THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

44 461 0
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2.1. Thuế thu nhập doanh nghiệpkế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong các doanh nghiệp Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử 2.1.1. Hệ thống chính sách tài chính về thuế thu nhập doanh nghiệp qua các giai đoạn lịch sử Với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, Luật thuế lợi tức đã được thay thế bởi Luật thuế TNDN - được quốc hội khoá IX kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10/05/1997 và có hiệu lực thi hành thay cho Luật thuế lợi tức nhằm những mục đích: Thứ nhất, khắc phục nhược điểm cơ bản nhất của thuế lợi tức là không bao trùm hết các khoản thu nhập của doanh nghiệp. Thứ hai, điều chỉnh một cách tổng hợp tất cả các khoản thu nhập đã, đang và sẽ phát sinh của doanh nghiệp. Thứ ba, hình thành một cách thống nhất và có hệ thống các chính sách ưu đãi của Nhà nước thông qua thuế TNDN. Với những mục đích trên, Luật thuế TNDN năm 1997 đã có những tiến bộ đáng ghi nhận, cụ thể là: Bao quát được các khoản thu nhập phát sinh trong doanh nghiệp phù hợp với kinh tế thị trường. Thống nhất một mức thuế suất, đảm bảo sự công bằng trong chính sách thuế. Hình thành một cơ chế nhất quán trong việc ưu đãi qua thuế TNDN phục vụ công cuộc đổi mới trong nền kinh tế quốc dân. Đảm bảo sự đồng bộ với việc áp dụng thuế GTGT và thuế tiêu thụ đặc biệt. Luật thuế TNDN năm 1997 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999 đã góp phần đáng kể vào việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và tăng thu cho ngân sách Nhà nước. Luật thuế TNDN năm 1997 có Nghị định số 30/1998/NĐ-CP ngày 13/05/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế TNDN; Thông tư số 99/1998/TT-BTC ngày 14/07/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 30/1998/NĐ-CP ngày 13/05/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp; Nghị định số 26/2001/NĐ-CP ngày 04/06/2001 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 30/1998/NĐ-CP ngày 13/05/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế TNDN; Thông tư số 18/2002/TT-BTC ngày 20/02/2002 hướng dẫn thi hành Nghị định số 26/2001/NĐ- CP ngày 4/6/2001 của Chính phủ và Nghị định số 30/1998/NĐ-CP ngày 13/5/1998 của chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp; Ngày 17/06/2003, tại kỳ họp thứ 3, quốc hội khoá XI đã thông qua Luật thuế TNDN (sửa đổi) với những bổ sung, sửa đổi căn bản để thay thế Luật thuế TNDN năm 1997. Việc ban hành Luật thuế TNDN 2003 xuất phát từ những lý do sau: Thứ nhất, giảm nhẹ điều tiết qua thuế trực thu bằng cách hạ thuế suất thuế TNDN để kích thích đầu tư, sản xuất, kinh doanh nhằm nuôi dưỡng nguồn thu, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế phục vụ mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thứ hai, từng bước thu hẹp để tiến đến xoá bỏ sự phân biệt trong chính sách thuế TNDN giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Thứ ba, tạo ra sự thống nhất, đồng bộ giữa Luật thuế TNDN với Luật khuyến khích đầu tư trong nước. Thứ tư, cải cách thủ tục hành chính trong thủ tục khai, nộp thuế, tăng cường trách nhiệm của đối tượng nộp thuế. Luật thuế TNDN năm 2003 vẫn có 8 chương như Luật thuế TNDN năm 1997, song chỉ có 32 điều khoản, tức là giảm đi 02 điều khoản. Hai điều khoản không có trong Luật thuế TNDN năm 2003 là điều 17 (cũ) ”Miễn thuế, giảm thuế cho cơ sở kinh doanh mới thành lập” và điều 19 (cũ) “Hoàn thuế cho số thu nhập tái đầu tư đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh”. Điều 17 của Luật thuế TNDN năm 2003 “Miễn thuế, giảm thuế cho dự án đầu tư thành lập cơ sở kinh doanh, hợp tác xã, cơ sở kinh doanh di chuyển địa