1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lý thuyết Marketing giáo dục bậc đại học.Tìm hiểu nhu cầu và mong muốn sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân với chương trình giáo dục

43 1,1K 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 823,5 KB

Nội dung

Lý thuyết Marketing giáo dục bậc đại học.Tìm hiểu nhu cầu và mong muốn sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân với chương trình giáo dục

Trang 1

MỤC LỤC

I.TỔNG QUAN VỀ CUỘC NGHIÊN CỨU 2

A – Giới thiệu chung : 2

2.Marketing giáo dục là làm những gì? 13

B.Phần thực tế áp dụng nghiên cứu nhu cầu sinh viên trường ĐH KTQD 20

1.Giới thiệu về trường 20

2.Áp dụng lí thuyết marketing 21

III.Lời kết 23

Trang 2

-I.TỔNG QUAN VỀ CUỘC NGHIÊN CỨU A – Giới thiệu chung :

1 Lí do tiến hành đề án :

Xin được bắt đầu bài viêt bằng khẳng định “Giáo dục đại học nước nhàđang bị xuống cấp trầm trọng đã có ý định thả nổi hệ thống Đại học hiệncó”.Mặc dù hiện nay chúng ta đang có một hệ thống Đại học gồm: Đại họcQuốc gia đa ngành, Đại học vùng đa ngành, Đại học chuyên ngành, Đại họcđịa phương, Đại học tại chức, Đại học từ xa, Đại học dân lập nhưng tất cảđều thiếu đẳng cấp khu vực và thế giới, chất lượng đào tạo ngày càng tụthậu, kém hiệu quả so với nhu cầu đào tạo nhân lực phục vụ sự nghiệp côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinhtế.Nguyên nhân do đâu có thực trạng đó

Đội ngũ giáo viên - khâu quyết định hệ thống đào tạo.Bệnh thành

tích dẫn đến các cuộc chạy đua theo bề nổi, theo số lượng mà ít quan tâmthực chất, đặc biệt ít quan tâm tới yếu tố con người không quan tâm đội ngũgiảng viên và cơ sở vật chất.Chúng ta đã thay đổi mô hình và hệ thống Đạihọc, đa ngành hoá đào tạo, đầu tư nhiều kinh phí cho các trường trọng điểm,nhưng chất lượng vẫn tụt hậu.Vì sao như vậy? Nguyên nhân của tình trạngtrên có nhiều, có một vấn đề rất then chốt nhưng đã bị buông lỏng, thả nổi vàcho đến nay vẫn chưa hề được đặt ra để giải quyết Đó là vấn đề đội ngũgiảng viên Đại học Ai cũng biết nhân tố con người quyết định tất cả, nhưngnhân tố con người trong trường Đại học thì bị thả nổi từ những năm 80 chođến nay!Trước đây việc chọn người gửi đi đào tạo tại nước rất được coitrọng, kết quả là chúng ta có được một đội ngũ cốt cán làm nòng cốt choviệc đào tạo Đại học và sau Đại học cho đến nay Nhưng từ khi bước vàothời kỳ đổi mới, đặc biệt từ khi hệ thống xã hội chủ nghĩa Liên Xô và Đông

Trang 3

Âu sụp đổ, quan hệ giao lưu quốc tế thay đổi lớn, đội ngũ cán bộ kia liền tỏra bất cập, vì phần lớn không có điều kiện tiếp xúc với môi trường Đại họcÂu - Mỹ.Chúng ta cần:Một là trang bị lại ngoại ngữ, hai là trang bị lại kiếnthức và ba là xây dựng các quan hệ hợp tác khoa học mới Nhờ thế, thế hệcốt cán vừa duy trì vị thế, vừa có điều kiện đổi mời chương trình và giáotrình đào tạo, rút ngắn khoảng cách tiếp cận trình độ tiên tiến trên thế giới.Chúng ta cũng có một thế hệ như thế, nhưng đã bị bỏ roi, đế cho tự tàn lụi.Họ ít có điều kiện tiếp cận vời trình độ phương Tây, học trò do họ đào tạo ravì thế mà cũng không theo kịp trình độ của thời đại, đặc biệt là các ngànhkhoa học xã hội và nhân văn Thế hệ cốt cán nói trên nay đã về hưu hoặcngấp nghé về hưu, và xảy ra tình trạng hẫng hụt nghiêm trọng đội ngũ giảngviên có chất lượng Tiếp theo cần có chính sách đào tạo các thế hệ kế tiếp

Chế độ đãi ngộ chưa tương xứng: Có lẽ trên thế giời không đâu có

chế độ đãi ngộ thấp kém, tệ hại đối với trí thức như ở nước ta Muốn có trìnhđộ cao, theo kịp trình độ khoa học tiên tiến, người giảng viên phải khôngngừng học tập Muốn thế, họ phải có thu nhập hoàn toàn yên tâm để tậptrung vào chuyên môn Với đồng lương còm cõi thì giảng viên trẻ sẽ sống vàphát triển năng lực chuyên môn của họ thế nào? Thù lao đào tạo nâng caotrình độ không hề nhỏ Chế độ đó không khuyến khích nâng cao trình độ vàchất lượng đào tạo, không tính đến nhu cầu trang bị và sử dụng các phươngtiện kĩ thuật tối thiểu như máy vi tính, đi tham quan, trao đổi khoa học vớinước ngoài Trong cơ chế thị trường hiện nay, trong khi ngành nào cũng dựavào mặt bằng giá trên thế giới để tăng giá, chỉ riêng giá người là không theomặt bằng thế giới nào cả!

