Khảo sát chương trình SGK Tiếng Việt lớp

Một phần của tài liệu phát triển kĩ năng tiếp nhận ngôn bản cho học sinh Tiểu học (Trang 27 - 39)

2.1.1. Hệ thống các bài văn miêu tả trong chương trình Tiếng Việt lớp 5

- Trong chương trình Tiếng Việt lớp 5, mỗi tuần có 2 tiết tập đọc. Toàn bộ chương trình xoay quanh 10 chủ đề sau:

1) Việt Nam – Tổ quốc tôi 2) Cánh chim hòa bình

3) Con người với thiên nhiên 4) Giữ lấy màu xanh

5) Vì hạnh phúc con người 6) Người công dân

7) Vì cuộc sống hòa bình 8) Nhớ nguồn

9) Nam và nữ

10) Những chủ nhân tương lai của đất nước

- Những bài văn miêu tả trong chương trình tập đọc lớp 5 là:

STT TÊN BÀI CHỦ ĐIỂM TRANG

1 Quang cảnh làng mạc ngày mùa Việt Nam Tổ quốc em 10 2 Một chuyên gia máy xúc Cánh chim hòa bình 45 3 Kì diệu rừng xanh Con người với thiên nhiên 75 4 Đất Cà Mau Con người với thiên nhiên 89 5 Chuyện một khu vườn nhỏ Giữ lấy màu xanh 102 6 Mùa thảo quả Giữ lấy màu xanh 113

7 Phong cảnh đền Hùng Nhớ nguồn 68

8 Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân Nhớ nguồn 83

9 Tranh làng Hồ Nhớ nguồn 88

2.1.2. Các dạng bài tập luyện đọc hiểu

Kĩ năng đọc hiểu được hình thành qua việc thực hiện một hệ thống bài tập. Những bài tập này xác định đích của việc đọc, đồng thời cũng là những phương tiện để đạt được sự thông hiểu văn bản của học sinh.

Có nhiều các phân loại hệ thống bài tập:

- Phân loại theo các bước lên lớp, ta có bài tập kiểm tra bài cũ, bài tập luyện tập, bài tập củng cố, bài tập kiểm tra đánh giá.

- Phân loại theo hình thức thực hiện: bài tập trả lời miệng, bài tập trải lời viết (tự luận), bài tập thực hành đọc, bài tập trắc nghiệm khách quan.

- Phân loại theo mức độ tính độc lập của học sinh, tức là xét đặc điểm hoạt động của học sinh khi giải bài tập, nhất là xét tính độc lập làm việc, ta thấy có những bài tập chỉ yêu cầu học sinh tái hiện chi tiết, có bài tập yêu cầu học sinh giải thích, cắt nghĩa, có bài tập yêu cầu học sinh bàn luận, phát biểu ý kiến chủ quan, sự đánh giá của minh, đòi hỏi học sinh phải làm việc sáng tạo. Theo các chia này có thể gọi tên các bài tập: bài tập tái hiện, bài tập cắt nghĩa, bài tập phản hồi (sáng tạo).

- Phân loại theo đối tượng thực hiện bài tập: có bài tập cho cả lớp làm chung, có bài tập dành cho nhóm học sinh, có bài tập dành cho cá nhân, có bài tập cho học sinh đại trà, có bài tập cho học sinh yếu, có bài tập cho học sinh khá, giỏi.

Sau đây là các kiểu dạng bài tập dạy đọc hiểu xem xét từ góc độ nội dung:

Dựa vào mục đích, nội dung dạy học, các công việc cần làm để tổ chức quá trình đọc hiểu và cách thức hoạt động của học sinh khi giải bài tập, ta có thể phân loại các bài tập (bao gồm cả các câu hỏi) thành các kiểu dạng. Có thể kể ra một số kiểu dạng bài tập đọc hiểu như sau:

Nhóm bài tập này yêu cầu tính làm việc độc lập của học sinh chưa cao. Học sinh chỉ cần nhận diện, ghi nhớ, phát hiện ra các từ ngữ, câu, đoạn, hình ảnh, chi tiết của văn bản. Nhóm này có những kiểu bài tập sau:

a1. Bài tập yêu cầu học sinh xác định đề tài của bài Ví dụ:

- Dáng vẻ của A-lếch-xây có gì đặc biệt khiến anh Thủy chú ý? (Một chuyên gia máy xúc – TV5 tập 1)

- Bé Thu thích ra ban công để làm gì? (Chuyện một khu vườn nhỏ – TV5 tập 1)

a2. Bài tập yêu cầu học sinh phát hiện ra các từ ngữ, chi tiết, hình ảnh của bài.

