Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 24 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
24
Dung lượng
110,49 KB
Nội dung
KHÁIQUÁTCHUNGVỀNGÂNHÀNGNÔNGNGHIỆPVÀPHÁTTRIỂNNÔNGTHÔNHÀTĨNH 1. Sự hình thành vàpháttriển của ngânhàngnôngnghiệpvàpháttriểnnôngthônHàTĩnh * Trụ sở chính - Tên cơ quan: Ngânhàngnôngnghiệpvàpháttriểnnôngthôn Việt Nam. - Tên gọi tắt: Ngânhàngnôngnghiệp - Tên viết tắt: NHNo&PTNT Việt Nam - Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng anh: Viet Nam Bank of Agriculture and Rural Development. - Địa chỉ: Số 2- Láng Hạ- Quận Ba Đình- Hà Nội ĐT: 84 04 8313 700 Fax: 84 04 8313 717 * Chi nhánh HàTĩnh - Tên cơ quan: NgânhàngnôngnghiệpvàpháttriểnnôngthônHàTĩnh - Tên gọi tắt: NgânhàngnôngnghiệpHàTĩnh - Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng anh: Viet Nam Bank of Agriculture and Rural Development HaTinh branch. - Tên gọi tắt bằng tiếng anh: Agribank - Tên viết tắt tiếng anh: VBAND - Địa chỉ: Số 01- Phan Đình Phùng- Thành Phố Hà Tĩnh- TỉnhHà Tĩnh. ĐT: 84 039 851 077 Fax: 84 039 855 332 Webside: www.Agribank.com.vn www.VBAND.com.vn 1.1. Lịch sử hình thành của NHNo&PTNT HàTĩnh Năm 1976 HàTĩnhvà Nghệ An hợp nhất thành tỉnh Nghệ Tĩnh. Ngày 26/03/1988 Ngânhàngpháttriểnnôngnghiệp Việt Nam được thành lập. Cùng với toàn hệ thống Ngânhàngpháttriểnnôngnghiệp toàn quốc, ngày 01/10/1988 NHPTNo Nghệ Tĩnh được thành lập và chính thức hoạt động Thực hiện Nghị quyết của quốc hội nước CHXHCN Việt Nam về việc chia tỉnh Nghệ Tĩnh thành 2 tỉnh Nghệ An vàHà Tĩnh. Ngày 24/08/1991 thống đốc NHNN Việt Nam ra quyết định số 115/NH-QĐ giải thể NHPTNo Nghệ Tĩnh thành lập NHPTNo Nghệ An và NHPTNo Hà Tĩnh. Trải qua hơn 15 năm hoạt động, ngânhàngnôngnghiệpvàpháttriểnnôngthônHàTĩnh đã có nhiều chuyển biến vàpháttriển vượt bậc. 1.2. Sự pháttriển của NHNo&PTNT HàTĩnh - Giai đoạn 1991- 1996: Đây là giai đoạn ngânhàng ổn định và chuyển hoạt động kinh doanh theo hướng thị trường. Sau khi thành lập NHNo HàTĩnh ổn định và chuyển hướng hoạt động kinh doanh theo hướng thị trường. Ngânhàng được tái lập trong điều kiện nền kinh tế đất nước đang còn gặp nhiều khó khăn khi vừa mới thoát khỏi cơn khủng hoảng kinh tế đang trong quá trình đổi mới toàn diện và mạnh mẽ về mọi mặt. thực trạng đó đặt ra cho NHPTNo HàTĩnh nhiệm vụ hàng đầu là:" nhanh chóng ổn định công tác tổ chức, chuyển đổi cơ chế hoạt động kinh doanh, huy động vốn và cho vay mở rộng hoạt động tiền tệ tín dụng ngân hàng, góp phần thúc đẩy KT-XH tỉnh nhà phát triển". Thời kỳ này công tác tổ chức cán bộ hết sức phức tạp: Số lượng cán bộ đông trong đó lao động nữ chiếm 65%. Trình độ chuyên môn còn bất cập; đại học cao đặng chiếm 11%, trung học chiếm 64%; sơ cấp chiếm 23%; chưa qua đào tạo 2%;ngoại ngữ và tin học hầu như chưa có; năng lực tiếp thị và khả năng ứng xử với tính khắc nghiệt, nhạy cảm của cơ chế thị trường còn nhiều hạn chế .