Trang thiết bị dạy học học không theo kịp yêu cầu:Trang bị các

phòng học, các thư viện, phòng thí nghiệm ở các Đại học rất yếu kém, vừakhông cập nhật, vừa không có hệ thống Ở nước ta, cho đến nay chưa hề có

Trang 4

một thư viện điện tử nào, chưa có một Trường Đại học nào có được mộttrang web mang nội dung học thuật để cho các nhà nghiên cứu và sinh viêntruy cập cả! Trong thời đại điện tử, với khấu hiệu hô hào tự học, học suốtđời mà lại thả nổi việc sử dụng phương tiện hiện đại như thế cho sinh viên,thì còn có gì biện minh được về chính sách phát triển Đại học của đất nước? Chung quy lại chúng ta đào tạo đại học nhằm phục vụ nhu cầu cácdoanh nghiệp nhưng tại sao với số lượng cử nhân ra trường hàng năm với sốlượng không hề nhỏ nhưng xu hướng cung – cầu nhân sự chất lượng caongày càng bỏ xa khả năng cung cấp của thị trường.Nhiều doanh nghiệp nhậnsinh viên đại học nhưng vẫn phải bỏ 1 khoản tiền không nhỏ để đào tạo lạicó những trường tự mình đào tạo nhân lực mà không lấy sẵn từ các trườngđại học(FPT là 1 tiêu biểu).Tại sao vậy?Tại hệ thống giáo duc kém,phat triểnlêch lạc hay tại chúng ta đào tạo không theo nhu cầu thị trường?

Việt Nam đã vào WTO Điều này có nghĩa, nguồn nhân lực của ViệtNam và từ đó là nền Giáo dục Đại học nay cũng phải được đặt trên cùngmột mặt bằng so sánh với các nước khác trong khu vực và trên thế giới.nhậnthấy rằng chúng ta chưa có trường đại học nào theo tiêu chuẩn thế giới vớibằng cấp được công nhận.Hơn lúc nào hêt việc đào tạo nguồn nhân lực trìnhđộ cao,chất lượng cao được coi trọng.Các trường đại học cũng nên phát triểnmở rộng hơn nữa từng bước khắc phục nhược điểm đã nhận ra.Đã đến lúctrường đại học thay đổi tư duy lấy thương hiệu,tên tuổi trường mà tự sốngvới niềm tự hào đó.

Với mục đích đi sâu hơn nữa,tìm hiểu thêm về marketing.Em quyết

định chọn đề tài “Nghiên cứu lý thuyết Marketing giáo dục bậc đại

học.Áp dụng tìm hiểu nhu cầu và mong muốn sinh viên ĐH KTQD vớichương trình giáo dục”.

Trang 5

2.Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu dược tiến hành gồm 2 mảng chính: - Vấn đề lí thuyết :

Trang 6

II.BÁO CÁO ĐỀ ÁN :A.Phần lí thuyết :

1.Giáo dục đại học và cơ chế thị trường_Tiền đề áp dụng Marketinggiáo dục

Cụm từ "Giáo dục đại học và cơ chế thị trường" đang được tranh luậnsôi nổi trên mọi phương tiện."GDĐH có là một loại hàng hóa công?","Trường học không phải là chợ", "Có hay không có thị trường GD?"

Có hay không "thị trường GDĐH" ở Việt Nam?

Có những sản phẩm đi vào quá trình tiêu dùng thông qua việc mua bán hoặctrao đổi kiểu "cho không", trong cơ chế thị trường vẫn được gọi là hàng hóa.Như vậy, hàng hóa không nhất thiết gắn với việc mua bán hay thương mại.Dịch vụ GD do vậy vẫn được gọi là một hàng hóa, còn việc có đem ra "muabán", có thu học phí hay hoàn toàn miễn phí lại là việc khác.Ở VN, hiện cókhoảng 40.000 sinh viên (SV) đang du học tự túc ở nước ngoài, nghĩa làđang "mua" GDĐH ở nước ngoài, xã hội mỗi năm tốn khoảng 300 triệu đôla.Hiện nay cũng đã có 4 trường ĐH và 8 trường CĐ nước ngoài đang kinhdoanh, với lợi thế cạnh tranh rất cao, về dịch vụ GDĐH trên đất nước ta Và,cũng có khoảng 120.000 SV đang theo học các trường ĐH dân lập và tư thụcmà toàn bộ chi phí của nhà trường chủ yếu là dựa vào học phí Như vậy, ít rađã có một mảng GDĐH đang được thương mại và thị trường hóa ở ViệtNam Ngay ở mảng GD phổ thông, một dịch vụ mà đến nay vẫn còn rất ítnước trong số 145 thành viên của WTO chấp nhận nhập khẩu vào nước tacũng đang được tự do kinh doanh với mức học phí lên đến 5.000 - 10.000 đôla Mỹ/năm Tất cả những sự kiện đó đã vượt lên trên mức quan ngại so vớinhững câu hỏi như: "GDĐH có là hàng hóa không?", có là "công" hay "đặcbiệt" mà chúng ta đang mãi tranh luận và đôi khi đã làm ngạc nhiên cho mộtsố nhà GD ở nước ngoài

