1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nâng cao công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại bệnh viện 74 trung ương năm 2017

45 37 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 1,78 MB

Nội dung

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH NGUYỄN VĂN THẮNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC GIÁO DỤC SỨC KHỎE CHO NGƯỜIBỆNH MẮC BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH TẠI BỆNH VIỆN 74 TRUNG Ư

Trang 1

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN VĂN THẮNG

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC GIÁO DỤC SỨC KHỎE CHO NGƯỜIBỆNH MẮC BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH

TẠI BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG NĂM 2017

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐIỀU DƯỠNG CHUYÊN KHOA CẤP I

NAM ĐỊNH - 2017

Trang 2

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN VĂN THẮNG

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC GIÁO DỤC SỨC KHỎE CHO NGƯỜI BỆNH MẮC BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH

TẠI BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG NĂM 2017

Chuyên ngành: ĐIỀU DƯỠNG NỘI NGƯỜI LỚN

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐIỀU DƯỠNG CHUYÊN KHOA CẤP I GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:

ThS.BS Nguyễn Mạnh Dũng

NAM ĐỊNH - 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình của tôi, do chính tôi thực hiện, tất cả các

số liệu trong báo cáo này chưa được công bố trong bất cứ công trình nào khác

Nếu có điều gì sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

NGUYỄN VĂN THẮNG

Trang 4

LỜI CẢM ƠM

Được sự phân công của Hội đồng khoa học trường Đại học Điều dưỡng Nam Định và sự đồng ý của giảng viên hướng dẫn –ThS.BS Nguyễn Mạnh Dũng, tôi đã thực hiện chuyên đề "Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện 74 Trung ương năm 2017"

Để hoàn thành chuyên đề này, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện

ở trường Đại học Điều dưỡng Nam Định

Tôi xin trân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn ThS.BS Nguyễn Mạnh Dũng - Trường Đại học điều dưỡng Nam Định là người trực tiếp tận tình hướng dẫn tôi Cảm ơn Ban giám đốc và các anh chị bác sỹ, điều dưỡng của các khoa:Bệnh Phổi ngoài lao, Hồi sức cấp cứu, Điều trị tích cực, Khoa Nội tổng hợp, Khám bệnh thuộc Bệnh viện 74 Trung ương đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện chuyên đề

Mặc dù tôi đã cố gắng để thực hiện chuyên đề một cách tốt nhất nhưng không tránh khỏi những điều thiếu sót mà bản thân chưa thấy được Tôi rất mong được sự đóng góp của quý thầy cô, Hội đồng Khoa học trường Đại học Điều dưỡng Nam Định và các bạn đồng nghiệp để khóa luận của tôi được hoàn chỉnh hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Vĩnh Phúc, ngày tháng năm 2017

Tác giả

Nguyễn Văn Thắng

Trang 5

MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU vii

1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 3

2.1 Cơ sở lý luận 3

2.1.1 Khái niệm về Giáo dục sức khỏe: 3

2.1.2 Tầm quan trọng của GDSK: 3

2.1.3 Các phương pháp GDSK: 4

2.1.4 Phương tiện GDSK 6

2.1.5 Lựa chọn nội dung GDSK: 6

2.1.6 Vai trò của GDSK trong công tác điều dưỡng 7

2.1.7 Giáo dục sức khỏe cho người bệnh bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính 7

2.2 Cơ sở thực tiễn 20

2.2.1 Thực trạng về GDSK của điều dưỡng đối với người bệnh BPTNMT trên thế giới và ở Việt Nam: 20

2.1.2 Thực trạng về GDSK của điều dưỡng đối với NB BPTNMT tại Bệnh viện 74 Trung ương: 22

3 LIÊN HỆ THỰC TIỄN 26

3.1 Thực trạng về GDSK của điều dưỡng đối với người bệnh BPTNMT tại bệnh viện 74 Trung ương : 26

3.2 Một số ưu nhược điểm của việc triển khai trên: 29

3.3 Nguyên nhân của các việc đã làm và chưa làm được: 31

4 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP VỀ NÂNG CAO CÔNG TÁC GDSK CỦA ĐDCHO NB COPD 31

4.1 Đối với điều dưỡng: 31

4.2 Đối với bệnh viện: 32

5 KẾT LUẬN: 33

TÀI LIỆU THAM KHẢO: 35 PHỤ LỤC

Trang 6

Phục hồi chức năng hô hấp

ĐTTC

HĐNB

Điều trị tích cực Hội đồng người bệnh

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Thực trạng công tác GDSK của điều dưỡng cho NB BPTNMT: 23

Biểu đồ 1: Thời điểm điều dưỡng GDSK cho bệnh nhân 23

Biểu đồ 2: Địa điểm GDSK: 24

Biểu đồ 3: Phương pháp GDSK: 24

Biểu đồ 4: Thời gian mỗi lần GDSK cho người bệnh và người nhà người bệnh: 25

Trang 8

1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Giáo dục sức khỏe đã được tuyên ngôn Alma - Ata (1978) coi như giải pháp hàng đầu để thực hiện chiến lược toàn cầu "Sức khỏe cho mọi người đến năm 2000" Ngành y tế Việt nam cũng đã đưa giáo dục sức khỏe vào vị trí số 1 trong 10 nội dung CSSKBĐ [1], [2]

