1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Ngọc Toản, trong kinh doanh ga hoá lỏng

48 597 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 281,5 KB

Nội dung

Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Ngọc Toản, trong kinh doanh ga hoá lỏng

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Nền kinh tế nước ta đang ở giai đoạn đầu của nền kinh tế thị trường có sự quảnlý của Nhà nước Việc chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang nềnkinh tế hoạt động theo sự vận hành của cơ chế thị trường đã mở ra một thời kỳ mớiđầy những cơ hội phát triển cũng như là những thách thức lớn lao cho các thành phầnkinh tế, các doanh nghiệp ở Việt Nam.

Vận động theo cơ chế thị trường có nghĩa là hoạt động của doanh nghiệp phảigắn liền với thị trường, tuân thủ theo các quy luật kinh tế trong đó quy luật cạnhtranh Mỗi một doanh nghiệp phải biết thích nghi với thị trường, cạnh tranh gay gắtvới nhau để tồn tại và phát triển.Trong những cuộc cạnh tranh này, doanh nghiệp nàobiết thích nghi với thị trưòng, tận dụng mọi cơ hội, phát huy được khả năng của mìnhsẽ giành được thắng lợi Ngược lại, những doanh nghiệp yếu thế, không thích nghiđược sẽ bị đào thải khỏi thị trường.

Bắt đầu từ ý tưởng này, sau một thời gian tìm hiểu và thực tập tại Công ty

TNHH Thương mại và Dịch vụ Ngọc Toản, em đã quyết định chọn đề tài ''Giảipháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh Gaz và Bếp gaở Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Ngọc Toản" là đề tài nghiên cứu của

Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Ngọc Toản là một doanh nghiệp tưnhân chuyên kinh doanh các sản phẩm gaz và bếp ga Qua gần 5 năm hoạtđộng và phát triển, công ty đã tìm cho mình một vị trí khá ổn định trên thịtrường gaz và bếp ga Tuy nhiên, hiện nay công ty đang phải đương đầu vớisự cạnh tranh mạnh mẽ từ nhiều phía trên thị trường gaz và bếp ga tại QuảngNinh nói chung và Hạ long nói riêng với sự tham gia của các hãng ga nhưShell, Đại Hải Petrol, BP, Thăng long gaz, Petro Việt nam Trong đó có sựcạnh tranh rất quyết liệt đối với sản phẩm ga hoá lỏng, một sản phẩm có lợinhuận cao và nhiều tiềm năng Làm cho hoạt động kinh doanh Ga gặp nhiềukhó khăn và quyết liệt Để tiếp tục phát triển và mở rộng thị trường ga, côngty cần phải nghiên cứu tìm ra những biện pháp phù hợp để nâng cao khả năngcạnh tranh của mình Có nâng cao khả năng cạnh tranh, công ty mới có thểchiến thắng được các đối thủ cạnh tranh, đứng vững trên thị trường cạnh tranhkhốc liệt này.

Để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, Công ty TNHH Thươngmại và Dịch vụ Ngọc Toản có thể sử dụng nhiều giải pháp khác nhau Trong phạmvi bài viết này, tôi xin được trình bày một số giải pháp chủ yếu nâng cao khả năngcạnh tranh cho sản phẩm ga Qua một số ý kiến đóng góp tôi hy vọng có thể nângcao được sức cạnh tranh trong kinh doanh sản phẩm ga và qua đó giúp được phần

Trang 2

nào cho việc tăng sức cạnh tranh trong kinh doanh ga hoá lỏng của công ty Vì thờigian và khả năng có hạn, luận văn không tránh khỏi những sai sót nhất định.Kính mong sự đóng góp của thầy hướng dẫn, các thầy cô và bạn bè để cho nộidung luận văn được hoàn thiện hơn.

Trang 3

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANHVÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH

CỦA DOANH NGHIỆP

-==&==-I Cạnh tranh - Đặc trưng cơ bản của kinh tế thị trường.

1.Khái niệm và đặc điểm của cạnh tranh.

Bất kỳ một doanh nghiệp nào tham gia hoạt động sản xuất kinh doanhmột loại hàng hoá nào đó trên thị trường đều phải chấp nhận cạnh tranh Đâylà một điều tất yếu và là đặc trưng cơ bản nhất của cơ chế thị trường

Canh tranh phát triển cùng với sự phát triển của nền sản xuất hànghoá tư bản chủ nghĩa Khái niệm cạnh tranh được nhiều tác giả trình bàydưới nhiều góc độ khác nhau trong các giai đoạn phát triển khác nhau củanền kinh tế xã hội.

Theo Marx “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữacác nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất vàtiêu thụ hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch”.

Còn theo cuốn từ điển kinh doanh (xuất bản 1992 ở Anh ), cạnhtranh trong cơ chế thị trường được định nghĩa là “sự ganh đua, sự kình địnhgiữa các nhà kinh doanh nhằm tranh giành tài nguyên sản xuất cùng mộtloại về phía mình”

Như vậy, hiểu theo một nghĩa chung nhất, cạnh tranh là sự ganh đuagiữa các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế trong việc giành giật thị trườngvà khách hàng và các điều kiện thuân lợi trong các hoạt động sản xuất kinhdoanh.Thực chất của cạnh tranh là sự tranh giành về lợi ích kinh tế giũa cácchủ thể tham gia thị trường.

Cạnh tranh là một điều tất yếu khách quan của nền kinh tế thị trường.Các doanh nghiệp bắt buộc phải chấp nhận cạnh tranh, ganh đua với nhau,phải luôn không ngừng tiến bộ để giành được ưu thế tương đối so với đốithủ Nếu như lợi nhuận là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp tiến hànhcác hoạt động sản xuất kinh doanh thì cạnh tranh bắt buộc họ phải tiếnhành các hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả cao nhấtnhằm thu được lợi nhuận tối đa Kết quả cạnh tranh sẽ loại bỏ được cadoanh nghiệp yếu kém và giúp phát triển các doanh nghiệp làm ăn có hiệuquả Ở Việt Nam, cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế, cạnh tranh được thừanhận là một quy luật kinh tế khách quan và được coi như là một nguyêntắc cơ bản trong tổ chức điều hành kinh doanh trong từng doanh nghiệp.

Trang 4

2) Các loại hình cạnh tranh.

2.1 - Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường

Theo tiêu thức này, người ta chia cạnh tranh thành ba loại:

- Cạnh tranh giữa người bán và người mua - Cạnh tranh giữa người mua và người mua - Cạnh tranh giữa người bán và người bán.

 Cạnh tranh giữa người bán và người mua có thể hiểu theo nghĩa đơngiản nhất là một sự mặc cả theo luật ' mua rẻ -bán đắt ' Cả hai bên đều muốnđược tối đa hoá lợi ích của mình

 Cạnh tranh giữa người mua và người mua xảy ra khi mà trên thị trườngmức cung nhỏ hơn cầu của một loại hàng hoá hoặc dịch vụ Lúc này hàng hoátrên thị trường khan hiếm , người mua sẵn sàng mua hàng với một mức giácao Mức độ cạnh tranh giữa những người mua trở nên gay gắt hơn

 Loại cạnh tranh thứ ba là cuộc cạnh tranh giữa những người bán vớinhau Đây là một cuộc cạnh tranh gay go và quyết liệt nhất và phổ biến trongnền kinh tế thị trường hiên nay Các doanh nghiệp phải luôn ganh đua, loại trừlẫn nhau để giành cho mình những ưu thế về thị trường và khách hàng nhằmmục tiêu tồn tại và phát triển.

Cuộc ganh đua này diễn ra ở các góc độ: - Giá cả

- Chất lượng

- Hình thức , nghệ thuật tổ chức bán hàng - Thời gian.