Trang 7

Cần thị trường hóa giáo dục đại học

Khi nền GDĐH chuyển sang nền GD cho số đông, một áp lực ngày cànglớn đã đè lên ngân sách nhà nước.Từ đó, đầu tư từ ngân sách nhà nước tínhtrên đầu SV đã có xu thế giảm liên tục trong những thập niên vừa qua Vìvậy, một mặt xã hội yêu cầu ĐH phải được vận hành một cách có hiệu quảhơn, mặt khác, các trường ĐH phải tăng thu từ các nguồn thu khác ngoàingân sách nhà nước, trong đó có học phí và mở rộng một số hoạt động cótính chất kinh doanh Xã hội hiện đại rất đa dạng và phức tạp, việc ra quyếtđịnh và điều khiển tập trung là kém hiệu quả Để có hiệu quả cần phảichuyển việc cung cấp trực tiếp các dịch vụ xã hội từ Chính phủ sang thịtrường (Theo đánh giá ở Mỹ, "Khi tư nhân hóa nhiều dịch vụ GD thì tiếtkiệm được 15-40% chi phí cho GD" - Murphy 1996).

Khi nền GDĐH còn là "tinh hoa", phần lớn ĐH có định hướng nghiên cứu,sản phẩm của nó sẽ là những "con người khoa học" chủ yếu đem lại lợi íchcho cộng đồng, cho xã hội Nhưng khi GDĐH đã là nền GD cho số đông,phần lớn ĐH lại là GD nghề nghiệp, tấm bằng ĐH của từng cá nhân sẽ là"tấm hộ chiếu vào đời" Chủ yếu GD nghề nghiệp cũng là đặc điểm của nềnGDĐH ở những nước mới phát triển nền GDĐH Do vậy, GDĐH ngày nayphải được xem chủ yếu là mang lại lợi ích cá nhân.

Mục tiêu xuất phát của thị trường hóa GDĐH là làm cho ĐH phải được tổchức và vận hành một cách hiệu quả hơn và đáp ứng tốt hơn nhu cầu củaphát triển kinh tế - xã hội Như vậy, GDĐH nên từng bước giảm bớt sự thamgia trực tiếp của Chính phủ, giao cho thị trường để có hiệu quả hơn như mởrộng ĐH tư thục, hợp đồng giao một số ĐH công lập cho tư nhân Cáctrường ĐH nên gắn kết với nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp, đào tạotheo đặt hàng, cho phép lập các công ty dịch vụ hoặc "kinh doanh mạo

Trang 8

hiểm" ở các trường ĐH, lập trường ĐH trong các công ty lớn, cho phép cácthầy cô giáo ở các ĐH làm việc bán thời gian ở các doanh nghiệp

Toàn cầu hóa và "tư thục hóa"

Khi có thị trường dịch vụ GDĐH, một mặt chúng ta có cơ hội lựa chọnchính sách khai thác tiềm lực GDĐH của nước ngoài để phát triển GDĐHcủa nước mình, thậm chí có thể xuất khẩu GDĐH tại chỗ nhờ vào GDĐHcủa nước ngoài như kiểu của Singapore, Malaysia Ngoài ra, chúng ta cóđiều kiện học tập qua hợp tác với nước ngoài từ các chương trình liên kết,các chi nhánh ĐH nước ngoài ở VN Nhưng mặt khác, chúng ta cũng phảiđương đầu với những khó khăn rất lớn: phải cạnh tranh không cân sức(tương tự như các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay) với nước ngoài Hạnchế những mặt trái này của thị trường hóa luôn là một nhiệm vụ khó khăn ởnhững nước đang phát triển, đặc biệt đối với nước ta, một nước có nền kinhtế đang còn là nền kinh tế chuyển đổi.

Từ những quan sát nói trên, có thể nhận ra một số vấn đề liên quan đếnGDĐH Việt Nam, một mặt còn đang đứng khá xa trước xu thế và mãi bănkhoăn về những hạn chế của thị trường hóa, mặt khác thị trường hóa vớinhững tiêu cực lại vẫn đang xảy ra nhưng còn chưa có những giải pháp ngănchặn hữu hiệu Nước ta hiện có gần 12% số SV thuộc ĐH ngoài công lập vàdự kiến sẽ tăng lên đến 40% vào năm 2010 Tuy vậy chính sách tài chínhvẫn còn chưa rõ ràng Nếu có chính sách hợp lý, hy vọng sẽ có hàng chụcngàn tỉ đồng hằng năm đầu tư vào loại trường ĐH này.Theo Báo Thanhniên)

Ngày nay biên giới giữa công lập và tư thục đã bị xóa mờ vì đa số ĐH tưthục đều nhận được tài trợ của Nhà nước,quyết định ngang bằng giữa bằngcấp trường công lập và ngoài công lập thì sự cạnh tranh giữa các trườngngày càng lớn.Cùng với việc đời sống con người được cải thiện chấp nhận

