phát triển kĩ năng tiếp nhận ngôn bản cho học sinh Tiểu học
Trang 1MỤC LỤCI LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
II CƠ SỞ KHOA HỌC
1 Cơ sở lí luận của dạy đọc hiểu cho học sinh tiểu học
1.1.Ý nghĩa của dạy đọc hiểu1.2 Đặc điểm của văn bản
1.3 Bản chất của quá trình đọc hiểu văn bản
1.4 Tác phẩm văn học với vấn đề đọc hiểu văn bản nghệ thuật
II CƠ SỞ KHOA HỌC
1 Cơ sở lí luận của dạy đọc hiểu cho học sinh tiểu học
1.1.Ý nghĩa của dạy đọc hiểu1.2 Đặc điểm của văn bản
1.3 Bản chất của quá trình đọc hiểu văn bản
1.4 Tác phẩm văn học với vấn đề đọc hiểu văn bản nghệ thuật
2 Cơ sở thực tiễn của việc dạy đọc hiểu cho học sinh tiểu học
2.1 Khảo sát chương trình SGK Tiếng Việt lớp 5
2.2 Những khó khăn mà giáo viên và học sinh thường gặp trong việcdạy đọc hiểu văn miêu tả lớp 5.
III NHỮNG ĐIỀU CHỈNH NHẰM GIÚP RÈN KĨ NĂNG ĐỌCHIỂU VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 5
1 Lưu ý để điều chỉnh trên một số bài văn miêu tả lớp 52 Bài học giúp luyện đọc hiểu văn miêu tả cho học sinh lớp 5IV CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
Trang 2I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Bậc tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân Đâylà giai đoạn trẻ chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập Giáo dụctiểu học được ví như nền móng của ngôi nhà, móng có vững thì nhà mới chắcchắn Trẻ được giáo dục tốt từ nhỏ thì lớn lên mới có thể phát triển tốt cả vềthể chất lẫn trí tuệ Vì vậy bậc tiểu học có vai trò rất quan trọng trong hệ thốnggiáo dục quốc dân.
Chương trình ở tiểu học có rất nhiều môn học, trong đó mông TiếngViệt có một vị trí và vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triểnngôn ngữ của trẻ “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loàingười” (Lênin) “Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng” (Mác) “Trẻem đi vào trong đời sống tinh thần của mọi người xung quanh nó duy nhấtthông qua phương tiện tiếng mẹ đẻ và ngược lại, thế giới bao quanh đứa trẻđược phản ánh trong nó chỉ thông qua chính công cụ này” (K.A Usinxki).Tiếng mẹ đẻ đóng vai trò to lớn trong việc hình thành những phẩm chất quantrọng nhất của con người và trong việc thực hiện những nhiệm vụ của hệthống giáo dục quốc dân Nắm ngôn ngữ, lời nói là điều kiện thiết yếu củaviệc hình thành tính tích cực xã hội của nhân cách Không một phạm vi hoạtđộng xã hội nào mà không đòi hỏi một sự hiểu biết sâu sắc về tiếng mẹ đẻ.Trình độ trau dồi ngôn ngữ của một người nào đó là tấm gương phản chiếutrình độ nuôi dưỡng tâm hồn của anh ta Chính vì vậy, tiếng mẹ đẻ là môn họctrung tâm của trường tiểu học
Môn Tiếng Việt ở trường tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạtđộng ngôn ngữ cho học sinh Năng lực ngôn ngữ được thể hiện trong bốndạng hoạt động, tương ứng với chúng là bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết “Đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyện dạng thức chữ viếtsang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó (ứng với các hình thức đọc thành
Trang 3tiếng), là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các đơn vịnghĩa không có âm thanh (ứng với đọc thầm).
Trong dạy học tập đọc ở Tiểu học, ngoài việc dạy luyện đọc thànhtiếng, chúng ta cần chú ý dạy luyện đọc hiểu cho các em học sinh Đặc biệt làđối với các em học sinh lớp 4,5 các em không chỉ năm được vở âm thanh củachữ viết mà các em cần hiểu nghĩa của nó Tuy nhiên, hiện nay, quá trình dạyhọc ở trương tiểu học, các giáo viên thường quá coi trọng việc đọc thành tiếngcho học sinh mà xem nhẹ việc luyên đọc hiểu cho các em Có khi giáo viênhướng dẫn học sinh tìm hiểu bài, giáo viên nêu câu hỏi, học sinh chưa trả lờiđược thì giáo viên đã trả lời giúp học sinh luôn Dạy học như vậy dẫn đến tìnhtrạng học sinh có thể đọc tốt một câu văn hoặc câu thơ nhưng các em lạikhông hiểu nội dung, ý nghĩa của câu đó Hơn thế nữa, tâm lí các em học sinhtiểu học thích đọc to, đọc đồng thanh hơn là phải đọc thầm để suy nghĩ tìmhiểu nội dung của câu đó Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đềtài : “ Rèn kĩ năng đọc hiểu văn miêu tả cho học sinh lớp 5” Chúng tôi hivọng rằng đề tài này sẽ góp phần nâng cao quá trình đọc hiểu của các em họcsinh tiểu học Các em sẽ hiểu được nội dung văn bản sâu sắc hơn mà khôngchỉ là nắm được vỏ âm thanh của các văn bản đó.
