1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiệp vụ ngân hàng trung ương nguyễn đăng dờn

319 187 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 319
Dung lượng 36,78 MB

Nội dung

Là bộ máy chuyên quản của lĩnh vực Tiền tệ ngân hàng, Ngân hàng Trung ương có nhiệm vụ trọng yếu là hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, nhằm đạt được các mục tiêu chủ

Trang 1

- . - 1 )AI HOC K IN H TÊ TP HÔ CHI M INH

Trang 2

PGS.TS N G U Y Ễ N Đ Ă N G D Ờ N TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP Hồ CHÍ MINH

m

NGHIỆP VỤ

NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG

TRƯỜNG tiẠI HỌC N H A Ĩ k ANS

TH Ư

V ị ú hỉTcì

NHÀ XUẤT BẢN TỔNG Hộp TP Hồ CHÍ MINH

Trang 3

Ẩ ,à t

Ngăn hàng Trung ương (Central Bank) là một thể chế

tài chính đặc biệt của một quốc gia Với vai trò điều tiết vĩ

mô lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng, Ngân hàng Trung ương

trở thành Trung tâm thần kinh của toàn bộ nền kinh tế, và

hoạt động của Ngân hàng Trung ương có ảnh hưởng và tác

động mạnh mẽ nhất đến sự phát triển của nền kinh tế.

Là bộ máy chuyên quản của lĩnh vực Tiền tệ ngân

hàng, Ngân hàng Trung ương có nhiệm vụ trọng yếu là

hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, nhằm

đạt được các mục tiêu chủ yếu của nền kinh tế như

tăng trưởng kinh tế, ổn định tiền tệ, ổn định thị trường, giá

cả tạo công việc làm cho người lao động góp phần ổn định

Là cơ quan Trung ương của hệ thống ngân hàng quốc

gia, Ngân hàng Trung ương (NHTW) thực hiện các hoạt

động nghiệp vụ với các Ngân hàng thương mại và các tổ

chức tín dụng để điều chỉnh, chi phối và giúp đỡ các Ngân

hàng thương mại, các tổ chức tín dụng - làm cho hệ thống

này hoạt động an toàn và có hiệu quả, góp phần thực hiện

các mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia.

Một sự điều chỉnh nhỏ trong các chính sách của NHTW

(chính sách lãi suất, tỷ giá, hối đoái , đều gây ra hiệu ứng lớn đối với nền kinh t ế - x ã hội, điều này khẳng định vị trí

và vai trò của NHTW trong nền kinh tế thị trường Với tinh

thần đó, việc nghiên cứu, học tập để hiểu rõ hơn về NHTW,

nám bắt được những hoạt động của NHTW sẽ là yêu cầu

của bất kỳ ai quan tâm đến vực Tài chính Ngân

Trang 4

hàng Hệ thống đào tạo chuyên ngành, củng như những

cán bộ, nhân viên làm công tác quản kinh doanh Đối

với sinh viên bậc đào tạo đại học, học viên cao học và

nghiên cứu sinh, nghiên cứu nghiệp vụ NHTW sẽ giúp

người học trang bị cho,mình những kiến thức vừa cụ thể

vừa bao quát trong tổng thể kiến thức chuyên môn của

ngành Tài chính Ngân hàng Đối với những cán bộ, chuyên

gia đang làm công tác quản trị kinh doanh trong các

NHTW, các công ty tài chính, công ty quản lý quỹ, công ty

chính khoán Nghiên cứu nghiệp vụ NHTW sẽ giúp họ

dịch của mình với NHTW trên nhiều phương diện về tín

dụng Tiền tệ, thanh toán

Cuốn sách Nghiệp vụ Ngăn hàng Trung ương được

biên soạn để phục vụ cho các yêu cầu nêu trên Các nội

■dung được trình bày trong cuốn sách này, vừa phù hợp với

chức năng nhiệm vụ của NH TW nói chung, vừa cố gắng

bám sát thực tiễn của VN, gắn với hoạt động nghiệp vụ

sơ hở và thiếu sót vì sự lồng ghép của nội dung - Tác giả xin

chân thành cảm ơn và mong nhận được những ý kiến đóng

góp của các anh chị, các bạn, để kịp thời chỉnh sữa cho cuôn

sách ngày càng hoàn thiện hơn.

Thư từ, ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ

Emaỉl: nguyendangdonhp@yahoo.com

Trân trọng cảm ơn!

Tác giả

Trang 5

1 1 1 K hái n iệ m v ề N g â n h à n g T rung ư ơng

Thuật ngữ Ngân hàng Trung ương (Central Bank) dùng

để chỉ rõ sự khác biệt với Ngân hàng Thương mại (NHTM)

(Commercial Bank) - sự khác biệt đó thể hiện ở chỗ:

- Thứ nhất, NHTW không hoạt động vì mục tiêu kinh

doanh như NHTM, mà hoạt dộng vì sự ổn định và phát

triển của toàn bộ nền kinh tế NHTW là cơ quan quản lý

vĩ mô trong lĩnh vực tiền tệ — ngân hàng

nghiệp, tổ chức và cá nhân mà chỉ giao dịch với các NHTM

— và các giao dịch này để điều tiết hoạt động của hệ thông

- NHTM

- Thứ ba, NHTW là ngân hàng phát hành tiền của

một quôc gia, cung ứng phương tiện thanh toán cho nền

kinh tế NHTW là ngân hàng duy nhất của một nước trong

khi số lượng NHTM thì rất lớn, rất phổ biến và chỉ hoạt

động kinh doanh

Trang 6

- Một là làm sao bảo vệ an toàn tiền bạc của mình trong điều kiện có cướp bóc và chiến tranh xảy ra một cách phổ biến.