Trang 9

chi trả cho giáo dục lớn lên thì công lập không phải là lựa chọn duy nhất chobước tiến vào đời đặt ra cho giáo dục đại học bài toán mới : “làm Marketingcho giáo dục” một đề tài tưởng chừng rất mới nhưng lại không hề xa lạ vớicác nước trên thế giới.Như những trường đại học ở Singapore.Người ta vẫnthường thắc mắc tại sao đảo quốc sư tử,một quốc gia nhỏ bé mà sao giàu cónhư vậy?Với việc thành công trong kinh doanh dich vụ và giáo dục đại họclà một trong số đó thì điều đó thật dễ hiểu.Theo đánh giá hiện nay ở châu Áthì Singapore là nước đang có những chương trình Marketign giáo duc manhnhất, đặc biệt là tại Việt Nam một điều nhìn thấy là rất nhiều sinh viên,họcsinh chọn Sing là điểm tới cho mình.Tại sao vậy?Hãy để phần sau giải thíchcho bạn.Nó không chỉ chó nguyên nhân một chiều do những chính sáchMarketing mà là sự yếu kém của giáo dục nước nhà không đủ tin tưởng khibạn có nhu cầu cho bằng cấp thế giới

Từ những tiền đề nêu trên là diều kiện phát triển marketing trong giáodục.Khi mà giáo dục được coi là hàng hóa và tồn tại một thị trường giáo dụcở Việt Nam có người cung cấp và người sử dụng dịch vụ,có nhu cầu và khảnăng chi trả.và hơn hết có sự cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Trong khuôn khổ bài tập chúng ta nghiên cứu lí thuyết marketing giáo dụctrên góc độ người quản lí trường học.Chúng ta nghiên cứu việc làm củangười cung cấp dịch vụ.

2.Lí thuyết marketing giáo dục.

a Những khái niệm liên quan.

Thị trường giáo dục đại học:bao gồm những sinh viên có nhu cầu vàmong muốn thỏa mãn việc học tập và chấp nhận thanh toán cho mong muốnđó.Đứng trên góc độ marketing chúng ta định nghĩa khách hàng là sinh viênvà coi khách hàng là trung tâm.

Trang 10

Vậy ta có thể hiểu marketing giáo dục là quá trình làm việc với thịtrường để thực hiện việc trao đổi nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn củahai bên

Sản phẩm của giáo dục là chúng ta là những cử nhân với tấm bằng.Họcó được gì sau hàng mấy năm trời đào tạo với những tiêu chí đánh giá nhưthế nào cho phù hợp nhu cầu thị trường đảm bảo sao cho có lợi nhất với sinhviên và cho những doanh nghiệp.Không thể chối bỏ thực tại việc “đem conbỏ chợ”.Trường đại học là bước dừng chân cho một quá trình rènluyện.Nhiều sinh viên ra trường không có việc làm vì các doanh nghiệpkhông thể châp nhận khoản đào tạo lại quá lớn khi nhận sinh viên đã tốtnghiệp đó là đầu vào.Khách hàng khác nữa đó là các doanh nghiệp là yếu tốđầu ra.Tuy nhiên cũng không thể không nhận ra chúng ta đào tạo một conngười không chỉ trong một sớm một chiều mà qua hàng mấy năm.Trong khiđó nhu cầu xã hội lại luôn thay đổi chúng ta không chỉ dung con mắt thiểncận của ngày hôm nay mà tạo nhu câu xã hội cho mai sau.Chính vì thế cầncó sự kết hợp giữa cả hai bên.Các doanh nghiệp cũng nên chung vai cùngnhà nước chia sẻ chi phí cho giáo dục.

Marketing giáo duc hay marketing cho giáo dục

Đây là 2 khái niệm có thể nói là hoàn toàn khác nhau Một cái là làm marketing cho trường học hay các trung tâm đào tạo cònmột cái là một khái niệm trong marketing.

Nếu nói về marketing cho giáo dục thì hiện nay các trung tâm ngoại

ngữ và các trung tâm tư vấn du học có thể nói là làm khá mạnh (chưa bàn vềchất lượng đào tạo thế nào).Về cách thức marketing quảng cáo thì hầu như aicũng như ai Chạy print ad, TVC, tham gia education fair, tổ chức hội

Trang 11

thảo budget lớn thì chạy nhiều chương trình, còn budget khiêm tốn thì chạyít, nói chung cũng phải có quảng cáo để cho là có.

Còn về marketing giáo dục Đây cũng là một phương pháp đểmarketing bằng cách giáo dục khách hàng để xây dựng ý thức qua đó tạo ranhu cầu sản phẩm Ví dụ một hãng sản xuất tã giấy giành cho trẻ em có thểlàm các chương trình về cách chăm sóc và nuôi dậy trẻ em.

Làm marketing cho Trường ĐH là tập trung xây dựng chương trìnhđào tạo đạt chuẩn quốc tế hay trang bị cho SV hành trang về học thuật và kỹnăng để hoà nhập công việc trong tương lai? Hay tập trung tạo dựng mốiquan hệ hợp tác, xây dựng hình ảnh của trường với các doanh nghiệp bênngoài?Chúng ta chú ý tới cả hai

b.Khi doanh nghiệp chê "sản phẩm" của nhà trường

"Cần không có, có không cần".

Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT, mặc dù trong quý 2 năm 2007, chỉ sốnguồn cung ứng nhân lực đã có xu hướng tăng lên nhưng nguồn cung vẫnchưa đuổi kịp cầu: cung tăng 30% trong khi cầu lại tăng tới 142%! Về chấtlượng nguồn nhân lực, theo khảo sát của Ngân hàng Thế giới, khoảng 50%các công ty may mặc, hóa chất VN đánh giá lao động được đào tạo khôngđáp ứng nhu cầu của mình Khoảng 60% lao động trẻ tốt nghiệp từ cáctrường dạy nghề và trường cao đẳng cần được đào tạo lại ngay sau khi đượctuyển dụng Một số doanh nghiệp phần mềm cần đào tạo lại ít nhất 1 nămcho khoảng 80 - 90% sinh viên tốt nghiệp vừa được tuyển dụng

Các doanh nghiệp đã cho rằng nguồn cung nhân lực hiện nay là "cái cầnkhông có, có không cần".Số người có trình độ đại học trở lên của tổng côngty chiếm 13,23% tổng số lao động hiện có, trong đó số có thể đáp ứng yêu

Trang 12

cầu của một cán bộ quản lý và kỹ thuật cho các dự án lớn là rất ít.Hiệnnay,các công ty chủ yếu thiếu đội ngũ lao động trình độ cao, được đào tạochuyên sâu, có trình độ ngoại ngữ và chuyên môn để đảm nhận công việc tạicác dự án đã và đang được triển khai của đơn vị.

Bộ GD-ĐT cho biết từ tháng 4 đến tháng 9.2007, Bộ đã triển khaiđiều tra, khảo sát năng lực đào tạo của các cơ sở tại Hà Nội và các vùng lâncận Kết quả cho thấy: trong tổng số giảng viên khảo sát ở các trường ĐH,CĐ, số giáo viên chỉ dạy thực hành khoảng 5%, giáo viên vừa dạy lý thuyếtvừa dạy thực hành chiếm 71% và có tới 22% giáo viên chỉ dạy lý thuyết (tỷlệ này ở các trường trung học chuyên nghiệp lên tới 45%) Cũng theo thốngkê này, tại các trường, số tài liệu tham khảo cho học sinh, sinh viên rất thiếu,có tới 76,67% các trường ở dưới mức trung bình Theo nhận định của Bộ,đội ngũ giảng viên trong các cơ sở đào tạo còn bộc lộ nhiều yếu kém, tỷ lệgiảng viên có trình độ tiến sĩ quá thấp; kỹ năng thực hành yếu; năng lựctiếng Anh phần lớn còn hạn chế

Trong khi đại diện các doanh nghiệp nhận xét: nội dung các môn họctrong chương trình (lý thuyết cơ sở, lý thuyết chuyên môn) còn quá rộng,cần tinh giản về thời lượng; phương pháp giảng dạy chưa mang tính tư duy,kiến thức trong giáo trình chậm đổi mới so với thực tế.

Bên cạnh đó, theo Vụ Lao động - Việc làm (Bộ Lao động - Thươngbinh - Xã hội), những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển thịtrường lao động Việt Nam là thiếu thông tin và những dự báo, xu hướngphát triển của thị trường lao động; thiếu kế hoạch nguồn nhân lực phục vụcho yêu cầu hoạch định và thực thi chính sách ở tầm vĩ mô cũng như phục

Trang 13

vụ cho yêu cầu, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và địnhhướng nghề nghiệp cho người lao động.

c Những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động marketing giáo dục.

 Môi trường vĩ mô

Là một ngành mang tính đặc thù và cũng nằm trong quốc sách hàngđầu được nhà nước chăm chút khi mà chế độ bao cấp vẫn tồn tại nên giáodục chịu nhiều tác động của môi trường vĩ mô.

Khi cụm từ marketing giáo dục vẫn còn xa lạ không chỉ với ngườingoài ngành mà cũng thật lạ lẫm với những người trong ngành với tâm líbảo thủ của xã hội áp dụng marketing quả thục khó khăn.

Tuy nhiên như những thống kê về lượng học sinh phổ thông trong cảnước môi trường nhân khẩu học quả là một động lực áp dụng vào thục tiễn.

 Môi trường vi mô

Hơn hết tất cả sự trì trệ trong cung cách giáo dục cũng vẫn chưa thoátkhỏi cái bong của sự độc quyền nhà nước lại là những trở ngại lớn laođáng kể nhất với chúng ta.

2.Marketing giáo dục là làm những gì? a.Những vấn đề chung

Cũng như các hàng hóa khác.Làm Marketing giáo dục bao gồmbước phân tích,lập kế hoạch,thực hiện và kiểm tra việc thi hành các biệnpháp nhằm thiết lập ,củng có,duy trì và phát triển những cuộc trao đổi.

Vậy nó có liên quan trực tiếp tới việc:

+Phát hiện và tìm hiểu cặn kẽ nhu cầu và ước muốn của khách hàngbao gồm cả thị trường đầu ra và thị trường đầu vào

+Gợi mở nhu cầu khách hàng.

Trang 14

+Phát hiện và giải thích nguyên nhân của những thy đổi tăng giảmmức cầu.

+Phát hiện cơ hội thách thức từ môi trường Marketing.

+Chủ động đè ra các chiến lược và biện pháp Marketing để tác độnglên mức độ thời gian và tính chất của nhu cầu sao cho có thể đạt mục tiêu đặtra từ trước.

Trên quan điểm Marketing chúng ta coi khách hàng là trọng tâm thayđổi hoàn toàn lối suy nghĩ cũ trước đây.

b.Marketing giáo dục và những vấn dề cụ thể.Hướng khắc phục.

Thường chúng ta không nhắc tới mỗi cụm từ Marketing mà là cảcụm từ Marketing – mix.Với 4 chữ P là những công cụ hữu hiệu cho nhữngnhà làm Marketing.

Về Marketing: sản phẩm là vấn đề quan trọng nhât, các công cụkhác nó chỉ bắt đầu phát huy khi sản phẩm đã tương tự nhau.Làm marketingcho Trường ĐH là tập trung xây dựng chương trình đào tạo đạt chuẩn quốctế hay trang bị cho SV hành trang về học thuật và kỹ năng để hoà nhập côngviệc trong tương lai? Hay tập trung tạo dựng mối quan hệ hợp tác, xây dựnghình ảnh của trường với các doanh nghiệp bên ngoài?Như đã phân tích ởtrên làm Marketing giáo dục không chỉ theo hướng một chiều,không chỉ tạora các cử nhân mà còn tạo công ăn viecj làm cho họ trong tương lai nên viêcđào tạo với chất lượng cao,bằng cấp tốt không chỉ thỏa mãn nhu cầu ngườihọc mà cũng là thỏa mãn nhu cầu cấp thiết của doanh nghiệp.Hai phần nàycó mối quan hệ mật thiết với nhau,là tiền đề cho nhau,cái này là tiêu chuẩnđánh giá thứ kia.Chính vì thế cần làm tốt cả hai mảng.Ngoài ra các trườngnên phát triển dự án tạo thêm giá trị gia tăng cho Sinh viên thông qua việcxây dựng một trung tâm hỗ trợ Sinh viên của trường TT này cung cấp thêm

Trang 15

cho sinh viên những tiện ích như gia tăng cơ hội có việc làm sau khi tốtnghiệp, địa chỉ nhà trọ, nơi học tập, huấn luyện kỹ năng, tổ chức hội thảo,diễn đàn trao đổi học tập, Bên cạnh đó, Nhà trường cũng tiến hành giảiquyết cái gốc là Nâng cao chất lượng giảng dạy, Lý thuyết đi kèm thực tiểnđể giảm bớt tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp phải được doanh nghiệp đào tạo lại (tỉlệ này là 60%, số liệu khảo sát tại 1 trường đại học).Chúng ta cứ mãi loayhoay trong việc cải thiện chất lượng của nền giáo dục đại học (GDĐH) có lẽlà do chúng ta chưa có một bộ công cụ để đánh giá chính xác năng lực củanhững “sản phẩm” do chúng ta đào tạo ra.Điển hình là những báo cáo vànhững phát biểu về chất lượng đào tạo ĐH của chúng ta trong thời gian vừaqua gần như chỉ mang tính chất định tính,và hoàn toàn thiếu những số liệuchứng minh cụ thể hoặc có nhưng những số liệu ấy không mang tính khoahọc nên tính thuyết phục không cao Vậy tại sao chúng ta không xây dựngbộ công cụ đánh giá chất lượng nền GDĐH của chúng ta như cách WEF đã,đang làm để đánh giá năng lực cạnh tranh của các nền kinh tế trên thế giớiNếu chúng ta xây dựng được cách thức đánh giá nền giáo dục đại học củachúng ta như cách làm của WEF trong kinh tế thì chúng ta sẽ thấy rõ đượcđâu là những điểm mạnh và những điểm yếu trong nền GDĐH của mình, đểtừ đó có thể đưa ra những giải pháp khắc phục phù hợp và hiệu quả hơn.Vậy chúng ta sẽ xây dựng các tiêu chí và chỉ báo nào để đánh giá năng lựccủa những người được đào tạo sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ĐH?Đây không phải là việc làm quá khó bởi chúng ta chỉ cần dựa trên nhữngmục tiêu, yêu cầu, năng lực và những phẩm chất mà nền hiaos dục đại họcchúng ta mong đợi đối với những sản phẩm của mình sau khi hoàn thànhchương trình đào tạo Dựa vào những mong đợi đó đối với những người cótrình độ ĐH, chúng tôi xin đề xuất những tiêu chí đánh giá như sau:

Trang 16

1 Trình độ chuyên môn: thể hiện qua việc có nắm vững chuyên môn đượcđào tạo hay không, mức độ vững vàng về chuyên môn có đáp ứng đượcmong đợi của xã hội hay không, chuyên môn có đủ để làm việc ngay hayphải được đào tạo thêm…

2 Kỹ năng, kỹ xảo thực hành: người được đào tạo ở bậc ĐH có khả năngứng dụng chuyên môn vào việc giải quyết những vấn đề được đặt ra trongcuộc sống, trong hoạt động nghề nghiệp hay không, có khả năng làm và tựtạo việc làm hay không, khả năng sử dụng ngoại ngữ, vi tính là như thếnào…

3 Năng lực sáng tạo: trong công việc có thường xuyên đưa ra những sángkiến (thể hiện sự khác lạ và tính độc đáo) trong việc giải quyết các vấn đềtrong cuộc sống hay không, có của nước nhà

khả năng nhìn thấy “cái khác thường” trong cái thường ngày hay không, haychỉ biết bảo sao làm vậy…