Trang 4II CƠ SỞ KHOA HỌC
1 Cơ sở lí luận của dạy đọc hiểu cho học sinh tiểu học
Bình diện ngữ nghĩa của văn bản – cơ sở khoa học để luyện đọc hiểucho học sinh tiểu học
1.1 Ý nghĩa của dạy đọc hiểu
Như chúng ta đã biết, đọc không chỉ là sự “đánh vần” lên thành tiếngtheo đúng các kí hiệu chữ viết mà quan trọng hơn, đọc còn là một quá trìnhnhận thức để có khả năng thông hiểu những gì được đọc Đọc thành tiếngkhông thể tách rời với việc hiểu những gì được đọc.
Chỉ khi biết cách hiểu, hiểu sâu sắc, thấu đáo các văn bản được đọc thìHS mới có công cụ hữu hiệu để lĩnh hội những tri thức, tư tưởng, tình cảm củangười khác chứa đựng trong văn bản, có công cụ để lĩnh hội tri thức khoa họccác môn học khác của nhà trường.
Chính nhờ biết cách đọc hiểu văn bản mà HS dần dần có khả năng đọcrộng để tự học, tự bồi dưỡng kiến thức về cuộc sống, từ đó hình thành thóiquen, hứng thú với việc đọc sách, với việc tự học thường xuyên, Các tài liệudạy học của nước ngoài cũng nhấn mạnh sự thông hiểu trong khi đọc “Đọc làđể hiểu nghĩa chữ in” và đề lên thành nguyên tắc phải cho trẻ hiểu những từtrẻ đang học đọc, xem việc hiểu những gì được đọc là động cơ, cái tạo nênhứng thú, tạo nên thành công học đọc của trẻ.
Đích cuối cùng của dạy học là dạy cho học sinh có kĩ năng làm việc vớivăn bản, chiếm lĩnh được văn bản Biết đọc cũng là biết tiếp nhận, xử lí thôngtin Chính vì vậy dạy đọc hiểu có vai trò đặc biệt trong dạy đọc nói riêng, trongdạy học ở tiểu học nói chung.
Trong khi đó, việc quan sát thực trạng dạy học Tập đọc trên cả hai đốitượng giáo viên và học sinh cho thấy rằng kĩ năng đọc hiểu của cả thầy và trò
Trang 5tiểu học đều yếu Ngay cả giáo viên cũng có những cách hiểu và giải thích rấtsai về các bài đọc về tiểu học.
1.2 Đặc điểm của văn bản
Để làm rõ dạy học đọc hiểu nghĩa là làm gì, chúng ta cần hiểu rõ đốitượng mà đọc hiểu tác động: văn bản.
Văn bản là một sản phẩm của lời nói, một chỉnh thể ngôn ngữ, thường baogồm một tập hợp các câu và có thể có một đầu đề, nhất quán về chủ đề và trọnvẹn về nội dung, được tổ chức theo một kết cấu chặt chẽ nhằm một mục đíchgiao tiếp nhất định.
1.2.1 Văn bản có tính chỉnh thể về mặt nội dung
Như ta đã biết, văn bản có tính chỉnh thể Tính chỉnh thể này thể hiện ởhai phương diện
+ Về mặt nội dung, nó biểu hiện tính nhất quán về chủ đề, ở sự phát triểnmạch lạc, chặt chẽ của nội dung và bộc lộ ở tính nhất quán và rõ rệt ở mục tiêuvăn bản.
+ Về mặt hình thức, tính chỉnh thể thể hiện ở kết cấu mạch lạc và chặtchẽ, giữa các bộ phận trong văn bản có các hình thức liên kết và toàn văn bảncó một tên gọi.
Đọc hiểu chính là tìm hiểu bình diện ngữ nghĩa của văn bản để nắm nộidụng văn bản Nó chỉ được thực hiện có hiệu quả khi ta hiểu rõ tính chỉnh thểcủa văn bản về mặt nội dung.
Về mặt nội dung, tính chỉnh thể của văn bản thể hiện ở hai điểm:
Thứ nhất, Tính nhất quán chủ đề thể hiện ở chỗ toàn văn bản tập trung
vào một chủ đề thống nhất, chủ đề này được triển khai qua các chủ đề bộ phận(các tiểu chủ đề) của từng phần, từng chương, từng mục, từng đoạn Ví dụ bài:Mùa thảo quả (TV5 – T1).
Trang 6Chủ đề của văn bản này là mùa thảo quả Các bộ phận của văn bản đều tậptrung vào chủ đề và phát triển qua 3 phần:
1 Sức lan tỏa kì diệu của hương thảo quả.2 Sức sống mãnh liệt của cây thảo quả.
3 Màu sắc chứa lửa, chứa nắng của trái thảo quả.
Tất cả những bộ phận này của văn bản cùng cộng hưởng, phát triển tạonên vẻ đẹp, sức hấp dẫn diệu kì làm say mê và ấm nóng cả núi rừng của mùathảo quả.
Để hiểu văn bản, phải làm rõ được chủ đề này Đây là nhiệm vụ màtrường tiểu học thường gọi là tìm đại ý hay xác định nội dung của bài.
Văn bản (bài) được dạy đọc ở tiểu học có dung lượng không lớn nêncấp độ dưới văn bản thường chỉ là đoạn văn, khổ thơ, Để xác đinh nội dungcủa bài lại phải tìm được nội dung của đoạn.