điểm” đã thay thế toàn bộ điều 17 cũ; chuyển nội dung của điều 20 cũ ”Miễn thuế cho cơ sở kinh doanh di chuyển đến miền núi, hải đảo và những vùng có khó khăn khác” vào điều 19 của Luật thuế TNDN năm 2003 “Miễn thuế, giảm thuế cho các trường hợp khác”. Sự khác nhau chủ yếu thể hiện ở nội dung những điều khoản được sửa đổi, bổ sung. Luật thuế TNDN năm 2003 có Nghị định số 164/2003/NĐ-CP và Nghị định số 152/2004/NĐ-CP, Thông tư 128/2003/TT-BTC, Thông tư 88/2004/TT-BTC, Thông tư 128/2004/TT-BTC. Nhưng hiện nay, để phù hợp với quy định của Luật Đầu tư, Luật DN và nhằm đáp ứng yêu cầu gia nhập WTO, Chính phủ đã ban hành Nghị định 24/2007/NĐ- CP ngày 14/2/2007 quy định chi tiết thi hành Luật Thuế thu nhập DN. Theo đó, một số ưu đãi thuế không phù hợp với quy định của WTO sẽ bị bãi bỏ. Theo quy định của WTO, các quy định về ưu đãi thuế thuộc diện trợ cấp bị cấm cần phải xoá bỏ tại thời điểm gia nhập, gồm: ưu đãi thuế cho XK và ưu đãi thuế thay thế hàng NK. Các ưu đãi này hiện đang được quy định tại Nghị định số 164/2003/NĐ-CP và Nghị định số 152/2004/NĐ-CP và cần sửa đổi để đáp ứng yêu cầu của việc gia nhập WTO. Đặc biệt, Nghị định 24/2007/NĐ-CP ngày 14/2/2007 cũng bãi bỏ một số ưu đãi thuế thu nhập DN sau khi cổ phần hóa. Để khuyến khích các DNNN đẩy mạnh cổ phần hoá, Chính phủ đã ban hành Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về chuyển Công ty nhà nước thành Công ty cổ phần. Theo đó, các DN cổ phần hóa được miễn thuế thu nhập DN trong 2 năm đầu và được giảm thuế 50% trong 2 năm tiếp theo. Trường hợp DN cổ phần hoá thực hiện niêm yết trên thị trường chứng khoán thì ngoài các ưu đãi trên còn được hưởng thêm các ưu đãi theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Thời gian qua, chính sách ưu đãi thuế thu nhập DN đã góp phần tích cực thúc đẩy quá trình cổ phần hoá, giao, bán, khoán kinh doanh công ty nhà nước, đặc biệt là các DN kinh doanh kém hiệu quả. Hiện nay, số lượng DNNN cổ phần hoá đã tương đối nhiều, tiến trình cổ phần hoá và giao, bán, khoán kinh doanh cơ bản đã được thực hiện tốt nên việc khuyến khích bằng ưu đãi thuế không còn cần thiết. Để đổi mới cơ chế CPH, Bộ Tài chính nhận định, trong giai đoạn tới, các DNNN thực hiện CPH hầu hết có quy mô lớn, hoạt động kinh doanh hiệu quả, thị phần và thương hiệu đã được xác lập trên thị trường và đều phải tiến hành CPH theo đúng kế hoạch sắp xếp tổng thể đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Vì vậy, nếu tiếp tục duy trì các chính sách ưu đãi thuế sẽ không đảm bảo công bằng với DN mới thành lập và ảnh hưởng lớn đến số thu ngân sách. Riêng đối với các DN dệt may, chỉ những ưu đãi liên quan đến XK là cần xoá bỏ ngay tại thời điểm gia nhập WTO, còn các ưu đãi khác là nhằm khuyến khích phát triển kinh tế vùng và nhằm giảm thất nghiệp, xét về bản chất không phải nhằm khuyến khích XK nên các DN này vẫn được hưởng ưu đãi thuế như các DN thuộc tất cả các ngành nghề khác. 2.1.2. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp qua các giai đoạn lịch sử Kế toán thuế TNDN là quá trình thu nhận, đo lường, phản ánh của NNT phục vụ cho công tác tính thuế và kiểm tra thuế. Để làm rõ lịch sử về kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp có thể phân chia thành hai giai đoạn: 2.1.2.1. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trước khi có chuẩn mực kế toán số 17 ”Thuế thu nhập doanh nghiệp” Trước khi có chuẩn mực kế toán số 17 “Thuế thu nhập doanh nghiệp” kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp hạch toán theo Thông tư số 100/1998/TT-BTC ngày 15/7/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán thuế GTGT và kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Các chứng từ được sử dụng là các chứng từ kế toán liên quan đến việc xác định thu nhập chịu thuế, là các chứng từ kế toán làm cơ sở để xác định các khoản thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh, thu nhập từ hoạt động tài chính, thu nhập khác, các khoản chi phí hợp lý hợp lệ tương ứng với các hoạt động tạo các khoản thu nhập trên. Đối với các khoản thu nhập chứng từ có thể là hoá đơn giá trị gia tăng (hoá đơn bán hàng) hoặc là biên bản giao nhận hàng hoá xác nhận đã chuyển quyền sở hữu, còn đối với các khoản chi phí thì chứng từ gốc là các hoá đơn giá trị giá tăng (hoá đơn mua hàng) và các bảng định mức được các doanh nghiệp tự quy định, đăng ký từ đầu năm với các cơ quan chức năng và các chứng từ liên quan khác. Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu số 02A/TNDN và Tờ khai điều chỉnh thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu số 02B/TNDN làm căn cứ để tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hàng quý. Để hạch toán kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp, kế toán sử dụng các tài khoản sau: Tài khoản doanh thu, tài khoản thu nhập, tài khoản chi phí, tài khoản thuế, tài khoản xác định kết quả kinh doanh. Hệ thống sổ kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm các sổ kế toán chi tiết và các sổ kế toán tổng hợp các tài khoản liên quan. Báo cáo kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm tờ khai tự quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm, biên bản quyết toán thuế với cơ quan thuế, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, bảng cân đối kế toán, thuyết minh báo cáo tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp được hạch toán theo trình tự sau: 111, 112 3334 4212 (2) Tổng số tiền đã nộp thuế (1)Thuế TNDN phải nộp TNDN trong năm cả năm 4211 (3) Quyết toán thuế duyệt y, khấu trừ thuế TNDN đã nộp thừa (4) Số thuế TNDN được miễn giảm Sơ đồ 1.4: Trình tự hạch toán thuế TNDN trước khi có chuẩn mực kế toán Việt Nam số 17 “Thuế thu nhập doanh nghiệp” 2.1.2.2. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp sau khi có chuẩn mực kế toán số 17 ”Thuế thu nhập doanh nghiệp” Khi có chuẩn mực kế toán số 17 ”Thuế thu nhập doanh nghiệp”, kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp hạch toán theo chuẩn mực kế toán số 17 ”Thuế thu nhập doanh nghiệp” ban hành tháng 2/2005 của Bộ Tài chính và thông tư hướng dẫn VAS 17, sau đó hạch toán theo các Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam, Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ. Để hạch toán kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo chuẩn mực kế toán số 17 ”Thuế thu nhập doanh nghiệp” và các Quyết định số 15/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam, Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ. Kế toán sử dụng các tài khoản thu nhập, tài khoản chi phí, tài khoản thuế, tài khoản thanh toán thuế như trên, ngoài ra còn sửa đổi, bổ sung các tài khoản sau: Sửa đổi bổ sung tài khoản 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp: Bổ sung tài khoản 821 - Chi phí thuế TNDN Bổ sung tài khoản 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại Bổ sung tài khoản 347 - Thuế TNDN hoãn lại phải trả Hệ thống sổ kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm các sổ kế toán chi tiết và các sổ kế toán tổng hợp của các tài khoản thu nhập, chi phí, thuế. Ngoài ra hệ thống sổ kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp sau khi VAS 17 ra đời còn bao gồm các sổ chi tiết và sổ kế toán tổng hợp như sau: các sổ kế toán chi tiết và các sổ kế toán tổng hợp của các tài khoản: Tài khoản 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp (đã sửa đổi bổ sung), Tài khoản 821 - Chi phí thuế TNDN; Tài khoản 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại; Tài