4 Năng lực hợp tác: trong công việc thường ngày có biết cách cùng phốihợp với những người khác, với đồng nghiệp hay chỉ khép kín trong ốc đảocủa mình? Có biết lắng nghe và chấp nhận đồng nghiệp cũng như khả năngvà mức độ tham gia giải quyết các vấn đề chung của nhóm/thiết chế…

5 Năng lực truyền thông: người có trình độ ĐH có biết cách sử dụng ngônngữ bằng lời và không bằng lời để diễn đạt những ý kiến của mình chongười khác hiểu và chấp nhận hay không, có khả năng thương lượng và đàmphán hay không…

Trang 17

6 Phẩm chất đạo đức - nhân văn: những sản phẩm của nền GDĐH củachúng ta có sống trung thực hay không, có tinh thần trách nhiệm hay không,có biết xem trọng lợi ích tập thể hay không, có dám đưa ra quyết định vàchịu trách nhiệm về quyết định của mình hay không, có biết “vui với ngườivui, khóc với người khóc” hay không…

7 Khả năng thể lực: tức là có khả năng làm việc với cường độ cao haykhông, có khả năng đứng vững trước những áp lực trong công việc haykhông…

Nếu như WEF đánh giá năng lực cạnh tranh của nền kinh tế bằngcách phỏng vấn một mẫu gồm 100 doanh nghiệp, chúng ta cũng có thể dựavào cách này để đánh giá năng lực các sản phẩm sau khi được đào tạo củachúng ta, tức phỏng vấn những thiết chế sử dụng lao động trình độ đại họcdo chúng ta đào tạo Mỗi tiêu chí trên sẽ được đo bằng nhiều chỉ báo khácnhau.

Việc xây dựng một bộ công cụ để đánh giá năng lực những sản phẩmdo chúng ta đào tạo ra là điều cần phải làm và chắc chắn chúng ta có đủ khảnăng để làm Đây chỉ là một đề xuất nhỏ vào công cuộc cải thiện chất lượngnền GDĐH .Đầu vào mặt bằng chung cũng không hề kém phần quantrọng.Còn nhớ có năm có trường đại học còn hạ điểm đàu vào trường mìnhthấp hơn điểm sàn của bộ giáo dục khiến mặt bằng đầu vào kém trầmtrọng.Đó cũng là điêu nên tránh không nên vì số lượng mà bỏ qua chấtlượng.Không ai không biết đầu vào ảnh hưởng nhiều tới lối tư duy và chấtlượng học và làm sau này.

Trang 18

Ngoài ra những sinh viên họ mong muốn điều gì bởi sinh viên là đốitượng phục vụ chính đem lại nguồn lợi cho chúng ta.Những yếu tố : thưviện,ngoại khóa,vui chơi lành mạnh…là những thứ sinh viên đặc biệt chúý.Đặc biệt với sinh viên xa quê hoạt động đoàn và hội sinh viên rất đượcquan tâm.

Một vấn đề nữa đặt ra ở đây nữa là kiểm soát chất lượng không chỉđối với sinh viên và những doanh nghiệp là khách hàng trực tiếp của chúngta sau này mà còn có nghĩa là thỏa mãn nhu cầu nhân viên chính là nhữngnhà giáo đứng lớp.Không ai có thể chấp nhận đứng lớp không công hay vớiđồng lương ít ỏi mà mong muốn có chất lượng cao đó là điều bất côngnhưng đang là thực tại với chúng ta.Theo Richard Dow:”Bốn chữ N củamarketing dịch vụ:người,người,người,người”.Vậy những người quyết địnhchất lượng đã không còn nhiệt tình thì đâu có thể là động lực nâng cao chấtlượng?Nhiệt huyết?Lòng yêu nghề? có quá viển vông?

Chính thế chính sách giá đối với sản phẩm chất lượng cao là vấn đềkhông thể không bàn.Năm gần đây những khoản tiền đầu tư cho giáo dục đãtăng đáng kể nhưng phần lớn lại để bù cho lương giáo viên với mức lạmphát cao không còn phù hợp đã đến lúc người dân chấp nhận dịch vụ giáodục KHÔNG MIỄN PHÍ !

Nói đến marketing không thể thiếu mảng định vị và truyềnthông.Vốn là khâu đầu tiên và vô cùng quan trọng xác định rõ khách hàngmục tiêu cho chúng ta.Tuy nhiên xét theo thực trạng kinh tế chính trị có nênhay không mọt trường chỉ phục vụ một loại đối tượng phục vụ thì hãy đểtầm vi mô hơn ngoài phạm vi bài tập nghiên cứu chuyên sâu.Nói tới truyềnthông thì đáng buồn hơn nữa khi các trường vẫn duy trì hoạt động theo

Trang 19

phương thức “hữu xạ tự nhiên hương”.Cũng không thể trách khi cầu vượtquá cung trường học chưa đáp ứng đủ nhu cầu học đại học như hiệnnay.Nhưng không thể phủ định những manh mún PR.