-

Kết quả của cuộc cạnh tranh này là kẻ mạnh (cả về khả năng vật chấtvà trình độ chuyên môn )sẽ là người chiến thắng còn những doanh nghiệp nàokhông có đủ tiềm lực sẽ bị thua cuộc và bị đào thải khỏi thị trường

Trang 5

Cạnh tranh hoàn hảo xẩy ra khi trên thị trường có rất nhiều người bánvà không có người nào có ưu thế về số lượng cung ứng đủ lớn để ảnh hưởngtới giá cả trên thị trường Cac sản phẩm bán ra rất ít có sự khác biệt về quycách, phẩm chất, mẫu mã Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo các doanhnghiệp bán sản phẩm và dịch vụ của mình ở mức giá do thị trường xác địnhdựa trên quy luật cung cầu

Cạnh tranh không hoàn hảo

Cạnh tranh không hoàn hảo là cạnh tranh trên thị trường mà phần lớn các sảnphẩm không đồng nhất với nhau Một loại sản phẩm có thể có nhiều nhãn hiệu khácnhau nhằm phân biệt các nhà sản xuất hay cung ứng, mặc dù sự khác biệt giữa cácsản phẩm có thể không lớn

Cạnh tranh độc quyền

Cạnh tranh độc quyền là hình thức cạnh tranh mà trên thị trường có mộtsố người bán một số sản phẩm thuần nhất Họ có thể kiểm soát gần như toànbộ số lượng sản phẩm và dịch vụ bán ra trên thị trường Thị trường cạnh tranhđộc quyền không có sự cạnh tranh về giá, người bán có thể bắt buộc ngườimua chấp nhận giá sản phẩm do họ định ra Họ có thể định giá cao hơn hoặcthấp hơn giá của thị trường tuỳ thuộc vào đặc điểm tác dụng của từng loại sảnphẩm, uy tín người cung ứng…nhưng mục tiêu cuối cùng là đạt được mụctiêu đề ra thường là lợi nhuận Những doanh nghiệp nhỏ tham gia vào thịtrường này phải chấp nhận bán theo giá của các nhà độc quyền.

3) Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường

Trong nền kinh tế kế hoach hoá khái niệm cạnh tranh hầu như khôngtồn tại, song từ khi nền kinh tế nước ta chuyển đổi, vận động theo cơ chế thịtrường thị cũng là lúc cạnh tranh và quy luật cạnh tranh được thừa nhận, vaitrò của cạnh tranh ngày càng được thể hiện rõ nét hơn:

3.1- Đối với một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ :

Cạnh tranh là một điều bất khả kháng trong nền kinh tế thị trường Cácdoanh nghiệp, các nhà kinh doanh dịch vụ khi tham gia thị trường buộc phảichấp nhận sự cạnh tranh Cạnh tranh có thể coi là cuộc chạy đua khốc liệt màcác doanh nghiệp không thể lẩn tránh và phải tìm mọi cách để vươn lên,chiếm ưu thế

Như vậy cạnh tranh buộc các nhà dich vụ phải luôn tìm cách nâng caochất lượng dịch vụ, đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu của khách hàng, củathị trường Canh tranh gây nên sức ép đối với các doanh nghiệp qua đó làmcho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn

3.2 - Đối với người tiêu dùng

Trang 6

Nhờ có cạnh tranh, người tiêu dùng nhận được các dich vụ ngày càngđa dạng, phong phú hơn Chất lượng của dịch vụ được nâng cao trong khi đóchi phí bỏ ra ngày càng thấp hơn Cạnh tranh cũng làm quyền lợi của ngườitiêu dùng được tôn trọng và quan tâm tới nhiều hơn

3.3 - Đối với nền kinh tế - xã hội.

Đối với toàn bộ nền kinh tế xã hội cạnh tranh có vai trò rất lớn

+ Cạnh tranh là động lực phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng dịch vụxã hội.

+ Cạnh tranh tạo ra sự đổi mới, mang lại sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn,giúp xoá bỏ các độc quyền bất hợp lý, bất bình đẳng trong kinh doanh.

+ Cạnh tranh giúp tăng tính chủ động sáng tạo của các doanh nghiệp, tạora được các doanh nghiệp mạnh hơn, một đội ngũ những người làm kinhdoanh giỏi, chân chính.

+ Cạnh tranh còn là động lực phát triển cơ bản nhằm kết hợp một cáchhợp lí giữa các loại lợi ích của các doanh nghiệp, người tiêu dùng và xã hội.

Tuy nhiên, cạnh tranh không chỉ toàn là những ưu điểm, mà nó còn cócả những khuyêt tật cố hữu mang đặc trưng của cơ chế thị trường Cơ chế thịtrường bắt buộc các doanh nghiệp phải thực sự tham gia vào cạnh tranh để tồntại và phát triển Chính điều này đòi hỏi cần phải có sự quản lý của nhà nước,đảm bảo cho các doanh nghiệp có thể tự do cạnh tranh một cách lành mạnh cóhiệu quả.

II Nội dung và các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranhcủa doanh nghiệp.

1.Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là gì ?

Hiện nay, một doanh nghiệp muốn có một vị trí vững chắc trên thịtrưòng và ngày càng được mở rộng thì cần phải có một tiềm lực đủ mạnh đểcó thể cạnh tranh trên thị trường Cái đó chính là khả năng cạnh tranh của mộtdoanh nghiệp Khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp là khả năng, nănglực mà doanh nghiệp có thể tự duy trì vị trí của nó một cách lâu dài trên thịtrường cạnh tranh, đảm bảo thực hiện một mức lợi nhuận ít nhất là bằng tỉ lệđòi hỏi cho việc thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp

Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp được thể hiện qua một số chỉtiêu sau :

 Thị phần thị trường của doanh nghiệp / Toàn bộ thị phần thị trườngChỉ tiêu này thường để dánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.Khi xem xét chỉ tiêu này người ta thường nghiên cứu các loại thị phần sau:

Trang 7

+ Thị phần của công ty so với toàn bộ thị trường Đó là tỷ lệ % giữadoanh số của doanh nghiệp so với doanh số của toàn bộ các doanh nghiệpkhác

+ Thị phần của công ty so với phân khúc mà nó phục vụ Là tỷ lệ % giữadoanh số của công ty so với doanh số của toàn phân khúc.

+ Thị phần tương đối là tỷ lệ % giữa doanh số của công ty so với doanhnghiệp đứng đầu.

Thông qua sự biến động của các chỉ tiêu này mà doanh nghiệp biếtmình đang ở đâu trong các doanh nghiệp cùng ngành, thị trường của mìnhnhiều hay ít, su hướng về phát triển thị trường của doanh nghiệp mình diễn ranhư thế nào Từ đó doanh nghiệp sẽ có cái nhìn chính xác và đặt ra các mụctiêu cũng như chiến lược phù hợp.

Ưu điểm: Đơn giản dễ tính.

Nhược điểm: Độ chính sác không cao, khó thu thập được doanh sốchính xác của các doanh nghiệp.

 Tỷ suất lợi nhuận

Chỉ tiêu này được tính = lợi nhuận / giá bán

Đây là chỉ tiêu tổng hợp, nó không chỉ phản ánh tiềm năng cạnh tranhmà còn thể hiện tính hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Nếu chỉ tiêu này thấp chứng tỏ doanh doanh nghiệp gặp phải sự cạnhtranh gay gắt trên thị trường nhưng một phần nào cũng chứng tỏ doanh nghiệpcũng có khả năng cạnh tranh không kém gì các đối thủ của nó Ngược lại nếuchỉ tiêu này cao nghĩa là đang kinh doanh đang rất thuận lợi.

 Chi phí marketing / Tổng doanh thu

Thông qua chỉ tiêu này mà doanh nghiệp thấy được hiệu quả hoạt độngcủa mình trong lĩnh vực marketing đồng thời có các quyết định chính xác hơncho hoạt động này trong tương lai.

2) Các yếu tố quyết định tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

2.1 - Yếu tố giá cả.

Giá của một sản phẩm trên thị trường được hình thành thông qua quanhệ cung cầu Người bán và người mua thoả thuận mặc cả với nhau để đi tớimức giá cuối cùng đảm bảo hai bên đều có lợi Giá cả đóng vai trò quan trọngtrong quyết định mua hay không mua của khách hàng Trong nền kinh tế thịtrường, có sự cạnh tranh của các doanh nghiệp, ''khách hàng là thượng đế '' họcó quyền lựa chọn những gì mà họ mà họ cho là tốt nhất, và cùng một loại sản

Trang 8

phẩm với chất lượng tương đương nhau, chắc chắn họ sẽ lựa chọn mức giábán thấp hơn, khi đó sản lượng tiêu thụ của doanh nghiệp sẽ tăng lên.

Để chiếm lĩnh được ưu thế trong cạnh tranh, doanh nghiệp cần phải cósự lựa chọn các chính sách giá thích hợp cho từng loại sản phẩm, từng giaiđoạn hay tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng vùng thị trường.

2.2 - Chất lượng dịchvụ.

Nếu như trước kia, giá cả được coi là yếu tố quan trọng nhất trong cạnhtranh thì ngày nay nó đã phải nhường chỗ cho chỉ tiêu chất lượng dịch vụ vàsản phẩm nhất là khi đời sống ngày càng được nâng cao Trên thực tế, cạnhtranh bằng giá là ''biện pháp nghèo nàn'' nhất vì nó làm giảm lợi nhuận thuđược, mà ngược lại, cùng một loại sản phẩm, chất lượng sản phẩm và dịch vụnào tốt đáp ứng được yêu cầu thì người tiêu dùng cũng sẵn sàng mua với mộtmức giá có cao hơn một chút cũng không sao, nhất là trong thời đại ngày naykhi mà khoa học kỹ thuật đang trong giai đoạn phát triển mạnh, đời sống củanhân dân được nâng cao rất nhiều so với trước thì chất lượng sản phẩm vàdịch vụ phải đua lên hàng đầu.

Chất lượng chất lượng sản phẩm và dịch vụ là một vấn đề sống còn đốivới một doanh nghiệp đặc biệt là đối với các doanh nghiệp tư nhân khi mà họđang phải đương đầu với các đối với các đối thủ cạnh tranh khác Một khichất lượng chất lượng sản phẩm và dịch vụ không được đảm bảo thì cũng cónghĩa là doanh nghiệp sẽ bị mất khách hàng, mất thị trường, nhanh chóng đitới chỗ suy yếu và bị phá sản.

Hoạt động tiêu thụ sản phẩm được tổ chức tốt sẽ làm tăng sản lượngbán hàng từ đó sẽ tăng doanh thu, tăng lợi nhuận dẫn tới tốc độ thu hồi vốnnhanh, kích thích sản xuất phát triển Công tác tổ chức tiêu thụ tốt cũng là mộttrong những yếu tố làm tăng uy tín của doanh nghiệp trên thị trường, giúp chodoanh nghiệp tìm ra được nhiều bạn hàng mới, mở rộng thị trường nâng caokhả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Trang 9

2.4 - Các hoạt động chiêu thị

+ Ngày nay, các hoạt động chiêu thị rất được chú ý trong các doanhnghiệp Hoạt động chiêu thị là tổng hợp các chương trình quảng cáo, khuyếnmãi … xác định cả về chi phí, cách thức thực hiện, phương tiện thực hiện,nhân sự, thời gian, đối tượng doanh nghiệp hướng tới… Hoạt động chiêu thịnhằm khích thích người tiêu dùng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, gópphần giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, làm cho người tiêu dùng hiểu rõhơn về sản phẩm…

2.5 - Phương thức thanh toán

Là một yếu tố được sử dụng khá phổ biến hiện nay để tạo ra khả năngcạnh tranh của doanh nghiệp Có nhiều phương thức thanh toán khác nhauđược áp dụng hiện nay như thanh toán chậm, trả góp, mở L/C …Phương thứcthanh toán hợp lý giúp cho hoạt động mua bán diễn ra thuận lợi hơn, nhanhchóng hơn, có lợi cho cả người bán và người mua

3) Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanhnghiệp.

Bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động sản xuất kinh doanh bao giờcũng gắn liền với môi trường kinh doanh và do vậy, nó phải chịu sự tác động,ảnh hưởng của nhiều nhân tố bao gồm cả chủ quan và khách quan.

3.1 - Các nhân tố khách quan

Đây là các nhân tố tác động mạnh mẽ tói khả năng cạnh tranh củadoanh nghiệp nhưng doanh nghiệp chỉ có thể chấp nhận chứ không thể tácđộng trở lại

 Nhóm nhân tố kinh tế.

Đây là những nhân tố quan trọng nhất của môi trường hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp Khi một nền kinh tế phát triển với tốc độ cao sẽ kéotheo sự tăng thu nhập cũng như khả năng thanh toán của người dân cũng tănglên do vậy nhu cầu hay sức mua của nhân dân cũng sẽ tăng lên Mặt khác nềnkinh tế phát triển mạnh có nghĩa là khả năng tích tụ và tập trung tư bản lớnnhư vậy tốc độ đàu tư phát triển sản xuất kinh doanh sẽ tăng lên Đây chính làcơ hội tốt cho các doanh nghiệp phát triển Doanh nghiệp nào có khả năngnắm bắt được những cơ hôị này thì chắc chắn sẽ thành công và khả năng cạnhtranh cũng tăng lên.

 Nhân tố chính trị và pháp luật.

Chính trị và pháp luật là nền tảng cho phát triển kinh tế cũng như là cơsở pháp lý để các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường.Luật pháp rõ ràng, chính trị ổn định là môi trường thuận lợi đảm bảo sự bình

Trang 10

đẳng cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh và cạnh tranh có hiệu quả.Mặt khác chúng cũng có thể đem lại những trở ngại, khó khăn thậm chí là rủiro cho các doanh nghiệp Ta có thể lấy ví dụ như các chính sách về xuất nhậpkhẩu về thuế, các khoản nộp ngân sách, quảng cáo, giá là những yếu tố tácđộng trực tiếp kìm hãm hay tạo điều kiện để nâng cao khả năng cạnh tranhcủa doanh nghiệp.

 Tốc độ tăng trưởng của ngành

Tốc độ tăng trưởng của ngành sẽ quyết định mức độ cạnh tranh củangành đó Khi tốc độ phát triển của ngành chậm thì mức độ cạnh tranh giữacác doanh nghiệp trên thị trường đó sẽ cao và gay gắt hơn do chỉ cần một biếnđộng như sự mở rộng thị trường của doanh nghiệp này sẽ ảnh hưởng tới phầnthị trường của các doanh nghiệp khác Các doanh nghiệp phải cạnh tranhquyết liệt do vậy mỗi doanh nghiệp phải luôn luôn tìm cách bảo vệ phần thịtrưởng của mình

 Số lượng các doanh nghiệp trong ngành

Thêm vào đó số lượng các doanh nghiệp cạnh tranh và các đối thủ tiềmẩn cũng là một nhân tố tác động đến khả năng cạnh tranh của một doanhnghiệp Khi xem xét nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp phải đánh giánghiên cứu kỹ lưỡng từng đối thủ của mình : Quy mô khả năng tài chính,trình độ công nghệ, đặc điểm sản phẩm để từ đó định ra mức độ cạnh tranhtrên thị trường và đánh giá khả năng cạnh tranh của đối thủ cũng như củadoanh nghiệp mình Từ những đánh giá đó để có thể có các chính sách thíchhợp với từng giai đoạn từng thị trường.