Giáo dục sức khỏe là một bộ phận công tác y tế quan trọng nhằm làm thay đổi hành vi sức khỏe Nó có vai trò to lớn trong việc góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho con người Nếu giáo dục sức khỏe đạt hiệu quả, nó sẽ giúp làm giảm

tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tàn phế và tỷ lệ tử vong, nhất là ở các nước đang phát triển[1], [2], [3]

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường gặp ở người trung niên và người già Hiện nay bệnh không chữa khỏi hoàn toàn, bệnh liên tục tiến triển nặng dần khiến bệnh nhân phải dùng thuốc hàng ngày đến cuối đời.Ngoài điều trị đợt cấp tại bệnh viện chủ yếu điều trị và phòng bệnh tại nhà và cộng đồng [6], [10]

Công tác giáo dục sức khỏe của điều dưỡng cho bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có vai trò rất quan trọng, để làm tốt rất cần đến kiến thức và kỹ năng giáo dục sức khỏe của điều dưỡng Mặt khác điều dưỡng chiếm số đông trong nhân lực của bệnh viện và có nhiều thời gian chăm sóc, tiếp xúc bệnh nhân trong quá trình nằm viện Nếu làm tốt sẽ đạt mục tiêu điều trị: Cải thiện thông khí phổi, người bệnh được nâng cao chất lượng cuộc sống hơn trước Số lần nhập viện đợt cấp giảm, tiết kiệm chi phí cho điều trị Thay đổi hành vi từ có hại sang có lợi , có

kỹ năng yên tâm sống chung với bệnh Nếu làm không tốt, bệnh nhân không nhận thức đầy đủ về bệnh,không tuân thủ điều trị, không thay đổi hành vi, kết quả điều trị không tốt, không cải thiện được chất lượng cuộc sống, số lần nhập viện đợt cấp tăng, chi phí điều trị tăng, bệnh sẽ nặng lên suy hô hấp có thể tử vọng [7], [10]

Bệnh viện 74 Trung ương là bệnh viện hạng I chuyên ngành lao và bệnh phổi, với quy mô 450 giường kế hoạch, thực kê 550 giường bệnh, gồm 25 khoa phòng bộ phận Nhân lực hiện có 360 CBCNVC-LĐ trong đó 73Bác sỹ,188 Điều dưỡng, hộ sinh và kỹ thuật viên, còn lại là cán bộ khác Mô hình bệnh tật rất đa dạng trong đó bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính chiếm tỷ lệ khá cao Theo kết quả báo cáo hoạt động khám chữa bệnh 12 tháng năm 2016 có trên 1000 lượt người bệnh

Trang 9

điều trị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện 74 Trung ương, chiếm 16,4% so với tổng số bệnh nhân Số người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính chiếm 62,8% so với tổng số người bệnh mắc bệnh hô hấpđiều trị tại bệnh viện và ở riêng khoa Bệnh phổi ngoài lao người bệnh điều trịđợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính chiếm 60,4% so với tổng số người bệnh điều trị tại đây Khoa HSCC, ĐTTC số bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính chiếm lần lượt 15,9%, 32% so với tổng số bệnh nhân điều trị tại khoa

Công tác giáo dục sức khỏe của bệnh viện đã được sự quan tâm của Đảng ủy, Ban giám đốc bệnh viện Tuy nhiên qua kết quả đánh giá công tác điều dưỡng năm

2016 của các khoa (Bệnh viện tự đánh giá và Bộ Y tế đánh giá theo Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện phiên bản 2.0) cho thấy công tác giáo dục sức khỏe còn nhiều hạn chế

Tại Bệnh viện 74 Trung ương chưa có chuyên đề, đề tài nào về công tác giáo dục sức khỏe của điều dưỡng cho bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Để biết tại sao công tác giáo dục sức khỏe của điều dưỡng cho người bệnh còn hạn chế

và đề xuất giải pháp giúp điều dưỡng thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục sức khỏe cho người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính để người bệnh thay đổi hành vi có lợi cho sức khỏe

Tôi chọn chuyên đề: Một số giải pháp nâng cao công tác Giáo dục sức khỏe cho người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện 74 Trung ương năm 2017 với các mục tiêu:

1 Mô tả thực trạng về công tác giáo dục sức khỏe của điều dưỡng cho người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện 74 Trung ương năm

2017

2 Đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác giáo dục sức khỏe của điều dưỡng cho người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Trang 10

2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Khái niệm về Giáo dục sức khỏe:

Khái niệm GDSK: là một quá trình tác động có mục đích và có kế hoạch lên tình cảm và lý trí của con người nhằm tạo ra hành vi có lợi hoặc làm thay đổi hành

vi sức khỏe (từ có hại thành có lợi) cho cá nhân và cộng đồng

Mục đích chủ yếu của GDSK là giúp cho đối tượng tự nguyện tự giác thay đổi hành vi sức khỏe của chính mình

Hành vi sức khỏe là hành vi con người có liên quan tới việc tạo ra sức khỏe tốt, bảo vệ và phục hồi sức khỏe [1], [2], [3].