- Hai là làm sao để chuyển đổi những đồng tiền bị hao mòn thành những đồng tiền có đầy đủ trọng lượng để lưu thông một cách bình thường

Đáp ứng 2 yêu cầu này chỉ có thể là các chùa chiền, các nhà thờ và những người quyền quý trong xã hội, những thợ kim hoàn Nghề ngân hàng ra đời ban đầu với nghiệp

vụ đơn giản: nhận bảo quản tiền và được trả thù lao bảo quản; đổi chác tiền đúc và ăn hoa hồng đổi tiền Nghề ngân hàng sơ khai kiểu như vậy xuất hiện từ Hy Lạp rồi lan ra các nước khác

Trang 7

Cùng với sự phát triển của sản xuất, lưu thông hàng hóa, hoạt động của những người bảo quản và đổi chác tiền đúc đã có tiến triển thêm một bước mới cho đến thế kỷ thứ VIII trước công nguyên Họ không những thu nhận bảo quản, đổi tiền mà còn sử dụng số tiền bảo quản đó để cho vay, họ không những cho vay bằng tiền mặt mà còn sử dụng chứng thư thay tiền mặt Điều đó đã làm cho hoạt động của Ngân hàng sơ khai trở nên phong phú hơn trước

và thuật ngữ Ngân hàng bắt đầu xuất hiện từ đó Đây chính là những Ngân hàng cho vay nặng lãi Từ thế kỷ thứ III trước Công nguyên, với sức mạnh của một đê chê lớn,

La Mã đã chinh phục nhiều nước về chính trị và quân sự

La Mã trở thành một đế quôc giàu có bậc nhất lúc bấy giờ

vì vậy hoạt động Ngân hàng được mở rộng hơn Chính quyền La Mã cho phép những người hành nghề ngân hàng

mở “Tiệm” kinh doanh trên các đường hè phố tại các trung tâm kinh tế, thương mại, phương tiện chủ yếu cho công việc kinh doanh ấy là những cái bàn dài được chia nhiều ngăn để cất giữ bảo quản tiền, các loại tài sản và sổ sách giấy tờ Những cái bàn ấy, theo tiếng La Tinh là Bancus để

ám chỉ phương tiện và nghề nghiệp của các nhà Ngân hàng Thuật ngữ Ngân hàng (Bank) bắt đầu sử dụng từ đó cho đến ngày nay

Thời kỳ thứ hai

Hoạt động ngân hàng trong thời kỳ từ thế kỷ thứ V đến XV sau Công nguyên đã có những bước phát triển mới

Trang 8

tiến bộ so với giai đoạn sơ khai Các chủ ngân hàng biết cách sử dụng sô hiệu tài khoản để ghi chép theo dõi tiền gửi của các thân chủ, sử dụng tài khoản để ghi chép theo dõi sô tiền cho vay, sô tiền thu nợ, tính lãi, v.v Đây được coi là giai đoạn 2 trong lịch sử phát triển Ngân hàng thương mại

- nghiệp vụ bù trừ cũng đã được các chủ ngân hàng sử dụng trong các giao dịch thanh toán giữa các đối tượng đã mang lại kết quả đáng khích lệ Trong thời kỳ từ thế kỷ XII đến thế kỷ XV sau Công nguyên, các nghiệp vụ ngân hàng cũng

đã phát triển đa dạng và phong phú Nghiệp vụ chuyển ngân (transfer) đã được thực hiện, mang lại những tiện ích lớn lao cho các thương nhân nói riêng và cho xã hội nói chung Những “chứng thư” do chính nhà Ngân hàng ký, phát cho phép khách hàng của mình nhận tiền ở một Ngân hàng khác có quan hệ, là công cụ để phát triển nghiệp vụ của nhà Ngân hàng, và hầu như ai ai cũng thấy được sự an toàn và tiện lợi của nó; Song song với nghiệp vụ chuyển ngân, các chủ Ngân hàng cũng sẵn sàng thực hiện việc trả tiền trước cho các thương phiếu chưa đáo hạn theo cách chiết khấu tiền lãi, sau này ta gọi nghiệp vụ này là nghiệp vụ chiết khấu (Discount) nghiệp vụ bảo lãnh (Guarantee) (tuy đơn giản hơn bây giờ nhiều) cũng đã được nhà ngân hàng áp dụng trong hoạt động nghiệp vụ của mình

Cùng với sự phát triển của kinh tế, thương mại, thị trường nội địa không những được củng cố phát triển mà còn từng bước hình thành thị trường quốc tế, thì hoạt động Ngân hàng ngày càng phát triển và ngày càng phong phú

Trang 9

■ Thời kỳ thứ ba

Đây là thời kỳ phát triển sôi động nhất của hệ thống ngân hàng - diễn ra từ thế kỷ XVI đến thê kỷ XX Sự phát triển của nền kinh tê hàng hóa, và thị trường, song song với cuộc chạy đua cạnh tranh giữa các ngân hàng đã từng bước “phân hóa” hệ thống ngân hàng của mỗi quốc gia thành 2 hệ thông ngân hàng - Sự “phân hóa” đó từng bước được hình thành và được định hình rõ rệt sau cuộc chiến thê giới lần thứ 2 Thời kỳ phát triển thứ 3 của hệ thông ngân hàng bao gồm 3 giai đoạn:

Giai đoạn I

Giai đoạn phát triển từ loại Ngân hàng thương mại (Commercial Bank) trở thành loại Ngân hàng Phát hành (Issuing Bank)

Giai đoạn này diễn ra từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVII Trong thời kỳ thứ 3, giai đoạn đầu của lịch sử phát triển ngân hàng luôn gắn liền với hệ thống lưu thông tiền đúc băng kim loại quý, nhưng do tiền đúc luôn luôn bị hao mòn, trọng lượng pháp định của tiền đúc ngày càng bị giảm làm cho giá trị của đồng tiền giảm theo (giá trị tiền đúc giảm sút đã ảnh hưởng rất lớn đến quá trình lưư thông, trao đổi, giao dịch thanh toán), để khắc phục tình trạng này, các ngân hàng thương mại đều sử dụng kỳ phiếu của ngân hàng mình thay cho tiền đúc bằng kim loại quý

Trang 10

Những thuật ngữ như “Tiền tín dụng”, “Kỳ phiếu ngân hàng” được sử dụng để ám chỉ công cụ giao dịch và thanh toán đó Ở trong một nước, cứ có bao nhiêu ngân hàng thương mại thì có bấy nhiêu loại kỳ phiếu ngân hàng lưu hành, và những kỳ phiếu đó chỉ lưu thông trong một không gian nhất định, trong phạm vi hoạt động vì ảnh hưởng của ngân hàng thương mại đó Nhưng dần dần cùng với sự phát triển của thị trường dân tộc và thị trường quốc tế, thì tình trạng trong một nước có nhiều kỳ phiếu ngân hàng cùng lưu thông đã gây khó khăn và cản trở cho quá trình lưu thông hàng hóa.

