Bài viết trình bày một nghiên cứu cụ thể tại Trường Trung học phổ thông Bà Điểm (gồm 44 học sinh) đã được thực hiện 3 biện pháp: hình thành tri thức mới cho học sinh thông qua hoạt động khảo sát một hay nhiều trường hợp riêng lấy từ thực tiễn; tăng cường xây dựng các tình huống gắn với đời sống thực tiễn để học sinh giải quyết; tổ chức cho học sinh khai thác, vận dụng kiến thức đã học dựa trên các đồ dùng được làm từ vật liệu có sẵn trong cuộc sống thường ngày.
Trang 1ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY
Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website: http://sj.sgu.edu.vn/
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC MÔ HÌNH HÓA TOÁN HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC NỘI DUNG HÌNH HỌC 10
Developing mathematical modeling competence for students through teaching
geometry content grade 10
TS Phạm Thị Thanh Tú(1), Trần Thị Hồng Nhung(2)
(1) Trường Đại học Sài Gòn
(2) Học viên cao học Trường Đại học Sài Gòn
TÓM TẮT
Chương trình giáo dục phổ thông (chương trình tổng thể) 2018 đã chỉ rõ năng lực mô hình hóa toán học
là một trong năm năng lực mà giáo viên toán cần phải hình thành và phát triển cho học sinh Bài báo trình bày một nghiên cứu cụ thể tại Trường Trung học phổ thông Bà Điểm (gồm 44 học sinh) đã được thực hiện 3 biện pháp: hình thành tri thức mới cho học sinh thông qua hoạt động khảo sát một hay nhiều trường hợp riêng lấy từ thực tiễn; tăng cường xây dựng các tình huống gắn với đời sống thực tiễn để học sinh giải quyết; tổ chức cho học sinh khai thác, vận dụng kiến thức đã học dựa trên các đồ dùng được làm từ vật liệu có sẵn trong cuộc sống thường ngày Kết quả nghiên cứu cho thấy học sinh phát huy được khả năng sáng tạo và vận dụng được vào thực tiễn hay nói cách khác, năng lực mô hình hóa toán học của học sinh đã được cải thiện Các biện pháp này hoàn toàn có thể ứng dụng cho lớp 10
Từ khóa: mô hình hóa toán học, năng lực mô hình hóa toán học, hình học 10
ABSTRACT
General education program (master program) 2018 has shown that mathematical modeling competence
is one of the five competencies that math teachers need to shape and develop for students A specific study at Bà Điểm High School with 44 students has taken 3 measures: creating new knowledge for students through surveying activities of one or many separate cases taken from Practice; strengthen the construction of real-life situations for students to solve; organize for students to exploit and apply the learned knowledge based on the utensils made from materials available in daily life The results show that the application of the measures above has improved the mathematical modeling capacity for students These measures are perfectly applicable for grade 10
Keywords: geometry grade 10, mathematical modeling, mathematical modeling competency
1 Mở đầu
Toán học đã xuất hiện ngay từ những
ngày đầu bình minh của lịch sử nhân loại
Trải qua nhiều thập kỷ, toán học vẫn không
ngừng vận động và phát triển Ngày nay,
toán học đã phát triển một cách mạnh mẽ
và có nhiều ứng dụng sâu sắc Những phát minh mới của toán học xuất hiện hàng ngày, hàng giờ với rất nhiều ngành mới ra đời, nhiều quan niệm cũ bị đảo lộn Ngày nay toán học không chỉ áp dụng trong thiên văn, vật lý, cơ học mà còn xâm nhập vào
Email: tranthihongnhung.1771995@gmail.com
Trang 2hoá học, sinh học và nhiều ngành khoa học
xã hội nữa Ở nước ta, cố Thủ tướng Phạm
Văn Đồng từng nói: “Trong phương hướng
phát triển khoa học kỹ thuật ở nước ta có