2.1.2 Tầm quan trọng của GDSK:

GDSK là một bộ phận công tác y tế quan trọng nhằm làm thay đổi hành vi sức khỏe Nó có vai trò to lớn trong việc góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho con người Nếu GDSK đạt hiệu quả, nó sẽ giúp làm giảm tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tàn phế và tỷ lệ tử vong, nhất là ở các nước đang phát triển

GDSK không thay thế được các công tác chăm sóc sức khỏe khác, nhưng GDSK rất cần thiết để thúc đẩy những người sử dụng các dịch vụ y tế , cũng như thúc đẩy phát triển các dịch vụ này

Trong thực tế đã thấy rõ, nếu không làm tốt GDSK thì nhiều chương trình y

tế sẽ đạt kết quả thấp và không bền vững, thậm chí có nguy cơ thất bại

So với các giải pháp dịch vụ y tế khác, GDSK là một công tác khó làm và khó đánh giá kết quả, nhưng nếu làm tốt sẽ mang lại hiệu quả cao nhất với chi phí ít nhất, nhất là ở tuyến y tế cơ sở

Vì thế:

GDSK là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời của hệ thống y tế, là một chức năng nghề nghiệp bắt buộc của mọi cán bộ y tế và của mọi cơ quan y tế từ trung ương đến cơ sở Nó là một chỉ tiêu hoạt động quan trọng của một cơ sở y

tế[1], [2], [3]

Trang 11

2.1.3 Các phương pháp GDSK:

2.1.3.1 Phương pháp GDSK trực tiếp

Phương pháp GDSK trực tiếp là phương pháp người GDSK trực tiếp tiếp xúc với đối tượng GDSK.Đây là phương pháp tốt nhất, tiết kiệm nhất nhưng đạt hiệu quả cao nhất đối với cá nhân, tập thể, cộng đồng Người GDSK có thể nhanh chóng nhận được các thông tin phản hồi từ đối tượng giáo dục nên tính điều chỉnh cao và

có hiệu quả tốt trong việc giúp đỡ đối tượng thay đổi hành vi

Phương pháp này đòi hỏi nhân viên GDSK phải được huấn luyện tốt về các

kỹ năng GDSK nhất là kỹ năng giao tiếp, tư vấn

Cách thức:

+) Tư vấn trong GDSK:

Là một hình thức thường được sử dụng trong GDSK, đặc biệt đối với cá nhân và gia đình.Trong tư vấn, người tư vấn cung cấp thông tin cho đối tượng, động viên đối tượng suy nghĩ về vấn đè và chọn các hành động riêng để giải quyết vấn đề.Tư vấn còn hỗ trợ tâm lý cho đối tượng khi họ hoang mang, lo sợ về vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khi họ chưa hiểu rõ chúng

+) Nói chuyện phổ biến kiến thức y học thường thức:

Tổ chức các cuộc nói chuyện sức khỏe giúp mọi người trực tiếp được nghe những thông tin mới nhất về các vấn đề sức khỏe liên quan tới cá nhân, gia đình và cộng đồng nhằm giúp các đối tượng suy nghĩ và hướng tới việc thay đổi hành vi.Tuy nhiên phương pháp này cần kết hợp các phương pháp và sự hỗ trợ khác Khi tổ chức một buổi nói chuyện cần làm các việc sau:

- Xác định rõ chủ đề nói chuyện và chỉ nên khu trú vào một chủ đề nhất định

- Xác định đối tượng tham dự, ngày giờ, địa điểm và thông báo trước để họ chuẩn bị tới dự (chọn thời gian và địa điểm thích hợp)

- Xác định nội dung cốt lõi cần trình bày

- Xác định thứ tự trình bày

- Chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ thích hợp với chủ đề và thực tế tại địa phương

Khi nói chuyện cần:

- Phải tôn trọng đối tượng

- Xây dựng mối quan hệ với đối tượng trước khi nói chuyện

Trang 12

- Nên sử dụng ngôn ngữ địa phương rõ ràng, mạch lạc

- Cần kết hợp với tranh ảnh, mô hình và ví dụ minh họa

- Cần bao quát, quan sát đối tượng để điều chỉnh, giải đáp thắc mắc đầy đủ khi đối tượng yêu cầu

- Kết thúc buổi nói chuyện cần tóm tắt những vấn đề mấu chốt nhất cho đối tượng dễ nhớ

+) Tổ chức thảo luận nhóm:

Rất có hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe ban đầu cũng như trong GDSK

Thảo luận nhóm trong GDSK là ứng dụng nguyên lý "sự tham gia của cộng đồng"

trong CSSKBĐ Một nhóm thảo luận tốt nhất là từ 6 - 10 người để tạo cơ hội cho tất

cả các thành viên có thể trình bày và thảo luận làm sáng tỏ những vấn đề chưa hiểu biết và nêu ra các biện pháp giải quyết các vướng mắc của họ hay của cộng đồng trong đó có họ sinh sống

Các điểm cần thực hiện khi tổ chức thảo luận nhóm:

- Xác định chủ đề, nội dung trọng tâm

- Xác định mục tiêu của thảo luận nhóm

- Xác định đối tượng mời vào thảo luận nhóm

- Cần chuẩn bị trước câu hỏi trọng tâm cho chủ đề thảo luận dựa trên những thông tin phù hợp với tình hình thực tế