 Nguồn nhân lực

Đây chính là những người tạo ra dịch vụ một cách trực tiếp hoặc giántiếp Đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp sẽ là những người quyết định cáchoạt động kinh doanh : Kinh doanh cái gì, sản phẩm nào tốt cho ai, khốilượng bao nhiêu Mỗi một quyết định của họ có một ý nghĩa hết sức quantrọng liên quan tới sự tồn tại phát triển hay diệt vong của doanh nghiệp Chínhhọ là những người quyết định cạnh tranh như thế nào, khả năng cạnh tranhcủa công ty sẽ tới mức bao nhiêu bằng những cách nào

 Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp.

Một hệ thống cơ sở vật chất kỹ khang trang cùng với đội ngũ nhân viênkinh nghiệm phù hợp với quy mô của doanh nghiệp chắc chắn sẽ làm tăngkhả năng cạnh tranh của công ty lên rất nhiều Với một cơ sở vật chất tốt thìchất lượng dịch vụ được đảm bảo Chất lượng dịch vụ hợp lý giúp cho doanhnghiệp tận dụng được công xuất tối đa qua đó hạ giá thành sản phẩm kéo theosự giảm giá bán trên thị trường, khả năng chiến thắng trong cạnh tranh củadoanh nghiệp sẽ là rất lớn Ngược lại không một doanh nghiệp nào lại có khả

Trang 11

năng cạnh tranh cao khi mà cơ sở vật chất kém, chất lượng dịch vụ không phùhợp vì chính nó sẽ làm giảm chất lượng dịch vụ tăng chi phí kinh doanh.

 Khả năng tài chính của doanh nghiệp:

Đây là yếu tố quan trọng quyết định khả năng king doanh cũng như làchỉ tiêu hàng đầu để đánh giá quy mô của doanh nghiệp Bất cứ một hoạtđộng đầu tư, mua sắm trang thiết bị hay phân phối, quảng cáo đều phảiđược tính toán dựa trên thực trạng tài chính của doanh nghiệp Một doanhnghiệp có tiềm lực tài chính mạnh sẽ có khả năng trang bị các dịch vụ hoànhảo, đảm bảo chất lượng, hạ giá thành, giá bán sản phẩm, tổ chức các hoạtđộng quảng cáo khuyến mại mạnh mẽ nâng cao sức cạnh tranh

 Khả năng tổ chức quản lý

Điều này được thể hiện thông qua cơ cấu tổ chức, tác phong làm việccủa các thành viên, mối quan hệ của các bộ phận… Một bộ máy được vậnhành một cách nhịp nhàng, thông suốt chắc chắn sẽ góp phần nâng cao khảnăng cạnh tranh và ngược lại Để có được sự tổ chức quản lý tốt doanh nghiệpcần phải tạo ra được quy chế làm việc Các quy định về trách nhiệm và quyềnlợi cho các cá nhân, mối quan hệ giữa các bộ phận trong doanh nghiệp mộtcách rõ ràng và được sự nhất trí của các thành viên trong doanh nghiệp Khảnăng tổ chức quản lý còn phụ thuộc rất lớn vào khả năng quản lý,tổ chức củanhững người làm công tác quản lý trong doanh nghiệp Do đó, đội ngũ quảntrị viên phải được đào tạo một cách có hệ thống, phù hợp với các đặc điểmcủa doanh nghiệp.

III Sự cần thiết nâng cao khả năng cạnh tranh của doanhnghiệp

1.Thực chất khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn tới sự tồn tạivà phát triển của doanh nghiệp Hiện nay, các doanh nghiệp đều tìm mọi cáchđể nâng cao khả năng cạnh tranh của mình

Các biện pháp dịch vụ mà doanh nghiệp tiến hành để nâng cao khảnăng cạnh tranh như cải tiến dịch vụ giúp tiết kiệm chi phí… Một dịch vụhoàn hảo sẽ giúp cho doanh nghiệp có được các sản phẩm dịch vụ mang tínhcạnh tranh cao hơn nhờ chất lượng dịch vụ được bảo đảm và uy tin.

Vậy nâng cao khả năng cạnh tranh là việc tăng cường các hoạt động từdich vụ, kinh tế, khả năng ra quyết định… nhằm giúp cho doanh nghiệp đứngvững và phát triển trong nền kinh tế.

Trang 12

2) Sự cần thiết nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp

nói chung

Nền kinh tế ngày càng phát triển, mở ra cho doanh nghiệp nhiều cơ hộinhưng cũng làm tăng thêm nhiều đối thủ cạnh tranh Trước những cơ hội vàthách thức như vậy mỗi doanh nghiệp phải tìm các vượt qua nếu không nguycơ phá sản là rất lớn Trong cơ chế thị trường, cạnh tranh là một quy luật tấtyếu khách quan Các doanh nghiệp tham gia thị trường đều phải chấp nhậncạnh tranh Cạnh tranh, chấp nhận cạnh tranh và cạnh tranh bằng tất cả khảnăng của mình mới có thể giúp cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển Chínhvì vậy, tăng khả năng cạnh tranh là một điều tất yếu của mỗi một doanhnghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường

3) Sự cần thiết nâng cao khả năng cạnh tranh trong kinh doanhh Gavà Bếp ga của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Ngọc Toản

Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Ngọc Toản là doanh nghiệpchuyên kinh doanh mặt hàng ga và bếp ga, các sản phẩm đồ gia dụng cónguồn gốc xuất sứ từ các nước có nền công nghiệp phát triển như Pháp, Đức,Nhật Bản có chi nhánh tại Việt Nam Khi mới thành lập Công ty TNHHThương mại và Dịch vụ Ngọc Toản gặp không ít khó khăn Thị phần của công tykhông đáng kể, công ty phải chịu một sự cạnh tranh rất gay gắt Trước tìnhhình đó, để tồn tại và phát triển công ty cần phải nâng cao khả năng cạnhtranh của mình để có thể tiếp tục tồn tại và phát triển.

Cùng với các hãng ga và bếp ga có tiêng trên thị trường nói chung.Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Ngọc Toản đã quyết định ký hợp đồng làmtổng đại lý phân phối ga cho hãng TOTALGAZ Sản phẩm khi hoá lỏng củaTOTALGAZ cũng phải chịu sự cạnh tranh gay gắt của các hãng ga khác trênthị trường Các doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm ga hoá lỏng thườngrất quan tâm tới sản phẩm này vì nó đem lại một mức lợi nhuận không lớnnhưng mức thu nhập của doanh nghiệp tăng đều, ổn định và sự nổi tiếng củadoanh nghiệp trên thị trường phụ thuộc rất nhiều vào mặt hàng mà minh lựachọn Đối với Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Ngọc Toản sản phẩmTOATLGAZ là sản phẩm nổi tiếng trong và ngoài nước mà thị phần của côngty còn nhỏ tại thị trường Quảng Ninh, kinh nghiệm trong cạnh tranh còn ít.Sản phẩm khí háo lỏng lại là sản phẩm bán lẻ cho người tiêu dùng và kháchhàng công nghiệp nên mức độ cạnh tranh và các hình thức cạnh tranh càngmạnh mẽ Vì vậy, để nâng cao danh tiếng của doanh nghiệp, đảm bảo chocông ty có thể tồn tại phát triển nên công ty cần thiết phải nâng cao khả năngcạnh tranh của mình.

Trang 13

PHẦN II

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH

CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ NGỌCTOẢN

1.1 - Sự ra đời của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Ngọc Toản.

Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Ngọc Toản tiền thân là một cửahàng chuyên kinh doanh ga và bếp ga Khi đó việc kinh doanh ga và bếp gachỉ là một phần không thể tách rời, doanh thu chiếm tỷ trọng chiếm khoảng8% đến 10% tổng doanh thu của các loại ga và bếp ga) Cho tới giữa năm

Trang 14

1999 cửa hàng nhận thấy nhu cầu tiêu dùng của người dân về ga và bếp ga tạithị trường Quảng ninh nói chung và Hạ long nói riêng gia tăng Trong khi đó,các doanh nghiệp tư nhân cùng nghành hàng cung cấp ga và bếp ga không ổnđịnh và có nguy cơ không đáp ứng đủ nhu cầu về thị trường

Trước tình hình đó, cửa hàng quyết định thành lập Công ty TNHHThương mại và Dịch vụ Ngọc Toản Được Sở Thưong mại Quảng Ninh cấpngày 15/11/1999 thành lập Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Ngọc Toản.Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Ngọc Toản, có nhiệm vụ kinh doanh,phục vụ nhu cầu ga, bếp ga trên toàn tỉnh Quảng Ninh.

Trong quá trình hoạt động và phát triển, Công ty đã từng bước kinhdoanh đa dạng hoá các chủng loại sản phẩm để phục vụ nhu cầu tiêu dùng

Để khẳng định sự chuyển biến cả về chất và lượng của công ty, ngày25/11/2000 Công ty quyết định ký hợp đồng làm Tổng Đại lý TOTALGAZ(Công ty liên doanh Totalgaz Hải Phòng có trụ sở và nhà máy tại xã An hảihuyện An Hải TP Hải Phòng) có nhiệm vụ phân phối ga Tatal trên thị trườngQuảng Ninh

Không dừng lại ở đây, ngày 20/06/2001 công ty quyết định ký hợpđồng với Công ty Thương mại Quang Vinh có trụ sở tại 256 Trần Khát TrânHà Nội làm Tổng Đại lý phân phối độc quyền Bếp ga GOLDSUN tại thịtrường Quảng Ninh.

1.2 - Một số nét về Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Ngọc Toản

 Ngày 15/11/1999, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Ngọc Toảnđược thành lập

 Tên giao dịch: Ngoc Toan Trade and Services Company Limited.(Ngoc Toan Co., LTD.)

 Trụ sở giao dịch : 401 Lê Thánh Tông TP Hạ Long - QN

Ngoc Toan Co., LTD là một doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp nhân hoạtđộng theo chế độ hạch toán độc lập với tổng số vốn điều lệ 1500 triệu đồng trong đóvốn cố định là 800 triệu đồng.

Công ty khi thành lập có 3 cửa hàng với 16 nhân viên :

 Cửa hàng Ga và Bếp ga Bãi cháy : 238 Đường Cái Dăm TP Hạ long  Cửa hàng Ga và Bếp ga cọc 5 : 537 Nguyễn Văn Cừ TP Hạ long

Sau gần 4 năm hoạt động hiện nay công ty đã có 58 nhân viên với 8 cửa hàng.Năm 2001 có thêm 2 cửa hàng tại 37 Đường Giếng Đáy và 78 Đường Trần NguyênHãn TP Hạ long – QN còn lại là các cửa hàng nằm trên địa bàn thị xã Cẩm Phả vàUông Bí

Trang 15

2) Đặc điểm về tổ chức quản lý Ngoc Toan Co., LTD 3) 2.1- Bộ máy tổ chức của công ty.

Tổ chức bộ máy kinh doanh của công ty được thể hiện qua sơ đồ tổchức bộ máy của Ngoc Toan Co., LTD bao gồm :

 Văn phòng công ty: Giám đốc, các phòng ban chức năng

 Các đơn vị trực thuộc là các đại lý đặt tại các đường lớn trong Tỉnh,ThànhPhố.

Sơ đồ tổ chức:

2.2 - Văn phòng công ty

Cơ cấu bộ máy quản lý của văn phòng công ty bao gồm :

 Giám đốc công ty: là người có quyền quyết định mọi hoạt động củacông ty và là người phải chịu toàn bộ trách nhiệm trực tiếp trước Pháp luật vềmọi hoạt động kinh doanh của công ty.

Các phòng ban : Văn phòng Ngoc Toan Co., LTD được tổ chức thành 3phòng ban :

Phòng Kế toán tài chính : Chức năng chủ yếu của phòng là khai thácmọi nguồn vốn nhằm đảm bảo đủ vốn cho hoạt động kinh doanh của công ty.Tham mưu cho giám đốc xét duyệt các phương án kinh doanh và phân phốithu nhập Kiểm tra các số liệu thực tế, thủ tục cần thiết của toàn bộ chứng từvà việc thanh toán tiền hàng Hướng dẫn các đơn vị mở sổ sách theo dõi tàisản hàng hoá, chi phí xác định lỗ lãi, phân phối lãi của từng đơn vị

Phòng kinh doanh: Giúp việc cho giám đốc, được giám đốc giao nhiệmvụ trực tiếp phụ trách một số mảng hoặc một số bộ phận hoạt động của côngty Phòng kinh doanh là phòng nghiệp vụ có chức năng tổ chức, quản lý, chỉđạo, điều hành các hoạt động kinh doanh của toàn công ty đảm bảo có hiệuquả và tuân thủ theo dúng quy định của ngành, pháp luật của Nhà nước trêncác công tác:

GIÁM ĐỐC

Các đại lý

Kho hàng HạLong

kếtoán

Trang 16

Kho hàng Hạ long:Cung cấp hàng cho cho các đại lý của công ty Tổchức, khai thác sử dụng cơ sở vật chất, kỹ thuật và lao động ở kho đảm bảokinh doanh có hiệu quả nhất là các phơng tiện vận tải Phối hợp với các đơnvị trên địa bàn thực hiện các phơng án bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh laođộng, phòng chống cháy nổ.

Các đại lý của công ty: Hiện nay các đại lý của công ty lằm dải rác trêncác huỵên, thị trong toàn Tỉnh Các đại lý có chức năng tổ chức các hoạtđộng bán lẻ, giới thiệu sản phẩm, xây dựng mạng lưới các đại lý mới củacông ty… trên địa bàn Quảng Ninh

3) Các đặc điểm kinh tế chủ yếu của công ty.

3.1 - Nhiệm vụ kinh doanh của Ngoc Toan Co., LTD

Theo nhiệm vụ và quyền hạn đã được ghi trong điều lệ công ty và mụctiêu kinh doanh của công ty là đáp ứng đầy đủ kịp thời về số lượng và chấtlượng, dịch vụ cho mọi nhu cầu về ga, bếp ga và đồ gia dụng các cá nhân, tậpthể trong tỉnh, ta có thể khái quát nhiệm vụ kinh doanh chủ yếu của công tybao gồm :

 Tổ chức nhập hàng và kinh doanh các loại ga, bếp ga

 Tổ chức phân chia hàng hoá cho các đại lý của công ty để phục vụ nhucầu tiêu dùng.

 Tổ chức các dịch vụ, nghiên cứu kĩ thuật lắp ghép các đường ống dẫn gacông nghiệp theo nhu cầu của khách hàng.

Trong thời gian qua nhiệm vụ kinh doanh lĩnh vực của công ty là tươngđối ổn định Công ty đang từng bước tiến hành đa dạng hoá sản phẩm ga vàbếp ga trên các mặt hàng truyền thống đã có.

3.2 - Các sản phẩm và lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Công ty.

a) Các sản phẩm kinh doanh của Ngoc Toan Co., LTD.