những ngành có thể và cần phải làm sớm,
mà làm sớm được thì rất tốt Ví dụ như
ngành toán học, trong đó có vận trù học, có
phương pháp PERT” [1]
Trong Thông báo khoa học Trường
Đại học Văn Hóa Hà Nội (04/1999) với bài
viết có tiêu đề “Toán học và thực tiễn đời
sống” [1], Đoàn Phan Tân khẳng định:
“Toán học là một khoa học rất trừu tượng
lại có tác dụng to lớn với thực tiễn, tác
dụng của nó đối với đời sống sản xuất và
khoa học kỹ thuật là vô cùng to lớn”
Tuy nhiên, việc chuyển đổi các vấn đề
thực tiễn sang toán và ngược lại, sử dụng
kết quả toán để giải quyết các vấn đề thực
tiễn trên thực tế là rất khó thực hiện, đặc
biệt là đối với học sinh (HS) lớp 10 vì ở
thời điểm này các em chưa được tiếp xúc
nhiều với các dạng toán thực tế Thực trạng
này được nghiên cứu và phân tích cụ thể
với công trình về thực trạng năng lực mô
hình hóa (MHH) toán học của HS trung
học phổ thông (THPT) của tác giả Lê Hồng
Quang [2] Trong đó, tác giả đưa ra nhận
định rằng: “Dạy học MHH toán học trong
nhà trường phổ thông tại Việt Nam giai
đoạn tới là đầy triển vọng” Do đó, để hỗ
trợ cho HS trong việc chuyển đổi này
chúng tôi đặc biệt quan tâm đến việc phát
triển năng lực MHH toán học thông qua
các tiết dạy hình thành tri thức mới thuộc
chương trình Hình học 10 Ở đây, chúng
tôi chọn làm MHH Hình học 10 thay vì
Hình học 11 hay Hình học 12, vì ở lớp 10
HS không bị áp lực về thời gian và thi cử,
hơn nữa Hình học 10 cũng có nhiều nội
dụng thuận lợi để chúng tôi thực hiện các
biện pháp
2 Nội dung nghiên cứu
2.1 Mô hình hóa toán học
Tại hội nghị của Freudental năm 1968, MHH toán học trong giáo dục lần đầu tiên được xuất hiện một cách chính thức Nhưng một cột mốc quan trọng của việc đưa MHH vào nhà trường phải kể đến chính là nghiên cứu của Pollak năm 1979 Theo đó, ông cho rằng giáo dục toán học trước hết phải có nhiệm vụ dạy cho HS cách sử dụng toán trong cuộc sống hàng ngày Chính vì lí do đó mà hội nghị quốc tế
về dạy học MHH toán học và áp dụng International Commission on Mathematical Instruction (ICTMA) được tổ chức hai năm một lần với mục đích thúc đẩy khả năng vận dụng phương pháp MHH trong dạy học toán ở trường phổ thông MHH giúp rèn luyện cho HS những kĩ năng toán học cần thiết, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng hợp tác và nghiên cứu, phát triển tư duy logic và nhận thức ở mức độ cao Hoạt động này giúp tăng cường sự gắn kết giữa không gian lớp học với các vấn đề của thế giới bên ngoài, từ đó giúp HS thấy được vẻ đẹp, cấu trúc và ứng dụng của toán học trong thực tiễn Nhằm giúp HS hiểu sâu và nắm chắc kiến thức toán học trong nhà
trường [3]
Có nhiều định nghĩa và mô tả khác nhau về khái niệm MHH toán học, tùy thuộc vào quan điểm lý thuyết mà mỗi tác giả có sự lựa chọn khác nhau Trong phạm
vi bài viết này, chúng tôi sử dụng khái niệm MHH toán học theo Lâm Thùy Dương [4] và Xviregiev [5]: “MHH toán học là quá trình chuyển đổi từ vấn đề thực
tế sang vấn đề toán học bằng cách thiết lập
và giải quyết các mô hình toán học Cụ thể, MHH toán học là toàn bộ quá trình chuyển đổi từ vấn đề thực tiễn sang vấn đề toán học và ngược lại, cùng với các yếu tố liên
Trang 3quan đến quá trình đó: từ bước xây dựng
lại tình huống thực tiễn, lựa chọn mô hình
toán học phù hợp, làm việc trong một môi
trường toán học, giải thích, đánh giá kết
quả liên quan đến tình huống thực tiễn và
điều chỉnh mô hình cho đến khi có được
kết quả hợp lí”
Quá trình MHH toán học được trình
bày trong chương trình đánh giá HS quốc tế
PISA theo sơ đồ gồm các bước sau đây [4]:
Bước 1, bắt đầu từ một vấn đề thực tế
được đặt ra trong thế giới thực;
Bước 2, nhận ra các kiến thức toán học phù hợp với vấn đề, tổ chức lại vấn đề theo các khái niệm toán học;
Bước 3, không ngừng cắt tỉa, chọn lọc các yếu tố thực tế để chuyển vấn đề thành một bài toán thể hiện cho tình huống; Bước 4, giải quyết bài toán;
Bước 5, làm cho lời giải bài toán có ý nghĩa đối với tình huống thực tế, xác định những hạn chế của lời giải
Sơ đồ thể hiện rất rõ mối liên hệ giữa
thế giới thực và thế giới toán học thông qua
việc chuyển từ tình huống thực tiễn thành
một vấn đề toán học và việc chuyển lời giải
toán học thành lời giải thực tiễn Do đó,
việc dạy học gắn liền với thực tiễn về thực
chất là dạy cho học sinh tự mình thực hiện
được 4 giai đoạn gồm: Chuyển tình huống
thực tiễn thành tình huống toán học; giải
quyết bài tập toán học; chuyển các kết quả
của bài tập toán thành kết quả của lời giải
thực tiễn; kết luận cho vấn đề thực tiễn
ban đầu
2.3 Năng lực mô hình hoá toán học
Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa và
quan điểm khác nhau về năng lực MHH
toán học được chia sẻ trong lĩnh vực giáo
dục Trong bài viết này, chúng tôi sử dụng
quan điểm về năng lực MHH toán học của Bloomhoj và Jensen như sau: Năng lực MHH là khả năng thực hiện đầy đủ các giai đoạn của quá trình MHH trong một tình huống cho trước [6] Các biểu hiện của năng lực MHH được thể hiện qua việc: [7] + Xác định được mô hình toán học (gồm công thức, phương trình, bảng biểu,
đồ thị, v.v.) cho tình huống xuất hiện trong bài toán thực tiễn
+ Giải quyết được những vấn đề toán học trong mô hình được thiết lập;
+ Thể hiện và đánh giá được lời giải trong ngữ cảnh thực tế và cải tiến được mô hình nếu cách giải quyết không phù hợp
Từ khái niệm trên theo chúng tôi thấy, đối với HS trung học phổ thông, năng lực MHH thể hiện thông qua việc:
Thế giới thực tế
Lời giải thực tế Lời giải toán học
Vấn đề thực tế Vấn đề toán học
Thế giới toán học
Trang 4+ Thiết lập được mô hình toán học
(gồm công thức, phương trình, sơ đồ, bảng
biểu, hình vẽ ) để mô tả tình huống đặt ra
trong một số bài toán thực tiễn;
+ Giải quyết được những vấn đề toán
học trong mô hình được thiết lập;
+ Lí giải được tính đúng đắn của lời
giải (những kết luận thu được từ các tính
toán là có ý nghĩa, phù hợp với thực tiễn
hay không) Đặc biệt, nhận biết được cách
đơn giản hóa, cách điều chỉnh những yêu
cầu thực tiễn (xấp xỉ, bổ sung thêm giả
thiết, tổng quát hóa ) để đưa đến những
bài toán giải được
Từ những mô tả trên, theo chúng tôi,
để bồi dưỡng và phát triển năng lực MHH
toán học trong dạy học Hình học 10, giáo
viên (GV) cần chú trọng vào những thành
tố cơ bản sau để bồi dưỡng và phát triển
cho HS:
+ Kiến thức, kỹ năng liên quan đến toán học để giúp HS phát triển kỹ năng kết nối chúng nhằm giải quyết những vấn đề thực tế;
+ Sử dụng các biểu diễn toán;
+ Phân tích các biểu diễn;
+ Thấu hiểu được sự kết nối giữa toán học và thực tế
8 kỹ năng thành phần của năng lực MHH toán học bao gồm:
(1) Đơn giản hóa giả thiết;
(2) Làm rõ mục tiêu (yêu cầu của đề bài);
(3) Thiết lập vấn đề toán học;
(4) Xác lập biến số, hằng số (kèm theo điều kiện);
(5) Thiết lập mệnh đề toán học;
(6) Lựa chọn mô hình;
(7) Biểu diễn mô hình bằng đồ thị; (8) Liên hệ lại vấn đề trong thực tiễn
Các cấp độ trong năng lực mô hình hóa của học sinh (theo Ludwig và Xu [6])
Mức Các kỹ năng có thể thực hiện Biểu hiện của HS
Mức 0
HS đọc không hiểu tình huống, không thể viết, vẽ hay phác thảo những gì liên quan tới vấn đề, ngộ nhận bởi các tình huống gây nhiễu
Mức 1
HS chỉ hiểu được tình huống thực tiễn theo bối cảnh, nhưng không cấu trúc lại hoặc chưa tìm ra được mối liên hệ giữa các giả thiết với nhau, không thể tìm được sự kết nối với một ý tưởng toán học nào
Mức 2 HS cần đạt 2 kỹ năng MHH (1)
và (2)
Sau khi tìm hiểu vấn đề thực tiễn, học sinh biết tìm
mô hình thật qua cấu trúc và đơn giản hóa, nhưng chưa biết chuyển đổi thành vấn đề toán học
Mức 3 HS cần đạt được các kỹ năng
(1), (2), (3) và (4)
Không chỉ tìm ra mô hình thật mà còn phiên dịch nó thành vấn đề toán học, nhưng vẫn chưa thể làm việc với nó một cách rõ ràng trong thế giới toán học
Mức 4 HS cần đạt được các kỹ năng
(1), (2), (3), (4), (5), (6) và (7)
HS có thể thiết lập vấn đề toán học từ các tình huống thực tiễn, làm việc với bài toán đó với các kiến thức toán học và có cho ra được kết quả cụ thể Mức 5 HS cần đạt được tất cả 8 kỹ năng thành phần nói trên
HS có thể trải nghiệm quá trình MHH toán học và kiểm nghiệm lời giải bài toán trong mối quan hệ với tình huống đã cho
Trang 5Theo các căn cứ ở trên, chúng tôi cho
rằng cách tốt nhất để phát triển năng lực
MHH cho học sinh là tạo cơ hội để học
sinh được thường xuyên rèn luyện các kỹ
năng thành phần của năng lực này Từ đó,
chúng tôi đề xuất các biện pháp phát triển
năng lực MHH toán học cho HS thông qua
dạy học nội dung Hình học 10
2.3 Một số biện pháp phát triển năng
lực mô hình hoá toán học cho học sinh
thông qua dạy học nội dung hình học
lớp 10
Nghiên cứu được tiến hành ở lớp 10A4
(44 HS) Trường THPT Bà Điểm Kết quả
nghiên cứu cho thấy, có 38/44 HS cảm
thấy tiết học hứng thú, 34/44 HS có tiến bộ
về năng lực mô hình hóa và khả năng vận
dụng vào thực tiễn, 20/44 HS phát huy
được khả năng sáng tạo Qua nghiên cứu,
chúng tôi nhận thấy có ba biện pháp đạt
hiệu quả nổi trội hơn hẳn chưa từng được
đề xuất trước đây
2.3.1 Biện pháp 1, hình thành tri thức
mới cho học sinh thông qua khảo sát một
hay nhiều trường hợp riêng lấy từ thực tiễn
Toán học có nguồn gốc từ thực tiễn và
phản ánh thực tiễn Những nội dung toán
thường có tính trừu tượng, khái quát, nên
khi học các tri thức mới, HS lớp 10 ít thấy
sự liên hệ của chúng với thực tế Do đó, tổ
chức dạy học thông qua việc khảo sát một
hay nhiều trường hợp riêng lấy từ thực tiễn
sẽ giúp HS thấy được mối liên hệ giữa toán
và thực tế, qua đó tạo nguồn cảm hứng và
động lực cho họ tiếp cận kiến thức và hình
thành tri thức mới
Với đề xuất này, chúng tôi đưa ra các
trường hợp riêng từ thực tiễn nhằm đơn
giản hóa những tri thức trừu tượng, thu hẹp
khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn, từ
đó hình thành tri thức mới cho HS
Ví dụ 1 Để dạy định lí côsin trong tam
giác cho HS, GV có thể tổ chức như sau:
Hoạt động 1, GV đưa ra một tình
huống gắn với thực tiễn:
Hai chiếc tàu đánh cá cùng xuất phát
từ một bến cảng A, đi thẳng theo hai hướng tạo với nhau thành góc 600 Tàu B chạy với tốc độ 20 hải lí một giờ Tàu C chạy với tốc độ 15 hải lí một giờ Sau 2 giờ, hai tàu cách nhau bao nhiêu hải lí? (1 hải lí 1,852 km)
Để giúp HS giải quyết tình huống trên,
GV có thể hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động sau:
Câu hỏi gợi ý 1, mô tả tình huống trên
thông qua hình vẽ
Câu trả lời mong đợi (CTLMĐ): sau 2 giờ tàu B đi được 40 hải lí, tàu C đi được
30 hải lí Khi đó, tình huống được mô tả lại như Hình 1
Hình 1
Câu hỏi gợi ý 2, quan sát hình vẽ trên,
các em cho biết đã từng giải bài toán nào tương tự bài toán này chưa?