Thứ hai, tính hướng đích – mục tiêu văn bản Văn bản là sản phẩm của
quá trình giao tiếp Mục đích của giao tiếp cũng chính là mục đích của vănbản Hoạt động giao tiếp nhằm vào các mục đích: thông tin
(thông báo tin tức), tự biểu hiện, giải trí, tạo lập quan hệ và đích hànhđộng Những mục tiêu này được thực hiện đồng thời trong từng văn bảnnhưng trong từng phong cách, kiểu loại văn bản, các mục tiêu không được thểhiện đồng đều.
Những văn bản khoa học, hành chính, công vụ, báo chí (còn gọi là vănbản nhật dụng hay văn bản thông thường) nặng về thông tin Đó là những bài
như: Tự thuật, Danh sách học sinh, Mục lục sách, Thời khóa biểu, Nhắn tin,
thời gian biểu (lớp 2 – tập 1), thông báo thư viện, Vườn chim, Gấu trắng làchúa tò mò, Nội quy đảo khỉ, Dự báo thời tiết, Bạn có biết (lớp 2 – tập 2), Đơnxin vào đội (lớp 3 – tập 1), Báo cáo kết quả tháng thi đua, Noi gương chú bộđội, Chương trình xiếc đặc sắc, Tin thể thao (lớp 3 – tập 2),Vẽ về cuộc sống
Trang 7an toàn, Tiếng cười là liều thuốc bổ (lớp 4 – tập 2), Nghìn năm văn hiến, Sựsụp đổ của chế độ A – pác – thai, Trồng rừng ngập mặn (lớp 5 – tập 1), Luậttục của người Ê-đê, Luật bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em (lớp 5 – tập 2).
Các văn bản nghệ thuật nặng về mục tiêu tự biểu hiện Những câu chuyệnphiếm hay văn bản truyện cười nhằm mục đích chính là giải trí Sách giáo
khoa có những văn bản truyện cười như ở lớp 2: Vì bây giờ mới có mẹ, Mít
làm thơ, Mua kính Đổi giày, Đi chợ, Há miệng chờ sung Cá sấu sợ cá mập.
Mục tiêu xác lập quan hệ được thực hiện tập trung qua những lời nói đểchào, để mời, để tuyên bố, thiết lập quan hệ trong đời thường hoặc trong lĩnhvực ngoại giao Mục tiêu này thường được thực hiện trong hội thoại nên cũngđược chương trình chú trọng Trong chương trình tập đọc có thể kể ra các văn
bản như: Điện thoại, Bưu thiếp (Tiếng Việt 2) là những văn bản nhằm mục
đích chính là thực hiện việc xác lập quan hệ.
Tất cả các văn bản xét cho cùng đều hướng đến mục đích hành động vìdù là đích thông tin hay tự biểu hiện, tạo lập quan hệ hay giải trí, thực chất vẫnlà nhằm tác động vào lí trí để thuyết phục hoặc là tác động vào tình cảm đểtruyền cảm, hướng người đọc, người nghe đến một hành động nào đó.
Quá trình đọc hiểu văn bản chỉ được xem là hoàn thiện khi mục đíchcủa văn bản – điều mà người viết muốn gửi đến bạn đọc – đã được giải mã.
1.2.2 Các bình diện ngữ nghĩa của văn bản
Chính mục đích giao tiếp làm cho văn bản luôn chứa đựng nội dungthông tin và nội dung này tạo ra các bình diện ngữ nghĩa của văn bản
Trước hết, đó là nội dung miêu tả, hay còn gọi là nội dung sự vật, lànhững hiểu biết, những nhận thức về thế giới xung quanh, về xã hội và vềchính bản thân con người Nội dung này tạo thành nghĩa sự vật của văn bản.Trong giờ Tập đọc, các câu hỏi: Từ này nghĩa là gì? Câu này nói gì? Bài nàynói về điều gì? nhằm hướng đến xác định nội dung sự vật ở từng văn bản.
Trang 8Tiếp theo là nội dung thông tin về những cảm xúc, tình cảm, thái độ củangười viết đối với đối tượng, sự việc được đề cập đến, đối với người tham giahoạt động giao tiếp Nội dung này tạo ra nghĩa liên cá nhân của văn bản.Trong giờ Tập đọc có các câu hỏi: “Cảm xúc, tình cảm của tác giả như thếnào?”, “Những câu, từ nào bộc lộ cảm xúc của tác giả?” “Bài này được viếtvới thái độ , tình cảm ra sao?” nhằm hướng đến xác định nội dung liên cá nhâncủa văn bản.
Trong các loại văn bản khác nhau, tỉ lệ hai loại thông tin cũng khácnhau Các văn bản khoa học, hành chính, truyền thông thiên về loại thông tinthứ nhất Các văn bản nghệ thuật mang cả hai loại thông tin nhưng thông tinvề cảm xúc, tình cảm là đặc trưng cơ bản Thông tin này chưa được chú trọngkhai thác đúng mức trong giờ Tập đọc ở tiểu học.
Xét cách thức biểu hiện các thông tin ngữ nghĩa thì cần phân biệt: thông
tin ngữ nghĩa tường minh (còn gọi là hiển ngôn) và thông tin ngữ nghĩa hàm
ẩn ( còn gọi là hàm ngôn).
Nghĩa tường minh là các thông tin được biểu hiện bằng các từ ngữ có
mặt trong văn bản, và bằng các cấu trúc ngữ pháp của cụm từ, của câu, củađoạn văn, của văn bản Các thông tin này được biểu hiện trên bề mặt của câuchữ và người đọc tiếp nhận nó thông qua nguyên văn từ ngữ và cấu trúc ngữpháp.
Nghĩa hàm ẩn là các thông tin được suy ra từ thông tin tường minh và
từ hoàn cảnh giao tiếp cụ thể của văn bản Để hiểu được thông tin hàm ẩn củavăn bản, người đọc phải tiến hành phân tích và suy ý dựa vào các yếu tố ngônngữ hiện diện trong văn bản và hoàn cảnh giao tiếp để rút ra thông tin hàm ẩn.Có thể nói đó là phương pháp đọc những gì ẩn dưới các hàng chữ.
Khả năng tiếp nhận thông tin hàm ẩn của cả GV và HS tiểu học cònyếu
Trang 9Thông tin hàm ẩn cũng có mức độ khác nhau trong các loại văn bảnkhác nhau Các văn bản khoa học và hành chính không nhằm mục đích hàmchứa thông tin hàm ẩn Trong khi đó văn bản nghệ thuật lại thường chứa đựngthông tin này
1.3 Bản chất của quá trình đọc hiểu văn bản
1.3.1 Tính khả phân của quá trình đọc hiểu
Như vậy, văn bản có tính chỉnh thể, tính hướng đích và đồng thời vớiviệc chỉ ra tính chỉnh thể, hướng đích của văn bản, chúng ta đã chỉ ra tính khảphân (khả năng phân tích ra thành các yếu tố nhỏ hơn) của văn bản.
Đây là những kết luận quan trọng mà giáo viên tiểu học cần phải nắmchắc để dạy tiếp nhận – đọc hiểu – văn bản Việc sản sinh văn bản và tiếpnhận văn bản là hai quả trình của một hoạt động tương tác – hoạt động giaotiếp Trong quá trình sản sinh văn bản, thoạt tiên người viết phải có mục đích,động cơ giao tiếp Họ phải lập chương trình giao tiếp và triển khai ý đồ nàymột cách cặn kẽ, cho đến khi văn bản đó đạt được những mục đích đặt ratrong một hoàn cảnh giao tiếp cụ thể với những nhân tố giao tiếp cụ thể.Ngược lại, trong quá trình tiếp nhận, người đọc phải hướng đến lĩnh hội nộidung và đích của văn bản Để đạt được mục tiêu này, họ lại phải phân tích vănbản trên những gì đã được người viết triển khai: nghĩa của từ (cả nghĩa từ điểnvà nghĩa văn cảnh, cả nghĩa biểu vật và nghĩa tình thái), nghĩa miêu tả vànghĩa tình thái của câu, nghĩa của đoạn, nghĩa của toàn bài, rồi mới đi đến mụcđích thông báo của văn bản Chính vì vậy, đọc hiểu là một cách đọc phân tích.
Quá trình phân tích văn bản trong đọc hiểu diễn ra theo hai cách ngượcnhau Người đọc chon cách phân tích nào tùy thuộc vào vốn sống, trình độ vănhóa và kĩ năng đọc Người đọc có trình độ văn hóa cao và có nhiều kinhnghiệm sống thường chọn cách phân tích đi từ nghĩa chung (nội dung tổngthể) của văn bản đến nghĩa của từng bộ phận trong văn bản rồi từ đó khái quát
Trang 10lên chủ đề, tư tưởng của văn bản Trong khi đó, người đọc chưa có kinhnghiệm, vốn sống chưa nhiều thường chọn cách phân tích đi từ nghĩa của bộphận nhỏ (từ, câu, đoạn) đến nghĩa chung của văn bản (đại ý, chủ đề, đích vănbản)… Mặc dầu vậy, dù chọn cách phân tích nào thì để hiểu văn bản, ngườiđọc vẫn phải biết nghĩa của các bộ phận nhỏ trong văn bản và lấy đó làm căncứ để xác định chủ đề, đích của văn bản Việc đọc hiểu của người có trình độcao nhanh hơn người có trình độ thấp là do họ đã vượt qua được giai đoạn đọctừng từ, từng chữ.
Khả năng đọc và vốn sống của học sinh tiểu học còn bị hạn chế nên vềcơ bản, dạy đọc ở tiểu học nên theo cách phân tích văn bản đi từ hiểu nghĩacủa bộ phận nhỏ đến hiểu nội dung và đích của toàn văn bản Song trong mộtsố bài tập đọc, nhất là ở phần cuối của lớp 4 và lớp 5, cần phối hợp dạy theocả hai cách phân tích nói trên nhằm làm cho học sinh bắt đầu làm quen với kĩnăng quan sát toàn bài để đọc lướt, đọc quét, đọc đoán nghĩa Lựa chọn vănbản rất quan trọng trong việc thực hiện chương trình dạy đọc Một bài đọckhông thích hợp không những có thể làm cản trở của sự hiểu của học sinh màcòn có thể làm các em mất hứng thú đọc Đồng thời, không chọn được vănbản thích hợp thì chúng ta không thể hình thành được các kĩ năng đọc Ví dụ,những văn bản thông thường tạo điều kiện để hình thành kĩ năng đọc quétnhằm xác định thông tin cần thiết khi đọc từ điển, thư mục sách, danh sáchhọc sinh, thời khóa biểu, dự báo thời tiết Kĩ năng đọc lướt để nắm thông tinchung được hình thành khi đọc một số văn bản khoa học ở lớp 4, 5
Như vậy, đọc hiểu là một quá rình có tính khả phân.
