1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phát triển năng lực tự đọc cho học sinh Tiểu học

59 4,3K 13
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 463,5 KB

Nội dung

phát triển năng lực tự đọc cho học sinh Tiểu học

Trang 1

Có nhiều định nghĩa về đọc và mỗi định nghĩa thường nhấn mạnh những khíacạnh khác nhau của đọc Trong cuốn “Sổ tay thuật ngữ phương pháp dạy học tiếngNga” (1988), Viện sỹ M.R.Lơvôp đã định nghĩa : “Đọc là một dạng hoạt động ngônngữ, là quá trình chuyển dạng thức chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó(ứng với hình thức đọc thành tiếng), là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viếtthành các đơn vị nghĩa không có âm thanh (ứng với đọc thầm)” Đây là một địnhnghĩa rất phù hợp với dạy học Tập đọc ở tiểu học Định nghĩa này thể hiện một quanđiểm đầy đủ về đọc, xem đó là một quá trình giải mã bậc hai : chữ viết → âm thanh vàchữ viết (âm thanh) → nghĩa Như vậy, đọc không chỉ là “đánh vần”, phát âm thànhtiếng theo đúng các kí hiệu chữ viết, cũng không chỉ là quá trình nhận thức để có khảnăng thông hiểu những gì được đọc Đó chính là một sự tổng hợp của cả hai quá trìnhnày.

2 Ý nghĩa của dạy học Tập đọc ở tiểu học

Dạy đọc có ý nghĩa rất to lớn ở tiểu học Đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản đầutiên đối với mỗi người đi học Đầu tiên, trẻ em phải học đọc, sau đó các em phải đọcđể học Đọc giúp các em chiếm lĩnh được một ngôn ngữ để dung trong giao tiếp vàhọc tập Đọc là một công cụ để học tập các môn học Đọc tạo ra hứng thú và động cơ

Trang 2

học tập Đọc tạo điều kiện để học sinh có khă năng tự học và tinh thần học tập cả đời.Nó là khả năng không thể thiếu được của con người thời đại văn minh Chính vì vậy,trường tiểu học có nhiệm vụ dạy đọc cho học sinh một cách có kế hoạch và có hệthống Tập đọc với tư cách là một phân môn của môn Tiếng Việt ở tiểu học có nhiệmvụ đáp ứng yêu cầu này – đó là hình thành và phát triển năng lực đọc cho học sinh.

3 Nhiệm vụ của dạy học Tập đọc ở tiểu học

Phân môn Học vần (thực hiện nhiệm vụ dạy học chữ) cũng thực hiện nhiệm vụdạy đọc nhưng mới dạy đọc ở mức sơ bộ nhằm giúp học sinh sử dụng bộ mã chữ - âm.Hết lớp 1, học sinh có nhiệm vụ phải đọc trơn tiếng (âm tiết) Việc đọc trơn các từ,ngữ đoạn, câu chưa trở thành yêu cầu bắt buộc Việc thông hiểu văn bản chỉ đặt ra ởmức độ thấp và chưa có hình thức chuyển thẳng từ chữ sang nghĩa (đọc thầm) Nhưvậy, Tập đọc với tư cách là một phân môn Tiếng Việt tiếp tục những thành tựu dạyhọc mà Học vần đạt được, năng lên đầy đủ, hoàn chỉnh hơn.

Tính đa nghĩa của đọc kéo theo tính đa nghĩa của “biết đọc” “Biết đọc” đượchiểu theo nhiều mức độ Một em bé mới đi học, biết đánh vần “cờ - o - co”, ngậpngừng đọc từng tiếng một, thế cũng gọi là đã biết đọc Đọc, thâu tóm được tư tưởngcủa một cuốn sách trong vài ba trang cũng là biết đọc Chọn trong biển sách báo củanhân loại những gì mình cần, trong một ngày nắm được tinh thần của hàng chục cuốnsách cũng gọi là biết đọc Những năng lực này không phải tự nhiên mà có Không thểchờ đợi gặt hái những gì mà ta không gieo trồng Nhà trường phải từng bước hìnhthành và trường tiểu học nhận nhiệm vụ đặt viên gạch đầu tiên.

3.1 Tập đọc là một phân môn thực hành Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là hình

thành năng lực đọc cho học sinh Năng lực đọc được tạo nên từ bốn kỹ năng bộ phận

cũng là bốn yêu cầu về chất lượng của đọc : đọc đúng, đọc nhanh (đọc lưu loát, trôi

chảy), đọc có ý thức (thông hiểu được nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là

đọc hiểu) và đọc hay (mà ở mức độ cao hơn là đọc diễn cảm) Cần phải hiểu kỹ năngđọc có nhiều mức độ, nhiều tầng bậc khác nhau Đầu tiên đọc là giải mã chữ - âm mộtcách sơ bộ Tiếp theo, đọc là phải hiểu nghĩa của từ, tìm được các từ chìa khóa, câu“chìa khóa” (câu trọng yếu, câu chốt) trong bài, biết tóm tắt nội dung của đoạn ; với

Trang 3

những bài văn, biết phát hiện ra những yếu tố “văn” và đánh giá được giá trị củachúng trong việc biểu đạt nội dung Như vậy, lúc này biết đọc đồng nghĩa với việc cókỹ năng làm việc với văn bản, chiếm lĩnh được văn bản (bài khóa) ở các tầng bậc khácnhau : nội dung các sự kiện, cấu trúc, chủ đề, các phương tiện biểu đạt.

Bốn kỹ năng của đọc được hình thành trong hai hình thức đọc : đọc thànhtiếng và đọc thầm Chúng được rèn luyện đồng thời và hỗ trợ lẫn nhau Sự hoàn thiện

một trong những kỹ năng này sẽ có tác động tích cực đến những kỹ năng khác Ví dụ,đọc đúng là tiền đề của đọc nhanh cũng như cho phép thông hiểu nội dung văn bản.Ngược lại, nếu không hiểu điều mình đang đọc thì không thể đọc nhanh và đọc diễncảm được Cũng như khó mà nói ra được con gà đẻ ra quả trứng hay quả trứng nở racon gà, nhiều khi, khó mà nói được rạch ròi kỹ năng nào làm cơ sở cho kỹ năng nào,nhờ đọc đúng mà hiểu đúng hay chính nhờ hiểu đúng mà đọc được đúng Vì vậy,trong dạy đọc, không thể xem nhẹ kỹ năng nào cũng như không thể tách rời chúng.

3.2 Nhiệm vụ thứ hai của dạy đọc là giáo dục lòng ham đọc sách, hình thành phương

pháp và thói quen làm việc với sách cho học sinh Làm cho sách vở là một sự tôn sùngngự trị trong nhà trường, đó là một trong những điều kiện để trường học thực sự trởthành trung tâm văn hóa Nói cách khác, thông qua việc dạy học phải làm cho họcsinh thích đọc và thấy được rằng khả năng đọc là có ích lợi cho các em trong cả cuộcđời phải làm cho học sinh thấy đó là một trong những con đường đặc biệt để tạo chomình một cuộc sống trí tuệ đầy đủ và phát triển.

3.3 Vì việc học không thể tách rời khỏi những nội dung được đọc nên bên cạnh những

nhiệm vụ rèn kỹ năng đọc, giáo dục lòng yêu sách, phân môn Tập đọc còn có nhiệmvụ làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, đời sống và kiến thức văn học cho học sinh Đọcmột cách có ý thức sẽ tác động tích cực tới ngôn ngữ và tư duy của người đọc Việcdạy đọc sẽ giúp học sinh hiểu biết hơn, bồi dưỡng ở các em lòng yêu cái thiện và cáiđẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ một cách logic cũng như biết tư duy có hình ảnh…Dạy đọc không chỉ giáo dục tư tưởng, đạo đức mà còn giáo dục tính cách , thị hiếuthẩm mỹ cho học sinh.

Trang 4

Như vậy, dạy đọc có một ý nghĩa to lớn vì nó có cả các nhiệm vụ giáo dưỡng,giáo dục và phát triển.

II.Các cơ sở khoa học để tổ chức dạy học tập đọc ở tiểu học

Phương pháp dạy học Tập đọc phải dựa trên những cơ sở khoa học Nó phải

dựa vào những kết quả nghiên cứu của ngôn ngữ học, văn học, sư phạm học, tâm lýngữ học để xây dựng, xác lập nội dung và phương pháp dạy học Bốn phẩm chất củađọc và cách thức tạo ra chúng không tách rời các cơ sở khoa học này Thuộc ngôn ngữhọc là vấn đề về chính âm, chữ viết, ngữ điệu (thuộc ngữ âm học) ; vấn đề nghĩa củatừ, câu, đoạn, bài (thuộc từ vựng học, ngữ nghĩa học) ; vấn đề dấu câu, các kiểu câu…(thuộc ngữ pháp học) ; vấn đề lý thuyết giao tiếp và tiếp nhận văn bản (thuộc dụnghọc) Các cơ sở văn học sẽ giúp cho việc đọc hiểu văn bản văn chương Những hiểubiết về lý thuyết dạy học hiện đại và cơ chế của đọc sẽ giúp chúng ta tổ chức dạy họcTập đọc một cách có hiệu quả.