Trước khi thí sinh lựa chọn trường, tôi được xem một đoạn TVC - quảng cáohẳn hoi, chứ không phải tin bài PR gì của Đại học Công nghiệp Hà Nội,trứơc đây là Cao đẳng đọ 5 năm trước) xa hơn chút nữa là trung cấp.Truyềnthông là vấn đề rất quan trọng.Đó là khâu định hướng cho các bạn học sinhtừ cấp ba lên đại học về nghề nghiệp tương lai sau nay.Định hướng nghềnghiệp cho các em ngay từ khi còn ngồi trên ghê nhà trường là một yếu tốvô cùng quan trọng, tác động trực tiếp đến sự thành công của thế hệ tươnglai Thực tế cho thấy nhiều người tốt nghiệp Đại học, khi đi làm mới nhận ramình đã sai lầm khi lựa chọn nghề nghiệp Hiếm người đủ dũng khí và điềukiện để làm lại từ đầu Miễn cưỡng bám lấy công việc nên việc họ khôngthành công trong sự nghiệp cung là điều dễ hiểu Tệ hại hơn, có người cònđâm ra chán nản, cảm thấy cuộc sổng không còn ý nghĩa Đó không chỉ làviệc dành riêng hay một giờ nói chuyện của các trường cấp ba nên làm màđó là việc của toàn xã hội mà các trường đại học không nên bỏ qua.Khôngnhưng đem lại những kiến thức sơ khai các bạn học sinh tự tìm trong cuốn“những điều cần biết khi tuyển sinh”.Chọn trường chọn khoa theo cảm tínhhay theo mong muốn của bố mẹ.

Một vấn đề lớn khác cần chú ý đó là việc giảm áp lực trong họchành thi cử và đạo đức nghề nghiệp của người thầy.Chuyện một nữ sinh TP.Hồ Chí Minh tự tử vì áp lực học hành và trường hợp một cô giáo dùng kimtiêm đâm vào mặt học sinh ở Đồng Nai khiến dư luận bất bình.Giảm tảinhững áp lực chương trình học và phát huy tính sáng tạo tránh sức ì.

Trang 20

B.Phần thực tế áp dụng nghiên cứu nhu cầu sinh viên trường ĐHKTQD.

1.Giới thiệu về trường.

Đại học Kinh tế Quốc dân (tiếng Anh: National Economics University, viếttắt là NEU) là trường đại học chuyên đào tạo cán bộ quản lý kinh tế và quảntrị kinh doanh bậc đại học và sau đại học Ngoài ra, còn làm nhiệm vụ tư vấncác chính sách vĩ mô cho nhà nước Việt Nam, chuyển giao và tư vấn côngnghệ quản lý và quản trị.Thành lập : Ngày 25 tháng 11 năm 1956, với têntrường Đại học Kinh tế Kế hoạch.

Tổng số giáo viên, cán bộ công nhân viên: 1.117, trong đó có 26 giáo sư, 69Phó giáo sư, 207 Tiến sỹ, 250 Thạc sỹ; 20 Giảng viên cao cấp, 230 giảngviên chính, 329 giảng viên 2 Nhà giáo Nhân dân, 41 Nhà giáo Ưu tú, 382Đảng viên

Hiện có 19 khoa, 32 chuyên ngành, 2 viện và 8 trung tâm, 13 bộ môn, 9phòng ban chức năng và 4 đơn vị phục vụ khác

Thành tích

 Huân chương Lao Động hạng ba (năm 1972)

 Huân chương Lao Động hạng nhì (năm 1978)

 Huân chương Lao Động hạng nhất (năm 1983)

 Huân chương Độc Lập hạng nhất (năm 1986)

 Huân chương Độc Lập hạng nhất (năm 1991)

 Huân chương Độc Lập hạng nhất (năm 1996)

 Danh hiệu Anh hùng Lao động (năm 2000)

Trang 21

 Huân chương Hồ Chí Minh (năm 2001)

Những điều đó có lẽ thậm chí là sinh viên trong trường cònkhông rõ về ngôi trường mình theo học và tự hào.Có thể nói ĐH KTQDlà một trong số những trường thực hiện mạnh nhât,rõ ràng nhất chínhsách thu hút sinh viên theo kiểu “ hữu xạ tự nhiên hương”.Điều đó khôngđáng phàn nàn gì khi mà mỗi năm tỷ lệ chọi của trường vẫn là số có haichữ số.Và khi mà trường công lập này vẫn là một trong số những trườngđiểm của nhà nước,vẫn là con cưng được nâng đỡ.

2.Áp dụng lí thuyết marketing.

Cũng có thể nói chưa nhất thiết phải làm Marketing tại trườngKTQD tuy nhiên theo xu thế hội nhập với nguồn nhân lưc vốn có tại saokinh tế không là trường đi đầu trong khối giáo dục đại học?

Thực tiễn :

Qua nghiên cứu hỏi sinh viên trường KTQD

Chỉ tiêu Q1 đưa ra 6 lựa chọn nơi tìm kiếm thông tin qua báo,đài,tạpchí,truyền hình;internet;giới thiệu của bạn bè người quen;thư thự giớithiệu của trường;cuốn những điều cần biết tuyển sinh;nguồn khác.Hầuhết sinh viên được hỏi tìm hiểu thông tin về trường qua cuốn những diềucần biết tiếp sau là qua bạn bè người quen giới thiệu,inernet và thư thựgiới thiệu của trường gần như về 0.

với chỉ tiêu Q2 sinh viên vào trường chủ yếu dựa vào tên tuổi và sựchắc chắn cho tương lai cũng gần đồng nghĩa nhau.Dùng tên tuổi để chắcchắn.Thậm tệ hơn nữa hầu như sinh viên không chọn vì giáo dục ngoại

Ngày đăng: 02/11/2012, 16:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w