Ví dụ:

- Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có những đặc điểm gì nổi bật? (Chuyện một khu vườn nhỏ – TV5 tập 1)

- Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh. (Mùa thảo quả – TV5 tập 1) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng. (Phong cảnh đền Hùng – TV5 tập 2)

a3. Bài tập yêu cầu học sinh phát hiện ra nhũng câu quan trọng của bài. Ví dụ:

Câu nào thể hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh làng Hồ? (Tranh làng Hồ – TV5 tập 2)

a.4. Bài tập yêu cầu học sinh phát hiện ra đoạn thường có dạng: bài này gồm mấy đoạn ? Mỗi đoạn tằ đâu đến đâu?

Ví dụ:

Bài văn trên gồm có mấy đoạn? (Đất Cà Mau – TV5 tập 1)

b. Nhóm bài tập là rõ nghĩa của ngôn ngữ văn bản

Đây chính là nhóm bài tập yêu cầu giải nghĩa từ, làm rõ nghĩa của từ, ngữ, câu, đoạn, bài, hình ảnh, chi tiết.

Những bài tập này yêu cầu học sinh phải có thao tác cắt nghĩa, biết khái quát hóa và suy ý để rút ra được các ý nghĩa của các đơn vị trong văn bản (hoặc trong tác phẩm).

b1. Bài tập yêu cầu giải nghĩa từ ngữ Ví dụ:

Hãy chọn một từ chỉ màu vàng trong bài và cho biết từ đó gợi cho em cảm giác gì ?

(Quang cảnh làng mạc ngày mùa – TV5 tập 1)

b2. Bài tập yêu cầu là rõ nghĩa, ý nghĩa của các câu, đoạn, chi tiết hình ảnh.

Ví dụ:

Em hiểu câu ca dao sau như thế nào? “Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.” (Phong cảnh đền Hùng – TV5 tập 2)

b3. Bài tập tìm đại ý, nội dung chính của bài Ví dụ

- Bài văn thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với quê hương ? (Quang cảnh làng mạc ngày mùa – TV5 tập 1)

c. Nhóm bài tập hồi đáp

Đây là nhóm bài tập đọc hiểu yêu cầu tính độc lập làm việc của học sinh cao nhất. Những bài tập này yêu cầu học sinh nêu nhận xét, đánh giá, bình giá của mình về nội dung, nghệ thuật của văn bản. Những bài tập hồi đáp cũng cho thấy văn bản được đọc đã tác động đến học sinh như thế nào, các em

học tập được gì từ nội dung và hình thức, nghệ thuật của văn bản. Những bài tập hồi đáp bao gồm:

c1. Nhóm bài tập bình giá về nội dung văn bản

Những bài tập này nhằm làm rõ đích của văn bản, hướng học sinh rút ra những bài học bổ ích sau khi đọc văn bản, biết liên hệ với bản thân minh f để có thái độ, hành động, tình cảm đúng đắn.

Ví dụ:

Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của người phụ nữ trong tà áo dài ? (Tà áo dài Việt Nam – TV5 tập 2)

c2. Nhóm bài tập yêu cầu làm rõ, bình giá về nghệ thuật của văn bản Đây là những bài tập yêu cầu học sinh chỉ ra cái hay của việc dùng từ, giá trị của từ ngữ, biện pháp tu từ, hình ảnh trong những bài thơ, bài văn miêu tả.

2.2. Những khó khăn mà giáo viên và học sinh thường gặp trong việc dạy đọc hiểu văn miêu tả lớp 5. dạy đọc hiểu văn miêu tả lớp 5.

Trong quá trình dạy bài đọc hiểu văn miêu tả cho học sinh, nhiều giáo viên tiểu học vì quá coi trọng việc luyện đọc thanh tiếng cho học sinh mà có thể lướt qua khâu đọc hiểu. Trong khi lượng thời gian chỉ có 35-40 phút/tiết, nếu không có sự phân chia hợp lí thì rất có thể dẫn đến tình trạng là học sinh sau khi được luyện đọc thành tiếng và chuyển sang đọc hiểu thì không còn nhiều thời gian. Giáo viên nêu câu hỏi rồi trả lời luôn (tiết kiệm thời gian). Như thế học sinh sẽ không độc lập suy nghĩ để tìm được ý nghĩa của bài.