khoản 347 - Thuế TNDN hoãn lại phải trả. Báo cáo kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm Tờ khai tự quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm, Biên bản quyết toán thuế với cơ quan thuế (nếu có), Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, bảng cân đối kế toán, thuyết minh báo cáo tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo mẫu ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính. 2.2. Thực trạng kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong các doanh nghiệp Việt Nam Qua khảo sát thực trạng kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp của một số doanh nghiệp lớn và các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong các ngành sản xuất, xây dựng, thương mại trên địa bàn tỉnh Nghệ An như: Tổng công ty xây dựng công trình giao thông IV, Công ty cổ phần xây dựng số 6, Xí nghiệp gạch ngói Nam Giang, Công ty cổ phần hoá chất Vinh, Công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 479, Công ty cổ phần thương mại Nghệ An, Công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 10, Công ty xăng dầu Nghệ Tĩnh, cửa hàng Huệ Dũng (chuyên buôn bán đồ điện) . Các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ chế độ kế toán và hoá đơn, chứng từ hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, sản xuất, thương mại thì tính thuế TNDN theo Luật thuế TNDN và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn, còn đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh như Cửa hàng Huệ Dũng không thực hiện đầy đủ chế độ kế toán và hoá đơn thì tính và nộp thuế theo mức thuế khoán ổn định (tỷ lệ tính thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định phù hợp với đặc điểm của từng ngành hàng tại từng địa phương đó). Với mục đích trình bày thực trạng kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong các DN Việt Nam, trong phạm vi đề tài tác giả xin lấy số liệu của một doanh nghiệp lớn (đại diện là Công ty xăng dầu Nghệ Tĩnh) thực hiện kế toán thuế TNDN theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp, áp dụng VAS 17 đầy đủ các nội dung; một doanh nghiệp vừa và nhỏ (đại diện là Công ty cổ phần xây dựng số 6) thực hiện kế toán thuế TNDN theo Quyết định số 48/2006/QĐ- BTC ngày 14/9/2006 của Bộ Tài chính ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ, áp dụng VAS 17 không đầy đủ các nội dung, chỉ thực hiện nội dung “Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành”, không thực hiện nội dung “Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại”. Khái quát chung về Công ty xăng dầu Nghệ Tĩnh Công ty xăng dầu Nghệ Tĩnh là doanh nghiệp thành viên trực thuộc Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam. Văn phòng Công ty đóng tại số 02-Nguyễn Sỹ Sách- Thành phố Vinh-Nghệ An, là một vị trí chiến lược quan trọng thuận lợi giao thông thuỷ, bộ, đường sắt. Công ty xăng dầu Nghệ Tĩnh được thành lập ngày 29 tháng 12 năm 1956, theo quyết định số 446/ BTN-TC của Bộ Thương nghiệp với tên gọi Công ty dầu mỡ Vinh, có nhiệm vụ tiếp nhận vận chuyển và cung ứng xăng dầu cho hoạt động kinh tế quốc phòng, an ninh khu vực Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Hiện nay Công ty đã trở thành một Doanh nghiệp lớn ở khu vực miền Trung. Thị phần của Công ty trong khu vực Nghệ an, Hà tĩnh chiếm 76% trong mạng lưới bán lẻ xăng dầu được mở rộng khắp hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh . Công ty xăng dầu Nghệ Tĩnh là doanh nghiệp thương mại, kinh doanh chủ yếu các mặt hàng: - Xăng dầu sáng, bao gồm: Xăng Mogas 95, Xăng Mogas 92, Diesel, Dầu hoả, Mazút. - Dầu mỡ nhờn, bao gồm : Dầu nhờn rời (Phi); Dầu nhờn hộp, các loại mỡ. - Gas, phụ kiện gas: Bếp gas, Gas lỏng và các phụ kiện gas. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty gồm ban giám đốc và các phòng ban chuyên môn được lập ra để giúp Giám đốc, có nhiệm vụ tham mưu trong lĩnh vực chuyên môn của mình đảm bảo cho hoạt động SXKD đạt hiệu quả cao và thực hiện đúng chế độ chính sách quy định đối với Nhà nước và người lao động cụ thể như sau: Phòng Kinh doanh xăng dầu, Phòng Kinh doanh tổng hợp; Phòng Kế toán - Tài chính; Phòng Quản lý kỹ thuật; Phòng Tổ chức lao động - Tiền lương; Phòng Hành chính quản trị. Tổ chức công tác kế toán của công ty Công ty xăng dầu Nghệ Tĩnh là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam thuộc Bộ Thương mại. Công ty có tổ chức công tác kế toán theo hình thức vừa tập trung vừa phân tán, việc tổ chức công tác kế toán tại Công ty xăng dầu Nghệ tĩnh dựa trên sự phân cấp quản lý đối với các đơn vị phụ thuộc. Công ty xăng dầu Nghệ Tĩnh là một đơn vị hạch toán kế toán độc lập, vì thế bộ máy kế toán của Công ty tương đối hoàn thiện, phù hợp với tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh của Công ty. Tổ chức bộ máy kế toán được mô tả: KẾ TOÁN TRƯỞNG PHÓ PHÒNG KẾ TOÁN (KẾ TOÁN TỔNG HỢP) PHÓ PHÒNG KẾ TOÁN XDCB, TSCĐ KTOÁN KHO HÀNG, CÔNG NỢ NỘI B NGÀNHỘ KTOÁN TIÊU THỤ CÔNG NỢ KHÁCH HÀNG KẾ TOÁN CÔNG CỤ DỤNG CỤ VTƯ N. BỘ KẾ TOÁN CHI PHÍ SX KD KẾ TOÁN THANH TOÁN T.MẶT THỦ QUỸ KẾ TOÁN CÁC CỬA HÀNG XĂNG DẦU KTOÁN THANH TOÁN TIỀN GỬI NGÂN HÀNG Sơ đồ 1.5: Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty xăng dầu Nghệ Tĩnh * Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm chung trước Giám đốc Công ty, Tổng Công ty, Nhà nước về việc thực hiện chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của phòng theo quy định. Chỉ đạo hướng dẫn các thành viên của phòng Kế toán Công ty, kế toán các đơn vị trực thuộc Công ty thực hiện đúng Chế độ kế toán, Chính sách thuế, thống các công văn hướng dẫn của Tổng Công ty. * Phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ tính toán và phân phối kết quả sản xuất kinh doanh, thanh toán với Ngân sách Nhà nước. Phân tích các hoạt động kinh tế, xây dựng kế hoạch tài chính tổng hợp và kế hoạch nộp Ngân sách Nhà nước của toàn Công ty. * Phó phòng kế toán kiêm kế toán đầu tư xây dựng cơ bản: có nhiệm vụ lập kế hoạch cân đối vốn đầu tư, sử dụng vốn đầu tư, kế toán nguồn vốn, tài sản cố định. Theo dõi tình hình sử dụng đất đai, khai, quyết toán tiền thuê đất và tính toán phân bổ hợp lý tiền thuê đất vào chi phí kinh doanh. Khái quát chung về Công ty cổ phần xây dựng số 6 Công ty cổ phần xây dựng số 6 là một công ty xây lắp có gần 50 năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển. Uy tín của Công ty đã được khẳng định vững [...]... sản xuất kinh doanh Được thể hiện tại bảng 2.34: Trích thuyết minh báo cáo tài chính Được thể hiện tại bảng 2.35: Trích báo cáo lưu chuyển tiền tệ 2.3 Đánh giá thực trạng kế toán thu thu nhập doanh nghiệp trong các doanh nghiệp Việt Nam 2.3.1 Những thành quả đạt được trong lĩnh vực tài chính và kế toán đối với thu thu nhập doanh nghiệp Qua khảo sát thực tế kế toán thu thu nhập doanh nghiệp cho thấy... khích doanh nghiệp phát triển, ăn nên làm ra, tập trung được vốn để vượt qua giai đoạn gian nan ban đầu Hai là, thành quả từ việc các doanh nghiệp thực hiện chính sách, chế độ về kế toán thu thu nhập doanh nghiệp: Thời gian này Luật thu thu nhập doanh nghiệp, Luật kế toán, chế độ kế toán đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, các doanh nghiệp đã hiểu Chính sách thu , Luật kế toán, ... phát sinh trong kỳ như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí sản xuất chung, CP sử dụng máy thi công, CP hoạt động tài chính, CP quản lý DN 2.2.2 Trình tự kế toán thu thu nhập doanh nghiệp Như trên đã trình bày thu TNDN