1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích chiến lược marketing cho xuất khẩu ngành cà phê việt nam

24 2,7K 35
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 200,5 KB

Nội dung

Phân tích chiến lược marketing cho xuất khẩu ngành cà phê việt nam

Trang 1

.PHẦN MỞ ĐẦU

I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Đẩy mạnh xuất khẩu là chủ trương kinh tế lớn của Đảng và nhà nước ViệtNam Chủ trương này được khẳng định trong văn kiện đại hội đại biểu toàn quốclần thứ VIII và trong nghị quyết 01NQ/TW của Bộ chính trị với mục tiêu chuyểndịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa hướng về xuấtkhẩu Để thực hiện chủ trương của Đảng cùng với việc đẩy mạnh công nghiệphóa - hiện đại hóa đất nước và giúp Việt Nam bắt kịp với tiến trình toàn cầu hóavà hội nhập, chúng ta cần phải tăng cường mở rộng xuất khẩu Việt Nam hiện làmột nước nông nghiệp đã xuất khẩu nhiều mặt hàng có giá trị cao như gạo, hồtiêu, hạt điều… và một trong những mặt hàng đó thì không thể không kể đến mặthàng cà phê Cà phê cũng chiếm một vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế quốcdân Hiện nay, sản lượng cà phê của Việt Nam đang đứng thứ 2 trên thế giới chỉsau Brazil, do đó từ lâu xuất khẩu cà phê là một lợi thế của Việt Nam, hàng nămlượng ngoại tệ thu được từ việc xuất khẩu cà phê của Việt Nam chiếm một lượngthật đáng kể cho việc đóng góp vào ngân sách quốc gia Tuy nhiên, trong nhữngnăm gần đây khi Việt Nam gia nhập vào nhiều tổ chức thế giới thì nền kinh tếnước ta không phải là nền kinh tế đóng như lúc trước mà phải chịu sự biến độngchung của nền kinh tế thế giới Vì thế, nền kinh tế nước ta gặp không ít nhữngkhó khăn, một số thế mạnh của ta vẫn chưa triệt để Trong tình hình đó, nghiêncứu marketing để tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động xuất khẩu cà phêlà một đòi hỏi cấp thiết và đáng quan tâm nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc sản xuấtvà xuất khẩu cà phê của Việt Nam Vì vậy, tôi quyết định nghiên cứu đề tài

“phân tích chiến lược Marketing trong việc xuất khẩu ngành cà phê Việt

Nam từ năm 2007 – tháng 6/2010” để hiểu rõ hơn về tình hình sản xuất và xuất

khẩu cà phê của Việt Nam trong những năm qua như thế nào nhằm làm tài liệucho mình và cho cả những ai quan tâm Do thời gian có giới hạn nên tôi chỉnghiên cứu số liệu trong thời gian từ năm 2007- tháng 6 năm 2010.

Trang 2

II/ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1 Mục tiêu chung: phân tích chiến lược Marketing trong việc xuất khẩu

ngành cà phê Việt từ năm 2007- tháng 6/2010 Nhằm tìm hiểu về thực trạngxuất khẩu cà phê của Việt Nam trong thời gian qua như thế nào Từ đó phântích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ theo ma trận SWOT và đề ra cácchiến lược để khắc phục những mặt hạn chế sao cho việc xuất khẩu ngành càphê được hoàn thiện hơn.

III/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

3.1 phương pháp thu thập dữ liệu: đề tài sử dụng số liệu thứ cấp để phân

tích Số liệu này được lấy chủ yếu từ mạng Internet, sách báo và một số các báocáo khác.

3.2 Phương pháp phân tích dữ liệu:

- Sử dụng phương pháp tổng hợp, so sánh để biết được thực trạng xuất khẩu càphê của Việt Nam trong những năm qua có những chuyển biến như thế nào.- Từ những phương pháp trên sử dụng phương pháp diễn giải, suy luận để đề racác biện pháp trong việc xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tương lai đạt hiệuquả hơn.