Vai trò quyết định chất lượng dạy học chính là ở giáo viên Nguyên nhân quantrọng nhất làm cho chất lượng dạy Tập đọc chưa tốt cũng chính là ở những hạn chếcủa giáo viên Nhìn chung, hiện nay giáo viên của chúng ta vẫn còn thiếu hụt các kỹnăng đọc, vì vậy không làm chủ được các nội dung dạy học Tập đọc Nhiều giáo viênđọc không đúng chính âm, đọc không hay, hiểu không đúng những điều được đọc từcấp độ từ đến câu, đoạn và cả nội dung, đích thông báo của toàn văn bản Nhiều giáoviên cảm thụ văn học còn yếu Giáo viên cũng bị thiếu hụt các kỹ năng dạy học Tậpđọc, không làm chủ được các phương pháp, thủ pháp dạy học Tập đọc ở tiểu học.Nhiều giáo viên không biết chữa các lỗi phát âm cho học sinh, không có biện phápluyện cho học sinh đọc to, đọc nhanh, đọc diễn cảm, cũng như không biết một cáchnào khác để tổ chức hoạt động “chiếm lĩnh” nội dung văn bản được đọc ngoài cáchnói ra những điều mình hiểu biết, cảm nhận về tác phẩm Sau đây, chúng ta đi vàonghiên cứu các cơ sở cũng như những căn cứ của dạy học đọc, xác định những kiếnthức và kỹ năng người giáo viên cần có để tổ chức dạy học đọc ở tiểu học.

1.Cơ chế của đọc

Trang 5

Để tổ chức dạy đọc cho học sinh, chúng ta cần hiểu rõ quá trình đọc đã diễn ranhư thế nào và bản chất của kỹ năng đọc là gì Cơ chế của đọc là cơ sở của việc dạyđọc vì nó sẽ giúp chúng ta xác định mục đích, nội dung của quá trình đọc, cũng nhưxác định mục đích, nội dung của quá trình dạy học đọc.

Đọc là biến hình thức chữ viết của văn bản thành hình thức âm thanh để ngườiđọc, người nghe hiểu được những điều mà tác giả nói qua chữ viết.

Đọc là hoạt động trí tuệ phức tạp mà cơ sở là việc tiếp nhận thông tin bằng chữ viếtdựa vào hoạt động của cơ quan thị giác Chúng ta đi vào xem xét đặc điểm của quátrình này.

Đọc được xem như là một hoạt động có hai mặt quan hệ mật thiết với nhau, làviệc sử dụng bộ mã gồm hai phương diện Thứ nhất, đó là quá trình vận động của mắt,

sử dụng bộ mã chữ - âm để phát ra một cách trung thành những dòng văn tự ghi lạilời nói âm thanh Quá trình này gọi là quá trình đọc thành tiếng Thứ hai, đó là sự vậnđộng của tư tưởng, tình cảm, sử dụng bộ mã chữ - nghĩa, tức là mối lien hệ giứa các

con chữ và ý tưởng, các khái niệm chứa đựng bên trong để nhớ và hiểu được nội dungnhững gì được đọc Quá trình này gọi là quá trình đọc hiểu.

Mục đích của đọc thành tiếng là chuyển đổi chính xác và ngày càng nhanh cácký hiệu văn tự thành các ký hiệu âm thanh Vì vậy, chất lượng của đọc thành tiếng

trước hết được đo bằng hai phẩm chất : đọc đúng, đọc nhanh (lưu loát, trôi chảy) Đó

cũng chính là hai kỹ năng đầu tiên của đọc Khi đọc hiểu, mục đích của người đọc làlàm rõ nghĩa các ký tự, làm rõ nội dung và đích thông báo của văn bản Lúc này quátrình đọc không chỉ là sự vân động của cơ quan thị giác và cơ quan phát âm mà còn làsự vận động của trí tuệ Vì vậy, đọc có ý thức là một yêu cầu quan trọng của đọc, trởthành một kỹ năng của đọc Ở đây ta gọi là kỹ năng đọc hiểu.

Giao tiếp có hai bình diện : tiếp nhận và sản sinh Đọc hiểu là tiếp nhận, đọccho mình Đọc thành tiếng khác đọc hiểu ở chỗ nó không chỉ là hoạt động tiếp nhậnnhằm cho mình mà còn là hoạt động nhằm làm cho người khác cũng tiếp nhận đượcvăn bản giống mình Vì vậy, khi đọc thành tiếng, người đọc đã tham gia vào quá trìnhtái sinh văn bản Lúc này anh ta còn có nhiệm vụ truyền cảm xúc của văn bản mà

Trang 6

mình đã tiếp nhận được đến người nghe Chính vì vậy, diễn cảm (có người gọi làtruyền cảm) là một phẩm chất cần có của đọc thành tiếng và trở thành một yêu cầu củakỹ năng đọc.

Như vậy, đọc bao gồm những yếu tố như tiếp nhận bằng mắt, hoạt động của cáccơ quan phát âm, các cơ quan thính giác và thông hiểu những gì được đọc Càng ngàynhững yếu tố này càng gần với nhau hơn, tác động đến nhau nhiều hơn Nhiệm vụcuối cùng của sự phát triển kỹ năng đọc là đạt đến sự tổng hợp giữa những mặt riênglẻ này của quá trình đọc, đó là điểm phân biệt người mới biết đọc với người đọc thànhthạo Càng có khả năng tổng hợp các mặt trên bao nhiêu thì việc đọc càng hoàn thiện,chính xác và biểu cảm bấy nhiêu.

Dễ dàng nhận thấy rằng thuật ngữ “đọc” được sử dụng trong nhiều nghĩa : theonghĩa hẹp, việc hình thành kỹ năng đọc trùng với nắm kỹ thuật đọc (tức là việc chuyểndạng thức chữ viết của từ thành âm thanh) ; theo nghĩa rộng, đọc được hiểu là kỹ thuậtđọc cộng với sự thông hiểu điều được đọc (không chỉ hiểu nghĩa của những từ riêng lẻmà cả câu, cả bài) Ý nghĩa hai mặt của thuật ngữ “đọc” được ghi nhận trong các tàiliệu tâm lý học và phương pháp dạy học Từ đây, chúng ta sẽ hiểu đọc với nghĩa thứhai – đọc được xem như là một hoạt động lời nói trong đó có các thành tố :

●Tiếp nhận dạng thức chữ viết của từ.

●Chuyển dạng thức chữ viết thành âm thanh, nghĩa là phát âm các từ theo từngchữ cái (đánh vần) hay là đọc trơn từng tiếng tùy thuộc vào trình độ nắm kỹ thuật đọc.

●Thông hiểu những gì được đọc (từ, cụm từ, câu, bài).

b Kỹ năng đọc là một kỹ năng phức tạp, đòi hỏi một quá trình luyện tập lâu dài.T.G.Egôrôp (dần theo TLTK 35 ; tr 101) chia việc hình thành kỹ năng này ra làm 3giai đoạn :

Trang 7

Giai đoạn dạy học vần (lớp 1) là sự phân tích các chữ cái và đọc từng tiếng theophát âm Giai đoạn tổng hợp thì đọc thành cả từ trọn vẹn, trong đó sự tiếp nhận “từ”bằng thị giác và phát âm hầu như trùng với nhận thức ý nghĩa Tiếp theo, sự thônghiểu ý nghĩa của “từ” trong cụm từ hoặc câu đi trước sự phát âm, tức là đọc được thựchiện trong sự đoán các nghĩa Bước sang lớp 2, lóp 3, học sinh bắt đầu đọc tổng hợp.Trong những năm cuối cấp, đọc ngày càng tự động hóa, nghĩa là người đọc ngày càngít quan tâm đến chính quá trình đọc mà chú ý nhiều đến việc chiếm lĩnh văn bản (bàikhóa) : nội dung các sự kiện, cấu trúc, chủ đề, các phương tiện biểu đạt của nó.

Thời gian gần đây, người ta đã chú trọng hơn đến những mối quan hệ quy địnhlẫn nhau của việc hình thành kỹ năng đọc và hình thành kỹ năng làm việc với văn bản,nghĩa là đòi hỏi tổ chức giờ Tập đọc sao cho việc phân tích nội dung của bài đọc đồngthời hướng đến việc hoàn thiện kỹ năng đọc, hướng đến đọc có ý thức bài đọc.

Việc đọc như thế nhằm vào sự nhận thức Chỉ có thể xem là đứa trẻ biết đọc khinó đọc mà hiểu được những điều mình đọc Đọc là hiểu nghĩa cảu chữ viết Nếu trẻkhông hiểu những từ ta đưa cho chúng đọc, chúng sẽ không có hứng thú học tập vàkhông có khả năng thành công Do đó, hiểu những gì được đọc sẽ tạo ra động cơ,hứng thú cho việc đọc.

Việc đọc không thể tách rời khỏi việc chiếm lĩnh một công cụ ngôn ngữ (ở đâylà tiếng Việt) Mục đích này chỉ có thể đạt được thông qua con đường luyện giao tiếpcó ý thức Một phương tiện luyện tập quan trọng, cũng đồng thời là một mục tiêu phảiđạt tới trong sự chiếm lĩnh ngôn ngữ chính là việc đọc, cả đọc thành tiếng và đọcthầm.

Quy trình hiểu văn bản bao gồm các bước sau : Hiểu nghĩa các từ, các ngữ.

Trang 8

Học sinh tiểu học không phải bao giờ cũng dễ dàng hiểu được những điều mìnhđọc Hầu như toàn bộ sức chú ý của các em đều tập trung vào việc nhận ra mặt chữ,đánh vần để phát thành âm Còn nghĩa thì chưa có đủ thì giờ và sức lực để nhận biết.Mặt khác, do vốn từ còn ít, năng lực liên kết thành câu, thành ý còn hạn chế, nên việchiểu và nhớ nội dung còn khó khăn Đây là cơ sở để xuất hiện các biện pháp hìnhthành năng lực đọc hiểu cho học sinh tiểu học.