Đây thực sự là những khó khăn cho công tác sắp xếp, bố trí cán bộ để thực sự chuyển hoạt động kinh doanh theo cơ chế mới. Trước khi tách tỉnh trên địa bàn HàTĩnh chỉ có 8 NHNo hoạt động tại 8 huyện. Mỗi chi nhánh có 2 phòng và 2 tổ công tác (phòng kế toán và phòng tín dụng, tổ ngân quỹ và tổ hành chính nhân sự); đến ngày 04/05/1993 sau khi HàTĩnh được thành lập thêm thị xã Hồng Lĩnh giám đốc NHNo Việt Nam có quyết định số 156/NHNo-QĐ về việc thành lập chi nhánh NHNo Hồng Lĩnh trực thuộc chi nhánh NHNo tỉnhHà Tĩnh. Chi nhánh NHNo tỉnh bố trí 8 phòng nghiệp vụ, gồm: phòng kế hoạch và kinh doanh, phòng kế toán thanh toán, phòng ngân quỹ, phòng nguồn vốn, phòng tổ chức cán bộ - đào tạo, phòng kiểm soát, phòng hành chính. Nhằm mở rộng mạng lưới kinh doanh, chi nhánh đã thành lập 42 bàn tiết kiệm trực thuộc Hội sở và các chi nhánh huyện, thị để thực hiện chức năng huy động nguồn vốn. Đồng thời thành lập các cửa hàng kinh doanh tổng hợp và phòng giao dịch thực hiện cho vay vốn ở những vùng kinh tế tập trung. Những ngày đầu tách tỉnh cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Trụ sở làm việc các NHPTNo huyện, thị xuống cấp, phương tiện làm việc thiếu thốn, nơi ăn ở cho cán bộ hầu như chưa có gì. Sau ngày chia tỉnh, tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn NHNo HàTĩnh chỉ đạt 37.8 tỷ trong khi dư nợ hữu hiệu 43.3 tỷ, nguồn vốn không đủ phải vay cấp trên 16.8 tỷ. Để mở rộng đầu tư tín dụng nhiệm vụ đạt ra với NHNo là: " tích cực huy động nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn trong dân cư nhằm ổn định và tự cân đối nguồn vốn chủ động tăng trưởng dư nợ". Đây là nhiệm vụ hết sức nặng nề bởi nhu cầu tín dụng trong giai doạn này rất lớn, trong khi thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn thấp, khối lượng tiền tệ tích lũy để dành trong nhân dân hạn chế dẫn đến việc huy động vốn gặp khó khăn, Ngày 27/8/1993 NHNo Việt Nam ban hành văn bản 495D/NHNo-KH " về xây dưng, tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh trong hệ thống NHNo Việt Nam",đây là buwocs đột phá chuyển từ điều hành kế hoạch hóa tập trung sang gắn kế hoạch hóa với kinh doanh. Để tự cân đối nguồn vốn NHNo HàTĩnh đã thực hiện nhiều giải pháp quan trọng như: đa dạng hóa hình thức huy động vốn, mở thêm mạng lưới huy động, giao kế hoạch huy động cho từng chi nhánh và cá nhân. Tăng cường huy động vốn có kỳ hạn dài nhằm ổn định nguồn vốn; tranh thủ các nguồn vốn ủy thác đầu tư từ nước ngoài, năm 1995: 8.6 tỷ; năm 1996: 26.7 tỷ góp phần đa dạng hóa lạo hình đầu tư tín dụng. Bên cạnh các hình thức huy động nguồn vốn truyền thống NHNo HàTĩnh đã chuyển đổi cơ cấu nguồn vốn có kỳ hạn dài bằng cách phát hành kỳ phiếu có mục đích với kỳ hạn từ 12 tháng trở lên: năm 1993 đạt 14.4 tỷ, năm 1994 đạt 97 tỷ, năm 1995 đạt 64 tỷ, năm 1996 đạt 93 tỷ, loại hình thức huy động vốn này đảm bảo ổn định nguồn vốn, chủ động về đầu tư tín dụng. Giai đoạn này nền kinh tế chuyển hướng pháttriển theo kinh tế thị trường nên thời kỳ này nguồn vốn huy động trên địa bàn hàng năm tăng bình quân 40%, đến cuối năm 1996 đạt 219 tỷ đồng. Giai đoạn 1995-1996 hoạt động tín dụng lại chuyển hướng đầu tư mới, đó là việc tách tín dụng trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp ở nôngthôn thành hai loại hình: ở nôngthôn có mức sống dưới trung bình. Về tổ chức, NHNo đã tách ra một tổ tín dụng độc lập chỉ đạo cho vay người nghèo ở văn phòng NHNo tỉnhvà đây chính là tiền đề để ra đời ngânhàng phục vụ người nghèo ở nôngthôn thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo của Đảng và nhà nước, tiền thân của ngânhàng chính sách xã hội sau này. Nhờ những cố gắng tích cực của NHNo HàTĩnh nên trong năm 1995 đã