1.3.2 Các hành động và kĩ năng đọc hiểu
a Các hành động đọc hiểu
Trang 11Những nghiên cứu gần đây về đọc hiểu cho thấy đọc hiểu là một hoạtđộng có tính quá trình rất rõ vì nó gồm nhiều hành động được trải ra theotuyến tính thời gian:
- Hành động đầu tiên của quá trình đọc hiểu là hành động nhận diện
ngôn ngữ của văn bản tức là nhận đủ các tín hiệu ngôn ngữ mà người viết
dùng để tạo ra văn bản.
- Hành động tiếp theo là hành động làm rõ nghĩa của các chuỗi tín hiệu
ngôn ngữ (nội dung của văn bản và ý đồ tác động của người viết đến ngườiđọc).
- Hành động cuối cùng là hành động hồi đáp lại ý kiến của người viết
nêu trong văn bản
b Các kĩ năng đọc hiểu
Dạy đọc hiểu là hình thành kĩ năng để tiến hành những hành động đọchiểu Tương ứng với các hành động đọc hiểu có các kĩ năng đọc hiểu sau:
* Kĩ năng nhận diện ngôn ngữ gồm:
- Kĩ năng nhận diện từ mới và phát hiện các từ quan trọng (từ chìakhóa) trong văn bản.
- Kĩ năng nhận ra các câu khó hiểu, các câu quan trọng.
- Kĩ năng nhận ra các đoạn ý của văn bản: kĩ năng nhận biết cấu trúccủa văn bản, nhận ra mối quan hệ giữa các bộ phận trong bài, những chỗ đượcđánh dấu, nhận biết những phương tiện liên kết văn bản (phép thế, phép nối,phép liên tưởng…) thành một thể thống nhất, nhận biết được kiểu cấu trúc củađoạn (diễn dịch, qui nạp, tổng hợp, song song…).
- Kĩ năng nhận ra đề tài văn bản:
+ Kĩ năng quan sát tên bài, chú ý dựa vào tên bài, các hình vẽ minh họa,sơ đồ (nếu có) để phỏng đoán về nội dung văn bản.
Trang 12+ Kĩ năng phán đoán nội dung bài đọc dựa vào kiến thức vốn có về chủđiểm.
* Kĩ năng làm rõ nghĩa văn bản gồm:
- Kĩ năng làm rõ nghĩa từ: bằng ngữ cảnh, bằng trực quan, bằng đồngnghĩa…
- Kĩ năng làm rõ nội dung thông báo của câu.- Kĩ năng làm rõ ý của đoạn.
- Kĩ năng làm rõ ý chính của văn bản:
+ Kĩ năng đọc lướt tìm ý chung của bài, của đoạn để có thể xử lí bài đọcnhư một chỉnh thể trọn vẹn trước khi đi vào chi tiết.
+ Kĩ năng khái quát hóa, tóm tắt nội dung đã đọc.
- Kĩ năng làm rõ mục đích của người viết gửi vào văn bản, kĩ năng nhậnbiết những ẩn ý của tác giả.
* Kĩ năng hồi đáp văn bản gồm:
- Kĩ năng phản hồi, đánh giá tính đúng đắn, tính thuyết phục, hiệu quảcủa nội dung văn bản.
- Kĩ năng phản hồi bằng hành động:
+ Liên hệ của cá nhân sau khi tiếp nhận nội dung văn bản.+ Mô phỏng hình thức của văn bản để tạo lập văn bản mới.
- Kĩ năng phản hồi, đánh giá tính hấp dẫn, hiệu quả giao tiếp của hìnhthức văn bản.
Trên đây, chúng ta đã xác định các đặc trung của văn bản – đối tượng tiếpnhận của quá trình đọc hiểu, chỉ ra những căn cứ ngôn ngữ học để xác lập quyrtình đọc hiểu và xác định quy trình này Việc vận dụng quy trình trên như thếnào vào dạy học Tập đọc phù thuộc rất nhiều vào kiểu loài văn bản và đặcđiểm của học sinh tiểu học Sau đây chúng ta đi vào xem xét các đặc điểm củavăn bản văn chương
Trang 131.4 Tác phẩm văn học với vấn đề đọc hiểu văn bản nghệ thuật
Trong số các văn bản dùng để dạy đọc hiểu ở trường tiểu học, loại vănbản nghệ thuật có một vị trí đặc biệt không những bởi tầm quan trọng của loạivăn bản này mà còn do tỉ lệ văn bản nghệ thuật được đưa vào chương trình rấtcao và nhiệm vụ dạy hiểu loại văn bản này phức tạp hơn.
Đọc văn bản nghệ thuật, học sinh không chỉ hiểu nội dung văn bản màcòn phải cảm thụ được một loại hình nghệ thuật lấy ngôn ngữ làm chất liệu.Vì vậy, đọc văn bản nghệ thuật thực hiện một nhiệm vụ kép: dạy một kĩ năngtiếng Việt và dạy văn Từ đây có thể suy ra dạy đọc hiểu văn bản nghệ thuậtgồm công việc làm cho học sinh nắm được nội dung của văn bản, mục tiêucủa văn bản đồng thời dạy cho học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ,hình tượng văn chương làm nên nội dung văn bản Với nghĩa đó, dạy đọc hiểuvăn bản nghệ thuật là dạy tiếp nhận văn học hay còn gọi là dạy cảm thụ vănhọc.