CTLMĐ: bài toán trong [9] Cho tam giác ABC vuông tại A (Hình 2), khi đó áp dụng định lí Py-ta-go ta có:
BC AC AB
hay BC2 AC2AB2 (*)
Ta có thể chứng minh đẳng thức (*) như sau:
BC ACAB AC AB AC AB
AC AB
Trang 6Hình 2
Trong chứng minh chúng ta vừa thực
hiện, giả thiết góc A vuông được sử dụng
như thế nào?
CTLMĐ:
Â=900cosÂ=0 2AC AB 0
Câu hỏi gợi ý 3, trong bài giải trên, ta
đã sử dụng phương pháp nào để giải?
CTLMĐ: phương pháp vectơ
Câu hỏi gợi ý 4, tương tự bài toán
trên, các em hãy giải bài toán đã đưa ra ở
trên và CTLMĐ như sau:
Ta có
2 2
2
2
30 40 2.600
1300
BC BC
AC AB
AC AB AC AB
Suy ra BC 130036 (hải lí)
Vậy sau 2 giờ hai tàu cách nhau 36 hải
lí
Phân tích:
- Câu hỏi gợi ý 1 giúp HS sử dụng các
biểu diễn toán, nhận ra biến số và cấu trúc
toán ẩn sau tình huống để thiết lập mô hình
- Câu hỏi gợi ý 2, 3 và 4 nhằm dẫn dắt
HS hướng đến việc sử dụng phương pháp
vectơ để tính độ dài cạnh BC Thông qua
việc tính độ dài cạnh BC bằng phương
pháp vectơ, HS khám phá ra tri thức mới
tổng quát hơn là “tính độ dài một cạnh của
tam giác theo hai cạnh còn lại và côsin của góc xen giữa hai cạnh đó Tuy nhiên, lúc này bài toán mới dừng lại ở một trường hợp riêng là “tính độ dài cạnh BC khi biết
2 cạnh còn lại AB = 40, AC =30 và Â =
600” nên sau đó, GV cần tổ chức thêm khái quát hóa để nâng lên thành bài toán tổng quát Hoạt động khái quát hóa được tổ chức như sau:
Hoạt động 2, các em hãy giải bài toán
tổng quát sau:
“Cho tam giác ABC, biết hai cạnh ,
ABc AC và Â b Tính độ dài
cạnh BC”
CTLMĐ: tương tự hoạt động 1, ta có
2 2
2
2
2 os
Suy ra BC b2c22 os b c c Trên cơ sở giải quyết bài toán trong trường hợp tổng quát trên, GV đề nghị HS làm các bài tương tự như:
Bài 1, “cho tam giác ABC, biết hai
cạnhABc, BC và a, Tính độ dài cạnh AC”
Bài 2, “cho tam giác ABC, biết hai
cạnhBCa, ACbvà Tính độ dài cạnh AB”
Sau khi HS giải quyết hết các bài toán tổng quát đã nêu, GV tiếp tục tổ chức cho
HS hoạt động sau:
Hoạt động 3, thiết lập công thức tổng
quát tính một cạnh của tam giác theo hai cạnh còn lại và côsin của góc xen giữa hai cạnh đó
Hoàn thành hoạt động 3, HS hình thành tri thức mới là định lí côsin trong
tam giác ABC với BC = a, CA = b và AB =
c, ta có:
Trang 72 2 2
2 cos ;
a b c bc A
2 cos ;
b c a ca B
2 cos
Hoạt động 4, phát biểu bằng lời công
thức tính một cạnh của tam giác theo hai
cạnh còn lại và côsin của góc xen giữa hai