triểnkhai cho vay người nghèo với tổng số hộ vay: 16270 hộ, dư nợ 15648 triệu đồng. Trong đó cho vay hộ nghèo bằng nguồn vốn trong nước 7392 hộ dư 6833 triệu đồng, hộ nghèo vay vốn chương trình KFW XĐGN là 6878 hộ, dư nợ 8815 triệu đồng Thực hiện quyết định số 230/QĐ-NH5 ngày 1/9/1995 của Thống đốc NHNN Việt Nam về thành lập NHNg. Ngày 1/1/1996 NHNg HàTĩnh ra đời song trực tiếp vẫn do NHNo tác nghiệp. Năm 1996 đã cho 20277 lượt hộ nghèo vay vốn với doanh số 25536 triệu đồng , doanh số thu nợ 1980 triệu đồng, cuối năm 1996 có 26463 hộ nghèo vay vốn có dư nợ 30505 triệu đồng tăng 95% so với năm 1995. Vốn cho vay bước đầu đã mang lại kết quả thiết thực giải quyêt việc làm cô nghèo thực hiện từng bước xóa đói giảm nghèo ở nông thôn. Kết quả cho vay hộ nghèo đã góp phần giảm tỷ lệ hộ đói nghèo gần 50% sau tách tỉnh xuống còn khoảng 30% cuối năm 1996. NHNo HàTĩnh cũng đã đơn giản hóa các thủ tục hồ sơ vay vốn, nâng dần mức dư nợ không phải thế chấp tài sản đối với hộ sản xuất, các chi nhánh đã chú trọng mở rộng mạng lưới kinh doanh nhằm chuyển tải vốn ngânhàng đến hộ vay thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Năm 1994 đến năm 1996 đã tổ chức mạng lưới chuyển tải vốn gồm 19 NHNo loại 4 nhằm mở rộng điểm giao dịch trực tiếp của NHNo và thành lập được 2002 tổ dịch vụ cho vay vốn đến hộ sản xuất với 34222 thành viên, dư nợ 15515 triệu đồng. Trong đó, thông qua tổ chức hội phụ nữ có 457 tổ với 12304 thành viên, dư nợ đạt 5763 triệu đồng, 1404 tổ tự nguyện với dư nợ 19805 thành viên dư nợ 6405 triệu đồng, 90 tổ hưu trí với 1572 thành viên với dư nợ 2590 triệu đồng. Đây là kết quả khởi đầu cho việc thực hiện chiến lược mạng lưới chuyển tải vốn đến hộ sản xuất nôngnghiệpnông thôn. Tổng dư nợ hữu hiệu cuối năm 1996 đạt 198 tỷ đồng gấp 3.8 lần năm 1991. Nợ quá hạn từ chỗ chiếm 15.91% năm 1991 xuống còn 5% năm 1996. Cơ cấu đầu tư chuyển dịch theo hướng dư nợ trực tiếp hộ sản xuất tăng từ 24% năm 1991 lên 92.4% năm 1996. Ngoài ra đã cho 26463 hộ nghèo vay vốn với số dư nợ 35455 triệu đồng góp phần thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo của Đảng và nhà nước. - Giai đoan 1997- 2002: Giai đoạn này ngânhàng khắc phục khó khăn và tiếp tục phát triền. Đây là giai đoạn lịch sử hết sức quan trọng, giai đoạn bản lề giữa thế kỷ 20 và thế kỷ 21, thời khắc chuyển giao thiên niên kỷ. Nền kinh tế Việt Nam nói chungvàngânhàng nói riêng khắc phục tồn tại, hướng tới tương lai trên bước đường pháttriểnvà hội nhập. Thời kì này nền kinh tế HàTĩnh đã có bước tăng trưởng khá, GDP bình quân hàng năm tăng 8%. Để đáp ứng nhu cầu cho vay, các ngânhàng thương mại như ngânhàng ngoại thương, ngânhàng đầu tư áp dụng lãi suất huy động cao; bên cạnh đó kho bạc nhà nước, ngành bưu điện huy đọng nguồn vốn cho ngân sách, các quỹ tín dụng nhân dân huy động vốn để kinh doanh dẫn đến thị trường nguồn vốn bị cạnh tranh gay gắt, làm cho công tác huy động vốn của NHNo hết sức khó khăn. Nhằm tăng trưởng nguồn vốn phục vụ kinh doanh, NHNo&PTNT HàTĩnh đã tích cực chủ động huy động vốn bằng hình thức và kỳ hạn hấp dẫn, linh hoạt thay đổi lãi suất để thu hút khách hàng tăng sức cạnh tranh nhưng đảm bảo đầu vào hợp lý. Giai đoạn này NHNo&PTNT HàTĩnh đã hoàn toàn chủ động nguồn vốn phục vụ kinh doanh, hạ lãi suất đầu vào hợp lý