Để dạy đọc hiểu văn bản nghệ thuật, người giáo viên tiểu học phải hiểurõ đặc trưng văn chương và đặc trưng tiếp nhận văn chương Lí thuyết tiếpnhận văn học đã chỉ ra ba cấp độ trong tiếp nhận văn học:
- Người đọc tri giác, hiểu ngôn từ, tình tiết, cốt truyện, thể loại để cócảm nhận hình tượng trong sự toàn vẹn của các chi tiết, các liên hệ.
- Người đọc tiếp xúc với ý đồ sáng tạo của người nghệ sĩ, thâm nhậpvào hệ thống hình tượng như là sự kết tinh sâu sắc tư tưởng và tình cảm củatác giả.
- Người đọc đưa hình tượng vào đời sống và kinh nghiệm riêng củamình để thể nghiệm, đồng cảm Cuối cùng nâng cấp lí giải tác phẩm lên cấpquan niệm và tính hệ thống, hiểu được vị trí tác phẩm trong lịch sử văn hóa, tưtưởng, đời sống và truyền thống nghệ thuật.
Trang 14Ba cấp độ trên có điểm tương đồng với ba bước trong quá trình đọc hiểuvăn bản và như vậy hiểu văn bản nghệ thuật là hiểu một kiểu văn bản Táchviệc hiểu văn bản nghệ thuật ra khỏi cái chung, khỏi hiểu văn bản là khônghợp lí Đồng thời những đặc trưng của văn bản nghệ thuật cũng cho ta thấymuốn hiểu nó, ngoài bước đi chung còn phải nắm bắt được các đặc điểm riêngcủa loại văn bản này Vậy văn bản nghệ thuật là gì và chúng có đặc điểm nào?
Văn bản văn học là một tổ chức nghệ thuật gồm từ, câu, đoạn tạo thànhmột thế giới nghệ thuật mang tính khái quát nhằm phản ánh đời sống và biểuhiện sự cảm nhận trước đời sống của tác giả, nhằm thức tỉnh những thái độ,tình cảm nhất định đối với thực tại đời sống thông qua việc xây dựng nhân vật,không gian, thời gian, qua việc sắp xếp các chi tiết để tạo thành bức tranh đờisống sinh động nhằm biểu hiện quan niệm nghệ thuật về con người của tácgiả.
Giữa văn bản nghệ thuật và văn bản có những điểm giống nhau: cả haicùng có tính hoàn chỉnh trên cơ sở liên kết nội dung và hình thức; cả hai cùngnhằm mục đích thông tin; cả hai cùng dùng ngôn ngữ làm phương tiện biểuđạt Nhưng trên cả ba điểm giống nhau này, giữa hai loại văn bản cũng có chỗkhác nhau: về nội dung thông tin, thông tin trong các văn bản nói chung làthông tin sự vật, hiển ngôn, còn trong văn bản nghệ thuật, tác giả phải tổ chứcngôn ngữ và gửi gắm thái độ của mình để tạo ra thông tin liên cá nhân và hàmẩn Về kết cấu, ở văn bản thông thường, kết cấu theo mẫu quy phạm và côngchức, còn kết cấu trong văn bản nghệ thuật vô cùng đa dạng, tùy theo loại thểvà sự sáng tạo của từng tác giả Về ngôn ngữ, trong các văn bản khác, ngônngữ thường mang tính khái niệm, tính khoa học, tính chính xác và vì thế từthường được dùng đơn nghĩa Trong văn bản khoa học có nhiều thuật ngữ.Trong văn bản truyền thông và văn bản hành chính công vụ hay dùng các cụm
Trang 15từ cố định Ngôn ngữ trong văn bản nghệ thuật mang tính đa nghĩa, tính biểutượng, tượng trưng, gợi cảm.
Chúng ta sẽ làm rõ hơn những sự khác nhau này khi chỉ ra một số đặctrưng của văn học
1.4.1 Tính nhân văn của văn bản nghệ thuật
“Văn học là nhân học” Nội dung văn bản nghệ thuật chủ yếu nói vềcon người, tư tưởng, tình cảm, tâm hồn của con người Dù nhà văn có quantâm, có miêu tả hiện tượng nào của cuộc sống đi nữa, một cái cây, một cánhrừng, một ngôi chùa, một ngọn núi, một dòng sông, một đêm trăng, một đànchim, một bầy cá… thì điều mà nhà văn tìm hiểu, điều làm họ ngạc nhiên, xúcđộng và muốn nói lên để người khác cũng quan tâm, ngạc nhiên, xúc độngnhư mình không phải là bản thân các hiện tượng đó mà là mối liên hệ củachúng với con người, ý nghĩa cuộc sống của con người mà những hiện tượngđó thể hiện, cách nhìn, sự rung động của con người trước những hiện tượng cụthể và trước cuộc sống.