2 Bình diện ngữ nghĩa của văn bản và luyện đọc hiểu ở tiểu học2.1 Ý nghĩa của dạy đọc hiểu

Như ta đã biết, đọc không chỉ là sự “đánh vần” lên thành tiếng theo đúng các kýhiệu chữ viết mà quan trọng hơn, đọc còn là một quá trình nhận thức để có khả năngthông hiểu những gì được đọc Đọc thành tiếng không tách tời với việc đọc hiểunhững gì được đoc Chỉ khi biết cách hiểu, hiểu thấu đáo các văn bản được đọc thì họcsinh mới có công cụ để lĩnh hội tri thức, tư tưởng, tình cảm của người khác chứa đựngtrong văn bản, có công cụ để lĩnh hội tri thức khi học các môn khác của nhà trường.

Chính nhờ biết cách đọc hiểu văn bản mà học sinh dần dần có khả năng đọcrộng để tự học, tự bồi dưỡng kiến thức về cuộc sống, từ đó hình thành thói quen,hứng thú với việc đọc sách, với việc tự học thường xuyên Các tài liệu dạy học củanước ngoài cũng nhấn mạnh sự thông hiểu trong khi đọc “Đọc là để hiểu nghĩa chữin” và đề lên thành nguyên tắc phải cho trẻ hiểu những từ đang học đọc, xem việc hiểunhững được đọc là động cơ, cái tạo nên hứng thú, tạo nên thành công học đọc của trẻ(xem TLTK 35).

Ngay cả giai đoạn đầu lớp 1, khi mục đích chính của dạy học là dạy kỹ thuậtđọc, chú trọng mặt phân giải âm thanh của tiếng, cũng vẫn phải chú ý đến việc chọnngôn liệu để học âm, vần, thanh sao cho việc dạy chữ gắn với việc dạy nghĩa.

Đích cuối cùng của dạy đọc là dạy cho học sinh kỹ năng làm việc với văn bản,chiếm lĩnh được văn bản biết đọc cũng là biết tiếp nhận, xử lý thông tin Chính vì vậydạy đọc hiểu có vai trò đặc biệt trong dạy đọc nói riêng, trong dạy học ở tiểu học nóichung.

Trang 9

Trong khi đó, việc quan sát thực trạng dạy học Tập đọc trên cả hai đối tượnggiáo viên và học sinh cho thấy rằng kỹ năng đọc hiểu của cả thầy và trò tiểu học đềuyếu Ngay cả giáo viên cũng có những cách hiểu và giải thích rất sai về các bài đọc ởtiểu học.

Học sinh đọc mà không nắm được điều gì là cốt yếu trong văn bản Kết quả họcđọc của học sinh chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình thành một kỹ năng giaotiếp quan trọng Nguyên nhân chính của hạn chế này là do giáo viên chưa nắm chắcnội dung và phương pháp dạy đọc hiểu.

Sau đây chúng ta đi vào xem xét các cơ sở để xác định nội dung dạy đọc hiểumột bài.

2.2 Văn bản với vấn đề đọc hiểu

Để làm rõ dạy đọc hiểu nghĩa là làm gì, chũng ta cần hiểu rõ đối tượng mà đọchiểu tác động : văn bản.

+ Văn bản là một sản phẩm của lời nói, một chỉnh thể ngôn ngữ, thường baogồm một tập hợp các câu và có thể có một đầu đề, nhất quán về chủ đề và trọn vẹn vềnội dung, được tổ chức theo một kết cấu chặt chẽ nhằm một mục đích giao tiếp nhấtđịnh.

Văn bản có tính chỉnh thể Tính chỉnh thể này thể hiện ở hai phương diện : +Về mặt nội dung : nó biểu hiện tính nhất quán về chủ đề, ở sự phát triển mạchlạc, chặt chẽ của nội dung và bộc lộ ở tính nhất quán và rõ rệt ở mục tiêu văn bản.

+ Về mặt hình thức : tính chỉnh thể thể hiện ở kết cấu mạch lạc và chặt chẽ,giữa các bộ phận trong văn bản có các hình thức liên kết và toàn văn bản có một têngọi.

Tính nhất quán chủ đề thể hiện ở chỗ toàn văn bản tập trung vào một chủ đềthống nhất, chủ đề này được triển khai qua các chủ đề bộ phận (các tiểu chủ đề) củatừng phần, từng chương, từng mục, từng đoạn.

Văn bản (bài) được dạy đọc ở tiểu học có dung lượng không lớn nên cấp độdưới văn bản thường chỉ là đoạn văn, khổ thơ Để xác định nội dung của bài lại phảitìm nội dung của đoạn.

Trang 10

Tính nhất quán của văn bản thể hiện ở mục tiêu văn bản Văn bản là sản phẩmcủa quá trình giao tiếp Mục đích của giao tiếp cũng chính là mục đích của văn bản.Hoạt động giao tiếp nhằm vào các mục đích : thông tin (thông báo tin tức), tự biểuhiện, giải trí, tạo lập quan hệ và đích hành động Những mục tiêu này được thực hiệnđồng thời trong từng văn bản nhưng trong từng phong cách, kiểu loại văn bản, cácmục tiêu không được thể hiện đồng đều.

Tất cả các văn bản xét cho cùng đều hướng đến mục đích hành động vì dù làđích thông tin hay tự biểu hiện, tạo lập quan hệ hay giải trí, thực chất vẫn là nhằm tácđộng vào lý trí để thuyết phục hoặc là tác động vào tình cảm để truyền cảm, hướngngười đọc, người nghe đến một hành động nào đó.

Chính mục đích giao tiếp làm cho văn bản luôn chứa đựng nội dung thông tinvà nội dung này tạo ra các bình diện ngữ nghĩa của văn bản.

Trước hết, đó là nội dung miêu tả, hay còn gọi là nội dung sự vật, là những

hiểu biết, những nhận thức về thế giới xung quanh, về xã hội và về chính bản thân conngười Nội dung này tạo thành nghĩa sự vật của văn bản.

Tiếp theo là nội dung thông tin về những cảm xúc, tình cảm, thái độ của ngườiviết đối với đối tượng, sự việc được đề cập đến, đối với người tham gia hoạt động giao

tiếp Nội dung này tạo ra nghĩa liên cá nhân của văn bản.

Xét cách thức biểu hiện các thông tin ngữ nghĩa thì cần phân biệt : thông tinngữ nghĩa tường minh (còn gọi là hiển ngôn) và thông tin ngữ nghĩa hàm ẩn (còn gọilà hàm ngôn).

Nghĩa tường minh là các thông tin được biểu hiện bằng các từ ngữ có mặt trongvăn bản, và bằng các cấu trúc ngữ pháp của cum từ, của câu, của đoạn văn, của vănbản Các thông tin này được biểu hiện trên bề mặt của câu chữ và người đọc tiếp nhậnnó thông qua nguyên văn từ ngữ và cấu trúc ngữ pháp.

Nghĩa hàm ẩn là các thông tin được suy ra từ thông tin tường minh và từ hoàncảnh giao tiếp cụ thể của văn bản Để hiểu được thông tin hàm ẩn của văn bản, ngườiđọc phải tiến hành phân tích và suy ý dựa vào yếu tố ngôn ngữ hiện diện trong văn

Trang 11

bản và hoàn cảnh giao tiếp để rút ra thông tin hàm ẩn Có thể nói đó là phương phápđọc những gì ẩn dưới các hàng chữ.

Các văn bản nghệ thuật thường chứa đựng thông tin này.

2.3 Tác phẩm văn học đối với vấn đề đọc hiểu văn bản nghệ thuật

Trong số các văn bản dung để dạy đọc hiểu ở trường tiểu học, loại văn bản nghệthuật có một vị trí đặc biệt không những bởi tấm quan trọng của loại văn bản này màcòn do tỷ lệ văn bản nghệ thuật được đưa vào chương trình rất cao và nhiệm vụ dạyhiểu loại văn bản này phức tạp hơn.

Đọc văn bản nghệ thuật, học sinh không chỉ hiểu nội dung văn bản mà còn phảicảm thụ được một loại hình nghệ thuật lấy ngôn ngữ làm chất liệu Vì vậy, đọc vănbản nghệ thuât thực hiện nhiệm vụ kép : dạy một kỹ năng tiếng Việt và dạy văn Từđây có thể suy ra dạy đọc hiểu văn bản nghệ thuật gồm công việc làm cho học sinhnắm được nội dung của văn bản, mục tiêu của văn bản đồng thời dạy cho học sinh

cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ, hình tượng văn chương làm nên nội dung văn

bản với nghĩa đó, dạy đọc hiểu văn bản nghệ thuật là dạy tiếp nhận văn học hay còngọi là dạy cảm thụ văn học.

Để dạy đọc hiểu văn bản nghệ thuật, người giáo viên tiểu học phải hiểu rõ đặctrưng văn chương và đặc trưng tiếp nhận văn chương Lý thuyết tiếp nhận văn học đãchỉ ra ba cấp độ trong tiếp nhận văn học :

+ Người đọc tri giác, hiểu ngôn từ, tình tiết, cốt truyện, thể loại để cảm nhậnhình tượng trong sự toàn vẹn của các chi tiết, các lien hệ.

+ Người đọc tiếp xúc với ý đồ sáng tạo của người nghệ sỹ, thâm nhập vào hệthống hình tượng như là sự kết tinh sâu sắc tư tưởng và tình cảm của tác giả.

+ Người đọc đưa hình tượng vào đời sống và kinh nghiệm riêng của mình đểthể nghiệm, đồng cảm Cuối cùng nâng cấp lí giải tác phẩm lên cấp quan niệm và tínhhệ thống, hiểu được vị trí tác phẩm trong lịch sử văn hóa, tư tưởng, đời sống và truyềnthống nghệ thuật.

Ngôn ngữ trong văn bản nghệ thuật mang tính đa nghĩa, tính biểu tượng, tượngtrưng, gợi cảm.

