi đội A quay dừng ở nốt nhạc nào thì đội A sẽ lật nốt nhạc đó lại và hát một câu hát hoặc cả bài hát có từ ghi sau nốt nhạc đó Nếu đội A không hát được thì nhường quyền cho đội B thể hiện, đội nào trình bày được thì được cộng 10 điểm, đội nào không trình bày được thì trừ 10 điểm Đặc biệt sau nốt nhạc cũng chính là mỗi từ của bài hát gốc: Ví dụ sau nốt nhạc có từ ghép thành mục bài hát “ Đi cắt lúa” đó chính là bài hát gốc Nếu đội nào hát được bài hát gốc nhanh thì được cộng 20 điểm

3 Tác dụng:

Trang 7

Trò chơi này giáo viên muốn giúp cho học sinh nhanh trí tạo không khí vui tươi sôi nổi trong tiết học, trò chơi giúp học sinh nhớ được các bài hát đã học Trò chơi thực hiện trong các tiết ôn tập bài hát, ôn tập tập đọc nhạc và các tiết ôn tập để chuẩn bị kiểm tra nhằm củng cố nhanh kiến thức đã học

* Trò chơi thứ 4: Đi tìm nốt nhạc

1 Chuẩn bị:

Giáo viên chuẩn bi kẻ khuông nhạc vào bảng phụ và ghép lời ca dưới khuông nhạc Chuẩn bị cắt sẵn nốt nhạc bằng giấy dán

Có 2 đội chơi A và B mỗi đội có 2 người chơi, thời gian chơi trong vòng 2 phút Điểm cho mỗi đội chơi ban đầu là 10 điểm

2 Cách chơi:

Giáo viên gõ tín hiệu bắt đầu chơi Cách chơi là: Một bạn bóc giấy còn một bạn dán nốt nhạc trên khuông nhạc sao cho cao độ của nốt nhạc đó khớp với lời ca Sau hai phút chơi đội nào dán nhanh và chính xác sẽ được cộng 10 điểm và nếu đội nào thua thì phải hát một bài hát và không được cộng điểm

3 Tác dụng:

Qua trò chơi này giúp học sinh nắm chắc, chính xác bài hát, bài tập đọc nhạc

cả về cao độ , trường độ, tiết tấu nhịp điệu nốt nhạc và lời ca Trò chơi này đòi hỏi sự nhanh nhẹn khi ghép nốt nhạc và hát lời ca chuẩn xác Trò chơi áp dụng cho học sinh

từ lớp 6 đến học sinh lớp 9

* Trò chơi thứ 5: Vui cùng âm nhạc thường thức.

1.Chuẩn bị:

Giáo viên chuẩn bị một số thăm, viết một số sự kiện âm nhạc thường thức như

về nhạc sĩ, về đặc điểm dân ca hoặc các loại nhạc cụ…và nêu ra câu hỏi

Ví dụ: Tác phẩm “ Quê hương” của ông là bản giao hưởng nhiều chương đầu tiên của nền âm nhạc Việt Nam hiện đại Ông là ai?

Có 2 đội chơi, chơi trong vòng 5 phút Điểm thưởng mỗi đội là 10 điểm

2 Cách chơi:

Giáo viên cho đội A bốc thăm trước và trả lời câu hỏi, nếu trả lời đúng câu hỏi

đã nêu thì được cộng điểm, còn nếu trả lời sai sẽ không được cộng điểm, và nhường quyền trả lời cho đội B Sau đó tiếp tục đội B bốc thăm và trả lời Kết quả đội nào thua cuộc sẽ phải đọc một bài thơ

Trang 8

3 Tác dụng:

Trò chơi giúp học sinh tự tìm tòi khám phá và nhớ nhanh phần âm nhạc thường thức Trò chơi thực hiện đòi hỏi sự nhanh nhẹn, sự liên tưởng tốt các sự kiện

âm nhạc thường thức Trò chơi thực hiện cho học sinh từ lớp 6 đến lớp 9 trong các tiết ôn tập hoặc hoạt động ngoại khóa…

* Giải mã ô chữ tìm hiểu nhạc sĩ Hoàng Việt.

1 Chuẩn bị:

Máy chiếu hoặc bảng phụ kẻ sẵn ô chữ kẻ sẵn hàng dọc và hàng ngang, ô chữ giải mã chìa khóa Hệ thống đầy ý chính nội dung của bài học

Phấn màu dùng đễ viết ô chữ chìa khóa

2 Cách ch ơi :

Giáo viên treo bảng phụ hướng dẫn học sinh quan sát và nêu luật chơi:

Toàn bộ 8 ô chữ hàng ngang ứng với 8 câu hỏi và một số ô chữ hàng dọc là chìa khóa Mỗi ô hàng ngang được tính là 1 điểm, ô chìa khóa được tính 2 điểm Tổng cộng là 10 điểm nếu trả lời đúng

Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm cử một đại diện trả lời câu hỏi sau khi giáo viên nêu:

Giáo viên cử một học sinh làm thư ký

Trò chơi bắt đầu.