Lúc này bắt đầu xảy ra quá trình cạnh tranh giữa các ngân hàng, với mục tiêu là mở rộng phạm vi lưư thông kỳ phiếu do ngân hàng mình phát hành ra Trong cuộc cạnh tranh đó, chỉ những ngân hàng thương mại có quy mô lớn,

có mạng lưới rộng và có uy tín thì kỳ phiếu ngân hàng của ngân hàng đó mới ngày càng chiếm ưu thế và lưu thông

rộng rãi hơn; Kỳ phiếu ngân hàng của những ngân hàng

thương mại vừa và nhỏ ngày càng bị mất uy tín, và dần dần bị loại ra khỏi lưu thông, đồng thời, những ngân hàng vừa và nhỏ lúc này cũng phải sử dụng các kỳ phiếu ngân hàng do các ngân hàng lớn phát hành Đến lúc này, sự phân hóa hệ thông ngân hàng đã hình thành khá rõ nét bao gồm các Ngân hàng Thương mại được phát hành kỳ phiếu (Ngân hàng phát hành), và các Ngân hàng thương mại không phát hành kỳ phiếu Tuy nhiên, cả 2 loại ngân hàng này đều thực hiện các chức năng chính của Ngân hàng trung gian

Trang 11

Giai đoạn II

Giai đoạn phát triển từ ngân hàng phát hành trở thành các ngân hàng phát hành độc quyền (Khoảng từ đầu thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XX)

Đây cũng là quá trình cạnh tranh diễn ra rất mạnh

mẽ và gay gắt trong Ngành ngân hàng, mà cụ thể đó là quá trình cạnh tranh giữa các ngân hàng phát hành với nhau, mà kết quả của cuộc cạnh tranh đó, cũng như bao nhiêu cuộc cạnh tranh trong thị trường là: Ngân hàng phát hành nào có quy mô lớn hơn sẽ giành được thắng lợi Tuy nhiên, cũng cần phải nói rằng, trong sự cạnh tranh khốc liệt ấy, với quy luật muôn thuở là kẻ mạnh thắng người yếu, thì sự tác động, sự trợ giúp của chính quyền Nhà nước

là rất quan trọng

Ngân hàng phát hành, là công cụ mạnh mẽ nhất của các trùm tư bản tài chính, nó có khả năng và sức mạnh để chi phôi và lũng đoạn không những về kinh tê mà cả về chính trị Mặt khác, đây là những ngân hàng cổ phần lớn

mà cố đỏng lớn của những ngân hàng này là những nhà tư sản giàu có, những người nắm giữ những cương vị quan trọng trong bộ máy chính quyền, những người có chức có quyền trong xã hội Vì vậy, những ngân hàng phát hành này còn nhận được những Ưu đãi của nhà nước trong các hoạt dộng phát hành tiền Thậm chí Nhà nước còn can thiệp trực tiếp bằng cách ra những sắc luật cho phép ngân hàng nào được quyền phát hành, ngân hàng nào không được quyền phát hành

Trang 12

Chẳng hạn ở Mỹ vào năm 1791, Chính phủ Hoa Kỳ chỉ cho phép hơn 20 ngân hàng được quyền phát hành Sau

này đến năm 1913, (theo đạo luật Ngân hàng Mỹ) số lượng

này chỉ còn lại 12 và 12 ngân hàng này hợp nhất, trở thành Hệ thông dự trữ liên bang (FED)

Tương tự như vậy, ở Pháp vào năm 1800, Chính phủ chỉ cho phép 10 ngân hàng được quyền phát hành Đến năm 1870 theo đạo luật ngân hàng Pháp , chỉ còn duy nhất

1 ngân hàng Ngân hàng Pháp quốc (Bank de France)

ở Anh vào năm 1792 có khoảng 14 ngân hàng phát hành đến năm 1844 theo đạo luật Ngân hàng Anh, chỉ còn Ngân hàng Anh (Bank of England) mới được quyền phát hành tiền

Như vậy, sự hình thành ngân hàng phát hành độc quyền (Exclusive Issuing Bank) từ giữa thế kỷ XIX đến cuối thể kỷ XIX đầu thê kỷ XX không những là sự lớn mạnh và thắng thế của những ngân hàng đại quy mô lớn, mà còn là

sự tiếp tay giúp sức của bộ máy chính quyền Nhà nước, làm

cho hệ thông ngân hàng ở mỗi quốc gia đều phân hóa

thành 2 cấp rõ rệt: Đó là hệ thống Ngân hàng phát hành, lúc này không còn giao dịch với khách hàng nữa, mà chỉ giao dịch với các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng, và hệ thông thứ hai : Hệ thông các ngân hàng trung gian (Intermediary Bank System) gồm các Ngân hàng thương mại, các định chế tài chính phi ngân hàng Hệ

Trang 13

thống này giao dịch trực tiếp với khách hàng là các nhà buôn, các công ty, hộ gia đình và cá nhân.

Giai đoạn III

Giai đoạn phát triển từ Ngân hàng phát hành độc quyền thành ngân hàng Trung ương (Central Bank) Thế lực của Ngân hàng phát hành độc quyền là rất lớn Nhưng đây lại là các Ngân hàng cổ phần (Ngân hàng tư / Jointstock Banks) mà các cổ đông lớn là những người quyền quý trong xã hội, nó nhận được những ưu đãi đặc biệt của Nhà nước như được trợ cấp vốn khi ngân hàng gặp khó khăn, được miễn hoặc giảm thuế Mối quan hệ giữa Ngân hàng Phát hành độc quyền với Nhà nước là mối liên

hệ ruột thịt mang tính sống còn

Chính vì vậy, mà người ta đã tìm mọi cách để hợp pháp hóa vị trí độc tôn của Ngân hàng phát hành để củng

cố quyền lực và quyền lợi của nó trong xã hội Quốc hữu

hóa Ngân hàng phát hành là biện pháp mà hầu hết các nước đều thực hiện Theo đó Nhà nước sẽ tiến hành mua lại toàn bộ sô" cổ phần của Ngân hàng phát hành - biến Ngân hàng phát hành thuộc sở hữu tư nhân thành Ngân hàng phát hành thuộc sở hữu Nhà nước (Ngân hàng công / Public Banks) Những người nắm giữ các chức vụ chủ chốt trong Ngân hàng phát hành trước đây, được Nhà nước bổ nhiệm lại vào các vị trí ấy và trở thành công chức Nhà nước Nước

Mỹ quốc hữu hóa các ngân hàng phát hành vào năm 1946, nước Pháp quốc hữu hóa ngân hàng Pháp vào năm 1946,

Trang 14

nước Anh quốc hữu hóa ngân hàng Anh vào năm 1947 Nói chung sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2, hầu hết các nước đều tiến hành quốc hữu hóa ngân hàng phát hành.