đảm bảo độ chênh lệch tối thiểu 0.4%, đây là giai đoạn đầu tiên thừa vốn điều về trung tâm điều hành: năm 1998 thừa 18 tỷ, năm 1999 thừa 30.5 tỷ, năm 2000 thừa 61.6 tỷ, năm 2001 thừa 116 tỷ, năm 2002 thừa 178 tỷ. Nền kinh tế các nước châu Á đã thoát khỏi khủng hoảng, NHNo Việt Nam đổi tên thành NHNo&PTNT Việt Nam đã xác định hướng đầu tư tập trung cao cho lĩnh vực nôngnghiệpnông thôn. Nhằm thực hiện nghị quyết đại hội Đảng bộ lần thứ 15, nhiệm vụ đặt ra đối với NHNO&PTNT HàTĩnh là: chỉnh sửa những tồn tại về hoạt động tín dụng giai đoạn trước đây, từng bước ổn định mở rộng hoạt động tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn cho việc đầu tư pháttriển kinh tế đặc biệt trên lĩnh vực nôngnghiệpvànông thôn. Cuối năm 1997, dư nợ là 210 414 triệu đồng. Năm 1998, dư nợ là 205 855 triệu đồng, cuối năm 1999, dư nợ là 214 326 triệu đồng. Dư nợ bình quân trong giai đoạn này chỉ đạt bình quân 396 triệu đồng/đầu người, trong khi đó, bình quân dư nợ toàn hệ thống NHNo&PTNT là 1200 triệu đồng/người. Nhờ có sự kết hợp giữa trong và ngoài ngành nên các năm đầu thời kỳ chỉnh sửa đã giảm thấp nợ quá hạn. Chỉ tính trong ba năm 1997-1999 toàn chi nhánh đã thu hồi đuợc 27.567 triệu đồng nợ bị kẹt khó đòi. Song song với việc thực hiện giải pháp nói trên, đã thực hiện chủ trương của các bộ, ngành vàngânhàng cấp trên để xử lý nợ tồn đọng của quá khứ để lại do nguyên nhân khách quan; đó là việc chủ trương theo văn bản số 09/CT-NH1 ngày 27/08/1997 của NHNN Việt Nam và công văn hướng dẫn thực hiện số 166/NHNo Việt Nam ngày 09/09/1997 của NHNo&PTNT Việt Nam về: “Xác định lại thời hạn nợ của khoản nợ đã cho vay” kết quả đã xử lý được 2911 món vay với số tiền là 22788 triệu đồng, trong đó gia thêm thời hạn nợ 5709 triệu đồng, chuyển cho vay ngắn sang cho vay trung hạn 15257 triệu đồng. Thực hiện xử lý nợ theo thông tư liên bộ 03/NHNN-BTC ngày 22/11/1997 của NHNN và bộ tài chính, đã lập thủ tục xin xoá 7961 triệu đồng nợ gốc, chủ yếu là nợ các DNNN đã có quyết định phá sản, giải thể. Tuy đã tập trung thu nợ và xử lý theo chính sách nói trên song giai đoạn này nợ qua hạn vẫn còn cao. Thực hiện chủ trương về xử lý nợ tồn đọng bù đắp từ nguồn trích lập dự phòng rủi ro theo văn bản số 48 của NHNN, văn bản 238 và 3070 của NHNo&PTNT Việt Nam, được sự quan tâm của NHNo cấp trên, chỉ trong ba năm 1999-2001 chi nhánh đã sử lý được 35414 triệu đồng từ nguồn rủi ro, tỷ lệ nợ quá hạn đã giảm thấp từ 11.46% cuối năm 1997 xuống còn 1.59% năm 2002. Nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, giảm nợ quá hạn toàn chi nhánh đã tập trung củng cố việc chấp hành quy chế, quy định, biện pháp nghiệp vụ tín dụng, đồng thời thực hiện nghiêm chỉnh Nghị Định 20/CP của Chính Phủ về xử lý kỷ luật hành chính đối với cán bộ ngân hàng, đây được coi là công cụ quản lý dư nợ có hiệu quả. Ngày 4/7/2001 NHNo&PTNT HàTĩnh có văn bản số 662/NHN0 “Quy chế về quản lý dư nợ sau cho vay”. Nhờ những biện pháp nói trên của toàn chi nhánh đến năm 2002 chất lượng tín dụng được tăng cao, hạn chế nợ quá hạn phát sinh, giảm thấp nợ quá hạn. Tiếp tục thực hiện chính sách đầu tư tín dụng ngânhàng để pháttriển kinh tế nôngnghiệpnôngthôn theo quyết định 67/CP của Chính Phủ, gắn với việc thực hiện Thông tư liên tịch 2308, 02 nhằm mở rộng và đẩy mạnh hoạt