Trong một số trường hợp, tư vấn cần đáp ứng nhu cầu bí mật cho các đối tượng bị các bệnh xã hội có định kiến như bệnh lây qua đường tình dục

+) Đối thoại trực tiếp giữa người làm GDSK với từng cá nhân trong lúc tiến hành các dịch vụ y tế

2.1.3.2 Phương pháp GDSK gián tiếp

GDSK gián tiếp là phương pháp giáo dục mà người giáo dục không trực tiếp tiếp xúc với các đối tượng giáo dục, các nội dung giáo dục cần được chuyển tải qua các phương tiện thông tin đại chúng

Phương pháp này có tác dụng tốt khi chúng ta cung cấp, truyền bá các kiến thức thông thường về bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho quảng đại quần chúng nhân dân một cách có hệ thống Đó là phương pháp hiện nay vẫn được sử dụng khá rộng rãi trên thế giới cũng như ở nước ta

Trang 13

Phương pháp này kém hiệu quả và tốn kém, đòi hỏi kỹ thuật cao để vận hành

sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng

Các phương tiện đại chúng thường được sử dụng trong phương pháp GDSK gián tiếp là:

- Đài phát thanh, vô tuyến truyền hình, video

- Tạp trí, sách báo, tranh ảnh, tranh lật, tờ rơi

Phân loại các phương tiện GDSK bao gồm:

- Phương tiện bằng lời nói:Lời nói là công cụ sử dụng rộng rãi và rất hiệu quả trong GDSK nhất là lời nói trực tiếp với đối tượng Sử dụng lời nói có thể truyền tải các nội dung GDSK một cách linh hoạt phù hợp với đối tượng Lời nói rất tiện lợi và mang lại hiệu quả cao, có thể sử dụng ở mọi nơi, mọi chỗ, với mọi người, với 1 gia đình,1 nhóm nhỏ, 1 cộng đồng Lời nói có thể dùng trực tiếp hay gián tiếp, lời nói còn được dùng để hỗ trợ, phối hợp với các phương tiện GDSK khác như tranh ảnh, pano, áp phích, mô hình Người nói nếu không nắm chắc được nội dung truyền đạt có thể dẫn đến việc cung cấp thông tin không chính xác và gây hiểu lầm cho đối tượng

- Phương tiện bằng chữ viết

- Phương tiện tác động qua thị giác (phương tiện GDSK trực quan) tranh, ảnh, pano

- Phương tiện nghe, nhìn: đài, ti-vi,

2.1.5 Lựa chọn nội dung GDSK:

Nội dung GDSK là những thông tin chính cần trao đổi với đối tượng GDSK trong một thời gian nhất định

Ví dụ: Nội dung GDSK về phòng chống một bệnh nào đó thường theo trình

tự sau:

+ Ảnh hưởng xấu do bệnh gây ra

Trang 14

+ Tầm quan trọng của việc phòng chống bệnh đó

+ Nguyên nhân của bệnh, đường lây truyền

+ Cách phát hiện và xử trí thông thường tại nhà và các phương pháp phòng bệnh thông thường khác [1], [2], [3]

2.1.6 Vai trò của GDSK trong công tác điều dưỡng

Chức năng nhiệm vụ chính của công tác điều dưỡng là chăm sóc người bệnh

Để nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh và tăng cường sự hài lòng người bệnh thì điều dưỡng phải thực hiện tốt 12 nhiệm vụ của điều dưỡng trong Thông tư 07/2011 của Bộ Y tế hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện Trong đó nhiệm vụ thứ nhất là tư vấn GDSK, có vai trò to lớn trong việc góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho con người Nếu GDSK đạt hiệu quả nó

sẽ giúp làm giảm tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tàn phế và tỷ lệ tử vong

Điều dưỡng chiếm số đông trong nhân lực của bệnh viện và có nhiều thời gian tiếp xúc với người bệnh từ khi mới vào viện đến khi ra viện Do đó vai trò của GDSK trong công tác điều dưỡng là rất quan trọng, nếu điều dưỡng làm tốt giúp người bệnh thay đổi hành vi từ có hại sang có lợi, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, điều trị và tăng cường sự hài lòng người bệnh [4]

2.1.7 Giáo dục sức khỏe cho người bệnh bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

2.1.7.1 Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ( BPTNMT)

* Khái niệm:

Theo Hội lồng ngực Mỹ và Hội hô hấp Châu Âu Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một rối loạn hô hấp được đặc trưng bởi thông khí thở ra tối đa giảm và chậm khả năng thở ra gắng sức của phổi không thay đổi đáng kể qua nhiều tháng Sự hạn chế lưu thông khí này chỉ đảo ngược rất ít bằng các thuốc giãn phế quản