Trang 12

● Tính nhân văn của văn bản nghệ thuật

“Văn học là nhân học” Nội dung văn bản nghệ thuật chủ yếu nói về con người,tư tưởng, tình cảm, tâm hồn của con người Dù nhà văn có quan tâm, có miêu tả hiệntượng nào của cuộc sống đi nữa, một cái cây, một cánh rừng, một ngôi chùa, một ngọnnúi, một dòng sông, một đêm trăng, một đàn chim, một bầy cá… thì điều mà nhà văntìm hiểu, điều làm học ngạc nhiên, xúc động và muốn nói lên để người khác cũngquan tâm, ngạc nhiên, xúc động như mình không phải là bản thân các hiện tượng đómà là mối liên hệ của chúng với con người, ý nghĩa cuộc sống của con người mànhững hiện tượng đó thể hiện, cách nhìn, sự rung động của con người trước nhữnghiện tượng cụ thể và trước cuộc sống.

Vì vậy, đoạn văn, câu chuyện, bài thơ nói về các con vật, về các loại cây… thìcũng là nói về con người Mà con người thì giàu xúc động, giàu tình cảm và tình yêu.Cũng vì vậy, đích cuối cùng của dạy cảm thụ văn chương không cỉ là cho thấy bài vănđã ghi chép hiện thực gì mà trước hết phải cho thấy bài văn là kết quả của một hànhđộng tự nhận thức, nơi bộc lộ những tình cảm, thái độ của nhà văn trước hiện thực.

●Tính chủ quan của văn bản nghệ thuật

Tác phẩm văn chương là nơi người nghệ sỹ bày tỏ thái độ chủ quan của mình,nói lên ước mơ, khát vọng của mình về thế giới, về cuộc sống Tác phẩm nghệ thuật“là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan”, là con đẻ tinh thần của nhà văn, là sựsáng tạo, là bản thông điệp để nhà văn gửi tâm tình của mình đến bạn đọc.

Chính tính chủ quan, đặc điểm tình cảm, cảm xúc này của tác phẩm nghệ thuậtđòi hỏi khi tiếp nhận văn chương, học sinh không chỉ phải hiểu nội dung sự việc củavăn bản mà còn phải nắm nội dung liên cá nhân, giá trị biểu hiện, chất trữ tình, tức làthái độ, tình cảm, sự đánh giá sự việc của tác giả, cái làm nên chức năng bộ lộ vănbản Không chú ý đến điều này chúng ta sẽ không hướng dẫn học sinh hiểu đượcnghĩa liên cá nhân của tác phẩm nghê thuật.

●Tính biểu trưng, hình tượng, độc đáo, khác thường của văn bản nghệ thuật

Như đi trong vũ ba lê bằng đầu ngón chân chứ không đi bằng bàn chân nhưtrong đời thường, văn chương phản ánh cuộc sống bằng hình tượng, nó đi tìm cho

Trang 13

mình một ngôn ngữ riêng, một cách thể hiện riêng, một cách thức “kí mã” riêng khácvới đời thường và khác với các nghệ thuật khác Chính vì vậy khi tiếp nhận vănchương, học sinh phải tiếp nhận khác với logic thông tục của đời thường Đó là nănglực biết nghe được, đọc được những bí ẩn dưới những chuỗi âm thanh, ẩn dưới cácdòng chữ hay chính là năng lực giải mã nghệ thuật.

Để giải mã văn chương, phải chú trọng các đặc điểm diễn đạt hàm ẩn, cách nóibiểu trưng, tính đa nghĩa, những cách nói hướng đến “gây ấn tượng” khác với ngônngữ đời thường Nếu chỉ biết tư duy “thật thà” theo lối đời thường, ta không thể hiểuđược văn.

Khi nói nghệ thuật nhận thức và tái hiện cuộc sống bằng hình tượng, một mặtcần nhấn mạnh rằng tác phẩm nghệ thuật phản ánh cuộc sống một cách sinh động, cụthể, cảm tính, có hình khối, đường nét, âm thanh chứ không phải phản ánh một cáchtrừu tượng, bằng khái niệm như trong khoa học.

Như vậy, không hiểu được cái nghĩa, cái lý, cái tình của văn chương, khônghiểu được đặc điểm phản ánh bằng hình tượng vừa cụ thể, vừa khái quát, vừa đanghĩa, vừa mang tính độc đáo, mới mẻ của văn chương, chúng ta sẽ không tìm đượcchìa khóa mở cửa “văn”, không hướng dẫn học sinh hiểu văn bản văn chương được.

●Văn bản nghệ thuật – nghệ thuật của ngôn từ

Văn chương là nghệ thuật của ngôn từ Nhờ chất liệu ngôn ngữ mà chất nhânvăn, tính hình tượng, tính cảm xúc và độc đáo của văn chương còn có những sắc tháiriêng mà các nghệ thuật khác không có Ngôn ngữ văn chương phải trau chuốt, côđọng, hàm súc, có tính biểu cảm, tính hình ảnh Nếu không, nghĩa, tình, lí của vănchương chỉ là nắm xương khô Một tác phẩm văn học có giá trị phải là sự hài hòa củanội dung và hình thức, tình ý chứa chan mà lời lẽ phải dạt dào Vì vậy, ngoài việc giảimã nghĩa, lí, tình, dạy đọc hiểu văn bản văn chương còn phải cho học sinh tiếp nhậnđược vẻ đẹp của ngôn từ, vẻ đẹp của cách nói văn chương, khả năng phát hiện đượctín hiệu nghệ thuật và cao hơn nữa là cho các em đánh giá được giá trị của các tín hiệunghệ thuật trong việc biểu đạt nội dung Đây cũng chính là nội dung dạy cảm thụ vănhọc ở trường tiểu học.

Trang 14

Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức không chỉ hiện ra trong toàn bôn vănbản mà ngay trong từng yếu tố, từng cấp độ của văn bản ở trên tất cả các bình diện : từvựng, ngữ nghĩa, ngữ pháp Việc tìm hiểu tác phẩm văn học phải bắt đâu từ việc khámphá văn bản ngôn từ của nó Không có chì khóa để mở cánh cửa đi vào cấu trúc ngôntừ của tác phẩm thì chúng ta chỉ có thể đứng ngoài ngôn nhà văn chương.

Từ ngữ trong văn bản văn chương thường mang tính gợi tả, gợi cảm, chúng “đilại”, “nhảy nhót” trong tác phẩm Chính vì thế, trong các bài miêu tả, lớp từ láy đượcsử dụng rất nhiều Về mặt ngữ nghĩa, từ trong văn bản văn chương có biên độ nghĩađược mở rộng tối đa, tạo ra những nghĩa văn cảnh, nghĩa bóng rất đa dạng Các nhàvăn đã vận dụng những nét nghĩa khác nhau và đã sử dụng từ rất là đắc địa Khi giảimã văn chương, phải nắm được các thế đối lập về nghĩa của từ trong hệ thống ngônngữ mới hiểu văn bản và chỉ ra được sự tài tình của việc dùng từ.

Trong văn chương, các từ không chỉ được dựng đứng lên, có hình, có khối, gợitả rợn người mà chúng còn được sử dụng với tất cả nghĩa biểu thái để bộc lộ hết cáitình của người dùng từ.

Vì muốn gây ân tượng, mà các nhà văn nhà thơ đã đi chệch ra khỏi chuẩn mựcthông thường của từ toàn dân, sáng tạo ra bao từ mới chẳng hề có trong từ điển Phảicó hiểu biết về ngôn ngữ mới thấy được vẻ đẹp của các từ.

Nếu việc nắm các thế đối lập của từ trong hệ thống ngôn ngữ là rất cần thiết, nócho phép chúng ta chỉ ra cái “đắc địa”, sự tài tình của việc lựa chọn từ trong trục dọccủa ngôn ngữ, thì những hiểu biết về những nét nghĩa chung của một trường từ vựngcũng không kém phần quan trọng Nó sẽ giúp chúng ta giải mã được nhiều bài tập đọcở tiểu học Giá trị của tác phẩm văn chương không chỉ là ở cái hay riêng của từng từđơn lẻ mà còn lá sự hài hòa , lan tỏa, cộng hưởng của cả một trường từ Chính nétnghĩa chung, sự hòa đồng, cộng hưởng này sẽ tạo ra những giá trị ngữ nghĩa mới củavăn bản.

Một đặc điểm của ngôn ngữ nghệ thuật là sử dụng nhiều biện pháp tu từ Cácbiện pháp tu từ thường được sử dụng trong các bài tập đọc ở tiểu học là so sánh, ẩn dụ(so sánh ngầm), hoán dụ, nhân hóa, hòa hợp Những cách dùng từ đặc sắc cùng với

Trang 15

các biện pháp tu từ đã làm cho lớp ngôn từ nghệ thuật kết lại thành những hình ảnhvăn chương lung linh sắc màu tạo nên vẻ đẹp của phần Tập đọc trong bộ SGK tiểuhọc suốt từ lớp 1 đến lớp 5 Chính vì vậy, khi xác định những từ ngữ quan trọng trongnhững bài tập đọc thuộc phong cách văn chương, không thể không đi tim những hìnhảnh, chi tiết nghệ thuật tiêu biểu nhất.

Văn học là nghệ thuật của ngôn từ, nên điều quan trọng đối với tác phẩm vănhọc không chỉ ở chỗ nó nói về cái gì mà còn ở chỗ nó nói về cái đó bằng cách nào,như thế nào Làm rõ cái hay của việc dùng từ ngữ, hình ảnh chỉ đặt ra khi đọc hiểuvăn bản nghệ thuật Đó chính là việc chỉ ra cái hay của việc sử dụng ngôn ngữ nghệthuật hay chính là cách đánh giá giá trị của các yếu tố ngôn ngữ nghệ thuật đối vớiviệc biểu đạt nội dung Đây chính là một nội dung của dạy cảm thụ văn học trongtrường tiểu học Dạy cảm thụ văn học là dạy học sinh cảm nhận những giá trị nổi bật,những điều tế nhị, sâu sắc, đẹp đẽ của từ ngữ, câu văn, câu thơ, đoạn văn, đoạn thơ,câu chuyện.