1.1.3 Bản chất của NHTW

Việc quốc hữu hóa Ngân hàng phát hành đã biến Ngân hàng phát hành thuộc sở hữu tư nhân thành Ngân hàng phát hành thuộc sở hữu Nhà nước, một mặt làm cho Nhà nước nắm trong tay trọn vẹn bộ máy kinh tế tài chính quan trọng nhất để điều tiết vĩ mô các hoạt động kinh tế tài chính, mặt khác, đó lại là một biện pháp để hợp thức hóa quyền lực và quyền lợi của một nhóm nhỏ các nhà tư sản giàu có, những người quyền cao chức trọng trong xã hội

tư sản, mà thực chất là tập trung quyền lực và quyền lợi vào trong tay các tập đoàn tư bản tài chính

Với việc quốc hữu hóa Ngân hàng phát hành, toàn bộ

hệ thống ngân hàng trong một quốc gia đã được định hình thành 2 cấp Một bên là NHTW thực hiện các chức năng nhiệm vụ thuộc tầm điều tiết vĩ mô, một bên là các NHTM

và các tổ chức tín dụng khác, thực hiện chức năng và nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ - tín dụng và dịch vụ ngân hàng Sự định hình hệ thông 2 cấp như vậy là một quá trình khách quan và tất yếu

Ngày nay, trong mỗi quốc gia đều tồn tại hệ thống ngân hàng 2 - cấp như vậy, hoạt động của mỗi cấp ngân hàng này là hoàn toàn khác nhau, và vì vậy đều phát huy vai trò rất khác nhau đối với nền kinh tế xã hội

Trang 15

Lịch sử phát triển của hệ thống ngân hàng đã chứng

hàng phát triển và là sản phẩm của tự do cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng để hình thành nên các ngân hàng phát hành độc quyền và đã được các nước quốc hữu hóa vào những năm sau khi cuộc thế chiến lần thứ 2 chấm dứt

+ NHTW là cơ quan, quản lý kinh tế tài chính tổng hợp, là trung tâm tiền tệ, trung tâm tín dụng và trung tâm thanh toán của toàn bộ nền kinh tế

1.2 CHỨC NĂNG CỦA NHTW

Ngân hàng Trung ương thực hiện các chức năng của mình, vừa với tư cách là một bộ máy của Chính phủ, cơ quan tham mưu cho Chính phủ trong lĩnh vực tiền tệ —ngân hàng, vừa với tư cách là Ngân hàng Trung ương - (Ngân hàng của hệ thống Ngân hàng Thương mại)

Với tư cách là một bộ máy của Chính phủ, NHTW có nhiệm vụ và quyền hạn như một cơ quan của Chính phủ

Trang 16

thực hiện chức năng nhiệm vụ quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng.

Với tư cách là Ngân hàng Trung ương, NHTW thực hiện các chức năng nhiệm vụ có tính chuyên ligành của lĩnh vực ngân hàng - những chức năng riêng có này nói lên sự khác biệt giữa NHTW với các Bộ chủ quản khác, đồng thời cho thấy ảnh hưởng to lớn trong khi thực hiện

Các chức năng có tính chất nghiệp vụ của NHTW gồm có:

■ P h át hành tiề n và đ iều tiế t lưu th ôn g tiề n tệ

Đây là chức năng quan trọng và cơ bản nhất của NHTW, thực hiện chức năng này, không những có tác động

và ảnh hưởng đến tình hình tiền tệ quốc gia, tình hình kinh tế tài chính đối nội mà còn tác động và ảnh hưởng tình hình kinh tế tài chỉnh thế giới, nhất là những ngân hàng lớn trên thế giới như Hệ thống ,Dự trữ Liên bang Mỹ (NHTW Mỹ) FED, Ngân hàng Anh, Ngân hàng Trung ương Châu Âu

Phát hành tiền là tổ chức đưa tiền in sần ở trong “kho

tiền” vào lưư thông, đảm bảo cung ứng cho nền kinh tế một khối lượng tiền mặt (cơ số tiền tệ) đáp ứng nhu cầu sử dụng tiền mặt của nền kinh tế Có thể nói phát hành tiền là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, gây ảnh hưởng lớn và dây chuyền đối với mọi mặt hoạt động của đời sống kinh tế-xã hội

Trang 17

Do tính chất quan trọng của việc phát hành tiền, đòi hỏi phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

+ Nguyên tắc cân đối:

Cân đôi theo nghĩa rộng là khối lượng tiền mặt phát hành ra phải cân đối nhu cầu của nền kinh tế Nếu phát hành nhiều hơn nhu cầu sẽ gây mất giá đồng tiền, làm cho lạm phát sẽ có cơ hội gia tăng, ngược lại nếu tiền phát hành ít hơn nhu cầu, sẽ gây ra hiện tượng “Thiếu tiền”, thiếu phương tiện sẽ làm cho sản xuất và lưu thông hàng hóa sẽ bị ngưng trệ, đình đốn, đây là điều rất nguy hại cho nền kinh tê — xã hội

+ Nguyên tắc bảo đ ảm:

Tiền giấy phát hành vào lưu thông phải được bảo đảm bàng giá trị vật chất, nhờ đó sức mua của tiền giấy mới được ổn định, việc bảo đảm cho tiền giấy phát hành có thể được thực hiện bằng nhiều cơ chế:

- Bảo đảm bằng vàng: đây là cơ chế bảo đảm cho tiền giấy đã được nhiều nước áp dụng trong thời kỳ bản vị vàng (Gold Standard) (1792-1913) và trong thời kỳ bản vị hối đoái vàng (Gold Exchange Standard) từ sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất

Đảm bảo bằng vàng là cơ chế đảm bảo truyền thông

áp dụng từ thế kỷ XVIII Đến nay, trong thời đại của tiền

Trang 18

giấy pháp định (Fiat Paper Money) bảo đảm bằng vàng hầu như không còn áp dụng nữa.

- Bảo đảm bằng tín dụng - hàng hóa

Đây là cơ chế bảo đảm mới phù hợp, với hệ thống tiền

tệ hiện đại và tỏ ra thích hợp với nền kinh tế thị trường phát triển Theo cơ chế này, đảm bảo bằng tín dụng nghĩa

là tiền giấy được phát hành để cho vay đối với hệ thống ngân hàng thương mại trong nước, đến lượt nó các NHTM

sử dụng nguồn vổh này để cho vay đối với nền kinh tế, tức

là cho các tổ chức kinh tế vay và nhờ có vốn tín dụng đó

mà tạo ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cho xã hội, khi sản phẩm hàng hóa dịch vụ này trở thành cơ sở đảm bảo vững chắc cho khối lượng tiền giấy phát hành Đây là cơ chế bảo đảm được áp dụng rộng rãi, phổ biến hiện nay

- Bảo đảm bằng trái phiếu chính phủ sinh lời

Đây là cơ chế bảo đảm được áp dụng lần đầu ở Mỹ

bằng việc cho phép các Ngân hàng phát hành, phát hành tiền để mua công trái Nhà nước, cơ chế bảo đảm bằng Trái phiếu chính phủ sinh lời được coi là cơ chế thoáng và hiệu quả vì nó cho phép tập trung nguồn vốn để chính phủ đầu

tư vào các công trình dự án thuộc cơ sở hạ tầng của nền kinh tế, làm thay đổi bộ mặt của nền kinh tế xã hội mà không phải đi vay nước ngoài, hoặc vay của dân