động đầu tư tín dụng cho vay hộ sản xuất kinh doanh, hộ nghèo ở thị trường nông nghiệp, nông thôn. Thực hiện mở sổ đăng ký nhu cầu vay vốn của khách hàng, tổ chức họp dân tuyên truyền cơ chế chính sách cho vay của NHNo, củng cố thành lập lại tổ vay vốn đối với hộ sản xuất theo văn bản chỉ đạo số 480 của NHNo&PTNT tỉnh nên loại hình cho vay hộ sản xuất kinh doanh tăng cả quy mô và tốc độ. Trong giai đoạn từ năm 1997-2002, tổng doanh số cho vay hộ đạt 1532487 triệu đồng, trong đó có 338209 lượt hộ được cho vay, dư nợ cuối năm 2002 đạt: 437069 triệu đồng, tăng 35.2 lần so với năm 1996. Bên cạnh cho vay hộ sản xuất kinh doanh, công tác cho vay xoá đói giảm nghèo được tiếp tục thực hiện có hiệu quả. Từ năm 1996 đến tháng 10/2002 có 131823 lượt hộ nghèo vay vốn với doanh số cho vay 243910 triệu đồng, doanh số thu nợ 75074 triệu đồng. số hộ có dư nợ 79000 hộ với dư nợ 175800 triệu đồng, tăng gấp 5.7 lần năm 1996. Để chuyển tải vốn cho vay hộ sản xuất, kinh doanh NHNo&PTNT HàTĩnh đã củng cố mở rộng mạng lưới chuyển tải vốn đến thị trường nông nghiệp, nông thôn. Kết quả cuối năm 2002 có 3400 tổ, với 52000 thành viên vay vốn, tổng dư nợ cho vay qua tổ 200000 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 47% so tổng dư nợ hộ sản xuất kinh doanh. Song song với việc mở rộng quy mô tín dụng đối với cho vay hộ SXKD, giai đoạn này NHNo&PTNT HàTĩnh đã có những tích cực thay đổi cơ cấu vốn cho vay trung hạn từ 15% cuối năm 1996 lên 71% năm 2002, đây là một số cố gắng rất lớn của NHNo&PTNT Hà Tĩnh. Tranh thủ nguồn vốn UTĐT từ 26731 triệu cuối năm 1996 lên 19266 triệu cuối năm 2002, nhờ đó đã có đủ nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu cho vay trung hạn đối với hộ sản xuất. Thực hiện chủ trương đa dạng hoá loại cho vay, NHNo&PTNT HàTĩnh đã chủ trương mở rộng loại tín dụng cho vay cầm cố và tiêu dùng, không giới hạn tại địa bàn thanh thị mà mở rộng tại địa bàn nông thôn. Kết quả đã đưa dư nợ cho vay tiêu dùng 18076 triệu cuối năm 1999 lên gần 100000 triệu đồng năm 2002; dư nợ cho vay cầm cố từ 1952 triệu đồng cuối năm 1999 lên 5373 triệu đồng năm 2002. Nhằm đầu tư khai thác thế mạnh kinh tế đồi, rừng đã khảo sát và phân loại 1200 trang trại, thực hiện phân loại và tiến hành thiết lập quan hệ tín dụng với loại hình kinh tế này. Đến cuối năm 2002 đã tiến hành cho vay 24 trang trại với dư nợ 3800 triệu đồng. Số trang trại không đủ phân loại theo tiêu chí 69 tiến hành cho vay trong hộ. Đến cuối năm 2002 toàn tỉnh có 13 doanh nghiệp vay vốn NHNo&PTNT với dư nợ 112000 triệu đồng. Trong năm 1996-2002 thực hiện chương trình công nghệ hoá hiện đại hoá nông nghiệp. Hoạt động tín dụng giai đoạn 1997-2002 gặp nhiều khó khăn, nhất là đổ vỡ sau bước đi chập chững ban đầu khi chuyển đổi và thích nghi với cơ chế thị trường. Tuy vậy, nhờ sự nỗ lực, phấn đấu không mệt mỏi của các thế hệ cán bộ nhân viên toàn chi nhánh nên hoạt động tín dụng đã được ổn định, đi lên vàphát triển, nhất là tăng quy mô huy động vốn và đầu tư, nâng cao chất lượng tín dụng, đa dạng hoá loại hình đầu tư. Giai đoạn này NHNo HàTĩnh chú trọng mua sắm cơ sở vật chất nhằm từng bước hiện đại hoá công nghệ ngânhàng phục vụ yêu cầu nhiệm vụ đòi hỏi. Đi đôi với việc trang bị máy móc, công tác đào tạo tin học được tiến hành đồng thời, đặc biệt