II. Nghệ thuật ngôn từ trong các bài thơ trữ tình 1 Ngôn từ là chất liệu xây dựng hình tượng văn học
a. Hình tượng ngôn từ thiếu tính trực quan Tính độc đáo của chất liệu xây dựng nên hình tượng văn chương là ngôn từ đã khiến cho hình tượng văn chương mang tính
nên hình tượng văn chương là ngôn từ đã khiến cho hình tượng văn chương mang tính phi vật thể. Người ta vẫn thường đối lập văn chương với nghệ thuật. Đây không phải là ngẫu nhiên. Có thể phân chia thế giới nghệ thuật của con người ra làm hai loại: một loại chỉ có một ngành là văn chương, còn loại kia là gồm tất cả các ngành nghệ thuật khác. Căn cứ vào chất liệu xây dựng hình tượng thì cách phân chia này hoàn toàn hợp lí. Các ngành nghệ thuật (ngoài văn chương) hình tượng của nó được xây dựng bằng
chất liệu vật chất cụ thể của tự nhiên: gỗ, đá, kim loại, sơn màu, thân thể con người v.v… Từ những vật liệu có tính chất vật thể đó, hình tượng các loại hình nghệ thuật được xây dựng nên đều mang tính hữu hình trực tiếp, tính xác thực, tính trực quan. Các hình tượng hữu hình vật thể này có khả năng tác động trực tiếp vào giác quan, gây nên những ấn tượng, cảm xúc thị giác mạnh mẽ. Được xây dựng từ chất liệu ngôn từ, hình tượng văn chương không tác động trực tiếp vào các giác quan của chúng ta, dù là thị giác hay thính giác. Người thưởng thức tác phẩm văn chương được gọi là độc giả còn người thưởng thức tác phẩm nghệ thuật thường được gọi là khán giả, mặc dầu cả 2 loại người này đều dùng mắt cả. Chỉ bởi, đối với văn chương không ai trực tiếp nhìn, ngắm hình tượng của nó bằng mắt cả. Các hình tượng văn chương hiện lên trong óc người thưởng thức bằng trí tưởng tượng. Người đọc phá vỡ ý nghĩa các từ, câu để liên tưởng với các biểu tượng về đối tượng được miêu tả, nhờ vào trí tưởng tượng mà người đọc dường như tái tạo đối tượng miêu tả mà văn bản chỉ ra. Như thế chúng ta không sờ thấy, nghe thấy, nhìn thấy trực tiếp tượng văn chương. Các hình tượng văn chương thiếu tính trực quan, chúng phi vật thể. Nghệ thuật là qui luật của tình cảm, mà tình cảm chỉ xuất hiện khi con người tiếp xúc trực tiếp với sự vật, hiện tượng cụ thể. Đứng về phương diện này, văn chương phải nhường chỗ cho các nghệ thuật khác. Tính phi vật thể của hình tượng văn chương đã không thể tạo ra được tri giác cảm tính trực tiếp. Đây là một khiếm khuyết, nhiều khi không phải là nhỏ của văn chương. Để khắc phục tình trạng đó, nghệ sĩ ngôn từ luôn luôn phấn đấu cho các hình tượng vật thể của mình trở nên hữu hình. Vì vậy, mà tính tạo hình là một thuộc tính của hình tượng văn chương. Người xưa thường nói thi trung hữu họa, ngày nay Gorki đã gọi văn chương là nghệ thuật tạo hình bằng phương tiện ngôn ngữ. Chính những biểu tượng hữu hình mà ngôn từ gợi nên đã khiến cho độc giả có cảm giác là có thể cảm thụ nghệ thuật văn chương bằng thị giác.
b. Hình tượng nghệ thuật ngôn từ tác động tới mọi giác quan của độc giả. Nếu như các ngành nghệ thuật khác, hình tượng của nó chỉ có thể cảm thụ bằng 2 giác