- Bảo đảm bằng ngoại tệ

Trang 19

Dự trữ ngoại tệ có ý nghĩa không những đối với NHTW mà còn đối với hoạt động tài chính đối ngoại của quốc gia NHTW của nhiều nước* với chính sách ngoại hối tích cực đã dùng nhiều biện pháp * để tăng cường dự trữ ngoại tệ như đồng USD, EUR, HKD, JPY Vì vậy việc sử dụng vôn phát hành vì mục tiêu tăng dự trữ ngoại tệ là điều có thể thực hiện được, đặc biệt đối với những nước có

+ Nguyên tắc tập trung thống nhất

Việc phát hành tiền giấy vào lưu thông có ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến tình hình lưu thông tiền tệ, do đó có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế tài chính, do vậy phát hành tiền phải tuân thủ nguyên tắc tập trung thông nhất, theo đó, trên cơ sở yêu cầu phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa, và các nhu cầu khác có liên quan, NHTW cần xác định chỉ tiêu phát hành tiền cho mỗi thời kỳ kế hoạch (thường là hàng năm) khi được Quốc hội phê duyệt; NHTW thực hiện việc phát hành trên cơ sở tình hình thực

tế và tín hiệu của thị trường Tập trung thống nhất sẽ ngán chặn việc phát hành tiền ồ ạt dẫn đến gia tăng lạm phát gây ảnh hưởng bất lợi cho nền kinh tế-xã hội

NHTW phát hành tiền vào lưư thông qua 4 kênh sau đây+ Cho vay đối với nền kinh tế thông qua hệ thốngNHTM

+ c ho vay đối với chính phủ

Trang 20

+ Phát hành qua th ị trường mở.

+ Phát hành tiền để tăng dự trữ ngoại tệ

Việc phát hành tiền gắn liền với quá trình điều tiết

lưu thông tiền tệ, để chủ động diều chỉnh khôi lượng tiền

giao dịch tăng, giảm cho phù hợp với nhu cầu thực tế

■ Thực hiện chức năng Ngân hàng của Ngân hàng

NHTW không trực tiếp giao dịch với các doanh

nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân, mà chỉ giao dịch với

các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng, đó

chính là chức năng ngân hàng của ngân hàng Nhiệm vụ cụ

thể của chức năng bao gồm các mặt hoạt động sau:

+ M ở tài khoản và tiếp nhận dự trữ tiền tệ của các

ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng

Các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng mở tài

khoản tại NHTW không những là yêu cầu khách quan để

tiến hành các giao dịch, thanh toán, mà còn là điều bắt

buộc để NHTW quản lý và thực thi chính sách tiền tệ

+ Tiếp vốn cho các ngân hàng thương mại và các tổ

chức tín dụng bằng nhiều hình thức như chiết khấu,

tái chiết khấu, cho vay bắt buộc trong thanh toán

bù trừ

Với nhiệm vụ này, NHTW đóng vai trò là người cho

vay cuối cùng đối với các ngân hàng thương mại, giúp các

Trang 21

ngân hàng thương mại có vốn để mở rộng quy mô hoạt động, hoặc khôi phục năng lực thanh toán, nhờ đó mà có thể giúp các ngân hàng thương mại giữ vững được sự tồn tại và hoạt động kinh doanh.

+ Tổ chức và thực hiện hệ thống thanh toán bù trừ giữa các Ngân hàng thương mại

+ TỔ chức và điều hành hoạt động thị trường mở, thị trường liên ngân hàng

+ Kiểm soát tín dụng đối với các NHTM bằng nhiều biện pháp và công cụ khác nhau

■ Thực h iện chức năng ngân hàng của Chính phủ

Ngân hàng Trung ương là một bộ phận cấu thành của

bộ máy nhà nước, vì vậy NHTW thực hiện chức năng và nhiệm vụ với trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ - tín dụng và ngân hàng

+ Thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng: cụ thể:

- Tham gia soạn thảo và ban hành các văn bản pháp quy có liên quan đến lĩnh vực tiền tệ ngân hàng

- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản trên một cách thống nhất trên phạm vi toàn lãnh thổ

Trang 22

- Thanh tra và kiểm soát mọi mặt hoạt động của hệ thông ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng, đảm bảo cho hoạt động của hệ thống này phải tuân thủ pháp luật, góp phần làm lành mạnh hóa tình hình tài chính tiền tệ của đất nước, để thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

+ Làm đại lý cho Chính phủ trong việc phát hành và thanh toán trái phiếu khi đáo hạn

+ c ho ngân sách nhà nước vay vốn khi cần thiết.

+ M ở tài khoản và giao dịch với hệ thống kho bạc nhà nước

+ Đại diện cho Chính phủ trong việc đàm phán, ký kết các hiệp định với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế, các NHTW các nước về lĩnh vực tiền tệ ngân hàng, v.v

1.3 HỆ THỐNG T ổ CHỨC NHTW

Trong bất kỳ một quốc gia nào, NHTW đều giữ vai trò

trọng yếu trong bộ máy điều hành và quản lý kinh tê ở tầm

vĩ mô Người ta cho rằng, NHTW là một thể chế đặc biệt, bởi sự phôi hợp và đan xen lẫn nhau giữa bộ máy của Nhà nước với hoạt động nghiệp vụ của NHTW Thể chế đó hầu như chỉ tồn tại trong một cơ quan, một bộ máy đặc biệt của Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế - tài chính, đó là :NHTW Chính vì sự đặc biệt của thể chế đó mà người ta

Trang 23

lựa chọn mô hình tổ chức thích hợp đế đảm bảo phát huy cao độ hiệu lực quản lý của NHTW trong việc điều hành chính sách tiền tệ để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.