cạnh đó và CTLMĐ: “Trong tam giác, bình
phương một cạnh thì bằng tổng bình
phương hai cạnh còn lại trừ cho hai lần tích
của hai cạnh đó nhân với côsin của góc xen
giữa hai cạnh đó”
Nhận xét:
Thông qua hoạt động khảo sát một
trường hợp riêng (tình huống lấy từ thực
tiễn là tình huống tính khoảng cách giữa 2
tàu đánh cá sau 2 giờ rời bến cảng A) của
bài toán: “Tính độ dài cạnh BC của tam
giác ABC khi biết hai cạnh AB 40,
30
AC và 0”, GV giúp HS tự
hình thành tri thức mới là định lí côsin
trong tam giác bằng cách tổ chức cho họ
hoạt động khái quát hóa bài toán từ trường
hợp riêng thành bài toán tổng quát: “Cho
tam giác ABC, biết hai cạnhAB c AC b ,
và Tính độ dài cạnhBC” Sau yêu
cầu “thiết lập công thức tổng quát tính một
cạnh của tam giác theo hai cạnh còn lại và
côsin của góc xen giữa hai cạnh đó”, hoạt
động cuối cùng là GV đề nghị HS phát
biểu bằng lời công thức tính một cạnh của
tam giác theo hai cạnh còn lại và côsin của
góc xen giữa hai cạnh đó để củng cố kiến
thức mới học
2.3.2 Biện pháp 2, tăng cường xây
dựng các tình huống gắn với thực tế để học
sinh giải quyết
Để phát triển năng lực MHH toán học
cho HS, GV cần tạo điều kiện cho họ thực
hiện các hoạt động có liên quan thông qua
quá trình dạy học khái niệm mới, dạy học
định lý, các công thức, quy tắc, giải bài tập
toán.v.v
Việc thường xuyên tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động chuyển đổi từ tình huống thực tế sang tình huống toán sẽ tác động lên nhận thức và thói quen sử dụng công cụ toán học để giải quyết các vấn đề
từ đơn giản đến phức tạp nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày
Chẳng hạn, khi dạy học nội dung về phương trình đường tròn, chúng tôi cho học sinh thực hiện hoạt động MHH toán học thông qua bài toán sau:
Ví dụ 2 Một nhà hàng tiệc cưới ở Bến
Tre có cổng chính ra vào là một phần đường tròn có trang trí hoa rất đẹp (Hình 3) Bạn An rất thích cái cổng này, nên dự định khi về nhà sẽ làm một cái tương tự Nhân tiện có cái thước dây của anh thợ sửa chữa nào đó để quên ở nhà hàng, sử dụng nó để đo đạc và nhận thấy: độ rộng trên mặt đất của cổng là 4m (khoảng cách giữa hai chân cổng) Đứng cách một chân cổng khoảng 0,25m bạn giơ tay vừa chạm cổng (chiều cao từ vị trí An đứng đến vòm cổng
là 2m) Chỉ với những thông số trên An đã tìm được tâm và bán kính của đường tròn tương ứng chứa cổng đó Vậy, vì sao bạn
An tìm được?