IV/ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

- Đối tượng nghiên cứu: ngành cà phê Việt Nam - Thời gian nghiên cứu: từ năm 2007 – tháng 6/2010- Không gian nghiên cứu: Việt Nam

Trang 3

a) Định nghĩa của Philip Kotler: “Marketing là quá trình quản lý xã hộithông qua sự sáng tạo của cá nhân và tập thể thay đổi sự tiêu thụ Là tự do giaodịch trao đổi sản phẩm và các giá trị khác, để từ đó biết được nhu cầu xã hội”.

b) Định nghĩa của Hiệp hội Marketing Mỹ: “Marketing là quá trình hoạchđịnh và quản lý thực hiện việc định giá, chiêu thị và phân phối các ý tưởng, hànghóa, dịch vụ, nhằm mục đích tạo ra các giao dịch để thỏa mãn những mục tiêucủa cá nhân, của tổ chức và của xã hội”.

c) Định nghĩa theo quan niệm mới: “ Marketing là thiết lập, duy trì vàcủng cố các mối quan hệ với khách hàng và các đối tác có liên quan để làm thỏamãn mục tiêu của các thành viên này”.

1.1.2 Thế nào là Marketing-Mix:

Marketing hỗn hợp là sự phối hợp các hoạt động, sự bố trí, sắp xếp các thànhphần của Marketing một cách tối ưu nhất, sao cho phù hợp với điều kiện kinhdoanh thực tế nhằm tăng cường, củng cố vị trí của công ty trên thương trường cảtrong ngắn hạn và dài hạn.

1.1.3 Vai trò của Marketing-Mix trong kinh doanh

Nếu công ty biết cách phối hợp tốt các thành phần của Marketing sẽ mang lại lợiích rất lớn cho doanh nghiệp

- Giúp hạn chế rủi ro trong kinh doanh

- Tạo điều kiện kinh doanh thuận lợ, có nhiều cơ hội phát triển- Thu được lợi nhuận tối đa và ổn định

Trang 4

1.1.4 Các thành phần chính trong Marketing-Mix

Marketing hỗn hợp gồm 4 thành phần chủ đạo hay còn gọi là 4P gồm

- Product (P1): yếu tố này đặt câu hỏi sản xuất cái gì? Thế nào? Bao nhiêu? Từđó đưa ra chiến lược sản phẩm định vị, xây dựng thương hiệu

- Price (P2): đưa ra khung giá? Giá bán bao nhiêu? Từ đó đưa ra chiến lược giá- Place (P3): Bán ở đâu? Vào lúc nào? Ta đưa ra chiến lược phân phối

- Promotion (P4): Bán bằng cách nào? Từ đó ta sẽ đưa ra chiến lược chiêu thị saocho sản phẩm ta được tiêu thụ mạnh.

1.2 SƠ LƯỢC VỀ NGÀNH CÀ PHÊ VIỆT NAM

Việt Nam nằm trong vùng vành đai nhiệt đới của Bắc bán cầu, nơi có khí hậuphù hợp cho sự phát triển cây cà phê, cà phê Việt Nam mang một hương vị rấtđặc biệt Đặc biệt là ở phía gần đường xích đạo nóng và ẩm ướt nhiệt đới khí hậuphù hợp cho cây cà phê Brobusta, thu gom ở khu vực Tây Nguyên trong đó ĐắcLắc chiếm trên 50% tổng sản lượng quốc gia, Phía Bắc với mùa đông lạnh phùhợp cho cây cà phê Arabica Ngoài ra, cà phê ở Việt Nam còn được trồng ởTrung du Bắc Bộ, đồng bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên Hải miền Trungvà một số khu vực ở đồng bằng Sông Cửu Long.

Ở Việt Nam, sản phẩm cà phê đang là một ngành hàng nông sản quan trọngcủa nước ta, mặt hàng nông sản xuất khẩu có giá trị kinh tế lớn Trong nhữngnăm qua, xuất khẩu cà phê đã đưa về lượng ngoại tệ đáng kể cho nước nhà Càphê là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực đứng thứ hai thế giới sau gạo.