Vì vậy, đoạn văn, câu chuyện, bài thơ có nói về các con vật, về các loạicây… thì cũng là nói về con người Mà con người thì giàu xúc động, giàu tìnhcảm và tình yêu Cũng vì vậy, đích cuối cùng của dạy cảm thụ văn chươngkhông chỉ là cho thấy bài văn đã ghi chép hiện thực gì mà trước hết phải chothấy bài văn là kết quả của một hành động tự nhận thức, nơi bộc lộ những tìnhcảm, thái độ của nhà văn trước hiện thực Không chú ý đến đặc trưng này,nhiều giáo viên đã dạy đọc hiểu văn chương như dạy một bài khoa học thườngthức Họ đem đến cho học sinh cỏ cây, rừng núi, còn nhân vật con người, lòngyêu cỏ cây, vạn vật của họ dường như chẳng bao giờ được động chạm đến Có
cô giáo đã củng cố dặn dò sau khi học bài “Đầm sen” (TV3): “Bài Đầm sen
cho ta thấy sen là một thứ cây có nhiều ích lợi: nấu chè, ướp trà, gói cốm nên
các em phải biết sử dụng và bảo vệ nó” Học bài Hành trình của bầy ong
Trang 16(TV5 – T1) có cô giáo đã kết luận: “Bài thơ cho chúng ta biết những con ongrất chăm chỉ, chịu khó làm ra mật ong thơm ngon và bổ để phục vụ conngười” Còn những nghĩ suy của Nguyễn Đức Mậu về cuộc đời lao động cầncù lặng lẽ có ích của con người và có thể liên tưởng mở rộng đến cả lao độngsáng tạo không mệt mỏi của người nghệ sĩ chẳng hề được nói đến Thế thì saogọi là đọc hiểu thơ.
Gần đây trong một giờ thử nghiệm dạy bài Người đi săn và con vượn(câu chuyện của Lep Tônxtôi cho thấy tình mẫu tử đã từng lay động tâm cancủa biết bao người) thì một cô giáo đã kết luận: Vượn cũng là một loài vật cóích, hiền lành, không làm hại ai nên chúng ta không được giết chúng để bảo vệmôi sinh.
1.4.2 Tính chủ quan của văn bản nghệ thuật
Tác phẩm văn chương là nơi người nghệ sĩ bày tỏ thái độ chủ quan củamình, nói lên ước mơ, khát vọng của mình về thế giới, về cuộc sống Tácphẩm nghệ thuật “là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan”, là con đẻtinh thần của nhà văn, là sự sáng tạo, là bản thông điệp để nhà văn gửi tâmtình của mình đến bạn đọc Không nắm được đặc điểm “chủ quan” trong phảnánh, chúng ta đã có những sai lầm đáng tiếc khi dạy đọc văn.
Không thấy tính chủ quan này, không hiểu rằng nhà văn đã nhìn thếgiới theo lợi ích riêng của mình, theo tình cảm riêng của mình, có những giáoviên đã lấy thước do khoa học khách quan lạnh lùng để rọi vào văn, thậm chícó những nhận xét rất ấu trĩ Ví dụ có người cho rằng trong câu “Nhựa ngọt,mùi thơm, khí ấm tràn trề” (Sau trận mưa rào – TV5, T1), Huygô nói “nhựangọt” (ở đây chỉ nhựa cây), Hồ Phương viết “Một màu xanh non ngọt ngàothơm mát trải ra trên khắp các sườn đồi” để tả đồi cỏ là không đúng vì nhựacây và cỏ chỉ có vị nhân nhẩn đắng mà thôi (!) Họ quên mất rằng cỏ ở đâyđược nhìn dưới con mắt và lợi ích của anh Nhẫn – một người chăn bò Mà nhờ
Trang 17cảm nhận của anh về cỏ như vậy, chúng ta biết anh Nhẫn yêu biết bao nhiêuđàn bò của mình, yêu biết bao nhiêu công việc chăn bò của mình.
Chính tính chủ quan, đặc điểm tình cảm, cảm xúc này của tác phẩmnghệ thuật đòi hỏi khi tiếp nhận văn chương, học sinh không chỉ phải hiểu nộidung sự việc của văn bản mà còn phải nắm nội dung liên cá nhân, giá trị biểuhiện, chất trữ tình, tức là thái độ, tình cảm, sự đánh giá sự việc của tác giả, cáilàm nên chức năng bộc lộ của văn bản Không chú ý điều này chúng ta sẽkhông hướng dẫn học sinh hiểu được nghĩa liên cá nhân của tác phẩm nghệthuật
Cả một loạt bài tập đọc như Cây dừa, Cây xoài của ông em, Sầu riêng,
Cây đa quê hương, Phượng, Cây gạo, Mùa thảo quả, Rừng phương Nam,Rừng hồi xứ Lạng… đã được dạy như một bộ sưu tập tìm hiểu tự nhiên Giáo
viên chỉ cho học sinh thấy những cây này, rừng này có gì khác cây kia, rừngnọ mà không cho thấy các tác giả đã chất chứa vào đó biết bao tình yêu vàcảm xúc Chẳng hạn với những câu “Rừng cây im lặng quá” (Rừng phươngNam – Đoàn Giỏi.TV4), “Mùa xuân cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim” (Câygạo – Vũ Tú Nam TV3), các cô giáo thường nêu câu hỏi: Rừng phương Namnhư thế nào?” (Đáp án: Rừng phương Nam rất yên tĩnh), “Mùa xuân, cây gạonhư thế nào?”(Đáp án: Mùa xuân, cây gạo có rất nhiều chim) Hỏi như thếkhông sai nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó thì đọc văn bản nào có khác gì đọc cácvăn bản khoa học Như thế có nghĩa là bao nhiêu cách nói của văn chương lạibị đưa về cách nói thường, không văn chương, có nghĩa là giáo viên chỉ đemđến học sinh bộ xương khô khốc, vô hồn, còn những da thịt tốt lành, đẹp đẽ,cái làm cho bài văn khác một bản tin, một bản báo cáo khoa học thì đã bị rũ bỏsạch Trong khi đó, biết bao yêu thương và cảm xúc với rừng phương Nam đãđược chất chứa trong một từ “im lặng” (chỉ người mới im lặng còn rừng thìyên tĩnh), biết bao yêu thương và cảm xúc với cây gạo được chất chứa trong
Trang 18một từ “gọi”(cây gạo như một con người biết gọi, biết mời mọc chim chóc đếnbằng vẻ đẹp của mình) Với những từ im lặng và gọi thật bình thường, hai nhàvăn đã thả hồn cho rừng, cho cây, coi chúng như những con người gần gũi vàđáng yêu.