Trang 9

+ Ô số 1:Ô chữ có 9 chữ cái

H: Một giải thưởng cao quý nhất ông được nhà nước trao tặng năm 1996 Đáp án: Hồ Chí Minh

+ Ô số 2: Ô chữ có 6 chữ cái.

H: Câu hát: Lá còn xanh như anh đang còn trẻ Lá trên cành như anh trong đoàn quân… có trong bài hát nào?

Đáp án: Lá xanh

+ Ô chữ số 3: Ô chữ có 9 chữ cái.

H: Tên một tỉnh quê hương của nhạc sĩ Hoàng Việt?

Đáp án: Tiền Giang

+ Ô chữ số 4: Ô chữ có 6 chữ cái.

H: Một ca khúc của nhạc sĩ Hoàng Việt ca ngợi tình cảm lứa đôi khi đất nước còn bị chia cắt làm hai miền Người con trai đã gửi gắm tình cảm bằng tiếng hát đến nơi phương xa

Đáp án: Tình ca

+ Ô số 5: Ô chữ có 9 chữ cái.

H: Tên khai sinh của nhạc sĩ?

Đáp án: Lê Chí Trực

+ Ô chữ số 6: Ô chữ có 8 chữ cái.

H: Bản giao hưởng đầu tiên nền âm nhạc Việt Nam hiện đại

Đáp án: Quê hương

+ Ô chữ số 7 : Ô chữ có 10 chữ cái:

H: Tên của một bài hát miêu tả niềm vui sướng của người nông dân khi mùa về?

Đáp án: Mùa lúa chín

+ Ô chữ số 8: Ô chữ có 7 chữ cái.

H: Nhạc sĩ Hoàng Việt rất thành công cho bài hát này với nội dung ca ngợi vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam trong thời chiến trung hậu , bất khuất, một lòng một dạ thay chồng nuôi con, tin tưởng ngày mai kháng chiến sẽ thành công?

Đáp án: Lên ngàn

Trang 10

+ Ô chữ hàng dọc:( từ chìa khóa )

H: Một ca khúc của ông sáng tác năm 1953 ở Nam bộ trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp Bài hát như một bức tranh sinh động, tràn đầy âm thanh của thiên nhiên, tiếng chim, tiếng suối, tiếng lá rừng…Tất cả cùng hòa quyện tạo nên một bản nhạc?

Đáp án: Nhạc rừng

- Quá trình chơi nhóm nào tìm ra từ chìa khóa sớm không nhất thiết phải giải hết 8 ô chữ hàng ngang mới giải ô chìa khóa

3.Tác dụng: Giúp học sinh có thêm hiểu biết về nền âm nhạc Việt Nam qua

phần giới thiệu nhạc sĩ Hoàng Việt và một số ca khúc của ông…

Phần 5: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM QUA QUÁ TRÌNH GIẢNG DẠY.

1 Kết quả đạt được:

Thông qua các hình thức tổ chức hoạt động vui chơi âm nhạc Học sinh được củng cố những kiến thức đã học đối với môn âm nhạc Tạo điều kiện cho các em học sinh rèn luyện được kĩ năng, kiến thức cần thiết của môn âm nhạc, khả năng nghe nhạc, khả năng đọc nhạc và nhớ tên nốt nhạc, nhớ bài hát thực hành cách đánh nhịp, kiến thức âm nhạc thường thức…

Trò chơi âm nhạc chẵng những đáp ứng nhu cầu các em học sinh mà còn là phương pháp giáo dục các em có hiệu quả, có sức lôi cuốn rất cao, dễ đưa các em đến sự say mê, hứng thú niềm sung sướng, sự sảng khoái trong tiết học âm nhạc cũng như các buổi ngoại khóa và tạo tâm thế thoải mái khi bước sang các tiết học khác có chất lượng hơn Luôn luôn tạo cho các em học sinh có cảm giác yêu thích môn học, hứng thú trong học tập, tự giác chủ động khi học, phát triển tính tư duy, tích cực của các em, các em thích đến trường để được học âm nhạc cũng như tất cả các môn học khác, đồng thời giúp các em có nề nếp học tập đạt kết quả cao hơn

Với việc áp dụng trò chơi lồng ghép trong các tiết học âm nhạc thì kết quả học tập được nâng lên rõ rệt so với khi chưa áp dụng 100% đều đạt được kết quả tốt, và

có nhiều em tỏ ra có năng khiếu về bộ môn

* Cụ thể chất lượng học tập của hai lớp vào cuối kì đạt được như sau:

Tên

lớp Sĩ số

Ngày đăng: 03/03/2021, 21:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w