Hiện nay, cà phê chủ yếu của Việt Nam chủ yếu là cà phê vối với phươngpháp chế biến chủ yếu là bằng phương pháp khô nên chất lượng và giá trị khôngcao Ngành cà phê Việt Nam hiện nay có hiệp hội cà phê ca cao với tên viết tắt làVicofa với 78 thành viên trong đó tổng công ty cà phê Việt Nam là lớn nhất vàcũng như của ngành cà phê Việt Nam hiện nay

Trang 5

CHƯƠNG 2- THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAMTHEO QUAN ĐIỂM MARKETING-MIX TRONG GIAI ĐOẠN 2007-

Chênh lệch

2008/2007 Chênh lệch2009/2008

Chênh lệch6 tháng2010/ 6tháng 2009Tỷ lệ

Giá trị(1.000tấn)

Giá trị(1.000tấn)

Giá trị(1.000tấn)Sản

lượngXK(1.000

Trang 6

phê già cỗi của nước ta chiếm gần 20% khiến năng xuất giảm, bên cạnh đó dokhó khăn của nền kinh tế làm nông dân gặp nhiều khó khăn về vốn nên chăm sóccây cà phê kém hơn Ngoài ra nguyên nhân đặc biệt là do ảnh hưởng của thời tiếtthay đổi thất thường làm cho sản lượng cà phê cũng thay đổi theo Vì vậy, đây làvấn đề cần giải quyết trong đó chủ yếu là việc cải tạo về lượng cây già cỗi đểviệc xuất khẩu cà phê của ta vẫn giữ được vị trí là nước có trữ lượng cà phê xuấtkhẩu đứng thứ 2 trên thế giới Mặc khác mỗi năm nước ta sản xuất được khoảng1 triệu tấn cà phê nhưng lượng tiêu dùng trong nước chỉ ở khoảng 56.000 tấnchiếm chưa tới 6% trong tổng sản lượng làm ra Chưa tính chung trên cả thế giớitức ở khoảng 0,5kg/người/năm, chỉ tính riêng trong các nước sản xuất cà phê thìmức tiêu thụ nội địa của Việt Nam đứng thứ 19, nhiều nước tiêu thụ khoảng 3kg/người/năm và đặc biệt là Braxin dẫn đầu với mức 5,29 kg/người/năm Và mỗinăm, tiêu thụ cà phê nội địa của Braxin đạt tới khoảng 600.000 tấn, trên 50% sảnlượng cà phê của Việt Nam Nước ta là một nước đông dân nhưng nhu cầu tiêuthụ cà phê của Việt Nam như hiện nay thì chứng tỏ rằng các doanh nghiệp ViệtNam chưa khai thác hết các tiềm năng của thị trường Việt Nam Như vậy, để đẩymạnh tiêu thụ cà phê thì ngoài việc quan tâm đến xuất khẩu cũng phải chú ý, đầutư mạnh vào thị trường trong nước.

2.1.2 Kim ngạch xuất khẩu

BẢNG 2: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM TỪ NĂM THÁNG 6/2010

Chênh lệch

2008/2007 Chênh lệch2009/2008

Chênh lệch 6tháng 2010/ 6tháng 2009Tỷ lệ

Giátrị (tỷUSD)

Tỷ lệ(%)

Giá trị(tỷUSD)

Tỷ lệ(%)

Giá trị(tỷUSD)Kim

Nguồn: tổng hợp từ cục thống kê

Dựa vào bảng số liệu ta thấy rằng từ năm 2007 sang năm 2008 kim ngạchxuất khẩu cà phê của Việt Nam tăng từ 1,9 lên đến 2,1 tỷ USD, tức năm 2008 sovới năm 2007 tăng 10,5% hay về trị giá tăng 0,2 tỷ USD, nhưng sang năm 2009