Để giúp HS giải thích được điều đó,
GV cần hướng dẫn họ thực hiện các hoạt
động sau:
Hình 3
Trang 8Hoạt động 1, vẽ mô hình cổng và mô
phỏng các dữ kiện mà An đã có được
Mô hình mong đợi: gọi A và B là giao
điểm của đường tròn và mặt đất (hai chân
cổng), H là vị trí mà bạn An đứng để đo
chiều cao đến vòm cổng và C là vị trí điểm
trên vòm cổng mà tay bạn chạm tới ở vị trí
đứng H Khi đó ta có mô hình cổng như
Hình 4:
Hình 4
Hoạt động 2, đưa vào mô hình cổng
một hệ trục tọa độ theo các thông số mà An
thu được ở tình huống trên để tiện cho việc
tìm bán kính hình tròn chứa cổng đó
CTLMĐ: xem đường thẳng đi qua hai
điểm A, B (hai chân cổng) là trục Ox, chọn
gốc tọa O trùng với trung điểm đoạn AB,
trục Oy vuông góc với trục Ox ngay tại O
Khi đó, với các dữ liệu thu được từ tình
huống trên, ta có:
2 2
AB
OAOB m
2;0 , 2;0
2 0, 25 1,75 ;
2
Suy ra C1, 75; 2
Khi đó, mô hình cổng được biểu diễn
trong hệ trục tọa độ đã chọn bởi hoạt động
2 như Hình 5
Hình 5
Hoạt động 3, viết phương trình đường
tròn cổng (gọi là C) trong hệ tọa độ đã chọn, từ đó suy ra tâm và bán kính của nó CTLMĐ: phương trình đường tròn (C)
có dạng x2 y2 2ax2by c 0 (với
0
a b c ) Đường tròn C đi qua các điểm
2; 0 ,
A B 2; 0 và C1, 75; 2, nên có phương trình là: 2 2 49
4 0 32
x y y
Vậy (C) là đường tròn có tâm (0; 0,77)
4096
Hoạt động 4, cho biết sau khi dựng
được một khung sắt hình tròn có tâm và bán kính như tâm và bán kính đường tròn tìm được ở hoạt động 3 thì tiếp theo, An sẽ phải cắt bỏ một phần đường tròn này như thế nào để có được phần cổng như của nhà hàng Trình bày và giải thích cách làm đó Cách trình bày mong đợi:
Dựng đường kính MN của đường tròn khung sắt (M, N nằm trên đường tròn khung sắt) như Hình 6 Tại điểm M, đo trên đoạn MN một đoạn bằng 1,37 m, xác định điểm O, từ D kẻ đường thẳng vuông góc với MN và cắt đường tròn tại A và B Khi đó, bạn An chỉ cần cắt trên khung sắt ở hai vị trí A và B là được phần cổng giống
Trang 9của nhà hàng (phần cung lớn) như Hình 6
Hình 6
Giải thích: vì phần bỏ đi của cổng
chính là phần cung tròn nằm bên dưới trục
Ox trong Hình 5 nên gọi M là giao điểm
của đường tròn với trục tung (M nằm bên
dưới Ox) thì đoạn OM chính là đoạn trên
trục Oy cần bỏ đi Khi đó:
2,14 0,77 1,37
I
OM R y m
Vậy, để xác định phần cung tròn bỏ đi,
ta chỉ cần dựng trên đường tròn một đường
kính, xác định giao điểm của đường kính
với đường tròn Từ một trong hai giao
điểm vừa xác định được, đo trên đường
kính một đoạn là 1,37 m rồi dựng một
đường vuông góc với đường kính Đường
thẳng dựng được chính là đường cần cắt
Phân tích
+ Hoạt động 1 được đưa ra nhằm giúp
HS mô phỏng thực tế thành mô hình toán
để thuận tiện cho việc tính toán
+ Từ thực tế các cổng hầu hết đều có
dạng đối xứng trục (với trục là đường
thẳng vuông góc với mặt đất ở chính giữa
hai chân cổng), kết hợp với việc nhận ra
các biến cần thiết được chọn lọc trong tình
huống, HS có thể phác thảo mô hình cổng
trên với hệ trục tọa độ được chọn như Hình
5 Có nhiều mô hình có thể được HS lựa
chọn (chẳng hạn như mô hình hình học
tổng hợp được yêu cầu trong hoạt động 1)
nhưng với cách hỏi ở hoạt động 2, GV hướng HS đến mô hình tọa độ và vận dụng kiến thức mới học là phương trình đường tròn vào giải quyết tình huống
Ngoài mô hình như mong đợi được trình bày ở trên, HS cũng có thể sử dụng
mô hình khác như: chọn đường thẳng đi qua hai điểm A, B (hai chân cổng) là trục
Ox, chọn gốc tọa độ O trùng với một chân cổng (chẳng hạn như O trùng với chân cổng A), trục Oy vuông với trục Ox ngay tại O Khi đó ta có các tọa độ tương ứng là (0; 0)
A O ,B 4;0 C3, 75; 2và phương trình đường tròn tương ứng với hệ trục tọa độ này là: 2 2 49
32
x y x y
Vậy (C) là đường tròn có tâmI(2; 0,77)
và bán kính 18785
2,14 4096
+ Thông thường, để viết phương trình đường tròn, đề bài thường trực tiếp cho tâm và bán kính hoặc cho giả thiết mà từ đó gián tiếp có thể tìm được chúng rồi mới thiết lập phương trình đường tròn Tuy nhiên, ở hoạt động 3, các dữ kiện thu được không cho HS một gợi ý nào để tìm tâm và bán kính Do đó, HS phải tìm cách khác, trong đó cách dựa vào phương trình tổng quát của đường tròn sẽ được nghĩ tới vì nó đã được họ vận dụng thuần thục để tìm ra phương trình Parabol, khi biết Parabol đi qua 3 điểm cho trước (như bài 12 trong [8, tr.51] chẳng hạn) Hoạt động tìm tâm và bán kính khi đã biết phương trình của đường tròn là tương đối dễ dàng đối với
HS
+ Sau khi tìm ra được phương trình đường tròn, việc xác định phần cần cắt bỏ của đường tròn cũng tương đối dễ dàng đối với HS Tuy nhiên, việc diễn đạt cách cắt
Trang 10như thế nào lại không đơn giản, mà phụ
thuộc nhiều vào khả năng giao tiếp của mỗi
HS Do đó, hoạt động này góp phần rèn
luyện cho HS khả năng thể hiện, đánh giá
lời giải trong ngữ cảnh thực tế và khả năng
giao tiếp toán học
Nhận xét:
Từ tình huống thực tế, HS được tạo
điều kiện để chuyển đổi sang mô hình toán
học nhằm đơn giản hóa bài toán Hơn nữa,
thông qua các hoạt động trên, HS được rèn
luyện khả năng thiết lập mô hình toán học,
rèn luyện khả năng thể hiện, đánh giá được
lời giải trong ngữ cảnh thực tế và khả năng
giao tiếp toán học
2.3.3 Biện pháp 3: tổ chức cho học
sinh khai thác, vận dụng kiến thức đã học
dựa trên các đồ dùng được làm từ vật liệu
có sẵn trong cuộc sống thường ngày
Phương tiện dạy học trực quan thường
tác động mạnh vào các giác quan của HS,
giúp họ nhận ra những dấu hiệu bề ngoài
của hiện tượng, tạo điều kiện thuận lợi kích
thích họ tìm hiểu, xem xét, khám phá sự
vật
Với các phương tiện trực quan làm từ
vật liệu có sẵn trong cuộc sống hàng ngày,
HS có thể đưa ra các dự đoán của mình và
kiểm tra tính đúng – sai của chúng để hình
thành tri thức mới
Thực tế cho thấy, HS thường rất tò
mò, hứng thú khi được khám phá các tri
thức toán từ những vật, đối tượng gần gũi
với các em
Chính vì thế để phát triển năng lực
MHH cho HS, cần quan tâm tổ chức cho
họ khám phá tri thức hình học dựa trên các
đồ dùng được làm từ vật liệu có sẵn trong cuộc sống thường ngày
Ví dụ 3 Sau khi dạy học xong khái
niệm hình elip, GV tổ chức cho HS khai
thác, vận dụng khái niệm như sau:
Bước 1, chuẩn bị:
- Giáo viên chuẩn bị trước một số tấm bìa cứng có hình dạng khác nhau, trong đó
có hình elip (hình 7a-b-c-d)
- Thiết kế phiếu học tập:
Phiếu học tập
1 Chiều ngang lớn nhất của tấm bìa là:
(tương ứng với 2a = )
2 Chiều dọc lớn nhất của tấm bìa là:
… (tương ứng với 2b = )
3 Với các thông số tìm được như trên, hãy xác định phương trình đường viền xung quanh tấm bìa
4 Hãy kiểm tra tính chính xác của phương trình trên bằng cách lấy thêm một điểm nữa (khác các điểm đã có) rồi thế vào phương trình của mình để kiểm tra
……….…
……….……
Bước 2, triển khai thực hiện:
- GV đưa ra hình ảnh hình elip và một
số hình tương tự hình elip (hình 7a-b-c-d)
để HS nhận dạng GV cho HS quan sát rồi đặt câu hỏi “Trong các hình sau, hình nào
là hình elip?” Câu trả lời: Hình 7a