PHẦN II : NGHỆ THUẬT NGÔN TỪ TRONG CÁC BÀI THƠ TRỮTÌNH TIẾNG VIỆT LỚP 5

I Thơ và các đặc trưng của thơ1 Thơ là gì ?

Thơ ra đời rất sớm trong lịch sử nhân loại Thơ là một thể loại văn học hết sứcquen thuộc và gần gũi với con người ở mọi thời đại, ở phương Đông cũng như ởphương Tây Thế nhưng, khi ta đặt ra và trả lời câu hỏi thơ là gì thì câu hỏi này hoàntoàn không dễ trả lời Khác với loại tác phẩm truyện, kí, kịch, thơ trực tiếp gắn vớitâm hồn con người, mà tâm hồn con người là một thế giới tinh vi, phức tạp, mờ ảo nênthơ có thể dễ dàng cảm nhận bằng trực giác nhưng rất khó đúc kết, khái quát thànhmột định nghĩa thật sự hoàn chỉnh.

Nhà lí luận phê bình văn học Lưu Hiệp quan niệm : "Thơ là để nói lên cái chí,lời ca là để làm cho lời nói được lâu dài ( ) Ở trong lòng thì gọi là chí, nói ra lời thìgọi là thơ" [25,76] , nhằm nhấn mạnh vào mục đích làm thơ.

Trang 16

Học giả Lê Quý Đôn cho rằng "làm thơ có ba điều chính: một là tình , hai làcảnh, ba là sự ( ) Tình là người, cảnh là tự nhiên, sự là hợp nhất cả trời và đất Lấytình tham cảnh, lấy cảnh hội việc, gặp việc thì nói ra lời, thành tiếng" [27; 99] Nhàthơ cách mạng Tố Hữu nhấn mạnh " Thơ là tiếng lòng hồn nhiên nhất của tâm hồncon người trước cuộc đời, trước trời đất Thơ là tiếng hát của tình cảm thiết tha mãnhliệt Thơ chỉ tràn ra khi trong tim ta khi cuộc sống đã tràn đầy Bài thơ hay là bài thơlàm cho người ta không còn cảm thấy câu thơ mà chỉ thấy tình người Thơ là mộtđiệu hồn đi tìm những tâm hồn đồng điệu" Nhà thơ Xuân Diệu cũng chung cảm nghĩấy khi viết "Thơ là tiếng gọi đàn, là sự đồng thanh tương ứng , đồng khí tương cầu"

Chế Lan Viên chịu ảnh hưởng của Valêri khi cho rằng "Thơ là sự phân vân giữanhạc và ý" [20 ;30] Nhà văn Nguyễn Tuân quan niệm " thơ là ảnh, là nhân ảnh , thơcũng ở loại cụ thể hữu hình Nhưng nó khác với cái cụ thể của văn Cũng mọc lên từcái đống tài liệu thực tế, nhưng từ một cái hữu hình nó thức dậy được những vô hìnhbao la, từ một điểm nhất định , nó mở được ra một cái diện không gian, thời giantrong đó nhịp mãi lên một tấm lòng sứ điệp Thơ là mở ra được một cái gì mà trướccâu thơ đó, trước nhà thơ đó vẫn như là bị phong kín"[25; 172].

Trong bài Tựa tự viết cho tập thơ của mình, nhà thơ Sóng Hồng đã đưa ranhững định nghĩa rất sâu sắc và toàn diện về thơ : "Thơ tức là sự thể hiện con ngườivà thời đại một cách cao đẹp" Thơ là thơ đồng thời là vẽ là nhạc, là chạm khắc theocách riêng "Thơ là nghệ thuật kì diệu bậc nhất của trí tưởng tượng" Thơ là tình cảmvà lí trí kết hợp một cách nhuần nhuyễn và có nghệ thuật Tình cảm và lí trí ấy đượcdiễn đạt bằng những hình tượng đẹp đẽ qua những lời thơ trong sáng vang lên mộtnhạc điệu khác thường" "Thơ là một viên ngọc kim cương long lanh dưới ánh sáng

mặt trời" “Thơ cũng như nhạc có thể trở thành một sức mạnh phi thường khi nó

chinh phục được trái tim của quần chúng nhân dân” [ chuyển dẫn theo 29; 43].

Tuy khác nhau nhưng hầu hết các nhà thơ cũng như các nhà nghiên cứu phêbình đều thống nhất ở thơ có hai đặc điểm quan trọng sau đây:

Trang 17

+ Thơ trực tiếp bộc lộ cảm xúc , nỗi lòng , suy nghĩ của tác giả : tức là khẳng

định thơ thuộc phương thức trữ tình, đồng thời nhấn mạnh vai trò của cảm xúc và khả

năng tạo nên sức đồng cảm mạnh mẽ đối với người đọc của thơ.

+ Thơ có một hình thức tổ chức ngôn ngữ đặc biệt

Thơ : là một loại hình nghệ thuật dùng từ, dùng chữ trong ngôn ngữ làm chất liệu,và sự chọn lọc từ cũng như tổ hợp của chúng được sắp xếp dưới một hình thức lôgícnhất định tạo nên hình ảnh hay gợi cảm âm thanh có tính thẩm mỹ cho người đọc,người nghe

Thơ là loại sáng tác văn học có vần điệu, có đặc điểm ngắn gọn, súc tích, nhiều ýcô đọng, tuân theo các quy luật nhất định Thơ thường dùng như một hình thức biểu tảcảm xúc trữ tình, hoặc tình cảm xúc động trước một hiện tượng xảy ra trong cuộcsống, như khi người ta đứng trước một phong cảnh ngoạn mục, hoặc đứng trước mộtthảm cảnh.

Có thể phát biểu một cách ngắn gọn : Thơ là một loại hình văn học tồn tại bêncạnh truyện và kịch, là hình thức sáng tác văn học nghiêng về thể hiện cảm xúcthông qua một tổ chức ngôn từ đặc biệt thành những câu văn vần giàu nhạc tính,giàu hình ảnh và gợi cảm.

2 Những đặc trưng cơ bản của thơ

2.1 Nhân vật trữ tình (chủ thể trữ tình) - Chủ thể phát ngôn trong thơ

Lời văn trong truyện - kí đều có chung một đặc tính là lấy việc mô tả, kể lạinhững câu chuyện, những sự việc diễn ra trong cuộc sống xã hội làm chính Cảm nghĩthái độ , cách đánh giá của nhà văn thường giấu kín trong bản thân câu chuyện chứkhông được làm nổi bật lên chiếm vị trí chủ đạo thành đối tượng thưởng thức trực tiếpcủa người đọc.

Lời thơ là sự bộc lộ trực tiếp tâm tư, là tiếng nói tha thiết của tâm hồn, tiếnggọi nồng nhiệt của trái tim của nhân vật trữ tình (chủ thể trữ tình) Phát ngôn thơ - lời

thơ - do vậy không lấy chức năng thông báo làm chính mà chủ yếu là hướng đến chứcnăng biểu hiện Đó có thể là những nỗi niềm riêng tư về hạnh phúc ; niềm vui gặp gỡ ;nỗi buồn chia li Đó cũng có thể là những cảm xúc, những suy tư về nhân tình thế

Trang 18

thái, về số phận con người, thăng trầm của xã hội, những cảm xúc về Tổ quốc, đấtnước, dân tộc, nhân loại

Tâm hồn nhà thơ như một chiếc cần ăngten thu nhận tất thảy những tín hiệubuồn vui của con người, là chiếc "bình thu hợp trí muôn phương" (Xuân Diệu) Muốnchinh phục được tâm hồn của độc giả trước hết cảm xúc của nhà thơ phải chân thành ;niềm yêu ghét của nhà thơ phải xuất phát từ chính trái tim nhạy cảm, thành thực củamình.

Cảm xúc của nhà thơ, phải ở mức độ mãnh liệt, dồi dào nồng cháy Mỗi khi cóđiều gì chất chứa trong lòng không nói ra không chịu được lúc đó là thi sĩ tìm đến thơđể giải tỏa nổi chất chứa ám ảnh đó (theo Tố Hữu)

Vì cảm xúc là yếu tố hàng đầu của thơ nên mọi nhà thơ đều rất coi trọng cảmhứng sáng tạo Cảm hứng làm cho nhà thơ có thể lóe sáng được những ý nghĩ mới lạ,chắp cánh cho trí tưởng tượng của nhà thơ bay bổng, hình thành một cách xuất thầnnhững lời đẹp, tứ hay Ngoài cái lớn lao của cuộc đời thực, thơ cũng tìm đến thế giớicủa ước mơ và mộng tưởng Nó mở rộng thế giới thực để người đọc có thể cảm nhậnđến nhiều phạm vi rộng rãi hơn, bao la hơn của hôm qua, hôm nay và ngày mai, củacái có thật và cái có thể có và nên có, của cái ta đang sống và cái mà mọi người mongước Thơ mở rộng biên độ sống của con người!

Một đêm tháng 4/1948, tại Việt Bắc, được trực tiếp nghe tin giặc đánh phá quêhương mình, Hoàng Cầm xúc động và ngay đêm ấy viết bài thơ "Bên kia sôngĐuống", một trong những bài thơ hay nhất của ông, là "chứng minh thư" để ông đivào ngôi vị những nhà thơ sống mãi trong lòng bạn đọc

Cảm xúc của nhà thơ đồng thời lại phải có tính tiêu biểu điển hình Cảm xúctrong thơ nhất định là của một con người - cá nhân trong hoàn cảnh cụ thể nhưng đồng

thời nó không đóng kín, khép lại cho riêng nhà thơ mà cảm xúc đó còn là sự đại diện

phát ngôn cho tâm tình, suy nghĩ của nhiều người Vichto Hugô từng cho rằng "Lầm

lẫn thay nếu anh tưởng tôi không phải là anh" Cảm xúc thơ càng có tính tiêu biểu,điển hình thì càng tạo nên sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại.