Một khó khăn nữa là có nhiều giáo viên còn hạn chế về trình độ sư phạm, nhất là đối với những giáo viên vùng cao – họ chỉ học lớp cấp tốc rồi đi dạy luôn. vì thế phần nào kiến thức của họ bị hạn chế. Cho nên trong việc dạy đọc hiểu có khi họ lại không hiểu đúng ý của văn bản dẫn đến giảng sai cho

học sinh. Chẳng hạn: có giáo viên giải thích “Dòng sông quanh co là dòng sông quặt qua quặt lại”, “Nhấp nhô là giơ lên tụt xuống”... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với học sinh, những lỗi mà các em thường gặp phải là: vốn từ ngữ của các em còn thiếu nên các em gặp khó khăn trong việc giải nghĩa từ. Tâm lí các em học sinh thường thích đọc thành tiếng hơn là đọc hiểu, nhất là với những bài thơ. Một nguyên nhân khách quan nữa là hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa, có những câu hỏi không rõ nghĩa dẫn đến khó khăn cho việc học sinh tìm hiểu bài học.

III. NHỮNG ĐIỀU CHỈNH NHẰM GIÚP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 5 HIỂU VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 5

1. Lưu ý để điều chỉnh trên một số bài văn miêu tả lớp 5

Hướng dẫn học sinh luyện đọc hiểu qua một số bài văn miêu tả lớp 5.

Bài: Một chuyên gia máy xúc – TV5 tập 1

- Anh Thủy gặp anh A-lếch-xây ở đâu?

Anh Thủy gặp A-lếch-xây ở một công trường xây dựng

- Dáng vẻ của A-lếch-xây có gì đặc biệt khiến anh Thủy chú ý?

Nên sửa câu hỏi như sau: Em hãy tìm những từ ngữ miêu tả dáng vẻ của A-lếch-xây.

Các từ ngữ miêu tả dáng vẻ của A-lếch-xây là: Vóc người cao lớn; mái tóc vàng óng ửng lên như một mảng nắng; thân hình chắc và khỏe trong bộ áo xanh công nhân; khôn mặt to, chất phác.

Bài: Kì diệu rừng xanh – TV5 tập 1

- Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị?

Tác giả thấy vạt nấm rừng như một thành phố nấm; mỗi chiếc nấm như một lâu đài kiến trúc tân kì; bản thân mình như một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon với nhũng đền đài, miếu mạo, cung điện lúp xúp dưới chân.

- Những muông thú trong bài được miêu tả như thế nào?

Những con vượn bạc má ôm con gòn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp. Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo. Những con mang vàng đang an cỏ non, những chiếc chân vàng giẫm trên thảm lá vàng.

- Vì sao rừng khộp được gọi là “giang sơn vàng rợi”?

Rừng khộp được gọi là giang sơn vàng rợi vì có sự phối hợp của rất nhiều sắc vàng trong một không gian rộng lớn.

- Hãy nêu cảm nghĩ của em khi đọc đoạn văn trên.

Đoạn văn giúp em thấy yêu mến hơn những cánh rừng và mong muốn tất cả mọi người hãy bảo vệ vẻ đẹp tự nhiên của rừng.

Bài : Đất Cà Mau

- Mưa ở Cà Mau có gì khác thường?

Mưa ở Cà Mau là mưa dông: rất đột ngột, dữ dội nhưng chóng tạnh.

- Cây cối trên đất Cà Mau mọc ra sao?

Cây cối mọc thành chòm, thành rặng: rễ dài, cắm sâu vào lòng đất để chống chọi được với thời tiết khắc ghiệt.

- Người Cà Mau dựng nhà cửa như thế nào?

Nhà cửa dựng dọc những bờ kên, dưới những hàng đước xanh rì; từ nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước.

- Người dân Cà Mau có tính cách như thế nào?

Người Cà Mau thông minh, giàu nghị lực, thượng võ, thích kể và thích nghe những chuyện kì lạ về sức mạnh và trí thông minh của con người.