Hiện nay thực hiện hoạt động kinh doanh trên hai nhóm mặt hàng chủyếu sau:

 Nhóm mặt hàng Bếp ga gồm có:+ Bếp ga dân dụng.

+ Bếp ga công nghiệp.

 Nhóm mặt hàng Ga hoá lỏng + Ga Tatal.

Ngoài ra Công ty còn kinh doanh các thiết bị vật tư chuyên dụng cho gavà bếp ga công nghiệp

Trang 17

b) Cơ cấu kinh doanh sản phẩm của công ty

Trong những năm qua cơ cấu sản phẩm của công ty có thể khái quátthông qua bảng sau :

Biểu 1: Tình hình tiêu thụ của Công ty qua các năm.

Biểu 2: Tình hình doanh thu của Công ty qua các năm.

Nguồn phòng kinh doanh Công ty Mặc dù phải kinh doanh trong một môi trường có sự cạnh tranh rất cao.Nhưng từ khi đi vào hoạt động kinh doanh công ty vẫn có sự phát triển trongviệc tiêu thụ thể hiện thông qua số doanh thu và lợi nhuận Các năm2000,2001 doanh thu và lợi nhuận đều tăng đặc biệt là năm 2001 công ty mởthêm hàng loạt các đại lý làm cho doanh thu, chi phí và lợi nhuận đều tăngmạnh Tuy nhiên năm 2002 tuy doanh thu tăng không cao nhưng lợi nhuận lại

Trang 18

cao hơn so với các năm trước Ngược lại, năm 2000 tổng doanh thu đạt rấtcao gần tr đồng nhưng lợi nhuận lại giảm mạnh chưa bằng 2/3 so với năm2001 và 2002 Có sự không ổn định như vậy là do công ty thực hiện chế độgiá cố định Như trong năm 2000 khi giá dầu trên thế giới tăng cao làm giáthành phẩm ga hoá lỏng của công ty Totalgaz giao cho Ngoc Toan Co., LTDtăng nhưng Ngoc Toan Co., LTD vẫn không tăng giá bán lẻ trên thị trườngtoàn tỉnh Điều này khiến cho doanh thu tuy tăng như lợi nhuận trên một đầusản phẩm giảm xuống

Đặc điểm về lao động

Ngày đầu thành lập Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Ngọc Toản có8 cán bộ công nhân viên sau gần sáu năm số lượng lao động trong công ty là58 người.

Biểu3: Số lao động của công ty.

Nguồn phòng kinh doanh Công ty Trong những năm đầu mới phát triển số lượng lao động của công tytăng khá nhanh với một tỷ lệ tăng cao Điều này là do sau thời gian đầu côngty phát triển thêm thị trường và lượng ga tăng nhanh Công ty dần dần ổn địnhvề số lượng lao động, tiến tới đi sâu vào phát triển nâng cao trình độ của độingũ lao động Hiện nay, công ty thực hiện điều chỉnh lao động giữa các cửahàng thành viên trong công ty một cách hợp lý tránh tăng thêm số lượng laođộng.

Cơ cấu lao động của công ty ngày càng được hoàn thiện để thích hợpvới hoạt động kinh doanh của công ty Cơ cấu lao động có sự khác nhau giữacác phòng và cửa hàng trong công ty Cơ cấu này tuỳ thuộc vào đặc điểmriêng của từng phòng và cửa hàng Trong 57 lao động của công ty cuối năm2002 cơ cấu bao gồm :

- 2 lao động có trình độ đại học chiếm 3,4 % lực lượng lao động.- 6 lao động có trình độ cao đẳng chiêm 10,3% lực lượng lao động.- 11 lao động có trình độ trung cấp chiếm 18,9% lực lượng lao động.- 39 lao động là công nhân lực lượng lao động.

Trong 58 lao động của công ty hiện nay có 16 lao động nữ chiếm27,5% tổng số lao động.

Trang 19

4) Đặc điểm thị trường đầu vào và đầu ra của Ngoc Toan Co., LTD.

4.1 - Đặc điểm của nguồn các sản phẩm đầu vào

Trên cơ sở nhiệm vụ hoạt động kinh doanh được giao của công ty tiếnhành mua sản phẩm ga hoá lỏng(đóng chai 12kg, 45kg), bếp ga(nguyên chiếc)đầu vào phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình

Nguồn đầu vào của Công ty đều được nhập từ các hãng nổi tiếng Baogồm hai nhóm chính đó là ga hoá lỏng, nhóm thứ hai là bếp ga Số lượng gahoá lỏng, bếp ga hàng năm nhập về công ty được căn cứ vào nhu cầu hàngnăm của thị trường thông qua kế hoạch kinh doanh trong năm Trong năm sốlượng nhập về thường xuyên được thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế.

Nguồn ga hoá lỏng hiện nay của công ty trong thời gian qua chủ yếu từcông ty liên doanh Totalgaz Hải phòng Các loại bếp ga Nhật Bản như Rinnai,Paloma , các loại bềp ga liên doanh như Sakura, Goldsun ,có tuổi thọ và độan toàn cao

Hiện nay, nguồn hàng cung cấp cho Công ty là tương đối ổn định, ít cóthay đổi trong thời gian qua Công ty đã có những biện pháp thích hợp để duytrì mối quan hệ tốt đẹp với những nhà cung cấp

Tuy nhiên, do đặc điểm nguồn hàng đều phải nhập từ nước ngoài củacác nhà cung cấp nên đã có những ảnh hưởng nhất định tới hoạt động kinhdoanh của Công ty Do đó Công ty thường xuyên phải đặt hàng từ trước (căncứ vào lượng tồn kho và nhu cầu đặt hàng) Chính vì vậy, trong quá trình vậnchuyển có thể xảy ra nhiều thay đổi trên thị trường làm thiệt hại cho công ty.Công ty cũng tốn nhiều chi phí trong việc dự trữ hàng hoá phục vụ cho tiêudùng Giá của các loại ga và bếp ga thương xuyên thay đổi gây khó khăn choCông ty trong việc xác định giá đặt mua.

4.2 - Thị trường đầu ra của Ngoc Toan Co., LTD.

Là một trong những nhà cung cấp hàng đầu ở Quảng ninh nói chung,thị trường Hạ long nói riêng về các loại ga, bếp ga nên thị trường của công tyrộng lớn và đa dạng Các sản phẩm công ty kinh doanh có mặt trên tất cả cáchuyện, thị trong tỉnh thông qua các các đại lý của công ty trong khu vực Vàcó thể nói các sản phẩm công ty kinh doanh đều có khách hàng.

Đối với ga hoá lỏng , bếp ga khách hàng của công ty có thể được chiathành hai loại chính

 Loại nhóm các khách hàng công nghiệp và thương mại.

Khách hàng công nghiệp là những khách hàng mua hàng của công ty đểphục vụ cho sản xuất của mình còn khách hàng thương mại là khách muahàng của công ty và sau đó bán lại để kiếm lời Hai loại khách hàng này tuy

Trang 20

mục đích kinh doanh khác nhau nhng đối với công ty và đặc trưng sản phẩmmà công ty cung cấp nên công ty xếp 2 loại khách hàng này thành 1 nhóm.Các đặc trưng và yêu cầu của nhóm khách hàng công nghiệp - thương mại:

+ Hỗ trợ kĩ thuật trong thiết kế và lựa chọn thiết bị: Ga lỏng cùng cáccông nghệ sử dụng ga lỏng là sản phẩm mới tại thị trường Việt Nam nóichung và thị trường Quảng ninh nói riêng, hiểu biết của các nhà sản xuất vớichúng còn hạn chế Cùng với vai trò của công nghệ đối với sản phẩm cuốicùng của khách hàng sản xuất, các nhà sản xuất luôn đòi hỏi sự hỗ trợ của cácnhà cung cấp về hệ thống cung cấp ga lỏng, tư vấn lựa chọn thiết bị sử dụngphù hợp Để đáp ứng đợc nhu cầu này đòi hỏi các nhà cung cấp phải hiểu sâuvề ngành hàng và có kiến thức chuyên môn mới tiếp cận được nhóm kháchhàng này.