Trang 19

Nỗi lòng của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương do đâu mà dễ dàngtìm được sự tri âm của nhiều thế hệ độc giả, ngay cả với các thế hệ hiện diện trên cõiđời này sau họ nhiều thế kỉ? Thơ từ xưa đến nay, dù là thơ tỏ lòng, tỏ chí thì thơ vẫnlà tiếng lòng chung của nhiều cá nhân, thế hệ Vì thơ là cái chủ quan cưu mang đượcnhững nỗi niềm thời đại nên ở đời mới có những người tự nhận là tri âm của thơ

Khi đề cao yếu tố cảm xúc không có nghĩa là phủ nhận yếu tố trí tuệ trongthơ Trí tuệ rất cần cho mọi loại hình nghệ thuật "Thơ là sự kết hợp nhuần nhuyễn

giữ cảm xúc và trí tuệ" ( Sóng Hồng) Chất suy nghĩ trong một bài thơ bộc lộ ở cách

đặt vấn đề của tác giả, ở cấu tứ chung, ở những lập ý và suy tưởng, ở những liêntưởng và ở cả những cảm xúc và hình ảnh cụ thể Nhà thơ Xuân Diệu quan niệm: "Nhà thơ hay, hay bằng tư tưởng, bằng tình cảm, bằng chí khí, bằng tính tình, nhưng tấtcả những cái ấy phải thông qua xúc cảm, cảm giác; Cho nên một thi sĩ có tư tưởng,tình cảm rồi thì phải chứng tỏ cái bản lĩnh của mình trong xúc cảm, cảm giác, hìnhtượng" (Và cây đời mãi mãi xanh tươi- NXB Văn học, H, 1971,trang273) Nhấn mạnhquan hệ biện chứng giữa cảm xúc và lí trí trong thơ, một nhà thơ Pháp đã khuyên"Hãy học suy nghĩ bằng trái tim và học rung động bằng khối óc" Viên Mai (1716-1797) một nhà thơ, nhà lí luận phê bình thơ nổi tiếng đời Thanh (Trung Quốc) nhấnmạnh thơ phải có chất suy nghĩ sâu xa " thơ có thịt mà không có xương là con sâumùa hè vậy" Điều nói ra trong thơ phải sâu sắc nhưng phải thật nhuần nhuyễn, không

làm căng đầu óc , giảm sức đồng vọng của người nghe "Cái suy nghĩ được mặc dù

khổ đắng nhưng nói ra phải ngọt ngào Cái nói ra có thể bất ngờ với người khácnhưng vẫn đọng lại trong ý của họ".

Nhân vật trữ tình gắn liền với cái tôi trữ tình của tác giả Nhân vật trữ tình chínhlà một cách biểu hiện nghệ thuật, cái tôi của tác giả nhưng nhân vật trữ tình chỉ thốngnhất chứ không đồng nhất với tác giả Thống nhất vì qua tác phẩm người đọc nhận raniềm vui, nỗi buồn, khát vọng lí tưởng của tác giả được ẩn chứa nơi cảm xúc, cái nhìn

của nhân vật trữ tình nhưng không đồng nhất vì nhân vật trữ tình là một hình tượng

Trang 20

nghệ thuật do tác giả sáng tạo ra, còn tác giả lại chính là con người có thực ngoàicuộc đời Cùng một tác giả, do vậy có thể có nhiều nhân vật trữ tình khác nhau trong

toàn bộ sáng tác của mình

Nhân vật trữ tình thường được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau:

+ Có danh xưng rõ ràng : tôi, ta, anh, em, Khi nhân vật trữ tình trong thơ phátngôn cho tác giả thực chất là sự " độc bạch" của nhà thơ":

+ Không trực tiếp xưng danh : lúc này nhân vật trữ tình được nhận biết quacách bộc lộ cảm xúc, cách quan sát, nhận xét về những điều được nói đến trong bàithơ Thơ trữ tình trung đại thường sử dụng cách thể hiện này Không trực tiếp xưngdanh, lời thơ dễ trở thành tiếng lòng chung của nhiều cá thể trong những hoàn cảnhtương tự.

+ Nhân vật trữ tình nhập vai là nhân vật trữ tình không còn đứng ở vai “tác giả”nữa mà đã hoá thân vào một nhân vật khác để bộc lộ cảm xúc

Các hình thức xuất hiện của nhân vật trữ tình có thể thay đổi xen kẽ nhau trong

bài thơ Người thưởng thơ cũng cần phân biệt nhân vật trữ tình với nhân vật trong thơ

trữ tình Nhân vật trong thơ trữ tình là con người được miêu tả, thể hiện trong bài thơ.

Người thưởng thơ cũng cần biết đến sự khác biệt giữa nhân vật trong tác phẩm truyệnvà nhân vật trong tác phẩm thơ - ở chỗ truyện thường chú ý mô tả nhân vật một cáchđầy đặn trên nhiều bình diện và vận động theo sự vận động phát triển của cốt truyện(xuất thân, hoàn cảnh sống, ngoại hình, lời nói, hành động, ý nghĩ nội tâm, quan hệvới nhân vật khác) ; còn trong thơ nhân vật trữ tình lại thường không cần miêu tả đầyđủ như thế, nhiều khi chỉ cần thể hiện một khoảnh khắc, hé mở một nỗi niềm

2.2 Đặc điểm lời thơ :

Trang 21

Trữ tình là phương thức sáng tạo văn học tiêu biểu nhất cho thơ, nhưng nókhông phải chỉ có trong thơ Trữ tình còn có mặt trong các loại văn xuôi khác, nhưtrong văn tùy bút Để là thơ, ngoài yếu tố trực tiếp bộc lộ cảm xúc của cái tôi trữ tình

còn cần thêm một yếu tố nữa : Là sự diễn đạt nội dung trữ tình bằng một kiểu lời nói

đặc biệt thành những câu văn vần giàu nhạc tính, giàu hình ảnh, mang tính chất gợicảm cao độ, thường gọi là lời thơ

Do chỗ trữ tình là sự thổ lộ những cảm nghĩ rung động của con người trước thế

giới nên lời thơ phải hết sức gợi cảm Tính chất gợi cảm như là đặc điểm chung củangôn từ văn chương bộc lộ tập trung nhất trong thơ Có thể hình dung ngôn từ chung

như bước đi hằng ngày (mục đích chính là để chuyển chỗ), ngôn từ trong thơ nhưbước đi trong múa (mục đích chính là biểu hiện tâm hồn, cảm xúc, giàu khả năng tácđộng thẩm mĩ) Từ cách dùng chữ, đến cách đặt câu, dựng khổ, đoạn, tất cả đềuđược cân nhắc sao cho mỗi tiếng, mỗi từ, mỗi câu, mỗi dòng, mỗi khổ đoạn có thể tạo

ra một không khí tình cảm, truyền tải một cảm xúc mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến

người đọc Tính chất gợi cảm của lời thơ được bộc lộ ở hai đặc điểm : giàu nhạc điệu

và tính hình tượng.

Ý kiến của GS Phan Ngọc chính là sự nhấn mạnh về phương diện thi pháp của

thơ: "Thơ là một cách tổ chức ngôn ngữ hết sức quái đản để buộc người tiếp nhận

phải nhớ, phải cảm xúc và phải nghĩ cho chính hình thức ngôn ngữ của nó".

Tiếp thu thành tựu của các ngành khoa học hiện đại, thi pháp học thế kỉ XX đãđi tìm những đặc thù cơ bản của thơ ở giác độ tổ chức kết cấu trong văn bản ngôn từ.Và như một hệ quả tất yếu, tìm hiểu thơ trên giác độ này, người thẩm thơ, giảng thơ

không thể không được trang bị một vốn liếng ngôn ngữ học dày dặn, để chỉ ra cho

được cái đặc trưng, "cái lí của hình thức thơ".

Trên một quan điểm toàn diện, thi pháp học Macxit một mặt nghiên cứu cấu

trúc hình thức của văn bản ngôn từ, nhưng không chỉ xét cô lập trong cấu trúc nội tại

Trang 22

của chúng mà phải xét trong mối tương quan với những yếu tố khác ngoài văn bản mà yếu tố trực tiếp bộc lộ cảm xúc của cái tôi trữ tình nói bên trên là một trọng điểm.

-Nhạc điệu của lời thơ.

Từ nguồn gốc xa xưa của mình, lời thơ vốn là chuỗi lời nói được sáng tác ra để

hát hoặc ngâm lên có thể được các nhạc cụ đệm theo Thơ với nhạc gần nhau là vì

vậy Chất nhạc trong lời thơ thể hiện qua luật thơ, âm điệu và nhịp điệu của nó.

3 Tính dân tộc trong thơ

Cội nguồn của thơ trước hết là dân tộc Thơ dù cụ thể hoá, hay trừu tượng hoátới đâu cũng gắn với dân tộc mình, thời mình sống Ở thời nào, dù bình hay biến, namhay bắc, mục tiêu nhân văn nhân nghĩa truyền thống đã hướng cho thơ đi về đích

chân, thiện, mỹ của dân tộc Việt Nam ta Bao đời nay thơ đã làm cho con người biết

thương con người Dẫu rằng thơ luôn luôn khai thác số phận con người, niềm vui cũngnhư nỗi đau, cao thượng cũng như thấp hèn, hùng và bi với những cung bậc khácnhau, âm hưởng khác nhau.