Bệnh phổi tác nghẽn mạn tính là một quá trình bệnh lý được đặc trưng bởi sự

có mặt của 2 bệnh liên quan chủ yếu là Viêm phế quản mạn và Khí phế thũng Theo Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG), hiện nay trên Thế giới có khoảng hơn 600 triệu người mắc BPTNMT Tỷ lệ mắc ước tính khoảng 9,34/1000 ở nam giới và 7,33/1000 ở nữ giới Tỷ lệ tử vong do BPTNMT cũng ngày càng tăng, năm 1990 trên thế giới có khoảng 2,2 triệu người chết, đứng hàng thứ 6 trong các nguyên nhân gây tử vong Năm 2000 có 2,7 triệu người chết vì BPTNMT Hiện nay, hàng năm

Trang 15

có khoảng 2,9 triệu người chết, đứng hàng thứ 4 trong các nguyên nhân gây tử vong Tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tỷ lệ mắc trung bình là 6,3% và tỷ lệ mắc ở người trên 40 tuổi là 6,3% Theo dự đoán của các chuyên gia, tỷ lệ tử vong của BPTNMT đến năm 2020 đứng hàng thứ 3 chỉ sau bệnh tim thiếu máu cục bộ và tai biến mạch máu não[15]

Tại Việt Nam, theo số liệu của một số bệnh viện, số bệnh nhân mắc BPTNMT đang tăng nhanh Theo Ngô Quý Châu, khoa Hô hấp (Bệnh viện Bạch Mai), số bệnh nhân đến điều trị BPTNMT ngày càng tăng Nếu như thời điểm 1996 - 2000 chỉ có 25% bệnh nhân vào khoa hô hấp mắc BPTNMT thì từ 2003 đến nay đã tăng lên 26% Tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM) số bệnh nhân BPTNMT đến khám và điều trị tăng 1.000 bệnh nhân/năm, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) bệnh nhân BPTNMT chiếm 20% bệnh nhân khoa Hô hấp [5], [6]

* Chẩn đoán BPTNMT

Chẩn đóan BPTNMT nên được nghĩ đến ở bất kỳ bệnh nhân nào có các biểu hiện: Ho, khạc đàm, khó thở và có tiền sử tiếp xúc với yếu tố nguy cơ (hút thuốc lá, khói )

Hô hấp ký: Hô hấp ký nên được thực hiện ở tất cả bệnh nhân có tiền sử:

- Tiếp xúc với khói thuốc lá và/hoặc ô nhiễm môi trường hay ô nhiễm nghề nghiệp

- Tiền sử gia đình về bệnh hô hấp mạn tính

- Có ho, khạc đàm hoặc khó thở

Để chẩn đoán chắc chắn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, phải đo chức năng phổi Bệnh nhân thổi qua một máy đo gọi là Hô hấp kế (máy đo chức năng hô hấp) Máy sẽ cho biết bệnh nhân có bị tắc nghẽn đường hô hấp hay không

* Điều trị BPTNMT ổn định

+)Điều trị dùng thuốc

- Thuốc giãn phế quản

+Giúp cải thiện triệu chứng nhưng không cải thiện chức năng hô hấp

+ Ưu tiên dùng đường hít

+ Các nhóm thuốc: Đồng vận β2: salbutamol, terbutaline;

Kháng cholinergic : Aminophyllin, Theophylline

Trang 16

-Thuốc giãn phế quản dạng hít

+ Ưu điểm: Tác dụng nhanh, tức thời, giúp cắt cơn nhanh hơn đường uống, đồng thời ít tác dụng phụ toàn thân vì tác dụng trực tiếp lên phổi

+ Khuyết điểm: Khó thực hiện đúng cách

+ Có 3 dạng: Bình xịt định liều, bình hít dạng bột, phun khí dung

+) Điều trị không dùng thuốc:

* Ngưng thuốc lá

+ Thuốc lá là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của BPTNMT Cai thuốc lá chứ không phải thuốc giãn phế quản là biện pháp điều trị giúp làm chậm sự sụt giảm chức năng hô hấp

+ Hút thuốc lá là rối loạn do nghiện nicotin và dễ tái nghiện

+ Tư vấn và điều trị hỗ trợ cai thuốc lá nên được thực hiện như một biện pháp điều trị khởi đầu và chuyên sâu

+ Các bước tư vấn cai thuốc lá 5A:

Ask: Nhận biết những người nghiện thuốc lá ở mỗi lần khám

Advise: Khuyên người nghiện hút nên cai nghiện

Assess: Đánh giá ý định cai thuốc lá của người nghiện hút

Assist: Giúp người nghiện hút xây dựng kế hoạch cai thuốc, hỗ trợ tư vấn, điều trị và trợ giúp xã hội, đề nghị sử dụng thuốc kết hợp

Arrange Lập thời khóa biểu theo dõi

+ Thuốc hỗ trợ cai thuốc lá: Nicotine thay thế, Bupropion (Zyban), Varenicline (Champix)

* Vận động

+ Giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và tăng cường khả năng gắng sức + Bao gồm ít nhất 3 thành phần: Luyện tập vận động, giáo dục sức khỏe và tham vấn dinh dưỡng

+ Vận động chi dưới giúp cải thiện khả năng gắng sức nhưng không tác động đến chức năng hô hấp Vận động chi trên cải thiện sức cơ, giảm nhu cầu thông khí nhờ tăng hoạt động cơ hô hấp phụ.Tập vận động cơ hô hấp có thể giảm bớt khó thở nhưng kết quả nghiên cứu còn bàn cãi