Tùy theo đặc điểm của từng nước, cũng như hệ thống pháp chê của các quốc gia, NHTW được tố chức theo một trong hai mô hình sau đây:

- Mô h ìn h th ứ n h ấ t: Mô hình NHTW trực thuộc

Hình A: Sơ đồ tổ chức

Trang 24

Theo mô hình tổ chức này, thì NHTW là một bộ máy của Chính phủ, là một cơ quan ngang Bộ, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ trong việc điều hành chính sách tiền tệ quôc gia NHTW là cơ quan quản lý chuyên ngành của Chính phủ, tham mưu cho Chính phủ trong việc hoạch định và thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia Mô hình này

ưu điểm là hoạt động của NHTW nằm trong sự kiểm tra

và giám sát trực tiếp của Chính phủ, vì vậy nó sẽ góp phần thực hiện các nhiệm vụ về kinh tế - xã hội mà Quốc hội đã giao cho Chính phủ trong từng thời kỳ Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng, mô hình NHTW trực thuộc Chính phủ

sẽ làm mất tính độc lập của NHTW trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình, với mô hình này có thể biến NHTW thành nơi phát hành tiền để bù đắp thiếu hụt trong Ngân sách Nhà nước, khiến cho hoạt động phát hành tiền không tuân thủ nguyên tắc và có thể dẫn đến lạm phát

Phần lớn các quốc gia đều áp dụng mô hình tổ chức này, trong đó có Việt Nam

Trang 25

- Mô hình thứ hai: Mô hình NHTW trực thuộc Quôc hội (hình B):

Hình B: Sơ đồ tổ chức

QUỐC HỘI

1 r

Trang 26

Theo mô hình này, NHTW có vị trí độc lập so với Chính phủ, được tổ chức và chỉ đạo trực tiếp từ Quốc hội Với mô hình này, hoạt động của NHTW không bị chi phôi bởi Chính phủ, vì vậy NHTW thể hiện tính độc lập cao trong việc điều hành chính sách tiền tệ, đồng thời có thể ngăn ngừa hiện tượng phát hành tiền cho sự thiếu hụt của Ngân sách Nhà nước Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng tính độc lập của NHTW so với Chính phủ bên cạnh

những Ưu điểm như nói ở trên thì có thể nảy sinh những

hoạt động, trong đó thiếu sự phối hợp giữa Chính phủ và NHTW, khiến cho các mục tiêu kinh tế-xã hội không được thực hiện một cách nhất quán Tuy nhiên, mô hình NHTW trực thuộc Quốc hội được coi là mô hình tổ chức tiên tiến, phù hợp với xu thế của thời đại để từng bước nâng cao vị trí của NHTW trong nền kinh tê thị trường

Mô hình này được áp dụng ở Mỹ, Anh, Đức, Canada, Nhật Bản, và một sô' nước khác

Bất kể NHTW được tổ chức theo mô hình nào, cũng đều thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước đối với hoạt động của hệ thống NHTW NHTW thường có trụ sở chính đặt tại Thủ đô, đồng thời mở các chi nhánh và đặt tại các khu vực hoặc các tỉnh, thành phô' để đảm bảo cho hoạt động NHTW trong vai trò quản lý vĩ mô đều có thể bám sát tình hình thực tế

Trang 27

1.4 NGÂN HÀNG TRƯNG ƯƠNG ở VIỆT NAM

1.4.1 Lịch sử ra đời của NHTW ở Việt Nam

Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, ở Việt Nam

có Ngân hàng Đông Dương (Banque de LTndochine) Đây là ngân hàng được thành lập vào cuối tháng 1/1875, vừa đóng vai trò là Ngân hàng phát hành (phát hành tiền trên toàn cõi Đông Dương), vừa thực hiện các nghiệp vụ vốn có của Ngân hàng Thương mại Ngân hàng Đông Dương thực chất

là bộ máy tài chính do chính quyền thuộc địa của Pháp ở

Đông Dương điều động và chi phối Ngân hàng Đông Dương đặt trụ sở tại Hà Nội bên cạnh bộ máy chính quyền cai trị thực dân của Pháp tại Đông Dương Ngân hàng Đông Dươag giữ vị trí quan trọng và là công cụ tài chính quan trọng hàng đầu, để thực dân Pháp thực hiện các mục tiêu kinh tế, chính trị trong cuộc chiến tranh tại Đông Dương

nói chung và ở Việt Nam nói riêng Sau khi cuộc kháng

chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta giành được thắng lợi, hiệp định Geneve đã được ký kết vào tháng 7/1954 - Ngân hàng Đông Dương không còn tồn tại ở Việt

Nam

Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, hàng loạt các sự kiện và chủ trương của Chính phủ, hướng dẫn việc hình thành hệ thống tiền

tệ — ngân hàng của một nước Việt Nam độc lập có chủ quyền

- Tháng 1/1946, Chính phủ ra sắc lệnh (sắc lệnh số

Trang 28

18B ngày 31/1/1946) cho phép Bộ Tài chính phát hành giấy bạc Việt Nam (giấy bạc cụ Hồ) từ các tỉnh Nam bộ, sau đó đến Nam Trung bộ - với tỷ giá 1 ĐVN = 1 đồng Đông Dương.

- Tháng 1/1948 Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đạo luật đình chỉ lưư hành tiền Đông Dương, và cho phép Bộ Tài chính phát hành giấy bạc Việt Nam trên toàn lãnh thổ Việt Nam

- Năm 1947 thành lập Cục ngân khố quốc gia và Nha tín dụng sản xuất — trực thuộc Bộ Tài chính (2 cơ quan tiền thân của Ngân hàng Nhà nước)

- Tháng 7/1948 Chính phủ quy định đơn vị tiền tệ Việt Nam theo sắc lệnh số 199/SL/CP ngày 8/7/1948 (Đơn

vị tiền tệ VN là đồng, 1 đồng = 10 hào, 1 hào = 10 xu)

- Ngày 6/5/1951 Chủ tịch nước VN dân chủ cộng hòa

ra sắc lệnh số 15/SL/CT — thành lập Ngân hàng Quốc gia

VN (NBV - National Bank of Vietnam) bằng việc sát nhập Cục ngân khố quốc gia và Nha tín dụng sản xuất - tách ra khỏi Bộ Tài chính để hình thành Ngân hàng Quốc gia Việt Nam - Chính phủ giao cho Ngân hàng Quốc gia Việt Nam phát hành giấy bạc ngân hàng Việt Nam (tiền ngân hàng) đồng thời tổ chức thu hồi đồng tiền tài chính (do Bộ Tài chính) đã phát hành từ năm 1946 Tỷ lệ thu đổi tiền ngân hàng và tiền tài chính được ấn định là 1/10 (1 đồng ngân hàng có giá trị bằng 10 dồng tài chính)

Trang 29

Ngày 6/5/1951 là sự kiện lớn, đánh dấu mốc quan trọng cho sự ra đời và phát triển của hệ thông ngân hàng Việt Nam về sau.