Thời nào thi sĩ cũng thờ trên đầu chữ tâm - cái gốc rễ sâu bền của dân tộc, của

nhân loại các nhà thơ không ai cầm bút đứng ngoài dân tộc Nhưng tiếng đàn chỉ cấtcao khi tâm hồn người nghệ sĩ hoà nhập cùng quê hương xứ sở, dân tộc mình Bằngchức năng sáng tạo nhà thơ góp phần làm giàu cho tâm hồn, tình cảm của dân tộcmình Đời sống tâm hồn của mỗi người, sự sống còn của dân tộc, tình cảm nhân loạiđi vào thơ như một dòng thác Cái bể chứa hùng vĩ để tạo nên dòng thác của thơ vẫnlà cội nguồn gốc rễ từ quê hương mình, dân tộc mình Trên dòng thác ấy có con sóngchìm, lại có con sóng nổi, có con sóng tung trời trắng xoá, lại có con sóng dịu êm Tưduy thơ phát triển cùng với sự phát triển của xã hội và trình độ thẩm mỹ của côngchúng Bài thơ có thể hình thành hồn nhiên từ ánh nhìn (đôi mắt sâu thẳm của tìnhyêu) đến ánh nắng (chói chang mùa hè, thủy tinh mùa đông), từ bất động (một bứctường rong rêu) đến chuyển động (một cơn gió, một cơn mưa) Những bài thơ đi trựctiếp từ trái tim mà ngôn từ chỉ là những cái vỏ bọc đựng Mỗi bài thơ hay là một định

Trang 23

nghĩa cho thơ Thời gian thấm vào mỗi dòng thơ; cũng bởi sau thời gian chúng ta mớibắt đầu chiêm nghiệm và ký ức Thời gian không ngừng trôi qua mỗi dòng thơ nhưnước chảy qua kẽ tay.

Bàn luận về sự bồi đắp tính dân tộc, bản sắc dân tộc trong thơ ca nước ta, khôngthể không đối chiếu thơ hôm nay với thơ ngày xưa Thơ văn Việt Nam hiện nay viếtbằng tiếng Việt, một ngôn ngữ đẹp và phong phú, có khả năng diễn đạt mọi tư tưởng,mọi sắc thái tình cảm, tiếng nói ấy là niềm tự hào chính đáng của mọi người Việt Namchúng ta, là biểu hiện ngời sáng của bản sắc dân tộc Việt Nam được gìn giữ và bồi đắptừ thế hệ này qua thế hệ khác.

Nhiệm vụ ghi tạc bằng những hình ảnh nghệ thuật sống động cuộc sống ViệtNam, tính cách Việt Nam, thiên nhiên Việt Nam - sứ mệnh quan trọng hàng đầu củavăn học dân tộc - chỉ được thực hiện trong thời đại mới, khi mà văn hoá Việt Namđoạn tuyệt với sự câu nệ văn hoá cổ Trung Hoa, từ bỏ những khuôn mẫu cứng nhắclỗi thời, hướng con mắt sang phương Tây, đón nhận tác động canh tân của văn họcchâu Âu, trước hết là văn học Pháp

Tính dân tộc trong thơ Việt Nam: Vĩnh cửu và luôn luôn biến đổi!

4 Đặc điểm thơ trữ tình

Từ thời cổ đại đến nay, văn chương nhân loại có các loại thơ : thơ sử thi, thơ bikịch, thơ tự sự, thơ trữ tình, thơ trào phúng, phúng thích, thơ thế sự, thơ quảng bá ýtưởng, tuyên truyền, quảng cáo, thơ thoại trong kịch Trong đó thơ trữ tình được coinó là tiêu biểu của thơ.

Trong quan niệm hiện đại về thơ, giáo sư Đỗ Đức Hiểu đã đúc kết 4 yếu tố cơ bản

của thơ là: Cảm hứng mãnh liệt, Nghệ thuật trùng điệp, Khoảng trống, Âm vang

4.1.Cảm hứng mãnh liệt:

Không quá nặng về trình bày tư duy, cảm hứng trữ tình được thu gọn, đau đáutrong tâm trí người cầm bút (không dàn trải ngổn ngang, không chất chứa quá nhiềusự việc ) Xuất phát từ chính bản thân mình, cảm hứng mãnh liệt tất nhiên phảihướng về nhân sinh, về thế giới

Trang 24

4.2 Nghệ thuật trùng điệp:

Có nhiều cách trùng điệp Giản đơn nhất là trùng "âm" do gieo "vần" tạo ra Kếđó là "điệp từ ngữ" là biện pháp dễ thấy Còn các yếu tố trùng điệp khác như "câu,đoạn, ý, hình ảnh " Bản chất của trùng điệp là thể hiện tâm trạng day dứt của ngườilàm thơ (day dứt: trở đi trở lại) Tâm trạng day dứt chính là cái trùng điệp gốc! Nếumọi sự cứ rõ ràng dứt khoát thì chẳng cần đến thơ nữa!

4.3 Khoảng trống:

Thi nhân thường nói "thiếu một chút", không nói toạc hết mọi sự, mọi ý Lí luậnthơ cổ điển phương Đông thường cảnh báo rằng "thơ kị lộ" (tránh lộ ý) Chỗ trống nàychừa lại cho sự bâng khuâng, đồng sáng tạo của bạn tri âm.

4.4 Âm vang:

Nối tiếp cái "khoảng trống" Có chỗ "trống" thì âm mới "vang" lên, ngân lênđược, cái âm vang ấy nó sẽ "day dứt" cả người thưởng thức thơ Âm vang giản đơnnhất trước hết là do gieo "vần", lặp đi lặp lại Trong các bài thơ "không vần" (thơ tựdo) thì âm vang sinh ra do những yếu tố trùng điệp khác (ngoài vần) đã kể trong phần"nghệ thuật trùng điệp"

Bốn yếu tố trên thực là căn bản của thơ Tuy nhiên, một bài thơ không nhất thiếtphải hoàn hảo đầy đủ 4 yếu tố Một bài thơ gọi là "đọc được" chí ít cần đạt được một,

hai yếu tố đó Bên cạnh đó còn có thêm yếu tố thứ 5 : cái Ảo trong thơ Người ta

thường nói nhà thơ hay "mơ mộng" với ý diễu cợt lối sống lối cảm xa thực tế, viểnvông Họ đã lầm lẫn giữa lối sống và lối tư duy thơ Mơ mộng căn bản là cái ảo trongthơ, cái ảo gắn bó mật thiết với cuộc sống, cái ảo là phần không thể thiếu trong cuộcsống con người Bản chất của cái ảo chính là tâm tưởng, chủ quan, tương phản bềngoài với cái "hiện thực"

Bài “Em ơi Ba Lan” của Tố Hữu

Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan (thực)

Đường bạch dương sương trắng nắng tràn (thực)Anh đi nghe tiếng người xưa vọng (ảo)

Trang 25

Một giọng thơ ngâm một giọng đàn (ảo)

Phân tích thi ca mà xác định "thực-ảo" như trên thì có vẻ máy móc, nhưng sựthật quả là vậy Bạn thử thay tất cả những câu "ảo" trong các bài thơ kể trên bằngnhững câu "thực" thì có còn thơ nữa không ?!

Bài thơ trữ tình có nhiều phương diện khác như: "cảm hứng chủ đạo, khônggian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, lời văn nghệ thuật, chi tiết nghệ thuật, kếtcấu v.v Không ai có thể dạy làm thơ, nhưng chắc chắn làm thơ không thể bỏ quanhững yếu tố cơ bản nêu trên

Thơ tự do trữ tình, với tính cách kể chuyện tiềm ẩn, tiếp tục là hình thức phổbiến nhất được sử dụng bởi các nhà thơ hiện nay, cũng như đã xảy ra với thế hệ đi liềntrước họ Một lần nữa chúng ta được nhắc nhở rằng thơ trữ tình có thể dung chứatrong nó biết bao bờ cõi mênh mông và phức hợp Mặc dù hầu hết các bài thơ đều tiếnvề phía gần với ngôn ngữ trò chuyện hằng ngày hơn là về phía các bài hát, nhữngngười làm tuyển tập có khuynh hướng đánh giá cao hơn cho những bài thơ có nhạctính, giàu biến điệu và sự lập lại của các âm; những điều này làm tăng thêm sự giàucó sang trọng cho ngôn ngữ nói hằng ngày Thơ trữ tình là một sự dãi bày tâm trạng,

một sự thể hiện cảm xúc 5 Ngôn ngữ thơ

Nếu như “giai điệu”, “âm thanh” là ngôn ngữ của âm nhạc; “màu sắc”, “đườngnét” là ngôn ngữ của hội họa; “mảng, khối” là ngôn ngữ của kiến trúc, thì “ngôn từ” làchất liệu của tác phẩm văn học Hình tượng văn học là hình tượng ngôn ngữ Mắc-ximGorky (nhà văn Nga) đã nói: “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học” Ở đây, xin

trình bày một cách ngắn gọn về đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ thơ ca Từ đó ta có thể

lựa chọn từ ngữ như thế nào để đưa vào bài thơ hay truyện cho đúng lúc, đúng chỗnhằm chuyển tải được những cảm xúc, ý nghĩ của mình đạt hiệu quả thẩm mỹ cao Một bài thơ hay với nhiều tầng liên tưởng không dễ gì ta cảm nhận ngay được, cókhi chỉ bằng linh cảm mà nhận ra cái “ý tại ngôn ngoại” ấy Đọc rồi, đọc nữa, suyngẫm, đối chiếu ta mới nhận ra thứ ánh sáng, màu sắc, hương thơm man mát bêntrong hình tượng thơ Chẳng thế mà nhà thơ Hoàng Đức Lương đã rất đề cao nàng

Trang 26

thơ: Thơ là sắc đẹp ở ngoài sắc, vị ngọt ở ngoài vị, không thể trông bằng mắt thường

được, chỉ có thi nhân trông thì mới thấy đẹp, nếm mới thấy ngon Hay như Sóng

Hồng (cố Tổng Bí thư Trường Chinh) viết: Thơ là nghệ thuật kỳ diệu bậc nhất của trí

tưởng tượng Vì vậy để viết được bài thơ hay nhà thơ không thể không khổ công đi

tìm ý, tứ, câu, chữ và bao yếu tố khác trong thơ và ngoài thơ

Ngôn ngữ thơ được gọi là “ngôn ngữ văn học” Ngôn ngữ văn học có 3 đặc

trưng cơ bản là tính chính xác, tính hình tượng và tính biểu cảm.