Trang 7

kim ngạch đã giảm xuống chỉ còn 1,7 tỷ USD (tức giảm 19,0% hay giảm 0,4 tỷUSD) so với năm 2008 Tương tự kim ngạch 6 tháng đầu năm năm 2010 lại giảmso với cùng kì năm 2009, giảm một lượng tương đối cao (18,2%) Như vậy, kimngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong những năm qua có nhiều chuyểnbiến phức tạp, mặc dù sản lượng xuất khẩu năm 2008/2007 có giảm nhưng kimngạch lại tăng, trong khi đó sản lượng năm 2009/2008 đang trên đà tăng lên vềmặt sản lượng nhưng lại có kim ngạch xuất khẩu giảm và giảm một lượng khácao (tới 19%), còn 6 tháng năm 2010 giảm vì sản lượng xuất khẩu giảm nên kimngạch cũng giảm theo đó là điều bình thường Nguyên nhân của sự biến độngnày là vì vào năm 2008 mặc dù tình trạng kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng ViệtNam vẫn không bị ảnh hưởng nhiều do chưa hòa nhập hoàn toàn vào nền kinh tếthế giới nên Nhưng đến năm 2009 thì không những không tăng mà ngược lại cònbị giảm vì do cách làm thiếu khoa học, phân tán không chuyên nghiệp của khôngít nhà sản xuất và doanh nghiệp xuất khẩu từ đó làm cho cà phê không đạt chấtlượng, một nguyên nhân đặc biệt nữa là trong năm này do sự biến động của giácả, tháng 5-2009 giới đầu cơ nước ngoài tung tin, giá cả cà phê sẽ tăng đột biếnkhiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam đua nhau tích trữ, thậm chí có doanh nghiệpvay nóng tiền để mua cà phê Đến tháng 6-2009, các quỹ đầu cơ trên sàn giaodịch London ngừng mua để dìm giá xuống thấp và lại tung tin giá cà phê trongnhững tháng kế tiếp sẽ giảm mạnh khiến các doanh nghiệp nước ta bán tháo, bánđổ, chịu lỗ vài ba triệu đồng/tấn Một thực trạng nữa là có quá nhiều doanhnghiệp xuất khẩu bán hàng giao xa (nhà nhập khẩu ứng trước một tỷ lệ lớn tiềnhợp đồng cho nhà xuất khẩu, phần còn lại được tính toán khi giao hàng và chốtgiá dựa vào giá cà phê giao dịch trên thị trường kỳ hạn London), doanh nghiệpViệt Nam chấp nhận mua hàng hoá trong nước với giá cao, chờ cơ hội chốt giátrên thị trường London cao hơn để kiếm lời nhưng giá này bị dìm liên tục, đếnhạn giao hàng phải chấp nhận “mua đắt bán rẻ” hoặc thương thảo điều chỉnh lùikỳ hạn giao hàng và chịu mất phí với mức vài chục USD/tấn, tuỳ theo thời gianđiều chỉnh Ngoài ra, điểm yếu của các doanh nghiệp Việt Nam là không dự báođược sự lên xuống của thị trường, đồng thời không đánh giá được tình hình cung,cầu thực tế trên thế giới làm cho tình trạng doanh nghiệp Việt Nam đua nhauxuất khẩu đầu vụ vì sợ để lâu sẽ bán không được Đây là nguyên nhân khiến giá

Trang 8

bị dìm xuống thấp Vì vậy, nhà nước và các doanh nghiệp Việt Nam cần đưa ranhững chính sách hợp lý để nâng cao mức kim ngạch xuất khẩu, không chỉ tạo ramức tăng nhẹ mà phải tăng thật mạnh, thật nhiều cho xứng danh với vị thế của càphê Việt Nam

2.2 PHÂN TÍCH 4P TRONG MARKETING-MIX VỀ THỰC TRẠNGXUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA

2.2.1 SẢN PHẨM

2.2.1.1 Các chủng loại cà phê được sản xuất và xuất khẩu ở Việt Nam Hiện nay ở Việt Nam có 3 loại cà phê chủ yếu là Robusta, cà phê Arabicavà cà phê Cheri.