Bài: Chuyện một khu vườn nhỏ – TV 5 tập 1

Bé Thu thích ra ban công để được ngắm nhìn cây cối; nghe ông kể chuyện về từng loài cây trồng ở ban công. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có những đặc điểm gì nổi bật?

Cây quỳnh – lá dày, giữ được nước, cây hoa ti gôn thò những cái râu, theo gió ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu; cây hoa giấy – bị vòi ti gôn quấn nhiều vòng.

- Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết?

Vì Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà minh cũng là vườn. ...

Bài : Mùa thảo quả – TV5 tập 1

- Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào?

Câu hỏi này không cần thiết, vì ngay câu mở đâu của truyện, tác giả đã giới thiệu: Thảo quả trên rừng Đản Khao đã vào mùa. Nên đổi thành câu hỏi:

Em hãy tìm các từ ngữ miêu tả mùi hương của thảo quả khi vào mùa.

Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San. Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm. Người đi từ rùng thảo quả về, hương thơm đậm ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn.

Ở đay tác giả đã dùng các câu ngắn, lặp lại từ thơm để nhấn mạnh hương thơm của thảo quả, hương thơm quyến rũ và có sức lan tỏa trong không gian.

- Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh.

Qua một năm, hạt thảo quả đã thành cây, cao tới bụng người. Một năm sau nữa, mỗi thân lẻ đâm thêm hai nhánh mới. Thoáng cái, thảo quả đã thành từng khóm lan tỏa, vươn ngọn, xòe lá, lấn chiếm không gian.

Hoa thảo quả nảy dưới gốc cây.

Bài : Phong cảnh đền Hùng – TV5 tập 2

- Bài văn viết về cảnh vật gì, ở nơi nào?

Bài văn tả cảnh đền Hùng, cảnh thiên nhiên vùng núi Nghĩa Lĩnh, huyện Lâm Thảo, tỉnh Phú Thọ, nơi thờ các vua Hùng, tổ tiên chung của dân tộc Việt Nam.

- Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng.

Các vua Hùng là những người đầu tiên lập nước Văn Lang, đóng đô ở thành Phong Châu-Phú Thọ.

- Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng.

Có những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm rập rờn bay lượn; bên trái là đỉnh Ba Vì vòi vọi, bên phải là dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững, xa xa là núi Sóc Sơn, trước mặt là Ngã Ba Hạc, những cây đại, cây thông già, giếng Ngọc trong xanh,...

- Bài văn đã gợi cho em nhớ đến một số truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Hãy kể tên các truyền thuyết đó.

Truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh Truyền thuyết Thánh Gióng

Truyền thuyết về An Dương Vương

- Em hiểu câu ca dao sau như thế nào?

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.”

Câu ca dao nhắc nhở, khuyên răn mọi người: dù đi bất cứ nơi nào, làm bất cứ việc gì thì cũng không được quên ngày giỗ Tổ, không được quên cội nguồn dân tộc.

- Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ đâu?

Hội thổi cơm thi bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông Đáy ngày xưa.

- Tìm những chi tiết cho thấy thành viên của mỗi đội thổi cơm thi đều phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với nhau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong khi một thành viên của đội loi việc lấy lửa, những người khác – mỗi người một việc: người ngồi vót những thanh tre già thành những chiếc đũa bông, người giã thóc, người giần sàng thành gạo. Có lửa, ngừoi ta lấy nước, nấu cơm. vừa nấu cơm, các đội vừa đan xem uốn lượn trên sân đình trong sự cổ vũ của người xem.

- Tại sao việc giật giải trong cuộc thi là “niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối với dân làng?

Vì giải thưởng là kết quả của sự nỗ lực, sự khéo léo, nhanh nhẹn thông minh của cả tập thể.

Bài : Tranh làng Hồ – TV5 tập 2

- Hãy kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hằng ngày của làng quê Việt Nam.

Một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hằng ngày của làng quê Việt Nam là: Tranh vẽ lợn, gà, chuột, ếch, cây dừa, tranh tố nữ,...

- Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt?

Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ rất đặc biệt: Màu đen không pha

Một phần của tài liệu phát triển kĩ năng tiếp nhận ngôn bản cho học sinh Tiểu học (Trang 27 - 39)