+ Hai cách tập vận động:

Tăng sức bền (Endurance training): Đi bộ, thảm lăn, xe đạp, đi cầu thang…

Trang 17

Tăng sức cơ (Strenght training): Giữ thăng bằng, kháng lực, nâng tạ… Nên tập tối thiểu 20 buổi hay 6 - 8 tuần, phân bố khoảng 3 buổi tập/ tuần Có thể sắp xếp 2 buổi tập có giám sát và 1 buổi tập tại nhà không có giám sát Mỗi buổi tập > 30 ph; nếu mệt, nên bố trí những khoảng nghỉ ngắn xen kẻ Thời gian tập càng lâu, hiệu quả đạt được càng kéo dài Sau khi ngưng tập, hiệu quả giảm dần sau 12 – 18 th

.Tập 1 buổi / tuần hoặc tập < 20 ph mỗi ngày cho thấy không đạt hiệu quả

* Phòng chống suy dinh dưỡng

+ Tỉ lệ suy dinh dưỡng ở BN BPTNMT ngoại trú 25%, ở bn phải nhập viện 50% và ở bn nặng có suy hô hấp cấp 60%

+ Cách ăn uống hàng ngày, người bệnh nên chia nhỏ bữa ăn, tránh ăn quá no

có thể gây khó thở (ăn khoảng 5-6 bữa/ngày) Thực phẩm nên chế biến nhừ, để dễ nhai tránh để phải gắng sức khi ăn Nên ăn từng miếng nhỏ, nhai chậm, kỹ Trong khi ăn vẫn có thể cho bệnh nhân thở oxy kết hợp Nên ngồi thẳng lưng khi ăn để hạn chế áp lực từ ổ bụng ép lên cơ hoành gây khó thở Không nên uống nước trước hoặc trong bữa ăn Hạn chế các loại thực phẩm, đồ uống có nhiều gas cũng như những đồ ăn dễ gây sinh hơi, đầy bụng vì làm tăng thể tích dạ dày gây khó thở

+ Một vấn đề quan trọng không thể thiếu đó là lựa chọn, chế biến thực phẩm phù hợp với khẩu vị người bệnh, bố trí bàn ăn sạch sẽ, đẹp mắt cũng như tạo không khí vui vẻ, kích thích ăn uống

+ Suy dinh dưỡng luôn đi kèm với tình trạng yếu cơ hô hấp và làm tăng nguy

cơ suy hô hấp cấp, làm tăng số lần nhập viện và tử vong do BPTNMT

+ Cơ chế suy dinh dưỡng ở bệnh nhân BPTNMT:

Tăng cầu: gia tăng tiêu hao năng lượng cơ bản (tăng BEE) do căng phồng lồng ngực quá mức, cơ hô hấp kém thuận lợi, giảm lực co cơ hô hấp

Giảm cung (hạn chế lượng thức ăn đưa vào): Bệnh nhân dễ mệt khi ăn

no do căng phồng lồng ngực quá mức, cơ hoành bị dẹt, giảm thể tích khoang bụng

Bệnh nhân khó thở khi ăn do ngưng thở khi nuốt làm giảm oxy máu Loét dạ dày do stress, đầy bụng ợ hơi…

Các yếu tố khác: Trầm cảm: Do khó thở, kém vận động, kém giao tiếp; hút thuốc lá, kém hiểu biết về dinh dưỡng, điều kiện sống kém, thói quen ăn uống không đúng…

Trang 18

+ Các rối loạn dinh dưỡng khác

Thiếu vitamin A: Có sự sụt giảm đáng kể nồng độ vitamin A/máu ở bệnh nhân BPTNMT, nhất là các ca nặng và trung bình Khi các bệnh nhân này được bổ sung vitamin A: có cải thiện chức năng hô hấp

Rối loạn điện giải: Thường giảm phosphat, K+ , Ca2+ , Mg2+ làm giảm hoạt động cơ hoành chức năng hô hấp cải thiện đáng kể sau khi bù điện giải

Giảm miễn dịch cơ thể: Giảm miễn dịch qua trung gian tế bào: giảm sản xuất cytokin bởi đại thực bào phế nang, giảm hoạt động bổ thể, giảm miễn dịch dịch thể

+ Điều chỉnh suy dinh dưỡng

SDD và dư cân đều ảnh hưởng xấu đến BPTNMT Đánh giá dựa vào FFM (Free fat mass) chính xác hơn cân nặng

Thường cung cấp nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày với lượng carbonhydrat không quá cao

Các nguyên nhân làm giảm lượng thức ăn đưa vào đều phải xem xét và điều chỉnh

Điều chỉnh rối loạn điện giải nếu có và có thể sử dụng hormone đồng hóa

* Oxy liệu pháp dài hạn: Cải thiện chất lượng giấc ngủ, kéo dài tuổi thọ

* Giáo dục sức khỏe cho người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

+ GDSK nhằm giúp BN hiểu rõ về bản chất của bệnh, các yếu tố nguy cơ cho sự tiến triển của căn bệnh, vai trò của bệnh nhân trong việc đạt đến kết quả điều trị tối ưu

+ GDSK giúp cải thiện tỉ lệ bệnh nhân tuân thủ điều trị: dùng thuốc đều đặn, kiên trì cai thuốc lá, luyện tập vận động đều đặn, duy trì tình trạng dinh dưỡng ổn định

+ Loại hình GDSK: phân phát các tài liệu in ấn, tổ chức các buổi trình bày có minh họa bằng hình ảnh và tài liệu phát tay, thảo luận trong nhóm nhỏ giúp hiểu rõ nội dung thông tin, trao đổi kinh nghiệm

+ Các nội dung giáo dục sức khỏe: Sinh bệnh học BPTNMT, Kỹ năng sử dụng thuốc đường hít, Hướng dẫn về dinh dưỡng, Nhận biết và xử trí các dấu hiệu

Trang 19

cảnh báo đợt cấp, Cách tiết kiệm năng lượng và sống chung với BPTNMT, Thở cơ hoành, thở chúm môi

+ Kỹ thuật sử dụng thuốc đường hít:

 Có vai trò rất quan trọng giúp tuân thủ điều trị

 Ưu khuyết điểm của từng dạng thuốc

 Hướng dẫn chi tiết, có hình ảnh minh họa, có thực hành

 Chú ý vệ sinh chống nhiễm khuẩn đối với máy phun khí dung

+ Các dấu hiệu cảnh báo đợt cấp:

 Giúp người bệnh nhận biết sớm nhất khi có các triệu chứng khởi đầu

 Có thái độ và cách xử trí thích hợp

 Giảm bớt số lần nhập viện, thời gian nằm viện và chi phí y tế

+ Tiết kiệm năng lượng và đối phó khó thở:

 Giúp người bệnh thích nghi với BPTNMT

 Sống chung với bệnh với chất lượng cuộc sống tốt

 Hướng dẫn chi tiết và chu đáo những vấn đề trong đời sống hàng ngày, bao gồm cả đời sống tinh thần

2.1.7.2 Ảnh hưởng của BPTNMT lên cuộc sống của người bệnh

- Người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, mất sức lao động, thậm chí không tự chăm sóc nổi bản thân, trầm cảm, thay đổi tính tình, mất thu nhập, tốn kém trong điều trị

- Khó thở là triệu chứng đặc trưng của BPTNMT Người bệnh thường cảm thấy khó thở, thở gấp phải gắng sức để thở Ban đầu khó thở xuất hiện khi gắng sức, khi bệnh tiến triển nặng, khó thở xảy ra ngay cả khi nghỉ ngơi

- Ho mãn tính và gần như không thể khỏi hoàn toàn, thường có đờm khi ho

- Giảm sức đề kháng , dễ nhiễm trùng

- Bệnh nhân lo lắng về bệnh, thường có loét dạ dày do stress

2.1.7.3 Vai trò người điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh BPTNMT

Người điều dưỡng trực tiếp cải thiện thông khí phổi cho người bệnh bằng các biện pháp phục hồi chức năng hô hấp, hướng dẫn cách sử dụng thuốc, chế độ ăn uống, tập luyện, GDSK

Trang 20

Người điều dưỡng giáo dục sức khỏe cho người bệnh về cai thuốc lá, kiến thức về bệnh, hướng dẫn sử dụng thuốc, thở oxy đúng cách, kỹ năng dùng ống bơm xịt, bình hít hay máy khí dung, các phương pháp ho khạc đờm, tập thở Bên cạnh

đó, bệnh nhân cũng được tư vấn để có chế độ dinh dưỡng hợp lý nhằm cải thiện tình trạng gầy yếu, sút cân, suy dinh dưỡng thường đi kèm với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Người điều dưỡng hỗ trợ tâm lý và tái hòa nhập xã hội: Rối loạn tâm thần kiểu trầm cảm thường đi kèm với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Nếu bệnh nhân được tư vấn và hỗ trợ tâm lý sẽ cải thiện được tình trạng này

Việc GDSK phải có kế hoạch, phải có mục tiêu, tiến hành thường xuyên, tỷ

mỷ, hướng dẫn cụ thể:

* Cung cấp kiến thức tự chăm sóc và phòng bệnh cho người bệnh

- Khuyên người bệnh trong quá trình nằm viện, khi tình trạng người bệnh cho phép, hướng dẫn người bệnh thực hiện thở sâu Khi ra viện tiếp tục các bài tập thở sâu ngày tập 3-4 lần, mỗi lần 5-10 phút

- Đối với bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, biết cách thở sâu là một phần thiết yếu trong kỹ năng sống chung với bệnh

Nên lặp lại động tác thở chúm môi nhiều lần cho đến khi hết khó thở

Tập đi tập lại nhiều lần sao cho thật nhuần nhuyễn và trở thành thói quen .Nên dùng kỹ thuật thở chúm môi bất cứ lúc nào cảm thấy khó thở như khi lên cầu thang, tắm rửa.tập thể dục

Trang 21

- Bài tập thở cơ hoành(thở bụng)

+ Ở người khỏe mạnh, động tác hít thở được thực hiện nhờ hoạt động co cơ của các cơ ở lồng ngực, vai, cổ và hoạt động của cơ hoành.Đa số chúng ta thở chủ yếu bằng các cơ ở lồng ngực gọi là thở ngực

+ Ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính do tình trạng ứ khí trong phổi nên lồng ngực bị căng phồng làm hạn chế hoạt động của cơ hoành Cơ hoành là cơ

hô hấp chính, nếu hoạt động kém sẽ làm thông khí ở phổi kém và các cơ hô hấp phụ phải tăng cường hoạt động

+ Tập thở cơ hoành sẽ giúp tăng cường hiệu quả của các động tác hô hấp và tiết kiệm năng lượng

+ Kỹ thuật thở cơ hoành(thở bụng)

Ngồi ở tư thế thoải mái, thả lỏng cổ và vai

Đặt một bàn tay lên bụng và một bàn tay còn lại lên ngực

Hít vào chậm qua mũi sao cho bàn tay trên bụng có cảm giác bụng phình lên Lồng ngực không di chuyển

Hóp bụng lại và thở ra chậm qua miệng với thời gian thở ra gấp đôi thời gia hít vào và bàn tay trên bụng có cảm giác bụng lõm xuống

+ Lưu ý:

Nên tập thở cơ hoành nhiều lần trong ngày cho đến khi trở thành thói quen .Sau khi đã nhuần nhuyễn kỹ thuật thở cơ hoành ở tư thế nằm hoặc ngồi, nên tập thở cơ hoành khi đứng, khi đi bộ và cả khi làm việc nhà

- Thực hiện y lệnh các thuốc giãn phế quản, chú ý theo dõi tác dụng phụ của thuốc, đặc biệt là các tác dụng phụ trên tim mạch của các thuốc giãn phế quản

+ Các thuốc hít, xịt với mục đích cắt nhanh cơn khó thở lâu nay vẫn được coi như "vật bất ly thân" của người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Tuy nhiên chưa nhiều người biết hết tác dụng phụ nghiêm trọng của các loại thuốc này Do vậy công tác GDSK của điều dưỡng cho bệnh nhân BPTNMT tuân thủ việc sử dụng thuốc ở bệnh viện cũng như điều trị theo đơn ở nhà và hạn chế tác dụng phụ của thuốc là rất quan trọng

+ Thuốc trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thể được chia thành 2 nhóm

Trang 22

Thuốc cắt cơn nhanh(Salbutamol): Thuốc ở dạng hít, xịt có tác động nhanh làm giãn cơ trơn phế quản giúp luồng khí lưu thông ở đường thở được dễ dàng hơn, người bệnh thoát khỏi cảm giác khó thở.Tác dụng phụ có thể gặp: tim đập nhanh, run tay chân, khô miệng dễ bị kích thích, chóng mặt

Thuốc kiểm soát dài hạn (thuốc dự phòng) Theophylin,Salmeterol, Prednisone, Methylprednisolone Các thuốc này giúp kiểm soát bệnh và làm giảm nguy cơ lên cơn cấp, chỉ có kết quả khi sử dụng đều đặn hàng ngày các loại thuốc:

 Giãn phế quản tác động dài (có dạng thuốc hít, xịt và thuốc uống): Tác dụng chính: làm giãn các cơ siết chặt quanh đường thở, có thể ngừa được cơn nhưng không thể cắt cơn khi cơn đã bắt đầu.Tác dụng phụ: nhức đầu, mất ngủ, chóng mặt, tim đập nhanh, buồn nôn

 Kháng viêm: phổ biến nhất là các thuốc nhóm corticoid (có dạng thuốc hít và thuốc uống): Tác dụng chính: ngăn ngừa hay làm giảm viêm đường thở, giảm nguy cơ xuất hiện đợt cấp.Tác dụng phụ có thể: Khô miệng, nấm miệng, nhức đầu, loét dạ dày, suy thượng thận, giảm miễn dịch

Tuy nhiên khi mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính người bệnh chỉ nên dùng corticoid dạng uống trong thời gian ngắn (5-14 ngày) để tránh các tác dụng không mong muốn Sau đợt cấp, bệnh nhân có thể chuyển sang corticoid dạng xịt Corticoid dạng xịt có tác dụng trực tiếp lên thành phế quản, ít ảnh hưởng đến toàn thân, do vậy hạn chế tác dụng không mong muốn và được sử dụng rộng rãi hơn dạng uống.Ngoài ra, dùng thường xuyên Corticoid dạng xịt giúp làm giảm đáng kể

số đợt bùng phát và cải thiện tình trạng sức khỏe chung của người bệnh.Ngăn ngừa tác dụng phụ của thuốc này Điều dưỡng GDSK cho người bệnh BPTNMT:

 Tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị của nhân viên y tế, không tự

ý bỏ thuốc hoặc tăng liều đột ngột

 Sử dụng thuốc dạng phun- hít do thuốc được đưa trực tiếp đến niêm mạc đường thở nên sẽ hạn chế nồng độ thuốc vào máu, giảm các tác dụng phụ

 Súc miệng sau khi dùng corticoid dạng phun-hít giảm thuốc đọng lại ở miệng, họng giúp tránh bị nấm miệng, họng

 Tiêm phòng vacxin cúm hàng năm giúp hạn chế nhiễm khuẩn, giảm được số lần phải dùng thuốc

Ngày đăng: 24/02/2021, 14:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w