 Cà phê Robusta (cà phê vối): loại cây trồng này rất thích hợp với khí hậu,thổ nhưỡng ở vùng Tây Nguyên - Việt Nam nhất là vùng đất bazan, ĐắcLắc Cà phê Robusta có mùi thơm nồng, không chua, độ cafein cao

 Cà phê Arabica (cà phê chè): loại này có hai loại đang được trồng ở ViệtNam là:

+ Moka: có mùi thơm quyến rũ, ngào ngạt, vị nhẹ, nhưng sản lượngrất thấp, giá trong nước không cao vì không xuất khẩu được, trong khi giáxuất lại rất cao gấp 2-3 lần cà phê Robusta vì trồng không đủ chi phí nênngười nông dân ít trồng loại cà phê này.

+ Catimor: mùi thơm nồng nàn, hơi có vị chua, giá xuất gấp hai lầncà phê Robusta Nhưng nó không thích hợp với khí hậu vùng đất tâyNguyên vì trái chín trong mùa mưa và không tập trung nên chi phí rất cao.Hiện nay ở Quảng Trị đang trồng thì nghiệm, đại trà loại cây này và có triểnvọng rất tốt.

chịu hạn tốt, công chăm sóc đơn giản, chi phí rất thấp Nhưng thị trườngxuất khẩu không chuộng kể cả trong nước nên ít người trồng loại này Mặc dù có ba loại cà phê nhưng cà phê chè là cà phê có giá trị kinh tế nhấttrong số các loài cây cà phê Cà phê chè chiếm 61% các sản phẩm cà phê trêntoàn thế giới, trên thị trường cà phê chè được đánh giá rất cao Cà phê vối là câyquan trọng thứ hai trong các loại cà phê sau cà phê chè (khoảng 39% các sảnphẩm cà phê được sản xuất từ loại cà phê này) Nước xuất khẩu cà phê vối lớn

Trang 9

nhất thế giới là Việt Nam, các nước xuất khẩu quan trọng khác gồm: Côted’Ivoire, Uganda, Braxin và Ấn Độ Mặc dù cà phê chè có giá trị kinh tế nhấttrong các loại cà phê nhưng nó không được sản xuất nhiều ở Việt Nam do độ caoở Việt Nam không phù hợp để phát triển, loài cây này lại có nhiều sâu bệnh hạinên không kinh tế bằng trồng cà phê vối đối với Việt Nam Hiện nay, gần 90%diện tích cà phê ở Việt Nam được trồng cà phê vối, 10% trồng cà phê chè vàkhoảng 1% còn lại được trồng cà phê mít.

Ngoài ba loại cà phê trên thì hiện nay Việt Nam còn sản xuất và xuất khẩu mộtloại cà phê có giá trị cao đó là “cà phê Chồn” Sản phẩm này chủ yếu dành chongười có thu nhập cao và đặc biệt chủ yếu tập trung cho thị trường xuất khẩu Càphê chồn được tạo ra thông qua con chồn, cứ vào vụ cà phê chồn hương chọn ănnhững quả chín mọng, không bị sâu Enzym tiêu hoá trong dạ dày con chồntương tác với vỏ cà phê làm thay đổi thành phần và hương vị hạt cà phê thải ratheo đường tiêu hoá của chồn Loại cà phê này có hương vị hấp dẫn, quyến rũđặc biệt đến vị giác của người thưởng thức Cà phê này có giá trị cao vì ngoài cóhương vị độc đáo nó còn được chế biến hoàn toàn từ công nghệ thủ công.