Ngân hàng Quốc gia Việt Nam - là Ngân hàng Trung ương của nước Việt Nam, từ ngày thành lập đến tháng 3/1988 vừa làm nhiệm vụ phát hành tiền của nước Việt Nam, vừa thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng Thương mại Hội sở Trung ương và các chi nhánh trung tâm đặt tại các tỉnh, các liên khu, thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của ngân hàng phát hành và quản lý Nhà nước - Các chi nhánh tại các quận, huyện, thị xã (các chi điểm ngân hàng) thực hiện các nhiệm vụ của các ngân hàng thương mại như nhận tiền gửi, cho vay

- Tháng 10/1961 đổi tên Ngân hàng Quốc gia Việt Nam (NBV) thành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV - State Bank of Vietnam) cho đến nay

Trong thời kỳ đất nước còn chia cắt, ở miền Nam

chính quyền Sài Gòn cũng đã thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam cộng hòa (Mỹ - ngụy) ngày 31/12/1954 - Ngân hàng này hoạt động với tư cách là NHTW của miền Nam Việt Nam từ 12/1954 đến 30/4/1975

Sau 30/4/1975 Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam đã thực hiện việc tiếp quản hệ thống Ngân hàng miền Nam

Trang 30

- Tháng 9/1975 phát hành tiền “Giải phóng” và thu hồi tiền ngụy - với tỷ giá 1 đồng tiền Giải phóng bằng 500đ tiền ngụy.

- Từ tháng 7/1976 toàn bộ hệ thống Ngân hàng ở

miền Nam thuộc Chính phủ Cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam được hợp nhất với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lúc này trở thành Ngân hàng Trung ương của nước Việt Nam thông nhất

- Ngày 26/3/19^8 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính

phủ) ra Nghị định số 53/HĐBT chuyển hệ thông ngân hàng

một cấp thành hệ thống ngân hàng hai cấp, trong đó

Ngân hàng cấp I là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện chức năng quản lý Nhà nưức lĩnh vực tiền tệ —tín dụng ngân hàng, phát hành tiền và các chức năng ngân hàng của các ngân hàng

Ngân hàng cấp II bao gồm các ngân hàng chuyên doanh (sau này gọi là các Ngân hàng Thương mại) và các

Tổ chức Tín dụng - Ngân hàng cấp II thực hiện việc kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng

- Ngày 24/5/1990 Chủ tịch Hội đồng Nhà nước ký sắc lệnh công bố hai pháp lệnh ngân hàng:'

+ Pháp lệnh số 37/LLT/HĐNN8 pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Trang 31

+ Pháp lệnh số 38/LLT/HĐNN8 pháp lệnh Ngân hàng, HTX Tín dụng và Công ty Tài chính.

Hai pháp lệnh này trở thành cơ sở pháp lý để củng cô

và phát triển hệ thống ngân hàng hai cấp ở Việt Nam.

— Ngày 02/12/1997 Quốc hội khóa 10 đã thông qua hai Luật ngân hàng để thay thê cho hai pháp lệnh ngân hàng nói trên Đây là một bước tiến mới trong việc pháp chê hóa lĩnh vực tiền tệ ngân hàng Việt Nam

+ Luật số 01/1997/QH10 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

+ Luật sô 02/1997/QH10 Luật các Tổ chức Tín dụng

Có thể nói với hai luật ngân hàng nói trên, sẽ có tác dụng chi phôi mọi hoạt động của hệ thông ngân hàng làm cho các mặt hoạt động của toàn bộ hệ thông ngân hàng đều được lành mạnh hóa theo khuôn khổ của pháp luật, để từng bước hội nhập với hệ thông ngân hàng trong khu vực và trên thế giới

1.4.2 Hệ thống tổ chức của Ngân hàng Nhà

nước Việt Nam

Hiện nay, hệ thống tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được tổ chức như sau: •

Trang 32

máy lãnh đạo tập trung - gồm Thống đốc NHNN Việt Nam, các Phó Thông đốc, và bộ máy giúp việc như sau

- Vụ Nghiệp vụ Phát hành Kho quỹ

- Vụ Chiến lược Phát triển ngân hàng

- Vụ Quản lý Ngoại hối

Trang 33

- Thanh tra Ngân hàng

tại các tỉnh, thành phô trực thuộc trung ương Có 64 chi nhánh đặt tại các tỉnh, thành phố trong cả nước Các chi nhánh này thực hiện chức năng, quản lý Nhà nước trên địa bàn tỉnh, thành phố - với bộ máy lãnh đạo gồm Giám đốc

và các Phó Giám đốc chi nhánh, các Trưởng phó phòng ban giúp việc cho lãnh đạo chi nhánh

Trong tương lai, và để phù hợp với xu thê hội nhập, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thể được tổ chức lại theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng Trung ương trong vai trò Ngân hàng của Ngân hàng Theo xu hướng này, phải làm sao cho hoạt động của NHTW phải bám sát hoạt động của NHTM, để kịp thời tác động, điều chỉnh và chi phối hoạt động của NHTM theo cơ chế thị trường

Theo xu hướng này, hệ thông tổ chức NHNN Việt Nam gồm có:

Trang 34

- Trụ sở Trung ương (Cơ quan Trung ương) đặt tại Hà Nội với bộ máy lãnh đạo tập trung tương tự như hệ thông

tổ chức hiện nay Điều phôi hoạt động toàn hệ thống

- Trụ sở khu vực (NHTW khu vực) Đây là mô hình NHTW thu nhỏ và hoạt động như một NHTW thực sự tại một khu vực địa lý rộng lớn — Các khu vực cần đặt trụ sở NHTW là các khu vực kinh tế, có sự gắn kết giữa các ngành, các dịa phương, với một không gian vừa phải cho sự bao quát và hoạt động của NHTW khu vực Các khu vực Tây Bắc, Đông Bắc, đồng bằng Bắc bộ, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long Các chi nhánh NHNN tỉnh, thành phô" ở khu vực nào, sẽ trở thành chi nhánh, hoặc văn phòng đại diện của NHTW khu vực đó

Trang 35

tiền được thiết kế phải đáp ứng những yêu cầu sau đây:

- Có tính thẩm mỹ cao (đẹp, màu sắc phong phú, như

là một tác phẩm nghệ thuật)

- Dễ nhận biết cho mọi đôi tượng (có nhiều màu cho nhiều loại tiền) và phải thể hiện được nét đẹp văn hóa dân tộc Việt Nam

Trang 36

- Đảm bảo độ bền, thuận tiện cho quá trình sử dụng, bảo quản, vận chuyển.