1.4.3 Tính biểu trưng, hình tượng, độc đáo khác thường của văn bảnnghệ thuật
Như đi trong vũ ba lê bằng đầu ngón chân chứ không đi bằng bàn chânnhư trong đời thường, văn chương phản ánh cuộc sống bằng hình tượng, nó đitìm cho mình một ngôn ngữ riêng, một cách thể hiện riêng, một cách thức “kímã” riêng khác với đời thường và khác với các nghệ thuật khác Chính vì vậykhi tiếp nhận văn chương, học sinh phải tiếp nhận khác với lôgic thông tục củađời thường Đó là năng lực biết nghe được, đọc được những gì ẩn dưới nhữngchuỗi âm thanh, ẩn dưới các dòng chữ hay chính là năng lực giải mã nghệthuật.
Để giải mã văn chương, phải chú trọng các đặc điểm diễn đạt hàm ẩn,cách nói biểu trưng, tính đa nghĩa, những cách nói hướng đến “gây ấn tượng”khác với ngôn ngữ đời thường Nếu chỉ biết tư duy “thật thà” theo lối đờithường, ta không thể hiểu được văn.
Để giải mã văn chương, phải chú trọng các đặc điểm diễn đạt hàm ẩn,cách nói biểu trưng, tính đa nghĩa, những cách nói hướng đến “gây ấn tượng”khác với ngôn ngữ đời thường Nếu chỉ biết tư duy “thật thà” theo lối đờithường, ta không thể hiểu được văn
Chẳng hạn khi đọc hai câu thơ “ Con xót lòng mẹ hái trái bưởi đào, Connhạt miệng có canh tôm nấu khế”, có giáo viên và học sinh thắc mắc tại saoxót lòng lại cho ăn bưởi, như thế chỉ làm cho xót lòng thêm Trong khi đó, lẽra cần phải hiểu rằng hai câu thơ đứng cạnh nhau thường cộng hưởng để nói
Trang 19một cách vừa hình ảnh, cụ thể vừa khái quát một điểu : mẹ lúc nào cũng sẵnsàng chăm sóc con, lo lắng cho con, sẵn sàng làm tất cả những gì con cần.
Tương tự như vậy, có người đã thắc mắc, cho rằng Nguyễn Trọng Tạo
không thực tế khi viết “ Bề lo sương táp bề phòng chim ăn” (trong bài Quả
ngọt cuối mùa) vì chim không ăn cam Trách như thế là chưa hiểu cách nói
của văn chương : Đó chỉ là mượn một hình ảnh để nói chân lý : để giữ lại quảcam cuối mùa vượt thời gian dành phần cho con cháu, người mẹ, người bà ởđây đã phải chống chọi với bao lực lượng thù địch Và còn một tầng nghĩa nữasâu xa hơn có thể gợi lên trong suy ngĩ của ai đó : nếu thời gian là liều thuốcthần kì nhất chữa lành bao vết thương đau thì thời gian chính là lực lượng tànphá hủ diệt ghê gớm nhất Mẹ già như trái chín cây, như quả cuối mùa, cầnphải chống chọi vượt thời gian để giữ được cái thảo thơm của mình dành chocon cháu mãi Nếu bắt bẻ chuyện chim có ăn cam không làm sao hiểu đượchình ảnh thơ vừa thực vừa tượng trưng :
Bà như quả chuối chín rồi
Càng thêm tuổi tác càng tươi lòng vàng.
Rồi cũng như vậy, có người phát biểu còn không nên chọn bài Cái
trống trường em của Thanh Hào (TV2 – CT 165 tuần và 2000) vì có chi tiết
sai thực tế ở câu thơ “Trống nằm ngẫm nghĩ” mà trống chỉ đứng chứ khôngnằm Nói như thế cũng chưa hiểu hết các tư thế treo trống, đặt trống hiện nayở trong trường học Nhưng điều đáng nói hơn ở đây là, nói thế là chưa bàntrúng chỗ có văn Trong câu thơ này, trống đứng, trống nằm đêù không quantrọng Điều quan trọng là trống “ngẫm nghĩ” – ở đây ám chỉ trống biết suy tư,trống buồn là vì “suốt ba tháng hè” các bạn học sinh nghỉ ở nhà không đi học.Thanh Hào nói chuyện với cái trống, nỗi buồn vui của cái trống để nói lòngyêu trường lớp, nói niềm vui lại được đến trường của các bạn học sinh.