2.2.1.2 Chất lượng xuất khẩu của cà phê trong thời gian qua

Việt Nam hiện là nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn thứ 2 trên thế giới sauBrazil, và cà phê là một trong 5 mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu có giá trị cao.Tuy nhiên, chất lượng cà phê xuất khẩu chưa đồng đều, đặc biệt hàng năm sốlượng cà phê xuất khẩu bị thải chiếm tỉ lệ cao nhất thế giới Chất lượng cà phê làtổng hợp của các yếu tố: chủng loại thực vật, điều kiện địa hình, khí hậu - thờitiết, cách chăm sóc, thu hái, bảo quản, chuẩn bị xuất khẩu và vận chuyển Trongđó, các khâu canh tác, thu hái, bảo quản, chuẩn bị xuất khẩu và vận chuyển làcon người có thể tác động, can thiệp, thay đổi Mặc dù, nước ta đã đưa ra tiêu

chất lượng cà phê hiện nay của thế giới và được Tổ chức Cà phê thế giới (ICO)xem như một tiêu chuẩn chung để kiểm định chất lượng cà phê đang giao dịchtrên thị trường thế giới, nhưng trên thực tế thì chúng ta chỉ tập trung kiểm tra vềtỷ lệ phần trăm hạt đen, vỡ, và do áp dụng tự nguyện nên có rất ít doanh nghiệpáp dụng Do đó người ta không thể tính số hạt mốc, hạt chưa chín và có tạp chấtlẫn trong cà phê Xuất hiện tình trạng cà phê chưa chín nhưng vẫn được thu

Trang 10

hoạch của người dân vì mỗi vụ sẽ có những đợt thu hoạch khác nhau nên nếu đểlâu người dân sợ bị bẻ trộm và tốn công chăm sóc, gìn giữ và giá cà phê cũngcùng mức nên họ cứ thu hoạch một lượng quả chưa chín mà trộn chung với càphê chín làm cho chất lượng trong mỗi lô cà phê không tốt, còn vấn đề có lẫn tạpchất vì khi bẻ cà phê vào người dân chỉ phơi cà phê ở sân đất nên mới có nhiềutạp chất dính vào Về yếu tố thời tiết và điều kiện bảo quản thì tương đối tốt vìcây cà phê khá phù hợp với thời tiết của nước ta, còn khâu bảo quản cũng tươngđối ổn vì khi người dân thu hoạch các doanh nghiệp sẽ thu mua về và có nơi bảoquản an toàn.

2.2.2 GIÁ CẢ

2.1.2.1 Giá xuất khẩu cà phê Việt Nam trong những năm qua

BẢNG 3: GIÁ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ TỪ NĂM 2007-THÁNG 6/2010

Chênh lệch2008/2007

Chênh lệch2009/2008

Chênh lệch 6tháng 2010/ 6tháng 2009Tỷ lệ

Giá trị (USD/tấn)

Tỷ lệ(%)

Giá trị(USD/tấn)

Tỷ lệ(%)

Giá trị(USD/tấn)Giá

XK(USD

Trang 11

cao trong tương lai, vượt quá khả năng tiêu thụ của thị trường hàng hóa này, dẫntới dư thừa một lượng khá lớn.

2.1.2.2 Chiến lược giá của ngành cà phê Việt Nam

Trong những năm qua mặc dù sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam đượcđánh giá là đứng thứ 2 trên thế giới Nhưng chủ yếu ta chỉ chú trọng về sảnlượng, còn về phần chất lượng thì chưa được chú trọng lắm Còn về chiến lượcgiá thì ta áp dụng chiến lược “thâm nhập giá” tức bán với mức giá thấp hơn sovới các đối thủ, nếu nhìn tổng quan về giá cà phê của Việt Nam thì Việt Nam lànước định giá thấp hơn rất nhiều so với các nước khác, không chỉ riêng mặt hàngcà phê mà Việt Nam hầu như áp dụng chiến lược định giá thấp ở hầu hết các mặthàng như: trái cây, gạo, cá Đây thật sự là một vấn đề không cần vì hiện nay khiđời sống của người dân (không chỉ ngoài nước mà hầu như nước nào cũng vậy)tăng lên thì vấn đề họ quan tâm chính không còn là giá cả mà là chất lượng ViệtNam là nước hàng năm có nhiều lượng cà phê để xuất khẩu nhưng lại áp dụngchính sách định giá này Điều này không những sẽ tạo ảnh hưởng không tốt vớihình ảnh thương hiệu cà phê của nước ta mà hàng năm còn làm mất đi một lượngkim ngạch đáng kể vì thế, nhà nước ta đặc biệt là hiệp Hội cà phê - ca cao ViệtNam cần có những chính sách đúng đắn trong việc xuất khẩu các mặt hàng chủlực của ta, nâng cao quảng bá, khẳng định thương hiệu của ta sao cho khôngnhững cao về sản lượng mà còn cao về kim ngạch và hình ảnh.

2.2.3 PHÂN PHỐI

2.1.3.1 Các thị trường lớn nhập khẩu cà phê Việt Nam trong thời gian quaViệc gia nhập nhiều tổ chức thế giới đã làm tăng uy tín và vị thế kinh tế củaViệt Nam trên trường quốc tế Thế giới biết đến Việt Nam như là một nơi an toàntrong khu vực với nền kinh tế mở và nỗ lực cải cách mạnh mẽ để hội nhập kinhtế quốc tế Việc Việt Nam được bầu là thành viên không chính thức của Hội đồngBảo an Liên hiệp Quốc là thắng lợi kép trong lĩnh vực ngoại giao và kinh tế.

Một hệ thống pháp luật mới ra đời với việc sửa đổi, hợp nhất các luật và xâydựng mới 30 luật và pháp lệnh phù hợp các hiệp định và quy định của WTO, sửađổi hàng trăm luật khác phục vụ cải cách nền hành chính và đổi mới nền kinh tế.Như vậy, chúng ta đã có một hệ thống chuẩn mực cao hơn, phù hợp với thế giớihơn để nền kinh tế Việt Nam đi vào thế kỷ 21, thế kỷ của hợp tác kinh tế và hội

Trang 12

nhập Môi trường kinh doanh của Việt Nam minh bạch hơn, ổn định về pháp luậthơn, hấp dẫn hơn đã trở thành điểm đến của các nhà đầu tư lớn Vì vậy, các thịtrường xuất khẩu cà phê của Việt Nam ngày càng đông, không chỉ có mặt hàngcà phê mà nhiều loại mặt hàng khác như quần áo, chè, hạt tiêu… cũng được xuấtkhẩu nhiều nước trên thế giới Mặc dù cà phê của Việt Nam được xuất khẩu sangnhiều quốc gia nhưng tập trung chủ yếu vào một số thị trường trọng điểm, chủyếu là thị trường EU, ASEAN và Hoa Kỳ tiếp sau đó là Nhật Bản, Úc và TrungQuốc.

BIỂU ĐỒ 1: CÁC THỊ TRƯỜNG CHỦ LỰC TRONG VIỆC NHẬP KHẨU CÀPHÊ CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 2007-2009

NHẬT BẢNÚC

TRUNG QUỐC

Nguồn: tổng hợp từ cục thống kê

Dựa vào biểu đồ ta thấy rằng nhìn chung qua ba năm từ năm 2007-2009 thìEU vẫn là quốc gia nhập khẩu cà phê của Việt Nam nhiều nhất và rất cao so vớinhững nước nhập khẩu lớn lượng cà phê của Việt Nam, tiếp theo đó là Mỹ,Asean, Nhật Bản, Trung Quốc và sau cùng là Úc Điển hình như năm 2007 sảnlượng nhập khẩu cà phê của khối EU là 559.000 tấn, trong khi những nước khácnhư Mỹ 145.000 tấn, ASEAN 94.000 tấn, Nhật Bản 46.000 tấn, Trung Quốc16.000 tấn và Úc là 12.000 tấn Nguyên nhân của sự nhập khẩu ở thị trường EUkhá cao là vì trong thị trường này lại có nhiều thị trường lớn (đặc biệt là Đức

Ngày đăng: 02/11/2012, 16:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w