+ Nhiều lực l ượng ảnh h ưởng tới quá trình mua hàng : Đặc thù củanhóm khách hàng này là có nhiều bộ phận, cá nhân tham gia vào quá trình lựachọn và quyết định mua hàng hoá Các bộ phận này thường có tính chuyênnghiệp cao trong đàm phán, giao dịch và lựa chọn hàng hoá, nhà cung cấp.Đặc điểm này đòi hỏi nhà cung cấp không những có kiến thức về kĩ thuậtngành hàng mà còn phải hiểu biết, nắm được các tác nhân chủ chốt của trungtâm mua hàng và tính năng động cao trong đàm phán, giao dịch.

Loại nhóm khách hàng dân dụng.

Khách hàng dân dụng là nhóm khách hàng với tư cách là người sử dụngcuối cùng, khối lượng tiêu thụ của nhóm khách hàng này khoảng 1300 tấnchiếm khoảng 65% tổng lượng tiêu thụ hàng năm.

+ Nhu cầu về an toàn: Do hiểu biết về sản phẩm Ga lỏng còn hạn chế,tâm lý e ngại sự không an toàn, nguy cơ cháy nổ khi sử dụng, đặc biệt là đốivới nhóm khách hàng tiềm năng và khách hàng mua mới, nh vậy cần có cácdịch vụ hớng dẫn lắp đặt, sử dụng cho nhóm khách hàng này.

+ Tính đồng bộ của sản phẩm: Ga lỏng dùng trong sinh hoạt đợc sửdụng với nhiều thiết bị khác như bình ga, dây dẫn, kẹp ống, bếp ga, van điềuáp Sự đồng bộ của các thiết bị này sẽ đảm bảo tính an toàn của sản phẩmcũng nh nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm Tuy nhiên, thực tế hiệnnay các đại lý nhỏ do chạy theo lợi nhuận đã cung cấp các sản phẩm có chấtlượng thấp với giá rẻ nhằm thu lợi nhuận tối đa, điều này đòi hỏi các sản

Trang 21

phẩm bán qua kênh phải đợc kiểm soát chặt chẽ về nguồn gốc, chất lượngcũng như giá cả.

+ Thu nhập của các hộ sử dụng :Ga lỏng thường có mức thu nhập khá.Theo thống kê của công ty Gas Petrolimex năm 2001, mức thu nhập của cáchộ sử dụng Ga lỏng thờng nằm trong khoảng 3-5 triệu đồng/tháng, tần suất sửdụng là 2 tháng/bình Đặc điểm này đòi hỏi công ty tập trung vào các trungtâm, đô thị lớn, nơi dân có thu nhâp cao, phạm vi mạng lới bán hàng phải đủlớn để đảm bảo bù đắp chi phí phát sinh trong kinh doanh.

+ Nhu cầu giao hàng tại nhà: Trừ lần mua hàng đầu tiên, khách hàngdân dụng thờng mua hàng qua điện thoại và các đại lý có trách nhiệm giaohàng tại nhà cho khách hàng Đặc điểm này đòi hỏi tính hợp lý, nhanh chóngtiếp nhận thông tin, xác định địa chỉ khách hàng, tổ chức giao hàng tới nhàcho khách hàng của các đại lý.

+ Nhu cầu đáp ứng nhanh: Ga lỏng tiêu dùng trong dân dụng có đặcđiểm là không biết trước thời điểm hết ga, đặc điểm này cùng với tính liên tụctrong đun nấu hình thành nhu cầu của khách hàng về thời gian giao hàng.

4.3 - Tình hình thị trường và việc tiêu thụ các sản phẩm.

Hiện nay đại đa số các sản phẩm đều được tiêu thụ trong tỉnh với thịtrường rộng khắp và đa dạng trên toàn tỉnh Tuy nhiên trong thời gian quaviệc tiêu thụ gặp không ít khó khăn.

Nguyên nhân chủ yếu khiến việc tiêu thụ gặp khó khăn là do sự cạnhtranh trong ngành ngày càng cao Hiện nay thị phần thị trường của công tychiếm khoảng 16% trên toàn tỉnh Hệ thống các các đại lý của công ty tuyrộng khắp cả tỉnh nhưng hoạt động chưa thực sự hiệu quả Số lượng bán raqua các đại lý trong các năm qua không tăng nhiều Công ty chịu sự cạnhtranh của nhiều công ty kinh doanh cùng ngành hàng đặc biệt là trong sảnphẩm ga hoá lỏng Một số tổng đại lý của các hãng ga là đối thủ cạnh tranhchủ yếu như Shellga Quảng Phong BP, Đài Hải Petro Dũng Vân, GaPetrolimex Mạnh Hồng… đều là các công ty có tiềm lực về tài chính và conngười

II Phân tích khả năng cạnh tranh của Ngoc Toan Co., LTD trênthị trường ga và bếp ga tại Quảng Ninh.

1) Thị trường ga và bếp ga trong tỉnh Quảng Ninh thời gian qua.

Trang 22

Thị trường ga và bếp ga là một thị trường mà tính chất cạnh tranh là sựpha trộn giữa cạnh tranh không hoàn hảo và cạnh tranh độc quyền Do sựkhác biệt giữa các sản phẩm không lớn (rất khó phân biệt) nên các công tytham gia vào thị trường tìm cho mình một hoặc nhiều nhãn hiệu để phân biệtvới nhãn hiệu của đối thủ, điều này gây khó khăn cho người tiêu dùng khi lựachon Các công ty sử dụng rất hiều các hình thức chiêu thị khác nhau để tăngkhả năng cạnh tranh nhãn hiệu của mình Thị trường ga, bếp ga và đồ dùnggia dụng còn mang tính chất của cạnh tranh độc quyền là do hiện nay chỉ cómột số ít công ty ( chỉ có 4 công ty lớn) trong đó có hai công ty chiếm thịphần lớn nhất Sản phẩm bếp ga Nhật bản là sản phẩm đặc thù ít có hàng hoáthay thế do có người bán có quyền lực khá lớn đối với người tiêu dùng nhất làtrong việc định giá.

Sản phẩm ga hoá lỏng là một trong những mặt hàng trọng tâm của cáccông ty kinh doanh ga hoá lỏng, bếp ga Sự phát triển kinh tế kéo theo sự giatăng của ngưòi tiêu dùng Nhu cầu về ga hoá lỏng không ngừng gia tăng quacác năm tốc độ tăng khoảng 12% đến 18% năm Năm 2001 nhu cầu ga hoálỏng tăng trên toàn tỉnh ước tính khoảng 4 nghìn tấn

Ước tính hiện nay có khoảng 7 doanh nghiệp tham gia và cung cấp vàothị trường ga, bếp ga Trong 7 doanh nghiệp thì hiện nay có 4 doanh nghiệpcó tiềm lực và khả năng lớn nhất trên thị trường Đó là các công ty ShellgaQuảng Phong, Đài Hải Dũng Vân, Totalgaz Ngọc Toản, Petrolimex (Doanhnghiệp nhà nước) Ngoài 4 công ty này các công ty khác đều là các công tynhỏ tiềm lực không mạnh