- Ung dụng kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, có khả năng chống giả cao

+ Thứ hai: Chế bản in, đúc tiền: Việc chế bản in, đúc tiền đửợc thực hiện sau khi thiết kế mẫu tiền đã được duyệt, và phải đảm bảo sự tinh xảo, thể hiện đầy đủ các nội dung chi tiết của bản mẫu thiết kế, đồng thời phải phù hợp với công nghệ in, đúc của nhà máy

+ Thứ ba: Tổ chức và quản lý việc in tiền, đúc tiền: Ngân hàng Nhà nước ký hợp đồng với các nhà máy in, các nhà máy này thực hiện việc in tiền, đúc tiền theo hợp đồng

- Tiền thành phẩm phải được đóng gói và chuyển giao cho Ngân hàng Nhà nước theo quy định

- Lập hồ sơ theo dõi lý lịch từng loại tiền Tổ chức hạch toán kịp thời, chính xác việc in tiền, đúc tiền theo pháp lệnh về kế toán - thống kê

Trang 37

- Tổ chức theo dõi và bảo quản các sản phẩm in đúc bị hỏng, bị lỗi đế tiêu hủy theo quy định của thông đốc Ngân hàng Nhà nước.

* Đôi với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Ngoài việc ban hành các quy chế có liên quan đến in tiền, đúc tiền (thiết kê mẫu, chê bản, tiêu chuẩn kv thuật, công nghệ, bảo mật, khóa mã an toàn nguồn thiết bị, vật liệu phục vụ in đúc tiền) NHNN theo dõi chặt chẽ quá trình

in đúc tiền và báo cáo kết quả in, đúc tiền hàng năm cho Thủ tướng Chính phủ, đồng gửi cho Bộ Tài chính, Bộ Công

an để kết hợp giám sát

* Đôi với Bộ Tài chính

Kiểm tra chứng từ, sổ sách và việc hạch toán của NHNNVN về sô lượng và giá trị theo mệnh giá của các loại tiền đã được in, đúc hàng năm

Chủ trì và phối hợp với Bộ Công an, NHNN để xây dựng quy chê in, đúc tiền, đồng thời trực tiếp giám sát quá trình in, đúc tiền tại các nhà máy, đảm bảo an toàn tuyệt đối

2 1 1 2 B ả o q uản và vận c h u y ể n tiề n

■ Bảo quản tiền

Việc bảo quản tiền mới in, đúc có ý nghĩa rất quan trọng, vì tiền sau khi đã được in, đúc trở thành vật có giá trị, nếu bảo quản không an toàn, bị thất thoát thì tiền mới

sẽ lọt ra ngoài - đây là điều cực kỳ nguy hiểm, không khác

Trang 38

gì việc in và lưu hành tiền giả Do đó cần quy định trách nhiệm cụ thể về việc bảo quản tiền mới in, đúc để đảm bảo

sự an toàn tuyệt đối

- Đối với tiền mới in, mới đúc mà các nhà máy chưa chuyến giao cho NHNN, thì các nhà máy in, đúc tiền chịu trách nhiệm bảo quản tại kho của nhà máy đó

- Đôl với tiền mới in, mới đúc (tiền thành phẩm) đã được các nhà máy chuyển giao cho NHNN (tiền chưa công

bô lưu hành), các loại tiền mẫu, tiền lưu niệm, tiền đã đình chỉ lưu hành, tiền đang lưu hành (kể cả loại rách nát không đủ tiêu chuẩn lưư hành) đều thuộc trách nhiệm bảo quản của NHNN

- Đối với các loại tiền thuộc tài sản của các NHTM, các TỔ chức Tín dụng (tiền mặt thuộc quỹ nghiệp vụ) thì các NHTM, các tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm bảo quản theo chê độ quy định

Để việc bảo quản tiền được an toàn, cần xây dựng hệ thông kho tiền và chê độ quản lý kho tiền một cách chặt chẽ, nghiêm khắc

Kho tiền là nơi chứa các loại tiền (mới in, mới đúc, tiền nằm trong hệ thông phát hành) kho tiền của mỗi quốc gia bao gồm: kho tiền Trung ương (gọi là tổng kho) và kho tiền đặt tại các chi nhánh tỉnh, thành phố (chi kho) và

hệ thống kho trong các nhà máy in đúc tiền các NHTM, các Tổ chức Tín dụng, do các đơn vị đó trực tiếp quản lý:

Trang 39

+ Tổng kho do NHNN quản lý.

+ Các chi kho do các Chi nhánh NHNN quản lý

Các kho tiền trung ương, các kho tiền tại các chi nhánh và kho tiền trong các nhà máy in, đúc tiền, đều do

Bộ Công an chịu trách nhiệm bảo vệ an toàn

ủy Ban Nhân Dân các cấp tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bảo vệ kho tiền của hệ thống ngân hàng

■ Vận chuyển tiền

Vận chuyển tiền là quá trình chuyển dịch vị trí tồn tại của các loại tiền bằng những phương tiện chuyên dùng theo những nguyên tắc nhất định

+ Về phạm vi vận chuyển và trách nhiệm vận chuyểntiền:

Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm tố chức vận chuyển tiền trong các trường hợp (phạm vi) sau đây:

- Vận chuyển tiền từ kho các nhà máy in đúc tiền từ sân bay, bến cảng (nếu tiền in, đúc từ nước ngoài) về đến các kho tiền trung ương (tổng kho) và ngược lại

- Vận chuyển tiền giữa các kho tiền trung ương

- Vận chuyển tiền từ kho tiền trung ương đến các kho tiền chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố

- Vận chuyển tiền giữa các kho tiền chi nhánh

Trang 40

Các NHTM, các Tổ chức Tín dụng chịu trách nhiệm vận chuyển tiền từ đơn vị của mình đến NHNN và ngược lại.

+ Về phương tiện và nguyên tắc vận chuyển:

Việc vận chuyển tiền được thực hiện bằng các phương tiện (đội xe) chuyên dùng (có đủ tiêu chuẩn) theo đúng quy định của Thống đôc NHNN và phải tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc sau:

- Phải có lệnh điều chuyển của cấp có thẩm quyền

- Vận chuyển bằng xe chuyên dùng hoặc phương tiện vận chuyển chuyên dùng

- Có đủ nhân lực đế áp tải, bảo vệ trong chu trình vận chuyển

- Giữ bí mật hành trình vận chuyển

+ Bảo vệ việc vận chuyển tiền:

Để ngăn chặn hành vi đánh cướp, đánh tráo, hoặc bất

kỳ hành vi nào làm thất thoát, hư hỏng tiền vận chuyển, thì việc bảo vệ vận chuyển là công việc cực kỳ quan trọng Khi có yêu cầu của NHNN, Bộ Công an có trách nhiệm tổ chức lực lượng bảo vệ Các phương tiện vận chuyển tiền được câp giấy phép ưu tiên; nghiêm câm các trạm kiểm soát, các đội tuần tra cơ động khám xét dọc đường đối với phương tiện vận chuyển tiền, chính quyền các cấp có trách nhiệm phôi hợp xử lý những sự cô xảy ra trong các chuyên vận chuyển tiền xảy ra trên địa bàn

Ngày đăng: 17/02/2021, 11:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w