từ năm 2000 đến năm 2002 đã tuyển dụng 3 kỹ sư tin học, xây dựng một phòng đào tạo vi tính, đào tạo cho 100% cán bộ điều hành và tác nghiệp trong toàn chi nhánh vận hành và sử dụng máy vi tính từ cơ bản trở lên. Có thể nói từ trước tới nay chưa bao giờ công tác tin học lại được ban lãnh đạo NHNo&PTNT HàTĩnh quan tâm và đào tạo có hiệu quả như giai đoạn 2000- 2002. Đến cuối năm 2002 nguồn vốn huy động trên địa bàn đạt 647 tỷ đồng, tăng gấp 19.8 lần năm 1991 vàpháttriển có lựa chọn theo hướng đa dạng hoá, bền vững, tỷ trọng vốn trung, dài hạn ngày càng tăng; nguồn vốn UTĐT đạt 150 tỷ đồng(năm 1991 không có); nguồn vốn cho vay hộ nghèo 190 tỷ đồng; nguồn vốn giải ngân IFA 20 tỷ đảm bảo không ngừng ổn định và tăng trưởng nguồn vốn góp phần đa dạng hoá đầu tư tín dụng. Từ năm 1991-2002 cho 943230 lượt hộ vay với số tiền 2635270 triệu đồng, đưa dư nợ tín dụng thương mại đạt 560 tỷ tăng gấp 13 lần năm 1991; Trong đó dư nợ từ nguồn vốn UTĐT đạt 150 tỷ đồng, cơ cấu đầu tư đã được chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng cho vay trực tiếp hộ sản xuất kinh doanh(từ 24% năm 1991 tăng lên 79% năm 2002); Đa dạng hoá loại hình đầu tư phục vụ pháttriển các ngành kinh tế, thành phần kinh tế góp phần khai thác mọi tiềm năng tự nhiên trên địa bàn Hà Tĩnh; chất lượng tín dụng được nâng cao, nợ quá hạn từ chỗ 18.92% năm 1991 xuống 1.7% năm 2002. Bên cạnh đó đã cho 130700 lượt hộ nghèo vay vốn số tiền 261600 triệu đưa dư nợ cuối năm 2002 đạt 190 tỷ đồng, vốn cho vay người nghèo mua sắm phương tiện sản xuất hàng hoá, tăng thu nhập giúp 14826 hộ xoá đói giảm nghèo vươn lên hoà nhập cộng đồng. Nguồn vốn cho vay trực tiếp hộ sản xuất và người nghèo còn góp phần hạn chế nạn bán lúa non, cho vay nặng lãi tồn tại từ bao đời nay trong nôngthônHà Tĩnh, làm ấm lên nghĩa xóm tình làng, góp phần khơi dậy, phục hồi, pháttriển nền văn hoá trong cộng đồng làng xã. Năm 1991 toàn chi nhánh mới chỉ có 11.2% trình độ đại học, đến năm 2002 tỷ lệ đại học đã lên đến 40%, 2 người tốt nghiệp sau đại học, nhiều cán bộ có 2 bằng đại học, trình độ vi tínhvà ngoại ngữ năm 1991 gần như không có đến năm 2002 đã có 8% cán bộ có trình độ ngoại ngữ từ bằng A trở lên trong đó có 1 cử nhân ngoại ngữ. Trình độ vi tính đã được phổ cập. Đời sống vật chất tinh thần của cán bộ HàTĩnh bước đầu được cải thiện, từ năm 1991-2000 phải trợ cấp lương, từ năm 2001 đã đủ hệ số lương theo mức tối đa TW cho phép. Từ ngày chia tỉnh cơ sở vật chất nhỏ bé và lạc hậu, đến cuối năm 2002 toàn bộ trụ sở làm việc đã xây dựng kiên cố, 100% nhà làm việc NH cấp II và một số NH cấp III được xây dựng cao tầng, với trang thiết bị nội thất hiện đại. Từ chỗ chỉ có 1 máy vi tính cũ từ ngày thành lập, đến cuối năm 2002 về cơ bản đã trang bị đủ nhu cầu máy vi tính phục vụ cho công tác. 100% các nghiệp vụ được thực hiện trên máy vi tính góp phần tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả kinh doanh. - Giai đoạn 2003 đến nay: Đây là giai đoạn NHNo HàTĩnh có nhiều đổi mới vàpháttriển không ngừng. Giai đoạn này mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, dịch bệnh nhưng tình hình kinh tế xã hội HàTĩnh tiếp tục ổn định vàphát triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế 8.7%, trong đó công nghiệp-xây dựng tăngn 21.5% , nông lâm ngư nghiệp giảm 1.3%, thương mai dịch vụ tăng 11.1%. HàTĩnh đã triểnkhai nhiều dự án trọng điểm như: Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê, dự án Nhà máy luyện thép liên hợp, trung tâm nhiệt điện Vũng Áng, công trình thủy điện Ngàn Trươi, hệ thống thủy lợi Sông Trí. Cơ sở hạ tầng được đầu tư mở rộng và nâng cấp, đời sống kinh tế được nâng cao, an ninh quốc phòng được giữ vững, văn hóa giáo dục ổn định quy mô và nâng cao chất lượng. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có bước tăng trưởng mạnh cả về số lượng và quy mô, góp phần giải quyết công ăn việc làm và tạo sản phẩm cho xã hội. Những kết quả khả quan của nền kinh tế đã tạo tiền đề thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT tỉnhHà Tĩnh. NHNo HàTĩnh thường xuyên nhận được sự giúp đỡ của các cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp, của NHNo&PTNT Việt Nam, sự phối hợp động bộ, có hiệu quả của các cấp các ngành. Cơ chế hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam đã tiếp tục được hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý thuận tiện cho hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Hà Tĩnh. Tuy có một số khó khăn nhất định song hoạt động kinh doanh những năm qua của NHNo HàTĩnh đã tiếp tục đạt kết quả trên nhiều mặt. Nhằm xây dựng Ngânhàng đa năng, hiện đại, với nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, trong nhiều năm qua NHNo&PTNT HàTĩnh đã chú trọng pháttriển mạnh các dịch vụ khách hàng. Ngoài các dịch vụ truyền thống như chuyển tiền, chi trả kiều hối qua hệ thống Western Union, thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ . NHNo&PTNT tỉnhHàTĩnh ngày càng trở thành địa chỉ tin cậy của mọi khách hàng bởi thái độ phục vụ cũng như số lượng và như chất lượng các sản phẩm dịch vụ ngày càng tăng. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 4 năm ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 1. Doanh số cho vay 1 436 440 1 700 098 2 139 161 3 391 800 - Cho vay ngán hạn 746 77 1 128 117 1 351 838 1 875 987 [...]... thì ngân hàngnôngnghiệpvàpháttriểnnôngthôn Hà Tĩnh vẫn khẳng định thị trường truyền thống của mình chủ yếu là nôngnghiệpnông thôn, bên cạnh đó vẫn chú trọng đến thị trường thành thị đặc biệt là thị phần khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, đảm bảo hoạt động kinh doanh ổn định, hiệu quả và bền vững Tính đến nay thì ngânhàngnôngnghiệpHàTĩnh vẫn chiếm phần lớn khách hàng trên địa bàn Hà Tĩnh, ... về các loại sản phẩm ngày càng lớn về số lượng, đa dạng vềchủng loại, mẫu mã và yêu cầu cao hơn về chất lượng Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, hệ thống ngânhàngnôngnghiệpHàTĩnh đã phát triểnvà cung cấp cho khách hàng nhiều sản phẩm mới tiện lợi Hệ thống sản phẩm của NHNo&PTNT HàTĩnh STT A 1 2 Sản phẩm dịch vụ Lĩnh vực ngânhàng cá nhân Sản phẩm tiền gửi cá nhân Tài khoản vãng... Khách hàng Thị trường chủ yếu là nôngnghiệpnôngthôn nên khách hàng mà NHNo HàTĩnh xác định trọng tâm vẫn là các cá nhân, hộ gia đình Bên cạnh đó thì ngânhàng đang chủ động mở rộng đối tượng khách hàng sang phía doanh nghiệp, cụ thể: - Doanh nghiệp nhà nước - Doanh nghiệp có vốn đầu tư 100% nước ngoài - Tổ chức kinh tế tập thể - Tổ chức đoàn thể - Doanh nghiệp ngoài quốc doanh - Hộ gia đình và cá... cầu của khách