Chất lượng bếp ga cũng rất đa dạng có từ cao đến thấp Bếp ga cao cấpchủ yếu là do 4 công ty lớn cung cấp ra thị trường Loại Bếp ga cao cấp nàyđược tiêu thụ mạnh ở trong thành phố lớn Bếp ga trung bình, thấp một phầnnhỏ do các công ty khác nhập từ Trung Quốc qua con đường tiểu ngạch LoạiBếp ga này có chất lượng thấp đôi khi rất thấp, nhãn hiệu ít xuất hiện, giá bánrất thấp và chủ yếu tiêu thụ ở các vùng dân cư thưa thớt Một khối lượng lớnBếp ga kém phẩm chất, được tiêu thụ ngoài thị trường do chưa có quy định vềtiêu chuẩn chất lượng và thiếu sự kiểm soát về chất lượng sản phẩm Một sốcông ty do cơ sở vật chất kém, vốn kinh doanh ít, nên đã nhập một khối lượnglớn Bếp ga có chất lượng không đảm bảo, giá cả thấp về bán Một số Công tykhác vì mục đích lợi nhuận đã lợi dụng biểu thuế nhập khẩu và sự không kiểmsoát về chất lượng tại các cửa hàng để trốn thuế một cách hợp pháp bằng cáchnhập khẩu các loại Bếp ga có mức thuế nhập thấp như linh kiện bếp ga về tựlắp giáp bán thẳng cho khách hàng và người tiêu dùng

Trang 23

Mặt khác, tình hình phổ biến của thị trường Bếp ga hiện nay là sự thiếuhụt thông tin về chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật tại Quảng Ninh Các hãng kinhdoanh ít đầu tư vào các dịch vụ hướng dẫn kỹ thuật, thông tin cho người tiêudùng lựa chọn loại Bếp ga phù hợp Do vậy phần đông người tiêu dùng sử dụngBếp ga theo thói quen, hoặc theo lòng tin vào một mác nhãn hiệu nào đó Chínhđiều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng cạnh tranh của các doanhnghiệp đang kinh doanh loại mặt hàng này Ngày nay, khi mà chất lượng sảnphẩm được coi là một công cụ hữu hiệu nhất, quyết định khả năng cạnh tranh.

Hình thức tiêu thụ ga và bếp ga của người tiêu dùng cũng rất phong phúvà đa dạng Có thể chia thành hai hình thức chính gồm :

+ Tiêu dùng thông qua các điểm trưng bầy hoặc bán sản phẩm lớn đểđược tư vấn và lựa chọn Hình thức này phổ biến ở các nơi như Hạ Long,Cảm Phả… Tại các đại điểm lớn cách thức tiêu thụ này chiếm khoảng từ 60%đến 70% Như ở Hạ Long có 67% người tiêu dùng mua hàng ở các điểmtrưng bầy hoặc bán sản phẩm lớn.

+ Tiêu dùng bằng cách xem quảng cáo trên truyền hình Cách thức nàyhiện nay là phổ biến, nhất là ở những khu vực hay các đối tượng tiêu dùng cóđời sống kinh tế cao

Với hình thức tiêu thụ như trên, hiện nay các công ty tham gia kinhdoanh ga và bếp ga bán sản phẩm của mình thông qua các mạng lưới đại lýcủa mình Các công ty lớn ở thị trường như TP Hạ Long, thi xã Cảm Phả,Móng Cái tổ chức mạnh lưới là các đại lý của mình Với thị trường nông thôncác công ty thường chỉ chọn một vài điểm làm trọng tâm như các cửa hàng tưnhân của dân bản sứ làm đại lý thực hiện viêc bán lẻ và phụ trách phát triểntiêu thụ ở một vùng.

2) Một số đối thủ cạnh tranh chính trên thị trường ga và bếp ga vớiNgoc Toan Co., LTD.

Thị trường ga và bếp ga là thị trường có mức độ cạnh tranh rất cao.Mặc dù có nhiều công ty tham gia, nhưng chỉ có 4 công ty là có tiềm lực thựcsự và chiếm thị phần thị trường lớn

 Công ty Shellga Quảng Phong.

Shellga Quảng Phong là một doanh nghiệp tư nhân được hình thành từnăm 1995 Ngoài Totalgaz Ngọc Toản đơn vị độc quyền ga Total tai thịtrường Quảng Ninh từ nhiều năm trước đây Công ty Shellga Quảng Phong làcông ty đầu tiên độc quyền kinh doanh ga Shell tại Quảng Ninh và trở thànhđối thủ cạnh tranh số 1 của Totalgaz Ngoc Toản Đây là một trong những

Trang 24

công ty hàng đầu chuyên doanh trong lĩnh vực ga hoá lỏng, có kinh nghiệmtiếp thị trên thị trường Quảng Ninh

Với một khả năng tài chính lớn, Shellga Quảng Phong đã thu hút đượcnhiều khách hàng thông qua các chương trình quảng cáo khá lớn (chiếm 3%so với doanh số) và các hoạt động khuyến mại lớn Hiện nay, Shellga QuảngPhong đang áp dụng chương trình khuyến mãi đối với người tiêu dùng bằngvé cào trúng thưởng ngay Khuyến mãi đối với các đại lý bằng thăm quan dulịch nước ngoài

Tính tới thời điểm này Shellga Quảng Phong có tổng vốn đầu tưkhoảng 8,5 tỷ đồng(3/2002) Đây là một đối thủ có khả năng cạnh tranh caomạnh cả về tiềm lực tài chính cũng như trình độ quản lý và tiếp thị

 Công ty liên doanh Ga Petrolimex.

Công ty Ga Petrolimex là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổngcông ty xăng dầu Việt Nam là một trong ba đơn vị kinh doanh Ga lỏng đầutiên của Việt Nam Thời gian chính thức cung cấp sản phẩm ra thị trường làtháng 08/1993 Trong thời kỳ này, Tổng công ty xăng dầu Việt Nam tổ chứckinh doanh Ga lỏng thông qua một phòng chức năng tại Tổng công ty làPhòng kinh doanh Ga lỏng Nhờ các hướng đi cùng các chính sách đúng đắn,cơ sở vật chất của ngành không ngừng được mở rộng với uy tín sản phẩmngày một gia tăng

Nhờ ưu thế là một công ty liên doanh nên Petrolimex được sự hỗ trợ củanhà nước, được trang bị dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại, công suấtlớn, một mạng lưới tiêu thụ rộng lớn (đã được hình thành thông qua các đại lýcủa Petrolimex), giá cả cũng như chất lượng

 Các công ty khác

Có thể kể một số công ty ĐH Dũng Vân, Petrovietnam Mạnh Hồng,Điện Quang Thăng Long ga, Đây là các công ty có tiềm lực không lớn, cóthị phần nhỏ, Chất lượng ga thấp thậm chí rất thấp tuy nhiên giá bán lại rất rẻdo đó các công ty này không chi phí cho các hoạt động quảng cáo Hoạt độngtiêu thụ của các công ty này thông qua các cửa hàng nhỏ Thị trường của cáccông ty này thường ở vùng nông thôn xa xôi, nhu cầu nhỏ và chất lượng gahoá lỏng và bếp đòi hỏi không cao, nơi các công ty lớn bỏ qua Tuy chỉ là cáccông ty nhỏ nhưng thị trường của các công ty này lại không hề nhỏ, tổng thịphần thị trường của các công ty này lên tới gần 20%.

Trên đây là một vài nét tổng quát về thị trường ga hoá lỏng và bếp gatai Quảng Ninh hiện nay Qua đó cũng đã cho thấy một phần nào sự cạnh

Ngày đăng: 02/11/2012, 16:35

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Biểu 1: Tình hình tiêu thụ của Công ty qua các năm. - Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Ngọc Toản, trong kinh doanh ga hoá lỏng
i ểu 1: Tình hình tiêu thụ của Công ty qua các năm (Trang 17)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w