Khác với văn xuôi, thơ ca chỉ dùng một lượng hữu hạn các đơn vị ngôn ngữ đểbiểu hiện cái vô hạn của cuộc sống bao gồm các sự kiện tự nhiên và xã hội cũng nhưnhững điều thầm kín trong tâm linh con người (TS Hữu Đạt)

Do vậy, ngôn ngữ thơ là thứ ngôn ngữ chính xác, hàm súc, giàu hình tượng, biểucảm và giàu sức tưởng tượng Các yếu tố đó hòa quện vào nhau tạo nên hình tượngthơ lung linh, đa nghĩa Đó là thứ ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm góp phần tạo nên tínhhọa, tính nhạc trong thơ Nó biến hóa qua nhiều sắc thái ảo thực bất ngờ, thú vị.

- Tính chính xác (hay còn gọi là tính tinh luyện, hàm súc): Mỗi từ ngữ trong

câu thơ phải diễn tả được đúng điều mà nhà thơ nhìn thấy, cảm thấy và những điều sẽthấy Lựa chọn được một từ ngữ “đắt” để diễn đạt một ý không phải lúc nào cũngsuôn sẻ Trong một trường liên tưởng của từ ngữ có nhiều từ cùng nghĩa, gần nghĩa,trái nghĩa , người viết cần liệt kê vài từ để chọn

Cũng có khi những từ ngữ trong câu thơ là những hư từ hoặc từ địa phương,từ khẩu ngữ rất bình thường nhưng được đặt đúng vào vị trí câu thơ thì nó vẫn tỏa

sáng, diễn tả được đúng ý định của nhà thơ, khắc họa rõ tâm trạng nhân vật trữ tình Điều này các nhà thơ sẽ học tập được nhiều ở ca dao - dân ca (Vd: Ca dao Nam

Bộ có câu: Gió đưa buồn ngủ lên bờ/ Mùng qua có rộng cho bậu ngủ nhờ một đêm)

Nói tính chính xác của từ ngữ trong thơ ca có khi mang tính tuyệt đối, có khichỉ là tương đối

- Tính hình tượng : Theo “Từ điển văn học”, thì: Hình tượng: là sự phản ánh

hiện thực một cách khái quát bằng nghệ thuật dưới những hiện tượng cụ thể, sinhđộng, điển hình, được nhận thức trực tiếp bằng cảm tính (chung cho các loại hình

Trang 27

nghệ thuật) Hình tượng văn học: là bức tranh sinh động nhất của cuộc sống được xây

dựng bằng ngôn ngữ nhờ có trí tưởng tượng và óc sáng tạo và cách đánh giá của nhà

nghệ sĩ Hình tượng thơ: là bức tranh sinh động và tương đối hoàn chỉnh về cuộc sống

được xây dựng bằng một hệ thống các đơn vị ngôn ngữ có vần điệu với trí tưởngtượng sáng tạo và cách cảm nhận của nhà thơ.

Từ đó, ta thấy được ngôn ngữ mang tính hình tượng là ngôn ngữ gợi hình cụthể Nhà thơ không nói bằng phạm trù của tư duy lô-zic như trong các môn khoa họctự nhiên mà thông qua hình ảnh cụ thể để diễn đạt những ý niệm trừu tượng.

Ví dụ: Ước ao có một gian nhà

Có trưa đưa võng đón bà lên chơi (Em đi – Lê Đình Cánh)

Hay ở bài thơ “Mười cô gái ở Ngã ba Đồng Lộc”, nhà thơ Đồng Đức Bốn đã cóliên tưởng như các cô vẫn còn sống đâu đây giữa cỏ cây, hoa lá:

Cầm cỏ thì thấy mồ hôi

Cầm đất thì thấy dấu môi vẫn hồng Sông La tóc sóng bềnh bồng

Cầm mây, áo gái chưa chồng còn thơm.

Tố Hữu viết về bốn mùa (đông, xuân, hè, thu) ở Việt Bắc bằng ngôn ngữ giàutính họa (có người gọi đây là bức tranh tứ bình):

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.

Có nhà thơ so sánh mái tóc dài của thiếu nữ khá độc đáo: Tóc em dài như mộttiếng chuông ngân.(chuyển từ quan sát bằng thị giác sang thính giác) Hay Trần Đăng

Trang 28

Khoa cảm nhận được âm thanh rất nhẹ của chiếc lá đa rơi trong bài “Đêm ngủ ở Côn

Sơn”: Ngoài thềm rơi chiếc lá đa/ Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng (chuyển

sự cảm nhận từ thính giác sang thị giác) Tất cả những câu thơ trên đều gợi liên tưởng,tạo hình tượng khá rõ Nếu không có trí tưởng tượng kỳ diệu thì khó mà viết đượcnhững câu thơ như thế Để có được những từ ngữ “lóe sáng” đó, ngoài vốn từ vựngphong phú, nhà thơ còn phải biết kết hợp các biện pháp tu từ như: so sánh, ẩn dụ, hoándụ, nhân hóa, điệp từ, tượng trưng, nói quá, nói giảm trong cách diễn đạt.

Hội họa dùng màu sắc, đường nét… âm nhạc diễn tả bằng âm thanh, tiết tấu…điêu khắc dùng chất liệu (kim loại, đá, gỗ ) tạo nên hình khối, đường nét v.v… Cònvăn học phải diễn tả bằng ngôn từ Mỗi tác phẩm văn học phải được gắn liền với mộtthứ ngôn ngữ và văn tự (gốc) nhất định Ngôn ngữ, văn tự là công cụ của nhà văn.Nhà văn Nguyễn Tuân được ca ngợi là bậc thầy về ngôn ngữ Văn của ông là tờ hoa,là trang văn Hồ Chí Minh viết văn làm thơ bằng tiếng mẹ đẻ, bằng tiếng Pháp, bằngchữ chữ Hán Thật là kì tài.

Trang 29

Con người sống và làm việc để duy trì sự tồn tại và hơn nữa là thúc đẩy lịch sửcon ngưởi phát triển Từ mục đích đó thì ngôn ngữ ra đời để chỉ rõ hiện tượng, sự vậtvà ý nghĩa biểu tượng cần diễn đạt , phục vụ cuộc sống và mục đích của con người.Và còn mang một ý nghĩa khác quan trọng không kém trong cuộc sống của con ngườilà phục vụ trong hoạt động tinh thần, về những sáng tạo nghệ thuật như thơ văn củacon người Trong đó muốn diễn đạt nó bao hàm đầy đủ ý nghĩa, muốn lưu lại và muốnhữu hình ý của mình thì hẳn nhiên con người phải tạo ra một phương thức biểu hiệnmới dễ dàng và khô đúc hơn- đó là ngôn từ.

Ngôn từ khác ngôn ngữ ở chỗ, ngôn từ là một trong hai bộ phận cấu thành ngônngữ Nó mang nét đặc trưng, cá nhân nhưng phổ biến và khoa học Ngôn từ là sự biểuhiện cụ thể của ngôn ngữ trong sự giao tiếp sống động của con người qua lời nói củamột cá nhân, mang đậm sắc thái cá nhân để tác động đến một người khác Ngôn từ cóthể là một từ, một nhóm từ, một câu, một đoạn văn khi nói hoặc khi viết Và ngôn từlà cái tác động trực tiếp nhất, sớm nhất khi con người tiếp xúc với tác phẩm Nên nóiđến một “tác phẩm nghệ thuật đích thực” không thể không bàn đến sự phát minh vềhình thức và sự khám phá về nội dung của ngôn từ trong tác phẩm.

Nhưng nếu xét trong lĩnh vực nghệ thuật nói chung thì ngôn từ chưa có tronghầu hết bộ phận này Cụ thể như trong kiến trúc hay hội họa rất ít có ngôn từ, ít lấyngôn từ làm cách diễn đạt chính trong tác phẩm đó và không mang ý nghĩa quantrọng, chủ chốt trong ngành Vì nghệ thuật là tư duy của hình tượng, không có hìnhtượng thì không có nghệ thuật Mà hình tượng là một phương tiện cố định thu hútnhững cái được yêu thích thường hay biến đổi; là một cái gì đơn giản và rõ ràng hơnnhiều so với cái được giải thích Vì tính hình tượng có mục đích làm xích gần ý nghĩacủa hiện tượng với cách hiểu của chúng ta Nhưng xét trong tác phẩm văn chương thìngược lại Nó có ý nghĩa sâu sắc, mạnh mẽ và quyết định tới thành công của tácphẩm Nó là kẻ tạo ra thành công của tác phẩm vì hình tượng được toát ra từ ngôn từ.Ngôn từ vừa mang một nghĩa bên trong nó, tức là tính biểu thị của ngôn từ; vừa gợi ramột vật gì đó ở bên ngoài nó - là tính hàm nghĩa của ngôn từ Mặt thứ hai này của

Ngày đăng: 02/11/2012, 16:39

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w