hàng cả về mặt kinh tế và các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật Quản lý máy móc thiết bị tốt Đặc biệt cuối năm 2007 đầu năm 2008 thì trang thiết bị của hệ thống ngânhàngnôngnghiệpHàTĩnh đã có nhiều sự thay đổi do chương trình sự dụng thay đổi Kể từ ngày 21/3/2008 chi nhánh ngânhàngnôngnghiệpHàTĩnh đã sử dụng chương trình IPCAS, chương trình phần mềm này sẽ giúp cho ngânhàng hoạt động... toán biện mậu và Chuyển tiền với nước ngoài + Phòng kiểm soát: Nhằm tiến hành kiểm tra các hồ sơ nhằm hạn chế mức thấp nhất các rủi ro trong hoạt động ngânhàng Tổ chức bộ máy của ngânhàng không ngừng thay đổi trước thay đổi của môi trường kinh doanh Sự pháttriển của các tổ chức tài chính mới, sự ra đời của các sản phẩm ngân hàng, sự thay đổi về nhu cầu tiết kiệm hay vay mượn, sự pháttriển của công... tại khi nó đáp ứng được những mong đợi của khách hàng Xu hướng phát triểnvà hoàn thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ phụ thuộc chủ yếu vào đặc điểm và xu hướng vận động của nhu cầu thị trường Nhu cầu càng phong phú, đa dạng và thay đổi nhanh càng cần hoàn thiện chất lượng để thích ứng kịp thời đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng Hiện nay ngânhàngnôngnghiệp đã mở rộng thêm nhiều chi nhánh, hệ thống... 53.7% Nhận xét: Nhìn vào tốc độ tăng theo từng năm ta thấy tổng chi năm 2005 là giảm 1.1% còn năm 2006 tăng 29.64% và năm 2007 tăng 53.7% - Quỹ thu nhập năm 2007 đạt 94.499 tỷ đồng - Hệ số lương đạt 1.19 quỹ lương kế hoạch 1.3 Tổ chức bộ máy và điều hành của NHNo HàTĩnhNgânhàng là một doanh nghiệp Tùy theo quy mô hoạt động, hình thức sở hữu và chiến lược hoạt động mà mỗi ngânhàng phải tìm hình thức... đến hoạt động của ngân hàng; Xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hoạch toán kế toán, kế toán thống kê, hoạch toán nghiệp vụ và tín dụng cùng các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh; Quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc thiết bị tin học + Phòng kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế: Thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT; Thanh toán đối với hàng hoá nhập khẩu vàhàng hoá xuất khẩu;... Phòng tổ chức cán bộ) Nhận xét: Luợng cán bộ ngânhàng đã tăng lên nhanh chóng đáp ứng yêu cầu mở rộng mạnh mẽ hoạt động kinh doanh và pháttriển mạng lưới Không chỉ chú trọng đến việc tăng số lượng, chất lượng của CBCNV cũng không ngừng được nâng cao thông qua việc tuyển dụng chặt chẽ và đào tạo liên tục Bên cạnh đó ngânhàng cũng không ngừng khai thác và sử dụng hiệu quả hệ thống tin học đã đóng... trong mỗi doanh nghiệp có tác động sâu sắc toàn diện đến hình thành chất lượng sản phẩm tạo ra Chất lượng không chỉ thỏa mãn nhu cầu khách hàng bên ngoài mà còn phải thỏa mãn nhu cầu khách hàng bên trong của doanh nghiệp Nguồn lao động trong NHNo HàTĩnh ngày càng tăng cả về số lượng lẫn chất lượng Cụ thể: a Bảng số liệu cơ cấu lao động Năm Chỉ tiêu Tổng số lao động( người) Nữ Nam Về hưu( người) Chuyển . KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ TĨNH 1. Sự hình thành và phát triển của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn. triển nông thôn Hà Tĩnh * Trụ sở chính - Tên cơ quan: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. - Tên gọi tắt: Ngân hàng nông nghiệp - Tên viết