trong các DN Việt Nam (gồm DN lớn và DNNVV) được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thu (tổng lợi nhuận kế toán trước thu ) và thu suất thu TNDN Trong đó, thu nhập chịu thu được... định bằng doanh thu trừ chi phí hợp lý, hợp lệ cộng thu nhập khác Do vậy, để có thể hiểu được kế toán thu TNDN tại các DN hạch toán theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC và Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC, trước hết cần phải tìm hiểu kế toán doanh thu, chi phí, thu nhập khác có ảnh hưởng như thế nào đến thu TNDN 2.2.2.1 Kế toán tổng hợp doanh thuthu nhập khác Doanh thuthu nhập khác trong các DN bao... ty xăng dầu NT 2.2.2.3 Kế toán thu nhập chịu thu (lợi nhuận trước thu ) Thu nhập chịu thu (hay còn gọi là tổng lợi nhuận trước thu ) là thu nhập được hình thành từ việc lấy tổng doanh thu trong kỳ trừ đi tổng chi phí hợp lý, hợp lệ đã xác định được trong kỳ và được phản ánh trên TK 4212 (lợi nhuận trước thu ) Vào cuối niên độ kế toán, việc xác định thu nhập chịu thu để tính thu TNDN căn cứ vào số... đầu Tại các DN hạch toán kế toán thu TNDN theo Quyết định số 15/2006/QĐBTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Quyết định số 48/2006/QĐBTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, thu TNDN được hạch toán theo năm Thu TNDN được xác định như sau: Thu TNDN phải nộp Tổng lợi nhuận kế toán trước thu (I) = x thu suất thu TNDN (II) Trong đó: (I) Tổng lợi nhuận kế toán trước thu LN thu n từ... phận: Doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ; doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác • Kế toán doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ Đối với mỗi DN hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, hạch toán theo các chế độ kế toán khác nhau thì kế toán doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ cũng khác nhau  Tại Công ty xăng dầu Nghệ Tĩnh Doanh thu bán hàng của công ty bao gồm: Doanh thu bán hàng trực tiếp; Doanh thu bán... toán, chế độ kế toán và tôn trọng pháp luật thu , kế toán Trình độ chung toàn xã hội ngày càng được nâng lên nên trình độ kế toán của từng doanh nghiệp cũng nâng lên rõ rệt Các doanh nghiệp ngày càng coi trọng công tác kế toán hơn, ngày càng xác định được đúng vai trò thực sự của kế toán thu thu nhập doanh nghiệp Hội nhập kinh tế khu vực và thế giới làm môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh sôi động... VAS 17 phần thu thu nhập hoãn lại”, theo chế độ kế toán DN chung (Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC) thì Công ty xăng dầu Nghệ Tĩnh áp dụng toàn bộ VAS 17 Qua khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp thu TNDN được phản ánh trên TK 3334 - Thu TNDN Như trong phần hạch toán đã trình bày khi bắt đầu một niên độ kế toán mới kế toán tự khai, tự lập tờ khai thu TNDN thông qua việc lập tờ khai thu TNDN (Bảng... các hoá đơn GTGT bán lẻ nhập để hạch toán, lập sổ Kế toán doanh thu nội bộ Doanh thu nội bộ thể hiện giá trị hàng hoá mà công ty xuất bán cho các đơn vị trực thu c Tổng Công ty xăng dầu, là căn cứ để xác định thu GTGT đầu ra cho Công ty và thu GTGT đầu vào ở các đơn vị đó Căn cứ vào các chứng từ, hoá đơn trên để kế toán lập sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp (Sổ cái các tài khoản) sau: Ví . THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THU THU NHẬP DOANH NGHIỆP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2.1. Thu thu nhập doanh nghiệp và kế toán thu thu nhập doanh nghiệp trong. 2.2. Thực trạng kế toán thu thu nhập doanh nghiệp trong các doanh nghiệp Việt Nam Qua khảo sát thực trạng kế toán thu thu nhập doanh nghiệp của một số doanh

Ngày đăng: 31/10/2013, 03:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan